Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị: Giải pháp hỗ trợ liên kết doanh nghiệp trên đại bàn quận Liên Chiểu Gia đoạn 20162020 tầm nhìn 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.27 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU .................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm liên kết doanh nghiệp ......................................................................... 4
1.1.2. Loại hình liên kết doanh nghiệp ........................................................................... 4
1.1.3. Lợi ích của liên kết doanh nghiệp ........................................................................ 5
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh ........................................................................................................ 6
1.1.5. Kinh nghiệm về phát triển liên kết doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam và
bài học rút ra cho quận Liên Chiểu. ............................................................................... 6
1.2. Sự cần thiết hổ trợ liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu ................ 7
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ...................................... 9
2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn quận
liên chiểu giai đoạn 2011 - 2015. ................................................................................... 9
2.1.1. Thông tin về doanh nghiệp ................................................................................... 9
2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh .......................................................................... 12
2.1.3. Đóng góp vào phát triển KT-XH ........................................................................ 12
2.2. Thực trạng liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn quận........................................................................................................... 14
2.2.1. Vai trò của Nhà nước (cấp thành phố, cấp quận) trong thúc đẩy liên kết doanh
nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................................................................ 14
2.3. Thực trạng liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn quận liên chiểu .......................................................................................... 19
2.3.1. Các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu ............................. 19
2.4. Đánh giá chung ...................................................................................................... 24
2.4.1 Thành tựu. ............................................................................................................ 24
2.4.2 Khó khăn và hạn chế. .......................................................................................... 25
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN


DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2016 –
2020 TẦM NHÌN 2030 ............................................................................................... 27


3.1. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn
quận liên chiểu giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 ................................................. 27
3.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết của doanh nghiệp trên địa
bàn quận Liên Chiểu ..................................................................................................... 27
3.1.2. Tăng cường hội thoại, đối thoại chia sẻ giữa nhà nước – doanh nghiệp, và doanh
nghiệp – doanh nghiệp, và các tổ chức hỗ trợ khác trên địa bàn quận và trên phạm vi
thành phố ...................................................................................................................... 27
3.1.3. Phát huy vai trò của Hội doanh nghiệp Quận Liên Chiểu trong kết nối doanh
nghiệp trên địa bàn quận, mở rộng phạm vi toàn thành phố và sang các tỉnh bạn....... 28
3.1.4. Kết nối với các cơ quan đơn vị nghiên cứu, đào tạo, đầu tư tài chính, như trường
đại học, viện nghiên cứu, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư… bổ sung các nguồn lực quan
trọng cho các mối liên kết doanh nghiệp ...................................................................... 29
3.2. Một số giải pháp hỗ trợ phát triển cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận từ
nay đến 2020 ................................................................................................................. 31
3.2.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng để thúc đẩy liên kết giữa các
doanh nghiệp................................................................................................................. 31
3.2.2. Thúc đẩy đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp
trên địa bàn quận Liên Chiểu........................................................................................ 31
3.3. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp của địa phương theo Đề án Phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng đến 2020 của
thành phố ...................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 34


LỜI MỞ ĐẦU

Sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp đã là xu thế tất yếu trong phát
triển. Ngày nay, chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơn suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh
nghiệp nước ta càng không thể không liên kết, liên doanh trên nhiều mặt, bằng nhiều
phương thức, để tồn tại và phát triển.
Nằm ở khu vực miền trung của Việt Nam, thành phố Đà Nẵng theo định hướng
phát triển được xây dựng trở thành “ Một trong những trung tâm lớn của miền trung
và cả nước với các chức năng cơ bản là trung tâm Công nghiệp, thương mại, du lịch
và dịch vụ miền trung.
Tuy nhiên, Từ nhiều năm nay, các quan hệ liên kết, liên doanh đã được thực
hiện giữa các doanh nghiệp: giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau; giữa doanh
nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, tổng công ty hoặc giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tuy nhiên, liên kết chưa thật rộng
rãi và hiệu quả chưa cao.
Trong thời gian thực tập tại phòng kinh tế quận Liên Chiểu và quá trình tìm
hiểu thực tế, thực trạng của ngành công nghiệp của quận cùng với kiến thức đã học em
quyết định chọn đề tài,”GIẢI PHÁP HỔ TRỢ LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2016-2020 TẦM NHÌN
2030” để làm báo cáo thực tập của mình..
Đề tài bao gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: cơ sở đề xuất hổ trợ liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu.
Chương 2: thực trạng liên kết doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu 2011-2015.
Chương 3: định hướng một số giải pháp hổ trợ liên kết doanh nghiệp trên địa bàn
quận. Liên Chiểu (2016-2020) tầm nhìn 2030.
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế và được sự hướng dẫn của tập thể
phòng kinh tế cùng giáo viên hướng dẫn, thời gian thực tập lại không nhiều và kiến
thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong
nhận được sự quan tâm, góp ý của cô cùng tập thể phòng kinh tế để đề tài em hoàn
thiện.
Em xin chân thành cảm ơn.



CHƯƠNG I
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm liên kết doanh nghiệp
Liên kết là một phương thức đã xuất hiện từ lâu đặc biệt trong các hoạt động
kinh tế, đó là sự hợp tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng
mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Mục tiêu của liên kết là phối hợp hoạt động của
các bên nhằm tận dụng thế mạnh, lợi thế so sánh của nhau; đồng thời khắc phục
những điểm yếu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm
chi phí để tạo ra những lợi ích lớn hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn.
Trong môi trường doanh nghiệp, liên kết được đề cập đầu tiên trong lĩnh vực
thông tin truyền thông dưới hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp để trao đổi thông
tin.Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1980, hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trở nên
đa dạng hơn và bắt đầu hình thành nhiều khái niệm mới về liên kết doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh tế học và quản trị kinh doanh.
Có thể hiểu Liên kết doanh nghiệp là hình thức hợp tác và phối hợp giữa các
doanh nghiệp (chủ thể sản xuất, kinh doanh) hoặc giữa doanh nghiệp và các tổ chức
ngoài doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung nhằm tạo ra hiệu quả
kinh doanh (tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí…), tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng
nhau chia sẻ khả năng, nghiên cứu phát triển và mở rộng thị trường.
1.1.2. Loại hình liên kết doanh nghiệp
Liên kết doanh nghiệp có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi
loại hình liên kết có những đặc điểm riêng cũng như những ưu điểm riêng của nó:
Bảng 1- Các loại hình liên kết doanh nghiệp
Phân loại

Tiêu chuẩn phân loại


Phân loại theo tính
chất của chủ thể
tham gia liên kết

Tính chất hạn định của
chủ thể liên kết

Phân loại theo tính
chất mối quan hệ
giữa các chủ thể

Các loại hình liên kết doanh nghiệp
Liên kết mở/ liên kết đóng

Tính chất chính thức

Liên kết chính thức/ liên kết không chính thức

Mối quan hệ liên kết

Liên kết cứng/ liên kết mềm

Mối quan hệ cung cầu

Liên kết ngang/ liên kết dọc


Phân loại


Tiêu chuẩn phân loại

tham gia liên kết

trong chuỗi giá trị
Thời duy trì mối quan
hệ liên kết
Đầu tư vốn

Phân loại theo chức
năng và mục tiêu
liên kết doanh
nghiệp

Các hình thức liên
kết khác

Các bước đổi mới
kỹ thuật

Các loại hình liên kết doanh nghiệp

Liên kết ngắn hạn/ liên kết dài hạn
Liên kết có đầu tư vốn/ liên kết không đầu tư vốn
Liên kết nghiên cứu phát triển/
liên kết sản xuất/ liên kết marketing

Mục tiêu hợp tác trao
đổi kỹ thuật


Liên kết phát triển kỹ thuật/ liên kết chuyển giao
kỹ thuật

Chức năng liên kết

Liên kết hỗ trợ/ liên kết nguồn nhân lực/ liên kết
vốn/ liên kết thông tin

Liên kết nghiêng, liên kết theo lãnh thổ (liên kết theo vùng địa lý), liên kết
toàn cầu, liên kết hình sao, doanh nghiệp kinh doanh, tập đoàn liên doanh…

1.1.3. Lợi ích của liên kết doanh nghiệp
1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp
- Liên kết doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin từ các bên tham gia liên
kết.
- Liên kết đảm bảo tính nhanh chóng khi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
- Liên kết doanh nghiệp làm giảm chi phí và tiêu hao nguồn lực, nâng cao hiệu quả,
đáp ứng nhanh nhạy yêu cầu phát triển.
- Liên kết doanh nghiệp tạo sức mạnh nội sinh, hạn chế sự tác động tiêu cực từ bên
ngoài, đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh
chung nhờ phối hợp và sử dụng những lợi thế riêng biệt của mỗi bên.
- Liên kết doanh nghiệp gia tăng khả năng linh hoạt của mỗi bên trong việc phát huy
thế mạnh
- Liên kết doanh nghiệp tăng thêm sự phân công chuyên môn hoá, khai thác được tiềm
năng, lợi thế có hiệu quả.
- Liên kết doanh nghiệpgia tăng quy mô hoạt động nhằm đạt đến quy mô hiệu quả.
- Liên kết còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc giúp giảm thiểu các rủi ro
thông qua sự chia sẻ trách nhiệm.



- Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy sáng tạo và đổi mới.
1.1.3.2 Đối với địa phương
Liên kết doanh nghiệp hạn chế được tình trạng chồng chéo, trùng lắp gây lãng
phí trong đầu tư của địa phương.
Liên kết tận dụng được nguồn lực tổng hợp của các đơn vị nghiên cứu, các cơ sở đào
tạo… cùng với chính quyền địa phương để có thể tăng cường sức mạnh, tăng khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương so với các địa phương khác.
Phát triển liên kết doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa,
phân công lao động xã hội giữa các khu vực, các doanh nghiệp tại địa phương; từ đó
thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung, cũng như có thể huy động hiệu quả mọi
nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
1.1.4.1. Nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp
Đặc điểm của doanh nghiệp: như quy mô doanh nghiệp, lịch sử phát triển của
doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Năng lực của doanh nghiệp:Năng lực tiếp nhận (thông tin, kiến thức, kinh
nghiệm…); nguồn lực của doanh nghiệp (cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn
nhân lực, nguồn lực kỹ thuật…) và khả năng tận dụng nguồn lực doanh nghiệp để
nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực học hỏi, năng lực R&D, năng lực phân bố các
nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực sản xuất, năng lực marketing quảng bá, năng
lực điều ra, năng lực lập kế hoạch chiến lược.
1.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp
Nhân tố liên quan đến đối tác liên kết: Cam kết giữa các bên liên kết; Khả năng
đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin; Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác,Quyền
lực của các đối tác,Tần suất giao dịch giữa các đối tác, Khoảng cách giữa các đối
tác,(địa lý , văn hóa và về tổ chức giữa các đối tác trong liên kết); Văn hóa hợp tác
giữa các tác nhân trong liên kết,Các tổ chức hỗ trợ liên quan tại địa phương
1.1.5. Kinh nghiệm về phát triển liên kết doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam
và bài học rút ra cho quận Liên Chiểu.

Để có cơ sở đề xuất giải pháp liên kết phát triển doanh nghiệp trên địa bàn quận
Liên Chiểu, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét kinh nghiệm từ thực tiễn hình thành và phát
triển các cụm liên kết ngành trên thế giới và ở Việt Nam


Có 4 bài học có thể rút ra cho quận Liên Chiểu:
Thứ nhất: không nên “thiết kế” một mô hình CLKN chung mà cần phát triển và hình
thành mô hình theo tính chất ngành.
Lựa chọn mô hình phát triển cụm cho từng ngành cần được tiến hành trên cơ
sởphân tích kỹ càng vềlãnh thổ vàngành, kết hợp với khả năngphân tíchmối quan hệ
giữa các tác nhân trong xã hội.
Thứ hai: về chọn địa điểm phát triển CLKN.
Kinh nghiệm thành công tại các nước cho thấy, chính quyền các cấp không nên
áp đặt vị trí hình thành các cụm ngành.Bởi vì các cụm hoạt động thành công cần phải
đi kèm các dịch vụ kinh doanh khác và có một số dịch vụ không thể cung cấp trong
cụm.Hơn nữa, điểm cần lưu ý là tập trung vào một khu vực địa lý không có nghĩa là
đưa DN vào một khu có tường rào bao quanh như các KCN, CCN hiện nay.CLKN
không có tường rào mà chỉ có ranh giới địa lý đủ gần để liên kết các DN và giảm thiểu
chi phí “không gian”.
Thứ ba: về vai trò của chính quyền.
Vai trò của chính quyền là khác nhau đối với mỗi loại mô hình cụm theo kiểu
tiếp cận từ dưới lên hay từ trên xuống.Can thiệp chính sách cần phù hợp với từng giai
đoạn của liên kết: nhận thức về khả năng liên kết, tìm kiếm đối tác, xây dựng lòng tin
và chia sẻ nền tảng kiến thức, thêm nguồn lực bổ sung, và hoạt động hợp tác.
Thứ tư: về thúc đẩy năng lực cạnh tranh của cụm liên kết ngành.
Tính cạnh tranh của các cụm liên kết được nâng cao thông qua đẩy mạnh hỗ trợ
nghiên cứu và sáng tạo. Hỗ trợ của nhà nước trong chi phí dành cho nghiên cứu và
phát triển là rất cần thiết.
1.2. SỰ CẦN THIẾT HỖ TRỢ LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LIÊN CHIỂU

Liên Chiểu là một quận công nghiệp trẻ của thành phố, nền kinh tế của quận
phát triển theo cơ cấu Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp, trong đó công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thương mại – dịch vụ giữ vị trí quan trọng,
nông nghiệp sẽ giảm dần tỷ trọng đến mức ổn định. Mục tiêu trong những năm đến là
“Xây dựng quận Liên Chiểu trở thành đô thị lớn phía Tây Bắc của thành phố, là trọng
điểm phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, kinh tế
quận tiếp tục giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Năm 2015, giá trị sản xuất công
nghiệp ước thực hiện 8.171 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014; giá trị


thương mại - dịch vụ ước thực hiện 1.396 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm
2014; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thực hiện 10.838 tỷ đồng, tăng 25,6% so
với cùng kỳ năm 2014.
Hiện nay, tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động do quận Liên
Chiểu quản lý là 1.548 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 4.241 tỷ đồng. Các
doanh nghiệp này đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận và
đây chính là nguồn thu ngân sách chủ yếu của quận. Năm 2015 thu ngân sách từ các
DNNVV là 159 tỷ đồng, chiếm 65,2% tổng thu ngân sách của quận. Đồng thời các
DNNVV đã giải quyết việc làm cho hơn 19.000 lao động. Chính vì vai trò quan trọng
đối với nền kinh tế của quận nên trong thời gian vừa qua, khu vực doanh nghiệp đã
được Quận ủy, UBND quận khuyến khích phát triển mạnh mẽ bằng nhiều chính sách,
giải pháp hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển này chưa thực sự
bền vững bởi những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài. Đặc biệt, trong
bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế toàn cầu, doanh
nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp quận Liên Chiểu nói riêng đang và chắc
chắn sẽ bị cạnh tranh mạnh mẽ ngay trên thị trường nội địa.
Việc liên kết doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời hội nhập
để tạo nên sức mạnh đồng thuận trong mỗi ngành hàng, lĩnh vực cũng như xây dựng
nên những thương hiệu về sản phẩm, ngành hàng uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh

ở thị trường trong nước và quốc tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc xây dựng đề án “Hỗ trợ liên kết phát triển
doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030” là
hết sức cần thiết, góp phần cụ thể hoá chính sách phát triển doanh nghiệp trên địa bàn
quận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của quận phát triển bền vững, tiếp tục có những
đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của quận.


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2011 2015
2.1.1. Thông tin về doanh nghiệp
2.1.1.1. Doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp
Tính đến cuối năm 2015, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động do quận Liên
Chiểu quản lý là 1.548 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 4.241 tỷ đồng, vốn
đầu tư trung bình đạt khoảng 2.739 triệu đồng/doanh nghiệp, hầu hết là doanh nghiệp
có quy mô vừa và nhỏ. Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa do quận Liên Chiểu quản
lý đều là các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 tăng lên đáng kể, tăng
bình quân 11,7%/năm. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm và số lượng
doanh nghiệp mới thành lập tăng lên. Vì vậy số DNNVV đang hoạt động năm 2015
tăng mạnh 117,63% so với năm 2014.
Về số doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập, nhìn chung giai đoạn 2011 2015 có số doanh nghiệp mới thành lập đều qua các năm, khoảng trên dưới 250 doanh
nghiệp, riêng năm 2015 là năm có số DNNVV mới thành lập nhiều nhất, nhiều hơn số
DNNVV mới thành lập năm 2014 đến 100 doanh nghiệp.
Về số vốn đăng ký cũng tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2014, mặc dù số
lượng DNNVV đang hoạt động tăng lên ít (chỉ 90 doanh nghiệp) nhưng số vốn đăng
ký lại tăng mạnh từ 2.486 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 3.693 tỷ đồng năm 2014 (tăng

đến 1.207 tỷ đồng, tăng 148% so với năm 2013). Năm 2015, số vốn đăng ký tăng lên
chỉ bằng một nửa năm 2014 (tăng 547 tỷ đồng).
Bảng 2 - Số lượng DNNVV và vốn đăng ký giai đoạn 2011 - 2015
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tổng số DNNVV
đang hoạt động
996
1.078
1.226
1.316
1.548

Tốc độ tăng (%)
108,23
113,73
107,34
117,63

Vốn đăng ký
(tỷ đồng)
1.985
2.474
2.486
3.693

4.240

Số DNNVV mới
thành lập
259
234
237
273
373


-

Phân theo loại hình doanh nghiệp
Trong tổng số 1.548 doanh nghiệp do quận quản lý, loại hình doanh nghiệp
TNHH chiếm đa số với tỷ lệ cao nhất (76,6%), đồng thời số vốn đăng ký cũng nhiều
nhất (chiếm 58% tổng số vốn đăng ký). Tiếp đến là doanh nghiệp cổ phần, mặc dù số
lượng chỉ chiếm 16,2% tổng số DNNVV nhưng số vốn đăng ký lại chiếm đến 37,1%
tổng số vốn đăng ký của tất cả các doanh nghiệp.
Bảng 3 - Cơ cấu doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký theo loại hình doanh nghiệp
Số
lượng

TT

Loại hình

1
2
3

4
5

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp TNHH
Doanh nghiệp cổ phần
Doanh nghiệp hợp danh
Hợp tác xã
Tổng

100
1.186
251
1
10
1.548

Tỷ trọng số
Vốn đăng ký
lượng doanh
(tỷ đồng)
nghiệp (%)
6,4
179
76,6
2.464
16,2
1.575
~0
0,15

0,6
22
4.240,15

Tỷ trọng vốn
đăng ký (%)
4,2
58,0
37,1
~0
0,5

Nguồn: Chi Cục thuế quận Liên Chiểu
-

Phân theo ngành
Bảng 4 - Cơ cấu doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký theo ngành, lĩnh vực
TT
1
2
3
4
5
6
7

Ngành
Công nghiệp, TTCN
Nông nghiệp, thủy sản
Xây dựng

Thương mại, dịch vụ
Vận tải
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Khác

Số lượng
249
14
354
516
108
37
270

Tỷ lệ
(%)
19,48
1,10
27,70
40,38
8,45
2,90
19,48

Vốn đăng ký
(tỷ đồng)
1.072
20
1.428
973

223
75
449

Nguồn: Chi Cục thuế quận Liên Chiểu

Phần lớn các doanh nghiệp do quận Liên Chiểu quản lý kinh doanh trong
ngành thương mại, dịch vụ (chiếm 40,38% tổng số doanh nghiệp). Mặc dù số lượng
doanh nghiệp trong ngành này nhiều nhưng số vốn đăng ký lại ít hơn doanh nghiệp
xây dựng và doanh nghiệp ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tổng số doanh
nghiệp xây dựng là 354 và tổng vốn đăng ký là 1.428 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ cao nhất,
33,67% tổng vốn đăng ký). Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp quận có thế mạnh là
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất sắt
thép, cơ khí, sản xuất giấy, thực phẩm, các sản phẩm từ gỗ, xây dựng dân dụng.


2.1.1.2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Trên địa bàn quận Liên Chiểu có 2 khu công nghiệp: KCN Liên Chiểu và KCN
Hòa Khánh, ngoài ra KCN Hoà Khánh đang được mở rộng. Tổng diện tích các khu
công nghiệp này là 815,95 ha, trong đó phần diện tích đất cho thuê là 583,44ha. Với
các chính sách thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư
từ các cấp chính quyền, nên các khu công nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Tính đến nay, toàn bộ diện tích cho thuê của KCN Hòa Khánh đã
được lấp đầy; tỷ lệ lấp đầy của KCN Hòa Khánh mở rộng là 70,76%, của KCN Liên
Chiểu là 65%.1 Đây là nơi tập trung trên 200 nhà máy, xí nghiệp công nghiệp lớn của
thành phố, trung ương và các nhà đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lao động
trên 40.000 người.
-

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 5 - Cơ cấu doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu theo loại
hình

KCN Hòa Khánh
KCN Hòa Khánh
mở rộng
KCN Liên Chiểu

DN tư
nhân
7

DN
TNHH
98

DN Cổ
phần
54

14

4

8

13

Hợp tác


3

Khác (Xí
nghiệp)
7

Tổng
số
170
18

1

22

Nguồn: Ban Quản lý KCN và KCX Đà Nẵng
Phần lớn các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu
đều là doanh nghiệp TNHH và doanh nghiệp cổ phần (doanh nghiệp TNHH chiếm tỷ
lệ 57%, cổ phần chiếm 33,8% tổng số doanh nghiệp trong KCN).
-

Phân theo ngành
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành chủ yếu được thu hút vào các
KCN của quận Liên Chiểu. Vì vậy số lượng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp,
tiểu thủ chiếm đến 90% tổng số doanh nghiệp trong KCN, thuộc các ngành cụ thể như
công nghiệp nặng (luyện cán thép, cao su), công nghiệp chế tạo, công nghiệp hóa chất,
sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí…Trong số đó, có đến 24 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại KCN Hòa Khánh và 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại KCN Liên Chiểu, tất cả đều là doanh nghiệp Nhật.



Bảng 6 - Cơ cấu doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu theo
ngành
TT

Ngành

KCN Hòa Khánh

1
2
3
4
5
6
7

Công nghiệp, TTCN
Nông nghiệp, thủy sản
Xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Vận tải
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Khác
Tổng

155

KCN Hòa Khánh
mở rộng

17

KCN Liên Chiểu
19

2
1
2
10
170

1
18

3
22

Nguồn: Ban Quản lý KCN và KCX Đà Nẵng

2.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2015 đã có
chiều hướng ổn định và phát triển. Trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp năm
2015 chuyển biến tích cực so với năm 2014, giá trị các ngành sản xuất công nghiệp
đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.Số lượng hàng hóa được sản xuất và lưu thông nhiều
hơn trước, phong phú cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt là các mặt hàng lương
thực thực phẩm, đồ uống, rau củ quả.Nhờ vậy mà giá trị sản xuất của các ngành cũng
tăng lên qua các năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2015 là 8.171 tỷ
đồng, tăng 6,2% so với năm 2014. Giá trị thương mại, dịch vụ năm 2015 là 1.396 tỷ
đồng, tăng 23% so với năm 2014.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế còn nhiều biến động, quá trình hội nhập ngày

càng ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nên số lượng
doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể cũng tăng lên. Giai đoạn 2011-2015, tổng số
DNNVV giải thể, ngừng hoạt động là 906 doanh nghiệp. Năm 2013, số DNNVV
ngừng hoạt động, giải thể chỉ 93 doanh nghiệp, đến năm 2014 số lượng này tăng lên
gấp đôi (185 doanh nghiệp) và năm 2015 tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng không cao
bằng năm 2014 (tăng lên 225 doanh nghiệp, tăng 121,6% so với năm trước).
Trong số DNNVV ngừng hoạt động, giải thể năm 2015 thì loại hình doanh
nghiệp TNHH chiếm đa số (73%), chủ yếu là doanh nghiệp trong ngành thương mại
và dịch vụ (chiếm 50%) và hầu hết là các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ (dưới 10
lao động) chiếm đến 85%.
2.1.3. Đóng góp vào phát triển KT-XH
Với những chính sách của Nhà nước và những nỗ lực triển khai các giải pháp
hỗ trợ của Quận đã tháo gỡ, giải quyết cơ bản các khó khăn, kiến nghị của các doanh
nghiệp trên từng lĩnh vực, các doanh nghiệp qua đó từng bước khắc phục những khó


khăn, đẩy mạnh sản xuất, đóng góp lớn vào kết quả chung trong phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn quận.
- Giải quyết việc làm
Các doanh nghiệp do quận quản lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút, giải
quyết việc làm tại địa phương. Năm 2013, các DNNVV đã giải quyết việc làm cho
14.715 lao động. Năm 2014, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp tăng lên
15.924 người, tăng 8,2% so với năm 2013. Năm 2015, số lượng lao động làm việc tại
các doanh nghiệp này tăng mạnh, tăng lên 19.080 người, tăng 19,8% so với năm 2014.
- Thu ngân sách
Sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn quận trong những năm gần đây
không những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận, đặc biệt về
vấn đề thu hút và sử dụng lao động, mà còn đóng góp đáng kể vào việc thu ngân sách
nhà nước với tỷ trọng ngày càng tăng.
Nguồn thu ngân sách của quận chủ yếu từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

địa bàn quận. Tỷ trọng đóng góp của DNNVV chiếm trung bình 60% tổng mức thu
ngân sách của quận giai đoạn 2011-2015. Năm 2013, tỷ trọng đóng góp là 54,2% (130
tỷ đồng trong tổng số 240 tỷ đồng), và tăng lên lần lượt đến 62% năm 2014 (145 tỷ
đồng trong tổng số 234,5 tỷ đồng) và đến 65,2% năm 2015 (159 tỷ đồng trong tổng số
243,7 tỷ đồng).
Bảng 7 - Thu ngân sách từ các DNNVV trên địa bàn quận Liên Chiểu giai đoạn 2011 2015

ĐVT: tỷ đồng
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tổng thu ngân sách của
Quận
191,4
200
240
234,5
243,7

Thu ngân sách từ các
DNNVV
95
121
130
145
159


Tỷ trọng
(%)
49,6
60,5
54,2
61,8
65,2

Nguồn: Chi Cục thuế Quận; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm của quận
Liên Chiểu

- Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn quận Liên Chiểu tăng dần qua các năm. Năm
2012, kim ngạch xuất khẩu là 165.420 nghìn USD, tăng 7,1% so với năm 2011. Năm
2013 khi nền kinh tế bắt đầu được phục hồi thì kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh với
tốc độ tăng gấp 10 lần so với năm 2012 (tăng thêm 122.580 nghìn USD, tăng 74,1%).
Năm 2014 có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ với kim ngạch xuất khẩu là 295.000 nghìn
USD, tăng 1,4% so với năm 2013.


Tuy nhiên tỷ trọng đóng góp về giá trị xuất khẩu của các DNNVV do quận
quản lý trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Quận không đáng kể, với tỷ lệ khoảng
16-18%. Chủ yếu là đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài trên địa bàn quận.
Bảng 8 - Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các DNNVV trên địa bàn quận Liên Chiểu
ĐVT: nghìn USD
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
trên địa bàn quận

- Trong đó: quận quản


2011

2012

2013

2014

154.474

165.420

288.000

295.000

28.518

31.500

46.500

8.500

Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu năm 2014

2.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH

DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
2.2.1. Vai trò của Nhà nước (cấp thành phố, cấp quận) trong thúc đẩy liên kết
doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu
2.2.1.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Định hướng phát triển ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng
- Ưu tiên nguồn lực, ưu đãi về chính sách phát triển một số ngành, sản phẩm
công nghiệp chủ lực, đại diện cho công nghiệp thành phố trong tương lai như: công
nghiệp công nghệ thông tin (phần mềm, phần cứng), điện tử, cơ khí chính xác, dược
phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp…
- Phát triển và phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp phải theo nguyên tắc sử
dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường
- Xây dựng khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung nhằm tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao
(điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới…) và các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông.
Mục tiêu: Phát triển quận Liên Chiểu trở thành trung tâm công nghiệp của
thành phố Đà Nẵng có hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và thuận lợi để thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước; là địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa
nhanh, phù hợp với chủ trương của thành phố và của cả nước.
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện
với môi trường.Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới các thiết bị công nghệ
hiện có.


2.2.1.2. Chính sách phát triển doanh nghiệp của thành phố Đà Nẵng
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố
Sớm nhận thức được vai trò của doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương, trong nhiều năm qua chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành
nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp
đang hoạt động trên địa bàn thành phố. Trong đó nổi bật là Chương trình hoạt động

“Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2004” nhằm mục tiêu hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp,
đồng hành cùng doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phục hồi
sản xuất kinh doanh sau tác động lớn từ những biến động kinh tế toàn vầu, hội nhập
và tiếp tục ổn định và phát triển bền vững.
Chương trình này đã đề ra những giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa
phương trên nhiều mặt: từ thủ tục hành chính; mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh;
tài chính tín dụng; đổi mới thiết bị, công nghệ; thông tin thị trường, xúc tiến thương
mại, du lịch, và đến đào tạo nguồn nhân lực. Kết quả thực hiện Chương trình Năm
doanh nghiệp 2014 đã có một số kết quả nhất định, và tác động tích cực đến cộng
đồng doanh nghiệp, được các Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân đánh
giá cao.
Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp địa phương cụ thể của một số chương trình, hoạt
động như sau:
Thứ nhất: Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Từ năm 2011 đến Quý I/2015, đã có 53 doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ Đầu tư
và Phát triển thành phố với tổng vốn vay được phê duyệt là 252,394 tỷ đồng.
- Thành phố đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV vào năm 2014. Sau 1
năm hoạt động đã có 04 ngân hàng thương mại tham gia Quỹ và cấp chứng thư bảo
lãnh cho 12 doanh nghiệp, tổng mức bảo lãnh là 14,949 tỷ đồng.
- Đến hết Quý I/2015 dư nợ cho vay doanh nghiệp với lãi suất dưới 13% là
54.708 tỷ đồng, chiếm 94,89% tổng dư nợ toàn thành phố. Hiện lãi suất cho vay bình
quân bằng VND ngắn hạn là 8,57%/năm, dài và trung hạn là 10.53%/năm.
Thứ hai: Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Giai đoạn 2011-2015, Thành phố hỗ trợ 305 triệu đồng cho 06 doanh nghiệp
đổi mới công nghệ; hỗ trợ 1,174 tỷ đồng cho 19 doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử
dụng năng lượng cho hệ thống sản xuất bằng các công nghệ và giải pháp phù hợp; hỗ
trợ 210 doanh nghiệp đưa tin bài về sản phẩm công nghệ lên sàn giao dịch techmart
Đà Nẵng tại địa chỉ ; xét chọn hỗ trợ 15cơ sở tham gia

Chương trình phát triển sản phẩm lưu niệm du lịch với tổng kinh phí đã hỗ trợ là 412


triệu đồng. Tổ chức một số hội thảo, tọa đàm, tập huấn để các doanh nghiệp nâng cao
năng lực về khoa học công nghệ.
Giai đoạn 2005 – 2015, Chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công
địa phương đã hỗ trợ 7,4 tỷ đồng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông thôn với
các hoạt động: đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, xây dựng mô
hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển
thương hiệu và tham gia hội chợ, triển lãm…
Thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hàng năm Thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, mở các lớp đào tạo bồi
dưỡng cho cấp quản lý doanh nghiệp. Năm 2014, Thành phố bố trí 153,3 triệu động để
tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho hơn 200 lượt doanh nghiệp. Cơ
cấu ngành nghề tuyển sinh tiếp tục chuyển hướng theo nhu cầu của xã hội và doanh
nghiệp. Tổ chức 30 phiên chợ việc làm, tuyển dụng 9.780 lao động mới cho các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Thứ tư: Đẩy mạnh hình thành cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng
cường tiếp cận đất đai cho DNNVV
- Công bố thông tin công khai về quy hoạch đất đai trên Cổng thông tin điện tử
Thành phố và trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, trang thông tin điện tử của
Ban Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất.
- UBND Thành phố đang tiếp tục xem xét quy hoạch một số cụm công nghiệp
để đáp ứng nhu cầu mặt bằng của DNNVV:
- Bố trí cho các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu thuê đất từ 2000 m2 – 5000
m2 tại khu đất đã hoàn chỉnh hạ tầng KCN Liên Chiểu (Lô D, tổng diện tích: 6,38 ha).
Thứ năm: Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho 27 đơn vị, doanh nghiệp với
tổng kinh phí 920 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của quận
Thực hiện chương trình hoạt động “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, UBND
quận Liên Chiểu đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện một số giải
pháp hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn quận trong hai năm liên tiếp 2014 và 2015 và
đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
- Quảng bá chương trình hành động “Năm doanh nghiệp 2014” của UBND
thành phố và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố đến các doanh nghiệp
trên địa bàn thông qua nhiều phương tiện thông tin truyền thống.
- Tổ chức gặp mặt trực tiếp 150 doanh nghiệp, tiếp nhận và trả lời trực tiếp các
thắc mắc của doanh nghiệp; đồng thời nắm bắt những khó khăn, thuận lợi và các ý


kiến đề xuất hỗ trợ từ doanh nghiệp, để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị lên cấp thành
phốchỉ đạo giải quyết.
Hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của địa phương
Trên cơ sở thông tin phản hồi khảo sát từ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn
quận đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại địa phương, nội dung khảo sát
trong khuôn khổ đề án đã thu thập ý kiến của doanh nghiệp và kết quả phân tích được
như sau:
Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
của địa phương (theo như kết quả khảo sát dưới đây) chỉ khoảng hơn 30% số doanh
nghiệp được khảo sát. Qua đó, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách lần
lượt từ cao đến thấp là: Hỗ trợ cung cấp thông tin tiếp cận vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu
tư Phát triển (33,7%); Gia hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất (27,0%); Miễn giảm thuế
trong giai đoạn khó khăn (25,3%); Hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác kinh
doanh (25,3%); Hỗ trợ tư vấn pháp lý (25,0%);…
Bảng 9 - Tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu
Nội dung chính sách
Số lượng DN
Tỷ lệ

Gia hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất
81
7,0%
Miễn giảm thuế trong giai đoạn khó khăn …
76
25,3%
Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm …
72
24,0%
Hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác kinh
76
25,3%
doanh.
Hỗ trợ tiếp nhận lao động
69
23,0%
Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho doanh nghiệp
46
15,3%
Hỗ trợ cung cấp thông tin tiếp cận vay vốn ưu đãi từ
101
33,7%
Quỹ đầu tư Phát triển
Hỗ trợ thông tin về mặt bằng kinh doanh (trong và
61
20,3%
ngoài KCN)
Hỗ trợ tư vấn pháp lý (thuế...)
75
25,0%

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2015

Bảng 10 - Đánh giá hiệu quả của chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp được khảo sát
có tiếp cận được chính sách
So với tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa
phương chưa cao, tỷ lệ doanh nghiệp khi đã tiếp cận được chính sách thì đánh giá hiệu
quả chính sách là “đáp ứng mong đợi” là rất khả quan. Trong đó có các chính sách
được đánh giá tương đối tốt như: Hỗ trợ tư vấn pháp lý (thuế...) với 82,6% doanh
nghiệp đánh giá là “đáp ứng mong đợi”;Gia hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất với 82,5%;
Hỗ trợ thông tin về mặt bằng kinh doanh (trong và ngoài KCN) với 80,0%. Các chính
sách như Hỗ trợ cung cấp thông tin tiếp cận vay vốn ưu đãi từ Quỹ đầu tư Phát triển
(45,7%), Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm (51,6%); Hỗ trợ nâng cao


nghiệp vụ cho doanh nghiệp (53,3%) thì tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá có hiệu quả vẫn
còn thấp.

Nội dung chính sách
Gia hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất
Miễn giảm thuế trong giai đoạn khó khăn …
Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm

Hỗ trợ tìm kiếm thông tin thị trường, đối tác kinh
doanh.
Hỗ trợ tiếp nhận lao động
Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ cho doanh nghiệp
Hỗ trợ cung cấp thông tin tiếp cận vay vốn ưu đãi
từ Quỹ đầu tư Phát triển
Hỗ trợ thông tin về mặt bằng kinh doanh (trong
và ngoài KCN)

Hỗ trợ tư vấn pháp lý (thuế...)

Đánh giá chính
sách“Đáp ứng mong
đợi”
66
45

Tỷ lệ
(%)
82,5
59,4

37

51,6

49
42
24

65,4
62,1
53,3

46

45,7

48

61

80,0
82,6

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2015

Có thể thấy, thông qua chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp của thành
phố, quận Liên Chiểu đã nhanh chóng hưởng ứng và triển khai kịp thời có hiệu quả
các giải pháp hỗ trợ, tác động mạnh mẽ đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn
quận và từ đó tạo ra được hiệu ứng tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số
chính sách hỗ trợ của thành phố và quận chưa đến được với doanh nghiệp vì các chỉ
tiêu để hỗ trợ được đưa ra quá cao nên doanh nghiệp chưa đáp ứng được như: Việc
vay vốn của Quỹ đầu tư thành phố còn nhiều vướng mắc, nhu cầu đổi mới công nghệ,
xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp gồm bảo hộ độc quyền sáng
kiến, nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ thương quyền…
2.2.1.3. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp địa
phương
Đà Nẵng được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu trong nỗ lực
tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn. Điều này thể hiện qua kết quả
xếp hạng chỉ số PCI. Trong 10 năm PCI 2005- PCI 2014, PCI Đà Nẵng luôn nằm
trong nhóm “rất tốt” và ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng trong nhiều năm, 5 lần ở vị trí
dẫn đầu cả nước và 3 lần với thứ hạng 2. PCI đã trở thành một công cụ quan trọng
được UBND thành phố tham khảo và tin cậy để đo lường và đánh giá công tác quản
lý, điều hành kinh tế của chính quyền, dựa trên cảm nhận và sự hài lòng của khu vực
kinh tế tư nhân đối với môi trường đầu tư và kinh doanh tại địa phương. PCI đã trở


thành một kênh thông tin tốt, giúp lãnh đạo thành phố nhận diện các rào cản, tồn tại
trong điều hành, quản lý, và thực thi chính sách, từ đó định hướng và đề ra các giải

pháp cụ thể, đồng bộ, hiệu quả cải thiện môi trường kinh doanh, cũng như nâng cao
năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư.
2.2.1.4. Các tổ chức hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp tại địa phương
Trung Tâm hỗ trợ Doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố 2
có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ (thành lập, chuyển
đổi, ưu đãi đầu tư, giải thể); tư vấn lập hồ sơ dự án đầu tư, mời thầu và thu thập, cung
cấp thông tin doanh nghiệp cho các đối tượng có nhu cầu.
Các đơn vị có chức năng hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại và thu hút
đầu tư có trên địa bàn thành phố:Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Miền Trung, Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp; Trung tâm Xúc tiến Thương mại;
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư…
Một số tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp khác hiện đang hoạt động trên địa bàn
thành phố bao gồm: VCCI-Chi nhánh Đà Nẵng; Hội doanh nhân trẻ Đà Nẵng (2003);
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đà Nẵng (2006);Hiệp hội doanh nghiệp phần
mềm Đà Nẵng (2009);Hiệp hội Nữ doanh nhân(2010) và 7 Hội doanh nghiệp quận
trên địa bàn 7 quận/huyện.
2.3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU
2.3.1. Các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu
2.3.1.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp trong KCN được khảo sát
Với đặc điểm của các doanh nghiệp trong KCN phần lớn là doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ lệ DN FDI khảo sát cũng khá cao, chiếm đến
41%. 55% doanh nghiệp.
Phần lớn DN được khảo sát thuộc loại hình doanh nghiệp TNHH (60,7%), tiếp
đến là Doanh nghiệp cổ phần (30,4%); loại hình doanh nghiệp tư nhân và hợp danh
chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong KCN qua cuộc khảo sát chiếm
đa số từ 5 đến dưới 200 tỷ đồng, tỷ trọng lớn nhất chiếm đến 45% thuộc quy mô từ 10
đến 50 tỷ đồng. Trong số này, đến gần 50% là các doanh nghiệp FDI, và không có
doanh nghiệp có vốn nhà nước.



2.3.1.2 Thực trạng liên kết của các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận
Liên Chiểu
Biểu đồ 5: Tỷ lệ doanh nghiệp trong KCN đã có liên kết
43% - Có liên kết

57%

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2015

Theo kết quả khảo sát được tổng cộng là 56 doanh nghiệp đang hoạt động trong
các KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu, số liệu cho thấy 42,9% doanh nghiệp được
khảo sát có tham gia liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh với các chủ thể kinh tế
khác. Kết quả cho thấy tình hình liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong KCN,
là cộng đồng doanh nghiệp có quy mô khá so với nhìn chung doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ trên địa bàn, vẫn còn thấp. Cụ thể về đặc điểm của các doanh nghiệp đã có
hoặc chưa tham gia liên kết kinh tế của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các
KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu sẽ được phân tích sau đây
Về phạm vi liên kết
Đối với các DN được khảo sát trong các KCN thì địa bàn liên kết khá rộng, với
gần ½ số DN đã có liên kết có các mối quan hệ hợp tác kinh doanh với Các doanh
nghiệp ngoài thành phố Đà Nẵng (45,8%), tiếp theo là Các doanh nghiệp thuộc địa
bàn các quận/huyện khác trong thành phố Đà Nẵng (41,7%) và Các doanh nghiệp có
100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (41,7%). Mối gắn kết giữa các DN trong các KCN
này với các DN địa phương quận Liên Chiểu bên ngoài KCN khá ít, với chỉ có 20,8%
số Doanh nghiệp liên kết được khảo sát. Con số này cho thấy sự liên kết, hỗ trợ nhau
phát triển giữa các Các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu và các
DN dân doanh ngoài ngoài KCN trên địa bàn quận chưa cao; mặt khác, thể hiện tiềm
năng, cơ hội lớn về hợp tác, liên kết trong thời gian đến giữa Các doanh nghiệp trong

KCN và các DN dân doanh ngoài ngoài KCN trên địa bàn quận, nhằm khai thác, tận
dụng lợi thế của nhau, cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế chung của quận Liên Chiểu.
Bảng 12: Phạm vị liên kết của các doanh nghiệp được khảo sát trong các KCN
Chủ thể
Các hộ kinh doanh cá thể
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN)
Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Các doanh nghiệp ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu
Các doanh nghiệp thuộc địa bàn các quận/huyện khác trong
thành phố Đà Nẵng

Số lượng DN
5
8
10
5

Tỷ lệ (%)
20,8
33,3
41,7
20,8

10

41,7


Các doanh nghiệp ngoài thành phố Đà Nẵng
11

45,8
Hiệp hội doanh nghiệp/ tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản
7
29,1
Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2015

Đặc biệt chú ý hầu hết các doanh nghiệp FDI trong các KCN từ Nhật Bản đều
có đề cập đến mối liên kết giữa doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại
Đà Nẵng, cũng như vai trò hỗ trợ của hiệp hội này là rất lớn đối với các DN Nhật đầu
tư tại Đà Nẵng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các hiệp hội doanh nghiệp
trong hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội viên hoạt động, phát triển.
Mục đích, nội dung liên kết
Mục đích hay nhu cầu hình thành liên kết đã có của các DN trong KCN được
khảo sát chủ yếu là Liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vàovới
tỷ lệ 50% các doanh nghiệp đã có liên kết, tiếp theo là Liên kết với đơn vị cung cấp
dịch vụ vận tải và Liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, Liên kết
với đơn vị sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp để sản xuất. Các liên kết này chủ
yếu là kiểu liên kết dọc, dựa trên cơ sở mối quan hệ cung - cầu bên trong chuỗi giá trị,
đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp đối tác.
Kiểu liên kết ngang như Liên kết nhằm chia sẻ thông tin, Liên kết với đơn vị
trong cùng ngànhcó đầu ra giống nhau, hoặc cùng tạo ra những sản phẩm liên quan
với nhau nhằm tận dụng, tối đa hóa sử dụng nguồn lực, thì vẫn còn chưa phổ biến lắm.
Loại hình liên kết theo chức năng hỗ trợ như Liên kết với đơn vị cung cấp dịch
vụ logistics (kho bãi, vận tải, giao hàng…) cũng được hình thành, mặc dù tính phổ
biến vẫn chưa cao. Đặc biệt Liên kết với đơn vị cung cấp/cho thuê thiết bị, dụng cụ
sản xuất/lao động thì còn hạn chế.
Bảng 13: Nội dung liên kết của các doanh nghiệp được khảo sát trong các KCN
Nội dung liên kết
Liên kết chia sẻ thông tin có tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhau

Liên kết với đơn vị trong cùng ngành có đầu ra giống nhau
Liên kết với đơn vị cùng tạo ra những sản phẩm liên quan với
nhau
Liên kết với đơn vị có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu
vào
Liên kết với đơn vị sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp
để sản xuất
Liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp
Liên kết với đơn vị xuất nhập khẩu hàng cho doanh nghiệp
Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải
Liên kết với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics (kho bãi, vận tải,
giao hàng…)
Liên kết với đơn vị cung cấp/cho thuê thiết bị, dụng cụ sản
xuất/lao động

Số lượng DN

Tỷ lệ (%)

8

33,3

6

25,0

7

29,2


12

50,0

9

37,5

10
5
11

41,7
20,8
45,8

8

33,3

3

12,5


Liên kết với đơn vị cho vay tín dụng

6
25,0

Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 2015

Mức độ ổn định trong liên kết
Độ ổn định, gắn kết của các mối liên kết doanh nghiệp một phần thông qua
hình thức liên kết, đó là chỉ Qua thỏa thuận miệng, hay hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng
dài hạn. Theo thống kế kết quả khảo sát, đa số doanh nghiệp ký kết các hợp đồng ngắn
hạn trong các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, chiếm 66,7%; tiếp theo là 41,7% số
liên kết được khảo sát thông qua hợp đồng dài hạn, và hình thức thỏa thuận miệng thì
có hạn.
Bảng 14: Hình thức liên kết của các doanh nghiệp được khảo sát trong các
KCN
Hình thức liên kết
Qua thỏa thuận miệng
Qua hợp đồng ngắn hạn
Qua hợp đồng dài hạn
Không trả lời
Tổng số

Số lượng DN
Tỷ lệ (%)
3
12,5
16
66,7
10
41,7
1
4,2
24
Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 2015


Tác nhân hình thành các liên kết của các doanh nghiệp trong KCN được khảo
sát chủ yếu là tự doanh nghiệp tìm kiếm được đối tác liên kết với 66,7% doanh nghiệp
có liên kết lựa chọn câu trả lời này. Tiếp đến là nhờ vào sự giới thiệu từ các đối tác
của doanh nghiệp, chiếm khoảng 50,0%. Các hội, hiệp hội doanh nghiệp chưa phát
huy mạnh vai trò hỗ trợ trong việc tìm kiếm và giới thiệu đối tác liên kết cho thành
viên khi chỉ có 29,2% doanh nghiệp liên kết nhờ vào kênh thông tin này. Hỗ trợ tìm
kiếm đối tác liên kết cho doanh nghiệp từ phía các cơ quan nhà nước cũng hạn chế,
với chỉ 8,3% doanh nghiệp có liên kết là nhờ vào sự giới thiệu của các cơ quan này.
Bảng 15: Tác nhân hình thành các liên kết của các doanh nghiệp được khảo sát
trong các KCN
Tiêu chí
Số lượng DN
Tỷ lệ (%)
Tự thân doanh nghiệp tìm kiếm đối tác liên kết
16
66,7
Được sự giới thiệu từ các cơ quan quản lý thuộc nhà nước
2
8,3
Được sự giới thiệu từ các hội/hiệp hội doanh nghiệp
7
29,2
Thông qua sự giới thiệu từ các đối tác của doanh nghiệp
12
50,0
Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 2015

* Đặc điểm các doanh nghiệp trong KCN đã có liên kết trong sản xuất kinh
doanh



Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế?
DN nhà nước
4%
DN có vốn
ĐTNN
46%

DN ngoài
nhà nước
50%

Lĩnh vực hoạt động chính
Dịch vụ
17%

Thương
mại
16%

Sản xuất
công nghiệp
67%

Đa số là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp-TTCN, với sản
phẩm chủ yếu là từ sắt thép, vải, da các loại… Trong lĩnh vực dịch vụ, các doanh
nghiệp đã có liên kết chủ yếu hoạt động vận tải, kho bãi, và thương mại.
Bảng 16: Các sản phẩm, dịch vụ chính của các DN trong KCN đã có liên kết
Sản phẩm, dịch vụ

Công nghiệp, TTCN
Khí, hóa chất công nghiệp
Thép cán các loại
Vải, da các loại
Phụ tùng, máy móc, ô tô
Dịch vụ - thương mại
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa...
Vận tải kho bãi
Khác

Tỷ lệ doanh nghiệp (%)
8,3%
16,7%
16,7%
12,5%
16,7%
12,5%
16,7%
Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2015

* Đặc điểm các doanh nghiệp trong KCN chưa có liên kết trong sản xuất kinh
doanh
Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế?
DN có vốn
ĐTNN
38%
DN ngoài
nhà nước
62%



Lĩnh vực hoạt động chính
Xây dựng
9%

Dịch vụ
13%

Công
nghiệp
78%

Bảng 17: Các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp trong KCN chưa có liên
kết
Sản phẩm, dịch vụ
Công nghiệp-TTCN
Khí, hóa chất công nghiệp
Sắt, thép, sản phẩm cơ khí
Giấy bìa các loại
Gia công cửa các loại
Sản phẩm cơ khí
Sản phẩm điện tử
Phụ tùng, máy móc thiết bị
Vật liệu xây dựng
Xây dựng
Dịch vụ - thương mại
Kinh doanh, sửa chữa...
Vận tải kho bãi
Khác


Tỷ lệ doanh nghiệp (%)
3,1%
21,9%
15,6%
3,1%
12,5%
9,4%
6,3%
9,4%
9,4%
12,5%
6,3%
6,3%
Nguồn: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 2015

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1 Thành tựu.
- Gần 50% doanh nghiệp trong KCN được khảo sát đã có liên kết là DN FDI.
- Hơn 2/3 doanh nghiệp có liên kết hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, với các sản phẩm chủ yếu từ sắt thép, may mặc, túi xách…
- Đối với các DN ngoài KCN trên địa bàn quận Liên Chiểu, đối tượng và phạm
vi liên kết tập trung với các chủ thể là các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp
ngoài thành phố Đà Nẵng. Đến gần ½ doanh nghiệp được khảo sát và đã có liên kết có
các mối quan hệ kinh doanh với bên ngoài thành phố, cho thấy phạm vi hoạt động của
một số lượng doanh nghiệp địa phương là khá tốt.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn quận được khảo sát đã có liên kết trong kinh
doanh được phân bố khá đều giữa các lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng, thương mại và các dịch vụ khác, tương ứng với cơ cấu doanh nghiệp trên
địa bàn quận. Về Sản phẩm, các doanh nghiệp đã có liên kết được khảo sát chủ yếu



cung cấp các sản phẩm từ gỗ - gia công cửa các loại, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất may
mặc, giấy đã liên kết cũng có nhưng chưa nhiều. Về dịch vụ phần lớn là thương mại
bán buôn, bán lẻ, sửa chữa;dịch vụ vận tải kho bãi, lưu trú ăn uống.
2.4.2 Khó khăn và hạn chế.
-

Khó khăn lớn nhất: Vốn
Khó khăn lớn thứ hai: Thị trường đầu ra
Khó khăn lớn thứ ba: Thiếu nguồn lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng nhu
cầu
Khó khăn lớn thứ tư: Khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh
Khó khăn lớn thứ năm: phiền hà trong thực hiện các thủ tục hành chính
Tương ứng, các doanh nghiệp trên địa bàn có mong muốn được hỗ trợ từ chính
quyền địa phương đối với các vấn đề sau:
Vấn đề cần thiết hỗ trợ nhất: Tiếp cận vay vốn mở rộng SXKD
Vấn đề cần thiết hỗ trợ thứ hai: Tư vấn về pháp lý
Vấn đề cần thiết hỗ trợ thứ ba: Tiếp cận mặt bằng SXKD
Vấn đề cần thiết hỗ trợ thứ tư: Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng
Vấn đề cần thiết hỗ trợ thứ năm: Hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra, xuất khẩu
Tóm lại, có thể rút ra các nhận định như sau:

- Vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp trong thời
gian qua đã phần nào đáp ứng được mong đợi của doanh nghiệp, tuy nhiên, vẫn còn
hạn chế về số lượng doanh nghiệp tiếp cận những chính sách hỗ trợ.
- Tình hình liên kết trong hoạt động SXKD giữa các doanh nghiệp trên địa bàn
quận còn kém. Các doanh nghiệp đã có liên kết thì chủ yếu là có quy mô vừa và liên
kết rộng rãi với các đối tác bên ngoài quận và cả các tỉnh thành phố khác trong nước,
đáng lưu ý là chưa thực sự khai thác mối liên kết giữa doanh nghiệp bên trong và bên

ngoài KCN trên địa bàn quận.
- Doanh nghiệp hầu hết tự thân tìm kiếm đối tác liên kết trong kinh doanh, sự
hỗ trợ từ nhà nước, hiệp hội và tổ chức hỗ trợ thúc đẩy liên kết thông qua tìm kiếm đối
tác liên kết chưa thực sự có hiệu quả mong đợi.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn quận hiện tại có nhu cầu mong muốn liên kết
với các đối tác xa, chưa thấy được lợi ích, tiềm năng, cơ hội liên kết với các đối tác
gần, mà cụ thể là trên địa bàn quận và trong KCN trên địa bàn quận.
- Khó khăn, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp để có thể liên kết đó là nhận
thức về liên kết, và năng lực chưa đủ đáp ứng điều kiện liên kết.


×