Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Tài liệu Văn hóa Trung Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 86 trang )

MỤCLỤC
Mục lục………………………………………………………………………….….Trang 1
Phần mở đầu……………………………………………………………………….Trang 2
Phần nội dung……………………………………………………………………...Trang 2

Chương I. Lịch sử hình thành và phát triển nền văn minh Trung
Hoa………………………………………………………………………………..Trang 2
Sự hình thành và phát triển nền văn minh Trung Hoa……………………………..Trang 3
Giới thiệu về địa lí và dân cư Trung Hoa…………………………………………..Trang 3
Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Hoa...………………………………….Trang 6

Chương II. Lịch sử phát triển văn minh cũng như những thành tựu đạt
được của nhân dân Trung Hoa………………………………………..…….Trang 14
Chữ viết………………………………………………………………………..….Trang 14
Văn học……………………………………………………………………………Trang 20
Tư tưởng triết học……………………………………………………………...….Trang 25
Một số trường phái tiêu biểu……………………………………………………...Trang 37
Thành tựu khoa học tự nhiên……………...……………………………………...Trang 59
Thành tựu khoa học xã hội……………………………………………………….Trang 66
Kết luận………………………………………………………………………..…Trang 81
Tư liệu tham khảo……………………………………………………………,,…Trang 82


MỞ ĐẦU
Như đã biết,với nhưng ưu thế vốn có của mình, Trung Quốc đã có một nền văn minh vô
cùng rực rỡ về nhiều mặt, trong đó nổi bật như chữ viết, văn học, sử học, khoa học – tự
nhiên… Đặc biệt Trung Quốc rất coi trọng việc giáo dục thể hiện trong việc mở các
trường học và tổ chức các khoa cử trong các triều đại trước.
Với một đất nước có bề dày về mặt lịch sử, bề rộng về mặt địa lí, ngay từ thời cổ đại,
Trung Quốc đã có những phát minh lớn có tiếng vang và ảnh hưởng đến toàn thế
giới,trong đó tiêu biểu nhất là giấy,la bàn,thuốc nổ…Việc phát minh ra giấy là cuộc cách


mạng quan trọng trong truyền bá chữ viết, trao đổi tư tưởng và phổ biến kiến thức.
Những phát minh đó cho thấy con người Trung Quốc rất năng động, sáng tạo. Hơn nữa,
suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng đến
các dân tộc Châu Á, mà còn có những đóng góp lớn cho tiến trình phát triển của văn
minh loài người. Những phát minh lớn của Trung Quốc trong lịch sử khoa học – kĩ thuật
của thế giới. Những phát minh lớn đó đã làm thay đổi bộ mặt thế giới, loại thứ nhất trên
bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng
hải…
Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, thì Trung Quốc đã phấn đấu lên thành một nước có chỉ
số phát triển đầu người cao nhất thế giới. Chính trị từ khủng hoảng đến ổn định.
Những đóng góp của văn minh Trung Quốc cho nhân loại là rất lớn, chúng ta không thể
phủ nhận nó. Thực tế đã cho thấy điều đó.
Ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc là rất lớn, trong đó không thể ngoại trừ Việt
Nam. Việt Nam cần học tập con người Trung Quốc về sự nhạy bén với thời cuộc, sáng
tạo hơn nữa trong các lĩnh vực.
Với những thành tựu đó, người Trung Quốc hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu trên trường
quốc tế, người Trung Quốc có thể tự hào về con người và đất nước mình. Trung Quốc
xứng đáng để cả thế giới ngưỡng mộ và học tập.

CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN
VĂN MINH TRUNG HOA


1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
1.1. Giới thiệu địa lí và dân cư văn minh Trung Hoa
• Giới thiệu chung về đất nước Trung Quốc

Tên nước: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (The People’s Republic of China)
Thủ đô: Bắc Kinh
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam của

đại lục Á – Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương; có biên giới
chung với Nga, Mông Cổ (phía bắc), với Kazakstan, Kirghistan, Taghikistan (phía tây),
với Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan (phía tây nam), với Myanma, Lào,
Việt Nam (phía nam), với Triều Tiên (phía đông).
Diện tích: 9,6 triệu km2
Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á Toạ độ địa lý: + Từ Nam – Bắc: 200 B – 530 B,
dài 3650 Km+ Từ Tây – Đông: 730 Đ – 1350 Đ, dài 5700 Km Tiếp giáp 14 quốc gia với
đường biên giới dài 21500 Km. Phía đông tiếp giáp với biển Hoàng Hải, Hoa Đông,
Biển Đông của Thái Bình Dương, với đường bờ biển dài 9000 Km

Bản đồ diện tích cộng hòa nhân dân Trung Hoa
/>Thuận lợi: Phía Đông bờ biển dài 9000 km, mở rộng ra TBD nên thuận lợi cho việc giao
lưu quốc tế và phát triển các ngành kinh tế biển. Gần các quốc gia, khu vực kinh tế phát
triển năng động như Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực ASEAN... Là điều kiện để hợp tác,
giao lưu kinh tế.


Khó khăn: Phần lớn đường biên giới là núi cao nên việc đi lại, giao lưu với các nước láng
giềng gặp nhiều khó khăn; khó khăn trong việc đảm bảo an ninh cho đất nước
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ
trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,70C, tháng 7 là 260C. Ba khu vực được coi là nóng
nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh. phức tạp , đa dạng, đa số nằm trong khu vực
bắc ôn đới, thuộc khí hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông
lạnh giá, mùa hè nóng nực. Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch
lớn nên khí hậu cũng đa dạng theo. Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt
đới, trung ôn đới, hàn ôn đới,, Còn khí hậu vùng cao nguyện Tây Tạng là vùng khí hậu
theo đường thẳng đứng. Đặc diểm khí hậu Trung Quốc là về mùa đông đa số các vùng
lạnh giá, khí hậu miền Nam Bắc chênh lệch rõ rệt. Về mùa hè do ánh mặt trời chiếu thẳng
xuống bắc bán cầu nên miền Bắc ngày dài hơn, về mùa đông mặt trời chiếu tới 2 miền
Nam Bắc nên ngày gần như nhau. Trừ vùng cao nguyên Tây Tạng có địa hình quá cao ra,

cả nước đều nóng ấm, khí hậu chênh lệch không nhiều.
Đa số các vùng do ảnh huởng dòng khí vùng biển ẩm, thổi vào lục địa nên mưa nhiều,
nhưng lượng mưa giữa các vùng và các mùa không đều nhau. Miền Đông mưa nhiều,
miền Tây ít. Từ Đông Nam tới Tây Bắc lượng mưa giảm dần đồng thời mưa nhiều vào
mùa hạ. Miền Nam mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10. Miền Bắc múa mưa ngắn,
tập trung vào tháng 7, tháng 8.

Địa hình Trung Quốc được chụp bằng vệ tinh Nasa
/>

Dân số: hơn 1,34 tỷ người (tính đến 4/2011).
Dân Tộc: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc với 56 dân tộc được chính thức công, trong
đó dân tộc Hán là chủ yếu (chiếm 93% dân số), ngoài ra còn có 55 dân tộc ít người
(chiếm 7% dân số cả nước và phân bổ trên 50-60% diện tích toàn quốc).
Hành chính: 31 tỉnh, thành phố gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung
ương. 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã. Thủ đô: Bắc Kinh.
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
Ngôn ngữ: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.

Văn Hóa Trung Quốc
Văn hoá Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật – tôn giáo chính
thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai
điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hoá ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn
kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
Kinh Tế Trung Quốc
Đây là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
danh nghĩa. GDP Trung Quốc năm 2008 là 4,42 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu
người danh nghĩa năm 2007 là 2.660 USD (5.300 USD nếu tính theo sức mua tương
đương (PPP), vẫn còn thấp so với rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới (thứ 104 trên
183 quốc gia năm 2007). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người Cộng hòa

Nhân dân Trung Hoa tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức
cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế
quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở
trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại…), công nghiệp nặng, và nguồn
năng lượng.
Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện
nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung
là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về văn hoá phương Đông. Trung Quốc: nơi bạn có
thể du học bằng tiếng Trung với chất lượng giáo dục cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng
và phù hợp với nhiều trình độ, thủ tục du học rất đơn giản, chi phí thấp.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc
Trung Quốc từ lâu đã được biết đến là một trong những nước có nền văn hoá đồ sộ và lâu
đời nhất thế giới. Giờ đây, Trung Quốc lại được nhiều người biết đến như một nền kinh tế


và kỹ thuật trên đà phát triển mạnh mẽ và một nền giáo dục và đào tạo chất lượng cao và
thực sự thiết thực với tình hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Do đó, ngày
càng nhiều học sinh – sinh viên Việt Nam đến du học tại Trung Quốc.
Hệ thống giáo dục của Trung Quốc bao gồm 3 cấp bậc: bậc tiểu học, bậc trung học và bậc
cao (Cao đẳng, đại học và sau đại học).
+ Bậc tiểu học kéo dài 6 năm và là chế độ giáo dục bắt buộc được nhà nước bảo trợ.
+ Bậc trung học gồm trung học phổ thông và trung học dạy nghề. Trung học phổ thông
kéo dài 6 năm gồm giai đoạn sơ trung và cao trung. Trung học dạy nghề kéo dài 3 năm
do 3 loại trường đảm nhiệm là: Trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy
nghề.
+ Giáo dục bậc cao thường là 4 năm bao gồm nhiều nghành nghề khác nhau do các
trường của nhà nước và trường tư thục thực hiện.
Nền giáo dục của Trung quốc hiện đang thay đổi theo xu hướng của các nước phát triển.
Các trường đại học của nhà nước cũng phải tự hạch toán và không còn được nhà nước

bao cấp hoàn toàn. Chất lượng giáo dục và phương pháp cũng được thay đổi theo kịp sự
phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay tiếp nhận rất nhiều sinh viên
quốc tế đến học tiếng và học các môn khoa học, kinh tế xã hội khác. Tại phần lớn các
trường đại học, điều kiện học và ăn ở của sinh viên đạt tiêu chuẩn như ở các nước phát
triển.
1.2 Điều kiện hình thành nền văn minh Trung Hoa

Xuất hiện tại lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN, nền văn minh
Trung Quốc là một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại.Trung Quốc là một
nước do một dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên
tục lâu dài trong lịch sử. Trên cơ sở kế thừa những di sản văn húa cổ đại, trên cơ sở những
điều kiện kinh tế xã hội mới và sự giao lưu văn húa với bên ngoài, nhân dân Trung
Quốc đã sáng tạo ra những thành tựu văn húa vô cùng rực rỡ so với thế giới đương thời,
trong đó nổi bật nhất là các mặt tư tưởng, văn học, sử học, nghệ thuật và một số lĩnh vực
khoa học – kĩ thuật.Suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh Trung Quốc không chỉ
có ảnh hưởng sâu đậm đến các dân tộc châu Á mà còn có những đóng góp lớn vào tiến
trình phát triển của văn minh loài người.


Để hiểu được cơ sở nào đưa đến những thành tựu của nền văn minh Trung Quốc cũng
như những thành tựu rực rỡ của nền văn minh này, chúng ta cần phải hiểu khái niệm văn
minh là gì?

Văn minh là danh từ gốc Hán. Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh thì Văn có nghĩa
là dáng dấp bề ngoài và thường được hiểu là đẹp đẽ, tốt lành trái với nghĩa mộc mạc thô
kệch; minh là sáng sủa, trong sáng, rõ ràng. Văn minh là cái tia đạo đức phát hiện ra ở
trong chính trị, pháp luật, học thuật, điển chương…Cũng với cách giải thích tương tự,
Hán Việt tự điển của Thiều Chửu viết rằng: văn minh là cái dấu vết do đạo đức, lễ nhạc,
giáo húa mà có vẻ đẹp rõ rệt, trái với dã man.


Nhưng văn minh là dịch từ ngôn ngữ phương Tây. Chữ văn minh trong tiếng Pháp là
civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai húa làm thoát
khỏi trạng thái nguyên thuỷ.Từ văn minh được dùng rộng rói từ thế kỷ XVIII, tức thế kỷ
Ánh sáng. Trong bộ Tự điển Bách khoa, do Diderot chủ biên từ “civilisation” được giải
thích là sự tiến húa của nhân loại từ trạng thái dã man hay bán khai sang trạng thái khai
húa. Các nhà Triết học Ánh sáng tiếp tục phát triển khái niệm văn minh. Nói chung họ
gọi là văn minh một xã hội dựa trên cơ sở của lí trí và công bằng.

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, văn minh được dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, đến
đầu thế kỷ XX, những phát hiện của ngành khảo cổ học đã hoàn thiện khái niệm văn
minh. Nhà khảo cổ học người Anh đã đưa ra định nghĩa văn minh trong phạm vi những
yếu tố mà ông cho là cơ sở để chuyển từ văn húa sang văn minh. Những yếu tố này bao
gồm: việc phát minh ra chữ viết, ngành luyện kim, các đơn vị đo lường tiêu chuẩn, toán
học, kiến trúc, ngoại thương, xe có bánh, thợ thủ công chuyên nghiệp, kĩ thuật tưới tiêu,
sử dụng cày và sản phẩm thừa.

Để hiểu rõ hơn khái niệm văn minh chúng ta cần tìm hiểu một khái niệm rất gần gũi với
nú: khái niệm văn húa. Văn húa chỉ toàn bộ những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần mà


con người tạo ra. Những sản phẩm đó luôn biến đổi tuỳ theo sự phát triển của trình độ
con người, nú luôn năng động theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Cùng với sự
phát triển của khoa học, nội dung của văn húa được mở rộng và được chú ý như đối
tượng của một khoa học. E.B.Taylor nhà nhân loại học Anh, người đầu tiên đưa ra định
nghĩa mới về văn húa trong cuốn Văn húa nguyên thuỷ, xuất bản năm 1871 ở London:
“Văn húa là tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, phong tục và cả những năng lực thói quen mà con người đã đạt được trong xã hội”.
Người Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng từ Văn húa để dịch chữ culutere của người
Châu Âu. Theo nghĩa gốc Hán, văn có nghĩa là vẻ đẹp, là những hình thức để biểu hiện
trước hết trong lễ nhạc, cách cai trị đặc biệt là trong văn chương, ứng xứ. Còn húa có

nghĩa là trở thành. Văn húa là làm cho trở thành đẹp.

Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về văn húa: “vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cụục sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn húa. Văn húa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng những biểu hiện của
nú mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh
tồn”.

Như vậy, văn húa và văn minh đều chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Hai khái niệm này có nghĩa rất gần nhau, trong đó văn
húa là khái niệm rộng hơn, văn minh chỉ giai đoạn phát triển cao của văn húa (khi chữ
viết và nhà nước xuất hiện).

Từ cuối thiên niên kỷ thứ IV - đầu thiên niên kỷ III TCN, ở phương Đông có 4 trung tâm
văn minh lớn là Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc. Cả 4 trung tâm văn minh này
đều nằm ở lưu vực những con sông lớn như sông Nile ở Ai Cập, sông Euphrates và sông
Tigris ở Lưỡng Hà, sông Ấn sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung
Quốc. Nhờnhững con sông trên mà đất đai ở những vùng này trở nên màu mỡ, thuận lợi
cho việc phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho cư dân ở đây sớm bước vào xã hội
văn minh và sáng tạo nên những thành tựu văn minh có giá trị.


Ở Phương Tây xuất hiện nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Đến TK VI TCN, nhà nước LaMó
xuất hiện. Kế thừa và phát huy văn minh Hy Lạp, Lama trở thành một trung tâm văn
minh lớn ở phương Tây. Văn minh Lamó có cùng một phong cách với văn minh Hy Lạp,
tiếp biến và hũa đồng với nú nên người ta gọi chung hai nền văn minh này là nền văn
minh Hy La.


Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong đế chế Ả rập nên phương Đông chỉ còn
3 trung tâm lớn là Arập, Ấn độ, Trung Quốc. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Trung
Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử và trở thành một trong những cái nụi
của nền văn minh nhân loại.

Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử là một nước lớn ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ
Trung Quốc có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Hoàng Hà (dài 5. 464 km) ở phía
Bắc và sông Trường Giang (dài 6. 300 km) ở phía Nam. Hoàng Hà là con sông dữ, từ xưa
thường gây ra lũ lụt nhưng dòng nước của núi đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp khi công cụ sản xuất còn tương đối thô
sơ, đem lại hạnh phúc cho người dân vùng bình nguyên Hoa Bắc. Trường Giang còn có
tên là Dương Tử, sách cổ thường gọi là Đại Giang, là con sông lớn nhất Trung Quốc và
có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Từ xa xưa con sông này đã là tuyến giao thông
huyết mạch trong lãnh thổ Trung Quốc, nối liền phương Bắc và phương Nam. Lưu vực
hai dòng sông này chính là nơi phát sinh một trong những nền văn minh lớn nhất, có ảnh
hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử loài người - văn minh Trung Quốc.

Khi mới thành lập nước (vào khoảng thế kỷ XXI TCN) địa bàn Trung Quốc mới chỉ là
một vùng nhỏ ở trung lưu, lưu vực Hoàng Hà. Từ đó lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng
dần nhưng đến thế kỷ III TCN, tức là đến cuối thời cổ đại, phía Bắc của cương giới Trung
Quốc chưa vượt quá Vạn lí Trường Thành ngày nay, phía Tây mới đến đông nam tỉnh Cam
Túc và phía nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang mà thôi.


Từ cuối thế kỷ III TCN, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến thống nhất. Từ đó
nhiều triều đại của Trung Quốc đã chinh phục các nước xung quanh do đó có những thời
kỳ cương giới của Trung Quốc được mở ra rất rộng. Đến thế kỷ XVIII, lãnh thổ của
Trung Quốc về cơ bản được xác định như hiện nay.

Trung Quốc là một trong những nơi từ rất sớm đã có loài người cư trú. Năm 1929, ở Chu

Khẩu Điếm (ở Tây Nam Bắc Kinh), giới khảo cổ học

Trung Quốc đã phát hiện được xương húa thạch của một loại người vượn sống cách đây
khoảng 400. 000 năm. Những xương húa thạch của người vượn được phát hiện sau đó
trên lãnh thổ Trung Quốc đã cung cấp những niên đại xưa hơn, đặc biệt người vượn
Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1. 700. 000 năm.

Về mặt chủng tộc: cư dân ở lưu vực sông Hoàng Hà thuộc giống Mông Cổ, đến thời
Xuân Thu được gọi là Hoa Hạ nói tắt là Hoa hoặc Hạ. Đó là tiền thân của Hán tộc sau
này. Còn cư dân ở phía Nam Trường Giang thì khác hẳn cư dân vùng Hoàng Hà về ngôn
ngữ và phong tục tập quán, tục cắt tóc, xăm mình, đi chân đất. Đến thời Xuân Thu các tộc
này cũng bị Hoa Hạ đồng húa.

Dưới thời quân chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên triều đại. Đồng thời từ thời
cổ đại, người Trung Quốc cho rằng nước họ là một quốc gia văn minh ở giữa, xung
quanh là các tộc lạc hầu gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Vì vậy đất nước của họ được gọi là
Trung Hoa hay Trung Quốc. Tuy vậy, các danh từ này chỉ dùng để phân biệt với các
vùng xung quanh chứ chưa phải là tên nước chính thức. Mãi đến năm 1912 khi triều
Thanh bị lật đổ, cái tên Trung Hoa mới trở thành tên nước chính thức nhưng thông
thường người ta quen gọi là Trung Quốc.

Sơ lược quá trình phát triển của nền văn minh Trung Quốc


- Thời thượng cổ:
Những di tích xương húa thạch của con người mà các nhà khảo cổ học tìm được
trên lãnh thổ Trung Quốc cho thấy rằng con người đã có mặt ở đây cách ngày nay hàng
triệu năm. Cách đây từ 7000 đến 5000 năm, người cổ đại ở Trung Quốc đã bước vào thời
kì đồ đá mới. Tiêu biểu cho văn húa đá mới ở Trung Quốc là văn húa Ngưỡng Thiều. Bên
cạnh những công cụ bằng đá được mài nhẵn, người ta còn thấy nhiều đồ gốm màu đỏ có

hoa văn vì vậy nền văn húa này còn có tên gọi là văn húa đồ gốm màu. Cũng thuộc văn
húa đá mới còn có văn húa Long Sơn (Sơn Đông) mà đặc trưng là đồ gốm đen.

http://www.k
o

rea.net/News

F

ocus/Culture/

v

iew?

articleId=120190


Thời kì phát triển rực rỡ nhất của Trung Quốc là thời Tam hoàng Ngũ Đế. Lúc này dân
Trung Quốc đã biết cày cấy, chế tạo xe, thuyền, xây nhà cửa, may áo ngủ, làm ra vũ khí,
nhạc cụ.

/>- Thời Tam đại:(từ khoảng thế kỷ XXI đến năm 770 TCN) và Xuân Thu Chiến quốc (771
- 221 TCN)
Gồm các triều: Hạ (từ khoảng TK XXI đến TK XVIII TCN), Thương (từ
khoảng TK XVI đến cuối TK XI TCN) và Chu (từ khoảng 1066 đến 771 TCN)


Triều Hạ mở đầu thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc. Nhà nước đã ra đời

nhưng còn rất đơn giản. Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng rộng lớn
ở trung lưu sông Hoàng, đóng đô ở Am Ấp (tỉnh Sơn Đông). Trình độ phát triển về mọi
mặt của nhà Hạ còn rất hạn chế nhưng kĩ thuật chế tạo đồ gốm, đồ đồng đã đánh dấu
bước tiến của triều đại này so với giai đoạn trước.
Người thời Thương đã có giáp cốt văn - thứ chữ viết xưa nhất, tìm ra phép làm
lịch. Đồ đồng thau đã được sử dụng rất phổ biến, tiêu biểu nhất là đỉnh Từ Mẫu Mậu còn
lưu lại đến nay. Giáp cốt văn cho thấy rõ ràng xã hội đời Thương đã phân húa hết sức rõ
rệt, quý tộc khi sống được hưởng giàu sang, khi chết được chôn theo đồ dùng cùng nô lệ.
Dưới triều Chu, hệ thống chính trị đã được tổ chức qui củ hơn. Vua và quý tộc
lập ra triều đình gọi là thiên triều, đặt ra các chức quan lại cao cấp để giúp vua quản lí
việc nước gồm: Tư đồ, Tư mã, Tư không, tư khấu. Thực hiện phân phong cho anh em và
các công thần, lập nên một hệ thống các nước chư hầu nằm dưới quyền chỉ huy chung
của nhà Chu. Các chư hầu có bổn phận triều kiến, cống nạp cho thiên tử theo định kỳ.
Quân đội của các cư hầu, ngoài nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ nước mình, còn chịu sự huy
động của thiên tử khi có biến…Bờn cạnh đó nhà Chu thực hiện chế độ tông pháp rất
nghiêm ngặt để bảo vệ trật tự xã hội cũng chính là để bảo vệ quan hệ sở hữu phong kiến
sơ kỳ.
Lúc đầu kinh đô nhà Chu đóng ở Cảo Kinh (phía Tây) nên được gọi là Tây Chu.
Năm 770 TCN, kinh đô được dời sang Lạc Ấp – Hà Nam ở phía đông. Từ đó về sau, nhà
chu gọi là Đông Chu. Giai đoạn Đông Chu tương đương với hai thời Xuân Thu và Chiến
Quốc.


Xuân Thu là thời kỳ nhà Chu suy tàn, các chư hầu lớn mạnh lấn áp thiên tử, thôn
tính lẫn nhau tranh ngôi bá. Thời Chiến quốc đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Trung
Quốc: chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, chế độ sơ kì phong kiến hình thành.
Đến thời Chiến Quốc hình thành cục diện Thất hùng. Từ một nước nhỏ yếu ở
phía tây nhờ sự nhanh nhạy và quyết đoán của giai cấp cầm quyền và phương sách trị
nước theo tinh thần Pháp gia, nhà Tần đã thực hiện “biện pháp canh tõn” và chủ trương
“Canh chiến”, biến nước mình thành một quốc gia hùng mạnh, lần lượt thôn tính các

nước khác để lập nên chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
- Thời kỳ phong kiến tập quyền:
Thời phong kiến thịnh trị gồm các triều: Tần (221-206TCN), Hán (202TCN- 8 SCN),
Tuỳ (581-618), Đường (618-907), Tống (960-1279) và Nguyên (1279-1368). Đây là giai
đoạn văn minh Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp lớn cho nhân loại qua các thành tựu
rực rỡ như: học thuyết Tống Nho, thơ Đường, Vạn lí trường thành, Trường An, thuốc súng,
giấy, la bàn…
Thời phong kiến khủng hoảng và suy vong gồm các triều Minh (1368-1644)
và Thanh (1644-1911). Lúc này văn minh Trung Quốc không còn đạt những bước tiến
lớn như trước nữa. Những thành tựu này chỉ là mô phỏng hoặc hoàn thiện những cái đó
có. So với phương Tây, văn minh Trung Quốc văn minh Trung Quốc bắt đầu bị đẩy lùi
ngày càng xa về phía sau.
Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cổ văn. Thời
Xuân Thu Chiến Quốc, do đất nước không thống nhất nên chữ viết cũng không thống
nhất. Đến đời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước
khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện.


Từ cuối thời Tần Thuỷ Hoàng, đến đời Hán Tuyên Đế, lại xuất hiện một kiểu
chữ mới gọi là chữ lệ. Chữ lệ khác chữ triện ở chỗ chữ triện giữ lại nhiều yếu tố tượng
hình, do đó có nhiều nét cong nét tròn, còn chữ lệ thì biến những nét đó thành ngang
bằng, sổ thẳng vuông vức, ngay ngắn. Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ
lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức chữ
Hán ngày nay.

CHƯƠNG II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VĂN MINH CŨNG NHƯ
NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRUNG HOA

1. Chữ viết :


Ban đầu, người Trung Quốc dùng phương pháp truyền miệng. Sau đó đến thời Hoàng Đế
đã biết dùng cách thắt nút dây thừng để ghi nhớ sự việc.
1.1.

Chữ giáp cốt

Là loại chữ đầu tiên của Trung Quốc, xuất hiện vào thời nhà Thương. Chữ này được khắc
trên mai rùa hoặc xương thú.
Đặc điểm của chữ này là :
+ Đường nét nhỏ và dài, nét gập ngay ngắn.
+ Kết cấu không thống nhất, to nhỏ khác nhau.
+ Cách viết linh hoạt, chữ dị thể nhiều.


Sau này, do yêu cầu ghi chép các động tác và khái niệm, trên cơ sở chữ tượng hình đã
phát triển thành chữ biểu ý và hài thanh

Chữ giáp cốt xuất hiện cách đây khoãng 3000 năm
/>
1.2.

Kim Văn

Đến thời Tây Chu, số lượng chữ ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi người Trung Quốc
phải sáng tạo ra loại chữ mới đơn giản hơn.
Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn hay còn gọi là chung đỉnh văn
Kim văn từ đời Thương đã có nhưng còn ít. Đến thời Tây Chu, nhà vua thường đem
ruộng đất và người lao động ra ban thưởng cho các quý tộc. Mỗi lần như vậy, vua Chu
thường ra lệnh đúc đỉnh đồng và ghi sự việc ấy lên đỉnh để làm kỉ niệm, do đó kim văn
thời kỳ này rất phát triển. Ngoài ra chữ viết thời kỳ này còn được viết trên trống đá và thẻ

tre.
Đặc điểm của chữ viết thời kỳ này :
+ Đường nét to rộng, nét gập hơi tròn.
+ Kết cấu khá thống nhất, kích cỡ đồng đều.
+ Đường nét hoá, ký hiệu hoá nhiều hơn tính tượng hình.


+ Chữ hình thanh xuất hiện nhiều, nhưng chữ dị thể vẫn còn khá lớn.

chữ Kim
và chữ
Trung
ngày nay

văn
Quốc

/>
1.3.

Chữ Đại Triện

Được xem là tên gọi chung của các chữ viết cổ của Trung Quốc.
Đồng thời cũng có thể được xem là loại văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến nước
Tần. Còn được gọi là Trứu văn. Kiểu chữ Đại triện tiêu biểu là kiểu chữ được khắc trên
"thạch cổ" (đá hình chiếc trống) vào năm 770 TCN ( năm thứ 8 đời Tần Tương Công )
được gọi là "Thạch cổ văn".
Đặc điểm của thể chữ Đại triện là:
+ Đường nét hoá cách viết, nét gập tròn trịa.
+ Thể chữ đều đặn, vuông vức hơ



Chữ Xa (xe)
/>
1.4.

Chữ Tiểu triện :

Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ khác , cải tiến
cách viết tạo thành loại chữ thống nhất là chữ tiểu triện.
Thịnh hành sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu,
Ngụy), tiêu biểu là thể chữ được khắc trên núi Thái Sơn, gọi là "Thái Sơn khắc thạch".
Đặc điểm của thể chữ này là :
+ Giảm bớt tính đồ họa, hướng đến kí hiệu văn hóa tự.
+ Xóa bỏ một loạt chữ di thể.
Chữ Tiểu triện là kết quả của phong trào chuẩn hoá chữ Hán lần thứ nhất trong lịch sử
Trung Quốc, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của chữ Hán, khiến
chữ Hán từ giai đoạn văn tự biểu hình chuyển sang giai đoạn văn tự biểu í.


Thái Sơn khắc thạch
/>
1.5.

Chữ Lệ :

Xuất hiện từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221 – 206 TCN) đến thời Hán Tuyên Đế (73 –
49 TCN).
- Đặc điểm :
+ Chữ viết theo nét rõ ràng.

+ Thoát ra khỏi tính tượng hình, nghiêng về ký hiệu hoá.
+ Tăng cường giản hoá nét bút.

Chữ Lệ có ý nghĩa vạch thời đại, là ranh giới của cổ kim văn tự.
/>
1.6.

Chữ Khải :


Còn được gọi là “chính thư”, “chân thư” với ý nghĩa quy củ chỉnh tề, xứng đáng làm
khuôn mẫu. Chữ Khải phát triển trên cơ sở chữ Lệ, được dùng nhiều vào cuối thời Hán,
thịnh hành vào thời Ngụy Tấn, và được dùng cho đến tận ngày nay.
Đặc điểm của thể chữ này là: nét bút ngay thẳng, kiểu chữ ổn định, kết cấu chặt chẽ. Chữ
Khải đã được định hình hoá, có quá trình sử dụng dài nhất.
Ảnh hưởng của chữ viết Trung Quốc đến các nước khác trên thế giới
Chữ viết Trung Quốc không chỉ tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của nền văn
minh Trung Quốc mà còn có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành chữ viết của
các nước lân cận như : Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản…

/>
1.6-1. Ở bán đảo Triều Tiên :
Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khoảng thời kỳ đồ sắt.
Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên,
đồng thời các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm
đọc của tiếng Triều Tiên
Vào khoảng thế kỷ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글)
hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng
chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay.
1.6-2. Ở Nhật Bản:

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được
gọi là Kanji vào khoảng thế kỷ IV, V TCN.
Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người
Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ
chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán


và khá phức tạp. Man-yogana được đơn giản hóa thành Hiragana và Katanaka Cả hai loại
chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở
Nhật .
1.6-3. Ở Việt Nam:
Trong suốt thời gian Bắc thuộc, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được
giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với
tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán
nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán Việt. Từ đó đã có rất nhiều
từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam
trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc
thời đó.
Sau này, khi giành được độc lập, tuy không bị lệ thuộc nhưng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề
về chữ viết. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ
Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán Việt.
2.

Văn học

Văn học Trung Quốc thời kỳ này hết sức phát triển với nhiều thể loại như thơ, từ, phú,
kịch, tiểu thuyết,…

Thành tựu văn học Trung Hoa


Kinh Thi

Thơ Đường

Tiểu thuyết
Minh - Thanh


2.1. Kinh thi
Kinh thi là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm
văn học đầu tiên của Trung Quốc.
Được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm từ đầu
thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu.
Trên cơ sở những bài thơ sưu tầm tập hợp lại thành
tác phẩm gọi là Thi, Khổng tử đã biên soạn chỉnh lý
một lần nữa. Đến thời Hán, Nho giáo được đề cao, Thi
được gọi là Kinh thi.
Kinh Thi gồm 305 bài, chia làm 3 phần là Phong,
Nhã, Tụng.
Phong là dân ca của các nước tên gọi là Quốc Phong.
Nhã gồm có 2 phần gọi là Tiểu Nhã và Đại Nhã.
Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài thơ do các quan phụ
trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát khi cúng tế.
Trong các phần đó, Quốc Phong có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao nhất. Bằng lời thơ
gọn gàng, thanh thoát, mộc mạc nhưng đầy hình tượng các tác phầm này đã nói lên sự áp
bức bóc lột và cảnh giầu sang của giai cấp thống trị và nỗi khổ cực của nhân dân. Ví dụ
như trong bài Chặt gỗ đàn.
2.2. Thơ Đường :

Thời Đường là thời kỳ huy hoàng nhất của thơ ca Trung Quốc (618-907). Trong gần

300 năm tồn tại, thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50000 tác
phẩm
Thơ Đường không những có số lượng rất lớn mà còn có giá trị cao về tư tưởng và nghệ
thuật. Các nhà thơ thời Đường sáng tác theo 3 thể : Từ, Cổ phong và Đường luật. Từ là
một loại thơ đặc biệt ra đời giữa đời Đường, kết hợp chặc chẽ với âm nhạc. Cổ phong : là
thể thơ tương đối tự do, không bị ràng buộc với số lượng chữ trong một câu, về niêm
luật, đối, về cách gieo vần. Đường luật gồm 3 dạng chính : bát cú, tuyệt cú và bài luật.
Trong số các thi nhân đời Đường còn lưu tên tuổi đến ngày nay thì Lý Bạch, Đỗ Phủ và
Bạch Cư Dị là ba nhà thơ tiêu biểu nhất


+ Lý Bạch (701-762) tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ,
quê Miên Châu (Tứ Xuyên).
Lý Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại sau Khuất Nguyên. Thơ
ông tập trung miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên, thắm đượm tình
yêu đất nước,nhân dân, đồng thời thể hiện tính cao ngạo, coi
thường quyền quý, lớn tiếng đã kích các thế lực phong kiến
đen tối,…. Nhưng bên cạnh những áng thơ kinh điển, ông cũng
có những bài thơ “ đắm mình “ trong rượu và thoát tục du tiên.
Đặc điểm nghệ thuật : thơ Lý Bạch đẹp, hào hùng, bút thế linh
hoạt. Ông đã lại trên 1200 bài thơ, tiêu biểu nhất là bài : hàn lộ
nan, xa ngắm thác núi lư, mộng du thiên mu ngâm lưu biệt,….

+ Đỗ Phủ (712-770) tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng Dã Lão, Tương Dương ( Hồ Bắc). Ông
sống trong thời đại mà xã hội thời Đường đi từ thịnh đến suy. Thơ Đỗ Phủ phản ánh chân
thực các mặt đời sống trước và sau loạn An Sử, chan chứa lòng yêu thương tổ quốc và
tình cảm nồng hậu với nhân dân. Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại trong lịch sữ văn
học Trung Quốc. Bên cạnh nội dung tư tưởng sâu sắc, là nghệ thuật biểu hiện siêu phàm,
ảnh hưởng rất lớn nđến sự phát triển thơ ca sau này. Trong số 1400 bài thơ truyền đời của
ông, tiêu biểu nhất là các tác phẩm : Phó Phụng Tiên huyện Vinh Hoài, NGũ bách tự, Bắc

chinh, Thạch Hào lại (Viên lại ở Thạch Hào)…
+, Bạch Cư Dị (772-846) tự Lạc Thiên, quê Hạ Khuê (Thiểm Tây. Ông là người đề
xướng dùng thể tân nhạc để viết những đề tài mới về thời sự. Bạch Cư Dị chủ trương thơ
ca phải phản ánh nổi thống khổ của nhân dân, đồng thời vạch trần cuộc sống hoang dâm
và nền chính tị lừa bịp của giai cấp thống tri…Số lượng thơ ông khá nhiều: 2800 bài, tiêu
biểu là các bài Mại tháng ông, Khinh phì , Thượng Dương bạch phát nhân. Đỉnh cao của
thơ Bạch Cư Dị là hai bài Trường hận ca và Tùy bà hành.Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư


Dị được ví như những ngôi sao sáng chói trên thi đàn cổ điển Trung Quốc, có ảnh hưởng
rất lớn không chỉ đến thơ ca Trung Quốc mà còn tác động đến nền văn học của các quốc
gia trong khu vực.

Bạch Cư Dị (772-846)

2.3.

Tiểu thuyết minh Thanh:

Tiểu thuyết là loại hình văn học mới xuất hiện và phát triển từ thời Minh – Thanh.
Dựa vào các câu chuyện lưu truyền trong dân gian, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết
chương hồi phong phú về nội dung và hình thức.
Các tiểu thuyết tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là bộ Tam quốc chí diễn nghĩa của La
Quán Trung,Tây du kí của Ngô Thừa Ân và Thủy Hử của Thi Nại Am đời Nhà Minh và
Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh và Nho Lâm
ngoại sử của Ngô Kính Tử đời Nhà Thanh.
Bộ ba tiểu thuyết này trở thành di sản quý báu trong nền văn học Trung Quốc và trong
kho tàng văn học thế giới.
+ Tam Quốc Diễn Nghĩa do La Quán Trung tiếp thu từ truyền thuyết dân gian,rồi căn cứ
vào sự thật lịch sử, gia công chỉnh lý mà viết thành sách. Mặc dù có hư cấu nhưng cốt

truyện phù hợp với sự thật lịch sử và hợp tình hợp lý, đậm đà tính nghệ thuật chân
thực.Sách kể lại lịch sử từ năm 184 đến 280 sau CN, khắc họa cuộc đấu tranh giữa 3


nước Ngụy, Thục, Ngô, phơi bày xã hội đen tối mục nát và nổi thống khổ của nhân dân
thời loạn lạc.

La Quán Trung
/>+,Tây du kí do Ngô Thừa Ân sáng tác, miêu tả 81 hồi gian truân mà thầy trò Đường Tăng
đã trải qua và chiến thắng. Toàn bộ tác phẩm bậc lên tinh thần lãng mạn, tính châm biếm
hài hước và tính chất chống phong kiến.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×