Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.88 KB, 24 trang )

Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Error: Reference source not found
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT TĐ Error: Reference
source not found
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động.Error: Reference
source not found
Bảng 3.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại NHTMCPCT Tam Điệp Error:
Reference source not found
Bảng 4.2 Cơ cấu dư nợ theo TPKT và theo kỳ hạn tại NHTMCPCT Tam Điệp Error:
Reference source not found
Bảng 5.2. Hiệu suất sử dụng vốn Error: Reference source not found
Bảng 6.2 .Vòng quay vốn cho vay Error: Reference source not found
Bảng 7.2. Nợ quá hạn và cơ cấu nợ quá hạn theo TPKT và kỳ hạnError: Reference
source not found
Bảng 8.2 Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi Error: Reference source not found
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
1
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
2
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTW : Ngân hàng Trung Ương
NHTMCPCT TĐ: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh


Tam Điệp
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
KTQD : Kinh tế quốc doanh
KTNQD : Kinh tế ngoài quốc doanh
RRTD : Rủi ro tín dụng
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng là hoạt động
kinh doanh dựa trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay”. Ngày nay, các NHTM dù đã
mở rộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng hoạt động cho vay vẫn là
nguồn cơ bản tạo nên nguồn thu nhập cho NH. Mặc dù cho vay là hoạt động sinh
lời lớn nhưng nó cũng mang lại rủi ro cao nhất. Để giảm thiểu những tổn thất do
rủi ro gây nên, các NH thường xuyên đưa ra các giải pháp để hạn chế và phòng
ngừa rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCPCT Tam Điệp, em nhận thấy hoạt
động kinh doanh của chi nhánh đạt kết quả tốt, song để phát triển hơn nữa thì cũng
cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với mục tiêu
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh trong nền kinh tế thị trường.
Việc phòng ngừa và hạn chế RRTD là việc làm hết sức cần thiết và cần được sự
quan tâm của các NH và của các cấp ngành có liên quan chứ không phải đơn thuần
là tìm ra giải pháp để khắc phục những hậu quả do RRTD gây nên. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài : “Một số giải
pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Tam
Điệp”.
Báo cáo của em gồm 3 chương:

Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCPCT chi
nhánh Tam Điệp
Chương 2 : Tình hình hoạt động của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị

Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng
của các NHTM nói chung và của NHNo & PTNT Mỹ Đức nói riêng hiện nay gặp
khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển, các NH phải biết đẩy lùi những
khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp
nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song việc ngăn chăn rủi ro một cách tuyệt đối
là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, mỗi NH phải biết
chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định có thể chấp nhận được, đảm bảo cho hoạt
động NH ổn định, phát triển bền vững.
Có thể nói, những kết quả đạt được trong năm qua đã tạo đà cho NHNo & PTNT
Mỹ Đức bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó
khăn. Từ đó đòi hỏi NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp phải tiếp tục đổi mới, phát
triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả, an toàn cả về huy động vốn, dư nợ tín dụng,
dịch vụ NH, kế toán tài chính, tối đa hoá lợi nhuân và giảm thiểu rủi ro.
Do thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để báo cáo của em
được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chu
đáo và tận tình của thầy giáo PGS – TS Mai Văn Bạn, các thầy cô giáo trong khoa
TC – NH cùng tập thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng Tín dụng NHTMCPCT chi
nhánh Tam Điệp đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại - Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội.
Quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh Ngân hàng - Học viện Ngân hàng.
Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic Mishkin
Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 của NHTMCPCT chi nhánh
Tam Điệp
Website : www.agribank.com.vn
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCPCT CHI NHÁNH TAM ĐIỆP
1.1) Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCPCT chi nhánh Tam
Điệp
Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Tam Điệp là một trong 5 chi nhánh của
NHTMCPCT tỉnh Ninh Bình, một trong hơn 1100 chi nhánh của Ngân hàng Công
thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 278/NHQĐ ngày 20/6/1999 của
Tổng giám đốc NHTMCPCT Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào
ngày 02/07/2000, có trụ sở tại phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình và
2 phòng giao dịch trực thuộc tại phường Bắc Sơn và Nam Sơn.
Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Tam Điệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền
tệ trên điạ bàn thị xã Tam Điệp. Là một chi nhánh nhỏ, những ngày đầu thành lập
còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như nhân lực. Nhưng qua gần 10
năm hoạt động nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng & phát
triển kinh tế của tỉnh, mà trọng tâm là đổi mới nền kinh tế công nghiệp của thị xã,
góp phần đổi mới nền công nghiệp Tam Điệp, NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà
trước hết là đầu tư cho công nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới
nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy
NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ

bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng trong thị xã.
1.2) Chức năng và nghiệp vụ chủ yếu của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế với
nhiều hình thức : Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu, chứng
chỉ tiền gửi, tiền gửi của các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế.
- Cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn(Trong đó:cho vay theo hình thức
cho vay từng lần,cho vay theo hạn mức tín dụng,cho vay theo dự án đầu tư,cho
vay hợp vốn,cho vay trả góp )
- Thực hiện công tác ngân quỹ:Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
- Thanh toán trong hệ thống NHTMCPCT với các tổ chức tín dụng khác.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
1
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Cho vay vốn tài trợ,ủy thác.
- Các dịch vụ Ngân hàng khác.
1.3) Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Tam Điệp
Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Tam Điệp là Ngân hàng cấp 2 của
NHTMCPCT Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các đơn vị cấp trên mà cơ
quan chủ quản là Ngân hàng TMCPCT Hà Nội. Với hơn 50 cán bộ, trong đó 70%
có trình độ Đại học và Cao đẳng. Tổ chức bộ máy NHCT chi nhánh Tam Điệp có
các phòng ban chính như sau: Ban Giám đốc, Phòng Kế toán – Ngân quỹ, Phòng
hành chính nhân sự, Phòng Kinh doanh – Tín dụng(Cá nhân & Doanh nghiệp) và 2
phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Mô hình NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp áp dụng theo mô hình quản lý
trực tuyến. Ban lãnh đạo gồm 3 đồng chí đứng đầu là Giám đốc, người có quyền
hạn cao nhất quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của Ngân hàng ; 2 Phó Giám

đốc giúp giám đốc điều hành về nghiệp vụ kinh doanh.
* Hệ thống phòng ban chức năng:
-Phòng Kinh doanh tín dụng: với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chiến lược
khách hàng, phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả. Thẩm định và đề xuất
cho vay các dự án tín dụng, tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động
tín dụng. Tổng hợp báo cáo và đề xuất quyết định.
- Phòng kế toán - ngân quỹ có nhiệm vụ:
+ Cân đối nguồn vốn huy động, sử dụng vốn và điều hoà vốn.
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng kế toán –
Ngân quỹ
Phòng Hành
chính và nhân sự
Phòng Kinh
doanh – Tín dụng
Phòng giao
dịch
2
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo quy định
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
+ Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định.
- Phòng giao dịch ngân quỹ có nhiệm vụ:
+ Thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu là tiếp nhận khách hàng, hướng dẫn khách
hàng làm thủ tục gửi tiền tiết kiệm, hay thực hiện các chương trình khuyến mại dự

thưởng mà NHTMCPCT Việt Nam đưa ra.
+ Trực tiếp nhận tiền mặt, kiểm tra tiền mặt, phân loại mệnh giá tiền mặt,
đồng thời xuất tiền mặt ra theo yêu cầu
+ Thực hiện trích nộp ngân sách các khoản phải nộp theo luật thuế
+ Thực hiện các nghiệp vụ về quỹ kho.
- Phòng hành chính và nhân sự có nhiệm vụ:
+ Tổ chức hành chính, phục vụ kinh doanh ngân hàng, văn thư, lưu trữ, giao
dịch, quản lý nhân sự, quản lý tài sản.
+ Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với cá nhân. Tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
+ Thực hiện các công tác tổng hợp, hành chính văn thư, lưu nhận, phận loại
văn bản đến và đi.
- Hai phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc
NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp.
Tổ chức bộ máy NH tuy còn đơn giản và gọn nhẹ song đã đáp ứng rất tốt cho
hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của theo yêu cầu đề ra.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCPCT
CHI NHÁNH TAM ĐIỆP
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
3
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.1)Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT TĐ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
Năm
2008
Năm So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Số tiền

% tăng
/giảm
Số tiền
% tăng
/giảm
Tổng thu
78,500 72,341 87,650 -6,159 - 7,8% 15,309 21,2%
Tổng chi
60,130 55,721 63,560 -4,409 - 7,3% 7,839 14,1%
Lợi nhuận
18,370 16,620 24,090 -1,750 - 9,53% 7,470 44,94%
( Nguồn: Báo cáo thu nhập-chi phí của NHTMCPCT Tam Điệp năm 2009 )
Nhìn vào bảng trên có thể thấy những khó khăn về kinh tế, sự biến động về lãi
suất tiền gửi, tiền vay, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào trong 3 năm 2007, 2008,
2009 đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh mà cụ thể là:
- Năm 2007 tổng thu của chi nhánh là 78,5 tỷ đồng , tổng chi 60,130 tỷ đồng và
mức lợi nhuận là 18,370 tỷ đồng
- Tuy nhiên đến năm 2008 với nhiều biến động về kinh tế, hoạt động kinh
doanh của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng tổng thu giảm 6,159 tỷ so với năm 2007
tương đương giảm 7,8%, tổng chi cũng giảm 4,409 tỷ tương ứng giảm 7,3%. Theo
đó lợi nhuận cũng giảm 9,53% với mức giảm 1,750 tỷ đồng chỉ còn 16,620 tỷ.
- Năm 2009, hoạt động của chi nhánh có nhiều khởi sắc, tổng thu tăng 21,2%
đạt 87,650 tỷ, tổng chi tăng 7,839 tỷ tương đương 14,1% và lợi nhuận cũng tăng
đáng kể 7,470 tỷ tương đương 44,94%.
2.2) Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
nó quyết định khả năng đáp ứng vốn của nền kinh tế. Tỷ trọng của nguồn vốn phản
ánh mức lãi suất đầu vào, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do đó
trong những năm vừa qua NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp luôn quan tâm đến
vấn đề huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trên địa bàn,

đặc biệt chú ý đến việc huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp ổn định.Các hình
thức huy động cũng được phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn
vốn,tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý :
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị tính : triệu đồng
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
4
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 2008/2007
So sánh
2009/2008
Số tiền
% tăng
/giảm
Số tiền
%
tăng
/giảm
Tổng NV huy động 577,272 540,961 605,420 -36,311 - 6,3% 64,459 11,9%
1. Phân theo TPKT
-Tiền gửi từ dân cư.
-Tiền gửi từ các TCKT
-Tiền gửi, vay từ các TCTD

279,980
204,700
94,592
252,843
185,880
102,238
290,120
219,430
95,870
-27,137
-18,820
7,646
-9,7%
-9%
8,08%
37,277
33,550
- 6,368
14,74%
18,04%
-6,23%
2. Phân theo kỳ hạn
-Nguồn vốn ngắn hạn
-Nguồn vốn trung & dài hạn
409,863
167,409
351,624
189,337
504,920
100,500

-58,239
21,928
-14,2%
13,09%
153,296
- 88,837
43,6%
-46,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết HDKD của NHTMCPCT Tam Điệp năm 2007,2008,2009)
Công tác huy động vốn:
Qua bảng 2.2 có thể thấy tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm của
NHTMCPCT chi nhánh TĐ có nhiều thay đổi.Năm 2007, tổng nguồn vốn huy
động là 577,272 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch được giao. Năm 2008 với những biến
động lãi suất và kinh tế, tổng nguồn vốn huy động giảm 36,311 tỷ đồng với tỷ lệ
6,3% so với năm 2007. Đến năm 2009 tuy thị trường vốn và nền kinh tế vẫn đang
khắc phục khó khăn của khủng hoảng kinh tế nhưng chi nhánh đã đảm bảo ổn định
nguồn vốn huy động được 605,420 tỷ đồng, tăng 11,9% với mức tăng 64,459 tỷ so
với năm 2008. Nguồn vốn bình quân trên 1 cán bộ là 6.306 triệu, tăng 474 triệu so
với năm 2008.
* Về cơ cấu nguồn vốn nhìn chung có nhiều thay đổi:
Theo Thành phần KT:
- Huy động tiền gửi từ dân cư năm 2008 đạt 252,843 tỷ đồng, giảm 27,137 tỷ
tương đương 9,7% so với năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009, chỉ tiêu này đạt
290,120 tỷ đồng tăng 37,277 tỷ tương đương 14,74%.
- Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế năm 2008 cũng giảm 18,820 tỷ
đồng tương đương 9% tuy nhiên đến năm 2009, chỉ tiêu này tăng khá với 33,550 tỷ
tương đương mức tăng 18,04%.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
5
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Năm 2008, khi mà lạm phát cao và kinh tế khó khăn thì việc huy động vốn từ
các TCKT và dân cư gặp khó khăn, chi nhánh phải vay thêm từ các TCTD để đảm
bảo thanh khoản và vốn hoạt động. Do đó vốn vay từ các TCTD năm 2008 tăng
8,08% tương đương 7,646 tỷ so với năm 2007 và đến năm 2009 thì giảm 6,368 tỷ
tương đương 6,23%.
Theo Kỳ hạn:
- Năm 2007, nguồn vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh là 409,863 tỷ đồng,
đến năm 2008 đã giảm 58,239 tỷ tương đương 14,2% chỉ còn 351,624 tỷ, trong khi
đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn từ 167,409 tỷ đồng tăng 21,928 tỷ lên
189,337 tỷ tương đương tăng 13,09%.
- Tuy nhiên, đến năm 2009, cơ cấu này đã có sự chuyển dịch ngược lại khi nguồn
vốn huy động ngắn hạn tăng đáng kể 153,296 tỷ tương đương 43,6% lên 504,920
tỷ đồng, nguồn vốn trung và dài hạn giảm mạnh 88,837 tỷ đồng tương đương
88,837 tỷ, chỉ đạt 100,500 tỷ đồng.
2.3.Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
2.3.1. Tình hình cho vay tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bảng 3.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại NHTMCPCT Tam Điệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Số tiền
% tăng
(giảm)
Số tiền

% tăng
(giảm)
Doanh số cho vay 657,240 640,160 788,850 -17,080 -3% 148,690 23,23%
Cho vay HSX
Cho vay DN
376,137
281,103
409,441
230,719
352,721
436,129
33,304
-50,384
8,8%
-17,9%
-56,720
205,410
-13,8%
89,03%
Doanh số thu nợ 520,690 476,720 560,670 - 43,970 - 8,44% 83,950 17,6%
(Nguồn: Báo cáo của phòng Tín dụng NHTMCPCT TĐ năm 2007,2008,2009)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy:
Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay của chi nhánh năm 2007 là 657,240 tỷ đồng. Nếu như
năm 2008, biến động kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của DN và dân cư
khiến cho doanh số cho vay của chi nhánh đạt 640,160 tỷ đồng, giảm 17,080 tỷ
đồng tương đương 3% thì đến năm 2009, với những ưu đãi về lãi suất phù hợp
đã thu hút được các hộ sản xuất, các DNTN vay vốn mở rộng sản xuất nên
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
6

Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
doanh số cho vay tăng trưởng khá tốt 148,690 tỷ đồng tương đương 23,23% đạt
788,850 tỷ đồng. Trong đó:
- Năm 2008, doanh số cho vay hộ sản xuất tăng từ 376,137 tỷ đồng (năm
2007) lên 409,411 tỷ đồng, mức tăng là 33,304 tỷ tương đương 8,8%. Ngược lại
doanh số cho vay doanh nghiệp giảm từ 281,103 tỷ đồng (năm 2007) xuống còn
230,719 tỷ đồng, với mức giảm 50,384 tỷ tương đương 27,8%.
- Tuy nhiên, năm 2009 cơ cấu này có sự thay đổi khi mà doanh số cho vay hộ
SX giảm đi 56,720 tỷ đồng tương đương 13,8% , đạt 352,721 tỷ đồng thì doanh số
cho vay doanh nghiệp của chi nhánh tăng mạnh 205,410 tỷ tương đương 80,6% đạt
436,129 tỷ đồng. .
Doanh số thu nợ:
Những khó khăn về kinh tế cũng như sự biến động về lãi suất, chính sách thắt chặt
tiền tệ đã phần nào ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, khiến cho việc trả nợ vay
Ngân hàng của doanh nghiệp, hộ SX và cá nhân trở nên khó khăn, doanh số thu nợ
của chi nhánh cũng có sự biến động. Nếu như doanh số thu nợ năm 2007 đạt
520,690 tỷ đồng, đến năm 2008 đã giảm 43,970 tỷ tương đương 8,44% đạt 476,720
tỷ đồng thì đến năm 2009, con số này đã tăng 83,950 tỷ tương đương 17,6% đạt
560,670 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
7
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.3.2 Tình hình dư nợ tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bảng 4.2 Cơ cấu dư nợ theo TPKT và theo kỳ hạn tại NHTMCPCT Tam Điệp
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008
Năm
2007
Năm
2008

Năm
2009
Số tiền
% tăng
(giảm)
Số tiền
% tăng
(giảm)
Tổng dư nợ 696,817 642,130 740,932 -54,687 -7,84% 98,802 15,38%
1.Phân theo TPKT
-Dư nợ DNNN
-Dư nợ DNNQD
-Dư nợ cá nhân
59,618
398,726
238,473
44,213
372,430
225,487
63,830
421,403
255,699
-15,405
-26,296
-12,986
-25,83%
-6,6%
-5,5%
19,617
48,973

30,212
44,37%
13,15%
13,40%
2.Phân theo kỳ hạn
-Dư nợ ngắn hạn
-Dư nợ trung và dài hạn
298,090
398,727
233,366
408,764
267,833
473,099
-64,724
10,037
-21,71%
- 2,5%
34,467
64,335
14,76%
15,73%
Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 là 696,817 tỷ đồng, sang năm 2008 giảm 54,687 tỷ tương đương 7,84% đạt 642,130 tỷ
đồng. Đến năm 2009 dư nợ cho vay tăng khá đạt 740,932 tỷ đồng với mức tăng 98,802 tỷ tương đương 15,38%. Những biến động về
kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác cho vay nên dư nợ cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2009 chi nhánh thực hiện mở rộng đối tượng
khách hàng, khuyến khích cho vay các DNTN Thương mại và Dịch vụ nên dư nợ cho vay cũng tăng trưởng khá. Tuy nhiên dư nợ còn
khá cao thể hiện nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
8
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo TPKT có thể thấy dư nợ đối tượng khách hàng là

cá nhân và DNNQD chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ. Năm 2008, dư nợ của
khách hàng cá nhân chỉ giảm 5,5% tương đương 12,986 tỷ đồng so với năm 2007, đạt
225,487 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng 13,4% tương đương 30,212 tỷ. Dư nợ của khối
DNNQD trong năm 2008 kinh tế khó khăn, sản xuất tiêu dùng kém cũng giảm 6,6%
tương đương giảm 26,296 tỷ đạt 372,430 tỷ đồng. Đến năm 2009 dư nợ của khối này
tăng trở lại với mức tăng 48,973 tỷ tương đương 13,15% đạt 421,403 tỷ đồng. Tuy dư
nợ DNNN không chiếm tỷ trong cao trong tổng dư nợ nhưng qua các năm vừa qua
cũng có sự thay đổi khá lớn. Năm 2007, dư nợ khối này là 59,618 tỷ đồng, sang năm
2008 giảm 15,405 tỷ tương đương 25,83% đạt 44,213 tỷ đồng và đến năm 2009 cũng
tăng khá với mức tăng là 19,617 tỷ tương đương 44,37% đạt doanh số 63,830 tỷ đồng.
Điều này cũng cho thấy chi nhánh cần có các chính sách đa dạng hóa khách hàng và
quan tâm đến đối tượng khách hàng DNNQD và cá nhân, nhất là các đối tượng khách
hàng là các DNTN SX kinh doanh nhỏ.
- Nếu xét cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ trung và dài hạn vẫn tăng đều đặn
qua 3 năm cụ thể là năm 2007, dư nợ trung và dài hạn là 398,727 tỷ đồng, đến năm
2008 tăng 10,037 tỷ tương đương 2,5% đạt 408,764 tỷ đồng, và năm 2009 tăng 64,335
tỷ tương đương 15,73% đạt 473,099 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn lại có xu
hướng giảm mạnh trong năm 2008 khi giảm 64,724 tỷ tương đương 21,71% đạt
233,366 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2008, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp không
muốn mở rộng SX do đó nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để SX của các DN cũng
giảm. Đến năm 2009, dư nợ này cũng có mức tăng khá 34,467 tỷ tương đương 14,76%
đạt 267,833 tỷ đồng là do NHTMCPCT Tam Điệp đã có những chính sách ưu đãi về lãi
suất, khuyến khích SX cho vay ưu đãi cho các DN và cơ sở SX.
Nhìn chung trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng
cao bình quân là 66% trong tổng dư nợ, những khoản nợ này chủ yếu cho DN vay
để đầu tư mở rộng SX do đó thời hạn vay dài thường tiềm ẩn nhiều rủi ro như rủi
ro lãi suất hoặc rủi do khi DN gặp khó khăn về tài chính.
Trong khi đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng bình quân là 34% tổng dư nợ, đây là
khoản dư nợ chiếm tỷ trọng quan trọng vì những khoản vay này thu hồi vốn nhanh,
ít chịu rủi ro về lãi suất và rủi ro cho vay do đó chi nhánh cần có chính sách linh

hoạt để tăng cơ cấu dư nợ ngắn hạn.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
9
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bảng 5.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng NV huy động 577,272 540,961 605,420
Dư nợ cho vay 696,817 642,130 740,932
Hiệu suất sử dụng
vốn (%)
120,7% 118,7% 122,4%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT TĐ qua các năm
2007,2008,2009)
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay qua 3
năm qua có sự thay đổi, chỉ tiêu này ta đã phân tích ở trên.
Theo đó, hiệu suất sử dụng vốn qua các năm cũng có sự thay đổi. Năm 2008, hiệu
suất sử dụng vốn đạt 118,7%, giảm 2% so với năm 2007 là 120,7%, tuy nhiên đến năm
2009, hiệu suất sử dụng vốn đã tăng lên và đạt mức cao 122,4%. Hiệu suất sử dụng vốn
có sự thay đổi qua các năm là do sự biến động của tình hình kinh tế thế giới cũng như
trong nước, tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn vẫn ở mức cao và đạt mức khá cho thấy chất
lượng cung ứng vốn đáp ứng khá tốt, đảm bảo lợi nhuận. Nguồn vốn huy động được sử
dụng triệt để tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của chi nhánh, do đó chi
nhánh phải đi vay từ các TCKT hoặc xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên về.
2.4 Một số hoạt động nghiệp vụ khác
2.4.1. Công tác Kế toán
Ngân hàng đã ứng dụng một số phần mềm vào công tác kế toán. Quản lý chặt chẽ
và đảm bảo cập nhất thông tin nên mọi nghiệp vụ kế toán được hạch toán kịp thời
và chính xác, thực hiện hiệu quả công tác quản lý dư nợ, huy động nguồn vốn và
chuyển tiền nội ngoại tệ.

Trong năm :
Chuyển tiền đi 7.785 món tương đương 822,3 tỷ
Chuyển tiền đến 11.934 món tương đương 4.231 tỷ.
2.4.2. Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Dịch vụ chi trả kiều hối:
- Doanh số chi trả kiều hối 810 ngàn USD. Thực hiện chi trả qua dịch vụ chi trả
qua Westerm Union tại 3 điểm giao dịch của ngân hàng loại 3 và các phòng giao dịch.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
10
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Kinh doanh ngoại tệ:
- Doanh số mua ngoại tệ đạt: 55 ngàn EUR, 849 ngàn USD
- Doanh số bán trong năm: 45 ngàn EUR, 847 ngàn USD
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ vẫn còn chưa phát triển, doanh số mua bán
chưa cao và lợi nhuận mang lại không đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm
đa dạng hoá các nghiệp vụ của Ngân hàng.
2.4.3 Các dịch vụ tại ngân hàng
- Tổng số phát hành thẻ ATM là 4807, trong đó có 4 thẻ quốc tế.Khối cơ quan
chuyển lương qua thẻ có 87 đơn vị, với tổng số 2603 khách hàng trả lương qua tài
khoản. Số dư trên tài khoản thẻ là 5,4 tỷ
+ Dịch vụ SMS banking:
Số khách hàng sử dụng dịch vụ: 511 khách hàng
2.5. Chất lượng tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh chất lượng hiệu quả của
công tác hoạt động NH, nó đánh giá năng lực & trách nhiệm của cán bộ tín dụng
phụ trách địa bàn. Nhận thức được điều đó, ban GĐ NHTMCPCT Tam Điệp đã
kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, coi trọng công tác thẩm
định & tái thẩm định, đặc biệt là thẩm định điều tra tư chất của khách hàng để từ đó
có quyết định cho vay đúng & chính xác, hạn chế rủi ro tín dụng. Trong năm 2009
vừa qua, có thể thấy NHTMCPCT Tam Điệp đã thực hiện tương đối tốt công tác

tín dụng, chất lượng tín dụng được cải thiện hơn.
Bảng 6.2 .Vòng quay vốn cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Doanh số thu nợ 520,690 476,720 560,670
Dư nợ vay bình quân 203,806 170,575 212,612
Vòng quay vốn TD (vòng)
2,6 2,8 2,64
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT Tam Điệp năm 2007, 2008, 2009)
Vòng quay vốn cho vay năm 2007 là 2,6 vòng, đến năm 2008 tăng lên là 2,7 vòng
nhưng đến năm 2009 lại giảm nhẹ còn 2,64vòng.
Nhìn chung vòng quay vốn cho vay thay đổi không lớn qua 3 năm, tốc độ luân
chuyển vốn bình quân trong 3 năm khá cao là 2,68 vòng/năm. Điều này thể hiện việc sử
dụng vốn huy động để cho vay khá hiệu quả, vốn không bị ứ đọng, mất vốn…
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
11
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.6.Tình hình nợ quá hạn ở NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể từ phía khách hàng, cũng có thể từ phía Ngân hàng…mà hiện nay nợ quá hạn trong
hoạt động cho vay tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp đang là vấn đề cần quan tâm
Bảng 7.2. Nợ quá hạn và cơ cấu nợ quá hạn theo TPKT và kỳ hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền

So với tổng dư
nợ(%)
Số tiền
So với tổng dư
nợ(%)
Số tiền
So với tổng dư
nợ(%)
Tổng dư nợ 696,817 100% 642,130 100% 740,932 100%
Dư nợ quá hạn 101,847 14,6% 114,202 17,8% 93,581 12,6%
1.Theo TPKT
-Nợ quá hạn KTNQD
-Nợ quá hạn KTQD
66,506
35,341
9,5%
5,1%
88,049
26,153
13,7%
4,1%
59,85
40,15
8,1%
4,5%
2.Theo kỳ hạn
-Nợ quá hạn NH
-Nợ quá hạn trung & dài hạn
24,108
77,739

3,4%
11,2%
33,690
80,512
5,3%
12,5%
25,455
68,126
3,4%
9,2%
Dư nợ xấu 12,420 1,8% 12,512 1,95% 12,441 1,68%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp năm 2007, 2008, 2009)

Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
12
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ quá hạn của chi nhánh
trong 3 năm qua đã có sự thay đổi.
- Tổng nợ quá hạn tính đến cuối năm 2007 của NHTMCPCT chi nhánh
Tam Điệp là 101,847 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,6% trong tổng dư nợ trong đó
dư nợ xấu là 12,420 tỷ đồng chiếm 1,8% trong tổng dư nợ. Sang năm 2008 dư
nợ quá hạn tăng lên, chiếm 17,8% trong tổng dư nợ với con số tuyệt đối là
114,202 tỷ đồng, nợ xấu là 12,512 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,95% trong tổng dư
nợ. Nguyên nhân là do một số DNTN thương mại dịch vụ năm 2008 kinh doanh
gặp nhiều khó khăn vốn bị ứ đọng nên chưa có khả năng thanh toán đúng hạn.
Năm 2009, chi nhánh đẩy mạnh công tác hạn chế rủi ro cấp tín dụng nhằm giảm
nợ quá hạn, do đó nợ quá hạn năm 2009 giảm xuống còn 93,581 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 12,6% trong tổng dư nợ, tỷ trọng nợ xấu cũng giảm xuống còn 1,68%
trong tổng dư nợ với con số cụ thể là 12,441 tỷ đồng.

* Về cơ cấu nợ quá hạn:
- Theo TPKT, tỷ trọng nợ quá hạn cũng có sự thay đổi, cụ thể là: Năm
2007, nợ quá hạn khối KTNQD là 66,506 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,5% trong
tổng dư nợ, đến năm 2008, con số này đã tăng lên 88,049 tỷ đồng tỷ trọng cũng
tăng lên chiếm 13,7% tổng dư nợ; năm 2009 nợ quá hạn khối này cũng đã giảm
chỉ còn 59,85 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng nợ quá
hạn khối KTQD không thay đổi nhiều, nếu như năm 2007, nợ quá hạn khối này
là 35,341 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,1% tổng dư nợ thì đến năm 2008 đã giảm
xuống còn 26,153 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,1% tổng dư nợ tuy nhiên đến năm
2009, dư nợ quá hạn khối này tăng lên là 40,15 tỷ đồng, tỷ trọng cũng tăng lên
chiếm 4,5% tổng dư nợ.
- Theo kỳ hạn cho vay, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 là 24,108 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 3,4% tổng dư nợ, năm 2008 tỷ trọng này tăng lên chiếm 5,3%
tổng dư nợ với con số là 33,690 tỷ đồng và đến năm 2009, dư nợ quá hạn ngắn
hạn giảm còn 25,455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn
trung và dài hạn do năm 2008 khó khăn về kinh tế nên tăng từ 77,739 tỷ đồng
(năm 2007) lên 80,512 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng tăng từ 11,2%
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
13
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
lên 12,5%, tuy nhiên năm 2009, dư nợ quá hạn này đã giảm xuống còn 68,126 tỷ
đồng, tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm còn 9,2%.
Tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm qua tuy có biến động tăng
giảm và năm 2009, chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn nhưng tỷ trọng nợ quá hạn
trên tổng dư nợ vẫn còn cao so với mức cho phép. Điều này chắc chắn ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh do đó chi nhánh cần có các biện pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro nhằm làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
Bảng 8.2 Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ quá hạn 101,847 100% 114,202 100% 93,581 100%
Nhóm II (<90 ngày) 89,427 87,8% 101,690 89,04% 81,140 86,7%
Nhóm III(<180 ngày) 10,075 9,9% 10,014 8,7% 10,201 10,9%
Nhóm IV (180-360 ngày) 1,347 1,3% 1,039 0,9% 1,498 1,6%
Nhóm V (>180 ngày) 998 1% 1,459 1,36% 742 0,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Phòng tín dụng NHTMCPCT TĐ năm
2009)
Nhìn chung nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ quá hạn bình thường
(<180 ngày) thuộc nhóm 2, chiếm tỷ trọng bình quân là 87,8% trong tổng nợ quá
hạn và chiếm 2,78% trong tổng dư nợ. -Năm 2007, nợ nhóm 2 của chi nhánh là
89,427 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,8% tổng dư nợ quá hạn, đến năm 2008, tỷ
trọng trong tổng dư nợ quá hạn của nhóm này tăng lên 89,04% với con số là
101,690 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 81,140 tỷ đồng tỷ
trong giảm nhẹ còn 86,7% trong tổng nợ quá hạn.
-Nợ nhóm 3 của chi nhánh cũng có sự dao động trong 3 năm, cụ thể là năm
2007, nợ nhóm 3 là 10,075 tỷ đồng tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn chiếm
9,9%, năm 2008, tỷ trọng nhóm nợ này giảm xuống còn 8,7% với số tuyệt đối là
10,014 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2009, cả số tiền cũng như tỷ trọng của nhóm
nợ này đều tăng lên, tỷ trọng chiếm 10,9% với số tiền là 10,201 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
14
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
- Nợ nhóm 4, 5 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Năm 2007 nợ
nhóm 4 là 1,347 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,3% tổng nợ quá hạn, nợ nhóm 5 là
998 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1%. Sang năm 2008, tỷ trọng nợ nhóm 4 giảm
xuống còn 0,9% với 1,039 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 lại tăng lên đến 1,459 tỷ,
tỷ trọng tăng lên đến 1,36% tổng dư nợ. Năm 2009, nếu nợ nhóm 4 tăng lên đến

1,498 tỷ đồng với tỷ trọng 1,6% thì nợ nhóm 5 giảm xuống còn 742 triệu đồng,
chỉ còn chiếm tỷ trọng 0,8% trong tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh.
Nợ xấu của chi nhánh rơi vào đối tượng khách hàng là các DNTN sản xuất
nhỏ lẻ sản phẩm chưa có đầu ra tiêu thụ, người nông dân vay vốn làm ăn năm
vừa qua gặp khó khăn về kinh tế, thiên tai gây mất mùa, vay tiêu dùng mà nguồn
trả là tiền lương nên gặp khó khăn tạm thời về tài chính. Một phần không nhỏ
nữa là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nghiên cứu, nắm bắt thị
trường, tiếp cận và thẩm định khách hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát kịp thời khi
khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ.
* Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN về phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro, năm 2009 chi nhánh NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp đã
trích lập dự phòng rủi ro là 11,037 tỷ đồng, doanh số xử lý rủi ro là 11,182 tỷ
đồng, thu nợ đã xử lý rủi ro là 9,760 tỷ đồng. Mục tiêu của chi nhánh là phát
triển bằng chính thực lực của mình đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thể hiện vị
thế của mình. Do đó chi nhánh sẽ tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý rủi
ro mang tầm chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
15
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1) Nhận xét
3.1.1) Kết quả đạt được
- Trong năm 2009, thị trường nguồn vốn có nhiều khó khăn, tình hình giá
cả bất ổn định gây tâm lí cho người dân không muốn giữ tiền mặt, đầu tư mua
vàng và bất động sản, mặt khác lãi suất huy động giảm mạnh do điều chỉnh lãi
suất của NHNN cũng đã phần nào ảnh hưởng đến công tác huy đồng vốn của chi
nhánh. Tuy nhiên nguồn vốn của chi nhánh vẫn ổn định, đạt 605,420 tỷ đồng,

tăng trưởng 11,9% so với năm trước.
- Dư nợ tín dụng tăng 27,2% đạt 234,55 tỷ đồng so với năm 2008. Thực
hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, góp phần duy trì
năng lực sản xuất cho các cá nhân và tổ chức kinh tế trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo đúng chế độ quy
định. Cụ thể: Trích lập dự phòng rủi ro năm 2009 là 5, 720 tỷ đồng, doanh số xử
lý rủi ro là 5,565 tỷ đồng, thu nợ đã xử lý rủi ro là 3,650 tỷ đồng.
-Phong trào thi đua được đẩy mạnh, hoạt động của đoàn thể đi vào nề nếp, đoàn
kết nội bộ được giữ vững, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện.
3.1.2) Một số tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được thì NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục :
- Kỹ năng nghiệp vụ của một số cán bộ còn yếu, hồ sơ còn nhiều sai sót,
còn thiếu các giấy tờ theo quy định, ghi chép các yếu tố trên hồ sơ còn ghi tắt,
ghi ẩu, ghi không đúng với yêu cầu về yếu tố pháp lý. Khi thực hiện giao dịch
IPCAS cán bộ tín dụng vẫn còn yếu, còn sai sót nhiều.
- Chất lượng tín dụng của một số xã, phường vẫn còn kém, nợ xấu cao,
công tác cho vay của một số cán bộ còn chưa thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ.
Đối với cho vay đời sống cán bộ chưa tính toán kỹ mức thu nhập, chi tiêu của
khách hàng hàng tháng, một số cán bộ chưa thẩm định kỹ tư chất, khả năng tài
chính của khách hàng, nên phát sinh nợ xấu cao.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
16
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội
- Việc ghi chép trên hồ sơ của kế toán còn tuỳ tiện, ghi chép theo dõi thu nợ
lãi không đúng cột, mục theo quy định, hồ sơ còn tẩy xoá nhiều. Chuyển nợ quá
hạn không ghi vào thẻ lưu quá hạn theo đúng quy định.
3.2) Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại
NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp

-Chiến lược dài hạn về đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và các cán bộ hoạt động ở các
bộ phận khác có liên quan đến tín dụng.
-Hoàn thiện hệ thống phân cấp và quy trình cho vay thống nhất chặt chẽ
trên cơ sở các quy đinh cho vay của NHTMCPCT Việt Nam.
-Phân loại khách hàng, áp dụng cơ chế cho vay, bảo đảm tiền vay đối với
từng khách hàng trên cơ sở xếp loại.
-Định kỳ phân tích khả năng tài chính & hoạt động SXKD của khách hàng,
phân tích dư nợ để xác định rõ thực trạng tín dụng, theo dõi những biến động bất
thường để kịp thời xử lý, phòng ngừa được rủi ro có thể xảy ra.
-Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao vai trò của
kiểm tra, kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện sai sót để có biện pháp xử lý kịp
thời.
-Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing có hiệu quả:
thu hút nhiều khách hàng, duy trì, mở rộng khách hàng truyền thống, đảm bảo
lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng
-Thêm vào đó, Ngân hàng cũng cần có hình thức tuyên truyền, quảng cáo,
giới thiệu để đưa thông tin đến với khách hàng, để họ biết tới hoạt động của
ngân hàng. Đồng thời để họ thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng, về lãi
suất, về các chính sách ưu đãi vay vốn hỗ trợ SXKD cho DN cũng như hộ kinh
tế.
-Đổi mới trang thiết bị, cập nhật các phần mềm nghiệp vụ để nâng cao
hiệu quả hoạt động của NH, giúp cho quy trình hoạt động được rút ngắn, thuận
tiện và chính xác.
3.3) Một số đề xuất và kiến nghị
3.3.1) Kiến nghị với NHTMCPCT Việt Nam
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
17
Báo cáo thực tập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà
Nội

- Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công
nhân viên cho tương xứng với nhiệm vụ được giao.Cần mạnh dạn giao việc cho
cán bộ trẻ có trình độ, năng lực, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách.
- Ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc xét duyệt cho vay, thẩm định dự
án, khoản vay một cách chi tiết, đầy đủ. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền
vay, sử dụng vốn vay. Thực hiện thu nợ gốc và lãi đúng chế độ và phù hợp với
thực tế. Cập nhật thường xuyên, kịp thời và theo định kỳ các thông tin tín dụng
như thông tin về hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo, quan hệ bảo lãnh, thông tin tài
chính của khách hàng.
- Ngân hàng cần tăng thêm mức chi hoa hồng cho các tổ chức và cá nhân
thu được nợ tồn đọng cho ngân hàng, mức chi như hiện nay (3% số tiền thu
được) là chưa hợp lý, chưa khuyến khích được người thu nợ.
- Ngân hàng cân phối hợp với các ban ngành có liên quan, ban hành những
văn bản hưởng hướng dẫn dưới luật, nhằm triển khai đồng bộ luật NHNN, luật
các tổ chức tín dụng, đồng thời phải nhanh chóng có những văn bản chỉ đạo và
hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể để thống nhất trong toàn hệ thống.
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN VN
- NHNN VN cần tổ chức trung tâm phòng ngừa rủi ro theo mô hình thích
hợp, để đảm bảo hoạt động của trung tâm có hiệu quả thì cần phải trang bị cơ sở
vật chất hiện đại để làm tốt công tác thu thập thông tin cũng như mở rộng tuyên
truyền để nâng cao nhận thức về lợi ích của công tác này đến các TCTD, các
DN, và các cơ quan hữu quan.
- Chuẩn mực hoá cơ chế trích lập dự phòng rủi ro để các đơn vị thành viên
trong toàn hệ thống chủ động trong công tác điều hành tín dụng, đưa mục tiêu an
toàn lên hàng đầu, nhưng cũng phải gắn việc mở rộng tín dụng với hiệu quả tài
chính trong hoạt động tín dụng.
- NHNN cũng nên rà soát lại các văn bản, xoá bỏ tình trạng văn bản chồng
chéo, thiếu đồng bộ, không phù hợp với thực tế.
Nguyễn Thị Hà Vân MSV: 06D05836
18

×