Tải bản đầy đủ (.ppt) (83 trang)

Chuyen de 2 khai quat kiem toan BCTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 83 trang )

Chuyên đề

KHÁI QUÁT KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm toán BCTC
1.2 Đối tượng, chức năng kiểm toán BCTC
1.3 Yêu cầu và nguyên tắc kiểm toán BCTC
1.4 Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán BCTC
1.5 Nội dung kiểm toán BCTC
1.6 Quy trình kiểm toán BCTC
1.7 Chuẩn mực kiểm toán BCTC


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
1.1.1 Khái niệm KT BCTC
+ Khái niệm chung về kiểm toán. (GS. Alvin A. Arens-Missigan
và GS. James K.Loebbecke-Utah)
+ Khái niệm kiểm toán BCTC
- Định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC)
- Theo tiến sỹ Robert N.Anthony - Trường đại học Harvard
(Mỹ)
- Theo chuẩn mực kiểm toán của Vương quốc Anh
- Khái niệm về kiểm toán BCTC

(tiếp)


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC


- Định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC ): “Kiểm
toán là việc kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày
ý kiến của mình về BCTC”
- Theo tiến sỹ Robert N.Anthony-Trường đại học Harvard (Mỹ ):
“Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra các ghi chép kế
toán bởi các Kiểm toán viên công cộng độc lập, được
thừa nhận và ở bên ngoài tổ chức, đơn vị được kiểm tra”
(tiếp)


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
- Theo chuẩn mực kiểm toán của Vương quốc Anh: “Kiểm
toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bầy tỏ ý kiến về
những BCTC của một đơn vị do Kiểm toán viên được bổ
nhiệm để thực hiện công việc đó theo đúng với mọi
nghĩa vụ pháp định có liên quan”
- Theo giáo trình kiểm toán BCTC: “Kiểm toán BCTC là quá
trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập
và đánh giá các bằng chứng về BCTC được kiểm toán
nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ trung thực, hợp lý
của BCTC đó với các chuẩn mực đã được thiết lập”.


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC

BCTC
KTV độc
lập,
năng lực
chuyên

môn

Thu thập và
đánh giá các
bằng chứng

MĐ: Xác nhận sự
Trung thực, hợp lý
Các QĐ về kế
toán và các
QĐ pháp lý
khác có l.quan

BCKT và thư
quản lý


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
Từ khái niệm kiểm toán BCTC có thể thấy:
Bản chất KT BCTC
Đối tượng KT BCTC
Mục đích KT BCTC
Chủ thể KT BCTC
Chuẩn mực KT BCTC
Kết quả KT BCTC
(end)


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC

BCTC là đối tượng của kiểm toán. Do đó, mục tiêu tổng quát của
kiểm toán BCTC là:
 KTV và c.ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng
BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ
pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp
lý trên các khía cạnh trong yếu hay không;
 Kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán
thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm
nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
(tiếp)


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC

Như vậy, để đat được mục tiêu tổng quát trên cần đảm bảo các
khía cạnh của BCTC là: Trung thực, hợp lý, hợp pháp, hợp lệ,
hợp thức.
Trung thực: T.tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội
dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
 Hợp lý: T.tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết
và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa
nhận.
 Hợp pháp: T.tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh phản ánh đúng
pháp luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp
nhận)
 Hợp lệ: T.tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh phản ánh phù hợp với
đặc điểm hoạt động và quy định nội bộ của đơn vị
 Hợp thức: T.tin tài chính và tài liệu kế toán được lập ra phù hợp hình

thức, mẫu biểu đã được quy định
(Tiếp)



1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC
Để đat được mục tiêu tổng quát trên cần cụ thể hóa hơn nữa các
yếu tố cấu thành và tiến trình thực hiện các yêu cầu trên.
 Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của đơn vị
 Xuất phát từ quy trình xử lý thông tin
 Xuất phát từ các phương pháp kế toán được sử dụng
trong quá trình xử lý thông tin
 Xuất phát từ yêu cầu cần đạt được của thông tin
Mục tiêu kiểm toán cụ thể thường phải hướng tới là: Hiện hữu;
Quyền và nghĩa vụ; Phát sinh; Đầy đủ; Đánh giá; Chính
xác; Trình bày và công bố.
(tiếp)


1.1 Khái niệm và mục tiêu KT BCTC
1.1.2 Mục tiêu kiểm toán BCTC
Mục tiêu kiểm toán cụ thể thường phải hướng tới là:
Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế
phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo;
Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên BCTC đơn vị
phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo;
Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có
liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét;
Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên

quan đến BCTC phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan;
Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên
cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);
Chính xác: Một ng.vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó,
d.thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.
Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù
hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).
Tuy nhiên khi kiểm toán từng loại thông tin khác nhau (T.tin nghiệp vụ, thông tin số
dư) thì mục tiêu trên cũng được xác định khác nhau.


1.2 Đối tượng, chức năng KT BCTC
1.2.1 Đối tượng: Tùy theo cách thức tiếp cận và phân loại khác nhau
thì đối tượng kiểm toán được xác định khác nhau:
- Đối tượng trực tiếp và đối tượng giá tiếp
- Thông tin tài chính và thông tin phi tài chính
- Kiểm soát nội bộ và Số liệu kế toán
- …
-> Đối tượng cấn phải xác nhận sau khi kiểm toán là các bảng khai tài
chính- gọi tên là Báo cáo tài chính.
-> Tùy theo khách thể khác nhau mà khai tài chính có tên gọi khác
nhau và gồm những thành phần khác nhau (tiếp)


1.2 Đối tượng, chức năng KT BCTC
Đối với DNSX,KD thông thường:
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp:
Đối với các doanh nghiệp xây lắp:
Đối với các đơn vị chủ đầu tư:
Đối với các tổ chức tài chính:



1.2 Đối tượng, chức năng KT BCTC
1.2.2 Chức năng KT BCTC
KT BCTC có 2 chức năng:
 Xác minh
 Bày tỏ ý kiến


1.3 Yêu cầu và nguyên tắc kiểm toán BCTC
1.3.1 Yêu cầu
 Tuân thủ pháp luật
 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
 Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán
 Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính
nghề nghiệp


1.3 Yêu cầu và nguyên tắc kiểm toán BCTC
1.3.1 Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
 Độc lập
 Chính trực
 Khách quan
 Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
 Tính bảo mật
 Tư cách nghề nghiệp
 Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn


1.4 Các khái niêm cơ bản trong

kiểm toán BCTC












Gian lận, sai sót
Trọng yếu
Rủi ro (RRTT, RRKS, RRPH, RRKT)
Cơ sở dẫn liệu (Hiện hữu; Quyền và Nghĩa vụ; Phát sinh;
Tính toán và đánh giá; Phân loại và hạch toán, Tổng hợp và
công bố)
Bằng chứng kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Hoạt động liên tục;
Báo cáo kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

(Làm rõ việc vận dụng các khái niệm trong kiểm toán của KTV)


Khái niệm Gian lận và Sai sót

Gian lận: là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông
tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng
quản trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực
hiện làm sai lệch BCTC.
Sai sót: là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có
ảnh hưởng đến BCTC.


Khái niệm trọng yếu

Trọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất
của sai phạm (kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế tài chính)
hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể,
nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không
chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm.
KTV phải xác định BCTC có tồn tại sai phạm trọng yếu và
phải phát hiện ra để đảm bảo đưa ra ý kiến nhận xét thích
hợp, tránh rủi ro kiểm toán


Khái niệm Rủi ro tiềm tàng
Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót
trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có
hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.


Khái niệm Rủi ro kiểm soát
Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính

gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa
chữa kịp thời.


Khái niệm Rủi ro phát hiện

Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ,
từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính
gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV không phát
hiện được.


Rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa
ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được
kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được: là khả
năng trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng
những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp
nhận được (sai sót bỏ qua) = chưa đến mức độ là những
sai sót trọng yếu.


Khái niệm Cơ sở dẫn liệu
Cơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản mục và
thông tin trình bầy trong BCTC do Giám đốc (hoặc người đứng
đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và
chế độ kế toán quy định. Các căn cứ này phải được thể hiện rõ

ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong BCTC
Cơ sở dẫn liệu của các khoản mục chỉ tiêu trên BCTC phải bao gồm
sự giải trình bằng tài liệu hoặc có cơ sở trên các khía cạnh chủ yếu
sau:
- Hiện hữu
- Quyền và nghĩa vụ
- Phát sinh
- Tính toán và đánh giá (tính toán, đánh giá)
- Phân loại và hạch toán (Hạch toán đầy đủ, đúng kỳ và đúng đối
tượng)
- Tổng hợp và công bố (Cộng dồn và trình bầy, công cố)


Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do
KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa
vào các thông tin, tài liệu` này KTV hình thành nên ý
kiến của mình (VSA 500 - Bằng chứng kiểm toán).


×