Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÓM tắt đề tài HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIVAIDS của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM – đại học đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.09 KB, 6 trang )

HỨNG THÚ THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
INSPIRATION ENGAGED IN HIV / AIDS OF UNIVERSITY STUDENTS
PEDAGOGY - UD
SVTH: Trần Thị Thanh
Lớp 07CTL, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà nẵng

GVHD: Th.s Bùi Văn Vân
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà nẵng
TÓM TẮT
AIDS đã và đang lây lan nhanh chóng và có khả năng giết người hàng loạt. AIDS đã trở
thành một trong bốn vấn đề toàn cầu( hòa bình, dân số, môi trường, AIDS).Lần đầu tiên người ta
phát hiện ra bệnh AIDS năm 1981 tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân của bệnh này do một loại virut có tên
HIV, trung bình mỗi phút lại có 5 người nhiễm HIV. Việc phòng chống HIV/AIDS trở nên cấp bách
và cần thiết trong toàn dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Sinh viên trường sư phạm – những
thầy cô giáo tương lai có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống
HIV/AIDS. Trong đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đánh giá mức độ
hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên sư phạm. Từ đó đề xuất một số
biện phám nhằm nâng cao hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng.
ABSTRACT
AIDS has spread quick and is capable of mass murder. AIDS has become one of the
four global issues (peace, population, environment, AIDS). For the first time wediscovered
the AIDS disease in the
United States in 1981. The cause of this disease is caused by
a virus called HIV, the average per minute with 5 people infected with generation. Pedagogy
students – future teachers have an important role in the propagation and education on HIV/AIDS.
In the subject, on the basic of theoretical research and practical assessment of our interest in
participating in HIV/AIDS for teacher’s students. Since then sugests some measures to
raise interest in products involved in HIV / AIDS DHSP school students - University of Da Nang.


Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu hứng thú tham gia hoạt động phòng chống
HIV/AIDS vì các lí do sau:
Đại dịch AIDS đã và đang đe doạ tới tính mạng của tất cả mọi người trên thế giới.
AIDS đe doạ tiêu diệt tất cả không phân biết màu da, giới tính, già trẻ, giầu nghèo.
Năm 1981 lần đầu tiên người ta phát hiện ra trường hợp mắc bệnh AIDS. Thủ
phạm gây ra bệnh AIDS là một loại virut có tên HIV. Từ đó đến nay số người nhiễm HIV,
AIDS tăng lên với tốc độ đáng sợ. Cứ mỗi ngày qua đi lại có khoảng 8000 – 8500 người
mới nhiễm HIV, như vậy trung bình một phút lại có 5 người nhiễm HIV.
Tại thành phố Đà nẵng phát hiện ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên vào năm 1993, đến
nay thành phố này đã có 308 người chết vì HIV/AIDS.
Việc phòng chống HIV/AIDS trở nên cấp bách và cần thiết trong toàn dân nói
chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Sinh viên sư phạm – những thầy cô giáo tương lai có vai trò quan trọng trong tuyên
truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS. Việc hình thành, nâng cao hứng thú hoạt động,
đặc biệt hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS có tác dụng to lớn đối với
bản thân và xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm
này.

1


2. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết với
phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng Angket, phỏng vấn, và phương pháp
thống kê toán học).
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, tham khảo, cố gắng nắm bắt những gì đã
được đề cập đến ở trong nước và ngoài nước từ trước đến nay có liên quan đến vấn đề

nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả.
Từ đó phân tích tổng hợp thành cơ sở lý luận của đề tài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu bằng Angket( phiếu xin ý kiến)
Mục đích của phương pháp là để thu thập thông tin về hứng thú tham gia hoạt động
phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng.
Xây dựng phiếu hỏi trên để tìm hiểu: Nhận thức của sinh viên sư phạm về kiến thức
HIV/AIDS, ý nghĩa, tác dụng của hoạt động phòng chống HIV/AIDS, mức độ yêu thích
đối với hoạt động này, biểu hiện tính tích cực của sinh viên khi tham gia hoạt động, và
nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong
sinh viên sư phạm.
2.2.2. Phương pháp trò chuyện
Sử dụng phương pháp này nhằm chính xác hoá thông tin và làm rõ những nguyên
nhân của việc hứng thú hay chưa hứng thú đối với hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
2.2.3. Phương pháp sử dụng toán học trong thống kê
Dùng phương pháp xử lý thống kê, tính các chỉ số cơ bản như phần trăm (%) để
kiểm chứng giả thuyết khoa học.
Phần nội dung
1. Một số vấn đề lý luận:
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Hứng thú
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa
đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt
động.[6]
1.2.2. Hứng thú tham gia hoạt động
Hứng thú tham gia hoạt động chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với
đối tượng của hoạt động nào đó, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm, mang lại sự khoái cảm và
ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của cá nhân
1.2.3. Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên

ĐHSP Đà Nẵng

2


a. Vài nét về hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại trường ĐHSP Đà Nẵng.
b. Định nghĩa
Hứng thú tham gia hoạt động phòng ,chống HIV/AIDS của sinh viên sư phạm là
thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với nội dung và hình thức của hoạt động phòng
chống HIV/AIDS, biểu hiện thành những đánh giá riêng. Do ý nghĩa thiết thực, hấp dẫn,
cuốn hút về mặt tình cảm của hoạt động trong cuộc sống trong quá trình học tập, làm việc
của mỗi sinh viên.
c. Những biểu hiện của hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS
của sinh viên
2. Kết quả khảo sát thực tế
Khảo sát 200 sinh viên thuộc hai khối Tự nhiên và Xã hội trường ĐHSP Đà Nẵng
chúng tôi thu được kết quả sau:
2.1. Mức độ hứng thú của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng với hoạt động
phòng chống HIV/AIDS( xem bảng 1)
Đa số sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng được chọn nghiên cứu có hứng thú ở mức
độ 2 ( nhận thức đúng, chưa đầy đủ; có xúc cảm dương tính khi tham gia hoạt động, tính
tích cực trong hoạt động thấp) chiếm 73,1%. Tiếp theo là mức độ 3 (nhận thức thấp, chưa
hình thành cảm xúc dương tính tích cực, tính tích cực trong hoạt động thấp) chiếm 20,2 %.
Tỷ lệ sinh viên đạt mức độ 1 (có nhận thức tốt, có xúc cảm dương tính khi tham gia, tính
tích cực trong hoạt động cao) rất thấp chiếm 7,7%. Điều này do nhiều nguyên nhân khác
nhau: nguyên nhân tích cực và chưa tích cực. Đa số sinh viên lựa chọn nguyên nhân xuất
phát từ bản thân mình. Đây là điều đáng mừng.
Giữa hai khối Tự nhiên Xã hội có biểu hiện hứng thú khác nhau, tuy nhiên sự khác
nhau đó không đáng kể.
2.2. Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên

trường ĐHSP Đà Nẵng thể hiện qua mặt nhận thức
- Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng về HIV/AIDS ( xem bảng 2)
Sinh viên nhận thức khá tốt về các nội dung HIV/AIDS mà chúng tôi đưa ra. Ở
từng nội dung có sự khác nhau về mức độ nhận thức.
- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động( xem bảng 3)
Có tới 170/183 sinh viên, chiếm 92,9% cho rằng hoạt động phòng chống
HIV/AIDS là rất quan trọng; có12/183 sinh viên, chiếm 6,5% cho rằng hoạt động phòng
chống HIV/AIDS là quan trọng; và chỉ có 1 sinh viên cho rằng hoạt động này ít quan
trọng, và đặc biệt là không có sinh viên nào cho rằng hoạt động này không quan trọng
- Nhận thức về tác dụng của việc tham gia hoạt động( xem bảng 4)
Trong những tác dụng chúng tôi đưa ra, đa số sinh viên lựa chọn tác dụng: Đem lại
những hiểu biết nhất định về HIV/AIDS, chiếm 32,1% xếp thứ 1; Xếp thứ hai là tác dụng
làm tăng thêm ý thức của mỗi người về căn bệnh này, chiếm 18,0%. Còn lại là các tác
dụng khác.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi được biết: đa số sinh viên có những kiến thức về
HIV/AIDS thông qua những tin tức trên mạng, báo chí, ti vi.
2.3. Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
trường ĐHSP Đà Nẵng thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm
- Mức độ yêu thích của sinh viên với hoạt động( xem bảng 6)

3


Đa số sinh viên thích hoạt động phòng chống HIV/AIDS có 88/183 sinh viên chiếm
48,1%, xếp bậc 1; xếp bậc 2 là mức độ bình thường chiếm 29,0% , xếp bậc 3 là mức độ rất
thích, chiếm 22,4% trong tổng số sinh viên. Chỉ có 1/183 sinh viên không thích hoạt động
này, chiếm 0,5%.
- Hứng thú của sinh viên đối với nội dung và hình thức khi tham gia hoạt
động( xem bảng 7, 8)
Đa số sinh viên có mức hứng thú ( loại B) đối với nội dung và hình thức của hoạt

động phòng chống HIV/AIDS.
+ Nội dung đấu tranh tiêu diệt các tụ điểm mại dâm và tiêm chích ma túy được sinh
viên hứng thú nhất,( X = 2,41, xếp bậc 1)
+ Nội dung tuyên truyên các kiến thức về HIV/AIDS, tác hại và các biện pháp
phòng chống X = 2,30, xếp bậc 2. Các nội dung khác sinh viên ít hứng thú hơn.
+ Hình thức tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, sáng tác logo, thơ, tiểu phẩm hài, kịch
được sinh viên hứng thú nhất, X = 2,25, xếp bậc 1
+ Hình thức tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn về công tác phòng chống
HIV/AIDS; tuyên truyền bằng miệng như tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt nhóm…
cùng xếp bậc 2, X = 2,15
+ Hình thức nêu gương người tốt việc tốt xếp bậc 3, X = 2,12. Các hình thức khác
sinh viên ít hứng thú hơn.
2.4. Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
trường ĐHSP Đà Nẵng thể hiện qua tính tích cực trong hoạt động (xem bảng 9, 10)
Hứng thú tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường ĐHSP
Đà nẵng biểu hiện qua tính tích cực trong hoạt động thấp. Sinh viên tham gia thường
xuyên và tích cực với những nội dung và hình thức gần gũi với bản thân mình.
+ Nội dung được sinh viên tham gia thường xuyên nhất là tuyên truyền các kiến
thức, các biện pháp phòng chống HIV/AIDS ( X = 2,08, xếp bậc 1)
+ Nội dung xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS cùng với xây dựng nếp
sống văn hóa (( X = 2,0, xếp bậc 2). Các nội dung còn lại sinh viên ít tham gia hơn.
+ Hình thức được sinh viên tham gia nhiều nhất là nêu gương người tốt vệc tốt ( X
= 1,88, xếp bậc 1)
+ Hình thức các buổi hội thảo, tập huấn về công tác phòng chống HIV/AIDS xếp
thứ 2 ( X = 1,66 ). Các hình thức khác mức độ tham gia của sinh viên ít hơn.
+ Nội dung sinh viên tham gia tích cực nhất là nêu gương người tốt, việc tốt ( X =
1,01, xếp bậc 1); tuyên truyền bằng miệng như tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt
nhóm, xếp bậc 2 ( X = 1,0 ).
+ Hình thức sinh viên tham gia tích cực nhất là: Tuyên truyền bằng miệng như tổ
chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt nhóm ( X = 1,0, xếp bậc 1 ), xếp bậc 2 là nêu gương

người tốt, việc tốt. Các nội dung và hình thức khác sinh viên tham gia ít tích cực hơn.

4


3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú tham gia hoạt động
phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
+ Tăng cường khả năng nhận thức sâu sắc đầy đủ về HIV/AIDS, giúp sinh viên ý
thức được tầm quan trọng, tác dụng của việc tham gia hoạt động phòng chống HIV/AIDS
+ Luôn luôn đổi mới và các nội dung của hoạt động phòng chống HIV/AIDS để
tạo ra sự thích thú, hào hứng của sinh viên khi tham gia.
+ Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia hoạt động và việc học tập của
mỗi sinh viên.
+ Đánh giá mức độ hứng thú của từng sinh viên từ đó có những tác động phù hợp
cho từng nhóm sinh viên.
Phần kết luận
Kết luận
Việc thực hiện đề tài một mặt giúp nắm bắt được mức độ hứng thú tham gia hoạt
động phòng chống HIV/AIDS của sinh viên. Đó là cơ sở đề xuất các biện pháp phù hợp để
hình thành và nâng cao hứng thú tham gia hoạt động này ở mỗi sinh viên. Từ đó nâng cao
nhận thức về HIV/AIDS, các biện pháp phòng chống để cùng chung tay với xã hội đẩy lùi
căn bệnh nguy hiểm này.
Thực tế điều tra cho thấy phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của
hoạt động, có sự yêu thích với hoạt động này, tuy nhiên giữa nhận thức và hành động lại có
sự mâu thuẫn. Nguyên nhân chủ yếu do sinh viên chưa ý thức được mục đích, ý nghĩa của
việc tham gia hoạt động, và do ban tổ chức chưa biết cách lôi cuốn sinh viên tham gia.
Chúng ta chỉ thực sự hứng thú với những gì mới lại và hấp dẫn ta. Điều này đặt ra
yêu cầu đối với ban tổ chức phải luôn tạo ra những điều mới, hấp dẫn lý thú để sinh viên
thích thú khi tham gia hoạt động. Bên cạnh đó việc giáo dục để sinh viên hiểu về mục đích,
ý nghĩa của hoạt động này cũng rất quan trọng. Những kết quả thu được từ đề tài hi vọng

sẽ cung cấp một phần nào đó những cơ sở để thực hiện tốt, có hiệu quả hoạt động phòng
chống HIV/AIDS trong cộng đồng, xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Thị Huyền( 2009), Thái độ đối với việc học tập môn tâm lí học của sinh
viên trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Luận văn tốt nghiệp, Thư viện Trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng.
[2] Lê Thị Bừng( 2000), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, NXB Đại
học Sư phạm.
[3] Lê Văn Hồng( 2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG
Hà Nội.
[4] Th.s. Lê Nhị Hà (2004), Đề cương bài giảng Tâm lý học phát triển, Đại học Sư
phạm Đà Nẵng
[5] Nguyễn Văn Luỹ, Lê Quang Sơn( đồng Chủ biên)(2009), Từ điển Tâm lý học,
NXB Giáo Dục Việt Nam.
[6] Nguyễn Quang Uẩn(2007), Tâm lý học Đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội. .
[7] TS. Nguyễn Văn Đồng( 2007), Tâm lí học phát triển( giai đoạn thanh niên đến
tuổi già), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
[8] Nguồn internet, Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 ( QQ số 36/2004/QĐ – TTG ngày 17 tháng 3 năm 2004 của
thủ tướng chỉnh phủ.)
[9] Tâm lý học.net

5


6




×