Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận Maketing và Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.17 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nền sản xuất hàng hóa đã phát triển với trình độ cao - nền kinh tế tri thức gắn
quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Chính việc quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã tạo xu thế phát triển của nền kinh tế thế
giới ngày càng cạnh tranh gay gắt về quy mô, cường độ, phạm vi rộng hơn và sâu
hơn; xuất hiện liên tục những kỹ thuật mới và thị trường mới.
Trong hoàn cảnh phát triển kinh tế như thế, một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển phải tiến hành huy động mọi nguồn lực. Đồng thời, điều hành tổng
hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Thông qua chiến lược
marketing, doanh nghiệp có thể phát huy nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn
trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh; tăng cường khả năng cạnh tranh
giữa những quốc gia và các nhà sản xuất hàng hoá; chi phối quan hệ cung cầu
nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ trên thị trường có lợi nhất. Điều này
buộc các doanh nghiệp thay đổi về tư duy chiến lược, về cách thức kinh doanh,
hướng tới khách hàng… Và marketing chính là yếu tố cần thiết của chiến lược kinh
doanh, là chất xúc tác mạnh mẽ, là chìa khóa vàng cho sự phát triển, thành công
của một doanh nghiệp, một địa phương, một quốc gia. Hơn nữa, marketing hiện
đại còn bao gồm các hoạt động tính toán, suy nghĩ, ý đồ từ trước khi sản phẩm ra
đời đến hoạt động tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng... Nó trở thành giao điểm của
nhiều quá trình kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, thể thao, quốc phòng... Nó có
mặt và len lỏi trong tất cả ngõ ngách của cuộc sống xã hội. Do vậy, Marketing trở
thành môn học không thể thiếu được đối với sinh viên ngành kinh tế và cả các
doanh nghiệp kinh doanh.
Qua những gì đã học về marketing nhóm 2 quyết định chọn đề tài:
“……….”làm tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận của nhóm chia thành 4 phần
chương:
Phần 1: Tổng quan về marketing.
1



Qua những gì đã học về marketing nhóm 2 quyết định chọn đề tài:
“……….”làm tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận của nhóm chia thành 4 phần
chương:
Phần 1: Tổng quan về marketing.
Phần 2: Sản phẩm có nhu cầu thụ đông.
Phần 3: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá.
Phần 4: Giải đáp tình huống.

2


PHẦN I: TỔNG QUAN MARKETING
“Marketing là môn khoa học và nghệ thuật lựa chọn thị trường mục tiêu và xây
dựng mối quan hệ sinh lợi với chúng . Mục đích của chuyên gia marketing là tìm
kiếm , thu hút giữ chân và phát triển các khách hang và mục tiêu bằng việc tạo
dựng và mang lại cho khách hàng “
Philip Kotler
Sự ra đời và phát triển marketing .
Ra đời trong nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa nhầm giải quyết mâu thuẩn
giữa cung và cầu . Xuất phát từ Mỹ , có nhu cầu truyền bá sang các nước khác .
Là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
và được khái quát hóa , nâng lên thánh lí luận khoa học .
Tư duy kinh doanh “ Bán cái mà khách hàng cần” , “ Bán cái mà mình có sẵn “
Phát hiện nhu cầu - sản xuất ra sản phẩm – bán - dịch vụ hậu mãi . Triết lý sản xuất
: người tiêu dung sẽ thích những sản phẩm có sẵn để dùng và được phân phối
rộng rãi với giá thấp . Quản trị marketing đẩy mạnh sản xuất và phân phối sản
phẩm . Triết lý sản phẩm người tiêu dung và thích những sản phẩm có chất lượng
tốt , kiểu dáng độc đáo , quản trị marketing tốt cần có những sản phẩm cải tiến
lien tục . Triết lý bán hàng : người tiêu dung sẽ không mua hết các sản phẩm nếu

doanh nghiệp các nổ lực bán hàng và khuyến mãi mạnh .
Vậy theo các bạn marketing là gì ???
Marketing được chia làm nhiều nghĩa khác nhau.
*Marketing theo nghĩa rộng
Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao
đổi nào nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người .
Khi ứng dụng của marketing mở rộng , vượt khỏi ranh giới truyền thông của
nhũng tổ chức vì lợi nhuận , ta thấy có nhiều kiểu marketing phi truyền thống chủ
yếu như sau:
3








Marketing cho cá nhân ( person marketing )
Marketing địa điểm ( place marketing )
Marketing xã hội (cause marketing )
Marketing sự kiện ( event marketing )
Marketing cho tổ chức phi lợi nhuận ( non- profit organization marketing )

*Marketing theo nghĩa hẹp .
Marketing theo nghĩa rộng ở phần trên đề cập đến vai trò của marketing trong
một hệ thống - một xã hội rộng lớn . Tổ chức này có thể là một công ty hoặc một
tổ chức phi lợi nhuận . Như vậy chúng ta cần định nghĩa marketing theo nghĩa hẹp
hơn . Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu :
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

“ Marketing là tiến trình mang tính quản trị và xã hội, qua đó các cá nhân và tổ
chức có thể đạt đc như cầu và ước muốn thông qua việc tạo dựng và trao đổi sản
phẩm và giá trị với cá nhân/tổ chức khác”
“Marketing là quy trình mà qua đó , công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây
dựng mối quan hệ với họ để giành lấy giá trị từ khách hàng”
“ Marketing là quản trị mối quan hệ sinh lợi với khách hang”
Philip Kotler ( cha đẻ của marketing hiện đại )
Marketing là một hoạt động diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta , nhiều khi
những việc chúng ta thực hiện cũng là đang hoạt động marketing . Vì thế có thể
hiệu đơn giản và dễ hiểu hơn : marketing là cầu nối đưa khách hàng đến với chúng
ta , muốn giữ chân được khách hàng thì chung ta phải làm ra chiếc cầu thật đẹp
và chắc chắn không chỉ là giữ chân được khách hàng mà còn thu hút được những
khách hàng mới .

PHẦN II: SẢN PHẨM CÓ NHU CẦU THỤ
ĐỘNG
4


Marketing là toàn bộ các hoạt động.nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn.của
khách hàng thông qua trao đổi. Sản phẩm, dịch vụ là những.thứ gì có thể đưa hoạt
động hay lợi.vào thị trường để ích được cung ứng.thu hút sự chú ý, nhằm thỏa
mãn một.mua sắm, sử dụng nhu cầu, mong.nhằm thỏa mãn một nhóm nào đó.
Tuỳ theo nội dung từng môn học mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc
độ khác nhau..Theo Mác: " Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để
phục vụ cho việc làm thoả mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị
trường". Theo quan niệm của môn học Marketing: "Sản phẩm là bất cứ thứ gì có
thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng".

* Cấu trúc của sản phẩm

Phần lớn các sản phẩm được cấu trức ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phẩm
chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn.

Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng
mua. Chẳng hạn đối với một chiếc áo đi mưa, khách hàng mua “sự khô ráo”; đối
với một lọ nước hoa, khách hàng mua “một niềm hy vọng”; đối với một chuyến du
lịch thiên nhiên, khách hàng mua “sự thư giãn và bầu không khí trong lành”. Nhà
kinh doanh phải xem mình là người cung ứng lợi ích.
Nhà kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng
cơ bản của sản phẩm đó. Vì thế một khách sạn phải là một tòa nhà có các phòng
để cho thuê. Tương tự như vậy, ta có thể nhận ra những sản phẩm khác như một
chiếc ôtô, một lần khám bệnh, một buổi hòa nhạc,...
Tiếp theo, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập
hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận
khi họ mua sản phẩm đó. Ví dụ, khách đến khách sạn mong có được một cái
giường sach sẽ, xà phòng và khăn tắm, điện thoại, tủ để quần áo và một mức độ
yên tĩnh tương đối. Vì đa số các khách sạn đều có thể đáp ứng được mong muốn
tối thiểu này, nên khách du lịch không thiên vị đối với khách sạn nào mà sẽ vào bất
kỳ khách sạn nào thuận tiện nhất.
5


Mức độ thứ tư, nhà kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức
là một sản phẩm bao gồm cả những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm
của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ khách sạn có
thể hoàn thiện thêm sản phẩm của mình bằng cách trang bị máy thu hình, bổ sung
dầu gội đầu và hoa tươi, dịch vụ đăng ký và trả phòng nhanh chóng,...
Ở các nước phát triển ngày nay cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở mức độ hoàn thiện
sản phẩm. Theo Levitt, cuộc cạnh tranh mới không phải là giữa những gì các công
ty sản xuất ra, mà là giữa những thứ họ bổ sung cho sản phẩm của mình dưới hình

thức bao bì, dịch vụ, quảng cáo, tư vấn cho khách hàng, tài trợ, thỏa thuận giao
hàng, lưu kho và những thứ khác mà mọi người coi trọng.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm kéo theo việc tiêu tốn thêm chi phí của nhà
kinh doanh. Cho nên nhà kinh doanh cần phải cân nhắc liệu khách hàng có chấp
nhận trả thêm tiền để nhận đượüc sản phẩm hoàn thiện và doanh nghiệp trang
trãi được chi phí phụ thêm không. Hơn nữa, những lợi ích hoàn thiện thêm sẽ
nhanh chóng trở thành lợi ích mong đợi. Các khách nghỉ tại khách sạn đều mong
đợi có máy thu hình, dầu gội đầu và các tiện nghi khác. Vì thế, doanh nghiệp phải
tìm kiếm thêm những tính chất và lợi ích mới để bổ sung cho sản phẩm của mình.
Ngoài ra, trong khi các công ty nâng giá sản phẩm đã hoàn thiện của mình thì các
đối thủ cạnh tranh có thể trở lại bán sản phẩm ở mức cơ bản.
Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến
đổi mà sản phẩm đó có thể có được trong tương lai. Trong khi sản phẩm hoàn
thiện thể hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm
ẩn chỉ nêu ra hướng phát triển có thể của nó. Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm
kiếm những cách thức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản
phẩm của mình.

Như vậy, sản phẩm bao gồm nhiều thuộc tính cung ứng sự thỏa mãn nhu cầu khác
nhau của khách hàng. Hay nói cách khác, khi mua một sản phẩm người mua mong
muốn thỏa mãn cho cả một chuỗi nhu cầu, và các nhu cầu đó có quan hệ tác động
qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình quyết định mua của khách hàng.

6


Phân loại sản phẩm theo hình thức tồn tại
• Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình mang lại cho người dùng một ích lợi vật chất,
lợi ích tinh thần nào đó. Con người không thể cảm nhận dịch vụ thông qua các giác
quan như nghe, nhìn, nếm, ngửi, tiếp xúc. Điều này làm cho việc bán dịch vụ khó

khăn hơn.
• Hàng hóa là loại sản phẩm hữu hình mà con người có thể tiếp xúc thông qua
các giác quan để cảm nhận những yếu tố vật chất của nó.

** Sản phẩm có nhu cầu thụ động
_ Là các loại mà người dùng không hay nghĩ đến, hoặc không biết.
_ Là những sản phẩm/dịch vụ có nhu cầu rất thấp. Người tiêu dùng không mong
muốn sử dụng hoặc chỉ sử dụng khi thật sự có nhu cầu. Sản phẩm này thường chỉ
được quảng cáo qua báo chí hoặc chào hàng cá nhân.
_ Hầu hết các sản phẩm cải tiền mới mẻ đều không được tìm đến cho đền khi
người tiêu dung ý thức được về chúng thông qua quảng cáo. Sản phẩm không
thiết yếu còn gọi là sản phẩm không được tìm đến
Ví dụ như bảo hiểm tính mạng, từ điển Bách Khoa…v…v. Bán loại hàng hoá này
đòi hỏi nỗ lực Marketing lớn, đặc biệt là nỗ lực bán hàng cá nhân.
_Các loại hàng hoá khác nhau thì quá trình mua của khách hàng khác nhau. Người
bán cần nắm được quá trình mua của khách hàng để biết cách thuyết phục khách
hàng.

Vậy tại sao khách hàng lại ít cần đến những sản phẩm này??
Có thể người tiêu dùng trải qua một quá trình để dẫn đến việc họ quyết định
mua những sản phẩm nào , và vì sao họ muốn có chúng. Và công việc marketing
của chúng ta là giáo dục cho khách hàng biết được lý do họ cần sản phẩm của
mình, công dụng của sản phẩm, và vì sao sản phẩm của ta có giá trị đối với họ. Nếu
chúng ta không trả lời được những câu hỏi về marketing này, chúng ta cũng sẽ
7


mất đi những khách hàng tiềm năng của mình. Là người tiêu dùng, chúng ta không
chỉ bị thuyết phục bởi giá cả của sản phẩm, mà còn bởi những lợi ích mà sản phẩm
đó có thể đem lại cho mình. Nếu bạn nhận ra là việc bán hàng của mình đang gặp

khó khăn, có lẽ bạn sẽ muốn cân nhắc những lý do mà tôi sắp nêu ra sau đây, giải
thích tại sao mà người tiêu dùng không mua, và làm cách nào để công việc
marketing của bạn tốt hơn, theo cách mà sẽ biến những người tiêu dùng đó trở
thành khách hàng của bạn.
Những lý do làm cho sản phẩm của bạn có nhu cầu thụ động.






Họ không nhận biết được sản phẩm của bạn.
Họ không hiểu những lợi ích của sản phẩm.
Họ không cảm thấy sản phẩm của bạn có giá trị.
Họ cảm thấy sản phẩm không đáp ứng dược nhu cầu của mình.
Sản phẩm của bạn khó tiếp cận.

Để sản phẩm ít bị thụ động chúng ta nên nghiên cứu và đề ra những biện pháp
thiết thực và hiệu quả nhất để áp dụng nó.

*** Thí dụ
TỔNG CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ CHI TRẢ BẢO HIỂM 01 TỶ ĐỒNG CHO
KHÁCH HÀNG TẠI LONG AN
Vào ngày 16/10/2016, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đã chi trả quyền lợi bảo
hiểm cho một gia đình khách hàng bị tử vong tại Long An với số tiền 01 tỷ đồng.
Ông N.V.D, 51 tuổi tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, tham gia bảo hiểm nhân
thọ An Phát Trọn Đời của Bảo Việt Nhân thọ năm 2013. Sau hơn 3 năm, Tháng
9/2016, Ông D tử vong vì bệnh nhồi máu cơ tim. Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu
giải quyết quyền lợi bảo hiểm của gia đình khách hàng, Bảo Việt Nhân thọ đã
nhanh chóng làm thủ tục chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người thụ hưởng của

khách hàng với số tiền là 1 tỷ đồng. Tại thời điểm được chi trả, khách hàng đã
đóng phí 97,5 triệu đồng.
Vợ của khách hàng chia sẻ: “Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ gia đình tôi chỉ
nghĩ rằng đó sẽ là một khoản tích lũy cho chúng tôi an tâm lúc tuổi già. Chồng tôi
8


bị bệnh, qua đời rất bất ngờ, là sự mất mát lớn của gia đình. Được sự hỗ trợ tích
cực và sự quan tâm thăm hỏi và phục vụ chu đáo của Công ty Bảo Việt Nhân thọ
Long An, chúng tôi nhanh chóng nhận được quyền lợi bảo hiểm với giá trị lớn,
chúng tôi rất cám ơn.” Vợ của ông N.V.D cũng bày tỏ sự tin tưởng vào uy tín của
công ty Bảo Việt Nhân thọ và cho biết sẽ ký thêm các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
khác để tiếp tục có kế hoạch tài chính đảm bảo cho tương lai của các con cháu.
Đại diện Bảo Việt Nhân thọ chia sẻ: “Chúng tôi hiểu rằng không có gì bù đắp
được sự mất mát của gia đình, nhưng chúng tôi mong muốn gia đình sẽ sớm vượt
qua nỗi đau, ổn định cuộc sống, tiếp tục sống và thực hiện những mong ước, ước
nguyện của người đã khuất với giá trị quyền lợi bảo hiểm nhận được, cũng là món
quà của người thân để lại.”
Khác với các dịch vụ tài chính khác hiện nay, nhiều sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
vừa có tính bảo vệ, phòng ngừa rủi ro, vừa có tính tiết kiệm. Nếu rủi ro xảy ra,
người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận số tiền quyền lợi bảo hiểm giá trị. Nếu
may mắn không có rủi ro xảy ra thì hợp đồng bảo hiểm khi đáo hạn chính là khoản
tiền tiết kiệm của người tham gia. Yếu tố bảo vệ chính là điểm khác biệt cơ bản
nhất và đem lại nhiều lợi ít thiết thực nhất cho người tham gia bảo hiểm khi cân
nhắc lợi ích giữa mua bảo hiểm nhân thọ và các hình thức tích lũy khác.
Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, Bảo Việt Nhân thọ Long An đã chi trả 11
tỷ đồng quyền lợi đáo hạn hợp đồng cho 412 khách hàng, chi bồi thường 2,1 tỷ
cho 48 khách hàng. Trong 20 năm qua (1996-2016), Tổng Công ty Bảo Việt Nhân
thọ với 65 công ty thành viên trên khắp 63 tỉnh thành đã hoạch định và bảo vệ cho
hơn 5 triệu khách hàng, chi trả quyền lợi bảo hiểm và đáo hạn cho khách hàng với

tổng giá trị gần 30.000 tỷ đồng. Năm 2016, Bảo Việt Nhân thọ cũng được đánh giá
là công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín nhất Việt Nam (do Vietnam Report thực hiện
khảo sát). Năm 2015, Bảo Việt Nhân thọ cũng được ghi nhận là công ty bảo hiểm
nhân thọ tốt nhất Việt Nam. Bảo Việt Nhân thọ cũng đồng thời là doanh nghiệp
tiên phong trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, là doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ đầu tiên trên thị trường từ năm 1996.

GIẢI THÍCH
9


Ví dụ trên sử dụng hình thức marketing gián tiếp cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
vì công nghệ thong tin ngày càng phát triển , đọc báo điện tử phổ biến và rộng rãi
hơn nên các công ty bảo hiểm sử dụng marketing online để quảng cáo sản phẩm
của mình

PHẦN III: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH GIÁ
Giá là một trong 4 biến số quan trọng của marketing mix. Giá đóng vai trò quyết
định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công
ty giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường.
Định giá bán sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp vì nó tác động tới mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp:giá
bán cao tạo ra mức lợi nhuận lớn, giá bán thấp thì có thể gây thiệt hại cho doanh
nghiệp. Giá bán sản phẩm còn thể hiện trình độ tổ chức và quản lý các yếu tố sản
xuất của các nhà quản trị. Mặt khác, giá bán là thước đo thể hiện giá trị của sản
phẩm do vậy nó ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của chính doanh nghiệp trên
thương trường.
Chính vì vây, các quyết định về giá bán sản phẩm thường là những quyết định
chiến lược sống còn của doanh nghiệp và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố

10


khác nhau như nhân tố bên trong, bên ngoài, nhân tố tích cực, tiêu cực, nhân tố
định tính và định lượng….

Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến giá như:
*Mục tiêu của doanh nghiệp: đây không phải là nhân tố tác động trực tiếp song là
nhân tố tác động gián tiếp tới việc hình thành giá bán khác nhau. Các mục tiêu của
doanh nghiệp thường thể hiện trong từng giai đoạn khác nhau, có thể mục tiêu
trước mắt là lợi nhuận hay cạnh tranh với đối thủ hay có thể mục tiêu cuối cùng là
phi lợi nhuận hay lợi nhuận hoặc doanh nghiệp được hỗ trợ ngân sách hoạt động
hay tự chủ kinh phí.. Tất cả những mục tiêu đó đều ảnh hưởng đến giá bán sản
phẩm của doanh nghiệp.
*Chính sách marketing trong doanh nghiệp: đây là yếu tố quan trọng đến quyết
định định giá sản phẩm. Thông thường giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào
chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Chính sách bán hàng được thực hiện
thông qua một chuỗi các công việc từ khi quảng cáo thâm nhập thị trường, xây
dựng hệ thống phân phối bán hàng, bảo hành sau khi bán.
*Phí tổn (Chi phí sản xuất ra sản phẩm): Phí tổn tạo nền cho việc định giá sản
phẩm. Công ty muốn đề ra một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về sản
xuất, phân phối bán sản phẩm gồm cả một tỉ lệ lời hợp lý cho những nỗ lực và rủi
ro của mình.Công ty phải xem xét các loại phí tổn. nếu chi phí của công ty cao hơn
chi phí của các nhà cạnh tranh khi sản xuất và bán một sản phẩm tương đương,
công ty phải đề ra một mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc kiếm lời ít
hơn và phải ở vào một thế bất lợi về cạnh tranh. Phí tổn công ty gồm 2 loại:
Định phí là những chi phí không thay đổi theo khối lượng sản xuất hay doanh thu.
Các chi phí như tiền thuê mặt bằng, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cố định là
những chi phí cố định. Khi khối lượng sản xuất hay khối lượng bán tăng lên định
phí tính cho một đơn vị sản phẩm giảm xuống.

Biến phí là những chi phí thay đổi trực tiếp theo khối lượng sản xuất. khi khối
lượng sản xuất tăng tổng biến phí sẽ tăng theo. biến phí tính cho một đơn vị sản
phẩm thì không thay đổi.
11


Tổng phí tổn: Bao gồm cả định phí lẫn biến phí. cấp điều hành muốn đề ra một
mức giá ít nhất sẽ trang trải được cho tổng chi phí ở một mức độ sản xuất nhất
định nào đó.. khi kinh nghiẹm được tích lũy công việc được tổ chức tốt hơn, thiết
bị được cải tiến và tìm được những quy trình sản xuất tốt hơn. Với khối lượng
càng lớn, công ty càng trở nên hiệu quả hơn thực hiện được lợi thế quy mô. kết
quả là chi phải bình quan giảm xuống.

*Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng
góp phần ảnh hưởng đến giá sản phẩm của doanh nghiệp đó. Một doa

12


nh nghiệp có
khả năng tài chính dồi dào sẽ có khả năng chấp nhận chịu lỗ để hạ mức giá thành
sản phẩm nhằm thâm nhập thị trường hoặc loại bỏ sản phẩm đối thủ khỏi thị
trường. Ngược lại, những doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu kém dù trong
trường hợp đó sẽ vẫn giữ mức giá cơ bản và tìm cách thức khác để nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm.

Những nhân tố trên ảnh hưởng đến quyết định về giá là do khi tạo ra một sản
phẩm nào đó thì các nhà kinh doanh luôn muốn đươc các khách hàng mình hưởng
ứng nhiệt tình và định giá là một trong những điều rất quan trọng khi sản xuất ra
một sản phẩm. Nếu chúng ta định giá mà không quan tâm đến những nhân tố trên

thì sẽ dễ xảy ra sai sót và gặp nhiều rủi ro. Nhưng khi chúng ta định giá dựa trên
chi phí, thị trường mục tiêu và chiến lượcbđịnh vị một cách cẩn thận thì chiến lược
tổ hợp marketing bao gồm giá cả sẽ tương đối đơn giản.
Thí dụ:
Gizmo Guidance Systems đã đạt được một hợp đồng cung cấp các thiết bị lái máy
bay tiên tiến cho Không lực Hoàng gia. Theo các điều khoản của hợp đồng, giá của
mỗi bộ lái được xác định như sau:
13


Biến phí để sản xuất ra mỗi bộ lái (gồm nhân công, linh kiện, điện…) được tính
toán. Các kế toán chi phí của Gizmo phân bổ một phần nào đó trong tổng chi phí
cố định (gồm lương, bảo hiểm, R&D, nhiệt xây dựng, nợ, bảo dưỡng…) cho từng
bộ lái được sản xuất theo hợp đồng. Những phí này đại diện cho toàn bộ chi phí
sản xuất ra mỗi bộ sản phẩm. Hợp đồng này đảm bảo 15% lợi nhuận sau khi trừ
tất cả những chi phí đó. Để hình dung cụ thể hơn, chúng ta hãy dùng những con số
sau:
Biến phí trên đơn vị sản phẩm = 10.000 USD
Phần chi phí cố định phân bố cho đơn vị sản phẩm = 8.000 USD
Lợi nhuận = 15%
Đơn giá = (10.000 USD + 8.000 USD) x (1 + 0,15) = 20.700 USD

Trong những ứng dụng phức tạp, các công ty định giá dựa trên hoạt động (activitybased pricing). Cách định giá này theo dõi cẩn thận toàn bộ chi phí và các khoản
phân bổ chi phí quản lý.
Rất ít công ty áp dụng hình thức định giá cộng thêm vào chi phí. Trong thị trường
tự do, phần lớn giá bán được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp. Trong những thị trường này, hình thức định giá cộng thêm vào chi phí đã
không còn thích hơp nữa. Trước đây, các nhà sản xuất có thể thúc đẩy sản phẩm
ra thị trường với tốc độ nhanh chóng và tạo sự độc quyền khi đổi mới sản phẩm.
Nhưng ngày nay, sự độc quyền này chỉ là ngắn hạn và không ổn định.

Định giá theo lợi nhuận mục tiêu (target return pricing) là một phương pháp định
giá sản phẩm trên quan điểm dự án đầu tư. Các chi phí đầu tư, chu kỳ sống của
sản phẩm được dự báo. Phương pháp này còn đánh giá mức doanh số, lợi nhuận
ở các mức giá khác nhau và trên cơ sở đó sẽ quyết định mức giá tối ưu nhằm tạo
ra lợi nhuận kỳ vọng cho công ty.

14


Ví du : sản phẩm iphone của apple

Iphone là một trong những thương hiệu cực kỳ thành công trong việc áp
dụng chiến lược giá hớt ván sữa. Khi Apple lần đầu ra mắt thị trường sản
phẩm Iphone, giá gốc của mỗi chiếc Iphone là $599. Vào thời điểm đó,
khách hàng đến mua chủ yếu là các tín đồ công nghệ, những người chấp
nhận bỏ ra chi phí cao để sở hữu sản phẩm công nghệ mới nhất. Sau 6
tháng kể từ ngày ra mắt, Apple đã giảm giá thành xuống còn $399 đối với 1
chiếc Iphone 8G và $499 đối với 1 chiếc Iphone 16GB nhằm thu hút khách
hàng mới. Sau 1 năm kể từ ngày ra mắt, giá mỗi chiếc Iphone 8GB và
16GB lần lượt là $199 và $299. Theo cách này, Apple đã tối đa hóa được
doanh thu và lợi nhuận cho sản phẩm Iphone của mình.

15


PHẦN IV: GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG
Câu 1: Hãy phân tích mối quan hệ giữa Khaisilk, Brother’s café và Au Manoir De
Khai? Từ đó phân tích chủ đề của tình huống - mối quan hệ giữa kinh doanh và
nghệ thuật . Tại sao nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong công việc kinh
doanh của ông Hoàng Khải ?

Câu 2: Theo bạn nghệ thuật và kinh doanh có những điểm tương đồng và đối
nghịch gì?
Câu 3: Tại sao chủ nhân không quảng cáo rầm rộ về nhà hàng Au Manoir của
mình mà lại muốn để cho khách hàng tự tin đến ? Điều này có trái với quan
điểm marketing hiện đại không ? Trình bày quan điểm của bạn .
Câu 4 : Thế nào là “ Phong cách Hoàng Khải “ . Nó được thể hiện như thế nào ?
Nó có thống nhất không ?

BÀI LÀM
Câu 1:

Khaisilk, Brother’s Café :
Từ một cửa hàng bán tơ lụa và đồ lưu niệm cho khách du lịch trên phố Hàng Gai,
Hà Nội, ông Hoàng Khải xây dựng thương hiệu Khải Silk và chuỗi nhà hàng, khách
sạn xa xỉ gắn liền với tên tuổi chủ nhân.
Trong chiếc áo polo hồng nhạt, quần short khakis màu hồng đậm, đôi giày da lộn
đế mềm màu đen và chiếc mũ fedora trắng, ông Hoàng Khải, chủ “lâu đài”
Tajmasago trông giống một khách du lịch nhiều tiền, nhàn tản hơn là một doanh
nhân. Đây là phong cách hằng ngày của ông, và “lâu đài” hiện là đại bản doanh
chính của Khải Silk. “Lâu đài” là cách chủ nhà gọi tên khách sạn mang đậm nét kiến
trúc Hồi giáo xứ Marocco, tọa lạc tại trung tâm Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM.
Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà màu trắng với những chi tiết vòm cửa cầu kỳ này gợi
nhớ đến khu lâu đài nổi tiếng Alhambra xứ Granaha, Tây Ban Nha. Vào bên trong,
cũng vẫn những chi tiết kiến trúc ấy nhưng nội thất lại được trang trí pha trộn hài
hòa nhiều trường phái, từ bàn ghế cổ Trung Hoa đến phong cách châu Âu hiện đại,
16


màu sắc táo bạo. Người đứng đằng sau sự xa hoa được sắp đặt tỉ mỉ đến từng chi
tiết nơi đây chính là ông chủ Hoàng Khải, nhà đầu tư kiêm thiết kế, tự tay sắm sửa

và sắp đặt tài sản trị giá 15 triệu đô la Mỹ này. Ông Khải cũng thiết kế hầu hết
những khoản đầu tư khác của mình, một chuỗi 12 nhà hàng cao cấp (fine-dining)
trên cả nước, những cửa hàng thời trang mang thương hiệu Khải Silk, chưa kể đến
tòa cao ốc thương mại – văn phòng Paragon tại quận 7. Được biết đến nhiều với
cái tên Khải Silk, thương hiệu lụa thời trang mà ông tạo ra, ông Khải có hình ảnh
gắn với một nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí hơn là một doanh nhân.
Năm 2007, thời hưng thịnh của thị trường, ông Khải sắm xe Rolls Royce, trở thành
một trong những chủ nhân đầu tiên của chiếc xe biểu tượng của giàu sang ở Việt
Nam. Ông cũng đàm phán với nhà đầu tư Phú Mỹ Hưng và thuê được những vị trí
tốt với giá thuê thấp “như cho không” để phát triển một loạt dự án nhà hàng cao
cấp, trong đó đáng kể nhất là dự án cao ốc văn phòng – khu thương mại Paragon
trị giá 35 triệu đô la Mỹ cùng đầu tư với bà Lê Hoài Anh, chủ tịch công ty Thủy Lộc.
Nhưng vận may không phải lúc nào cũng mỉm cười với Khải Silk. Paragon khánh
thành năm 2009, đúng vào thời điểm khủng hoảng kinh tế thế giới và mốc đi
xuống của thị trường bất động sản. Khu Paragon gặp khó khăn trong việc lấp đầy
diện tích. Các công ty thuê tại đây như rạp chiếu phim MegaStar, trung tâm
thương mại Parkson… chịu cảnh vắng khách. Tuy nhiên, trong buổi trả lời phỏng
vấn Forbes Việt Nam, ông Khải cho biết tình hình hiện nay đã cải thiện nhiều, 80%
diện tích cho thuê đã được lấp đầy.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh chung của thị trường vẫn khó khăn. Đối tác của
ông Khải là công ty Thủy Lộc chuyên kinh doanh các cửa hàng mỹ phẩm và thời
trang cũng đang trải qua một giai đoạn gian khó, phải đóng bớt một số cửa hàng
bán lẻ, và có nhiều tin đồn về nợ nần.
Ông Khải cho biết các công ty của ông cũng không tránh khỏi những khó khăn
trong việc cân bằng các khoản vay. “Kinh doanh thì không ai không vay nợ, tôi vay
vốn từ nhiều ngân hàng, điều quan trọng là mọi người đều ngồi lại với nhau và
thảo luận, cùng tìm ra giải pháp. Khó tôi thì có khó anh không?”.
Mặc dù từ chối cung cấp thông tin về tài sản cũng như doanh thu hoặc các khoản
nợ, ông Khải cho biết các mảng kinh doanh hiện hữu của ông, từ các cửa hàng sản
phẩm lụa mang thương hiệu Khải Silk, đến 12 nhà hàng và khách sạn cao cấp mới

mở Tajmasago, đều đang đem lại nguồn thu đều đặn, dù không lớn. Nhưng trên
thị trường vẫn nhìn vào các khoản đầu tư của Khải Silk với sự nghi ngờ nguồn gốc
sự giàu có của ông Khải. Khi được hỏi về vấn đề này, ông Khải chỉ cười. Ông nói,
17


“Có lẽ họ không hiểu những thứ tôi làm đều thuê được rất rẻ, vì mình là người
tiên phong”.
Khởi nguồn của Khải Silk là một cửa hàng thêu nhỏ của gia đình ở số 96, phố Hàng
Gai, Hà Nội. Những người bạn cùng thời kể lại, những năm 1980, Khải là một
thanh niên Hà thành cao ráo đẹp trai, nhà ở trung tâm khu phố cổ, theo học đàn ở
Nhạc viện Hà Nội, tính quảng giao nên ngay từ hồi trẻ đã giao du với nhiều bạn bè
là người nước ngoài. Là anh cả trong một gia đình có ba anh em trai, từ năm 17
tuổi, Khải đã giúp mẹ kinh doanh, chuyển cửa hàng thêu thành cửa hàng tơ lụa
chuyên bán các mặt hàng lưu niệm làm từ lụa. Cuối những năm 1980, khách du
lịch tới Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu là chuyên gia Thụy Điển làm việc tại nhà
máy giấy Bãi Bằng. Lúc đầu bán hàng chủ yếu cho những người này, sau đó Khải
bắt đầu đi nước ngoài, sang Thái Lan, Singapore, thấy những nơi ngày rất phát
triển, nên muốn làm một cửa hàng lụa bài bản, sang trọng tại Hà Nội. Năm 25 tuổi,
Khải bỏ học tại Nhạc viện Hà Nội, chính thức thành lập cửa hàng Khải Silk. Cửa
hàng đầu tiên ở phố Hàng Gai làm ăn tấn tới kéo theo sự phát triển của rất nhiều
cửa hàng tơ lụa và đồ lưu niệm khác dọc phố Hàng Gai, Hàng Bông. Khi nhìn lại
thời gian này, ông Khải bình luận: “Chính tôi là người khai sinh ra phố tơ lụa ở
Hàng Gai”.
Trong giai đoạn này, việc kinh doanh tơ lụa giúp ông Khải tích lũy tiền mặt, bắt đầu
mua bất động sản tại Hà Nội và những nơi khác. Một trong những khoản đầu tư
lớn của ông cách đây 15 năm là Hội An Riverside Resort, một trong những khu
nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên ở Hội An vào cuối những năm 1990. Khách sạn này
kinh doanh thành công và được ông Khải bán đi sau đó vài năm, thu lời gấp vài lần
so với lúc mua. Ông Khải kể, thời gian này đầu tư bất động sản đều bằng tiền tích

lũy, không vay vốn ngân hàng, không đòn bẩy. “Nếu biết vay vốn ngân hàng để
đầu tư lúc đó, thì có thể tôi còn giàu hơn gấp nhiều lần!” ông nói.
Năm 2000, Khải quyết định chuyển toàn bộ kinh doanh vào TP.HCM. Bước chuyển
này đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp kinh doanh của ông, khi ông đầu tư
mạnh hơn và lớn hơn vào nhà hàng, bất động sản và khách sạn. Vào đến TP.HCM,
ông dùng tiền tích lũy từ trước mua ngay một ngôi nhà trên đường Đồng Khởi, mở
tiệm Khải Silk đầu tiên. “Lúc đó giá cũng tới cả ngàn cây vàng rồi,” ông nói. Ông
Khải nhanh chóng có thêm nhiều bạn bè là những người thành đạt, rồi trở thành
thành viên của YPO (tổ chức các chủ doanh nghiệp trẻ quốc tế). Ý định mở cửa
hàng nảy sinh. “Bạn bè nói, sao không có những nhà hàng thực là sang?” Nhà hàng
sang trọng đầu tiên được ông Khải đầu tư là nhà hàng Pháp Au Menoir de Khai, tại
một biệt thự cũ trên đường Điện Biên Phủ, nhưng “mở ra rất đẹp mà lúc đầu
không có khách, phải 2, 3 năm sau mới có khách”. Sau đó là hàng loạt nhà hàng
sang trọng khác như Nam Kha, Nam Phan, các nhà hàng ở Phú Mỹ Hưng. Những
18


nhà hàng này đáp ứng nhu cầu ẩm thực mang tính văn hóa cao của giới có tiền,
nhu cầu tiếp khách sang trọng, khách nước ngoài của nhiều doanh nghiệp.
Giờ đây, khi các thành phố lớn đã có thêm nhiều lựa chọn về nhà hàng đẳng cấp,
thì ông Khải vẫn được coi là một trong những người đầu tiên đầu tư bài bản vào
các nhà hàng loại này. Mới đây, ông Khải cho tôn tạo lại ngôi nhà cổ ở số 26
Nguyễn Thái Học, Hà Nội, ngôi nhà của Điền gia tộc mà ông mua cách đây 20 năm
với giá 4 cây vàng, đặt tên lại là Khai Brothers, chuyên ẩm thực Hà Nội. Khai
Brothers vừa mở lại tạo ra một sự kinh ngạc mới về thẩm mỹ của người chủ.
“Ấn tượng lớn nhất của tôi về anh Khải là tính sáng tạo, cả trong những thứ anh ấy
tạo ra và cả trong các ý tưởng kinh doanh”, bà Hoàng Thị Mai Hương, chủ tịch
kiêm tổng giám đốc công ty quảng cáo Sattchi & Sattchi Việt Nam, một người bạn
của ông Hoàng Khải, nhận xét. Nhiều doanh nhân khác cũng tỏ ra khâm phục
khiếu thẩm mỹ và tầm nhìn của ông Khải trong việc đầu tư những nhà hàng cao

cấp, nhưng cũng có ý kiến chê các món ăn là không có gì đặc biệt. “Khải là người
thích tạo ra cái đẹp”, một doanh nhân gốc Hà Nội khác nhận xét. “Về ẩm thực, mỗi
người một khẩu vị, nhưng không thể phủ nhận tính thẩm mỹ trong các nhà hàng
của Khải Silk”.
Ông Khải là người duy mỹ, chú ý đến từng chi tiết: chỉ để trang hoàng lâu đài
Tajmasago dịp giáng sinh này, ông thuê hẳn một chuyên gia trang trí giáng sinh từ
London qua.
Ông Khải cho rằng khả năng lớn nhất của ông là thuyết phục người khác, “rất
mạnh mẽ”. Ông kể, ông chỉ mất 45 phút tại phòng chờ sân bay để thuyết phục bà
Ba Dah Wen, tổng giám đốc Phú Mỹ Hưng cách đây vài năm, giao đất cho ông xây
Tajmasago. “Hồi đó tôi có quá nhiều dự án bên này rồi nên Phú Mỹ Hưng không
muốn giao nữa”. Sau cuộc nói chuyện, bà Ba đồng ý cho ông Khải thuê đất trong
vòng 25 năm, với giá không được tiết lộ, chỉ được miêu tả là rất thấp.
Những người quen biết ông Khải nhìn nhận thành công của ông nằm ở khả năng
ứng đáp linh hoạt với thời cuộc, sự khéo léo trong duy trì các mối quan hệ và thái
độ luôn vui vẻ với cuộc đời. Các mối quan hệ với giới giải trí, những người nổi
tiếng giúp rất nhiều cho ông chủ Khải Silk trong việc khuếch trương danh tiếng các
nhà hàng, khách sạn và thương hiệu thời trang. Tại lâu đài Tajmasago (ghép từ hai
tên Taj Mahal và Sài Gòn), còn nhiều buổi tiệc được tổ chức với sự góp mặt của
giới giải trí, giới có tiền và những người muốn định vị mình thuộc giai cấp thượng
lưu mới. Ông Khải tỏ ra thoải mái trong vài trò doanh nhân lẫn vai trò người nổi
tiếng khi tham gia trong ban giám khảo chương trình truyền hình thực tế
MasterChef.

19


Người đàn ông vẫn còn độc thân ở tuổi 50 này luôn nở nụ cười thường trực, “như
ông địa”, là cách mà bạn bè miêu tả ông, và đôi mắt luôn hấp háy như đang ủ một
kế hoạch làm ngạc nhiên tất cả mọi người.


Au Manoir De Khai:
Những người sành ẩm thực chắc hẳn không còn xa lạ gì với Au Manoir de Khai –
Nhà hàng Pháp thuộc chuỗi nhà hàng của tập đoàn Khaisilk. Tọa lạc ở vị trí đắc địa
tại Sài Gòn, Au Manoir de Khai nổi bật với lối kiến trúc cổ kính. Cánh cửa gỗ với
những ô kính mờ im lìm khép lại, tách bên ngoài ồn ã và bên trong tĩnh lặng thành
hai khu vực đối lập.
Những người sành ẩm thực chắc hẳn không còn xa lạ gì với Au Manoir de Khai –
Nhà hàng Pháp thuộc chuỗi nhà hàng của tập đoàn Khaisilk. Tọa lạc ở vị trí đắc địa
tại Sài Gòn, Au Manoir de Khai nổi bật với lối kiến trúc cổ kính. Cánh cửa gỗ với
những ô kính mờ im lìm khép lại, tách bên ngoài ồn ã và bên trong tĩnh lặng thành
hai khu vực đối lập.
Bước vào bên trong, thực khách như lạc vào một thế giới khác. Đằng sau cánh cửa
gỗ ấy là một dãy chậu phun nước trải dài. Hai bên đặt hai hàng ghế cho thực
khách muốn dùng bữa ngoài trời trong tiếng nước reo như tiếng suối. Quầy bar
với hàng chục loại rượu Pháp danh tiếng được bày trí đẹp mắt, tinh tế ngay cửa ra
vào. Tầng dưới là sảnh với lối kiến trúc bán cổ điển, pha trộn hài hòa cùng nét hiện
đại. Chiếc cầu thang dẫn lối thực khách lên tầng một, nơi mọi người thưởng thức
bữa ăn tối trong không gian lịch sự, lãng mạn. Từng chút một các vật dụng trang
trí, dụng cụ ăn uống đều được chăm chút kỹ lưỡng. Tất cả toát lên một vẻ quyến
rũ đến nao lòng.
Không chỉ có những giây phút quên mình với vẻ đẹp diệu kỳ từ ngoại cảnh, đến
với Au Manoir De Khai, bạn còn bị thôi miên bởi tờ thực đơn trong tay. Một loạt
cám dỗ với những món pa tê gan ngỗng đặc trưng Pháp, bò Kobe, cá mú, tôm hùm
Mỹ, nấm Truffle từ Pháp, cá hồi Tasmani, trứng cá caviar có xuất xứ từ Úc và nho
ngâm rượu Aromagnac… Bạn sẽ thật sự phấn khích với các loại tráng miệng Pháp
và hoàn toàn bị chinh phục bởi mùi vị đặc sắc khó quên.
Sử dụng voucher lần này, bạn được lựa chọn và thưởng thức set ăn trưa đặc biệt,
chỉ áp dụng vào cuối tuần. Menu gồm có món khai vị, món chính và tráng miệng.
Món khai vị gồm 3 loại: Súp kem cà rốt dùng với là quế tây; xà lách Nicoise (Cá

20


ngừ, Đậu, Olive, Cà chua, Trứng gà) và xà lách ức gà hầm với lá thơm. Món chính
gồm: Hải sản nướng sốt rượu bourgogne chardonnay và trứng cá caviar; thịt bò
Wagyu hầm kiểu Lasagna; phi lê cá Chẽm hồng rôti với rượu Noilly, củ thì là, bông
atiso và cà chua. Tráng miệng gồm: Trái cây đút lò; kem các loại (Chocolate, Vani,
Dừa, Dâu); bánh phô mai và chocolate sốt kem trứng. Với mỗi set ăn, khách hàng
chọn 1 món khai vị + 1 món chính + 1 tráng.miệng.
Với thực đơn món khai vị, bạn có thể thưởng thức súp kem bí đỏ dùng với hải sản
hay xà lách rau củ và phi lê bò Úc sốt rau mùi trộn dầu dấm, hoặc xà lách tôm sú
áp chảo sốt dấm đen. Đến với món ăn chính là 3 món với tên gọi độc đáo cho bạn
tự lựa chọn như: bắp bê Úc hầm cà chua dùng với nấm mỡ và khoai tây; cá hồi, cá
ngừ đại dương, cá bóng mú nướng sốt rượu champagne; đùi vịt Pháp ướp muối
nướng dùng với rau củ xào.
Kết thúc bữa tiệc, chờ bạn phía trước là những món tráng miệng thơm mát, dịu
ngọt với bánh Creme Brulee hương rượu Bailey đốt vào đường cát nâu. Bên cạnh
đó, Au Manoir De Khai còn có hầm rượu hoành tráng với hơn 200 loại rượu vang
nổi tiếng đến từ các nơi trên thế giới sẽ cho bữa ăn của bạn thêm trọn vẹn và tràn
đầy hương vị.
Quang cảnh đẹp, nội thất sang trọng, món ăn hấp dẫn cùng đội ngũ nhân viên
phục vụ chuyên nghiệp, xứng đáng là nơi để bạn trải nghiệm một buổi tối đậm
chất Pháp. Khaisilk – Au Manoir De Khai xứng đáng là nơi để bạn trải nghiệm một
lần trong đời và là nơi lý tưởng cho các cuộc gặp gỡ đối tác, họp mặt bạn bè hay
cho những bữa tiệc thật đặc biệt và thân mật…

Câu 2 : Tôi luôn cho rằng “kinh doanh” là một điều gì đó vô cùng giá trị. Thậm chí
có thể coi đó là một thứ nghệ thuật. Một vài điểm tương đồng.

Việc gọi kinh doanh là nghệ thuật có thể sẽ gây ra đôi chút cảm giác kỳ lạ. Bởi nghệ

thuật thông thường được dùng để chỉ những bộ môn như hội họa, điêu khắc, âm
nhạc, văn học, kịch nghệ v.v., nghĩa là những lĩnh vực mang tính tinh thần và cao
21


quý. Ngược lại, người ta có xu hướng coi kinh doanh là cái gì đó nặng về vật chất
và tầm thường. Tuy nhiên, nếu coi nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo thì kinh
doanh đích thị là một hoạt động sáng tạo.

Chẳng hạn, một họa sĩ tài năng suy nghĩ về bố cục của một bức tranh, sau đó anh
ta bôi màu lên bức toan trắng tinh chưa có một nét vẽ và hoàn thiện bức tranh.
Bức tranh đã hoàn thành không chỉ đơn giản chỉ là vải và thuốc vẽ, nó là một tác
phẩm nghệ thuật được vẽ nên bởi sự thăng hoa trong tinh thần của người họa sĩ.
Đó là sự sáng tạo tuyệt vời tựa như việc biến không thành có.
Vậy kinh doanh thì sao? Nhà doanh nghiệp nảy ra một ý tưởng kinh doanh và lập
kế hoạch. Sau đó anh ta huy động nguồn vốn, xây dựng các cơ sở cần thiết như
nhà xưởng, tập hợp con người, phát triển sản phẩm. sản xuất ra chúng và giúp ích
cho mọi người. Quá trình đó không khác nào việc họa sĩ vẽ tranh và có thể gọi tất
cả hoạt động ấy của nhà doanh nghiệp là một chuỗi sáng tạo.

Thoạt nhìn dễ tưởng quá trình đó chỉ là hoạt động sản xuất đơn thuần nhưng kỳ
thực đó là sự thăng hoa trong tinh thần của nhà doanh nghiệp. Với nghĩa đó, công
việc của nhà doanh nghiệp cũng giống như hoạt động sáng tạo nghệ thuật của họa
sĩ, và kinh doanh xứng đáng được gọi là một môn nghệ thuật.

Hơn nữa, kinh doanh còn hàm chứa vô vàn những nội dung phức tạp và đa dạng.

Chỉ tính riêng các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh thôi cũng đã vô cùng. Nào là
bộ phận nghiên cứu, phát triển, rồi bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận
vật tư nguyên vật liệu, ngoài ra còn có các bộ phận gián tiếp như kế toán hay nhân

sự v.v. Mỗi bộ phận trong sản xuất kinh doanh đều là những hoạt động sáng tạo.
Còn bộ phận quản trị có nhiệm vụ thống nhất và điều phối những hoạt động này
thực sự là một sáng tạo lớn lao.
22


Như vậy, ta có thể gọi kinh doanh là một môn nghệ thuật, tuy nhiên đó không đơn
thuần là một môn nghệ thuật độc lập như hội họa hay điêu khắc mà là một môn
nghệ thuật tổng hợp được tạo nên từ nhiều lĩnh vực khác nhau tựa như một môn
nghệ thuật bao gồm cả hội họa lẫn điêu khắc, hay gồm cả âm nhạc lẫn văn học
vậy.

Hơn nữa, kinh doanh còn là một đối tượng biến đổi không ngừng. Bối cảnh xã hội
cũng như kinh tế bao quanh hoạt động kinh doanh thay đổi từng giây từng phút.
Người làm kinh doanh phải tùy biến với những thay đổi đó, luôn đi trước một
bước và không ngừng đưa ra những quyết định.

Do vậy, kinh doanh khác với hội họa, trong hội họa khi người ta vẽ xong thì nghĩa
là một bức tranh đã hoàn tất, còn kinh doanh thì không. Nghĩa là trong kinh doanh
không có khái niệm hoàn tất, kinh doanh không ngừng đổi mới và phát triển, và
bản thân quá trình này có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Với cách nhìn
nhận đó cũng có thể coi kinh doanh là một môn nghệ thuật sống.

Nhưng nói vậy không có nghĩa đề cao kinh doanh hơn những môn nghệ thuật khác
Nghệ thuật rất cao quý, nó làm phong phú thêm giá trị và tinh thần của con người.
Đây là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên điều mà tôi muốn nói ở đây, đó là
kinh doanh cũng có giá trị lớn lao tương tự như thế.

Tất nhiên, không phải mọi tác phẩm nghệ thuật đều có giá trị như nhau. Bất luận
là hội họa, văn học hay âm nhạc, bên cạnh những danh tác có tính nghệ thuật cao

lay động sâu sắc lòng người thì cũng có những tác phẩm hoàn toàn vô giá trị.

Dùng tiền bạc để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật hẳn là có những
khía cạnh không phù hợp, song nếu thử coi như đó là một trong những thước đo,
chúng ta sẽ thấy rằng cũng cùng là tranh, nhưng có những tác phẩm đáng giá hàng
23


triệu, hàng chục triệu thậm chí trăm triệu yên trong khi có những tác phẩm chỉ
bán với giá độ chục ngàn yên mà chẳng ai buồn mua.

Điều này cũng đúng với kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh tuyệt vời
khiến người xem phải cảm kích tựa như được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ
thuật thì cũng có những hoạt động kinh doanh chẳng đạt được kết quả gì tựa như
một tác phẩm vô giá trị. Do vậy, mặc dầu nói kinh doanh là một môn nghệ thuật
sống, song không phải bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng xứng đáng được
mệnh danh như thế.

Chừng nào việc kinh doanh đó phải là sự kết hợp tuyệt vời của những nhà xưởng,
sản phẩm, phương thức bán hàng, cách thức đào tạo, sử dụng con người, kết quả
tài chính hoàn hảo, tinh thần của doanh nghiệp hay quan điểm kinh doanh thăng
hoa sống động, chừng ấy hoạt động kinh doanh đó mới đáng được gọi là nghệ
thuật.

Việc thành bại của một bức tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị của nó. Kinh
doanh cũng vậy, song trong trường hợp của bức tranh, khi là một tác phẩm vô giá
trị thì nó chỉ đơn giản là không khiến ai cảm động chứ không gây thiệt hại cho ai.
Nhưng một tác phẩm kinh doanh vô giá trị thì khác. Nó sẽ gây thiệt hại cho tất cả
các bên có liên quan. Tôi thử lấy một ví dụ khắc nghiệt nhất, đó là trường hợp phá
sản, vỡ nợ, hẳn các bạn sẽ thấy một tác phẩm kinh doanh vô giá trị hay thất bại

đáng sợ như thế nào đối với một công ty. Ngược lại, một công việc kinh doanh
thật sự tuyệt vời xứng đáng với tên gọi nghệ thuật sẽ đem lại lợi ích to lớn nhường
nào cho công ty.

Thế nên, người chủ doanh nghiệp tức nghệ thuật gia kinh doanh có nghĩa vụ lớn
hơn cả những nghệ thuật gia bình thường trong việc tạo ra những danh tác nghệ
thuật.
24


Tôi không thật sự am hiểu nghệ thuật, nhưng qua những gì tôi biết thì dường như
để trở thành một nghệ thuật gia bậc nhất, người ta phải trải qua những tập luyện
hết sức khắc nghiệt, hơn nữa, trong quá trình sáng tác một tác phẩm, họ phải rút
ruột rút gan mình ra đúng như nghĩa đen của câu nói này. Làm như thế, họ mới
tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật làm lay động lòng người và sống mãi với
thời gian. Nếu nghĩ như vậy, chúng ta cũng phải nghĩ rằng một kiệt tác kinh doanh
cũng đòi hỏi sự tập luyện và cố gắng không kém, thậm chí còn khắc nghiệt hơn
thế. Không có những yếu tố đó, ta khó lòng có thể đạt được kết quả tốt trong kinh
doanh, cũng giống như việc chỉ bỏ ra những nỗ lực bình thường thì không thể vẽ
nên một bức tranh trị giá hàng triệu yên vậy.

Kinh doanh là một môn nghệ thuật tổng hợp sống. Nhận thức được giá trị của kinh doanh, tự
hào khi làm một công việc có giá trị lớn lao như vậy và nỗ lực hết sức để xứng đáng với điều đó
là điều kiện bắt buộc với một nhà kinh doanh.

Nghệ thuật và kinh doanh có những điểm đối nghịch là:
_Trong nghệ thuật thường thì họ suy nghĩ theo cảm hứng và làm ngay lập tức. Còn trong kinh
doanh họ thường lập ra một kế hoạch cụ thể,khả thi để làm một việc gì đó.
_Những người làm nghệ thuật thường có những trí tưởng tượng bay bổng, họ yêu thích những
cái đẹp. Nhờ những trí óc bay bổng ấy mà họ đã tạo ra đươc những khung cảnh hết sức tuyệt

đẹp cho một nhà hàng hay khách sạn gì đó, những khu du lich v…v. Nhờ có những điều mới lạ
của người nghệ sĩ mà kinh doanh có nhiều doanh thu hơn, đươc mọi người yêu thích chú ý đến
nơi đó hơn. Ngươc lai, kinh doanh không thể nào có những trí tưởng tượng như nghệ thuật
đươc họ phải có một trí óc và tầm nhìn thực tế như vậy mới xây dựng đươc một công ty vững
mạnh.
_Kinh doanh thường hay có những quyết định dứt khoát,rõ ràng nên đây thường được coi là
một điều hết sức cứng nhắc.Còn đối với nghệ thuật là một thứ gì đó ngoài những cái đẹp nó còn
pha một chút mơ hồ,bay bổng.Ta có thể xem kinh doanh và nghệ thuật là 2 thứ bổ trợ cho
nhau.Nếu ta áp dụng nghệ thuật vào kinh doanh sẽ làm cho việc kinh doanh hấp dẫn,thú vị hơn.

25


×