Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Văn hóa"Alo" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.71 KB, 3 trang )

Văn hóa ''Alo''
Cập nhật: 29/01/2007
Trong lúc gọi điện, dù bạn mải mê say sưa
thật với cuộc đối thoại này hay giả vờ diễn
vai gì đó lúc nói chuyện gì thì gì cũng là lúc
bạn tự khắc hoạ chân dung của mình trước
con mắt những người đang ngồi gần đấy.
Ai cũng hiểu việc điện thoại ra đời cứu biết bao mối quan hệ
xã hội trong đó có tình yêu tình cảm nhưng điện thoại cũng
"tố giác" nhanh nhất không ít thông tin về người đang sử
dụng: Anh ta là ai, học hết lớp mấy, được giáo dục đến đâu,
thuộc tuýp người dễ chịu hay không?...
Qua cuộc gọi điện trước, người được hẹn có thể nhìn thấy
70% chân dung người mình sẽ gặp và cũng qua điện thoại
người ta có thể xác định xem mình có nhu cầu gặp người đó
hay không.
Bạn cứ alô đi, người khác sẽ biết bạn là ai? Người khác ở
đây bao gồm người ở bên kia đầu dây và người ngồi xung
quanh chứng kiến tâm sự bất tận của bạn.
Có một điều cái điện thoại nhắc nhở chúng ta, là: những việc
khiến chúng ta sôi sục, lo lắng hay sảng khoái hân hoan chỉ
thật quan trọng với riêng ta thôi, người khác tiếp nhận chúng
một cách tương đối, không thể bắt họ cùng sống và cùng thở
"nỗi niềm" ấy được.
Người chủ động gọi cũng nên là người chủ động kết
thúc
Bạn có việc cần hỏi, cần thông báo, cần chia sẻ, bạn chủ
động quay số, tuỳ theo thái độ tiếp nhận của người đó mà
kéo dài cuộc nói chuyện. Nhưng bạn nên chủ động chấm dứt,
không nên để người kia phải bịa lý do cáo lui.
Nếu bạn để ý sẽ thấy có những người không bao giờ biết kết


thúc cuộc nói chuyện, toàn phải trông vào người khác, chi tiết
ấy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới số phận của họ.
Lúc này nói chuyện điện thoại có tiện không?
Đó là câu đầu tiên cần phải hỏi người bên kia đầu dây, sau
khi bạn xưng tên. Bạn bắt đầu kể lể, người kia đang mắc việc
nhưng lại giữ ý không giám cắt ngang cáo từ. Bạn rơi vào
tình trạng độc thoại hết sức vô duyên.
Gọi điện vào thời gian bất kỳ
Chuông reo vào thời gian người ta đang ăn, đang ngủ, đang
bận việc... sẽ không thể có thái độ mặn nồng đáp trả. Nếu lặp
lại nhiều lần người khác sẽ coi bạn như cơn ác mộng. Bạn
đừng nghĩ rằng mình đang yêu thì kẻ được yêu kia cũng phải
phấn khích ngần đấy. Người ta rất kìm nén để có những câu
trả lời xã giao mà thôi. Vả lại nếu kẻ đó không dám chủ động
cắt cuộc nói chuyện giờ bất thường thì cũng bị tính là người
nhu nhược.
Người hay bị nhận những cú dập máy
Có những người chuyên môn dùng điện thoại để xả những
cơn stress. Người đó hay gây sự, ghen tuông, chất vấn, mạt
sát, doạ nạt, van xin người khác bằng những cuộc điện thoại
dai dẳng, mệt mỏi. 90% các cuộc nói chuyện của họ đều bị
kết thúc bằng tiếng dập máy tàn nhẫn của phía bên kia.
Tương đương với ứng xử ngoài đời, kẻ gây gổ ít khi nhận
được sự tôn trọng, cô đơn và luôn bị ruồng bỏ.
Lục vấn đầu dây bên kia
Chuông reo, có người cần tìm chồng (vợ) hoặc con bạn
nhưng bạn không chuyển máy ngay mà nôn nóng hỏi tên,
tuổi, nơi công tác của người đó. Đó là một ứng xử khó chịu,
cho cả người gọi điện lẫn người thân của bạn. Bạn không
kìm được sự tò mò, không tôn trọng người khác. Phương

pháp lục vấn này có thể buộc mọi người phải nói dối bạn và
chẳng thu được "thắng lợi" gì, ngoài sự thất vong của những
người thân.
Tiếp thị bản thân
Thật lạc hậu nếu như bạn nghĩ "phải nói to dõng dạc lúc gọi
điện thì mới oai". Bạn cố tình cho mọi người biết bạn đang
sắp trúng mánh, đang chơi với đại gia, đang quan trọng
nhưng với thời buổi này người ta đau có dễ tin đến thế.
Nếu như quay nhầm số
Bạn không nên dập máy ngay trước khi có lời xin lỗi. Người
bên kia không biết bạn là ai nhưng đó là bài học tự giáo dục
mình trong văn hoá điện thoại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×