Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN HẠNH PHÚC LÀ GÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.65 KB, 23 trang )

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
HỌ VÀ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

141A100077

.

141A100089
141A100094
141A100111
141A100107

MỤC LỤC
1


A. GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC
B. ĐỐI TƯỢNG
- Đối tượng hướng đến
- Lý do chọn đối tượng này cho đề tài
C. MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯƠNG ỨNG
I.
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
II.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
III.
Kỹ năng chấp nhận bản thân


IV.
Kỹ năng khám phá bản thân
D. KẾT LUẬN CHUNG

Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 5
Trang 9
Trang 17
Trang 25

NỘI DUNG
A. GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC
I.
Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là luôn biết cảm nhận, khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống; là hoài bão sáng

tạo nên những giá trị mới; là thực hiện được những điều mình ấp ủ, ước mơ.
2


-

Hạnh phúc là khi ta tìm ra và trân trọng những niềm vui, những giá trị giản dị từ cuộc sống.
Cho dù bạn là ai, ở địa vị nào, trong hoàn cảnh nào, bạn cũng đều được quyền lựa chọn để có


-

được một cuộc sống hạnh phúc.
Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột
hay bạo lực. Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc. Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnh

-

phúc. Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay.
Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Những hành động trong sáng

-

và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là

“những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới.
- Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn sầu.
II.
Biểu hiện của hạnh phúc:
- Tận hưởng cuộc sống với thiên nhiên
- Yêu chính mình
- Đắm chìm trong âm nhạc
- Cảm thấy vui vẻ, mọi thứ thật tốt đẹp
B. ĐỐI TƯỢNG
- Đối tượng hướng đến: Thanh thiếu niên
- Lý do chọn đối tượng này cho đề tài
 Vì thanh thiếu niên là những thế hệ trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ
năng sống nên cần trau dồi và học hỏi thêm nhiều kỹ năng để vận dụng tốt hơn trong
đời sống thực tế.

Một số kỹ năng cần phải trau dồi cho thanh thiếu niên hiện nay:
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
Kỹ năng chấp nhận bản thân
Kỹ năng khám phá bản thân
Kỹ năng quản lý cảm xúc
C. MỘT SỐ KỸ NĂNG TƯƠNG ỨNG
I.
Kỹ năng thể hiện sự cảm thông
1. Nội dung
- Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người





khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua
đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh
-

hoặc nhu cầu của họ.
Tầm quan trọng:
 Kỹ năng này có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người
khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn
3


hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng khuyến khích thái độ quan tâm và
hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông được dựa trên kỹ năng tự nhận thức và kỹ năng xác định
giá trị, đồng thời là yếu tố cần thiết trong kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, giải quyết

mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiềm chế cảm xúc
2. Hình thức: Tổ chức chuyên đề
3. Cách tiến hành
3.1.
Hoạt động 1:
• Tình huống: Nguyễn Thành Đạt ( Đạt Cỏ) là một cái tên đang được sự quan tâm trên mạng xã
hội. Anh có một cô bạn gái tên H. Trước lúc tai nạn giao thông và qua đời thì anh và cô H. có
cãi nhau. Nhiều người còn cho rằng H. là nguyên nhân gây ra cái chết của anh. Sau khi anh mất
thì H. vẫn im lặng và cũng không đến dự đám tang của anh. Điều này làm cho một vài người
tức giận và tăng sự nghi ngờ về cô H. là nguyên nhân gián tiếp làm anh mất. Đến hôm tròn 10
ngày anh mất thì cô H. mới bắt đầu lên tiếng và chia sẻ về nỗi buồn cũng như sự chịu đựng từ
khi anh mất. Có thể nói điều làm cho cô H. im lặng là cô quá sốc trước cái chết của anh. Trước
-

sự lên tiếng của cô thì mọi người dần hiểu được câu chuyện và cảm thông cho cô.
Câu hỏi: Bạn có suy nghĩ gì trước sự giải thích của cô H?
Trả lời: Qua tình huống đó, có thể thấy lời giải thích của cô H tuy hơi muộn tại vì cô H bị sốc

-

trước sự ra đi của người yêu nên cô mới im lặng trong một thời gian dài
Câu hỏi: Bạn có thể cảm thông trước sự giải thích của cô H hay không? Tại sao?
Trả lời: Có thể cảm thông trước sự giải thích của cô H. Tại vì, có thể lý do im lặng là cô cần
thời gian để bình tâm, để chấp nhận sự thật
3.2.
Hoạt động 2
Mời một số bạn lên chia sẻ về sự cảm thông của mình về một tình huống nào đ hay về
một ai đó trong đời sống mà bạn từng gặp phải.
4. Tổng kết


-

Kỹ năng thể hiện sự cảm thông là một kỹ năng cần thiết cho thanh thiếu niên hiện nay .
Có thể hiện sự cảm thông chứng tỏ chúng ta luôn biết quan tâm ,chia sẻ,biết đồng cảm với mọi

-

người xung quanh.
Khi bạn cho đi sự cảm thông bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc và người khác cũng cảm thấy

được hạnh phúc.
II.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
1. Nội dung: Là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình
huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác.
Một người biết kiểm soát cảm xúc sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và

4


thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây
dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
2. Hình thức: Tổ chức chuyên đề
3. Cách tiến hành:
3.1.
Hoạt động 1
 Trò chơi “Bắt sâu” – Giới thiệu vào nội dung, giới thiệu những loại cảm xúc và làm rõ các
loại cảm xúc
• Nội dung:
- Chọn 2 cặp bao gồm: 2 nam 2 nữ. Mỗi cặp (1 nam 1 nữ) sẽ chơi trò chơi bắt sâu như sau:

Trên người bạn nam có tổng cộng là 10 cái kẹp được gắn khắp người. Bạn gái sẽ bị bịt mắt
và tìm đầy đủ 10 cái kẹp theo hướng dẫn của người bạn nam. Đội nào tìm được nhanh nhất
sẽ là đội chiến thắng.
• Thông điệp: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta có thể đụng vào những vấn đề nhạy cảm
của nhau, làm chúng ta có những cảm xúc khác nhau, có thể cùng một hoàn cảnh nhưng mỗi
người lại biểu hiện 1 vẻ, có thể là lo lắng, sợ hãi, tức giận hoặc yêu thích,… Vì thế, việc quản lý
cảm xúc để tránh được những mâu thuẫn, những buồn tủi kéo dài,...là điều hết sức quan trọng
trong cuộc sống của chúng ta, nó không những giúp chúng ta trải nghiệm được những cảm xúc
tuyệt vời trong cuộc sống mà qua đó còn hướng chúng ta đến được giá trị hạnh phúc
• Nội dung những loại cảm xúc và làm rõ các loại cảm xúc:
1. Lo lắng?
- Cảm xúc lo lắng giúp bạn tập trung và huy động năng lượng
- Ví dụ 1: khi chúng ta sắp đến một kỳ thi, chúng ta sẽ có cảm giác lo lắng và chính cảm xúc
lo lắng ấy giúp chúng ta tập trung hơn cho việc học và tạo ra năng lượng giúp chúng ta hoàn
-

thành bài một cách tốt nhất.
Ví dụ 2: Khi chúng ta chuẩn bị nói trước công chúng, chúng ta sẽ lo lắng (nêu thực tế bản
thân), chúng ta thường chuẩn bị trước và tập đi tập lại mỗi ngày đến khi chúng ta thuần thục

-

vì chính cảm xúc lo lắng giúp chúng ta tập trung và làm tốt công việc mình hơn
Thế nhưng, nếu chúng ta để cho cảm xúc lo lắng chiếm lấy chúng ta, chúng ta sẽ trở thành
nô lệ của cảm xúc vì nó sẽ khiến chúng ta quanh quẩn trong sự lo lắng và từ đó, đầu óc

-

chúng ta trở nên trống rỗng, trong suốt và không thể tiếp thu được điều gì
2. Sợ hãi?

Ví dụ 1: Khi bạn gặp 1 con rắn. Cảm xúc sợ hãi khiến bạn cảnh giác và tránh xa nó ra, cảm
xúc sợ hãi xuất phát từ nhu cầu an toàn từ đó khiến cho con người trở nên an toàn bởi vì có

-

thể cảnh giác với những nguy hại xung quanh.
Ví dụ 2: Khi bạn gặp bóng tối, bạn cảm thấy sợ hãi bởi vì bạn tưởng tượng ra những nguy
hiểm, hoặc bạn không biết trong bóng tối có những gì, vì thế nó khiến bạn sợ hãi.
5


-

Cảm xúc sợ hãi khiến cho chúng ta an toàn hơn và đây chính là tác dụng tích cực của nó
Ví dụ 3: Ở Nhật Bản hay có động đất. Một hôm 1 anh thanh niên đang nằm ngủ thì có 1 xe
tải trọng lượng lớn chạy ngang qua khu dân cư anh ta ở và làm cho khu chung cư có vẻ
rung động, ngay lập tức lúc đó anh ta giật mình thức dậy và chui ngay xuống gầm giường

-

mặc dù chưa biết chuyện gì xảy ra.
Vì thế, cảm xúc sợ hãi mang tính bản năng. Nó xuất hiện ngay lập tức khi người ta chưa kịp
suy nghĩ bằng lý trí và cảm xúc ấy làm cho anh ấy chui xuống gầm giường để giữ gìn sự an

-

toàn cho mình.
Cảm xúc sợ hãi xuất hiện là để bảo vệ chúng ta.
3. Yêu thích?
Ví dụ 1: Khi chúng ta gặp một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, nói chuyện nhỏ nhẹ hoặc gặp một

chàng trai bảnh bao, ga lăng, lịch sự thì cảm xúc yêu thích của chúng ta làm cho chúng ta có

-

động lực để đến nói chuyện, làm quen hay thậm chí là tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp
Cảm xúc yêu thích sẽ nảy sinh với những đối tượng mang tính chất tích cực đối với bạn
Ví dụ 2: Khi chúng ta đi ngang cửa hàng quần áo, chúng ta nghĩ rằng bộ quần áo này sẽ làm
cho chúng ta xinh đẹp hơn, trong trẻ trung và lạ mắt hơn thì cảm xúc yêu thích sẽ là động

-

lực để chúng ta vào cửa hàng và mua cái áo ấy
4. Buồn?
Chúng ta buồn khi nào? Khi chúng ta thi rớt, khi chúng ta gặp thất bại, khi chúng ta làm sai

-

một điều gì đó.
Cảm xúc buồn được xem như là một sự trầm tĩnh và lắng xuống. Mỗi khi buồn, chúng ta
hay ngồi im hoặc không muốn làm gì cả. Nó chặn đứng bạn lại để bạn không gặp thất bại

-

thêm nữa, cho bạn thời gian suy nghĩ vì sao bạn sai, và nên rút kinh nghiệm như thế nào.
Và cũng chính khi buồn lại làm cho bạn trầm tĩnh lại, nó giúp cho trí tuệ của bạn trưởng

-

thành hơn.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn không quản lý được cảm xúc này? Nó sẽ làm lan tràn cảm


-

xúc, làm cho bạn chẳng thể làm được việc gì cả.
5. Ghét?
Cảm xúc này sẽ xuất hiện khi bạn tiếp xúc với những sự vật có hại và những người có nguy

-

cơ gây tổn hại cho bạn
Ví dụ 1: Ghét nhà cửa bừa bộn? Vì nó không mang đến cho bạn sự thoải mái
Ví dụ 2: Ghét ai đó vì hay nói xấu bạn hoặc ghét bộ quần áo nào đó vì nó làm cho bạn trở

-

nên xấu xí hơn.
Và khi ghét, chúng ta đã trở nên “đáng yêu” như thế nào? Bạn sẽ có những biểu hiện như:
Liếc mắt, hiếp mắt lại với ánh mắt mang hình viên đạn, đồng tử thu nhỏ, không muốn nhìn
thấy đối tượng hay không muốn tiếp thu
6. Giận dữ?
6


-

Cảm xúc này mang đến khi bạn cảm giác bị xâm hại
Ví dụ: Khi người ta chửi bạn, đánh bạn…vì họ mang đến những điều bất lợi. Và theo bản
năng của con vật thì nó sẽ cào, cấu, cắn xe đối phương, làm cho đối phương không còn hại

-


nó được nữa hoặc có thể là sát hại, điều đó mang tính chất phá hủy.
Cảm xúc giận dữ mang tính bản năng rất cao, rất khó kiểm soát và gây cho bạn xu hướng

phá hủy đối phương
• Thông điệp: Chúng ta hiểu cảm xúc thì chúng ta mới điều khiển được cảm xúc. Các bạn đừng
ấn tượng không tốt về cảm xúc của mình vì thật ra cảm xúc đều là những trợ thủ đắc lực cho
bản thân, giúp chúng ta an toàn trong cuộc sống và phát triển được cuộc sống này.
3.2.
Hoạt động 2:
 Dẫn dắt vào kỹ năng quản lý cảm xúc. Tương tác với bạn thanh thiếu niên về những cách
để quản lý tốt cảm xúc của mình
• Nội dung:
1. Quản lý cảm xúc để làm chủ mình và sống hạnh phúc
Tại sao chúng ta cần quản lý cảm xúc?
Cuộc sống

Nhận thức

Cảm xúc

Hành động

Ví dụ: Hình ảnh ly nước
Ly nước còn tới một nửa hay ly nước chỉ còn một nửa?
Cần tư duy khách quan: Nên nhìn vào những cái đã mất và những cái
vẫn còn…
Do chúng ta có nhu cầu an toàn nên ta cứ nhìn vào khuyết điểm của
-


bản thân hoặc khuyết điểm của người khác
mất tinh thần về nó.
Sự việc gì cũng có 2 mặt của nó.
2. Nghĩ về điểm tựa
Là nghĩ về những gì cảm thấy yên tâm
Khi hồi hợp, lo âu, chúng ta nên nghĩ về những điểm tựa tinh thần (người yêu, cha mẹ,
những người truyền cảm hứng, những người làm cho ta cảm thấy ấm áp hoặc những cảnh
tượng đẹp, những kết quả tốt đẹp,…)
Cần có mục đích nhắm đến để biết mình đang làm gì và điều đó sẽ dẫn đến thành công

-

nhanh hơn
Cảm xúc bắt đầu từ suy nghĩ
3. Cải thiện thực tế
Nếu bạn muốn có một kết quả khác, bạn hãy hành động khác
Ví dụ: Xích mích với ai đó? Ai đó có khuyết điểm không tốt?,…
Muốn thay đổi cảm xúc, hãy hành động khác đi
4. Nếu thực tế không thay đổi được, hãy thay đổi thái độ của mình

Ví dụ: Cha mẹ chúng ta thường cãi nhau và chúng ta hay trách móc cha mẹ mình
7


-

Nếu chúng ta không thể can thiệp được hay tìm cách giảm bớt sự việc này, chi bằng chúng
ta hãy cảm thông cho bố mẹ, chúng ta cần hiểu rằng, bố mẹ trước đây, họ từng yêu nhau
nhiều như thế nào, và từ hai người yêu nhau này mà bây giờ họ đã cãi nhau, nghĩa là họ tổn
thương và đau lòng hơn bạn gấp trăm nghìn lần. Cái mà bạn nhìn thấy là hình ảnh bố mẹ cãi

nhau, nhưng cái bố mẹ đang cảm nhận đó chính là sự đau đớn từ chính hôn nhân của họ.
Bằng cách kiềm chế sự trách móc, chúng ta hãy dành cho họ tình yêu thương, sự cảm thông

-

-

và làm tròn trách nhiệm của người con đối với gia đình.
5. Bùng nổ an toàn
Hình ảnh quả bong bóng
Khi giận dữ, cảm xúc làm chủ lý trí vì thế cần phản ánh chậm một nhịp
Ví dụ: Nhắm mắt, bóp chặt cái gì đó, tưởng tượng nhanh hậu quả
Ví dụ: Khi mình tức ai đó và muốn chủi họ
bóp chặt chai nước để xả năng lượng vào đó,
tưởng tượng cảnh nó sẽ nhục và cơn giận lắng xuống tạm thời
Thỏa mãn trong trí tưởng tượng sẽ giúp xả stress
Xả cơn giận để làm cảm xúc an toàn hơn
KHÓC là cách tốt nhất để vơi đi nỗi buồn, khi bạn khóc, nỗi buồn đó sẽ được tuôn chảy ra

để rồi chúng ta lại trưởng thành hơn
• Thông điệp:
- Tất cả điều gì cũng có 2 mặt của nó: may mắn hay xui xẻo, thất bại hay bài học đều là từ
GÓC NHÌN của chúng ta.
III.
Kỹ năng chấp nhận bản thân
1. Nội dung:
- Chấp nhận bản thân là khả năng coi trọng tất cả các phần của con người bạn vô điều kiện.
Điều này có nghĩa là bạn trân trọng cả phần tốt lẫn phần mà bạn cho rằng cần cải thiện. Quá
trình chấp nhận bản thân thường bắt đầu từ việc thừa nhận phán xét chống lại chính mình và
xoa dịu những phán xét đó, sao cho mỗi phần trong con người bạn đều được trân trọng. Hơn

nữa, điều quan trọng là cam kết với bản thân sẽ chuyển hướng tập trung từ phê bình và
-

khiển trách sang tha thứ và yêu thương.
Chấp nhận bản thân khiến con người biết được giá trị thực sự của bản thân mình. Chúng ta
không phải đi so sánh với người khác, không cần ghen ghét hay đố kị. Chấp nhận bản thân
khiến bạn hiểu việc gì mình có thể làm tốt mà không cần theo chân người khác làm những
việc mà mọi người đánh giá là hoàn hảo nhưng lại hoàn toàn không phù hợp với bản thân.
Hơn thế nữa chấp nhận bản thân không khiến bạn thất vọng và chìm đắm trong cảm giác
thất bại. Những mục tiêu đặt ra chỉ đơn giản là chúng ta thích làm và là cái giúp cuộc sống
trở nên có ý nghĩa hơn chứ không phải
2. Hình thức: Tổ chức chuyên đề
8


3. Cách tiến hành
3.1.
Hoạt động 1:

Giới thiệu bản thân.
Nội dung:
Các bạn học sinh lấy giấy viết những ưu điểm và nhược điểm của mình.
Thông điệp:
Bản thân mỗi người chúng ta dù là nam hay nữ, dù chúng ta bao nhiêu tuổi thì chúng ta luôn


-

có những ưu nhược điểm của riêng mình. Vì vậy, chấp nhận bản thân không chỉ là chấp
nhận những ưu điểm mà còn phải biết chấp nhận những khuyết điểm của mình. Và thông

qua việc nhìn nhận và chấp nhận những ưu khuyết diểm đó chúng ta có thể tim thấy những

-

giá trị hạnh phúc cho bản thân mình.
a. Nội dung chấp nhận cách bạn nghĩ về bản thân:
 Thừa nhận điểm mạnh và đặc trưng.
Chấp nhận điểm mạnh, hoặc đặc trưng mà bạn trân trọng để giúp mang lại cân bằng trong
công việc sẽ mang lại hiệu quả trong việc thừa nhận phần trong con người bạn vốn ít được
coi trọng hơn. Thêm vào đó, nhận ra điểm mạnh còn giúp thay đổi khái niệm về bản
thân. Bắt đầu bằng việc liệt kê ưu điểm của bạn, hoặc liệt kê một điểm mạnh mỗi ngày nếu
thấy khó khăn khi suy nghĩ về chúng. Ví dụ:



Mình là một người giàu lòng thương.



Mình là một người mẹ mạnh mẽ.



Mình là một họa sĩ tài ba.



Mình là một người giải quyết vấn đề theo hướng sáng tạo.
-


 Tạo danh sách thành tích.
Nhận biết và công nhận thế mạnh của bản thân bằng cách lập ra một danh sách gồm những

thành tích mà bạn đạt được. Chúng có thể bao gồm những người mà bạn đã từng giúp đỡ,
thành tựu cá nhân, hoặc khoảng thời khó khăn bạn đã từng vượt qua. Các dạng minh họa
trên có thể giúp bạn hướng sự tập trung vào hành động hoặc hành vi. Ví dụ minh họa càng
-

cụ thể và rõ ràng sẽ giúp bạn nhận ra thế mạnh của chính mình. Ví dụ:
Ngày bố qua đời là khoảng thời gian khó khăn đối với gia đình, nhưng mình tự hãnh hiện

-

rằng mình đã giúp mẹ vượt qua tháng ngày đau khổ đó.
Mình đã đặt mục tiêu chinh phục nữa đoạn đường marathon, và sau 6 tháng huấn luyện,
mình đã vượt qua đích cuối cùng!

9


-

Sau khi mất việc, mình đã trải qua tháng ngày khó khăn để điều chỉnh bản thân và thanh
toán hóa đơn. Nhưng mình đã học được nhiều hơn về điểm mạnh của bản thân và hiện giờ

-

mình đang ở một nơi tốt hơn.
 Nhận biết cách bạn phán xét bản thân.
Nhận ra sự tự phê bình rất quan trọng trong việc giúp bạn xem xét khía cạnh mà bạn thường

chỉ trích bản thân quá mức. Phê phán quá mức là khi bạn có cảm giác bất mãn với một số
phạm vi do chính bạn tạo ra hoặc bất mãn với chính đặc điểm của bản thân. Điều này có thể
bao gồm cảm giác xấu hổ hay thất vọng, và chúng có thể chèn ép sự tự thừa nhận bản thân.
Bắt đầu bằng việc ghi ra danh sách những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Ví dụ:



Mình sẽ không thể làm bất cứ điều gì đúng đắn được nữa.



Mình luôn nhìn nhận lời nhận xét của người khác sai hướng; có điều gì không ổn đối với mình.



Mình quá béo.



Mình ghét đưa ra quyết định.
 Nhận ra xem lời bình luận của mọi người tác động đến bạn như thế nào. Khi

người khác đưa ra nhận xét, chúng ta thường tiếp thu những lời nhận xét này và biến
chúng thành quan điểm của chúng ta về bản thân. Nếu bạn có thể tìm ra căn nguyên
của lời tự phê phán chính mình, thì bạn có thể bắt đầu suy nghĩ lại xem bạn hiểu rõ
-

bản thân như thế nào.
Chẳng hạn, nếu mẹ luôn chỉ trích vẻ ngoài của bạn, thì giờ bạn có thể cảm thấy thiếu tự tin.
Tuy nhiên, hãy hiểu rõ rằng lời phê bình của mẹ là do bà cảm thấy không an tâm. Một khi

nhận ra được điều này, bạn sẽ bắt đầu lấy lại sự tự tin đối với bề ngoài của bạn.
3.2.
Hoạt động 2


-

Nói với mọi người thành tích mà mình thấy tự hào nhất từ trước tới giờ.

Nội dung:
Các bạn học sinh sẽ giơ tay phát biểu nói về thành tích của mình và giải thích tại sao đó là
thành tích tự hào nhất của mình.

-

Thông điệp:
Thông qua hoạt động các bạn có cơ hội nhìn lại những ưu điểm của mình, chấp nhận những
ưu điểm đó và sẵn sàng chia sẻ với mọi người xung quanh. Từ đó các bạn có thể tự tin là
chính mình mà không cần cố gắng thành người khác.
10


b.

Chấp nhận mặt yếu của bản thân:

 Phát hiện khi bản thân suy nghĩ điều tiêu cực.
-

Một khi biết được một số khía cạnh của cuộc sống mà bạn thường chỉ trích nhiều nhất, đây

là thời điểm bạn nên khiến “sự phê bình nội tâm” im lặng. Phê bình nội tâm sẽ nói với bạn
những điều như: “Mình không sở hữu vóc dáng cơ thể lý tưởng” hoặc “Mình không thể làm
điều gì đúng đắn cả”. Xoa dịu phê bình nội tâm sẽ làm giảm sự nhấn mạnh của lối suy nghĩ
tiêu cực về bản thân, từ đó nhường chỗ cho lòng yêu thương, tha thứ, và chấp nhận. Để
khiến sự phê bình nội tâm im lặng, hãy tập nắm bắt lối suy nghĩ tiêu cực mỗi khi chúng xuất
hiện. Ví dụ, nếu bắt gặp bản thân có lối suy nghĩ như, “Mình chỉ là một kẻ ngu ngốc”, hãy
hỏi bản thân một số điều như:



Đây có phải là suy nghĩ tích cực?



Liệu lối suy nghĩ này có khiến mình cảm thấy khá hơn?



Liệu mình có nên nói cho bạn bè hoặc người yêu về suy nghĩ này?



Nếu những câu hỏi trên đều có câu trả lời là không, bạn nhận ra rằng sự phê bình nội tâm sẽ lại
chỉ trích thêm lần nữa.
 Thử thách sự phê bình nội tâm.
-

Khi nhận thấy bạn có lối suy nghĩ tiêu cực về bản thân, hãy thách thức và xoa dịu tiếng nói
chỉ trích này. Chuẩn bị đón nhận lối suy nghĩ hoặc ý tưởng đối lập mang tính tích cực. Bạn


-

có thể áp dụng điểm mạnh mà bạn vừa tìm ra trong các bước trên.
Ví dụ, nếu phát hiện bản thân đang nói, “Mình thật ngu ngốc”, hãy thay đổi suy nghĩ đó
bằng sự bày tỏ tốt đẹp hơn: “Mặc dù mình không biết gì về chủ đề này, nhưng mình vẫn

-

hiểu biết những chủ đề khác, và điều đó là bình thường”.
Nhắc nhở bản thân về thế mạnh: “Chúng ta không tài giỏi trong cùng một lĩnh vực giống
nhau. Mình biết rằng mình thông thạo hoặc chuyên về lĩnh vực khác, và mình lấy làm tự

-

hào về điều đó”.
Nhắc nhở sự phê bình nội tâm rằng sự phát biểu tiêu cực là không đúng sự thật. “Được rồi,
phê bình nội tâm. Tôi biết anh đã từng nói rằng tôi không sáng suốt, nhưng điều đó không

-

đúng. Tôi nhận ra rằng tôi có hiểu biết về lĩnh vực quan trọng và cụ thể”.
Đảm bảo luôn nhìn nhận tích cực về phê bình nội tâm. Nhắc nhở và chỉ bảo bản thân vì bạn

-

vẫn đang học cách để thay đối suy nghĩ về chính mình.
 Tập trung chấp nhận bản thân trước tiên rồi mới cải thiện chính mình.
Chấp nhận bản thân là thừa nhận con người bạn ở hiện tại. Cải thiện chính mình thường tập
trung vào thay đổi cần thiết để chấp nhận bản thân trong tương lai. Nhận ra một số lĩnh vực
11



mà bạn trân trọng ở thời điểm hiện tại. Sau đó, quyết định xem liệu bạn có muốn cải thiện
-

chúng trong tương lai.
Ví dụ, bạn đang muốn giảm cân. Đầu tiên, bắt đầu bằng lời bày tỏ tự chấp nhận bản thân về
trọng lượng cơ thể hiện tại: “Ngay cả khi mình muốn giảm cân, thì mình vẫn xinh đẹp và
cảm thấy thoải mái như bình thường”. Sau đó, điều chỉnh việc cải thiện chính mình bằng
ngôn từ tích cực và lạc quan. Thay vì suy nghĩ, “Mình không có thân hình hoàn hảo, và khi
giảm được 8kg, mình sẽ trông xinh đẹp và thoải mái hơn,” bạn có thể nói, “Mình muốn

-

giảm 8kg để khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng hơn”.
 Thay đổi sự kỳ vọng về bản thân.
Khi đặt ra những kỳ vọng ảo tưởng cho bản thân, bạn đang khiến bản thân thêm thất vọng.
Nói cách khác, điều này sẽ khiến bạn khó chấp nhận chính mình. Hãy thay đổi sự kỳ vọng

-

về bản thân.
Ví dụ, nếu bạn nói, “Mình thật lười biếng. Mình thậm chí không lau chùi nhà bếp hôm nay”,
hay thay đổi sự kỳ vọng của bản thân bằng cách nói, “Mình đã chuẩn bị bữa tối cho cả gia
đình. Mình có thể nhờ bọn trẻ giúp dọn dẹp nhà bếp sau bữa ăn sáng vào ngày mai”.
3.3.
Hoạt động 3


-


Trò chơi đoán hình tròn.

Nội dung:
Vẽ lên trên bảng một vòng tròn thật lớn và cho các bạn đoán xem trên bảng có bao nhiêu
vòng tròn.

-

Thông điệp:
Qua hoạt động đó, các bạn học sinh sẽ nhận ra rằng ngoài hình tròn lớn được vẽ trên bảng
còn rất nhiều vòng tròn nhỏ xung quanh vì trùng với màu bảng nên các bạn không nhìn
thấy. Trong cuộc sống, tồn tại với ưu điểm sẽ là những khuyết điểm của mình, chúng ta phải
chấp nhận những khuyết điểm đó. Nhưng chấp nhận không phải để ta tự ti mà để thấy rằng,
khuyết điểm của chugn1 ta dù có nhiều đến đâu thì chúng ta vẩn có ít nhất một ưu điểm rất
lớn nằm bên cạnh. Chấp nhận khuyết điểm bản thân bên cạnh những ưu điểm là cách mà ta
có thể tìm thấy hạnh phúc cho mình.

c.

Lợi ích của việc biết chấp nhận bản thân

12


 Nhìn thấy những cơ hội mới
-

Khi nhận thức được bản thân thật sự tốt ở mặt nào, sẽ có rất nhiều cánh cửa mở ra trước mắt
bạn, bởi bạn là người có thể đi xuyên qua được những cánh cửa đó. Mỗi người đều có

những điều độc đáo góp phần vào thế giới đa dạng này. Thông thường, chúng ta không thể
nhìn thấy những cơ hội đó vì chúng ta bị cuốn vào những gì chúng ta nghĩ mình nên làm.

 Ý thức hơn về thế giới xung quanh bạn
-

Tâm trí của bạn trở nên sáng suốt và tập trung hơn khi ngừng suy nghĩ xem bản thân mình
là ai. Bạn có thể giúp đỡ người khác và nhìn ra những vấn đề của họ là của riêng họ, không
phải của bản thân bạn. Bạn bắt đầu hiểu được chân tướng mọi việc mà không phải chỉ phán
xét chúng dựa trên quan điểm cá nhân. Bạn sẽ nhìn thế giới này theo cách của riêng nó.

 Không xem bản thân như một người thất bại
-

Tôi đã từng tin rằng trong thực tế, tôi là một người thất bại. Nếu có một định nghĩa về sự
thất bại, tôi chắc rằng tôi chính là định nghĩa đó. Nhưng sự thật là, chúng ta cố gắng làm rất
nhiều việc trong cuộc sống và không phải tất cả mọi thứ sẽ đi đúng quỹ đạo như khi chúng
ta lập kế hoạch. Không ai có thể làm mọi thứ một cách hoàn hảo và khi mọi người đạt được
thành công nhất định thì trước đó họ đã thất bại rất nhiều lần rồi.

 Sống trong thực tại
-

Tôi ước gì tôi nhận ra điều này sớm hơn. Tôi đã từng sống trong tương lai. Ở bất kỳ độ tuổi
nào, tôi cũng muốn mình già hơn. Sau đó, khi lớn hơn một tuổi, tôi lại muốn già thêm tuổi
nữa. Tôi nghĩ bản thân tôi sẽ đạt được những gì mà mình đặt ra vào năm 30 tuổi. Khi chấp
nhận mình như những gì bản thân đang có, bạn sẽ tận hưởng cuộc sống của bạn ngay bây
giờ.

 Gặp gỡ nhiều người giống bạn

-

Khi ngừng cố gắng để trở thành một ai đó, bạn sẽ bắt đầu nhận ra thực sự có nhiều người có
cùng suy nghĩ, quan điểm và cá tính như bạn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mọi người về cơ
bản giống nhau và muốn làm những điều tương tự như bạn muốn.

 Hấp dẫn đúng người
13


-

Tôi không nói về những gì sẽ xảy ra hay ngồi một mình và nghĩ theo cách bạn muốn.
Nhưng khi bạn chấp nhận là chính mình, sẽ có nhiều người chấp nhận bạn hơn. Hay nói
cách khác, những người thích hợp sẽ "hấp dẫn" bạn khi nhìn thấy những phẩm chất tốt nhất
của bạn bởi bạn cho họ thấy được những phẩm chất đó. Và những người yêu thích những
phẩm chất tốt đẹp của con người bạn sẽ đến gần bên bạn. Họ chính là những người phù hợp
với bạn về cả phương diện bạn bè hay quan hệ nam nữ.

 Ngừng so sánh mình với người khác
-

Trong quá khứ, tôi muốn mình trở nên mạnh mẽ hơn, xinh đẹp hơn, thú vị hơn, thành công
hơn. So sánh bản thân mình với những người tôi muốn trở thành và khi tôi không sống được
với những tiêu chuẩn này, tôi cảm thấy cuộc sống thật khó khăn. Tôi thường quên rằng
những người mà tôi muốn trở thành cũng có những rắc rối của riêng họ và cũng phải đấu
tranh với những điều họ muốn.

 Biết ơn những gì mình đang có
-


Bạn sẽ dừng phàn nàn về tất cả mọi thứ bạn không có và nhận ra những điều giản dị mà bạn
đang có. Hãy nhớ rằng có rất nhiều người trên thế giới này sẵn sàng đổi vị trí với bạn. Thật
khó để biết ơn nếu bạn không hài lòng với cuộc sống, nhưng hãy cố gắng biết ơn một vài
điều mà bạn đang có, bạn sẽ thấy cuộc sống này thật ý nghĩa hơn rất nhiều đó.

 Sống một cuộc sống thú vị
-

Thế giới là một nơi rộng lớn và đầy đủ cho bất kỳ ai. Bạn sẽ bắt đầu cuộc sống thú vị của
mình và không còn lo lắng về cách người khác nghĩ về bạn, tập trung vào cách giải quyết
vấn đề. Khi chấp nhận bản thân, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn, điều mà bạn không bao
giờ nghĩ đến và biết đâu bạn sẽ khám phá ra những lĩnh vực bạn tài giỏi mà trước đây bạn
không hề ngờ tới thì sao.

 Yêu chính mình mỗi ngày
-

Đây là bài học khó khăn nhất mà tôi học được. Tôi luôn nghĩ rằng mình cần thay đổi và
giúp đỡ người khác. Thực tế là tôi cần thay đổi để biết mình là ai. Tôi cần phải đối phó với
những vấn đề của riêng tôi trước khi tôi thực sự có thể giúp đỡ người khác. Hãy tự nhủ
rằng mình nên yêu chính mình, bởi bạn phải thật sự yêu mình thì bạn mới có thể mở rộng
vòng tay với mọi người xung quanh.
14


-

Nhiều người trong chúng ta bị mắc kẹt trong sự sợ hãi, nghi ngờ và xấu hổ, điều mà ngăn
cản chúng ta nhận ra được tiềm năng thực sự của bản thân. Khi chấp nhận rằng chúng ta là

những người bình thường, sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận bản thân chúng ta là ai. Tất cả mọi
người đều có một thứ gì đó để "cung cấp" cho thế giới khổng lồ và phong phú này. Và bạn
cũng vậy!
3.4.

Hoạt động 4

 Đặt câu hỏi.
-

Nội dung:
Các bạn học sinh đặt câu hỏi cho chuyên gia về những gì được nghe qua buổi nói chuyện
chuyên đề.

-

Thông điệp: Giúp các bạn củng cố lại những kiến thức đã được nghe. Thông qua đó đánh
giá bản thân mình đã chấp nhận mình như thế nào, và để có thể tìm được hạnh phúc từ việc
chấp nhận bản thân thì ta cần thay đổi nhận thức để từ đó có được thái độ và hành vi như thế

nào.
IV.
Kỹ năng khám phá bản thân
1. Nội dung:
- Là khả năng hiểu về chính bản thân mình như: cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của
bản thân,biết nhìn nhận đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quennhận ra
những ưu điểm – khuyết điểm cùng các khả năng tiềm ẩn của bản thân, để hiểu được những
lợi thế mà ta đang có.Cần hiểu rõ được cảm nhận của bản thân để diễn đạt một cách rõ ràng,
tận dụng các điểm mạnh để đạt được thành công và cảm thấy hạnh phúc, giải quyết các vấn
đề của điểm yếu dễ dàng hơn,luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân

đang cảm thấy căng thẳng. Khám phá được bản thân mình sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng
những quan điểm của mình và tự tin hơn vào chính mình để sẵn sàng đón đầu những cơ hội
trong tương lai.Khám phá bản thân là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền
tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác. Giúp con người hiểu rõ về bản
thân để có những quyết định đúng đắn cho cuộc đời chính mình, để tìm thấy niềm vui, niềm
-

hạnh phúc tự tại trong tâm.
Như chúng ta cũng đã biết, hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc bậc cao mang tính trừu
tượng của con người. Chắc chắn trong mỗi cá nhân đều có một định nghĩa về hạnh phúc
riêng, đôi khi là khám phá những điều mới mẻ; là khi ta tìm ra và trân trọng những niềm
15


vui, những giá trị giản dịtừ cuộc sống; là trạng thái bình an của tâm hồn;… Nhưng hạnh
phúc lâu bền hẳn là trạng thái của sự hài lòng bên trong, khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ
cảm nhận được hạnh phúc…Muốn hài lòng với chính mình nghĩa là phải chấp nhận bản
thân, chấp nhận bản thân vô điều kiện dẫn tới việc phải thấy mình hoàn hảo (có giá trị) theo
một cách của riêng bạn, khi đó việc cần làm là khám phá ra chính bản thân mình có gì để
-

“hoàn hảo”.
Để khám phá bản thân, bạn phải dành rất nhiều thời gian cho mình, điều đó có thể sẽ khiến
bạn sợ hãi vì bởi vì bạn không biết về những điều mà bạn sẽ khám phá, nhưng kết quả cuối

-

cùng sẽ mang lại điều tích cực.
Hiểu rõ bản thân giúp giảm bớt những cảm xúc tiêu cực, tìm ra mặt tích cực hơn khiến mỗi
người hạnh phúc hơn với chính bản thân và cuộc sống này, có một vài cách để làm được

điều đó:

 Mỗi buổi tối bạn dành ra 10 phút để xem xét ý nghĩ và các cảm xúc khác nhau mà mình

đã trải qua trong ngày.
 Nếu bạn phát hiện ra mình có sở thích, năng khiếu gì đặc biệt, hãy duy trì hoạt động đó và
làm điều đó ít nhất 3 lần/ tuần. Ví dụ như vẽ, hát, làm đồ thủ công, đi dạo trong công viên…
(dĩ nhiên là sở thích lành mạnh nhé bạn). Dần dần, bạn sẽ hiểu hơn về bản thân mình, ưu
nhược điểm…
 Dành thời gian nói chuyện với những người có ý niệm bản thân bền vững và lành mạnh…
 Viết nhật ký hay ghi chú mỗi ngày: Một nghiên cứu cho thấy rằng, 80% số người được
khảo sát cho biết họ cảm thấy nhẹ nhõm và hiểu mình hơn khi viết ra những vui buồn, suy
nghĩ, bận tâm trong ngày. Nếu bạn lười biếng, có thể để sẵn một tập giấy note trên bàn, cuối
ngày hãy cố gắng ghi lại ngắn gọn điều ấn tượng nhất trong ngày của mình. Cuối tuần, tập
hợp lại, chắc chắn bạn sẽ dành được sự ngạc nhiên thú vị!
 Ghi lại giấc mơ: Các thiên tài thường ghi lại giấc mơ của họ sau khi tỉnh dậy, và sau này
những giấc mơ đó đôi khi lại là thành tựu vĩ đại của nhân loại. Giấc mơ của bạn chẳng có ý
nghĩa lớn lao như thế, nhưng sao không thử ghi lại giấc mơ của chính mình? Hãy chú ý điều
này, giấc mơ của bạn luôn phản ánh khía cạnh nào đó của cuộc sống nội tâm thường ngày
đó bạn.
 Lấy một tờ giấy A4 trắng. Ghi thoải mái câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai”. Hãy ghi bất cứ
thứ gì bạn nghĩ ra trong đầu. Nếu cảm giác mỗi ngày câu trả lời đều thay đổi, đừng quên ghi
lại nhé. Sau một thời gian, đọc lại, bạn đã tiến thêm rất nhiều bước để hiểu bản thân mình
rồi đấy.
16


 Nghĩ đến một điều bạn thích, đặt thành mục tiêu. Chẳng hạn, học võ Akido trong 3 tháng

hè tới. Lập ra một bảng danh sách những gì khiến bạn đạt được mục tiêu, những gì cản trở

bạn. So sánh xem bạn có khả năng thực hiện mục tiêu không. Bằng mọi giá, nếu có một khả
năng thực hiện, hãy theo đuổi nó đến cùng. Bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn qua thử thách
đó.
 Tìm cho mình một người bạn biết lắng nghe mỗi khi mình có chuyện không hay và ngược
lại, học cách lắng nghe người khác. Nếu cảm thấy rất khó kiếm bạn, hãy chia sẻ cảm xúc
trên các diễn đàn, tìm lời khuyên ở các trung tâm tư vấn trực tuyến…Trải lòng ra với người
khác là một bước lớn để hiểu bản thân mình đó bạn.
 Làm một việc gì đó mang tính sáng tạo như hội họa, âm nhạc, diễn xuất… để bạn thể hiện

ý kiến, cảm xúc và hiểu mình hơn. Đừng lo lắng là bạn vẽ xấu, hát dở hay đóng kịch chẳng
ra làm sao. Một khoảng thời gian nào đó, khi nhìn lại những “tác phẩm của mình”, bạn sẽ
muốn bật cười và thấy rất nhẹ nhõm trong lòng, thấu hiểu bản thân mình hơn.
 Đọc sách: đọc bất cứ thứ gì bạn muốn, mang tính giải trí nhẹ nhàng hoặc những bài học
cuộc sống ý nghĩa.
 Bắt tay vào “kế hoạch nhỏ” của bạn: bạn đang “âm mưu” làm chuyện gì để quản trị cuộc
đời, hay vấn đề tài chính của mình, một kế hoạch kinh doanh, học tiếng Anh…Hãy làm cho
nó thành một vấn đề nghiêm chỉnh ảnh hưởng lớn đến cuộc đời bạn…và phác thảo một kế
hoạch cụ thể…Rủ một vài người bạn thực hiện…Cứ gắng làm đi, dần dần bạn sẽ nhận ra
sức mạnh của chính mình…
 Xác định phẩm chất tốt của bản thân:
 Nhận thức được những điều tuyệt vời về bản thân có thể giúp bạn khuếch trương niềm hạnh

phúc về chính con người mình. Nhắc bản thân nhớ về những phẩm chất đó mỗi khi gặp khó
khăn giúp bạn duy trì cảm giác hạnh phúc về chính mình. Bạn là đặc biệt và duy nhất.
 Suy nghĩ trong đầu hoặc viết ra danh sách những điều bạn thích ở bản thân, đọc danh sách
này hoặc tự nhắc bản thân mỗi khi cảm thấy thất vọng về chính mình. Bạn có thể liệt kê đặc
điểm mình thích ở bản thân như: tính cách, mái tóc, niềm đam mê, đôi mắt, gu thời trang,
lòng từ bi và thái độ mạo hiểm.
 Tốt bụng là một phẩm chất tuyệt vời. Đếm số lần bạn đối xử tốt với ai đó trong tuần vừa
qua, bạn có thể ghi chép nhật ký hoặc note trên điện thoại di động. Chú ý vào số lần bạn thể

hiện sự tốt bụng có thể tăng mức độ hạnh phúc.
 Một số kĩ năng cần thiết để khám phá bản thân :

• Kĩ năng 1 : Đặt câu hỏi
17


- Tôi thường cảm thấy thích thú và hưng phấn khi làm những công việc như thế nào?;
Những công việc gì mà tôi có thể tập trung làm việc trong một khoảng thời gian dài mà
không hề cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng, áp lực?; Tôi thấy bản thân mình làm tốt ở
những lĩnh vực nào nhất và những kết quả của tôi khi làm những công việc đó luôn được
người khác ghi nhận và đánh giá cao. Khi trả lời được những câu hỏi này là bạn đã khám
phá ra phần lớn ưu điểm trong con người bạn rồi đó.

• Kĩ năng 2: Tìm hiểu bản thân thông qua người khác
- Trong cuộc sống bạn luôn phải hoạt động có thể là học tập, làm việc, hay giao tiếp với
người khác, bạn là người trong cuộc đôi khi bạn không nhìn nhận ra được những điểm
mạnh điểm yếu của bản thân mình, ngược lại những người thân bên cạnh bạn thường sẽ
có những đánh giá nhìn nhận chính xác về một số đặc điểm của bạn. Hãy lắng nghe họ
nói về bạn, đó là những thông tin hữu ích để bạn có thể tự khám phá bản thân mình xem
mình mạnh, yếu ở những điểm nào từ đó tìm cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm
yếu.

• Kĩ năng 3: Tự đặt mình vào các hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau
- Nếu bạn đã sử dụng 2 kĩ năng mà tôi đã nêu ở trên mà chưa khám phá ra được bản thân
mình là ai, mình là người như thế nào hãy sử dụng tiếp kĩ năng cuối cùng này. Việc phát
hiện ra sở trường là quá trình lâu dài, nó cũng cần có những cơ hội mới có thể bộc lộ ra
được. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta phải liên tục hành động trong nhiều hoàn cảnh
và môi trường sống khác nhau để có thể theo dõi và nhận định rõ hơn về mình. Khi đó
hãy nhìn lại và đánh giá, rút ra kinh nghiệm để biết được những loại hành động nào

chúng ta thực hiện hiệu quả nhất, và nó hiệu quả trong hoàn cảnh nào. Khi những hành
động đó lặp lại thường xuyên với một độ khó cao hơn thì chúng ta có thể khẳng định
chính xác năng khiếu, sở trường của mình.

• Kĩ năng 4 : Test
-

Khám phá bản thân qua các bài test (trắc nghiệm) uy tín như MBTI, KOKOLOGY,…
Kiểm tra “Sinh trắc học dấu vân tay”
….

18


 Khi bạn khám phá ra mình là ai, vùng tối của bạn, những phẩm chất của bạn… chấp nhận

mình và không nhượng bộ xu hướng trở thành người mà người khác muốn.
 Hãy tưởng tượng rằng bạn có niềm tin và rằng bạn dũng cảm để nói không với những điều

bạn không thích, nhưng không thể hiện nó ngay lập tới bởi vì người khác có thể khước từ
bạn, và điều đó sẽ không giúp bạn theo đuổi cố gắng của mình.
 Sẽ có thời điểm phù hợp để bắt đầu thay đổi tình huống của bạn và để chấp nhận rằng có

những người có thể yêu thích cách bạn làm, và có những người thì không.
 Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi bạn lấy lại niềm tin của mình và bạn có thể bộc lộ mình mà

không sợ hãi tất cả những điều bạn nghĩ.
 Đừng bao giờ so sánh với người khác, hãy ngẩng cao đầu và nhớ rằng bạn không tốt hơn

cũng không tệ hơn người khác, rằng bạn là chính mình và rằng chẳng có một ai giống như

bạn cả.
 Việc bạn không quá chỉ trích và không quá nặng nề với bản thân mình là rất quan trọng.

Những người xung quanh bạn nhận trách nhiệm làm điều đó, và tất nhiên bạn cũng không
phải tin rằng họ đúng.
 Hãy nhận lấy những gì mình là, và hãy tự hào về bản thân mình. Bạn là khác biệt và không

ai đánh giá cao bạn, thì điều ấy có hề chi!
2. Hình thức: Tổ chức chuyên đề
3. Cách tiến hành
3.1.
Hoạt dộng 1:
 Mục tiêu: Khám phá đôi nét về bản thân thông qua trắc nghiệm vui
 Cách tiến hành:

- KOKOLOGY TRẮC NGHIỆM KHÁM PHÁ BẢN THÂN
1. Con đường bạn đang đi:
• Rộng rãi thênh thang, hai bên có cây cối mát mẻ.
• Một con đường giữa khe núi, gập gềnh, phong cảnh núi non trùng điệp rất đẹp, cuốn
hút.

• Đường mòn, xuyên qua một cánh đồng trống trải, trên đầu là mặt trời rạng ngời.
2. Bạn vừa đi vừa nghe một điệu nhạc, tay vung vẩy một chùm chìa khóa và đó là
19


• Chìa khóa cũ
• Chìa khóa mới
3. Hết con đường, bạn đi vào rừng, bạn thấy một con hổ nhảy sổ ra đe dọa bạn. Khi đó bạn sẽ
• Tẩu vi thượng sách

• Nhặt khúc ây quanh đó, bạn vồ lấy và quăng vào con hổ. Dù gì cũng sắp bị tấn công
thà chiến đấu oai hùng còn hơn.

• Bạn trèo lên một cái cây thật cao, buộc mình vào cây ngủ một giấc chờ con hổ đi
mất.

4. Khi đã thoát con hổ, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình đến ngôi nhà. Đó là tài sản thừa kế mà
bạn nhận được, ngôi nhà đó

• To đẹp, hoành tráng, tiện nghi
• Bình thường, không có gì đặc biệt
• Cổ kính, đầy bí ẩn lạ lùng.
5. Bạn mong ngôi nhà đó có bao nhiêu cửa sổ
• Ít thôi, bạn không muốn suốt ngày phải đi đóng, mở cửa sổ
• Vừa đủ
• Càng nhiều càng tốt, bạn rất thích các khung cửa sổ.
 HÃY TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRÊN MỘT CÁCH THÀNH THẬT , VÀ BÂY GIỜ
CHÚNG TA CÙNG NHAU XEM ĐÁP ÁN BÊN DƯỚI, CÙNG NHAU KHÁM PHÁ BẢN
THÂN MÌNH NÀO.

1. Con đường bạn đang đi tượng trưng cho cách bạn đi đến tương lai.
• Rộng rãi thênh thang, hai bên có cây cối mát mẻ. Bạn là một người thành đạt trong
cuộc sống, may mắn tràn đầy

20


• Một con đường giữa khe núi, gập gềnh, phong cảnh núi non trùng điệp rất đẹp, cuốn
hút. Bạn gặp không ít trắc trở trong cuộc sống, thật sự mà nói không biết là khó khăn
tìm đến bạn hay bạn tự tìm đến khó khăn nữa. Có lẽ vì thế mà bạn hiểu khá rõ giá trị

của thành công hơn ai hết, và để có được điều đó bạn phải nổ lực rất nhiều.

• Đường mòn, xuyên qua một cánh đồng trống trải, trên đầu là mặt trời rạng ngời.
Cuộc sống và bạn như hai vòng tròn không có điểm chung. Bạn không cần phải nỗ
lực nhiều lắm, thành công, thất bại tự đến tự đi.

2. Bạn vừa đi vừa nghe một điệu nhạc, tay vung vẩy một chùm chìa khóa thể hiện ký ức tuổi
thơ của bạn

• Chìa khóa cũ: Bạn không hài lòng với tuổi thơ của chính mình
• Chìa khóa mới: Bạn cảm thấy tuổi thơ mình khá hạnh phúc
3. Hết con đường, bạn đi vào rừng, bạn thấy một con hổ nhảy sổ ra đe dọa bạn cho thấy cách
bạn đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

• Tẩu vi thượng sách. Gặp khó khăn là bạn thấy lúng túng, không bình tĩnh, bạn không
biết mình sẽ phải làm gì.

• Nhặt khúc ây quanh đó, bạn vồ lấy và quăng vào con hổ. Dù gì cũng sắp bị tấn công
thà chiến đấu oai hùng còn hơn. Bạn đâm đầu vào giải quyết vấn đề mà không cân
nhắc, suy nghĩ, suy tính một tý xíu nào cả.

• Bạn trèo lên một cái cây thật cao, buộc mình vào cây ngủ một giấc chờ con hổ đi
mất.

• Bạn là người cực kì sáng suốt, biết giữ bình tĩnh khi giải quyết công việc, có sự cân
nhắc.

4. Khi đã thoát con hổ, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình đến ngôi nhà. Đó là tài sản thừa kế mà
bạn nhận được ngôi nhà. Ngôi nhà bạn thừa kế thể hiện phần nào tính cách của bạn.


• To đẹp, hoành tráng, tiện nghi. Bạn thích công danh, tiền, bạn có chí tiến thủ, có
những suy nghĩ tích cực.
21


• Bình thường, không có gì đặc biệt
• Cổ kính, đầy bí ẩn lạ lùng.
5. Bạn mong ngôi nhà đó có bao nhiêu cửa sổ. Số ô cửa sổ tượng trưng cho số bạn bè của bạn.
• Ít thôi, bạn không muốn suốt ngày phải đi đóng, mở cửa sổ. Bạn có xu hướng sống
khép kín, người ta không hiểu được bạn nên họ thấy khó khăn khi kết hợp với bạn.

• Vừa đủ. Bạn biết chọn bạn mà chơi, và cũng không chia sẻ quá nhiều về chuyện của
mình với mọi người, chỉ cần vài người bạn thân là đủ.

• Càng nhiều càng tốt, bạn rất thích các khung cửa sổ. Bạn sống cởi mở, vui vẻ, nên rất
dễ trong việc làm quen kết bạn của mình.
 Tổng kết:

Tự tìm lấy tiềm năng và khả năng tiềm ẩn của bản thân khiến bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày khi
nhận ra mình còn giá trị trong cuộc sống này.
Hoạt động 2:
 Mục tiêu: Suy nghĩ về giá trị bản thân và những thời điểm làm cho mỗi người

1.1.

cảm thấy hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.
 Cách tiến hành:
Đặt câu hỏi để dẫn vào hoạt động:
-


Tất cả các bạn có muốn được hạnh phúc không?
Chúng ta có thể tự tạo hạnh phúc cho riêng mình được hay không?
Bạn cảm thấy thế nào về hạnh phúc?
Bạn đã từng trải nghiệm điều đó chưa?

Bắt đầu trò chơi nhỏ, mỗi người sẽ được phát một tờ giấy, trong đó chia làm hai phần. Phần đầu tiên,
bạn sẽ ghi những điểm mạnh, mặt tốt của bản thân, sau đó phần tiếp theo sẽ ghi những khoảnh khắc
làm bạn thấy hạnh phúc trong đời. Nối những điểm mạnh mà mà cho là có liên quan đến những
khoảng khắc hạnh phúc đó.
Khi đã ghi xong, chọn bất kì một vài người và đọc những gì được ghi trong tờ giấy của mình.Người
dẫn cuối cùng sẽ tổng kết lại mục tiêu trò chơi.
 Tổng kết:
22


Mỗi người đều mang trong mình những giá trị đặc trưng tạo nên những cá tính riêng biệt không
trộn lẫn vào ai. Điều đó mang lại cho mỗi người màu sắc hạnh phúc khác nhau để tạo nên một thế giới
đa dạng, không cần phải phụ thuộc, bắt chước theo một hình mẫu nào thì bạn mới có được hạnh phúc,
Chỉ cần là chính mình!

D. KẾT LUẬN CHUNG
- Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Đó là một quá trình tìm kiếm, kết hợp giữa các kỹ

năng và cảm xúc.Trước đó, mỗi người phải nhận thức rõ mình là ai và đến từ đâu.
Những người hạnh phúc biết cách cân bằng các giá trị của cuộc sống. Và điều quan
-

trọng nhất là họ biết biến chúng thành các hành động cụ thể.
Ngưng đọc mãi những cuốn sách hay những bài viết mà trong đó dạy bạn phải “làm thế
nào để hạnh phúc” đi. Đứng lên, bước ra ngoài thế giới mà khám phá chúng, mà tìm

chính mình trong những chuyến “phiêu lưu” giữa cuộc sống bộn bề này. Và rồi,… nó
không dễ dàng để nhận ra đâu …, nhưng đến một ngày bạn bất giác nhận ra rằng tâm
hồn mình dần tĩnh lặng lại, bạn mỉm cười với những điều nhỏ bé giản dị mà trước đó
bạn còn không thèm để ý đến nó, bạn biết cách yêu bản thân mình nhiều hơn, biết cho đi
mà không cần nhận lại,… khi đó bạn đã biết rằng “HẠNH PHÚC đến với mình rồi!”

23



×