Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Báo cáo thực tập: Các giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.14 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH ................................................................1
1.1. Những vấn đề chung về phát triển du lịch ................................................................1
1.1.1. Khái niệm về du lịch, khách du lịch,khu du lịch, sản phẩm du lịch ......................1
1.1.1.1. Khái niệm du lịch: ..............................................................................................1
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch: ....................................................................................1
1.1.1.3. Khái niệm khu du lịch: .......................................................................................2
1.1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch ...............................................................................2
1.1.2. Đặc điểm về du lịch ...............................................................................................2
1.1.3. Nội dung phát triển du lịch ....................................................................................3
1.1.4.Các tiêu chí phát triển du lịch ................................................................................3
1.2. Vai trò của du lịch ....................................................................................................4
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch .......................................................5
1.3.1. An ninh chính trị, an toàn xã hội ...........................................................................5
1.3.2. Kinh tế....................................................................................................................6
1.3.3. Văn hóa ..................................................................................................................7
1.3.4. Tài nguyên .............................................................................................................8
1.4. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của các quốc gia ........................................10
1.4.1. Nhìn từ du lịch Indonesia ....................................................................................10
1.4.2. Nhìn từ du lịch Thái Lan .....................................................................................11
1.4.3. Nhìn từ du lịch Singapore ....................................................................................12
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cho Tp Đà Nẵng ...............................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG
TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................................................15
2.1. Sơ lược về thành phố Đà Nẵng...............................................................................15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đà Nẵng .........................................15
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ......................................................16
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................16
2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................17
2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua ......................20
2.1.3.1. Tình hình kinh tế ...............................................................................................20




2.1.4. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Đà nẵng ................................................22
2.2. Sơ lược về Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch thành phố Đà Nẵng .....................24
2.2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển sở VHTTDL ...........................................24
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Kế hoạch – Đầu tư ................................................24
2.2.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng ..........................................................................24
2.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng .............................................................................25
2.3. Thực trạng phát triển ngành du lịch TP Đà Nẵng trong thời gian qua ...................25
2.3.1. Tình hình phát triển du lịch TP Đà Nẵng trong thời gian qua ...........................25
2.3.1.1. Quy mô,số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ..................................25
2.3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch .............................................................26
2.3.1.3. Tình hình cơ sơ vật chất của ngành .................................................................27
2.2.1.4. Chất lượng dịch vụ du lịch ...............................................................................29
2.2.1.5. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch. ........................................................30
2.3.1.6. Khai thác tài nguyên du lịch .............................................................................30
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ..................................31
2.3.2.1. Phân tích các yếu tố khách quan.......................................................................31
2.3.2.2. Phân tích các yếu tố chủ quan ..........................................................................32
2.4. Đánh giá thực trang phát triển du lịch Tp Đà Nẵng trong thời gian qua ................33
2.4.1. Những thành tựu đạt được ...................................................................................33
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ........................................................34
2.4.2.1. Hạn chế còn tồn tại...........................................................................................34
2.4.2.2. Nguyên nhân .....................................................................................................35
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2020. ..........................................................................................................36
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2020.............36
3.1.1. Quan điểm phát triển ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2020. ...........................36
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành du lịch Đà Nẵng đến năm 2020. ...............................36
3.1.2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................................36

3.1.2.2. Các chỉ tiêu cụ thể: ...........................................................................................36
3.2. Những cơ hội và thách thức của du lịch Đà Nẵng..................................................37
3.2.1. Những cơ hội .......................................................................................................37
3.2.2. Những thách thức. ...............................................................................................38


3.3. Các giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2020. ......................................39
3.3.1. Phát triển du lịch về kinh tế. ................................................................................39
3.3.3.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Đà Nẵng............39
3.3.1.2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch.........................................................39
3.3.1.3.Các hoạt động xúc tiến du lịch. .........................................................................40
3.3.2. Phát triển du lịch về văn hóa – xã hội. ...............................................................41
3.3.2.1.Phát triển nguồn nhân lực du lịch. ....................................................................41
3.3.3. Phát triển du lịch về tài nguyên – môi trường.....................................................42
3.3.3.1. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch. .........................................................42
3.3.3.2. Bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch. ...........................................................42


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Thứ tự bảng và hình
Bảng 2.1

Tên danh mục bảng và hình
Tăng trưởng GDP của TP Đà Nẵng

Trang
20

Bảng 2.2


Mạng lưới trường học năm 2015

22

Bảng 2.3

Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

25

Bảng 2.4

Tình hình khách và doanh thu du lịch

26

Bảng 2.5

Tình hình đầu tư xây dựng các cơ sở cư trú

27

Bảng 2.6

Cơ cấu lao động trong ngành du lịch

28

Bảng 3.1


Dự báo lượng khách du lịch đến Đà nẵng

36

Bảng 3.2

Du lịch trong GDP và khu vực dịch vụ

37

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Phòng KH-ĐT

24


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bức tranh tổng thể của Du lịch Việt Nam thì Đà Nẵng nổi lên như một
điểm sáng với thế mạnh được thiên nhiên ban tặng mà ít nơi nào có được. Tiềm năng
phong phú đó đã tạo điều kiện để Đà Nẵng có thể phát triển các sản phẩm du lịch đa
dạng, độc đáo, sinh thái, nghỉ dưỡng, bơi lặn, leo núi, bơi thuyền, hội nghị- hội thảo,
nhất là du lịch biển đảo…
Tuy nhiên, trong những năm qua, bên cạnh có thế mạnh về nguồn tài nguyên
du lịch, vị trí địa lý thuận lợi, cùng với sự đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh đạo,
nhưng các kết quả đạt được của Du lịch Đà Nẵng cho đến nay vẫn chưa được như
mong muốn, Du lịch Đà Nẵng đàng gặp phải không ít trở ngại, khó khăn và thách
thức.
Để phát triển Du lịch Đà Nẵng hiệu quả hơn trong tương lai thì đòi hỏi chúng
ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề. Đề tài: “CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016- 2020” hy vọng sẽ tìm ra được những
cơ sở khoa học nhằm cung cấp thông tin cơ bản về thực trạng, nguyên nhân của các
vấn đề còn tồn tại cần phải được giải quyết, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để giúp
cho Du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục hình vẽ,bảng…, đề tài gồm có 3
chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Tp Đà Nẵng trong giai đoạn 2010- 2015
Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch Tp Đà Nẵng đến năm 2020
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế và được sự hướng dẫn của tập thể
Phòng Kế Hoạch đầu tư cùng giáo viên hướng dẫn Lê Thị Hồng Dương, thời gian thực
tập lại không nhiều và kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu
xót, vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của cô cùng tập thể phòng Kế
hoạch – Đầu tư để đề tài em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH
1.1. Những vấn đề chung về phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch, khách du lịch,khu du lịch, sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những
mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài
môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn
nơi định cư.
Nhìn từ góc độ kinh tế: du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục

vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động
thể thao, chữa bệnh, nghiên cứu khao học và các nhu cầu khác
Như vậy, chúng ta có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phầm tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm khách du lịch:
Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của
mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục với mục đích chính
của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài
việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái niệm
khách du lịch này được áp dụng cho cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong
nước và áp dụng cho cả khách đi du lịch trong ngày và đi du lịch dài ngày có nghỉ qua
đêm.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
Khách du lịch quốc tế (International tourist):
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch
một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống
trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân
của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi
du lịch trong nước.


Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu
hút khách trong một quốc gia.
Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật du lịch của Việt Nam:

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,
làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
1.1.1.3. Khái niệm khu du lịch:
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
1.1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch, tiếng Anh là "tourist marketing", là một thuật ngữ chuyên
ngành du lịch, là một quá trình "trực tiếp" cho phép các doanh nghiệp và các cơ quan
du lịch xác định khách hàng hiện tại và tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng
kiến khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để các đơn vị này
có thể thiết kế và tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và
đạt được mục tiêu đề ra
Với các sản phẩm du lịch thì phương thức tiếp cận là một nhân tố vô cùng quan
trọng, là nguyên nhân chính tăng lượng khách du lịch vì thực sự chúng tác động thông
qua cách giới thiệu sản phẩm, sử dụng các tiện nghi, giá cả ổn định...
1.1.2. Đặc điểm về du lịch
Du lịch được coi là ngành "công nghiệp không khói", là "con gà đẻ trứng vàng"
của nền kinh tế. Ngành du lịch luôn chiếm vị trí rất quan trọng ở bất cứ quốc gia nào.
Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất tại các quốc gia
trên thế giới. Nó tạo ra rất nhiều việc làm và là nguồn phát triển quan trọng và việc
làm, đặc biệt cho những đối tượng khó tiếp cận thị trường lao động như phụ nữ, thanh
niên, lao động nhập cư và cư dân nông thôn. Du lịch có thể đóng góp đáng kể vào phát
triển kinh tế xã hội và giảm nghèo



Du lịch phát sinh từ sự di chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểm
khác nhau.
Có 2 thành phần trong mọi hình thức du lịch: Chuyến đi đến các địa điểm du
lịch và các hoạt động của du khách tại địa điểm du lịch
Các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện bên ngoài nơi họ ở hay làm việc
Chuyến đi là tạm thời, ngắn hạn
1.1.3. Nội dung phát triển du lịch
Phát triển du lịch là sự phát triển về quy mô, số lượng, năng lực kinh doanh của
các doanh ngiệp kinh doanh du lịch, số cơ sở lưu trú, số phòng, …; kết hợp với sự tăng
trưởng về doanh thu, số lượng khách du lịch đến lưu trú kể cả trong nước và quốc tế
của ngành du lịch. Đồng thời, chất lượng các dịch vụ về lưu trú, lữ hành,… ngày càng
được nâng cao, hoàn thiện, các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch ngày càng được
đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên chiếm ty trọng cao trong tổng cơ cấu kinh
tế chung của tỉnh.
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng
điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định
thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc
tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật
tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo
vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu
tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và
văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết
phát triển du lịch.

1.1.4.Các tiêu chí phát triển du lịch
Thứ nhất, là tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn, hay cụ thể hơn là doanh thu
của ngành du lịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định hàng năm, trong đó có sự tăng
trưởng về quy mô, số lượng các khách sạn, các cơ sở lưu trú, số phòng và số lượng các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch…
Thứ hai, phát triển du lịch không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, số lượng, mà
còn bao hàm việc mở rộng chủng loại, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, các loại


hình du lịch, như xây dựng các tour, các tuyến du lịch, các sản phẩm đặc trưng… Bên
cạnh việc mở rộng chủng loại, đa dạng hóa các sản phẩm, các loại hình du lịch, cẩn
phải chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa để phục vụ tiêu
dùng cho du khách.
Thứ ba,hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ngày càng gia tăng hiệu quả và năng
lực cạnh tranh so với các ngành du lịch khác. Cơ cấu ngành du lịch thay đổi theo
hướng tiến bộ, sự phát triển của ngành du lịch có đóng góp tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, góp phẩn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP của
ngành du lịch ngày càng tăng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong xã hội cùng phát
triển.
Thứ tư, ngoài ra, du lịch còn giải quyết việc làm,giữ gìn và bảo vệ môi trường…
1.2. Vai trò của du lịch
Du lịch phát triển làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ cân bằng
cán cân thanh toán quốc tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cùng cố mối
quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các
địa phương, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, thúc đẩy các nền kinh tế
khác phát triển, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế. Giải quyết việc làm cho xã
hội.
Du lịch giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp con người
nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ hiểu
biết, khả năng học hỏi của mỗi người

Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở đi lại, giao tiếp, học tập,
chữa bệnh, làm đẹp, đều gia tăng và có sự biến đổi cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó
là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới
Mỹ(1994) tạo ra dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi
nhuận. Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc chung của các nhu cầu, nó còn làm
thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu cầu. Nó tạo ra các mùa vụ, sư tăng giảm khác
nhau của nhau của nhu cầu theo thời gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian
mà nhu cầu du lịch tạo ra cũng sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch làm giàu.
Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất hàng tại chỗ
của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong nước,
nhất là đối với hàng hóa thủ công mỹ nghệ
Du lịch giúp tạo ra lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công viên du lịch,
đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường, là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn
hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu phố cổ,


phục chế các di phẩm văn hóa… đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa số lao động
ở các thành phố, thị trấn
Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển và đa
dạnh hóa các ngành nghề kinh tế.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh hưởng
các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, cỏ tiềm năng.
Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, là một đặc trưng, du lịch
chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện mà nó cho phép. Trong những điều
kiện này có những điều kiện mang đặc trưng chung thuộc về các mặt của đời sống xã
hội, bên cạnh đó do đặc điểm vị trí địa lý từng vùng mà nó tạo nên tiềm năng du lịch
khách nhau. Đó chính là nét đa dạng tạo nên những chương trình du lịch độc đáo của
từng vùng, miền và cái đích cuối cùng là thu hút khách du lịch, tăng sự hiểu biết, tạo
mối giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền.

Tuy có sự phân chia thành các nhóm tài nguyên song các điều kiện giữ một vai
trò, ý nghĩa nhất định và tác động qua lại đến nhau trong sự phát triển du lịch
1.3.1. An ninh chính trị, an toàn xã hội
Để du lịch ko ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch cũng như
các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự bảo đảm vững chắc về quốc
phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngời là “ thâm nhận những giá trị vật chất, tinh thần
độc đáo, khác lạ với quê hương mình ”. Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lại của du
khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích
thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc
tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển du lịch tức là nó không làm tròn sư
mệnh đối với du lịch, gây nên nỗi hòa nghi, tam lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó,
những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với những loại trang thiết bị
lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài
người sang tạo nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Phát và chống Mỹ,
nhiều công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một
phần và chũng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê tông hóa”,
“nhựa hóa”, dù biết rằng nó đã mất đi phần nào đó giá trị nguyên bản.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản là đất nước
giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất, gây khó khă cho phát
triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lich bị động. Vào những ngày cuới năm 2004,


một trận sóng thần lớn nhất từ trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á, Nam Á đã gây
thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng
nói là sóng thần đã làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát
triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch
bệnh như tả lỵ, dịch hạch sốt rét.
1.3.2. Kinh tế

Một trong mhững yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển
du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đê cho sự ra đời
và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc
Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch
một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần
thiết cho du lịch.
Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng
với phát triển du lịch. Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịch. Ngành
công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải để trang bị phòng
khách, các loại khăn trải bàn, ga giường…. Ngành công nghiệp chế biến gỗ trang bị đồ
gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận
tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự
phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự
phát triển du lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số
lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của
phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn,
tiện nghi, giá cả.
Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong
quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực
quan trọng. Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều
góc độ khác nhau. Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm du
lịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp.
Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm
tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các
hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi khách tới Vũng Tàu không có nghĩa là chỉ tới để
nghỉ dưỡng và tắm biển, bên cạnh hoạt động đó du khach còn có cơ hội và mong muốn
thưởng thức hải sản. Vậy ngành kinh tế biển (đánh bắt cá) đóng vai trò cung cấp nguồn
lợi thủy sản cho các nhà hàng tại Vũng Tàu phuc vụ nhu cầu ăn uống và mua về là quà



của du khách. Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không có ngành xây
dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thì hoạt động kinh
doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng ta khẳng định điều kiện
kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sự thành bại tong kinh doanh
khách sạn.
Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách
du lịch bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khả năng tài chính. Chúng
ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trong
trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hành trình. Nếu như sau thế
chiến II, mục tiêu của con người là kiến thiết lại nền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu
chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Do đời sống còn thiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất
hiện. Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về du lịch thế giới, người ta ước tính
rằng ó khoảng 3 tỷ lượt du lich nội địa và 750 triêu lượt khách du lịch quốc tề. Điều
này co nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người được nâng cao, các nhu
cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuất hiện những nhu cầu cao hơn trong đó
có nhu cầu du lịch. Như vậu điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để ngành du lịch khai
thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau.
1.3.3. Văn hóa
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những
người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhất
định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích(nhu cầu) đối với
việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc hay nói
đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin à
Tiếp xúc à Nhận thức à Đánh giá. Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của
chuyến tham quan du lịch .Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số
người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình
độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp
ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông
qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Một quốc
gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người
để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Ngược lai có những
quốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng
khách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững


1.3.4. Tài nguyên
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch.
Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác và ohục
vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop – Nhà địa lý học
người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác
nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho
dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét
dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn .
Di sản thế giới:
Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du lịch. Di
sản văn hoá được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa đựng những giá trị tích cục mà
loài người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại:
Di sản văn hoá vật thể:
Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàn tay sáng tạo
của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống danh lam thắng
cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ
hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống….

Trên thế giới, khá nhiều quốc gia có số di sản tương đối lớn được thế giới công
nhận như Pháp (18 di sản), ẤnĐộ (18), Trung Quốc (14), Tây Ban Nha (16), Anh (14),
Canada (10), Nhật Bản (5).v.v… Tính đến nay, Việt Nam có 6 di sản thế giới (trong đó
di sản văn hoá chiếm 4, đó là: Kinh Thành Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội
An, Thánh địa Mỹ Sơn). Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế (nói chung) và du lịch (nói riêng)
thì di sản văn hóa là một tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho đất nước.
Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:
Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân, thời điểm
bắt đầu mỗi năm mới con ngườicó thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ ngaòi cầu lộc, cầu
may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “ Chiến đấu với đời”
Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các lễ hội có
quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa Hương thu hút một
lượng khách rất lớn.


Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó cho phép
khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.
Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh
sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những
sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những xúc cảm mới lạ” mà
quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những tập tục là về cư trú, thói quen
ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc.v.v… Việt Nam với 54 dân tộc anh
em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi vùng. Chẳng hạn như du khách tới Tây Nguyên,
về việc thưởng ngoạn thắng cảnh văn hoá của Người Tây Nguyên còn có thể tham
quan, tìm hiểu đời sống cảu các dân tộc như Eđê, Mơnông, tham gia lễ hội Đâm Trâu,
tham quan nhà Rông, uống rượu cần, múa Cồng Chiêng cùng bà con các dân tộc. Càng
gần gũi với đồng bào miền cao này, người ta càng cảm thấy ngạc nhiên và rạt rào tình
cảm quý mến. Đời sống của đồng bào giản đơn nhưng tâm tình khá sâu sắc. Tưởng
nghĩ của đồng bào và văn hoá truyền thống phong phú, vừa thực tế, vừa mơ mộng….

Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi quốc gia
có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm thực riêng cho
mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy không ngừng, không
nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của kinh nghiệm ăn và sống mới
phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính là yếu tố không thể không tránh khỏi.
Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm thực cũng là một ấn tượng, một thói quen,
một ký ức hay một kỷ niệm.”
Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn thì đối với người
Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn chất lượng thực sự của bữa
ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh
trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ
mắt…. Tất cả đều mang theo mình một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho
khách. Với người Pháp, việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh
phúc của họ trong một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của
người Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món
nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến là pho
mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp: “bữa ăn là duy nhất
mà ta không cảm thấy tẻ nhạt nhạt ngay từ lúc đầu”
Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ biến.
Đó là cách để lấy tiền của du khách một cách lịch sử nhất. Việc xây dựng các chương


trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức thành 2 lọai: Chương trình du
lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp.
Đến Việt Nam, du khách có thể thưởng thức các hương vị ẩm thực khác nhau của mỗi
vùng, mỗi miền. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại nước dùng bác học,
chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua ở cố đô Huế; Bò tái cầu mống ở
Quảng Nam; Giang nam dã hạc (miền Nam)… Tất cả đều tạo hướng đi mới cho ngành
du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách du lịch.
1.4. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của các quốc gia

1.4.1. Nhìn từ du lịch Indonesia
Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm
2025, theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch. Mục đích của
chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm
đến quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, lượng khách quốc tế dự kiến đến
thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Cùng với chiến lược là một kế hoạch
phát triển đến năm 2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình
du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch
nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia.
Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ
phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng
dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng:
du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE. Ở
Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có nhiệm vụ theo dõi diễn biến
thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bà du lịch ở cấp quốc
gia. Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã
hội và du lịch, Indonesia chuyển hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN.
Ngân sách xúc tiến quảng bá du lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu
USD.
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một
trong những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn
đề như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về
phát triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về
kiến thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống
Để có thể thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch,
ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, cần có sự đầu tư
thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.


Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cần chú trọng việc

nghiên cứu đề xuất những trọng tâm phát triển cho từng giai đoạn, chú trọng đề xuất
những loại hình du lịch mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
Cần coi trọng công tác thống kê du lịch phục vụ xây dựng và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch.
1.4.2. Nhìn từ du lịch Thái Lan
Thái Lan có ngành du lịch phát triển mạnh ở Châu Á. Ngành du lịch là ngành
thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan.
Mặc dù phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình và tình hình chính trị bất ổn nhưng
ngành du lịch Thái Lan vẫn có sự phát triển thần tốc đáng kinh ngạc khi năm 2013 đã
có 26,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu đạt 42,10 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số
các điểm đến thu hút được nhiều du khách quốc tế nhất năm 2013. Tuy chỉ đứng thứ
10 về lượng khách quốc tế đến nhưng Thái Lan lại đứng thứ 7 trong số các nước và
vùng lãnh thổ có doanh thu từ du lịch quốc tế cao nhất năm 2013, và cũng là nước có
tỷ lệ tăng doanh thu ấn tượng nhất, 23,1% so với doanh thu du lịch quốc tế năm 2012
Trong các năm qua, Thái Lan đã khẳng định vị trí tại khu vực và thế giới về
phát triển du lịch. Năm 2013 Thái Lan đã nhận được giải thưởng “Điểm đến được ưa
thích nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, do Travel Trade News trao tặng.
Cũng năm 2013, độc giả báo Travel+ Leisure bình chọn Thái Lan ở hai giải thưởng là
điểm đến được ưa thích nhất và địa điểm tổ chức đám cưới tốt nhất. Thủ đô Bangkok
và thành phố Chiang Mai cũng được độc giả báo Condé Nast Traveller bầu chọn trong
danh sách 25 thành phố du lịch tốt nhất, 8 khu nghỉ mát của Thái Lan lọt vào danh
sách top 20 “Khu nghỉ mát tốt nhất” khu vực châu Á.
Theo Forbes năm 2013, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng được xếp thứ 1
trong danh sách 10 thành phố có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế
giới, với 15,98 triệu lượt khách
Theo Báo cáo Cạnh tranh du lịch và lữ hành năm 2015, Diễn đàn Kinh tế Thế
giới: Chỉ số xếp hạng cạnh tranh du lịch và lữ hành (TTCI) năm 2015 , Thái Lan xếp
thứ 35, Việt Nam xếp thứ 75/141 quốc gia tham gia xếp hạng; Việt Nam xếp sau Thái
Lan 40 bậc. Cũng theo thống kê của ASEAN, năm 2015, khách du lịch đến Thái Lan
là 24.799.800 lượt khách, chỉ sau Ma-lai-xi-a là 27.437.300 lượt khách; Việt Nam là

7.874.300 lượt khách. Như vậy, lượt khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 31,77% so
với Thái Lan. Việt Nam vốn được coi là có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển du
lịch: nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo, di sản văn hóa-lịch sử nổi tiếng, vị trí địa
lý thuận lợi, chính trị-an ninh ổn định; nhưng về tổng thể du lịch Việt Nam tuy đã phát


triển nhưng vẫn bị tụt hậu nhiều lần so với Thái Lan. Sau đây là một số kinh nghiệm
về phát triển du lịch của Thái Lan.
1.4.3. Nhìn từ du lịch Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt
để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát
triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang
sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành
công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển
du lịch
Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “một triệu khách du
lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11,64 triệu khách quốc tế đến Singapore và năm
2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore 18,8 tỷ đô
Sing, năm 2012 là 22,2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện có khoảng trên
50.000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phòng/ngày
(khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86%. Đây
thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài
nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát triển du lịch như Singapore.
Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công của việc hoạch định, xây
dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của
Chính phủ Singgapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược,
xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch
Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát
triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005),
“Địa giới du lịch 2020” (năm 2012).

Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và
khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little
India, Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm
1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du
lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch
mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực
phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của
người dân về du lịch…
Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn
dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du
lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới,
chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”.


Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường
chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore
thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các
dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các
doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản
phẩm trọng tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức
các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu
đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore sẽ đầu tư cho
Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc
tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch cho Tp Đà Nẵng
Thông qua những phân tích kinh nghiệm về quy hoạch phát triển du lịch của
các quốc gia có thể rút ra một số bài học cho phát tiển du lịch của Đà Nẵng như sau :
Thứ nhất, chúng ta cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng,
phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm
trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công

cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sách phát triển du lịch của các quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Chúng ta cần phải chú ý quy hoạch, xây dựng các cơ
sở hạ tầng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể, thống nhất với quy hoạch sử dụng
đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác; giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển
công nghiệp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng
cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống; phát triển các sản
phẩm du lịch mới, tăng cường tổ chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa,
nhất là trong mùa thu, mùa đông để thu hút khách du lịch; có chiến lược quảng bá phù
hợp đối với từng khu vực, từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước; tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; tập trung tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch, trách
nhiệm của người dân đối với việc phát triển du lịch đi đôi với việc tăng cường công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để tránh tình trạng lộn xộn, tăng giá dịch vụ,
“chặt chém” khách du lịch ở một số khu du lịch như hiện nay.
Thứ hai, Tổ chức không gian du lịch trong phạm vi Tp được xác định trong
chiến lược du lịch, theo đó nội dung này là nhằm xác định rõ các địa bàn, không gian
trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính. Ví dụ Kinabalu được xác định là địa
bàn trọng điểm về du lịch sinh thái của Malaysia, trong khi Kuala Lumpur được xác
định là địa bàn phát triển du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm. Tổ


chức không gian du lịch ở phạm vi quốc gia hầu như không có sự thay đổi trong thời
gian dài
Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm điều có sự
tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch,
kế hoạch có thể thực thi. Chính quyền tôn trọng ý kiến cộng đồng trong quá trình xây
dựng cũng như trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch. Một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của du lịch Bali(Indonesia) chính là
kinh nghiệm này.
Thứ tư, có thể thấy, đội ngũ thiết kế giữ vai trò mang tính chất quyết định đối

với quá trình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các sản phẩm du
lịch do họ thiết kế ra phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với cơ chế
chính sách của Nhà nước, phù hợp với khả năng của doanhnghiệp, đảm bảo tính cạnh
tranh mạnh mẽ đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hơn thế nữa, họ còn
phải chịu trách nhiệm trong suốt quá trình phát triển và tồn tại lâu dài của sản phẩm
trên thị trường
Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước sẽ là bài học quý giá cho Tp Đà nẵng
trong việc xây dựng , thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TP ĐÀ NẴNG
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Sơ lược về thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997,nằm trong vùng Nam
Trung Bộ, Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 5 trong 5 thành phố trực thuộc trung
ương,là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là
một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam.
Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì
Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.
Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng
thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở Châu Âu phát triển với những loại
tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu
Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản
xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá,
rượu, nước mắm, cá khô), sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ. Cùng với Hải
Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Tháng 3/1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết
lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn
định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng
thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây
dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường
sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ
Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công
nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường
thủ công. Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê
phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản
xuất không phát triển.


Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam
- Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc
dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều
thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986.
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết
cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao
gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Đà Nẵng nằm ở 15o5520" đến 16o14’10" vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến
108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây
giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nước,
Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về
phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển

của Tây Nguyên và nước bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh - thương mại của các
nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính
2000km từ thành phố Đà Nẵng.
b) Khí hậu:
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động.
Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những
đợt rét đậm nhưng không kéo dài.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% 87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% - 77,33%.
c) Đặc điểm địa hình:
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là
đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi
cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển,
một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích
lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng
đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông
ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven
biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều


cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của
thành phố.
2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn,
đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ
vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp
với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp
với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có
kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp: 514,21 km2; đất
nông nghiệp: 117,22 km2; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây
dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự...): 385,69 km2; đất ở: 30,79 km2 và đất chưa sử
dụng, sông, núi: 207,62 km2.
b) Tài nguyên nước
Biển, bờ biển:
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn
núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một
số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi
cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão
của các tàu có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11
loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải
sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có
độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên
200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải
sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo
Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh
doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm
dò dầu khí, chất đốt...
Sông ngòi, ao hồ:
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông


chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài

ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện,
sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng
nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây
dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú
và tôm hùm.
c) Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu
ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha,
trong đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là
17.468 ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên
Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu
m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa
học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho
thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà,
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:
Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha (rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966 ha),
đất chưa có rừng 1.858 ha.
Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia
Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía
bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên
tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có
kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía
nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường
Sơn và Nam Trường Sơn. Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu
nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí
hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà

Nẵng.
Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:


Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp
9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha), đất chưa có rừng là
4.205ha).
Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và Bà Nà - Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển
các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải vân tạo ra sự
khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc
(Thừa Thiên - Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của
gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân
còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở
rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:
Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là
4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha),
đất chưa có rừng 748 ha.
Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm
rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa
dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục
vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng... Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có
những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc vá có thể được
xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn
Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi có nhiều cảnh đẹp và di
tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà còn là bức bình phong che
chắn gió bão cho thành phố.
d) Tài nguyên khoáng sản
Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước,
nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai

thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía
Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa
Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x
10) x 0,3-0,5m, trữ lượng khoảng 500.000m3.
Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng
có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi
Hòa Bắc, Hòa Liên.


Ngoài ra còn có các loại khác như đất sét, trữ lượng khoảng 38 triệu m3; nước
khoáng ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày; đặc biệt, vùng thềm lục
địa có nhiều triển vọng về dầu khí
2.1.3. Tình hình kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
2.1.3.1. Tình hình kinh tế
Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP của TP Đà Nẵng
GDP

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nông
nghiệp


389,4

594,6

793,3

1860.5

2.019,6

Công
nghiệp

12.095,3

16.683,5

18.247,7

21.472,5

24.640,3

Dịch vụ

6.986,3

8.893,2

10.156,7


14.569,0

16.896,6

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng
Năm 2015 tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Đà Nẵng ước đạt 45.885 tỷ đồng,
tăng 9,8% so với năm 2014. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; ước
tính trong năm 2015 tổng lượng khách tham quan, du lịch tại Đà Nẵng đạt 4,6 triệu
lượt, tăng 20,5% so với năm 2014, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,25 triệu lượt, tăng
30,8%; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 28,7%
so với năm 2014.
Cùng với dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP được duy trì ổn
định. Giá trị sản xuất công nghiệp trong năm ước đạt 41.500 tỷ đồng, tăng 11,3% so
với năm 2014. Hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển doanh nghiệp và các hoạt động
đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP năm
2015 ước đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước đến
29/12/2015 là 14.691,5 tỷ đồng, đạt 121,4% dự toán HĐND thành phố giao và đạt
125,9% dự toán Trung ương giao. Các hoạt lĩnh vực quản lý quy hoạch, đô thị, đầu tư
- xây dựng cơ bản và tài nguyên môi trường được quan tâm đầu tư. TP tập trung khắc
phục ô nhiễm ở các bãi biển, bãi tắm; thanh tra, kiểm tra các đơn vị về lĩnh vực môi
trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai, đặc biệt tập trung chấn chỉnh các sai
phạm liên quan đến việc khai thác đất đá…
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có nhiều khởi sắc. TP đã tập trung thực
hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị” với nhiều kết quả tích cực; lao động, việc làm và
các chính sách an sinh xã hội được triển khai mạnh mẽ; các chương trình “thành phố 5


×