Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo thực tập Ngân hàng: Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ĐÔNG NAM Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.2 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á SEABANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ...............................................................................................2
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Đà Nẵng .........2
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh Đà
Nẵng.................................................................................................................................2
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Đà
Nẵng.................................................................................................................................3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Đông Nam Á-CN Đà Nẵng .................................3
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2013-2015 ...........................................4
1.2.1. Công tác huy động vốn tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng ....................................4
1.2.2.Tình hình cho vay tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng .............................................7
1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SeAbank chi nhánh đà nẵng ..........9
CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SEABANK
ĐÀ NẴNG .....................................................................................................................13
2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ..........................................................13
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ....................................................................................13
2.1.2. Sự cần thiết trong quản lý rủi ro tín dụng ............................................................13
2.1.2.2. Nhóm nợ ...........................................................................................................13
2.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng ...................................................................................14
2.2.Tình hình chung về nợ quá hạn ..............................................................................15
2.2.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay .........................................18
2.2.2.Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .....................................................19
2.2.3 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo ......................................20
2.3. Tình hình nợ xấu của SeAbank chi nhánh Đà Nẵng ..............................................21
2.3.1.Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ............................................................21
2.4 Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng ..............................................22


2.5 Đánh giá chung về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SeAbank Đà
Nẵng...............................................................................................................................22
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang i

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

2.5.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................22
2.5.2. Những mặt còn hạn chế .......................................................................................24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á ĐÀ NẴNG .............................25
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ của ngân hàng SeAbank
trong thời gian tới ..........................................................................................................25
3.2. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng SeAbank chi
nhánh Đà Nẵng. .............................................................................................................25
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng .......................................................25
3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay........................................26
3.2.3 Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích kinh tế ................................................26
3.2.4 Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ ngân hàng ......................................................26
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...................................................................27
3.2.6. Bảo hiểm tín dụng ...............................................................................................27
3.2.7. Lập quỹ dự phòng rủi ro. .....................................................................................27
KẾT LUẬN ...................................................................................................................28


SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang ii

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CBCNV
CBTD
DNNN
DNNQD
NHNN
TCTD

: Cán bộ công nhân viên
: Cán bộ tín dụng
: Doanh nghiệp nhà nước
: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
: Ngân hàng nhà nước
: Tổ chức tín dụng

TCKT
TSĐB
NH


: Tổ chức kinh tế
: Tài sản đảm bảo
:Ngân hàng

TMCP

: Thương mại cổ phần

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang iii

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Seabank Đà Nẵng ......................... 5
Bảng 2: Tình hình cho vay tại ngân hàng Seabank Đà Nẵng ................................... 8
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Seabank CN Đà Nẵng ....... 10
Bảng 4: Tình hình chung về nợ quá hạn tại chi nhánh ............................................ 17
Bảng 5: Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn vay ...................................................... 28
Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế............................................ 19
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo ........................................... 20
Bảng 8: Tình hình nợ xấu của SeAbank chi nhánh đà nẵng .................................... 21
Bảng 9: Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế .................................................. 21
Bảng 10: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh ..................................... 22


SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang iv

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và rủi ro tín
dụng nói riêng là một căn bệnh hiểm nghèo, tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nó không những làm sai lệch, đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, tạo ra những tác hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng hệ thống Ngân hàng, nền
kinh tế mà còn có thể góp phần nguy hại không nhỏ trong những cơn khủng
hoảng tiền tệ ở nhiều quốc gia châu lục, toàn cầu gây ra những hậu quả không
lường trước được.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã chứng kiến sự đỗ vỡ của
gần 500 quỹ tín dụng đô thị và hàng ngàn hợp tác xã tín dụng nông thôn. Sự
rung động của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm qua
xuất phát từ hoạt động tín dụng yếu kém của một vài Ngân hàng. Với sự non yếu
về nghiệp vụ Ngân hàng, lại hoạt động trong một môi trường đầy rủi ro, các
Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa bao giờ hết cần phải quan tâm đến vấn đề
rủi ro tín dụng hơn nữa và quản lý rủi ro tín dụng để có thể đưa ra những biện
pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Với nhận thức về sự cần thiết ấy, tôi đã chọn đề tài: “RỦI RO TÍN DỤNG
VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐÔNG NAM Á ” chi nhánh Đà Nẵng.
Báo cáo gồm 3 chương:
+ Chương I: Khái quát về ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeAbank
+ Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng SeAbank
+ Chương III: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi
nhánh
Để hoàn thành được báo cáo tốt nghiệp này em đã nhận được nhiều sự ủng hộ,
giúp đỡ và ý kiến đóng góp quý báu của nhiều người.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Lê Thị Thùy Dung – người đã hướng
dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng đã
dạy giỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệp quý báu. Cùng toàn thể ban
lãnh đạo, các cô chú, anh chị cán bộ tại NH TMCP Đông Nam Á SeAbank chi nhánh
Đà Nẵng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và góp phần quan trọng vào thành công của
bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 1

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á
SEABANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Đà Nẵng
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Đông Nam Á- Chi nhánh
Đà Nẵng
-Khái quát về ngân hàng
Tên phòng giao dịch : Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Đà Nẵng.
Tên giao dịch quốc tế: SOUTHEAST ASIA BANK
Địa chỉ
: 373 Nguyễn Văn Linh, Tp Đà Nẵng
Điện thoại
: 0511 3584360
Fax
: 0511 3584366
Website
Email
Logo

: www.seabank.com.vn
:
:

Lịch sử hình thành NHTMCP Đông Nam Á-CN Đà Nẵng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) có tên giao dịch quốc tế là Southeast
Asia Bank (SeaBank) được thành lập năm 1994. Hội sở chính đặt tại 25 Trần Hưng
Đạo, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Là một trong những ngân hàng TMCP có mặt
sớm nhất tại Việt Nam, vốn đều lệ hơn 5.500 tỷ đồng, trong đó đối tác nước ngoài
Societe Genrenale sở hữu 20% cổ phần và là một trong 7 ngân hàng có vốn đều lệ lớn
nhất Việt Nam. Đặc biệt trong những năm gần đây, SeaBank liên tục có sự tăng
trưởng về vốn và quy mô hoạt động. Đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao,
SeaBank đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách
hàng ngày càng tốt, hàng loạt các chi nhánh mới được thành lập khắp cả nước.

Việc mở chi nhánh tại Đà Nẵng - chi nhánh đầu tiên tại miền Trung đã đánh
dấu một bước phát triển mới. SeABank Đà Nẵng khai trương vào tháng 12/2006 tại
địa chỉ 373 Nguyễn Văn Linh - phường Thạc Gián - quận Hải Châu. Đây là chi nhánh
đầu tiên của SeABank tại miền Trung.
Kể từ ngày thành lập đến nay đã gần được 10 năm, SeABank chi nhánh Đà
Nẵng đã đi vào hoạt động ổn định, phát triển tốt, tạo được uy tín và ngày càng thu hút
khách hàng đến phòng giao dịch. SeABank cũng đã mở được nhiều phòng giao dịch
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 2

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

trên khắp địa bàn thành phố, hiện nay số phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh đã lên
con số 7, đây là một thành quả đáng ghi nhận trong sự nổ lực hết mình để rút ngắn
khoảng cách và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-Chi nhánh Đà
Nẵng
- Trực tiếp thực hiện kinh doanh tiền tệ đa năng, chủ yếu là huy động nguồn vốn,
cho vay nội, ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài
nước theo phân cấp của ngân hàng.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của giám đốc, thực hiện các
nhiệm khác.
- Huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng nội tệ và ngoại tệ. Phát

hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng….. Nhận vốn ủy thác đầu tư từ
chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại
tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Thanh toán: Thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản) và thanh toán
bằng tiền mặt.
- Kinh doanh ngoại hối, kinh doanh dịch vụ, cân đối điều hòa vốn kinh doanh nội
tệ đối với các chi nhánh của NH SeA Bank- Đà Nẵng
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Đông Nam Á-CN Đà Nẵng
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc Chi
Phó Giám Đốc

Phó Kế toán

Phòng Quan

Phòng hỗ trợ

Phòng hành

ngân quỹ

hệ khách

tín dụng

chính

Chú thích quan hệ

Quan hệ chức năng:
Quan hệ trực tuyến:
- Chức năng và nhiệm vị của các phòng ban.
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 3

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

- Giám đốc chi nhánh:
Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc xem xét bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Tổng
giám đốc, trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật trong điều hành và quản lý mọi
hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trực tiếp điều hành quản lý và giám sát tình hình
hoạt động của chi nhánh. Có quyền ủy quyền cho các bộ phận thay mặt mình thực hiện
một số công việc cụ thể và chịu trách nhiệm về việc ủy quyền đó.
- Phòng hỗ trợ tín dụng :
Trách nhiệm về công tác liên quan đến quản trị và hỗ trợ hoạt động liên quan đến
chi nhánh.Chịu trách trực tiếp về chất lượng hoạt động của phòng
Xây dựng tổ chức điều hành mọi hoạt động của phòng quản trị và hỗ trợ hoạt
động nhằm đảm bảo các chỉ tiêu hoạt động công việc được giao.
Giám sát việc hỗ trợ tín dụng và đặc biệt là phê duyệt việc tạo lập hợp đồng vay,
đăng ký thế chấp kiểm sát tính tuân thủ của hồ sơ xin giải nhân trước khi giải nhân
theo quy định của NH SeAbank
- Phòng quan hệ khách hàng: Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát

triển và đối tượng khách hàng trên địa bàn. Đề xuất chiến lược và mục tiêu kinh doanh
trên thị trường khách hàng tiềm năng.Thực hiện công việc khác theo phân công của
ban giám đốc.
- Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê các
hoạt động kinh doanh quy định.Phê duyệt các giao dịch kế toán của khách hàng.
- Phòng hành chính nhân sự: Phát triển và đào tạo nhân sự. Tham mưu công tác
đào tạo, bố trí cán bộ và phục vụ hậu cần cho kinh doanh.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2013-2015
1.2.1. Công tác huy động vốn tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng
Trong giai đoạn 2013-2015, do ảnh hưởng của khủng hoảng của kinh tế thế
giới, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát cạnh tranh về
huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy
động của các NHTM nói chung và SeAbank nói riêng. Trước biến động về giá huy
động vốn trên thị trường, ngân hàng SeAbank đã áp dụng lãi suất linh hoạt trên cơ sở
cung cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay-huy động,cải
thiện quản trị thanh khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công
cụ huy động vốn mới, các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối
với cá nhân, doanh nghiệp, để góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác
huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn , chất lượng quản trị vốn và sau cùng là
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong 3 năm trở lại đây, SeAbank đã cố gắng nhiều để vượt qua khủng hoảng,
điều đó thể hiện qua tình hình biến động nguồn vốn trong 3 năm 2013, 2014, 2015
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 4

Lớp: NH1-13


1.Nhận tiền

gửi
Tiền gửi
dân cư
Tiền gửi
của các tổ
chức kinh tế
Tiền gửi
của TCTD
2. Đi vay
Tổng

Chỉ tiêu

33 1.993.360

1.335.785

30

58

96

2.761.190

6.478.620

9.912.070

27


657.575

63 1.685.010

97 2.455.345

49

767.830

79 2.663.685

64 3.598.055

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 5

Lớp: NH1-13

10
505.720
8
672.260
7
112.760
29
166.540
4

241.375
4
311.745
3
68.120
39
70.370
100 6.555.390
100 10.223.815
100 2.523.465
63 3.668.425
(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

53 3.814.935

2.129.925

392.960
173.255
4.031.925

96 6.314.015

Năm 2014
Tỷ
Số tiền trọng(%)

3.858.670

Năm 2013

Tỷ
Số tiền trọng(%)

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

33
29
56

39

70

57

Đvt:Triệu đồng
Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014
Tỷ
Tỷ
Số tiền Tỷ trọng(%)
Số tiền trọng(%) Số tiền
trọng(%)

Bảng 1:Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Seabank Đà Nẵng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Qua bảng 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, Năm 2013 chi
nhánh huy động được 4.031.925 trđ. Sang năm 2014, mặc dù kinh tế còn khó khăn
nhưng tổng huy động vốn là 6.555.390 trđ, tăng 2.523.465 trđ so với 2013, tương ứng
với tỷ lệ tăng 63% . Nguyên nhân là do lãi suất của ngân hàng đưa ra là khá hợp lý với
người gửi tiền, do đó đã thu hút được khách hàng. Tính đến cuối năm 2015 tổng huy
động vốn là 10.223.815 trđ tăng 3.668.425 trđ so với năm 2014, tương đương với tăng
56%. Mức tăng này thấp hơn 2014, tuy nhiên đạt được mức tăng này là khá ổn định.
Điều này có thể giải thích bởi trong những tháng đầu năm 2014 lãi suất có nhiều biến
động do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng khiến một lượng nhỏ nguồn vốn
huy động chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Những tháng cuối năm, việc thực hiện nghiêm ngặt thông tư số 02/2012 TTNHNN áp trần lãi suất huy động, những điều trên đều khiến ngân hàng gặp nhiều khó
khăn trong huy động để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Tuy nhiên , để đặt được những kết quả tăng trưởng trên là do ngân hàng không
thụ động ngồi chờ khách hàng tím đến mình, mà luôn chủ động tìm kiếm khách hàng
mới. Thu hút nhiều khách hàng bằng nhiều giải pháp như: tăng cường giải pháp quảng
bá, tiếp thị, khuyến mãi, đề ra chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, thực hiện cơ
chế lãi suất linh hoạt, tăng cường phát triển khoa học công nghệ, mở rộng mạng lưới
hoạt động, nâng cao năng lực canh tranh trên thị trường...
Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, tỷ trọng của nguồn vốn
huy động có sự thay đổi lớn.
Trước hết là tiền gửi từ dân cư đây là loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng lượng tiền gữi, lượng tiền gửi tại dân cư năm 2014 đạt 3.814.935 trđ tăng
1.685.010 trđ , tương ứng tăng 79% so vơi năm 2013. Năm 2015 đạt 6.478.620 trđ
tăng về tuyệt đối 2.663.685 trđ, tương ứng tăng 70% so với năm 2014. Nguyên nhân là
SeAbank đã dần khẳng định được thương hiệu và nhiều người dân biết đến, tạo được
niềm tin nơi khách hàng.
Tiền gửi TCKT năm 2014 đạt 1.993.360 trđ, tăng về tuyệt đối 657.575 trđ

tương ứng tăng 49% so với năm 2013, Năm 2015 đạt 2.761.190 trđ tăng về tuyệt đối
767.830 trđ tương ứng 39% so với năm 2014, tiền gửi của TCTD năm 2014 đạt
505.720 trđ, tăng về tuyệt đối 112.760 trđ tương ứng tăng 29% so với 2013. Ta thấy
lượng tiền gửi của các TCTD vào SeAbank còn thấp. Nhưng việc huy động từ các tổ
chức tín dụng có lãi suất cao hơn huy động từ dân chúng nên việc hạn chế loại tiền gửi
này cũng là một điều tốt. Tuy nhiên ngân hàng cũng nên đầu tư phát triển các sản
phẩm dịch vụ để mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các tổ chức tín dụng, vì
đó củng là một trong những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững của ngân hàng.
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 6

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Với sự tăng lên nhanh chóng của lượng tiền gửi như vậy đã góp phần làm cho
nguồn vốn huy động tại ngân hàng tăng lên tương đương
Năm 2014 quy mô của các khoản đi vay của ngân hàng là 241.375 trđ tăng 39%
so với năm 2013, tương ứng tăng 68.120 trđ. Sang năm 2015 thì khoản đi vay này tăng
lên 29 % so với năm 2014 ứng với số tiền là 70.370 trđ, qua đây cho thấy ngoài nhận
tiền gửi thì ngân hàng có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn
vốn để đáp ứng với hoạt động cho vay của mình
Nhìn chung công tác huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm được thực hiện khá
tốt, đảm bảo nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, thực hiện tốt
các mục tiêu đề ra, mặc dù nền kinh tế thành phố còn nhiều biến động, có tác động ảnh
hưởng đến sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế đã làm cho tỷ trọng của

từng nguồn vốn thay đổi, nhưng nhìn chung cơ cấu huy động khá hợp lý.
1.2.2.Tình hình cho vay tại ngân hàng SeAbank Đà Nẵng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng sự
chuyển hóa từ vốn tiền gữi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất,
kinh doanh trong nền kinh tế. Vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó
bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên hoạt động cho vay mang lại rủi ro lớn, vì vậy ngân hàng cần phải quản lý
các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 7

Lớp: NH1-13


100 5.035.545
45
14
41
100
32
19
49
100

3.624.325
1.630.945
507.410
1.485.970

5.025.485
1.608.160
954.840
2.462.485
18.240

579.310
234.735
619.505

0,296%

47 487.560
14 117.620
38 420.540
100 1.506.700
34 517.340
18 215.900
49 773.460
100
1.450

100 1.025.720

32
25
42

100 1.435.150


1.411.220

1.023.690
356.600
483.960

1.862.650

43
758.560
30
204.565
39
448.095
43 1.823.130
47
748.320
29
309.850
46
899.960
9
2.445

39

87
20
34


39

Trang 8

Lớp: NH1-13

(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

0,363%

24 2.268.260
28 1.774.015
48 2.951.400

1.244.570
1.417.415
2.467.440

2.389.505
711.975
1.934.065
6.848.615
2.356.480
1.264.690
3.362.445
20.685

100 6.993.675

5.131.025


SVTH: Hoàng Văn Trung

Doanh số cho
3.695.875
100
vay
Ngắn hạn
665.260
18
Trung hạn
1.182.680
32
Dài hạn
1.847.935
50
Doanh số thu
2.598.605
100
nợ
Ngắn hạn
1.143.385
44
Trung hạn
389.790
15
Dài hạn
1.065.430
41
Dư nợ cho vay 3.518.785

100
Ngắn hạn
1.090.820
31
Trung hạn
738.940
21
Dài hạn
1.689.025
48
Nợ xấu
16.790
100
Tỷ lệ nợ
0,477%
xấu(%)

Chỉ tiêu

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

47
40
30
36
47
32
37
13


39

82
25
20

36

Đvt :triệu đồng
Năm 2013
Năm 2015
Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014
Năm 2014
Số tiền
Tỷ lệ(%) Số tiền
Tỷ lệ(%) Số tiền
Tỷ lệ(%) Số tiền
Tỷ lệ(%) Số tiền
Tỷ lệ(%)

Bảng 2:Tình hình cho vay tại ngân hàng Seabank Đà Nẵng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Qua bảng 2 ta thấy doanh số cho vay năm 2014 tăng 39% so với năm 2013,

tương ứng 1.435.150 trđ trong đó cho vay ngắn hạn và trung hạn tăng mạnh hơn cho
vay dài hạn. Doanh số cho vay có tốc độ tăng nhưng không đáng kể so với năm 2014.
Sang năm 2015 doanh số cho vay tăng 36% so với năm 2014. Vẫn tăng chủ yếu ở
doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn, sở dĩ có sự thay đổi đó là do trong những
năm qua nền kinh tế của thành phố có nhiều sự thay đổi , kinh tế hộ gia đình, kinh tế
tư nhân phát triển mạnh mẽ, vì vậy ngoài việc tận dụng những cái mình có, các thành
phần kinh tế này còn cần đến nhiều yếu tố khác nhất là yếu tố về vốn, và để giải quyết
các vấn đề đó họ đã tìm đến nguồn vốn của ngân hàng, chính điều này là nhân tố gián
tiếp làm tăng nhu cầu về vốn và làm phát sinh doanh số cho vay của ngân hàng. Không
những thế trong những năm qua ngân hàng SeAbank đã chủ động tìm đến khách hàng
tạo lập những mối quan hệ với các đối tác ngày càng vững chắc, điều đó giúp cho
doanh số cho vay của ngân hàng tăng trong 3 năm qua.
Về doanh số nợ, tăng dần qua các năm chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân
hàng khá tốt. Năm 2014 tăng 39 % so với năm 2013, tương ứng tăng 1.025.720trđ,
năm 2015 tăng 39% so với năm 2014, tương ứng tăng 1.411.220 trđ, chủ yếu là thu nợ
ngắn hạn. Nguyên nhân dẫn đến điều này một mặt là do đơn vị đã quan tâm đến công
tác thu hồi nợ. Thành tích này đã phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân
hàng, thể hiện năng lực của ngân hàng trong công tác thẩm định dự án cho vay.
Về dư nợ cho vay, năm 2014 tăng 43 % so với năm 2013, tương ứng tăng
1.506.700 trđ, năm 2015 tăng 36 % so với năm 2014, tương ứng tăng 1.823.130 trđ,
mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2015 tăng không nhiều so với năm 2014, tuy nhiên
trong nền kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu
đáng khích lệ cho chi nhánh.
Về nợ xấu, năm 2014 nợ xấu tăng so với năm 2013 là 1.450 trđ, tương ứng 9 %
so với năm 2013. Năm 2015 nợ xấu tiếp tục tăng lên đến 13% so với năm 2014 ứng
với 2.445 trđ, sở dĩ nợ xấu của chi nhánh năm 2015 tăng cũng là do trong năm qua,
tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình
hình kinh doanh của doanh nghiệp củng như đời sống dân cư. Chính điều này làm cho
hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng
giảm, do đó nợ xấu của chi nhánh gia tăng. Tuy nhiên, doanh số cho vay của ngân

hàng cũng tăng lên khá nhanh khiến nợ xấu củng tăng
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm đáng kể, từ 0,477 % năm 2013 giảm xuống
còn 0,363 % trong năm 2014 và năm 2015 tiếp tục giảm còn 0,296 %, chứng tỏ ngân
hàng đã quản lý tốt chất lượng tín dụng và các khoản cho vay của mình.
1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SeAbank chi nhánh đà nẵng
SeAbank luôn chú trọng phát triển mở rộng một cách toàn diện tất cả các lĩnh
vực hoạt động ngân hàng đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng lĩnh
vực, vì vậy SeAbank đã đạt được kết quả kinh doanh khá tốt.
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 9

Lớp: NH1-13


1.Tổng thu nhập
Thu lãi
Thu dịch vụ
Thu kinh doanh dịch
vụ
Thu khác
2.Tổng chi phí
Chi trả lãi
Chi hoạt động dịch
vụ
Chi kinh doanh
ngoại hối
Chi phí nhân viên
Chi phí khác
Chênh lệch thu chi

3.Lợi nhuận trước
DPRR
4.Dự phòng rủi ro
5.Lợi nhuận trước
thuế TNDN
6.Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu

149.140
55.887
167.617

88.930
39.186
117.617

%

2
4
4

3

299.789
74.947
224.932


350.344
50.555

350.344

20.119
53.961
61.639

36.858

1
32.021
5
93.534
100 1.553.890
88 1.381.313

Số tiền
100 1.904.324
90 1.713.811
3,28
64.868
%

2015(tr.đ)

1
3
4


2

2
5
100
89

100
90
3,41

60.210
16.701
50.000

78.990
4.285

78.090

624
6.484
504

2.538

7.078
19.440
363.435

363.285

68
43
43

43
13

43

3
20
1

8

58
39
53
64

150.649
19.060
57.315

88.924
12.260

89.104


958
14.859
21.572

4.081

12.701
24.769
505.027
453.558

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 10

Lớp: NH1-13

101
34
34

34
32

34

5
38
54


12

66
36
48
49

ĐVT:Triệu đồng
So sánh
2014/2013
2015/2014
+/%
+/%
441.525
51
594.222
45
397.373
51
534.718
45
17.590
69
21.943
51

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

(Nguồn:phòng tài chính kế toán -ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)


261.420
38.295

183.315
34.010

19.161
39.102
40.067
261.240

3
5
6

18.537
32.618
39.563

32.777

183.150

4

1
19.320
6
68.765

100 1.048.863
82
927.755

12.243
49.325
685.428
564.470

30.239

%
Số tiền
100 1.310.103
90 1.179.093
3
42.925

2014(tr.đ)

Số tiền
868.578
781.720
25.335

2013(tr.đ)

Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Seabank chi nhanh Đà Nẵng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Qua bảng 3 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh là khá khả quan
qua 3 năm 2013, 2014 và 2015, chênh lệch thu-chi năm sau cao hơn năm trước, kết
quả đó được thể hiện qua bảng trên.
Về tình hình tổng thu: nhìn chung thu nhập của chi nhánh tăng lên qua các năm.
Năm 2013 tổng thu của chi nhánh đạt 868.578 trđ, năm 2014 đã đạt được là 1.310.103
trđ, tăng 51% so với năm 2013, sang năm 2015 con số này đã tăng lên đến 1.904.324
trđ, tăng 45% so với năm 2014 thu nhập tăng do sự gia tăng khoản thu nhập từ lãi suất
ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bằng các hoạt
động thu hút khách hàng như: lãi suất hấp dẫn, đơn giản hóa thủ thục vay vốn nâng
cao trình độ tín dụng ...Với tình hình thu nhập tăng như hiện nay, tạo điều kiện cho
ngân hàng có những bước phát triển ổn định làm tăng khả năng cạnh tranh và ngoài ra
hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc gia tăng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn
của các thành phần kinh tế củng góp phần thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển.
Trong tổng thu nhập nguồn thu chính chủ yếu từ thu lãi từ cho vay, luôn chiếm
tỷ trọng 90% tổng thu nhập. Cụ thể năm 2013 là 781.720trđ chiếm 90%, đến năm
2015 là 1.713.811trđ chiếm 90% so với tổng thu nhập, năm 2014 tăng 397.373trđ so
với năm 2013, tương ứng với 51%, năm 2015 tăng 534.718trđ so với năm 2014 tương
ứng với 45%. Ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động mũi nhọn và nguồn đem
lại lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng.
Bên cạnh đó những khoản thu từ dịch vụ như chuyển tiền, thanh toán củng đem
lại nguồn thu nhập nhất định cho ngân hàng. Tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng không lớn,
nhưng vẫn thể hiện mức tăng trưởng nhanh chóng hàng năm. Năm 2013 là 25.335trđ
chiếm 3% và năm 2014 là 42.925trđ chiếm 3,28%, sang năm 2015 là 64.868trđ chiếm
chiếm 3,41%. Năm 2014 so với năm 2013 tăng 17.590trđ tương ứng với 69%,năm

2015 so với năm 2014 tăng 21.943trđ tương ứng 51%.
Ngoài ra còn có những khoản thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối hay từ nguồn
thu khác nhưng không đáng kể. Tuy nhiên nó luôn góp phần nâng cao hiệu quả trong
hoạt động của ngân hàng
Về tình hình tổng chi: Củng như thu nhập, chi phí của ngân hàng tăng qua các
năm. Năm 2013 tổng chi phí của chi nhánh là 685.428 trđ đến năm 2014 đã lên
1.048.863 trđ tăng 53 % so với năm 2013, sang năm 2015 con số này đã tăng lên đến
1.553.890trđ tương ứng tăng 48 % so với năm 2014 việc chi trả lãi tăng qua các năm
chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả rất tốt, việc điều chỉnh lãi
suất phù hợp...mặc khác đây củng là kết quả của sự nổ lực của ban lãnh đạo củng như
đội ngủ cán bộ nhân viên NH SeAbank trong thời gian qua.

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 11

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Khoản chi có tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng cao là khoản chi trả lãi ta
thấy rằng nó luôn chiếm tỷ lệ 80 % trong tổng chi, năm 2013 khoản chi này là 564.470
trđ chiếm 82%, năm 2014 là 927.755 trđ chiếm 88%, đến năm 2015 là 1.381.313 trđ
chiếm 89%. Mặc dù tỷ trọng khoản chi trả lãi trong tổng chi giảm qua các năm nhưng
số tuyệt đối vẫn tăng cao . Năm 2014 tăng 363.435 trđ, tương ứng 53% so với năm
2013. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 505.027 trđ ,tương ứng với 48%, điều này hoàn
toàn dễ hiểu vì nguồn vốn huy động ngày càng cao thì trả lãi cho khách hàng càng

nhiều. Bên cạnh đó lãi suất tiền gửi qua các năm củng tăng lên, thêm vào đó là sự cạnh
tranh gây gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy
động nhiều hơn trước đây.
Tương ứng với khoản thu thì chi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và chi
khác chiếm tỷ trọng rất thấp, chi kinh doanh ngoại hối có tỷ trọng ổn định qua các
năm, chi khác tuy có tỷ trọng lớn hơn nhưng không ổn định qua các năm, tuy nhiên nó
góp phần gia tăng khoản chi cho ngân hàng, bởi vì để cho vay có hiệu quả thì cán bộ
tín dụng phải thường xuyên phải thẩm định tài sản thế chấp của khách hàng, và năm
2015 Ngân hàng đã tốn nhiều chi phí cho chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Bởi
vậy đây là những chi phí bất biến nên Ngân hàng phải hạn chế được những khoản chi
phí đến mức tối đa, thì càng góp phần nâng cao mức lợi nhuận hằng năm của ngân
hàng.
Chênh lệch thu chi của ngân hàng năm 2014 tăng 43% ứng với mức tăng là
78.090 trđ so với năm 2013, và đến năm 2015 tăng 34 % ứng với mức tăng là 89.104
trđ. Điều này cho thấy các khoản chi phí của ngân hàng bỏ ra trong hoạt động của
mình là cần thiết, thực hiện công việc đầu tư một cách có hiệu quả, tạo điều kiện và là
bước chạy đà cho ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh của mình trong thời gian
tới.
Lợi nhuận tăng qua các năm. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế đạt 117.617 trđ, đến
năm 2014 đã đạt được 167.617 trđ tăng 43%, sang năm 2015 con số này đã tăng lên
224.932 trđ, tương ứng với mức tăng 34 % so với năm 2014. Điều này cho thấy nâng
cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đã đem lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập
đáng kể trong những năm qua. Lợi nhuận tăng do chi phí tăng, do ngân hàng tăng
cường các khoản chi khác ngoài chi tín dụng nhằm mục đích thu hút khách hàng như
các chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm thưởng thêm lãi suất - tặng thêm tiền mặt”
tặng quà cho khách hàng thân thiết...với chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị
phần tìm những biện pháp cải thiện đàng kể nhằm hạn chế tốc độ tăng chi phí hoạt
động bên cạnh các giải pháp làm tăng thu nhập đã giúp lợi nhuận của ngân hàng tăng
qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.
SVTH: Hoàng Văn Trung


Trang 12

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

CHƯƠNG II.THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
SEABANK ĐÀ NẴNG
2.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
2.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước
thì: “ Rủi ro tín dụng ngân hàng được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động tín dụng của ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình cam kết”
2.1.2. Sự cần thiết trong quản lý rủi ro tín dụng
2.1.2.2. Nhóm nợ
x Nợ xấu
Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân
loại nợ như sau: gồm có 5 nhóm nợ.
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi đúng hạn
và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết
cho vay, chấp nhận thanh toán.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
Bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90-180 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Các khoản quá hạn từ 180- 360 ngày
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90- 180 ngày theo thời hạn đã
cơ cấu lại
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lí
+ Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ
cấu lại
Nợ xấu: là những khoản nợ trên 90 ngày mà không đòi hỏi được và không
được tái cơ cấu.
Như vây, trong 5 nhóm nợ nói trên, nợ xấu rơi vào nợ nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 13

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

x Tỷ lệ nợ xấu
Theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN
ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước:
Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

* 100

Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu dung để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức TD. Một ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng TD thấp, rủi ro TD cao và ngược lại.
x Trích lập dự phòng rủi ro
Cho dù được phân loại theo phương pháp nào thì tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể
đối các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, 5 lần lược 0%, 5%, 20%, 50%, và 100%. Quyết định số
493 đưa ra cách tính số tiền dự phòng: R = max {0, ( A-C)} *r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải tính
A: Gía trị khoản nợ
C: Gía trị TSĐB
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Một ngân hàng sử dụng khoản trích lập dự phòng rủi ro càng lớn thì chứng tỏ
nợ xấu càng cao và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
2.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng.
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân
chia thành các loại sau: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục
- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách
hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng,
khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản
trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm
bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý

các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân
chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 14

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

+ Rủi ro nội: tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc nghành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát
từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối
với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một
ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một
loại hình cho vay có rủi ro cao.
Nếu căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng được phân
chia thành các loại sau:
Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro do không có khả năng trả nợ:
- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): Khi thiết lập mối quan
hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời gian hoàn trả
nợ vay.
Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, những tổn
thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi ro không hoàn trả nợ đúng

hạn.
- Rủi ro do không có khả năng trả nợ: là rủi ro xảy ra trong trường hợp khách
hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy ngân hàng phải thanh lý tài sản của
khách hàng để thu nợ.
2.2.Tình hình chung về nợ quá hạn
Qua bảng 4 ta thấy, diễn biến nợ quá hạn của chi nhánh tăng, là do năm 2013 là
năm khó khăn của nền kinh tế, gói kích cầu hết hiệu lực, các công ty, doanh nghiệp, cá
nhân gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Nợ nhóm 2: Ta thấy các
nhóm nợ của ngân hàng thì nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng tương đối cao và có xu hướng
biến động qua 3 năm. Năm 2013 nợ nhóm 2 là 7.035 trđ thì đến năm 2014 là 10.050
trđ tăng 3.015 trđ, tương ứng 43% so với năm 2013. Nguyên nhân là do diễn biến phức
tạp của thời tiết ảnh hưởng đến kinh doanh sản xuất nông nghiệp cúa các hộ nông dân.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, trong khi trình độ quản lý kém dẫn đến
không khai thác tốt thị trường. Tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến nợ quá hạn, cùng
với sự tăng giá của xăng dầu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó một số
khách hàng không có ý thức trả nợ cho ngân hàng hay có tâm lý trể nợ quá hạn 1 đến 2
tháng là chuyện bình thường. Năm 2015 nợ nhóm 2 là 13.965 trđ tăng 3.915 trđ so với
năm 2014, nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do trong năm nền kinh tế chưa ổn
định, tình hình lạm phát tăng cao làm cho khách hàng của ngân hàng gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ đúng hạn cho ngân hàng, dẫn

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 15

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

đến việc trì trệ về nợ, làm cho các khoản nợ có thể được gia hạn nếu không thì bị quá
hạn một thời gian.
Đối với nợ (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5).
Nếu xét về mức độ rủi ro thì trong 4 nhóm nợ quá hạn các khoản nợ thuộc
nhóm 3, 4, 5 là các khoản nợ xấu, mức độ rủi ro cao, và có khả năng gây tổn thất đến
ngân hàng, song hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro,nguy cơ nợ xấu gia tăng luôn
tiềm ẩn. Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng không cao đồng nghĩa với ngân hàng đã
thực hiện tìm hiểu đối tượng cho vay được xem xét rất kỹ, có chọn lọc kiến cho nợ xấu
mà ngân hàng gặp phải chỉ là con số nhỏ và không đáng kể, nhưng củng như những
nghành nghề khác, kinh doanh tất có rủi ro và ngân hàng củng gặp phải qua việc chúng
ta thấy sự tăng lên của nợ nhóm 3, 4, 5 chính sự gia tăng của các nhóm nợ này báo
hiệu một xu hướng xấu của hoạt động ngân hàng, do đó nợ xấu của ngân hàng tăng
lên.

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 16

Lớp: NH1-13


SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 17

40
30
16

13
100

43
13
4
3
19
43
-0,17

Lớp: NH1-13

Đơn vị:Triệu Đồng
Năm 2014/2013
Số tiền
%
3.015
1.134
195
123
4.466
1.506.700

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số tiền

%
Số tiền
%
Số tiền
%
7.035
30
10.050
36
13.965
8.899
37
10.032
35
10.549
4.366
18
4.560
16
5.581
3.525
15
3.648
13
4.555
23.824
100
28.290
100
34.650

3.518.785
5.025.485
6.983.615
0,68
0,56
0,50

(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Cộng
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn(%)

Nợ quá hạn

Bảng 4 Tình hình chung về nợ quá hạn tại chi nhánh

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Năm 2015/2014
Số tiền
%
3.915
517
1.021
907

6.360
1.958.130

39
5
22
25
22
39
-0,12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

2.2.1 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn cho vay
Bảng5 :Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn vay
Đơn vị:triệu đồng
Nợ quá
hạn
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
Tổng

Năm 2013

Năm 2014


Số tiền
% Số tiền %
5.205 31
5.837 32
3.526 21
3.466 19
8.059 48
8.938 49
16.790 100
18.240 100

Năm 2015
Số tiền
7.033
3.723
9.929
20.685

Năm 2014/2013 Năm 2015/2014
% Số tiền
34
632
18
-60
48
878
100 1.450

%


Số tiền
%
12
1.196
20
-2
258
7
11
991
11
9
2.445
13

(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh 2013-2015 của Seabank Đà Nẵng)

Qua bảng 5 ta thấy nợ ngắn hạn và nợ trung hạn chiếm tỷ lệ ít hơn so với nợ dài
hạn. Cụ thể nợ ngắn hạn năm 2013 là 5.205trđ qua năm 2014 là 5.837trđ, tăng 632trđ
tương ứng với 12% so với năm 2013. Nợ ngắn hạn tiếp tục tăng qua năm 2015 là
7.033trđ tăng 1.196trđ tương ứng 20% so với năm 2014. Nguyên nhân nợ ngắn hạn
tăng là do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, giá cả...ảnh hưởng đến thu nhập của khách
hàng, dẫn đến việc trả nợ không đúng hạng cho ngân hàng
Nợ trung hạn cũng liên tục tăng do nền kinh tế khủng hoảng và suy thoái trong
phạm vi toàn cầu, đã tác động đến việt nam. Nền kinh tế Việt Nam liên tục lạm phát,
chính phủ thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng sử dụng chính sách thắt chặt cho vay, chính điều này làm cho người đi vay
gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn để duy trì hoạt động sản xuất, mất thanh khoản và hoàn
trả vốn không đúng hạn.
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Năm 2014 nợ dài hạn là

8.938 trđ tăng 11 % so với năm 2013 tương ứng 878 trđ. Nợ dài hạn tiếp tục tăng qua
năm 2015 là 9.929 trđ tăng 11% so với năm 2014, nợ dài hạn tăng cho thấy chi nhánh
chưa thẩm định, phòng ngừa và hạn chế và rủi ro tín dụng tốt đối với các khoản nợ dài
hạn.

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 18

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

2.2.2.Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 6:Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu

Năm 2013
Số tiền

Năm 2014
Số tiền

%

Đơn vị: triệu đồng

Chênh lệch
Chênh lệch
2014/2013
2015/2014

Năm 2015
Số tiền

%

%

+/-

%

+/-

%

Cho vay các
TCKT

12.592

75

13.498

74


15.514

75

906

7

2.016

15

Cho vay cá
nhân

4.030

24

4.560

25

4.964

24

530


13

404

9

168

1

182

1

207

1

15

9

24

13

20.685 100

1.450


9

2.445

13

Cho vay
khác(Hợp tác
xã)
Tổng nợ quá
hạn

16.790 100

18.240 100

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2013-2015 của Seabank Đà Nẵng)

Trong những năm trước đây, định hướng của SeAbank chủ yếu vào các doanh
nghiệp, ít chú trọng đến khối tư nhân cá thể, dư nợ cho vay tư nhân cá thể chỉ chiếm
10-12% tổng dư nợ cho vay. Năm 2013-2015 thực hiện chủ trương đẩy mạnh mảng
dịch vụ bán lẻ với việc triển khai các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ đồng bộ như cho
vay CBCNV, cho vay cán bộ quản lý điều hành, cho vay thấu chi và mở rộng mạng
lưới các phòng giao dịch, quy mô của hoạt động cho vay cá nhân tăng đáng kể, từ mức
4.030 trđ vào năm 2013 lên 4.560 trđ vào năm 2014 tăng 530 trđ, tương ứng tăng 13 %
và lên đến 4.964 trđ vào năm 2015 tăng 404 trđ tương ứng 9% so với năm 2014. Cho
vay khác chiếm tỷ trọng thấp, đến năm 2015 chỉ đạt 207 trđ tương đương 1% trên tổng
nợ quá hạn, còn cho vay các TCKT vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nợ quá hạn của
SeAbank
Song song với việc gia tăng nợ quá hạn thì ngân hàng SeAbank Đà Nẵng củng

cố gắng nâng cao chất lượng các khoản cho vay, mà trước hết phải giám sát chặt chẻ
quy trình cho vay và nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo cho các khoản vay nhằm
quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 19

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

2.2.3 Phân tích tình hình nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo
Năm 2013

Năm 2014

Đơn vị:triệu đồng
So sánh

Năm 2015

Chỉ tiêu
Số tiền
ĐB bằng TS
ĐB không

bằng TS
Tổng nợ quá
hạn

Số tiền

%

Số tiền

%

2014/2013
+/%

%

15.279

91

17.510

96

19.858

96

1.511


9

730

4

827

4

16.790

100

18.240

100

20.685

100

2.232

2015/2014
+/%

15


2.347 13

-782 -52

98 13

1.450

9

2.445 13

(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

Như chúng ta đã biết, hiện nay các ngân hàng ở nước ta nói chung và ngân hàng
SeAbank nói riêng thường hay áp dụng hình thức đảm bảo khoản vay bằng tín chấp
trên cơ sở đánh giá uy tín, xem xét phương án vay vốn kinh doanh có tính khả thi thì
quyết định cho vay không cần đảm bảo tài sản. Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn bình
quân của hình thức cho vay đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp) chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng dư nợ. Năm 2014 nợ quá hạn của hình thức vay này giảm xuống còn 730trđ
tức giảm 782 trđ tương ứng với mức giảm 52 % so với năm 2013, sở dĩ có sự giảm này
là do các khoản cho vay đảm bảo không bằng tài sản là nguyên nhân chính gây khó
khăn cho chi nhánh trong việc thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra, vì vậy chi nhánh đã hạn
chế việc cho vay không đảm bảo bằng tài sản thiết lập quy trình cho vay chặt chẻ hơn
trong năm 2014. Năm 2014 vay tín chấp chỉ có 730 trđ sang năm 2015 đạt 827 trđ tức
tăng 98 trđ, tương ứng tăng 13% so với năm 2014, đây là kết quả của sự gia tăng cho
vay đối với cán bộ công nhân viên trong các lĩnh vực. Còn nợ quá hạn trong hình thức
cho vay đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng lớn, năm 2014 tăng 2.232 trđ tương ứng
tăng 15% so với năm 2013, sang năm 2015 tăng 13% tương ứng tăng 2.347 trđ so với
năm 2014.


SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 20

Lớp: NH1-13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Ths. Lê Thị Thùy Dung

2.3. Tình hình nợ xấu của SeAbank chi nhánh Đà Nẵng
Bảng 8 : Tình hình nợ xấu của SeAbank chi nhánh đà nẵng
Đơn vị:triệu đồng
2013
2014
2015
So sánh
Chỉ tiêu
2014/2013
2015/2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
+/%
+/%
Tổng nợ xấu
16.790 100 18.420 100 20.685 100 1.630
10 2.265
12
Tỷ lệ nợ xấu(%)

0,477
0,363
0,296
-0,24
-0,2
(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

Nợ xấu và vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng đến vòng
quay vốn tín dụng của ngân hàng, và nó quyết định đến chất lượng tín dụng,một vấn
đề có tính sống còn đối với ngân hàng. Chính vì vậy các cấp lãnh đạo, cơ quan chính
quyền địa phương đã tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thu nợ, ngăn chặn nợ xấu phát
sinh. Trên cơ sở khảo sát hồ sơ thực tế, các cán bộ tín dụng đã tập hợp và phân tích các
nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và phòng
ngừa, góp phần làm cho nợ quá hạn tín dụng giảm xuống, điều này thể hiện rỏ qua tỷ
lệ nợ xấu qua 3 năm giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 0,477 %, năm 2014 là 0,363
% và đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 0,296 %, đây là dấu hiệu tích cực, song hoạt
động tín dụng chứa nhiều rủi ro, nguy cơ nợ xấu gia tăng luôn tiềm ẩn. Do khi thẩm
định tín dụng nhân viên rất cần năng lực để lựa chọn khách hàng tiềm năng.
2.3.1.Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 9:phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế
2013
Nợ xấu
Doanh nghiệp
nhà nước
Doanh nghiệp
ngoài quốc
doanh
Hộ gia đình và
cá thể
Tổng


Số tiền

2014
Số tiền

%

%

ĐVT:triệu đồng
2015
So sánh
2014/2013
2015/2014
Số tiền %
+/%
+/%

185

1

184

1

290

1


5.875

35

5.562

30

6.144

30

10.731
16.790

64 12.495 69
100
18240 100

14.252 69
20.685 100

-1 0,27

-314
1.764
1.450

106


57

5,3

582

10

16
9

1.758
2.445

14
13

(Nguồn:phòng tài chính kế toán-ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng)

SVTH: Hoàng Văn Trung

Trang 21

Lớp: NH1-13


×