Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO KHUNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.9 KB, 30 trang )

Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
CHƯƠNG I: VAI TRÒ SINH HỌC CỦA CÁC DƯỠNG CHẤT
1. Khái niệm – thành phần hóa học của thức ăn
1.1. Khái niệm
Dinh dưỡng là gì?
Dinh dưỡng là những hoạt động hóa học và sinh lý để chuyển những chất dinh
dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể. Có 4 quá trình để chuyển
chất dinh dưỡng của thức ăn thành các chất dinh dưỡng của cơ thể: Quá trình thu nhận
thức ăn (tiêu thụ thức ăn), tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, chuyển hóa thức ăn và bài xuất
những chất căn bã.
Thức ăn là gì?
Thức ăn là những vật liệu mà cơ thể có thể ăn được nhằm để cung cấp các chất
dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu duy trì và phát triển của cơ thể.
1.2. Thành phần hóa học của thức ăn
Nước
Thức ăn gồm 2 thành phần chính
Vật chất khô
Các chất vô cơ bao gồm: Ca, P, K, Na, Mg, Fe…
Vitamin
- Vật chất khô

Hoocmon
Các chất hữu cơ:

Các chất có Nitơ

Amit (Ure, uric, NH3…
Protit (đạm)

Các chất không có Nitơ


Mỡ

Dẫn xuất vô đạm (đường tinh bột)
2. Nước trong dinh dưỡng động vật
2.1. Vai trò
- Nước tham gia cấu tạo cơ thể.
- Nước tham gia tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Vai trò vận chuyển các chất.
- Tham gia phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể.
- Vai trò điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể.
- Vai trò giữ thể hình ổn định, giảm ma sát.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

1


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Vai trò điều tiết thân nhiệt.
2.2. Nguồn cung cấp
- Nước uống: Cung cấp nước cho con vật uống tự do là cách cung cấp nước tốt nhât.
- Nước trong thức ăn: Lượng nước có từ thức ăn gia súc ăn vào biến động rất khác nhau,
ví dụ: 5 – 7% cỏ khô và khoảng 90% ở cỏ non hoặc thủy sinh.
- Nước nội sinh: Nước nội sinh hay còn gọi là nước của quá trình oxy hóa là kết quả của
sự oxy hóa chất hữu cơ trong tế bào cơ thể.
2.3. Nhu cầu nước của vật nuôi
Lượng nước cho gà bình quân gấp đôi lượng thức ăn, nhưng phụ thuộc thời tiết
nóng thì gấp đến 3 lần, còn tuỳ thuộc theo lứa tuổi. Ở 22 0C lượng nước cho gà gấp 1,5
lần - 2 lần lượng thức ăn, ở 350C cần 4,7 - 5 lần lượng thức ăn. Gà không đẻ cần
140g/nước/ngày, gà đẻ 250g/ngày. Bình thường nước cho gà đẻ gấp 3 lần lượng thức ăn.
Sau đây là bảng nhu cầu nước uống của bò theo ARC (1965) và của lợn theo

Collin Whitte More (1993).
Bảng 1. Nhu cầu nước uống của bò (ARC, 1965)
Gia súc
Bê 5 – 6 tuần tuổi đầu
Bò duy trì ( thể trọng 100
kg)

Nhiệt độ môi trường (0C)

Nước (kg/kg VCK)

-

6,5

10 – 15

3,6

15 – 21

4,1

21 – 27

4,7

27

5,5


Bò chửa kỳ cuối

Nhu cầu duy trì x 15

Bò tiết sữa

Duy trì + 0,87kg nước/kg sữa
Bảng 2. Nhu cầu cho lợn (C. Whitte More, 1993)
Gia súc

Nhu cầu (kg/ ngày)

Lợn nái nuôi con

25 – 40

Nái chữa

10 – 20

Lợn thịt 20 – 160 kg

Thức ăn thô x 5

Lợn con

Thức ăn khô x 6

2.4. Sự bài thải nước và ảnh hưởng của sự thiếu nước

Sự mất nước khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu và con đường không thấy (qua bốc
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

2


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
hơi khi thở, thấm qua da), và mồ hôi từ tuyến mồ hôi trong thời tiết nóng ấm. Mất mát
qua phổi, da và thận xãy ra liên tục và với tốc độ khác nhau. Mất qua nước tiểu và phân
cũng xãy ra liên tục.
Cần cung cấp đủ nước cho động vật nuôi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
và sức sản xuất.
3. Protein trong dinh dưỡng động vật
3.1. Khái niệm
Protein là một nhóm chất hữu cơ có chứa C, H, O, N, một số protein còn chứa S,
P hoặc Fe. Thế nhưng sự có mặt của N là quan trọng nhất.
3.2. Phân loại
Có nhiều cách để phân loại protein. Nếu dựa vào thành phần hóa học thì protein
có 2 loại: Protein đơn giản và protein phức tạp.
Protein đơn giản: Là loại protein mà trong thành phần của nó chỉ chứa toàn axit
amin như protamin, histon, albumin, globulin…
Protein phức tạp: Là loại khi thủy phân ngoài axit amin còn chứa các “nhóm
ghép”. Protein thường kết hợp với một trong các nhóm ghép sau:
- 1 axit photphoric (photphoprotein)
- 1 cacbonhydrate (glucoprotein)
- 1 axitnucleic (nucleoprotein)
3.3. Acid amin
- Acid amin là đơn vị cấu tạo của protein. Chúng là dẫn xuất của các acid hữu cơ mà
trong phân tử, một nguyên tử hidro (đôi khi hai nguyên tử hidro) của ankil được thay thế
bởi gốc amin.

- Công thức cấu tạo chung của amincos dạng: R(CH)COOHNH2.
- Ý nghĩa của việc cân đối acid amin trong khẩu phần
+ Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một “mẫu” cân đối về acid
amin, những acid amin nằm ngoài “mẫu” cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng.
+ Khi sử dụng các khẩu phần được cân đối phù hợp với nhu cầu acid amin của vật nuôi
thì sự sinh trưởng và sức sản xuất cao hơn, hiệu quả sử dụng protein tốt, do đó tiết kiệm
được protein thức ăn.
3.4. Vai trò sinh học của protein và trạng thái thiếu, thừa protein
- Protein là cấu trúc cơ bản hình thành nên mô mềm của các tổ chức của động vật như:
cơ, mô liên kết, colagen, da, lông, móng, ở trong gia cầm có trong lông, mỏ,…
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

3


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Protein tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng.
- Protein có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì, phát triển của mô và hình thành
những chất cơ bản trong hoạt động sống.
- Protein điều hòa trao đổi nước.
- Protein có vai trò bảo vệ và giải độc.
- Protein có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể.
- Một số Protein (Enzyme) có vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ
thể.
* Nếu thiếu Protein trong khẩu phần ăn:
- Cơ thể huy động Protein dự trữ trong mô bào à Cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sinh
trưởng, giảm năng xuất.
- Quá trình thành thục và sinh sản chậm.
- Thiếu các Axit amin quan trọng à Làm giảm quá trình sinh kháng thể đặc hiệu à Dễ
mắc bệnh.

- Dễ gây thiếu máu, giảm tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ nở ở gia cầm giảm, giảm khối lượng sơ
sinh, con non còi cọc, chậm lớn.
* Nếu thừa Protein trong khẩu phần ăn
- Gây lãng phí, làm tăng chi phí thức ăn.
- Con vật giảm tính thèm ăn.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Protein không tiêu hóa hết ở ruột non àXuống ruột già lên
men gây thối rữa à ỉa chảy.
- Các Acid amin thừa làm tăng ure trong máu, nước tiểu.
- Các muối urat tích tụ ở khớp xương, gây bệnh Gút.
- Protein thừa phân giải thành các chất độc trung gian.
- Bò sữa dễ mắc bệnh Xê ton huyết: Triệu chứng TK, bại liệt.
3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa, hấp thu protein và biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng protein
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hóa hấp thu protein
+ Thành phần và tính chất của thức ăn
+ Nguồn cung cấp protein
+ Giống loài
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

4


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
+ Giai đoạn phát triển
+ Trạng thái sinh lý
+ Nhiệt độ môi trường
+ Lượng thức ăn và tần số cho ăn
- Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng protein
+ Bổ sung acid amin tổng hợp.
+ Xử lý nhiệt.

+ Xây dựng khẩu phần ăn cân đối đảm bảo nhu cầu về Protein.
+ Phối hợp nhiều loại nguyên liệu trong khẩu phần: Thức ăn có nguồn gốc thực vật
thường thiếu nhiều A.amin.
+ Đảm bảo hợp lý tỷ lệ thô/tinh.
4. Carbohydrate trong dinh dưỡng động vật
4.1. Khái niệm – phân loại
Tên cabon hydrat bắt nguồn từ tiếng Pháp hydrate de carbone, là hợp chất trung
tính có chứa cácbon, hydrô và ôxy, và tỷ lệ hydrô và ôxy giống như cấu tạo của phân tử
nước. Phần lớn hyđrat cácbon có công thức cấu tạo chung là (CH O) trong đó n từ 3 trở
2 n
lên.
Hydratecacbon có 4 loại chính: Đường đơn (monosaccarid), đường đôi
(disaccarid), đường ba (trisaccarid), đa đường (polysaccarid).
- Đường đơn (Monosaccarid)
+ Pentose (5C) C5H10O6: arabinose, cylose, ribose.
+ Hexose (6C) C6H12O6: glucose, fructose, galactose, mantose.
+ Glucose có nhiều trong rau củ quả. Cơ thể chủ yếu sử dụng glucose khi phân giải các
hydratcacbon phức tạp.
+ Glucose là nguồn cung cấp chính năng lượng cho hệ thống thần kinh trung ương.
- Đường đôi (Disaccarid)
+ C6H22O11: Saccarose, maltose, lactose, cel-lobiose.
+ Saccarose: Đường mía hay đường củ cải có vai trò trong dinh dưỡng người và động
vật. Đừng đôi khi thủy phân cho ra 2 phân tử đường đơn. Đường đôi hòa tan trong nước,
dễ đồng hóa và sử dụng để tổng hợp glycogen.
+ Lactose có trong sữa. Trong cơ thể, lactose phân thành glucose và galactose, các chất
này để tổng hợp thành glycogen trong gan và cơ thể động vật. Lactose còn ức chế hoạt
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

5



Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
động vi khuẩn gây thối ở đường ruột.
- Đường ba (Trisaccarid)
+ C18H32O16: Đường raffinose gồm đường glucose-fructose-galactose.
+ Có nhiều trong hạt bông.
- Đa đường (plysaccarid)
+ Pentosan (C5H8O4)n: Araban, xylan
+ Hexosan (C6H10O5)n: Tinh bột, dextrin, cellulose, glycogen.
+ Hỗn hợp của polysaccarid: Hemicellulose, pectin.
4.2. Ý nghĩa dinh dưỡng
Vai trò chính của chất bột đường là cung cấp năng lượng cho cơ thể vật nuôi, 1g
chất bột đường cung cấp 4kcal.
+ Tinh bột là thành phần là thành phần chính của thức ăn củ, quả,…Tinh bột là nguồn
cung cấp đường glucose cho mọi hoạt động của cơ thể.
+ Glycogen có nhiều trong gan (tới 20% khối lượng tươi). Trong cơ thể, glycogen là
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho chuyển hóa năng lượng của cơ, các tổ chức. Hệ thống
thần kinh trung ương điều chỉnh sự tổng hợp và phân giải glycogen trong cơ thể.
+ Các chất pectin: Có nhiều trong thực vât và vừa có tác dụng bảo vệ vừa có giá trị dinh
dưỡng. Các chất pectin có thể ức chế các vi khuẩn gây thối trong đường ruột (do có tính
acid).
+ Cellulose là thành phần cấu tạo của thực vật. Tuy có giá trị dinh dưỡng thấp nhng nó
giữ vai trò như chất độn trong khẩu phần, làm cho con vật có cảm giác no. Cellulose
còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, điều hòa bài tiết, làm khuôn cho phân dễ bài
tiết ra ngoài. Cellulose còn giúp cho quá trình thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
+ Lignin là thành phần không tiêu hóa được trong thức ăn. Thực vật đến giai đoạn
trưởng thành thì hàm lượng lignin tăng.
5. Lipid trong dinh dưỡng động vật
5.1. Khái niệm – phân loại
Lipit hay chất béo (Ether extract -EE) là các hợp chất hữu cơ không tan trong

nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ như benzen, ete, cloroform.., và có các
chức năng sinh lý, sinh hóa quan trọng trong cơ thể thực vật và động vật.
Lipit được phân chia làm lipit đơn giản, lipit phức tạp và sterol.
- Lipit đơn giản: Glyceride là các este của glycerol và axit béo chưa no, hay no (bão
hòa).
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

6


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
+ Các axit báo chưa no thường gặp là axit oleic, linoleic, linoleic và arachidonic.
+ Các acid béo no thường gặp là stearic, palmitic, butyric, caproic, myristic và
arachidoric.
- Lipit phức tạp: Là este của axit béo có chứa thêm 1 alcohol và acid béo.
+ Photpholipit: Mỡ có chứa axit photphoric và nitơ.
+ Glycolipit: Mỡ có chứa hydratcacbon, chất cerebrosit là thành phần đặc hiệu ở tổ
chức não, ngoài ra còn có một ít ở lách và thượng thận.
+ Lippoprotein: Lipit gắn với protein trong máu.
5.2. Ý nghĩa dinh dưỡng
Lipit thuộc nhóm chất dinh dưỡng cần cho sự sống:
- Lipit là nguồn năng lượng quan trọng: Giá trị năng lượng của 1g lipit gấp 2,25 lần so
với protein và đường (9,45 kcalo so với 4,1).
- Lipit là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A,D,E,K.
- Lipit tham gia cấu trúc cơ thể: Không chỉ ở màng tế bào mà nó còn ở nhân tế bào và ty
thể.
- Lipit là nguồn nguyên liệu để tạo nên các chất nội tiết, như cholesteron, là nguyên liệu
để tổng hợp progesterol, testosterol, estrogen và cũng là nguyên liệu để tổng hợp
vitamin D3. Các chất này cần cho sinh trưởng và sinh sản.
- Lipit còn là nguồn acid béo quan trọng: linoleic, linolenic, arachidonic. Khi thiếu các

acid béo này gia súc có triệu chứng rụng lông, da viêm, hoai tử từng vùng, sinh trưởng
kém, đặc biệt là sinh sản bị ảnh hưởng, thời kỳ thành thục về tính kéo dài, buồng trứng
ở gia súc cái, dịch hoàn ở gia súc đực kém phát triển.
6. Vitamin trong dinh dưỡng động vật
6.1. Khái niệm – phân loại
Vitamin được định nghĩa là một nhóm chất hữu cơ mà động vật yêu cầu với số
lượng rất ít so với những chất dinh dưỡng khác, nhưng cần thiết có sự sinh trưởng và
duy trì cuộc sống của chúng. Chúng có trong thực vật và rất quan trọng trong sự trao đổi
chất của tất cả các sinh vật sống. Hiện nay, nhiều loại vitamin được phát hiện trong tự
nhiên.
Căn cứ vào tính chất hóa học của các vitamin, đặc biệt là tính hòa tan của các
vitami, các nhà khoa học chia các vitamin thành 2 nhóm:
- Nhóm vitamin tan trong chất béo (dầu mỡ, dung môi chất béo…) gồm có vitamin
A,D,E,K.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

7


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Nhóm vitamin tan trong nước:Vitamin nhóm B (B 1, B2, B12), C, Acid pentotenic,
biotin,…
6.2. Vitamin tan trong dầu
6.2.1. Vitamin A
Vitamin A kết tinh mầu vàng nhạt, không tan trong nước nhưng tan trong dầu mỡ
hay dung môi chất béo. Dễ bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt độ cao,
oxy không khí hay khi trộn lẫn với dầu mỡ bị ôi.
Vai trò sinh học của Vitamin
- Vai trò thị giác
- Trên biểu mô và tổ chức da

- Vai trò liên quan đến sức đề kháng của cơ thể
- Vitamin A và β-Caroten với sinh sản.
6.2.2. Vitamin D
Có nhiều sterol có hoạt tính sinh học vitamin D: D 2, D3, D4, D5, D6, D7 nhưng chỉ
có 2 vitamin D2 và D3 là quan trọng nhất.
Vai trò sinh học:
- Tham gia vào sự chuyển hóa Ca, P.
- Thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Ca, P là quá trình khoáng hóa và
cốt hóa kém, động vật non bị còi xương, động vật trưởng thành bị mềm xương, xốp
xương, loãng xương, gia cầm thì thiếu Ca làm cho võ trứng mỏng, dễ vỡ.
6.2.3. Vitamin E
Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu
vitamin E. Giá đỗ và mầm của hạt ngũ cốc (lúa) chứa rất nhiều vitamin E. Lá chứa gấp
20 - 30 lần so với cọng.
Vai trò sinh học:
- Chống vô sinh, chống oxi hóa trong cơ thể và trong thức ăn.
- Nếu thiếu vitamin E thì các peroxit hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu não
(bệnh viêm nhũn não), trên cơ (bệnh trắng cơ, teo cơ).
- Ở lợn nếu thiếu vitamin E thì sắt hóa trị hai dễ bị oxi hóa thành sắt hóa trị ba, chức
năng hồng cầu và hệ thống cytochrome bị rối loạn.

Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

8


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
6.3. Vitamin tan trong nước
6.3.1. Vitamin B1
Cũng được gọi là vitamin chống bệnh phù thũng. Đây là vitamin rất dễ hòa tan

trong nước, có mùi và vị của thịt, khá bền trong môi trường axit nhưng dễ bị phân giải
trong môi trường trung tính.
Thiếu thiamin gây ra bệnh phù thũng kèm theo các biến chứng như mất ăn, sụt
cân, mệt mỏi cơ, suy tim và viêm thần kinh.
Khi thiếu thiamin trong khẩu phần của con vật, nồng độ của axit pyruvic và axit
lactic tăng lên sẽ tích tụ lại trong cơ làm cho cơ bị mệt mỏi và yếu. Khi thiếu thiamin
mô thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
6.3.2. Vitamin B3
Vitamin B3 còn có tên là Nicotinic acid, Niacin, Niacinamid, Nicotinamid hay
vitamin PP.
Vitamin B3 là thành phần của Co – enzyme A và chiếm 10% trọng lượng của
CoA. CoA là coenzyme quan trọng trong vận chuyển nhóm acyl trong quá trình trao
đổi năng lượng.
Mọi loài động vật đều cần acid pantotenic. Nếu thiếu thì chậm sinh trưởng và
phát dục, ảnh hưởng tới định vị thai, thai bị tái hấp thu, hoại tử vỏ màng thượng thận
( làm giảm hoocmon ở vỏ thượng thận do lượng CoA trong tổng hợp cholesterol ) ở gà:
mát ăn lở da, gan thoái hóa mỡ, giảm tỉ lệ nở của trứng.
6.3.1. Vitamin C
Tham gia quá trình hình thành collagen, chuyển hóa tyrosine và tryptophan, chuyển
hóa mỡ và kiểm soát cholesterol, hấp thu và vận chuyển sắt, làm bền mao mạch. Có vai trò
chống oxy hóa.
Nếu thiếu gây bệnh scorbus, sưng và chảy máu chân răng, yếu xương (lợn, gia cầm
có thể tự tổng hợp được vitamin C trong cơ thể).
7. Khoáng trong dinh dưỡng động vật
7.1. Khái niệm – phân loại
Chất khoáng còn gọi là tro, bao gồm các nguyên tố đa lượng (Ca, P, S, Mg, K,
Na, Cl) và các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, Co, Mn, I, Se, Mo…).
Trong số trên 100 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleep, người ta tìm thấy
trên 70 nguyên tố có mặt trong cơ thể người và động vật. Dựa vào nhu cầu và sự có mặt
trong cơ thể, người ta phân chia ra các chất khoáng đa lượng và vi lượng.

Bảng 3. Hàm lượng một số chất khoáng trong cơ thể
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

9


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Khoáng đa lượng

%

Khoáng vi lượng

Ppm hay mg/kg

Ca

1,5

Fe

20 - 80

P

1,0

Zn

10 – 50


K

0,2

Cu

1–5

Na

0,16

Mn

0,2 – 05

Cl

0,11

I

0,3 – 0,6

S

0,15

Co


0,02 – 0,1

Mg

0,04

Mo

1-4

7.2. Khoáng đa lượng
* Vai trò của Ca:
- 99% Ca có trong xương và răng, rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ
thể động vật.
- Chức năng chủ yếu là thành phần cấu trúc bộ xương.
- Ca tham gia vào quá trình đông máu và đông vón cazein trong sữa.
- Ca điều hòa tính nhạy cảm của thần kinh và cơ.
- Ca có tác dụng hoạt hóa nhiều Enzyme như lipaza, succinichydrogennase.
- Xúc tác trypsine trong tiêu hóa protein.
* Vai trò của P:
- P ngoài nhiệm vụ tạo xương còn có nhiệm vụ quan trọng khác như tham gia vào liên kết
cao năng của ATP, trong quá trình tổng hợp phospholipit của màng tế bào, của tổ chức
thần kinh, trong RN A và DN A và trong quá trình tổng hợp protein và di truyền do RN A và
DN A.
* Vai trò của Mg:
- Hoạt hóa một số enzyme
- Duy trì hệ thần kinh
- Đảm bảo tiêu hóa nhóm carbohydrate và sự lợi dụng P, Zn, Và nitrate.
- Cần thiết cho sự phát triển của xương. (Bệnh tetany: ăn cỏ non → K tăng trong máu →

đào thải K ra ngoài → tăng đào thải Mg → Giảm nồng độ Mg trong máu → con vật biểu
hiện về thần kinh → mệt mỏi lờ đờ, co giật → ngã quỵ trên đồng cỏ).
- Thiếu Mg thì dẫn đến thiếu P.
* Vai trò của Na:
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

10


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Ion Na là yếu tố cơ bản điều hòa cân bằng axit – bazơ và điều hòa áp suất thẩm thấu.
- Na cũng tham gia vào sự dẫn truyền xung động thần kinh, hấp thu đường và các axit
amin từ đường tiêu hóa.
* Vai trò của K:
- Cùng với Na,Cl và các ion cacbonat trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thể dịch
và cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.
- Na là cation vô cơ chính của dịch ngoại bào, K là thành phần của dịch nội bào.
- K đóng vai trò quan trọng trong các kích thích của thần kinh và cơ, nó cũng liên quan
đến trao đổi hydrat cacbon.
* Vai trò của S:
- Chức năng của S thông qua sự có m-ặt của S trong các chất trao đổi trung
Gian hữu cơ.
- Lưu huỳnh trong cơ thể dưới dạng SO 2 có tác dụng khử độc các chất như indoxyl và
phenol.
- Lưu huỳnh có trong nhóm SO vô cơ tham gia cân bằng axit-bazơ.
4
7.3. Khoáng vi lượng
* Sắt – Fe:
- Là thành phần của hemoglobin.
- Vận chuyển O2.

- Cấu tạo một số Enzyme.
- Trong cơ thể sắt hoạt động chiếm 73%, sắt không hoạt động chiếm 27%.
* Đồng – Cu:
- Tham gia thúc đảy tạo huyết, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành.
- Cu ức chế hoạt động của photphate kiềm, amylase, lipase, pepsin.
- Kích thích hoạt động của hormone tuyến yên.
- Biến đổi màu lông do thiếu Cu giảm hoạt lực của polyphenolaxydaza có vai trò tổng
hợp melanine, giảm sản sinh melanine gây biến đổi màu lông.
- Gây rối loạn về tim
* Kẽm - Zn:
- Đảm nhận nhiều chức năng trong trao đổi chất của acid nhân, tổng hợp protein, phân
chia tế bào. Nếu thiếu kẽm thì quá trình sử dụng acid amin trong tổng hợp protein không
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

11


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
được hoàn thành.
- Là thành phần của nhiều Enzyme.
- Có mặt trong thành phần của insulin.
- Zn cần thiết cho quá trình tổng hợp gen, cho sao chép AND có sẵn để tế bào nhân lên.
* Mangan - Mn:
- Mn tác động lên quá trình sinh trưởng, tạo máu, sinh tổng hợp acid nucleic, protein,
cholin, kháng thể.
- Thiếu Mn sẽ giảm sinh trưởng.
* Coban – Co:
- Ở gia súc nhai lại, Co cần cho hoạt động của vi sinh vật để tổng hợp vitamin B

12

- Ở gia súc dạ dày đơn, Co cần thiết để tổng hợp, được tổng hợp ở ruột già nhưng phần lớn
không được hấp thu và bị thải qua phân, điều này dẫn đến một hiện tượng gây ra do thiếu
Co làm gia súc ăn phân.
* Iốt – I:
- Khi thức ăn thiếu I thì sản sinh thyroxin giảm, do đó gây nên những biến chứng như
tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, sinh sản kém, không lông và chết.

CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC LOẠI THỰC LIỆU SỬ DỤNG
LÀM THỨC ĂN GIA SÚC GIA CẦM
1. Nhóm thực liệu cung năng lượng
1.1. Khái niệm
Nhóm nguyên liệu giàu năng lượng là trong thành phần chứa nhiều tinh bột
(Carbonhydrate dự trữ) và một số nguyên liệu trong nhóm giàu chất béo.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

12


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
1.2. Một số thực liệu cung cấp năng lượng
* Nhóm thực liệu có nguồn gốc thực vật:
- Ngô: Ngô là nguồn năng lượng tuyệt vời cho vật nuôi. Ngô được sử dụng như là một
nguyên liệu chuẩn để các nguyên liệu cung cấp năng lượng khác so sánh với nó. Trong
khẩu phần ăn cho lợn, gia cầm, ngô có thể dùng lên tới 60%. Một khẩu phần thức ăn
đơn giản cho động vật dạ dày đơn gồm ngô và khô dầu đậu tương có thể chiếm tới 95%,
chỉ cần 5% các chất bổ sung khác.
- Lúa gạo: Lúa gạo dùng cho người là chính tuy nhiên lúa gạo khi dồi dào hoặc lúa gạo
chất lượng thấp cũng được dùng trong chăn nuôi như là nguồn năng lượng. Trong thực
tế nếu dùng thóc thường phải nghiền nhỏ thóc để làm thức ăn chăn nuôi, cẩn thận hơn,
có thể sàng lọc bớt một phần trấu.

- Cám, tấm là phụ phẩm của quá trình chế biến gạo. Trong chế biến gạo thu được 10 –
12% cám cho chăn nuôi. Cám gạo mới xay xát rất giàu acid linoleic, vitamin B1. Cám
gạo thường rất dễ bị ôi do có hàm lượng chất béo cao. Cám gạo đã chiết dầu bảo quản
được lâu hơn so với cám nguyên dầu. ngày nay để bảo quản cám gạo lâu và dễ dàng
hơn người ta sấy khô hoặc ép viên. Cám gạo có thể dùng tối đa tới 40% trong khẩu phần
ăn cho lợn. Tấm chứa nhiều năng lượng và protein thô nhưng dùng không phổ biến
bằng cám gạo trong công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Lúa mỳ: Lúa mỳ chủ yếu được dùng cho người. Lúa mỳ cao cấp chỉ được dùng cho
chăn nuôi khi sản lượng sản xuất ra dồi dào, giá cả hạ. hàm lượng năng lượng tiêu hóa
của lúa mỳ ngang bằng với ngô. Các acid amin như lysin và methionin trong lua mỳ có
hàm lượng rất hạn chế.
- Sắn củ: Là loại nguyên liệu giàu năng lượng tương đương với các loại hạt cốc, vì vậy
sắn là loại củ được dùng nhiều trong chế biến thức ăn chăn nuôi. Sắn khô có tới 70%
tinh bột, protein thấp chỉ 2-4%, sắn cũng nghèo chất khoáng như Canxi, photpho và
nghèo methionine. Trong sắn tươi có acid HCN, gốc CN của acid này độc. Bột sắn có
thể trộn vào thức ăn cho gia cầm tới 10%, thức ăn cho lợn 20%, cho gia súc nhai lại tới
25%.
* Nhóm thực liệu có nguồn gốc động vật:
Mỡ động vật dùng để bổ sung khi năng lượng của các nguyên liệu dùng phối trộn
trong công thức thức ăn quá thấp. tỷ lệ bổ sung các loại dầu, mỡ thô thông thường
không vượt quá 5%.
2. Nhóm thực liệu cung đạm
2.1. Khái niệm
Potein cấu tạo từ một hay một số chuỗi peptit liên kết chặt chẽ với nhau. Một
chuỗi acid amin gắn với nhau dưới 100 acid amin gọi là chuỗi peptit.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

13



Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
2.2. Nhóm thực liệu có nguồn gốc thực vật
- Đậu hạt, bột đậu khi sử dụng không nên cho gia súc, gia cầm ăn sống vì sẽ giảm tính
ngon miệng, giảm tỷ lệ tiêu hóa và gây độc. Trước khi dùng phải xử lý nhiệt như rang
chín, hầm chín để tăng tỷ lệ tiêu hóa và khử độc. Mức sử dụng trong khẩu phần ăn cho
lợn 10-12%, cho động vật nhai lại 5-10%.
- Bột đậu tương, khô dầu đậu tương là nguyên liệu giàu đạm trong chăn nuôi. Tỷ lệ sử
dụng nguyên liệu này trong thành phần thức ăn hỗn hợp rất cao 15-25% tùy loại thức
ăn. Đối với thức ăn đậm đặc tỷ lệ sử dụng còn cao hơn rất nhiều. Hầu hết lượng đậu
tương, khô dầu đậu tương dùng trong chăn nuôi ở nước ta đều phải nhập khẩu.
- Khô dầu hạt bông được sắp xếp thứ hai sau khô dầu đậu tương nhưng việc sử dụng
còn hạn chế vì tính độc của nó do dư thừa được phát hiện trong những tuyến sắc tố của
hạt bông. Khô dầu hạt bông có hàm lượng khá cao protein nhưng lại thấp về lysin và
tryptophan. Khô dầu hạt bông nếu dùng thay khô dầu đậu tương chỉ nên thay không quá
50% tùy theo loại và tuổi của vật nuôi.
- Khô dầu hạt cải: Khô dầu hạt cải có 35-40% protein thô, chứa ít lysin nhưng lại nhiều
acid amin lưu huỳnh hơn so với khô dầu đậu tương. Tính ngon miệng của khô dầu hạt
cải thấp, năng lượng có thể tiêu hóa được thấp, tỷ lệ xơ cao là nguyên nhân làm giảm
mức sử dụng của nguyên liệu này.
- Khô dầu hạt hướng dương: Khô dầu hạt hướng dương có hàm lượng khoảng 32-35%,
có ít lysin nhưng lại có nhiều acid amin chứa lưu huỳnh hơn so với khô dầu đậu tương.
Khô dầu hạt hướng dương hạn chế vì hàm lượng chất xơ cao (22-24%).
2.3. Nhóm thực liệu có nguồn gốc động vật
- Bột cá: Bột cá tốt có tỷ lệ protein rất cao từ 50% trở lên. Tỷ lệ các acid amin trong bột
cá cân đối và trong đó có nhiều acid amin chứa lưu huỳnh. Bột cá còn là nguyên liệu
giàu khoáng, hàm lượng canxi, photpho cao, ngoài ra bột cá còn giàu vitamin B12, B1
và cả vitamin A, D.
- Bột thịt xương: Bột thịt xương là nguồn protein, canxi, photpho rất tốt cho vật nuôi
nhưng bột xương có ít triptophan và methionin.
- Bột máu: Bột máu là sản phẩm chế biến từ phụ phẩm máu thu nhập từ các lò mổ. Bột

máu cũng có nhiều loại tùy theo cách chế biến: Bột huyết tương là máu được thu thập
vào các bồn lạnh và chống đông bằng citrat natri.
2.4. Nhóm thực liệu Nitơ phi protein
Hợp chất Nitơ phi protein có nhiều trong thức ăn xanh hơn thức ăn hạt và đặc
biệt có nhiều nước trong thức ăn ủ xanh.

Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

14


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
3. Nhóm thực liệu cung vitamin, khoáng
3.1. Nhóm thực liệu cung vitamin
Cây xanh, rau, cỏ tươi là nguồn vitamin tư nhiên dồi dào cho vật nuôi. Trong hạt,
củ quả cũng có các vitamin nhưng trong quá trình làm khô, bảo quản lượng vitamin bị
hao hụt đáng kể hoặc không thể tiêu hóa được.
Nguồn vitamin để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi chủ yếu dùng vitamin tổng
hợp. Vitamin tổng hợp được các công ty sản xuất và bán ra ở dạng đơn (một vitamin)
hoặc hỗn hợp nhiều vitamin (polivitamin), premix vitamin cũng là một dạng vitamin
hỗn hợp.
3.2. Nhóm thực liệu cung khoáng đa lượng
Hàm lượng canxi trong hạt cốc rất thấp còn photpho thì vật nuôi khó hấp thu vì
photpho trong hạt cốc thường ở dạng phytat. Ca, P thường được bổ sung qua bột
xương, bột thịt xương, bột cá, bột vỏ sò, bột đầu tôm… Nguồn bổ sung Ca chuẩn là bột
đá hoặc bột vỏ sò, photpho được cung cấp chủ yếu bằng dicanxi photphat hoặc
monocanxi photphat.
3.3. Nhóm thực liệu cung vi khoáng
Các khoáng vi lượng thường có trong các nguyên liệu thức ăn thiên nhiên, tuy
nhiên khi bổ sung ta thường sử dụng các loại premix khoáng.

Premix là hỗn hợp các chất vi dinh dưỡng cùng với chất mang (chất đệm, chất
pha loãng).
Thông thường trong thành phần của premix có hai phần: Các chất chính (hoạt
chất) và chất mang (chất pha loãng, chất đệm).
4. Nhóm các chất bổ sung khác
- Chất bảo quản:
+ Chất chống nấm mốc: Dùng để bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã chế biến.
Các chất chống nấm mốc có hai công dụng: tiêu hủy, diệt trừ nấm mốc và ngăn chặn,
hạn chế nấm mốc phát triển.
+ Chất chống oxy hóa: Các sản phẩm dùng để chống oxy hóa thường trong thành phần
phải có: Chất khoáng hữu cơ (chelator), giảm được các ion, oxy tự do sẽ giảm được
lượng các chất xúc tác cho quá trình oxy hóa; Có các chất chống oxy hóa hữu hiệu. Có
hai chất chống oxy hóa thường dùng là BHT và BHA.
- Các chất cải thiện, bổ trợ tiêu hóa
+ Các loại men (enzyme): Các loại enzyme thường được sử dụng để cải thiện dinh
dưỡng cho nguyên liệu có gốc thực vật là Phytaza. Phytaza là enzyme cải thiện độ tiêu
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

15


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
hóa photpho trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gốc thực vật.
+ Các chất axit hóa: Các chế phẩm dùng để axit hóa đường tiêu hóa thường là những
hỗn hợp đồng vận cộng hưởng của các acid hữu cơ như axit lactic, fumaric, citric,
propionic, formic.
- Các chất kháng khuẩn: Trong chăn nuôi người ta đã dùng một số loại kháng sinh ở
liều thấp đưa vào thức ăn với mục đích kích thích tăng trọng. Dùng kháng sinh liều
thấp thường xuyên sẽ giúp cho vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh, vô hình chung chúng
ta đã làm mất hiệu lực điều trị bệnh của kháng sinh ở người và động vật.

- Chất tạo màu, chất tạo hương: Chất tạo màu không chỉ dùng với mục đích làm cho
màu thức ăn đẹp hơn mà chúng còn có tác dụng làm cho sản phẩm chăn nuôi có chất
lượng hơn, có màu đẹp hơn. Những sản phẩm dùng tạo màu, tạo hương lý tưởng là
những chất chiết suất từ cây cỏ tự nhiên.

CHƯƠNG III: NHU CẦU DINH DƯỠNG
1. Khái niệm
Nhu cầu dinh dưỡng (Nutrient requirement) là số lượng hay phần trăm chất dinh
dưỡng và năng lượng mà gia súc đòi hỏi để đảm bảo cho sự sống và sản xuất trong ngày
đêm.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

16


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
2. Các loại nhu cầu dinh dưỡng
2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho thú sinh trưởng và thú sản xuất thịt
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng
Sau khi tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử, cơ thể phát triển qua 2 thời kỳ:
- Thời kỳ trong cơ thể mẹ (bào thai)
- Thời kỳ ngoài cơ thể mẹ (từ khi sinh ra đến khi chết)
Trong hai thời kỳ này, cơ thể động vật luôn xảy ra những quá trình biến đổi, đó
là sự sinh trưởng và phát dục.
+ Trong giai đoạn sinh trưởng thì tốc độ sinh trưởng của toàn bộ cơ thể của tất cả các
loài động vật đều biến đổi theo hình chữ S, ngay sau thụ thai tốc độ sinh trưởng còn
chậm, sau đó tăng rất nhanh và đến khi trưởng thành thì chậm dần lại.
Sơ đồ 1. Đường cong sinh trưởng của một số loài gia súc và người

Như vậy trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, tức là từ khi còn trong giai đoạn tăng

mạnh về số lượng tế bào, cần phải ưu tiên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, con vật sẽ
sinh trưởng nhanh và có hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao.
+ Trong giai đoạn sinh trưởng thì tốc độ sinh trưởng của các bộ phận và tổ chức cơ thể
không giống nhau. Đường biểu diễn sinh trưởng của cá tổ chức và bộ phận khác nhau
trong cơ thể có khả năng về thời gian nhưng xảy ra kế tiếp nhau theo thứ tự nhất định
khi con vật lớn lên.
Sơ đồ 2. Sự phát triển của các tổ chức trong cơ thể

Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

17


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh

2.1.2. Phương pháp xác định nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng
* Nhu cầu năng lượng cho lợn sinh trưởng
Nhu cầu DE cho lợn sinh trường được ước tính theo công thức sau:
DE = DE m + DE protein + DE mỡ + DEHc
Trong đó:
DEm: DE cho duy trì DE protein: DE cho tích lũy protein DE mỡ: DE cho tích lũy mờ
DEHc: DE điều tiết thân nhiệt.
• DEm: Nhiều yếu tố ảnh hường đến nhu cầu DE cho duy trì, nhưng ước tính nằm trong
khoảng: 0,418 - 0,523 MJ/kg0,75, trung bình: 0.46 MJ (NRC. 1988).
- Hiệu quả sử dụng năng lượng thức ăn tích lũy protein và mỡ tương ứng là: 0.54 và
0.74. ước tính cần 45,7 MJ DE/kg protein tích lũy và 55,7 MJ DE/kg mở tích lũy (ARC.
1981).
Nhu cầu năng lượng cho lợn sinh trưởng:
- Duy trì: 0.5 MJ DE/kg0'75.
- Hình thành nạc: 15MJ DE/kg nạc hình thành.

- Hình thành mỡ: 50 MJ DE/kg mỡ hình thành (54MJ ME/kg mỡ).
- Chống lạnh: 0.016 MJ DE/kg0,75/l°C thấp hơn nhiệt độ tối thiểu.
Ví dụ: Tính toán nhu cầu năng lượng cho lợn thịt, tăng trọng 600g/ngày. Lợn có thể
trọng 60kg.
Trường hợp A: cung cấp chất dinh dưỡng tăng 80g protein (350g thịt nạc/ngày).
Trường hợp B: tăng 100g protein (450g thịt nạc/ngày)
* Tính toán trường hợp A:
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

18


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Trước hết phải đổi 60kg thể trọng sang thể trọng trao đổi bằng cách tra bảng
(bảng chuyển từ thể trọng W sang thể trọng trao đổi W0,75): 60kg0,75 = 21,6
Sau đó tính:
- Nhu cầu duy trì: = 21,6 x 0.5 = 10,8 MJ DE
- Hình thành nạc: 0,35 x 15 = 5.3 MJ DE
- Hình thành mỡ: 600 - 350 = 250g.
- Nhu cầu hình thành mỡ: DE = 0.250 x 50 = 12.5 MJDE
- Tổng nhu cầu năng lượng: 10,8 + 5,3 + 12.5 = 28.6 MJ DE
* Trường hợp B:
- Duy trì: 10.8 MJ DE
- Hình thành nạc: 0.45 x 15 = 6,8 MI DF
- Hình thành mỡ: 600 - 450 = 150g; 0,15kg x 50 MJ DE = 7,5 MJ DE
- Tổng nhu cầu năng lượng = 25,1 MJ DE
* Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng:
Theo Swanson (1979), nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng bao gồm nhu cầu
năng lượng cho duy trì và nhu cẩu năng lượng cho sản xuất (Tăng trọng và đẻ trứng).
Công thức tính như sau:

4 x ∆W + 1,6 x ∆E + (170 – 2,2T) x W
ME =
0,8
Trong dó:
- ME: Nhu cầu năng lượng hàng ngày, tính bằng Kcal.
- W: Khối lượng cơ thể, tính bằng kg.
- ∆W: Tăng trọng hàng ngày, tính bằng gam.
- ∆E: Sản lượng trứng tuyệt đối, tính bằng gam.
- T: Nhiệt độ môi trường, tính bằng 0C.
* Nhu cấu protein cho gà thịt thương phẩm
Theo Scott và cộng sự (1976), nhu cầu protein hàng ngày cho gà broiler gổm:
- Nhu cầu protêin cho tăng trọng.
- Nhu cẩu protêin cho duy trì.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

19


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Nhu cầu protein cho phát triển lông.
Theo Scott và nhiều tác giả khác, trong thịt gia cầm chứa hàm lượng protein trung
bình là 18%. Hiệu suất lợi dụng protein của gà broiler là 64%.
Do đó, nhu cầu về protein hàng ngày cho tăng trọng của gà broiler có thể tính
theo công thức sau:
Tăng trọng (g) x 0, 18
Nhu cầu Protein cho tăng trọng (g) =
0, 64
0, 0016 x thể trọng (g)
Nhu cầu Protein cho duy trì (g) =
0, 64

- Nhu cẩu cẩu protein cho sự phát triển lổng: Thông thường ở 3 tuần tuổi thì bộ lông của
gia cầm chiếm 4% thể trọng. Khối lượng lông tăng dần lên và đạt 7% thể trọng ở tuần
thứ 4, sau đó được duy trì và ổn định. Hàm lượng protein trong lông gà trung bình là
82%. Do vậy, nhu cầu protein hàng ngày cho mọc lông được tính bằng công thức:
0, 04 hay (0, 07) x tăng trọng (g) x 0, 82
Nhu cầu Pr cho mọc lông (g) =
0, 64
* Nhu cẩu protein cho lợn sinh trướng
Nhu cầu protein cho lợn sinh trường = nhu cầu protein cho duy trì + nhu cầu
protein cho tổng hợp thịt nạc.
Trong thịt nạc có 22% protein.
- Để xác định nhu cầu protein cho duy trì có thể sử dụng những hệ số sau đối với các
loại thể trọng lớn (bảng 4)
Bảng 4: Hệ số dùng để xác định nhu cầu protein duy trì của lợn sinh trưởng

Thể trọng

Hệ số

Thể trọng

Hệ số

20

0,0012

70

0,0008


30

0,0011

80

0,0007

40

0,0010

90

0,0006

Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

20


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
50

0,0009

100

0,0006


60

0,0008

110

0,0005

120

0,0005

Ví dụ: Xác định nhu cầu protein cho lợn có khối lượng 50kg, tăng trọng 450 g thịt
nạc/ngày.
- Nhu cầu protein cho duy trì: 50kg x 0.0009 = 0,045kg protein = 45g protein
- Nhu cầu protein cho hình thành nạc: 450g x 22% =100g protein
- Tổng nhu cầu protein = 45g + l00g = 145g
Nếu BV của protein thức ăn khẩu phần là 65% và tỷ lệ tiêu hóa của protein thức
ăn là 80%, nhu cầu protein cho lợn nặng 50kg và tăng trọng 450g thịt nạc 1 ngày là:
1, 45
= 280g / ngày
0, 65 x 0, 80
* Nhu cầu năng lượng đối với động vật nhai lại:
Bằng phương pháp giết mổ, người ta xác định được thay đổi của năng lượng,
protein và mỡ trong cơ thể ở các lứa tuổi và khối lượng khác nhau. Đối với bò thịt, năng
lượng cho tăng trọng được xác định theo phương trình:
EV = (4,1 + 0,0332W - 0,000 09W2)/(1 - 0,1475∆W)
g
Trong đó: EV là M J/ kg tăng trọng;

g
W là khối lượng cơ thể, kg;
∆W tăng trọng, kg/ngày.
Ví dụ: Một con bò nặng 100 kg tăng trọng 0,5 kg/ngày thì năng lượng tích lũy là 7,9
MJ/kg, trong khi đó bò nặng 500 kg và cùng mức tăng trọng thì có 19,9 M J/kg tăng
trọng.
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng tính theo công thức trên được hiệu chỉnh do
ảnh hưởng của giống và giới tính. ARC đề nghị với giống nhỏ và con cái thì giá trị trên
cộng thêm 15% và giống lớn và con đực trừ 15%.
2.2. Nhu cầu dinh dưỡng gia súc mang thai
2.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai
* Nhu cầu năng lượng của lợn cái mang thai
- Tăng trọng của mẹ
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

21


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Tiêu tốn năng lượng cho phát triển cảu thai
- Tiêu tốn năng lượng cho sự tăng lên của tổ chức ngoài thai.
Theo Whittmore (1998): nhu cầu năng lượng cho duy trì ở lợn cái: 0,475MJ ME
hay 0,5MJ DE/kg0,75. Nhu cầu năng lượng cho phát triển thai. Trong thai có 15% protein
và 25% mỡ, năng lượng tiêu tốn khoảng 25MJ ME hay 26MJ ME/kg tăng trọng của
thai. Trong 115 ngày có chửa lợn cái tăng khoảng 20kg, nhu cầu năng lượng cho hằng
ngày là 20kg x 26MJ DE/115 ngày mang thai = 4,5MJ DE/ngày.
Nếu lợn nặng 140kg, nhu cầu năng lượng cho duy trì = 140 0,75 x 0,5MJ DE =
20,5MJ DE
Nhu cầu DE cho duy trì + phát triển thai = 20,5 + 4,5 = 25MJ DE/ngày
* Nhu cầu protein của lợn cái mang thai

Lượng protein tích lũy trong thai lợn tăng dần phụ thuộc vào lượng protein trong
khẩu phần. Bình thường trong giai đoạn mang thai lợn tăng 20kg, trong đó có khoảng
3kg protein, tương đương tăng 26g protein/ngày.
Nếu BV protein thức ăn = 65% và tỉ lệ tiêu hóa của protein thức ăn = 80% thì nhu
cầu protein thức ăn cho lợn cái chửa là 151/0,65 x 0,8 = 290g/ngày.
2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bò cái mang thai
Bò cái mang thai trước 6 tháng chất dinh dưỡng tích luỹ rất ít. Giai đoạn 6-9 tháng
có sự tích luỹ rõ rệt và cần có nhu cầu nuôi thai. Về năng lượng thì nhu cầu dưỡng thai
không đáng kể so với nhu cầu duy trì của mẹ, nhưng protein, Ca, P và khoáng khác thì
có tăng đáng kể.
Tăng trưởng của tuyến vú. Tuyến vú có tăng trưởng nhưng số lượng chất dinh
dưỡng tích luỹ không đáng kể, mỗi ngày không quá 45 g protein.
Trao đổi năng lượng trong kỳ dưỡng thai. Quá trình dị hoá chất dinh dưỡng ở gia
súc có thai lớn hơn ở gia súc không mang thai cùng thể trọng. Khác biệt ấy được gọi là
"nhiệt tăng để nuôi thai". Nhiệt ấy là do tăng trao đổi cơ bản của chính cơ thể mẹ chứ
không phải là do nhiệt của thai sản sinh. Thay đổi nhiệt ấy là do thay đổi về hormone của
thai. Nhiệt tăng này là tăng dần suốt thời kỳ mang thai và cộng với tăng trọng của mẹ kết quả
là tăng nhu cầu nhiệt duy trì.
Tăng trưởng của cơ thể mẹ khi mang thai. Tăng trọng trong khi mang thai không
phải chỉ do tăng trưởng thai mà còn là do tăng trọng của mẹ.

Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

22


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh

CHƯƠNG IV: PHỐI HỢP KHẨU PHẦN
1. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn

1.1. Khái niệm tiêu chuẩn ăn
Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của con vật trong một ngày đêm.
Nhu cầu dinh dưỡng được xây dựng trong thí nghiêm.
- Mức ăn: Tiêu chuẩn ăn + số dư an toàn.
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

23


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Nôi dung tiêu chuẩn ăn: Theo trình độ phát triển của ngành chăn nuôi ở mỗi nước mà
người ta dưa ra nội dung (tiêu chuẩn ăn khác nhau bao gồm:
+ Nhu cầu nâng lượng: Biểu thị bằng kcaí, ED, EM, EN/ngày.
+ Nhu cầu protein: protcin thố (g), protein tiêu hóa (g).
+ Nhu cầu các chất khoáng: Ca, p, Mg, Na, Cl...g/con/ngày.
Fe, Cu, Co, Mn, Zn...mg/con/ngày.
+ Nhu cảu vitamin: A, D, E: UI; Caroten, Bị, B2, pp, c, K, Pantotenic axit... mg; B12, µg
- Tiêu chuẩn ăn cho bò sữa:
Bò sữa nặng 400kg, cho 10kg sữa/ngày, 3,6% mỡ sửa, kỳ tiết sữa thứ nhất” Tiêu chuẩn
ăn hàng ngày:
+ ME (Mcal): 24,72
+ Protein thô (g): 1358,4
1.2. Khái niệm khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Ví dụ 1:
- Tiêu chuẩn ăn cho bò sữa nặng 400kg, cho l0kg sữa/ngày, 3,6% mờ sữa, bò đang ở
thời kỳ tiết sữa thứ nhất là: 24,72 Mcal EM; 1358,4g protein thô.
- Khẩu phẩn ăn là: Cỏ voi: 45,6kg; Cám: 2,36kg; Thức ăn hỗn hợp cho bò sữa: 2,3kg.
Ví dụ 2:
- Tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt 60 - 90kg, tăng trọng 600g/ngày là; 7000 Kcal EM, 224g

prorein tiêu hóa; 16g Ca, 13g p và 40g NaCl,
- Khẩu phần ăn là: Gạo: l,76kg; Khô lạc: 0,3kg; Rau xanh: 2,8kg; Bột sò: 54g và 40g
NaCl.
Nhu cầu dinh dưỡng hay tiêu chuẩn ăn của động vật nuôi tuy có thay đổi theo
vùng sinh thái, khí hậu nhưng tương đối ổn định, còn khẩu phần ăn thì thay đổi nhiều.
Việc lựa chọn các loại thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn phụ thuộc nhiều và nguồn
thức ăn có thể có ở các vùng sinh thái, khí hậu, đất đai khác nhau.
Các nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc ở các nước ôn đới khác các nước
vùng nhiệt đớí. Ở các nước ôn đới, các nguổn hạt cốc ngoài ngô thì còn có lúa mì, đại
mạch, yến mạch, cao lương... còn các nước nhiệt đới ngoài ngô còn có gạo, sắn, cám
gạo...
Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của cùng một loại thức ăn có nhiều biến
động. Các loại thức ăn ở các vùng ôn đới có thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng cao
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

24


Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
và ổn định hơn các nước nhiệt đới.
Ví dụ: Tỷ lệ protein thô của đỗ tương đã rang chín theo Feedstuffs, Mỹ (1995) là

38% nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này chỉ đạt 32%.
2. Phối hợp khẩu phần
2.1. Phối hợp khẩu phần bằng tay
2.1.1. Những nguyên tắc phối hợp khẩu phần
Có hai nguyên tắc để phối hợp khẩu phần: Nguyên tắc khoa học và nguyên tắc
kinh tế.
* Nguyên tắc khoa học:
- Khẩu phần ăn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thỏa mãn được tiêu

chuẩn ăn; đảm bảo được sự cân bằng các chất dính dưỡng: axit amin, khoáng, vitamin.
- Khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hóa.
Để khống chế khối lượng khẩu phần ăn người tâ dàng chỉ tiêu:
- Đối với trâu, bò, lợn, ngựa;... lượng thức ăn (100% VCK) có thể thu nhận tính
theo % khối lượng cơ thể.
+ Trâu, bò: Lượng VCK có thể thu nhận được là 2,5 - 3,0% W, ở lợn là 2,5%W,
ngựa là 2,0%W. (W: Khối lượng cơ thể (kg)).
+ Đối với bò sữa: Lượng VCK có thể thu nhận = 2,5% w + 10% sản lượng sữa.
- Nồng độ năng luợng của khẩu phần:
Tổng nhu cầu ME (Kcal, Mcal,…
ME (kcal, Mcal)/kg VCK của khẩu phần =
Tổng kg VCK của khẩu phần
Ví dụ: Nhu cầu ME cho một con trâu nặng 350kg, cho 4kg sữa 7% mỡ sữa là 16,8 Mcal;

Tổng lượng thức ăn (kg VCK) có thể thu nhận là 8,4kg.
Nồng độ năng lượng của khẩu phần là:
16,8 Mcal
= 2 Mcal ME/kg VCK khẩu phần
8,4kg VCK
+ Lượng VCK có chể thu nhân được ở lợn là 2,5% w.
+ Lượng VCK có thể thu nhận được ở ngựa là 2,0% w.
* Nguyên tắc kinh tế
Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi

25


×