THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
KHI ĐI MÔ TÔ, XE MÁY CỦA SINH VIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TRONG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ATTITUDES TOWARD THE OBSERVANCE ROAD TRAFFIC LAW WHEN
MOTORCYCLES, THE MOTORCYCLE IN SOME INSTANCES STUDENTS IN
UNIVERSITY OF DA NANG
SVTH: Vũ Ngọc Duy (07CTL), Đặng Lai Thao (09CTL)
Lớp: 07CTL – 09CTL, Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Th.S Tô Thị Quyên
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Nhận thức được
điều này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng.
Với đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu trên tổng thể ba mặt: nhận thức, xúc cảm – tình cảm,
hành vi, cùng với đó là những nguyên nhân sinh viên vi phạm luật cũng như các cách thức tuyên
truyền về luật giao thông, đặc biệt là những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên để nâng cao
hơn nữa thái độ của sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng đối với việc chấp hành luật
giao thông khi đi mô tô, xe máy.
ABSTRACT
At present road safety is a big problem, to a whole care society. Acknowledging this we
have conducted research on students in some schools in the University of Da Nang. With this topic
we focus our attention on the overall study three aspects: cognitive, emotional - feelings, behavior,
along with the students but the cause of violating the law as well as how to propagate the traffic
rules information, especaially your comments, but students to further enhance the attitudes of
students in some schools in the University of Danang for the observance of traffic rules when
traveling mopeds and motorbikes.
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của giao thông đường bộ là một biểu hiện của sự phát triển chung của
nhân loại, tuy nhiên song song với nó là tình trạng vi phạm các quy định của luật giao
thông gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Hiện nay, tình trạng SV
vi phạm luật giao thông đường bộ có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Sinh viên ở một số
trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng vậy. Đây chính là lí do
chúng tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thái độ của SV ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng đối với việc chấp
hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy, chỉ ra thực trạng của vấn đề, từ đó đề
xuất một số kiến nghị.
1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Khách thể nghiên cứu: SV trường ĐHSP và ĐHBK thuộc ĐHĐN.
1.3.2. Khách thể khảo sát: 306 sinh viên thuộc trường ĐHSP và ĐHBK.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của SV trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp
hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
1.3.4. Phạm vi nghiên cứu: Trường ĐHBK và ĐHSP thuộc ĐHĐN
1
1.4. Giả thuyết khoa học
Khi tham gia giao thông, thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô
tô, xe máy của SV ở một số trường trong ĐHĐN còn chưa cao, có sự khác nhau giữa các
trường, nam và nữ. Cụ thể chúng tôi đặt giả thuyết là những SV Trường ĐHSP – ĐHĐN sẽ
chấp hành luật giao thông tốt hơn SV Trường ĐHBK – ĐHĐN vì họ được học tập, đào tạo
để sau này là những người có trách nhiệm trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Vì vậy, ngay
từ khi còn là SV họ đã phải ý thức được trách nhiệm tuân thủ các quy định của mình cao
hơn những SV thuộc các trường khác.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận; Khảo sát thực trạng; Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng
cao thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
1.6. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Những cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Các lý thuyết về thái độ
1.2.2. Khái niệm thái độ
Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó, được thể
hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong những tình
huống, những điều kiện cụ thể.
1.3. Lý luận về thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô,
xe máy của sinh viên.
1.3.1. Khái niệm về thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ
Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy là trạng thái
tâm lý chủ quan sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay tiêu
cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy.
1.3.2. Thái độ của sinh viên ở một số trường trong ĐHĐN đối với việc chấp hành luật
giao thông khi đi mô tô, xe máy.
1.3.2.1. Khái niệm thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi
mô tô, xe máy.
Thái độ của SV đối với việc chấp hành luật giao thông khi khi đi mô tô, xe máy là
trạng thái tâm lý chủ quan của họ sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định
(tích cực hay tiêu cực) đối với việc chấp hành luật giao thông khi khi đi mô tô, xe máy.
Thái độ của SV đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy được thể hiện
thông qua nhận thức, xúc cảm - tình cảm và hành vi của họ trong những tình huống, những
điều kiện nhất định.
1.3.2.2. Các mặt biểu hiện của thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật giao
thông khi đi mô tô, xe máy.
1.3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành luật
giao thông khi đi mô tô, xe máy.
2
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về khách thể khảo sát
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 306 SV thuộc trường ĐHBK và ĐHSP thuộc
ĐHĐN.
2.1. Quy trình nghiên cứu
Tiến hành thu thập và nghiên cứu các vấn đề lý luận, xây dựng bảng điều tra viết;
Tiến hành nghiên cứu thực trạng; Phát phiếu điều tra; Phân tích; Xử lý các số liệu thu thập;
Đề xuất một số khuyến nghị.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TĐ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp hành luật giao thông
khi đi mô tô, xe máy (Bảng 3.1)
Đa số SV trường ĐHBK và ĐHSP được chọn nghiên cứu có TĐ tích cực đối với
đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy. Tỷ lệ SV đạt TĐ đối với việc
chấp hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy loại A (Rất tích cực) và loại B (Tích cực)
chiếm tỷ lệ cao (Loại A: 166 sinh viên, chiếm 54.3%; Loại B: 139 sinh viên, chiếm
45.4%). Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những SV có thái độ chưa tích cực.
Về thứ bậc các thành phần của thái độ (nhận thức, tình cảm, hành vi): Nhận thức xếp
thứ hạng cao nhất, tình cảm xếp thứ hạng 2, hành vi xếp thứ hạng thấp nhất.
3.2. So sánh biểu hiện thái độ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với việc chấp
hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy thể hiện qua các mặt.
3.2.1. So sánh thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi
mô tô xe máy thể hiện qua mặt nhận thức (Bảng 3.5)
Đa số các bạn SV trường ĐHBK và ĐHSP khi được điều tra đạt mức độ nhận thức
tốt (Loại A) và nhận thức khá (Loại B), có 64.7% SV đạt mức loại A và 35.3% sinh viên
đạt mức loại B.
Xét theo trường: SV của trường ĐHSP có nhận thức tốt hơn so với SV trường
ĐHBK.
Xét theo giới tính: SV nam của trường ĐHSP có nhận thức tôt hơn so với nam
ĐHBK; SV nữ của trường ĐHSP có nhận thức tôt hơn so với nữ ĐHBK.
3.2.2. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô
xe máy thể hiện qua mặt xúc cảm, tình cảm (Bảng 3.9)
Đa số các bạn SV trường ĐHBK và ĐHSP khi được điều tra có xúc cảm, tình cảm
tích cực (Loại A) và xúc cảm, tình cảm khá tích cực (Loại B), có 60.5% SV đạt mức loại A
và 37.3% SV đạt mức loại B. Tuy nhiên vẫn có 2.2% SV có xúc cảm tiêu cực.
Xét theo trường: SV của trường ĐHSP có xúc cảm, tình cảm tích cực hơn so với
SV trường ĐHBK.
Xét theo giới tính: SV nam của trường ĐHSP có xúc cảm, tình cảm tích cực hơn so
với nam ĐHBK; SV nữ của trường ĐHSP có xúc cảm, tình cảm tích cực hơn so với nữ
ĐHBK.
3
3.2.3. Thái độ của sinh viên đối với việc chấp hành đúng luật giao thông khi đi mô tô
xe máy thể hiện qua mặt hành vi (Bảng 3.13)
Hành vi tham gia giao thông của SV khi đi mô tô, xe máy của các bạn SV là chưa
tích cực, cụ thể: hành vi loại A chiếm có 52.6%, trong khi đó hành vi loại B chiếm một tỉ lệ
khá lớn là 47.1%. Điều này chứng tỏ mặc dù nhận thức của các bạn là tốt nhưng việc
chuyển từ nhận thức sang hành vi của các bạn còn hạn chế.
Xét theo trường: SV của trường ĐHSP có hành vi tích cực hơn so với SV trường
ĐHBK.
Xét theo giới tính: SV nam của trường ĐHSP có hành vi tích cực hơn so với nam
ĐHBK; SV nữ của trường ĐHSP có hành vi tích cực hơn so với nữ ĐHBK.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.
Kết luận
Đa số SV trường ĐHSP và ĐHBK có TĐ tích cực và khá tích cực đối với việc chấp
hành luật giao thông khi đi mô tô, xe máy (54.3%). Kết quả này là tương đối cao, tuy nhiên
khi tiến hành đối chiếu với việc quan sát thì tình trạng SV vi phạm vẫn diễn ra, điều này
chứng tỏ mặc dù nhận thực của các bạn sinh viên là khá tôt nhưng thực tế hành vi của các
bạn lại không tốt.
TĐ của SV trường ĐHSP (bao gồm cả SV nam và nữ) tích cực hơn so với SV
trường ĐHBK (bao gồm cả SV nam và nữ) đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi
mô tô, xe máy. Có sự khác biệt này là do đặc điểm của từng nghề, cũng như sự quan tâm,
cách nhìn nhận và sự tham gia khác nhau.
Mỗi SV vi phạm luật an toàn giao thông là do những nguyên nhân khác nhau, chủ
yếu là tập trung vào do có việc gấp, bị trễ học; do tiện đường; do ý thức tự giác chưa cao;
do luật giao thông; do ý thức chưa cao…
2.
Khuyến nghị
- Bản thân mỗi SV phải tự nâng cao ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản
thân mình, phải có nhận thức đúng, đầy đủ về việc chấp hành các quy định của luật giao
thông.
- Hiện nay, nhà trường mới chỉ thiên về giáo dục nhận thức cho SV về an toàn giao
thông mà vẫn chưa chú ý đến giáo dục hành vi, thói quen khi tham gia giao thông. Vì vậy,
nhà trường cần phải chú ý hơn nữa trong việc giáo dục hành vi, thói quen cho sinh viên
thông qua các cuộc thi, hội thi….
- Với xã hội, tích cực phát động các chương trình như: tuần lễ an toàn giao thông,
tháng an toàn giao thông…để từ đó nâng cao hơn nữa hiểu biết cũng như ý thức, tinh thần
trách nhiệm của mọi người; tăng cường hơn nữa lực lượng giám sát, nâng cấp hệ thống
đường sá….
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thị Duyên (2009), Thái độ của người dân phường Hoà Khánh Nam, quận
Liên Chiểu- TP Đà Nẵng về vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ, Khoá luận tốt
nghiệp.
[2] Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Chính tri
quốc gia, HN
[3] Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Thuý Hường (2007), Thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm của sinh viên cao đẳng sư phạm, Luận văn tiến sĩ Tâm lý học, Bộ GD &ĐT, Viện
chiến lược và Chương trình giáo dục.
[5] Triệu Thị Hải (2009), Thái độ của sinh viên trường ĐHSP Đà Nẵng đối với
hoạt động phòng chống ma tuý, Khoá luận tốt nghiệp
[6] Vũ Thị Nho (2005), Tâm lý học phát triển, NXB ĐHQG HN, HN
[7] Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
giáo dục, NXB KHXH, HN
[8] Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
5