Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

GIẢI PHÁP bảo tồn và PHÁT TRIỂN văn hóa các tộc NGƯỜI VÙNG NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 91 trang )

MỤC LỤC
Trang

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi
dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và
phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn
300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa
chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Các tộc
người nơi đây tuy mang những nét văn hóa riêng biệt xong lại hòa quyện vào
nhau tạo nên một đặc trưng văn hóa vùng miền vô cùng đặc sắc. Để có thể
hiểu sâu và rõ ràng về vùng văn hóa này không phải là điều đơn giản, vì vậy
cần phải có một quá trình tích lũy kiến thức, mô hình hóa lại để có thêm
những hiểu biết nhất định, cơ bản nhất về một vùng văn hóa được coi là
“phiên bản mới” của nền văn hóa Việt Nam; về những nét độc đáo trong văn
hóa của các tộc người trên cùng đất nước.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
+ Đối tượng: Các tộc người vùng Nam Bộ.
+ Khách thể: Những nét đặc sắc trong văn hóa vùng Nam Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hình thành những kiến thức hiểu biết cơ bản về các tộc người ở Việt Nam.
+ Tìm hiểu rõ về nét độc đáo trong văn hóa của các tộc người vùng Nam Bộ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển có hiệu quả các giá trị
văn hóa của các tộc người Nam Bộ.
4. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
+ Thời gian: Từ năm 2009 trở lại đây.



2


5. Phương pháp nghiên cứu
Em đã sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê.
Để hoàn thành tốt bài báo cáo, em đã tham khảo tài liệu, thông tin trên
các trang web báo trí, mạng xã hội, các giáo trình về văn hóa và các chương
trình có liên quan đến vùng Nam Bộ và các tộc người vùng Nam Bộ, tổng
hợp những thông tin cần thiết và thống kê số liệu để làm dẫn chứng và làm rõ
vấn đề.
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia ra 3 phần:
Chương 1: Khái quát về các tộc người ở Việt Nam và vùng văn hóa Nam Bộ.
Chương 2: Văn hóa các tộc người vùng Nam Bộ.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của các tộc
người vùng Nam Bộ.

3


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘC NGƯỜI VÀ VÙNG
VĂN HÓA NAM BỘ
1.1.

Khái quát về các tộc người Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng

nước và giữ nước, các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam hình thành nên

truyền thống đoàn kết, gắn bó xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm...
Nước Việt Nam nằm ở khu vực nối liền hai đại dương là Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương với nhiều hải đảo, thuận lợi cho việc giao lưu trong khu vực
và với châu lục khác do vậy từ lâu đời đây là nơi tụ cư của nhiều tộc người
khác nhau. Trên bước đường phát triển của loài người, Việt Nam là nước
nằm giữa hai trung tâm văn minh cổ, nên cũng sớm trở thành điểm giao lưu
của những nền văn minh đó.
Cho đến nay, theo các nhà dân tộc học, trên lãnh thổ Việt Nam có 54
tộc người sinh sống. Mặc dầu mỗi tộc người đều có truyền thống lịch sử, văn
hóa của mình nhưng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một vận mệnh
chung.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả các tộc người Việt Nam dù ít người hay đông người, đều
tự do và bình đẳng, cùng phấn đấu vươn lên, chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước.

Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau.
Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10%
còn lại là dân số của 53 dân tộc khác.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt
cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã
hội,
các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn
nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần
cù chịu khó,thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà
4


đồng; với kẻ thù - không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha,
khiêm nhường... Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt
Nam.

* 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam chia thành 8 nhóm theo
ngôn ngữ như sau:
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh (Việt), Chứt, Mường, Thổ.
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán
Chay, Tày, Thái.
- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều,
Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ,
Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
- Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra
Glai.
- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si
La.
1.2.

Khái quát về vùng văn hóa Nam Bộ

1.2.1. Địa lí
*Vị trí địa lý
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai
thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
Gồm 2 tiểu vùng:
1/ Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây
Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
5


2/ Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà

Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
*Địa hình
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh
Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc
giáp Campuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là
đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm
diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài
lên đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của
phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên,
miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía Đông Nam Bộ như núi Bà Rá
(Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan
(Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m,
núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (An
Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
*Sông ngòi
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu
Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu
Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm
vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho
đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng
sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt
biển chỉ vào khoảng 5 mét.

6



Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía
tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng
năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các
nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi
này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu
Long.
*Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và
cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài,
nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong
năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí
hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa
vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82%
tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu
vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và Tây
Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ
mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói
mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập
úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
1.2.2. Lịch sử
Nam bộ trước kia là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia
Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được
chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5
trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long
và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.
7



Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ (xem lịch sử Nam Kỳ).
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt
Nam. Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam
Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp
đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó,
Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu
là một thống đốc người Pháp.
Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình
Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí
còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân
(6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang
Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa sát nhập vào Nam Kỳ thuộc
Pháp.
Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam
Bộ.
Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng
Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam
độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời
Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần
dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập
theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam
Kỳ Quốc.
Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ
Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam
Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó
không bao giờ thay đổi!"


8


Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại",
công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22
tháng 5 năm1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam
Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.
1.2.3. Văn hóa
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là
năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey
Kôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một
vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng
chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào.
Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và
cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân
từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần
một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một
nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài
và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn
hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của
hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi
trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn
hoá Nam Bộ như hiện nay.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi
tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú
sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít... Mỗi
địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu
thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi
sanh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá,cua, còng... và cả

các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật
lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.

9


Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất
giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế
địa lý, văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp
biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối
với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền
thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa
riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén,
dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp
nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm
nền văn minh hiện đại.
1.2.4. Kinh tế
Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa.
Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập
trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế
có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng
cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế
của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp
tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung
bình là 12,6% một năm, chiếm 60% sản xuất công nghiệp của đất nước theo
giá trị, 70% của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40% của tổng sản phẩm
nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là
VND, 31.4 triệu / năm.


10


1.2.5. Danh lam thắng cảnh


Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành
phố. Năm 1859. Khởi công xây dựng từ năm 1912 và khánh thành năm
1914. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 cho chỉnh trang,
sửa chữa lớn. Hiện nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh trong chợ. Hình
ảnh chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho thành phố Hồ Chí
Minh.



Địa đạo Củ Chi: Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung
tâm Tp. Hồ Chí Minh 70 km về phía tây bắc. Ðịa đạo này là một kỳ quan
rộng lớn và dài 250 km. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m. Hệ thống địa
đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, tầng 2 cách mặt đất 5m, tầng
3 cách mặt đất 8-10m.



Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn, bao gồm sự kết hợp hài hoà
giữa quần thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các công trình
như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...




Khu sinh thái Bình Châu - Hồ Cốc : tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km. Bình Châu cùng với rừng ngập
mặn Vàm Sát đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là hai
trong 65 "Khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới".



Toà Thánh Tây Ninh: Được xây dựng vào năm 1935, tại làng Long
Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Có diện tích 12km2. Được xem là
một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Là nơi đặt trung
ương giáo hội của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây
Ninh.



Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, là một chợ
trên sông nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên bán các
loại trái cây và nông thổ sản.



Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp,
có diện tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi
11


sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chim quý
hiếm trên thế giới.



Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng
Tàu 180 km. Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong
cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.



Ðảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc huyện Phú Quốc,
tỉnh Kiên Giang. Bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn
nhất có diện tích 573 km², dài 50 km, nơi rộng nhất 25 km. Ngoài đồi núi,
đảo còn có đồng bằng, rừng tự nhiên.

1.2.6. Cộng đồng dân cư
Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các tộc người thiểu
số là cư dân bản địa: Stiêng, Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm,
Tày, Nùng, Mường, Thổ... Vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cư trú của các
tộc người bản địa Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông Nam Bộ, hầu hết đất đai Nam
Bộ đều là hoang hoá. Kể từ thời điểm đó, các cộng đồng lưu dân người
Khmer, người Việt, người Hoa, người Chăm mới nối tiếp nhau tiến vào Nam
Bộ, chia nhau khai khẩn, đào kinh, canh tác, định cư, buôn bán, dần dần biến
một vùng đất hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù phú và
những đô thị sầm uất. Nền văn hoá Nam Bộ cũng từ đó đã hình thành như
một kết quả dung hợp giữa cái nền là văn hoá Việt với những yếu tố tiếp biến
từ văn hoá Chăm, Khmer, Hoa... và cả phương Tây sau này. Gọi Nam Bộ là
vùng đất mới, là theo nghĩa đó.
Người Stiêng cư trú ở Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm Đồng,
Đắk Lắk, có dân số 66.788 người, trong đó riêng Nam Bộ là 66.425 người
(1/4/1999). Người Chrau cư trú ở Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà
Rịa - Vũng Tàu, có 22.567 người, riêng Nam Bộ là 22.467 người.
Người Mạ có dân số 33.338 người thì cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng, ở Đồng
Nai thuộc Đông Nam Bộ chỉ có 2.482 người Mạ.

12


Người Khmer cư trú ở Sóc Trăng (350.000 người, chiếm 28,9% dân số
toàn tỉnh, 32,1% tổng số người Khmer cả nước), Trà Vinh (290.900 người,
chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh, 27,6% số người Khmer cả nước), An Giang,
Bạc Liêu, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tây Ninh..., với dân số 1.055.174 người.
Người Hoa cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh (428.576 người), Vĩnh Long, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu..., với dân số 862.371
người, riêng Nam Bộ là khoảng 800 ngàn người. Người Chăm có dân số
132.873 người, cư trú chủ yếu Nam Trung Bộ, nhưng ở An Giang (12.435
người), thành phố Hồ Chí Minh (5.192 người), Tây Ninh, Đồng Nai, Bình
Phước, Kiên Giang, Bình Dương... thuộc địa bàn Nam Bộ cũng có 24.288
người Chăm.
Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người. Tuy nhiên, chủ thể văn
hoá chính của toàn vùng vẫn là người Việt, tộc người đa số mà dân số ở riêng
Nam Bộ lên đến hơn 26 triệu người, chiếm 90,9% dân số của vùng.
1.3.

Đặc trưng văn hóa Nam Bộ
Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và là một vùng đất đa

tộc người, văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng
sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer,
người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Xét về mức độ, những đặc trưng chủ
đạo này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hoá Nam Bộ. Bởi vì mặc dù
đặc trưng đồng bằng sông nước cũng có mặt trong các vùng văn hoá đồng
bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng chỉ ở Nam Bộ yếu tố sông nước mới nổi
lên thành một đặc trưng chủ đạo, chi phối toàn diện cuộc sống cũng như các
thành tố văn hoá của các cộng đồng cư dân. Và mặc dù các vùng văn hoá

đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đều có tiếp biến văn hoá của các tộc người
khác nhau, nhưng chỉ ở Nam Bộ văn hoá các tộc người thiểu số cộng cư mới
đủ sức khúc xạ văn hoá của cư dân Việt trong vùng đến mức làm cho nó trở
nên vừa quen vừa lạ đối với chính người Việt đến từ miền Bắc, miền Trung.
*Cách thức hoạt động sản xuất
13


Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư
dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng sông
nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các vùng miền
khác. Nhờ sông Cửu Long có tốc độ dâng nước và tốc độ dòng chảy thấp,
người ta không cần phải đắp đê ngăn lũ như ở đồng bằng sông Hồng, mà
ngược lại còn tận dụng nguồn nước này vào mùa lụt để đưa nước ngọt và phù
sa vào ruộng, rửa phèn ở vùng trũng, đánh bắt thuỷ sản, v.v. Không chỉ thế,
sông nước nơi đây còn là tiền đề phát triển các nghề buôn bán trên sông, vận
tải đường sông, v.v. Cho nên, không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại
hình và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông, lạch, kinh, rạch, xẻo,
ngọn, rọc, tắt, mương, rãnh, ao, hồ, đìa, hào, láng, vịnh, bàu...; nước lớn, nước
ròng, nước đứng, nước rông, nước rặc, nước lên, nước xuống, nước rút, nước
nổi, nước lụt, nước lềnh, nước cạn, nước xiết, nước xoáy, nước ngược, nước
xuôi... Sông nước đã trở thành một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá
nơi đây.
Trước hết, do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất
rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của
người Việt đã được phát huy ở mức tối đa: Nam Bộ sản xuất đến 50% lúa cả
nước, và góp phần chính yếu vào sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm trên 4
triệu tấn của cả nước. Nhiều thương hiệu lúa gạo của Nam Bộ rất nổi tiếng
trên thị trường trong và ngoài nước, như gạo Tài Nguyên, gạo Nàng
Hương Chợ Đào (Cần Đước, Long An), v.v.

Nam Bộ cũng là nơi sản xuất đến 70% trái cây cả nước. Các tỉnh miền
Đông có sầu riêng, mít, bưởi, măng cụt, vú sữa, chôm chôm... Long An có đặc
sản dưa hấu Long Trì, Bến Tre có cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm,
măng cụt, bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh, Vĩnh Long nổi tiếng khắp
Việt Nam với đặc sản bưởi Năm Roi, v.v..
Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước. Các tỉnh
miền Đông có cao su, điều, đậu phộng... Các tỉnh miền Tây có dừa, mía, đậu
14


phộng, thuốc lá, tiêu... Bến Tre có gần 40.000ha dừa, cho rất nhiều trái và
lượng dầu cao. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch tại
Mỏ Cày, Giồng Trôm. Diện tích trồng thuốc lá tập trung ở Mỏ Cày, nơi có
loại thuốc thơm nổi tiếng. Ngoài ra huyện Chợ Lách (Bến Tre) còn là nơi
trồng các loại hoa kiểng, bonsai nổi tiếng.
Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao quanh hai
phía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là cơ sở đề phát
triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Đánh bắt thuỷ sản
phát triển cả ở vùng đầu nguồn, vùng cửa sông và vùng biển. Chế biến thuỷ
sản rất phát triển ở TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phú Quốc. Nước mắm Phú
Quốc là một thương hiệu nổi tiếng cả nước và quốc tế. Ngoài ra, do tôm cá
dồi dào nên Nam Bộ cũng là nơi có nhiều sân chim nhất trong cả nước.
Các nghề thủ công truyền thống cũng khá phát triển. Bình Dương là
nơi có nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân điêu khắc gỗ, làm đồ
gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và
điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã
xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực. Bến Tre có làng nghề chế
biến các sản phẩm từ dừa và mật ong trên cồn Phụng thuộc huyện Châu
Thành, v.v.
Người Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước trên đất giồng

và vùng chân giồng, nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước và
các loại hoa màu, hoặc vùng đất giữa các giồng chính và giồng nhánh, nơi có
đất tốt có thể trồng liên tục các loại lúa, khoai lang, bắp, dưa hấu, rau đậu.
Bên cạnh việc trồng lúa nước, người Khmer còn trồng hoa màu trên đất rẫy.
Ở vùng ven sông biển, người Khmer cũng làm nghề đánh bắt cá mà chủ yếu
là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật và ngư cụ giống như người Việt. Nghề chăn
nuôi nhìn chung còn gắn với nông nghiệp, mặc dù đã hình thành được những
đàn bò, trâu, vịt tàu... khá lớn. Các nghề thủ công đan mây tre, đan đệm, dệt
chiếu rất phổ biến. Nghề dệt và làm gốm còn duy trì ở An Giang, Kiên Giang.
15


Người Hoa ở nông thôn Nam Bộ chủ yếu làm các nghề nông, nghề
rừng, nghề cá, nghề muối, nghề sắt. Người Hoa ở vùng đô thị thì hoạt động
kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,
vận tải. Thời Pháp thuộc, người Hoa nắm độc quyền vận chuyển hàng hoá từ
miền Tây về Sài Gòn - Chợ Lớn, từ Sài Gòn - Chợ Lớn lên cao nguyên, độc
quyền thu mua xay xát lúa gạo dành cho xuất khẩu, và độc quyền mua bán
hàng hoá với Miên và Lào. Dù ở thời kỳ nào, các cộng đồng người Hoa ở
Nam Bộ cũng nỗ lực duy trì sự bền vững về kinh tế cũng như bản sắc văn hoá
riêng.
Người Chăm Nam Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng, buôn
bán, dệt vải. Ở An Giang, có nghề dệt sarong (xà-rông), dệt kama (khăn tắm,
khăn rằn), thêu khăn, đan lưới... của phụ nữ Chăm, phục vụ nhu cầu ăn mặc
theo truyền thống của người Chăm và dùng để trao đổi trong vùng.
Ở miền Đông Nam Bộ, hoạt động kinh tế của người Stiêng chủ yếu là
làm nương rẫy trồng lúa, và làm một ít ruộng nước. Săn câu lượm hái là
ngành kinh tế phụ, rất thiết thực vào mùa giáp hạt. Nghề thủ công có đan lát,
làm đồ gốm, dệt vải. Hoạt động kinh tế của người Chrau chủ yếu là
làm nương rẫy. Săn câu lượm hái vẫn còn giữ vị trí nhất định trong đời sống

hằng ngày. Nghề thủ công kém phát triển, chỉ có một ít nghề phụ gia đình như
đan, rèn, mộc.
*Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền
Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng theo truyền thống
để tổ chức quần cư thành làng ấp. Tuy nhiên, về nội dung và hình thức, làng
ấp của người Việt Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằng
Bắc Bộ và Trung Bộ. Về nội dung, làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một
tập hợp cư dân đến từ nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn bó với nhau
không phải do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là do quan hệ láng giềng. Tập
hợp cư dân của mỗi làng ấp cũng thường xuyên biến động hơn, kẻ đến người
16


đi đổi chỗ cho nhau, nên không có sự phân biệt đáng kể giữa dân chính cư với
dân ngụ cư.
Về hình thức, để tiện việc đi lại, làng ấp ở Nam Bộ thường hình thành
dọc theo kinh rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre làng đóng kín. Do đó, tính cố
kết cộng đồng của làng ấp Nam Bộ lỏng lẻo hơn làng quê ở đồng bằng Bắc
Bộ và Trung Bộ.
Người Khmer Nam Bộ theo chế độ gia đình song hệ nhưng đang trong
xu hướng chuyển sang phụ hệ. Hình thức gia đình chủ yếu là tiểu gia đình,
mặc dù vẫn còn tồn tại các đại gia đình gồm 3, 4 thế hệ sống chung trong các
phum nhỏ. Các gia đình trong phum là những đơn vị kinh tế độc lập, có ruộng
đất, tài sản, sinh hoạt và sản xuất riêng. Cũng như làng ấp của người Việt
Nam Bộ, sóc của người Khmer Nam Bộ không có sự phân biệt đáng kể giữa
dân chính cư và dân ngụ cư.
Người Hoa ở Nam Bộ theo chế độ gia đình phụ hệ và cố gắng duy trì
hình thức đại gia đình, mặc dù hình thức tiểu gia đình đã phổ biến. Trong
quan hệ với người Việt, người Hoa di cư không tự coi mình là "dân tộc thiểu
số", và vẫn nuôi dưỡng lòng tự hào của một dân tộc văn minh. Tính biệt lập

và khép kín là đặc điểm nổi bật nơi các cộng đồng người Hoa di cư, nhất là
người Hoa ở vùng đô thị. Còn người Hoa ở nông thôn thì quan hệ mật thiết
hơn với các cư dân sở tại.
Người Chăm Nam Bộ do hầu hết theo đạo Hồi nên chế độ gia đình
thiên về phụ hệ, mặc dù chế độ mẫu hệ cổ truyền vẫn còn được bảo lưu. Hình
thức tổ chức xã hội cổ truyền là các palay cũng đã chuyển hoá thành
các jammaah là hình thức tổ chức cộng đồng cơ sở tập hợp những gia đình cư
trú quây quần bên cạnh các thánh đường Hồi giáo (masjid, surau).
Người Stiêng ở Đông Nam Bộ thì theo chế độ gia đình phụ hệ, hình
thức đại gia đình là chủ yếu, nhưng đã xuất hiện nhiều tiểu gia đình. Mỗi đại

17


gia đình cư trú trong một nhà sàn dài. Một số nhà không cố định hợp thành
một buôn (Stiêng: bon, poh, văng, wăng, sóc).
*Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp
gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi
sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây chính là vùng đất
phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
Tiếp nối truyền thống của người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung
Bộ, người Việt Nam Bộ cũng dành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín
ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên. Chùa chiền có mặt ở khắp đồng
bằng, đặc biệt là những vùng đồi núi sót, có sơn thuỷ hữu tình. Đạo Phật kết
hợp với đạo Lão, đạo Khổng,đạo Kitô, đạo Thánh Mẫu, là cơ sở hình
thành đạo Cao Đài trên vùng đất Nam Bộ. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao
Đài. Hiện đạo Cao Đài có 2,7 triệu tín đồ. Đạo Phật cũng là cơ sở hình
thành đạo Hoà Hảo ở An Giang. Hiện đạo này có khoảng 2 triệu tín đồ. Các
tôn giáo trên cũng là cơ sở làm hình thành nhiều "đạo" khác ở Nam Bộ.

Những "đạo" này tuy ít tín đồ nhưng cũng góp phần giải quyết nhu cầu tâm
linh của cư dân trên vùng đất mới trong lúc các tôn giáo lớn chưa phát triển
trong vùng: Bà Rịa - Vũng Tàu có đạo Ông Trần ở xã Long Sơn, thành phố
Vũng Tàu; Bến Tre có đạo Dừa trên cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện
Châu Thành, v.v. Ngoài ra, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành cũng có đông tín
đồ. Bên cạnh đó, họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ ở núi
Sam, thờ cúng Thành hoàng ở các đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng
ven biển.
Phong tục của người Việt Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng
Trung và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục
của người Khmer, người Hoa. Chẳng hạn, hầu hết người Việt Nam Bộ vẫn giữ
tập quán giẫy mã vào ngày 25 tháng Chạp trước khi làm lễ đón ông bà vào
ngày 30 tháng Chạp âm lịch, nhưng một bộ phận người Việt Nam Bộ cũng
18


theo tập quán tảo mộ vào tiết Thanh minh tháng Ba âm lịch giống như người
Hoa. Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với người
Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc,
chuộng sự bình đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải,
đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp,
trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả láng, v.v.
Tương ứng với với sự phong phú về cách thức hoạt động sản xuất và về
tín ngưỡng, lễ hội của người Việt Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm cả bốn
loại hình lễ hội chủ yếu ở Việt Nam: lễ hội nông nghiệp - ngư nghiệp; lễ hội
tưởng niệm danh nhân - anh hùng dân tộc; lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo; và
hỗn hợp. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội bắt nguồn từ
Trung Bộ.
Người Khmer Nam Bộ theo đạo Phật Tiểu thừa Theravada, một tôn
giáo mới du nhập từ thế kỷ XIII nhưng đã thay thế đạo Bà La Môn, chi phối

rất sâu sắc đời sống của người Khmer. Đối với người Khmer, Phật là chỗ dựa
tinh thần vững chắc nhất, là đấng thiêng liêng nhất, còn sư sãi là những người
thay Đức Phật để hoằng hóa độ sinh, vì vậy rất được mọi người tôn kính. Bên
cạnh đạo Phật, người Khmer vẫn duy trì tín ngưỡng thờ Neak tà là các nam
thần bảo hộ con người và đất đai trong một khu vực, dưới hình tượng là
những viên đá cuội bóng láng. Còn tín ngưỡng thờ Arăk là bà tổ dòng họ mẫu
hệ, bảo hộ gia đình, nhà, khu đất, rừng, vốn phổ biến dưới thời Pháp thuộc, thì
nay đã hiếm thấy.
Các lễ hội của người Khmer bao gồm hai loại chính là lễ hội nông
nghiệp - ngư nghiệp và lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo. Theo truyền thống, người
Khmer phân chia lễ hội của mình thành hai loại là lễ hội văn hoá - lịch sử
(pithi) và lễ hội có màu sắc Phật giáo (bon). Các lễ hội văn hoá - lịch sử bao
gồm lễ Tết (pithi Chôl Chnam Thmây, 14-15-16/4 dương lịch), lễ cúng tổ tiên
(pithi Sen Đônta, 29/8-1/9 âm lịch Khmer), lễ cúng trăng (pithi Sâm Peak
Preach Khe, còn gọi là lễ đút cốm dẹp - Âk Âmbok, 15/10 âm lịch),... Các lễ
19


hội có màu sắc Phật giáo bao gồm lễ Phật đản (bon Pisakh Bâuchea), lễ nhập
hạ (bon Châul Vâssa), lễ cầu phước (bon Đa), lễ hội linh (bon Pchum Bôn), lễ
tang (bon Sôp).... Ngoài ra, người Khmer còn có các nghi lễ vòng đời như lễ
cắt tóc (đầy tháng), lễ giáp tuổi (12 tuổi), lễ đi tu cho nam giới, lễ cưới, lễ
chúc thọ, và lễ tang dùng hình thức hoả táng.
Người Hoa ở Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ
cúng tổ tiên. Hệ thống thần thánh của người Hoa rất phong phú và phức tạp.
Các thần thánh được cộng đồng thờ cúng gồm Bà Thiên Hậu, Quan Thánh
Đế Quân, Ngọc Hoàng, Ông Bổn, Khổng Tử... Bên cạnh đó là hàng chục vị
thần của các địa phương. Trong gia đình, người Hoa thờ các vị thần bảo hộ
gia đình: Thiên Quan Tứ Phước, Môn Thần, Thổ Địa Bản Gia, Táo Quân,
Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, Quan Âm Bồ

Tát, Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, tổ tiên, tổ sư.
Một số người Hoa cũng theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành.
Vì vậy, người Hoa có rất nhiều lễ hội: Tết Nguyên đán 1/1 âm lịch, vía Ngọc
Hoàng 9/1, vía Quan Công 13/1, tết Thượng nguyên 15/1, ngày Hàn thực 3/3,
vía Ông Bổn 15/3, tiết Thanh minh tháng 3, vía Bà Thiên Hậu 23/3, lễ tế
Khổng Tử và 72 tiên nho, tết Đoan ngọ 5/5, ngày cúng cô hồn 15/7, tết Trung
thu 15/8, ngày Hạ nguyên 15/10, tiết Đông chí 15/11; chưa kể các nghi lễ
vòng đời.
Người Chăm Nam Bộ hầu hết đều theo đạo Hồi (Islam), tôn
thờ Thượng đế Allah và lấy Kinh Qur'an làm kim chỉ nam cho hoạt động tín
ngưỡng của mình. Các lễ hội truyền thống của người Chăm Nam Bộ chủ yếu
là lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo: lễ Tolakbala vào ngày Thứ tư tuần cuối tháng
Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm
ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3), lễ
Raya Iadil Fitrah vào ngày cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9).
Các nghi lễ vòng đời gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh (cha kak buk),
20


lễ thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) ở bộ phận sinh dục khi con trai và
con gái đến 15 tuổi, hôn lễ, và tang lễ dùng hình thức địa táng.
Người Stiêng, người Chrau thì vẫn bảo tồn tín ngưỡng vạn vật hữu linh,
phong tục và lễ hội gần gũi với các tộc người nói tiếng Mon-Khmer ở Tây
Nguyên.
*Văn học, nghệ thuật
Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Đó là
các truyện dân gian phản ánh sự nghiệp khai phá đất đai, gắn liền với những
danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử. Đó là kho tàng ca dao và dân ca với
các điệu hò, điệu lý, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao, hát sắc bùa,
hát thài, hát rối, hát vọng cổ, hát tài tử, v.v. Đặc biệt, hát vọng cổ và hát tài

tử rất được người Nam Bộ ưa thích. Ngoài ra, Nam Bộ còn có một số thể loại
văn học dân gian đặc sắc khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ. Đây là loại hình tự
sự dân gian khá phổ biến, nó thông tin nhanh những nỗi niềm, tâm sự. Trong
đó, vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè Chàng Lía, vè
Trịnh Hâm, vè thầy Thông Chánh... Truyện thơ và hình thức diễn xướng nói
thơ cũng là một hoạt động văn nghệ dân gian phổ biến tại Nam Bộ, với các
truyện thơ nổi tiếng như Lục Vân Tiên, Phạm Công - Cúc Hoa, Thạch Sanh Lý Thông, Hậu Vân Tiên... Ca nhạc tài tử phát sinh từ Gia Định rồi lan đến
các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuật cải lương là
loại hình sân khấu mới ra đời tại Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX. Trên cơ sở khai
thác đặc điểm ngữ âm Nam Bộ và những thành tựu của ca nhạc, sân khấu dân
gian và ca nhạc tài tử Nam Bộ, cùng với sự tiếp biến loại hình sân khấu kịch
nói phương Tây, cải lương đã nhanh chóng trở thành một trong ba loại hình
sân khấu dân tộc phổ biến ở Việt Nam.
Người Khmer Nam Bộ có một kho tàng văn học dân gian rất phong
phú bao gồm nhiều thể loại như truyện cổ tích (rương prêng), thần thoại
(rương boran), tục ngữ (sopheaset), bài ca (châm riêng)..., và được chia làm
hai mảng lớn là văn xuôi (peak sâmrai) và văn vần (kâm nap). Người Khmer
21


Nam Bộ cũng có nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như múa, âm nhạc,
sân khấu, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, trang trí... Trong đó, nghệ thuật
múa được chú ý nhiều nhất, bao gồm múa dân gian và múa chuyên
nghiệp. Ram vong, lâm lêv và sarvan là ba điệu múa dân gian phổ thông nhất,
hầu như bất cứ người Khmer nào cũng biết. Ngoài ra là các điệu múa con sáo
(sarikakev), múa trống chhayam, múa đám cưới, múa đám tang, múa cúng
Neak Ta và cầu Arăk... Âm nhạc bao gồm nhạc sân khấu và nhạc dân gian.
Nhạc cụ rất đa dạng, trong đó tiêu biểu là dàn nhạc gõ (phlêng pinpeat),
thường được sử dụng trong những lễ nghi của Phật giáo, đám tang, đám cưới
và các lễ hội dân gian. Tiêu biểu nhất trong loại hình nghệ thuật sân khấu là

kịch hát Rôbam và kịch hát Yukê. Chùa chiền của người Khmer Nam Bộ có
kiến trúc rất độc đáo, là nơi thể hiện những thành tựu nổi bật về kiến trúc,
điêu khắc, hội họa và hoa văn trang trí của người Khmer. Các ngôi chùa
không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trung tâm giáo dục, trung tâm văn
nghệ, trung tâm hội họp, trung tâm lễ hội của cộng đồng.
Người Hoa ở Nam Bộ có nền văn học, nghệ thuật rất phát triển, gồm đủ
các bộ môn: văn học, âm nhạc truyền thống, tân nhạc, ca kịch, hí kịch, múa
hầu, múa lân - sư - rồng, tạp kỹ, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thư pháp, tranh
kiếng, v.v. Những nơi thờ phụng công cộng của người Hoa như các hội quán,
miếu, đình, đền, chùa, nhà thờ, đều có lối kiến trúc và điêu khắc cổ kính, đặc
thù. Những nơi thờ phụng công cộng này không chỉ là trung tâm tín ngưỡng
mà còn là trung tâm văn hoá, giáo dục của cộng đồng, nơi giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hoá nghệ thuật của người Hoa. Riêng Sài Gòn - Chợ Lớn đã
có trên 20 nơi thờ phụng công cộng như vậy: các hội quán Minh Hương Gia
Thạnh (xây dựng năm 1789), Nghĩa Nhuận, Lệ Châu (Minh Hương - Chợ
Lớn), Tuệ Thành (Quảng Đông - Chợ Lớn, xây dựng năm 1796), Quảng Triệu
(Quảng Đông - Sài Gòn), Hà Chương, Ôn Lăng, Tam Sơn (Phúc Kiến - Chợ
Lớn), Nghĩa An (Triều Châu - Chợ Lớn), Quỳnh Phù (Hải Nam - Chợ Lớn),

22


Quần Tân (Hẹ - Gò Vấp); các miếu Thất Phủ (7 bang - Chợ Lớn), Phúc Ân,
Tịnh Tâm (tín đồ Tin Lành Hoa), v.v..
Tiếng Hoa và chữ Hán, phương tiện truyền lưu văn hoá và nối kết các
cộng đồng người Hoa, vẫn được giảng dạy ở các trường lớp nơi có người Hoa
cư trú tập trung, mà nhiều nhất là ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhiều người Hoa cư
trú lâu đời ở Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc, góp phần không nhỏ
vào việc phát triển trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam:
Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Trần Đại Định, Mạc Cửu, Mạc

Thiên Tứ, Võ Trường Toản, Gia Định tam gia (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang
Định, Ngô Nhân Tĩnh), Gia Định tam hùng (Đỗ Thành Nhân, Võ Tánh, Châu
Văn Tiếp),... Người Việt Nam Bộ tiếp thu Nho giáo và học thuật của Trung
Hoa, một phần cũng là nhờ sự vai trò cầu nối của những trí thức Minh Hương
và trí thức người Hoa Nam Bộ.
Người Chăm Nam Bộ có các hoạt động văn nghệ như ca, múa, kịch...
Tuy bị câu thúc bởi đạo Hồi nhưng các hoạt động này vẫn được cộng đồng
ủng hộ trong những dịp lễ hội. Thành tựu nổi bật nhất về nghệ thuật của
người Chăm Nam Bộ là các thánh đường lớn với lối kiến trúc và trang trí rất
độc đáo, đặc thù. Người Chăm Nam Bộ có chữ víết riêng là chữ Chăm
Melayu do người Chăm Nam Bộ xây dựng dựa trên chữ Ả Rập và chữ Jawi
của người Melayu ở Đông Nam Á, dùng để trao đổi trong cộng đồng và tìm
hiểu đạo Hồi. Các tộc người Stiêng, Chrau đều có nền văn học dân gian riêng,
và có hệ thống chữ viếtđược xây dựng theo mẫu tự La Tinh nhưng chưa được
triển khai, phổ biến.
*Cách thức ăn, mặc, ở, đi lại
Ẩm thực của người Việt Nam Bộ cũng theo truyền thống bảo đảm cân
bằng âm dương và theo quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc của người
Việt nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý đặc thù và giao lưu tiếp biến
văn hoá, cơ cấu bữa ăn thông thường của người Việt nơi đây đã được điều
chỉnh thành cơm - canh - rau - tôm cá. Để cân bằng với khí hậu nóng nực,
23


người Việt nơi đây rất chuộng ăn canh, và do tiếp biến các món canh chua của
người Khmer, nên các món canh chua Nam Bộ cực kỳ phong phú. Do nguồn
thuỷ sản dồi dào, thành phần thuỷ sản như cá, tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò,
ốc, hến, lươn... giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Cũng do môi
trường lắm tôm cá, nên các loại mắm nơi đây phong phú hơn hẳn các vùng
miền khác: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm tôm chua, mắm rươi,

mắm còng, mắm ba khía, mắm ruốc, mắm nêm... Cách chế biến cũng rất đa
dạng và đặc sắc: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm, bún mắm... Từ
các nguồn nguyên liệu thuỷ sản này kết hợp với các loại rau trái phong phú,
người Nam Bộ đã sử dụng các kỹ thuật nấu nướng khác nhau như nướng, hấp,
chưng, luộc, kho, xào, khô, mắm... để chế biến ra các loại món ăn khác nhau
với những hương vị độc đáo.
Bên cạnh đó, mỗi địa phương lại có những đặc sản nổi tiếng của mình.
Tây Ninh có bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng Trảng Bàng... Long An có
rượu đế nếp Gò Đen... Đồng Tháp có bánh phồng tôm Sa Giang, nem Lai
Vung, quýt hồng Lai Vung, chuột đồng Cao Lãnh, sen... Cà Mau có mắm lóc
U Minh, ba khía Rạch Gốc (Ngọc Hiển), sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), tôm
khô Bãi Háp (Năm Căn), v.v…
Người Khmer Nam Bộ cũng có cơ cấu bữa ăn thông thường là cơm canh - rau - tôm cá, với các món ăn đặc trưng như mắm prahoc, canh sòm lo
ko kô, bún sòm lo mun mờ chat... Mắm prahoc (người Việt gọi là mắm bò
hóc) được làm bằng nhiều loại cá, cách làm rất công phu và tốn thời gian
(khoảng hơn 4 tháng). Bên cạnh đó còn có các loại mắm pro ot (bò ót), ơng
pa, pơ ling làm bằng tép mồng, tép bạc, và một loại mắm chua rất ngon có tên
là pha ơk (mắm chao). Khi ăn người ta trộn với đu đủ xanh thái nhỏ, củ gừng,
củ riềng, ớt, chuối chát xắt mỏng. Canh sòm lo ko kô (canh sim lo) thì có cách
nấu rất công phu, phải dùng thịt, cá tươi nấu với rau ngổ, chuối rém, hoặc trái
đu đủ non và nêm bằng mắm prahoc. Đây là món canh phổ thông được dùng
ở nhiều nơi. Món bún sòm lo mun mờ chat (bún nước lèo) thì cả người Khmer
24


và người Việt đều có và ưa thích. Ngoài ra, người Khmer còn có món canh
vừa chua vừa cay vừa béo gọi là sòm lo mò chu được nấu với cơm mẻ rất đặc
sắc, hoặc thêm trái chuối xiêm còn xanh và một ít mắm prahoc gọi là sòm lo
mò chu pha le rất ngon.
Người Chăm Nam Bộ theo Hồi giáo có những món ăn riêng phù hợp

với đạo Hồi, gọi là các món halal. Họ được ăn thịt, nhưng phải là các loại thịt
do chính người Chăm Hồi giáo cắt tiết, đọc kinh. Riêng thịt heo, thịt chó, thịt
của những con vật tự nhiên ngã ra chết hoặc bị giết bằng cách xiết cổ, đập
đầu, bị ngã, bị húc, bị mãnh thú xé xác, thì không được phép dùng. Trong
tháng chay nhịn Ramadan, người Chăm Hồi giáo phải giữ mình trong sạch và
phải chịu thử thách bằng cách nhịn mọi thứ vào ban ngày và chỉ được phép
ăn, uống, hút thuốc vào ban đêm.
Về trang phục, do sống trong môi trường sông nước, người dân Nam
Bộ có những trang phục phù hợp với ngoại cảnh lại mang đậm nét đẹp riêng
của dân tộc mình.
Người Việt ở Nam Bộ, cả nam và nữ, rất thích chiếc áo bà ba và chiếc
khăn rằn. Chiếc áo bà ba gọn nhẹ rất tiện dụng khi chèo ghe, bơi xuồng, lội
đồng, tát mương, tát đìa, cắm câu giăng lưới, và có túi để có thể đựng một vài
vật dụng cần thiết. Chiếc khăn rằn được dùng để che đầu, lau mồ hôi, và có
thể dùng quấn ngang người để thay quần.
Trang phục thường nhật của nam giới người Khmer Nam Bộ cũng là bộ
bà ba đen, quấn khăn rằn. Ngày nay các loại trên ít thấy, có khả chăng chỉ
trên sân khấu cổ truyền mà thôi. Thường nhật hiện nay, trang phục của người
Khmer giống với người Việt ở địa phương. Trong lễ tết, họ lại mặc loại áo dài
giống người Chăm.
Người Chăm Nam Bộ cũng sử dụng những trang phục dân tộc nhưng
có tiếp nhận ảnh hưởng trang phục của các tộc người cộng cư. Phụ nữ Chăm

25


×