Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.82 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT YÊN
TRỜNG MẦM NON ......

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “ TỔ CHỨC NGÀY LỄ, NGÀY HỘI CHO

TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON ”

Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trờng mầm non .....


A- PHẦN MỞ ĐẦU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Về mặt lý luận.
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một
việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đát nước.
Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới đang chuyển động liên tục không
ngừng với những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại- đó là thế giới của tri thức, của
trí tuệ.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là
chủ nhân tơng lai của đất nớc, là lớp ngời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Vì thế mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc và
giáo dục của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Ngày nay giá trị của con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một
cách toàn diện, sâu sắc thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng mang một ý
nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lí của thế giới văn minh. Với sự thay
đổi cơ bản của cơ cấu xã hội hiện nay là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người


đứng ở vị trí trung tâm đòi hỏi con người phải tích cực nhận thức về thế giới xung
quanh và cải tạo thê giới.
Với một xu thế như vậy thì việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé là sự đầu tư
lâu dài và ngay từ đầu, tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển xã hội tương lai.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có một
vị trí vô cùng quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con
người. Trẻ lứa tuổi mầm non là thời kì mà sự tăng trưởng về cơ thể và phát triển về trí
tuệ, tình cảm , xã hội diễn ra rất nhanh. Trẻ rất hiếu động, luôn thích tìm tòi, khám phá
thế giới xung quanh.
Để giúp trẻ phát triển tốt về thể lực và trí tuệ, hoàn thiện về nhân cách, trở thành
người công dân tốt cho xã hội, ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta phải tổ chức tốt các


hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia khám phá nhận thức thế
giới xung quanh.
Do vậy đối với mỗi giáo viên mầm non cần phải thực hiện tốt vai trò trách
nhiệm của mình đó là: Chăm sóc, nuôi dỡng, giáo dục trẻ theo khoa học, đảm bảo tính
vừa sức, tính phát triển phù hợp với năng lực của trẻ.
Trong trường mầm non, hàng ngày trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động bao
gồm cả hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động và cả các hoạt động ngày
lễ, ngày hội.
Trong đó hoạt động ngày hội ngày lễ là một hoạt động rất đặc biệt với trẻ, hoạt
động này không chỉ đáp ứng cho trẻ về nhu cầu, tình cảm, thẩm mỹ mà còn mở rộng
sự hiểu biết cho trẻ về xã hội, thiên nhiên, làm cho trẻ thêm vui tơi, hồn nhiên yêu
cuộc sống.
2. Về mặt thực tiễn
Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, việc tổ chức các hoạt động ngày
hội ngày lễ cho trẻ còn chưa được quan tâm chú ý. Có chăng mới dừng lại ở một số

hoạt động nổi bật như: khai giảng năm học mới, Tết trung thu, Tết thiếu nhi. Còn các
ngày lễ khác hầu như không tổ chức dẫn đến trẻ không có ấn tượng gì về những ngày
lễ đó trong năm. Do đó khi khảo sát về các ngày hội ngày lễ trên trẻ hầu hết trẻ đều
không nói được và quá trình giáo viên giúp trẻ nhớ là vô cùng khó khăn.
Để cải thiện tình trạng này cũng như góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, mỗi giáo viên mầm non cần phải hiểu ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ cho trẻ, biết
cách tổ chức đa dạng phong phú sinh động, linh hoạt các hình thức nội dung hoạt
động phù hợp với điều kiện của địa phương và khả năng của trẻ.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức ngày hội,
ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đưa ra một số biện pháp hướng dẫn, tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ
cho trẻ ở trường mầm non. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ ở trường mầm non nhất là lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội và thẩm mĩ cho trẻ.
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1- Đề cập một số vấn đề lí luận cơ bản về tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ
trong trường màm non.


2- Chỉ ra thực trạng của việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm
non.
3- Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn, tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở
trường mầm non.
IV- ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ
1. Đối tợng:
Biện pháp tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trờng mầm non.
2. Khách thể
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở một số trường Mầm non huyện Việt Yên
VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu có liên
quan.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.1. Phương pháp quan sát:
- Quan sát quá trình tổ chức của giáo viên.
- Quan sát hoạt động của trẻ.
2.2. Phương pháp trò chuyện
3. Phương pháp điều tra bằng phiếu.

B- PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của con người nói
chung và của trẻ nhỏ nói riêng. Nó đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong
những hoạt động vô cùng hấp dẫn thu hút sự tham gia của rất nhiều người.
Đối với trẻ mầm non, việc tổ chức lễ hội được coi là một trong những phương
tiện giáo dục nhiều mặt ở trường mầm non. Những ngày lễ hội tạo điều kiện cho trẻ


tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui
sướng, sự hào hứng. Điều này tác động tích cực đến sức khỏe, tinh thần của trẻ.
Thực tế cho thấy ngành giáo dục mầm non đã chỉ đạo việc tổ chức ngày hội,
ngày lễ cho trẻ trường mầm non là một hoạt động trong chơng trình chăm sóc và giáo
dục trẻ. Nó có tác dụng quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội
dung của việc giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho trẻ.
Mục đích yêu cầu của hoạt động này là:
- Qua việc tổ chức ngày hội, ngày lễ giúp trẻ có khái niệm về một số ngày hội,
ngày lễ gần gũi và thể hiện tình cảm thái độ của mình về ngày đó.
- Thông qua các hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ và phát triển
khả năng biểu diễn nghệ thuật.
- Việc thể hiện những tiết mục văn nghệ có nội dung theo chủ đề mang tính

giáo dục của các ngày hội, ngày lễ nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục trẻ tình
cảm, đạo đức, tình yêu quê hơng đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã
quan tâm chăm sóc trẻ.
Mỗi ngày hội ngày lễ đều mang những nét đực trưng và có ý nghĩa riêng biệt.
Với người lớn, những ngày lế được ghi nhớ theo thời gian, chỉ cần nhắc đến một mốc
thời gian là chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của nó. Còn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ
nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức các ngày lễ hội chủ yếu là qua những hình
ảnh, hành động mang tính trực quan , trải nghiệm và dựa vào chính vốn kinh nghiệm
của trẻ. Do đó chúng ta cần tổ chức các hoạt động làm sao để thoát lên những đặc
trưng của ngày hội, in dấu lại ở trẻ những nét đẹp, những ấn tượng sâu sắc cụ thể gắn
với ý nghĩa của mỗi ngày lễ hội.
Tóm lại việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong tr ờng mầm non có ý nghĩa
giáo dục rất to lớn song tự nó không thể đến với trẻ nếu nh những ngày này không đợc
nhà trờng tổ chức có mục đích, có nội dung đặc biệt là các hình thức tổ chức phong
phú, sinh động sẽ mang lại cho trẻ những ấn tợng tốt đẹp. Vì vậy việc chuẩn bị càng
chu đáo thì hiệu quả việc tổ chức càng mang tính giáo dục cao.
II-THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC NGÀY HỘI, NGÀY LỄ CHO TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1. Khái quát về đơn vị nghiên cứu.


Trường mầm non Thị Trấn và trường mầm non Quang châu 2 là nơi tôi chọn
làm địa bàn nghiên cứu và thử nghiệm các hoạt động của đề tài này. Vì đây là những
trường mà tôi đã được trực tiếp công tác và giảng dạy.
* Trường mầm non Thị Trấn là một ngôi trường nằm ở trung tâm của Huyện
Hiệp Hoà , Trường có 15 nhóm lớp với số học sinh đông, có đội ngũ Cán bộ quản lý
và giáo viên dày dặn kinh nghiệm. Trường đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005 và nhiều
năm liên tục đạt trường tiên tiến cấp Huyện và cấp Tỉnh.
Trường có cơ sở vật chất khá đầy đủ và khang trang, có các phòng chức năng
với các phương tiện phục vụ hiện đại như: ti vi, đầu màn, phòng hoạt động âm nhạc,

các dụng cụ, trang phục phục vụ lễ hội...
Trong những năm qua trường liên tục vinh dự được đón nhận sự quan tâm của
các khối cơ quan đoàn thể về dự và thăm trường như: Năm 2005 được chủ tịch UBND
tỉnh Bắc giang về thăm và tặng quà cho các cháu nhân ngày tết thiếu nhi 1/6; Trong
các buổi khai giảng trường thường xuyên được lãng đạo Huyện, Phòng giáo dục về
dự....
* Trường Mầm non Quang Châu 2 là trường mầm non Bán công mới được tách ra
từ trường mầm non Quang châu. Trường có 2 điểm trường: khu trung tâm Quang
Biểu, khu lẻ Đông tiến
Trường nhận nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi
Về cơ sở vật chất: Nhà trường mới được tách ra, cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
các phòng học đã có các trang thiết bị tối thiểu để dạy và học như bàn ghế, đồ dùng đồ
chơi, đồ dùng học tập nhưng đã cũa và thiếu, môi trờng s phạm xanh – sạch - đẹp...
- Năm học 2009 – 2010 nhà trường được đón nhận sự quan tâm chỉ đạo của
UBND xã Quang châu và chính quyền cơ sở thôn Quang biểu đã xây dựng 3 phòng
học mới với tổng diện tích... đáp ứng nhu cầu vui chơi học tập của các cháu trong
khu.
- Toàn trường có 9 lớp (3 lớp nhà trẻ, 6 lớp mẫu giáo) với 12 cán bộ giáo viên
có trình độ chuyên môn: Đại học 2 đ/c; Cao đẳng 1 đ/c, Trung cấp 6 đ/c và 3 đồng chí
đang theo học.
Về học sinh: Toàn trường có 147 học sinh, tỷ lệ chuyên cần đạt từ 95 – 98%,
bé ngoan đạt 92%
- 100% trẻ đến lớp được ăn phụ và 85% ăn bán trú tại trường rất thuận lợi cho
việc chăm sóc giáo dục trẻ.


Những thành tích mà trường đã đạt được đó là:
Chiến sỹ thi đua: 2 đồng chí;
Giáo viên giỏi cấp Tỉnh: 1 đồng chí;
Giáo viên giỏi cấp Huyện: 3 đồng chí

Giáo viên giỏi cấp trường: 6 đồng chí
Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm trên, trường mầm non Tự lạn và trường
mầm non Quang châu 2 còn tồn tại một số khó khăn như
- Đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho dạy và học ở một số lớp còn hạn chế chưa
đáp ứng được yêu cầu dạy và học.
- Cơ sở vật chất: chưa có đủ các phòng chức năng nhất là phòng hoạt động âm
nhạc, tăng âm lao đài, trang phục biểu diễn chưa có.
- Kinh phí tổ chức các hoạt động ngày lễ hội hạn hẹp, sự ủng hộ đóng góp của
các tổ chức ban ngành đoàn thể còn hạn chế.... Việc đầu tư tổ chức gặp nhiều khó
khăn.
- Đội ngũ giáo viên chủ yếu được đào tạo dưới hình thức nâng chuẩn, chuyên
môn chưa thực sự vững vàng, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội chưa
nhiều, chưa biết sáng tạo.
2.Thực trạng tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non.
Trong các trường mầm non đã tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ. Tuy nhiên
việc tổ chức chưa thường xuyên và hiệu quả, thường mới dừng lại ở việc tổ chức ngày
khai giảng, ngày Tết trung thu, Ngày tết thiếu nhi, còn các ngày lễ khác trong năm còn
chưa được chú ý và thường bỏ qua. Do đó khi khảo sát trên trẻ về các ngày hội, ngày
lễ trẻ còn chưa biết nhiều.
Trong quá trình tổ chức các ngày lễ ngày hội mà nhà trường tổ chức được thì chất
lượng chưa cao. Thường chỉ tập chung vào một nhóm trẻ để tập hát, tập múa các tiết
mục văn nghệ còn các trẻ khác thường không có nhiệm vụ gì để tham gia.
Hơn nữa, khi tổ chức các hoạt động lễ hội cho trẻ một số giáo viên còn gò bó,
áp đặt trẻ theo ý cô, nặng về hình thức biểu diễn, chỉ quan tâm cho trẻ tập dượt mà
chưa chú ý phát triển cá nhân, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, hoặc chưa tin
tưởng vào trẻ, chưa cho trẻ cùng trò chuyện tham gia trao đổi bàn bạc cùng cô, chưa
chuẩn bị cho trẻ tham gia tích cực trong ngày lễ hội ..
Vậy muốn mỗi ngày lễ, ngày hội là một ngày vui của tất cả mọi trẻ. Để trẻ
mạnh dạn, năng động và sáng tạo, tự tin, mạnh dạn tham gia lễ hội, bản thân mỗi



người giáo viên màm non cần phải biết vận dụng những hình thức tổ chức và phương
pháp giáo dục phù hợp tạo điều kiện cũng như cho phép trẻ tự thể hiện, bộc lộ ý tưởng
riêng của mình.
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LỀ HỘI
1. Xây dựng kế hoạch.
Tổ chức lễ hội được đặt ra trong kế hoạch năm học của nhà trường cũng như
của mỗi nhóm lớp ngay từ đầu năm học và phải được cụ thể hóa trong kế hoạch chủ
đề.
Ví dụ: - Chủ đề trường mầm non: gắn với ngày Khai giảng năm học mới và
thường có cả ngày Tết trung thu.
- Chủ đề Gia đình: gắn với ngày “Phụ nữ Việt Nam 20/10”.
- Chủ đề nghề nghiệp: gắn với ngày “Nhà giáo việt nam 20-11”, Ngày “Quốc
phòng toàn dân 22/12”....
- Ngày tết nguyên đán gắn với chủ đề thế giới thực vật .....
Với mỗi chủ đề nhà trường định hướng cho giáo viên kế hoạch tổ chức ngày lễ
gắn với chủ đề và điều kiện tổ chức của nhà trường. Từ đó giáo viên lập kế hoạch, chủ
động sáng tạo tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ phù hợp với điều kiện và khả
năng của trẻ
Ví dụ: Các ngày hội ngày lễ trong kế hoạch triển khai của nhà trường theo quy
định: Ngày khai giảng (Ngày hội đến trường của bé), Tết trung thu, Ngày Phụ nữ việt
nam 20/10; Ngày nhà giáo việt nam 20/11; Ngày Quốc phòng toàn dân 22/12; Tết
nguyên đán; Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; Ngày Sinh nhật Bác 19/5; Lễ tổng kết năm
học; Tết thiếu nhi 1/6.
Các ngày lễ nhà trường tổ chức dưới hình thức tập chung (sân khấu hóa): Ngày
khai giảng; Tết trung thu; Ngày nhà giáo việt nam 20/11; Lễ tổng kết năm học; Ngày
Tết thiếu nhi 1/6.
Các ngày lễ khác nhà trường không có điều kiện tổ chức tập chung nên các lớp
cần chủ động lên kế hoạch tổ chức phù hợp, sáng tạo....
2. Chuẩn bị đón ngày hội, ngày lễ.

Nhà trường phát động phong trào thi đua và các hoạt động chào mùng cụ thể
tới toàn thể cán bộ giáo viên. Tuỳ theo từng nội dung của ngày hội, ngày lễ mà trờng
có thể phát động sớm để toàn trờng có ý thức hớng tới ngày hội, ngày lễ tạo ra không
khí chuẩn bị hào hứng trong toàn trường từ cô đến trẻ. Nhưng trong quá trình phát


động cần chú ý tiến hành theo kế hoạch một cách chu đáo, tránh gây ảnh hưởng tới nề
nếp sinh hoạt chung của trẻ ở trường mầm non, làm sáo động nhịp sống sinh hoạt
hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: - Ngày hội đến trường của bé (Ngày khai giảng năm học mới) là ngày
mà tất cả các bé bắt đầu đều bớc vào một năm học mới với sự vui tơi phấn khởi, sự
chào đón của thầy cô, gia đình cùng các bạn. Vì vậy nhà trường cần tổ chức long trọng
tạo ra được quang cảnh vui, làm cho các bé hồ hởi, vui sướng. Xung quanh trường
cắm cờ hoa, các hình ảnh vui nhộn, các lớp cùng chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham
gia. Cô hướng dẫn các bé trang trí lớp vui nhôn với các hình ảnh ngộ nghĩnh, trang
hoàng lớp bằng những dây súc xích nhiều màu...., sưu tầm cờ, hoa, bóng bay, chuẩn bị
quần áo đẹp cho ngày hội.....
- Ngày tết trung thu nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng, đồ
chơi, đèn lồng, tết hoa, mũ các con vật. Trang trí từng lớp có nội dung về mùa thu và
ngày rằm tháng 8. Đàm thoại, trò chuyện xem trong lễ hội cần những loại hoa quả,
bánh kẹo gì? Ai có thể mang đi được?...
- Ngày 20/11, ngày 8/3 phát động tham gia hội giảng, tham dự hội thi giáo
viên giỏi các cấp. Còn giáo viên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thi đua vẽ, cắt
dán hoa, làm thiếp , quà chúc mừng để tặng bà, tặng mẹ. Cho trẻ sưu tầm các nguyên
vật liệu như thiếp cũ, họa báo, lá cây khô, cánh hoa, sợi len.... cô hướng dẫn trẻ làm
thiếp, giúp trẻ ghi lên đó những lời chúc mừng theo ý của trẻ.
- Ngày Tết nguyên đán: các lớp tự tổ chức cho trẻ tham gia chuẩn bị đón tết với
các hình thức tự chọn, sáng tạo, phù hợp như: có thể lớp này chọn phương án chuẩn bị
gói bánh chưng; có lớp chuẩn bị gói bánh dầy hay làm mứt; Lớp nhỏ hơn có thể làm
trang trí cành hoa đào, hoa mai, cắt dán súc sích trang trí nhà cửa, lớp học...

3. Tổ chức ngày hội, ngày lễ.
Nội dung chương trình phong phú, đa dạng kết hợp những hoạt động khác
nhau, được xây dựng phù hợp với trẻ, nằm trong chương trình học, đồng thời phù hợp
với sự hiểu biết, hứng thú, mức độ phát triển, kĩ năng.... của trẻ.
Trong chương trình của buổi lễ nên tổ chức lồng ghép các hoạt động nghệ
thuật (Hát, múa biểu diễn) và trò chơi dân gian với các hình thức thể hiện năng khiếu
khác như đọc thơ, kể chuyện, vẽ tranh, làm ảo thuật....


Tùy từng điều kiện và kế hoạch hoạt động của nhà trường, căn cứ vào mục
đích nội dung của mỗi ngày lễ mỗi giáo viên cần lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ
linh hoạt để mọi trẻ đều được tham gia.
Mỗi ngày hội, ngày lễ dù tổ chức dưới hình thức nào thì cũng cần chú ý xây dựng
kịch bản cụ thể hòa quyện giữa phần hội và phần lễ với nhau, lấy trẻ làm trung tâm
của ngày hội.
Ví dụ:
- Ngày tết trung thu là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng.
Tết trung thu đợc tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch. Kịch bản được tổ chức với hình
thức trẻ vui Tết Trung thu theo hội làng. Các bé được vui múa hát, chơi trò chơi dân
gian: kéo co, mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây... rớc đèn ông sao đón chị Hằng, phá
cỗ. Ngày này nên tổ chức với quy mô toàn trường để tất cả trẻ tham gia.
- Ngày tết nguyên đán: Là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, là ngày đầu
tiên của một năm mới, tất cả mọi người dân Việt Nam đều được nghỉ làm việc ăn tết
cùng người thân (mỗi ngời được thêm một tuổi mới) mọi người thăm hỏi chúc nhau
những lời chúc tốt đẹp và là ngày các con cháu sửa sang mâm lễ ban thờ tỏ lòng thành
kính tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí còn hạn chế như các
trường nông thôn hiện nay thì việc tổ chức các hoạt động đón xuân tập chung là vô
cùng khó khăn. Vì vậy, chúng ta nên tận dụng các điều kiện sẵn có của địa phương
cho trẻ cùng tham gia các hoạt động trong lớp như: gói bánh chưng: cùng tìm hiểu
xem làm thế nào để gói được bánh, cần những nguyên vật liệu gì? Lấy ở đâu? Ai sẽ

mang đi? Làm cách nào để có? Nói, xin như thế nào?... Khi đã có đủ các nguyên vật
liệu rồi cô và trẻ cùng thực hiện, khuyến khích tất cả trẻ cùng tham gia, cô động viên
gợi ý trẻ thực hiện....
- Ngày quốc tế phụ nữ 8/3: Là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị em
phụ nữ do vậy kế hoạch được xây dựng theo chủ đề trẻ múa hát, chúc mừng bà, mẹ,
cô giáo. Các cháu tự hào kể về mẹ của mình thông qua giới thiệu mẹ bằng bài hát, bài
thơ, món quà (sản phẩm bé tự chuẩn bị và làm ra) để tặng bà, tặng mẹ.- Ngày “Kỷ
niệm sinh nhật Bác Hồ” (19/5) trẻ biết Bác Hồ là vị chủ tịch nước vĩ đại của dân tộc
Việt Nam. Cả cuộc đời Bác hy sinh vì đất nước, vì nhân dân. Bác luôn yêu thương
mọi người đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Vì vậy kỷ niệm ngày sinh nhật
Bác để mọi người tỏ lòng biết ơn ghi nhớ công lao của Bác và thực hiện theo lời Bác
Hồ dạy. Thi đua làm những việc tốt, những sản phẩm đẹp. Đến ngày kỉ niệm, cả lớp


cùng tổ chức một hoạt động tập chung mời các cô trong Ban giám hiệu, các bậc phụ
huynh cùng tham dự để trẻ báo cáo những việc làm tốt, những sản phẩm đẹp, những
lời ca tiếng hát về Bác Hồ kính yêu
- Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11): là ngày tất cả mọi người đặc biệt là các học
sinh nhớ đến công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo những người đã dạy dỗ các em học
sinh khôn lớn thành người.
- Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12): Là ngày thành lập Quân đội nhân dân
Việt Nam. Trẻ biết nhớ ơn các cô chú bộ đội đã ngày đêm vất vả và hy sinh vì độc lập
tự do của Tổ quốc.
- Ngày tổng kết năm học và tết thiếu nhi (1/6): Là ngày tổng kết một năm học,
báo cáo những kết quả đã đạt đợc của cô trò qua một năm học. Là ngày mà các bạn
lớp 5 tuổi lưu luyến chia tay cô và các bạn trờng mầm non để chuẩn bị bước vào lớp 1
trường tiểu học. Trẻ sẽ nhớ mãi cô và các bạn trường mầm non thân yêu. Ngày quốc
tế thiếu nhi 1/6 là ngày mà thiếu nhi trên toàn thế giới đều được nhận quà, nhận những
tình cảm yêu thương của tất cả mọi người dành cho......
Sau khi đã nắm chắc các nội dung, yêu cầu, mục đích, cách thức tổ chức của

mỗi ngày lễ của trẻ trong trường mầm non như vậy. Tập thể cán bộ và giáo viên nhà
trường đã có từng chương trình cụ thể để tiến hành đạt được yêu cầu về hình thức
cũng như nội dung giáo dục, các công việc được tiến hành cụ thể. Với ngày lễ tổ chức
tập chung, nhà trường chuẩn bị rất chu đáo về chương trình nghệ thuật tổ chức ngày
hội, ngày lễ. Các tiết mục văn nghệ được tập duyệt kỹ lưỡng, phù hợp với từng ngày
hội, ngày lễ và được xây dựng thành một kịch bản cụ thể phong phú và hài hoà tới
từng tiết mục. Sau khi đã chuẩn bị tốt được chương trình nghệ thuật thì nhà trường
thống nhất về nội dung và hình thức. Thường thì tổ chức các ngày hội, ngày lễ theo
hình thức hoạt cảnh, ca cảnh. Trung tâm là cô dẫn chơng trình linh hoạt điều khiển các
hoạt động tập trung và chủ đề và nội dung tư tưởng chủ đạo, tạo hứng thú đối với trẻ.
Đồng thời các tiết mục đợc sắp xếp hài hoà ở các phần lễ, phần hội.
Phần đầu: Là các tiết mục mang tính chất chào mừng đợc biểu diễn dới hình
thức tập thể để thu hút trẻ và người dự.
Phần chính: Là các tiết mục phong phú đa dạng về thể loại, hình thức biểu diễn
tạo không khí sôi nổi, lồng ghép cả các trò chơi dân gian để tất cả trẻ cùng tham gia.
Phần kết: Là những tiết mục tập thể của trẻ và cô tạo không khí vui tơi phấn
khởi và tạo dư âm về buổi lễ hội.


Ví dụ: Ngày tết trung thu:
- Cô dẫn chương trình mặc váy đẹp đóng vai làm chị hằng cùng xuống trò
chuyện với trẻ, cho trẻ nói cảm nhận của mình về ngày hội, về cách trang trí....
- Tiếng hội vang lên, trẻ đứng lên cùng hát múa, nhún theo điệu nhạc và hát
vang lời ca. Một cô khác đóng làm chú cuội, mặc quần áo nâu xuống chơi múa hát
cùng rồi rủ trẻ chơi trò chơi dân gian cùng cuội. Một cháu mặc quần áo ngày hội giới
thiệu các tiết mục văn nghệ để hát tặng chi hằng nga và chú cuội xuống chơi với chủ
đề về ngày rằm tháng 8 nh “Rước đèn dưới trăng”, “Gác trăng”, “Vờng trường mùa
thu”, “Chiếc đèn ông sao”, …
- Chị Hằng và chú cuội tổ chức cho trẻ rớc đèn múa hát quanh mâm cỗ. Sau đó
dừng lại phá cỗ liên hoan.

- Kết thúc chị Hằng và chú cuội cùng các cháu múa hát một bài và chị Hằng
tạm biệt các cháu về cung trăng. Tất cả hát vang bài Trăng Sáng và kết thúc lễ hội....
Nhờ có sự nhiệt tình năng động, lòng yêu nghề mến trẻ của cán bộ giáo viên nhà
trờng để luôn học hỏi nắm vững về kiến thức, rèn luyện về kỹ năng và có thái độ đúng
đắn trong việc tổ chức các hoạt động ngày lễ, ngày hội cho trẻ trờng mầm non mà hầu
hết các ngày hội, ngày lễ trong năm do nhà trờng tổ chức đều gây được sự chú ý quan
tâm của mọi ngời và chất lượng của mỗi ngày hội, ngày lễ đều đạt được những giá trị
đích thực mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Tóm lại: Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong trờng mầm non là một hoạt
động quan trọng, nó xứng đáng nhận được sự quan tâm phối hợp hành động sâu sắc
giữa gia đình, nhà trờng và toàn xã hội. Tất cả vì một mục đích duy nhất “Vì tơng lai
con em chúng ta…”
Song bên cạnh những mặt ưu điểm và tích cực trên. Việc tổ chức các ngày hội,
ngày lễ còn hạn chế cụ thể đó là:
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức lễ hội còn khó khăn thiếu
thốn đặc biệt hệ thống âm thanh, loa đài chủ yếu là đi thuê, kinh phí tổ chức hạn hẹp
trnag phục cho cô và trẻ cho các hoạt động còn ít.
- Về giáo viên năng lực tổ chức các ngày hội, ngày lễ còn hạn chế, cha đợc đào
tạo chuyên sâu nên rất khó khăn trong việc viết kịch bản lễ hội.
- Về trẻ: lứa tuổi này ham vui nhng lại nhanh chán, đặc biệt năm mới trẻ còn
dụt dè nhút nhát, khó hoà nhập.


Chính vì vậy công tác tổ chức cũng nh chất lợng của một số ngày hội, ngày lễ
còn cha cao nh ngày quốc phòng toàn dân, ngày quốc tế phụ nữ còn mang tính hình
thức cha có chiều sâu chất lượng.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non là một việc làm cần
thiết và thường xuyên vì nó vừa là nội dung học tập vừa là phương tiện giáo dục thẩm

mỹ, tình cảm xã hội cho trẻ.
Ngày hội ngày lễ giúp trẻ mở rộng và khắc sâu vốn hiểu biết của trẻ về thế
giới xung quanh, về truyền thống văn hóa dân tộc, giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống
xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất để giáo dục truyền thống, đem lại
niềm vui sớng cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay việc tổ chức các ngày hội ngày lễ cho trẻ
trong trường mầm non còn tồn tại rất nhiều những hạn chế yếu kém. Do vậy hiệu quả
tổ chức chưa cao. Nguyên nhân có thể do điều kiện cơ sở vật chất kinh phí tổ chức
chưa có, nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp vẫn do năng lực của giáo viên chưa
biết cách tổ chức sao cho phù hợp. Chính vì lẽ đó mà mỗi giáo viên cần có những hiểu
biết kiến thức nhất định về công tác này. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức
và cách tiến hành tổ chức cho trẻ để tạo ấn tượng tốt đẹp nhất cho trẻ về các ngày hội,
ngày lễ, các ngày truyền thống trong năm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ.
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua tập chung nghiên cứu đề tài bản thân tôi đã rút ra được một số bài học
trong quá trình tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non như sau:
- Tổ chức lễ hội cần có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch mang tính chất phác họa,
không đòi hỏi từng chi tiết. Hàng ngày giáo viên bổ xung thêm chi tiết cho kế hoạch,
hổi trẻ ý tưởng đã hay chưa? Có cần bổ xung thêm gì không? Như vậy cả lớp cùng cô
thảo luận và quyết định kế hoạch.
- Công tác chuẩn bị ngày hội cần được tiến hành theo kê hoạch một cách chu
đáo, khéo léo, lồng ghép một cách phù hợp trong các hoạt động.


- Trong khi tổ chức lễ hội, nội dung chương trình phong phú, đa dạng, phù hợp
với trẻ. Hoạt động biểu diễn văn nghệ không nên chú ý quá vào biểu diễn phải hoàn
hảo mà quan trọng là quá trình tham gia nhiều hay ít của trẻ.
- Thời gian cho mỗi buổi lễ cần phù hợp với lứa tuổi trẻ, không nên kéo dài quá
gây mệt mỏi nhàm chán cho trẻ.

- Đảm bảo để tất cả trẻ có mặt được tham gia hào hứng trong toàn bộ chương
trình, hoạt động của buổi lễ. Trong lễ hội, không có trẻ nào làm khán giả, tất cả trẻ có
mặt đều là diễn viên, các cháu tham gia vào lễ hội theo khả năngcủa mình. Với trẻ nhỏ
nếu chỉ là người xem các bạn khác biểu diễn có thể coi như trẻ không có ngày hội cho
mình. Tạo cơ hội cho tất cả các trẻ có được niềm vui thể hiện mình, niềm tự hào được
đóng góp cho không khí ngày hội.
- Khi tổ chức lễ hội, cho trẻ biết quyết định hơn là chịu phục tùng: chia trẻ thành
các nhóm tự thiết kế, thảo luận các phương án của hoạt động được đưa ra.
- Cần cho trẻ cảm nhận ý tưởng của trẻ, đánh giá cao ý tưởng của ai cũng được
áp dụng hết.
- Giáo viên hướng dẫn để trẻ biết sáng suốt lựa chọn phương án hơn là chỉ bảo,
cho trẻ có cơ hội được hiểu về vấn đề trọng tâm của ngày hội, ngày lễ.
II.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm tôi thấy kết quả việc tổ chức các ngày
hội, ngày lễ của trờng đã đạt những kết quả khá cao. Song để có thể nâng cao chất lợng các ngày hội, ngày lễ một cách toàn diện hơn nữa. Tôi xin đề xuất một số ý kiến
sau:
1- Về phía Tỉnh: Cần quan tâm đến ngành học mầm non sâu sắc hơn nữa, tạo
điều kiện cho giáo viên nhà trờng thêm nguồn kinh phí để chị em yên tâm công tác, đi
sâu vào giáo dục toàn diện, làm tốt công tác “Xã hội hoá giáo dục”
2- Về phía Huyện:
- Mở thêm lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, các ngày
lễ hội cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức thăm quan học hỏi tại các trờng điểm có công tác tổ chức ngày hội,
ngày lễ đạt kết quả tốt.
- Quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc tổ chức ngày hội,
ngày lễ.
3- Về phía địa phương:


- Đầu tư thêm kinh phí trang thiết bị sân khấu, hệ thống âm thanh, loa đài cho

trường
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc tổ chức các
ngày hội, ngày lễ cho trẻ trong trường mầm non.
4- Về phía nhà trường.
- Cần xây dựng kế hoạch tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong năm cụ thể, có các
nội dung định hướng cho giáo viên trong các ngày hội, ngày lễ đó.
- Phát động các phong trào thi đua, đưa tiêu chí tổ chức ngày hội, ngày lễ để
đánh giá tuyên dương hàng thánh, hàng quý
- Cần su tầm cung cấp cho giáo viên nhiều tài liệu về cách tổ chức các ngày lễ,
ngày hội trong trường mầm non
- Sau mỗi lần tổ chức ngày lễ, ngày hội cần tổ chức họp mặt giáo viên rút kinh
nghiệm kịp thời bổ sung ý kiến hay.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được tiếp xúc thực tế để học hỏi cách tổ chức
ngày lễ, ngày hội đợc tốt hơn.
5- Về phía giáo viên.
- Cần căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của nhà trường để chủ động xây dựng kế
hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ phù hợp, sáng tạo không dập khuôn máy móc
theo mô hình mẫu nào cả.
- Luôn gần gũi quan tâm, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, ý tưởng của trẻ, tạo sự
thân thiện giữa cô với trẻ, kích thích trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động.
Trong đề tài nghiên cứu của tôi đã đạt đợc những kết quả bớc đầu, song có đợc
những kết quả trên ngoài sự nỗ lực của bản thân mình là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của
BGH và tập thể giáo viên trường mầm non Tự lạn và trương mầm non Quang châu 2.
Song do thời gian chưa nhiều, quá trình nghiên cứu chưa được rộng, kinh nghiệm chủ
yếu tự vận dụng thực tế nên hiệu quả chưa thực sự cao.Tôi rất mong nhận được sự
quan tâm của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện và được áp dụng rộng
dãi hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thị Trấn, ngày 8 tháng 9 năm 2011
Người viết




Ý KIẾN XÁC NHẬN CỦA TRỜNG MẦM NON QUANG CHÂU 2
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................




×