Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Báo cáo thực tập: Phát triển ngành Thương mại Dịch vụ ở Huyện Phú Lộc từ năm 2016 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.89 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ....................3
1.1. Những vấn đề cơ bản về ngành Thương mại- dịch vụ. ...................................3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về Thương mại- dịch vụ ........................................3
1.1.1.1. Khái niệm về Thương mại .....................................................................3
1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ .............................................................................3
1.1.1.3. Khái niệm Thương mại- dịch vụ ............................................................4
1.1.2. Sự ra đời của ngành Thương mại- dịch vụ .....................................................4
1.1.3. Phân loại Thương mại- dịch vụ ......................................................................4
1.2. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của ngành Thương mại- dịch vụ .............5
1.2.1. Vị trí và đặc điểm của ngành Thương mại- dịch vụ ......................................5
1.2.1.1. Vị trí .........................................................................................................5
1.2.1.2. Đặc điểm ..................................................................................................5
1.2.2. Chức năng của ngành Thương mại- dịch vụ ..................................................6
1.2.2.1. Chức năng cơ bản ....................................................................................6
1.2.2.2. Chức năng cụ thể .....................................................................................6
1.2.3. Nhiệm vụ của ngành Thương mại- dịch vụ ...................................................6
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Thương mại- dịch vụ ..............................6
1.3.1. Các ngành liên quan .......................................................................................6
1.3.1.1. Ngành công nghiệp ..................................................................................6
1.3.1.2. Ngành nông, lâm, thủy sản ......................................................................7
1.3.2. Vốn ..................................................................................................................7
1.3.3. Thị trường .......................................................................................................7
1.3.4. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................7
1.3.5. Nguồn nhân lực...............................................................................................7
1.3.6. Cơ chế chính sách của quản lí kinh tế ............................................................7
1.4. Sự cần thiết của ngành Thương mại- dịch vụ đối với nền kinh tế .................8
1.4.1. Phục vụ nhu cầu người tiêu dùng ...................................................................8


1.4.2. Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa phát triển .......8
1.4.3. Tạo sự cạnh tranh............................................................................................8
1.4.4. Kich thích đầu tư phát triển ............................................................................9
1.4.5. Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội ..............................................9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN PHÚ LỘC GIAI ĐOẠN 2016-2019 ...................................................10
2.1. Tổng quan về Huyện Phú Lộc ..............................................................................10
2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................10
2.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................................10
2.1.2.1. Vị trí địa lý .............................................................................................10
2.1.2.2. Tiềm năng thế mạnh ..............................................................................10
2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn ..................................................................................11
2.1.3. Kinh tế-xã hội ...............................................................................................12
2.1.3.1. Quy mô dân số và nguồn lao động ........................................................12
2.1.3.2. Về kinh tế...............................................................................................13
2.2. Phân tích tình hình ngành Thương mại- dịch vụ trên địa bàn Huyện Phú
Lộc giai đoạn 2011-2015 ...........................................................................................17
2.2.1. Kết quả hoạt động ngành Thương mại- dịch vụ ..........................................17
2.2.1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ .......................................................17
2.2.1.2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ..................................................................18
2.2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ...........................................19
2.2.2. Phân tích quá trình phát triển cơ sở hạng tầng phục vụ ngành Thương mạidịch vụ .....................................................................................................................21
2.2.2.1. Hệ thống chợ..........................................................................................21
2.2.2.2. Dịch vụ vận tải và kho bãi .....................................................................22
2.3. Đánh giá chung về ngành Thương mại- dịch vụ trên địa bàn Huyện Phú
Lộc .........................................................................................................................23
2.3.1. Thành tựu đạt được .......................................................................................23
2.3.2. Những tồn tại ................................................................................................23

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC GIAI ĐOẠN 2016-2019...............................25
3.1. Định hướng, mục tiêu và quan điểm phát triển ngành Thương mại- dịch vụ
trên địa bàn Huyện Phú Lộc giai đoạn 2016-2019 ....................................................25
3.1.1. Quan điểm .....................................................................................................25
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................25
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................25
3.1.2.2. Mục tiêu chi tiết .....................................................................................25
3.1.3. Định hướng phát triển...................................................................................26
3.2. Các giải pháp ......................................................................................................31


3.2.1. Đổi mới nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của ngành
Thương mại- dịch vụ. .............................................................................................31
3.2.2. Tạo lập môi trường thuận lợi phát triển ngành Thương mại- dịch vụ .........32
3.2.3. Coi trọng phát huy nhân tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển
Thương mại- dịch vụ. .............................................................................................32
3.2.4. Phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất ..................................................................32
3.2.5. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư ....................................................................33
3.2.6. Phát triển các loại hình vừa và nhỏ, kinh doanh các thể và tăng liên kết giữa
các thành phần kinh tế-xã hội .................................................................................33
3.2.7. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách quản lí kinh tế ....................................33
KẾT LUẬN ....................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................36


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện ...........12
Bảng 2.2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện ............................17
Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp giai đoạn 2015-2019 .........................18

Bảng 2.4: Số cơ sở hoạt động ngành Thương mại- dịch vụ chia ...................................19
theo thành phần kinh tế ...................................................................................................19
Bảng 2.5: Số cơ sở kinh doanh cá thể trên địa bàn chia theo ngành kinh tế-xã hội ......20
Bảng 2.6: Hệ thống chợ loại 2 và loại 3 trên địa bàn huyện ..........................................21
Bảng 2.7: Doanh thu vận tải năm 2015 trên địa bàn huyện ...........................................22


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, thực tế cho ta thấy rằng Thương mại- dịch vụ là một trong
những ngành quan trọng của nền kinh tế và không có quốc gia nào trên thế giới là
thiếu ngành Thương mại- dịch vụ trong nền kinh tế của mình. Ở nước ta cũng vậy,
Thương mại- dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước, Thương
mại- dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy
thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vị quốc gia cũng như quốc tế, dịch vụ
thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “ đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản
xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất chỉ có thể phát triển đời sống tiêu dùng của
nhân dân chỉ được nhân cao khi dịch vụ phát triển tương ứng. Ngược lại dịch vụ cũng
có thể phát triển được khi tồn tại nền kinh tế sản xuất phát triển và có nhu cầu tiêu
dung cao. Chính vì vậy, sự phát triển của ngành Thương mại- dịch vụ là một bộ phận
đóng vai trò then chốt cho sự phát triển chung của xã hội. Do đó, phát triển ngành
Thương mại- dịch vụ là một nhiệm vụ của tất cả các ban ngành liên quan nhằm đưa
ngành Thương mại- dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế.
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của đất nước có nhiều đô thị gắn với
các cửa biển và vịnh nước sâu. Tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ là điểm nối của các
đầu nối giao thông trong đường bộ, đường sắt trọng yếu của đất nước mà còn là địa
điểm giao thương quan trọng với các nước láng giềng như Lào, Campuchia… Là điểm
đầu của hành lang kinh tế Đông Tây. Tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành cửa ngõ ra biển
của vùng kinh tế rộng lớn ( Cảng Chân Mây-Lăng Cô).
Huyện Phú Lộc nằm cách thành phố Huế 45Km về phía Bắc và cách Đà Nẵng
55Km về phía Nam. Nằm trên trục giao xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt,

đường hàng không, Huyện Phú Lộc giữ vị trí về quốc phòng an ninh và có nhiều điều
kiện về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, đặc biệt là ngành Thương mại- dịch
vụ.
Sau một thời gian tìm hiểu và tham khảo những vấn đề chủ chốt về tình hình
phát triển kinh tế- xã hội của Huyện Phú Lộc, em nhận thấy rằng ngành Thương mạidịch vụ của Huyện cần được ưu tiên phát triển để có thể khai thác các thế mạnh một
cách tốt nhất của Huyện. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “Phát triển ngành Thương


mại- dịch vụ ở Huyện Phú Lộc từ năm 2016-2019” để làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp.
Kết cấu bài báo cáo thực tập bao gồm:
+ Chương 1: tổng quan về ngành thương mại- dịch vụ
+ Chương 2: thực trạng ngành thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện phú lộc
giai đoạn 2016-2019
+ Chương 3: giải pháp phát triển ngành thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện
phú lộc giai đoạn 2016-2019
Sau quá trình cố gắng và nỗ lực , em đã hoàn thành đề tài của mình với sự giúp
đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và trường phòng Kinh tế- Hạ tầng Huyện Phú
Lộc. Tuy vậy do thời gian ngắn hạn chế về hiểu biết nên đề tài không tránh khỏi thiếu
sót. Kính mong giáo viên hướng dẫn cà các cô chú làm việc tại phòng Kinh tế- Hạ tầng
Huyện góp ý kiến để đề tài của em mang ý nghĩa thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ
1.1. Những vấn đề cơ bản về ngành Thương mại- dịch vụ.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về Thương mại- dịch vụ
1.1.1.1. Khái niệm về Thương mại
Thương mại bao gồm 2 lĩnh vực nhỏ hơn: nội thương và ngoại thương.
Nội thương:Là một ngành kinh tế độc lập chuyện về tổ chức lưu thông hàng

hóa tức là chuyên mua bán hàng hóa trên thị trường.
Ngoại thương:là ngành kinh tế độc lập thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa
giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bao gồm các hoạt động bán hàng
hóa giữa một quốc gia với các quốc gia khác và các dịch vụ kèm theo như bảo hành ,
sửa chữa, lắp ráp máy móc, bảo hiểm thanh toán quốc tế, vận chuyển hàng hóa.
Công thức chung của hoạt động lưu thông hàng hóa là H-T-H. Tiền đóng vai trò
môi giới giữa hành vi bán hàng và hành vi mua hàng. Khi lưu thông hàng hóa trở
thành một chức năng động lập thì hình thành ngành kinh doanh thương mại. Lúc này
công thức chung của thương mại là T-H-T’. Tiền đóng vai trò là phương tiện tổ chức
lưu thông hàng hóa. Lưu thông hàng hóa được thực hiện dưới hình thức lưu chuyển
hàng hóa. Đây là quá trình vận dộng sản phẩm vật chất từ sản xuất đến tiêu dung thông
qua thị trường và tiền tệ.
Lưu chuyển hàng hóa được thực hiện dưới 2 hình thức:
+ Lưu chuyển hàng hóa bán buôn là một phạm trù của lưu chuyển hoàng hóa
phản ánh việc giao dịch mua bán hàng hóa nhằm mục đích chuyển bán. Bán cho các
doanh nghiệp tiêu dung, sản xuất và xuất khẩu.
+ Lưu chuyển hàng hóa lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa,
hàng hóa kết thúc quá trình vận động chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang tiêu dùng cá
nhân thông qua hoạt động mua bán trực tiếp.
1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ
Theo nghĩa hẹp:Dịch vụ là công việc làm cho người khác hay cộng đồng mà
hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của công người như vận chuyển, sữa
chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.
Theo nghĩa rộng:Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả
của chúng không tồn tại dưới hình thái vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm tất cả các
lĩnh vực khác với trình độ cao, chi phí rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội,
mội trường của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.


1.1.1.3. Khái niệm Thương mại- dịch vụ

Có nhiều cách tiếp cận khi nghiên cứu về Thương mại- dịch vụ. Trong phạm vi
hạn hẹp của đề tài, Thương mại- dịch vụ được tiếp cận dưới góc độ là đối tượng trao
đổi hoạt động (mua, bán) của thương mại.
Kết quả hoạt động sản xuất là những sản phẩm vật chất và những sản phẩm phi
vật chất. Nếu việc trao đổi mua bán các sản phẩm vật chất (hàng hóa) được gọi là
thương mại hàng hóa thì việc trao đổi mua bán các sản phẩm phi vật chất được gọi là
thương mại dịch vụ.
1.1.2. Sự ra đời của ngành Thương mại- dịch vụ
Xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội khác nhau đánh giá
bước phát triển của lực lượng sản xuất. Từ khi thương nghiệp tách khỏi sản xuất và trở
thành một ngành độc lập trong toàn bộ kinh tế-xã hội, khi đó ngành Thương mại- dịch
vụ được khai sinh và phát triển đến ngày hôm nay. Trong thời kì mới ra đời, hoạt động
thương mại chỉ giới hạn ở việc trao đổi hàng hóa một cách ngẫu nhiên. Dần dần nó
phát triển đi đôi với sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
Khi trao đổi hàng hóa phát triển đến một trình độ nhất định, đã dẫn đến sự xuất
hiện của tiền làm chức năng phương tiện lưu thông thì trao đổi hàng hóa được gọi là
lưu thông hàng hóa. Chính sự xuất hiện của tiền đã thúc đẩy hoạt động thương mại
diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, góp phần làm tăng nhanh quá trình lưu thông cho đến
ngày hôm nay.
1.1.3. Phân loại Thương mại- dịch vụ
Theo tài liệu ký hiệu MTN.GNS/W/120 của Tổ chức Thương mại Thế giới,
Thương mại- dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn, trong đó lại bao gồm nhiều phân
nhóm khác nhau. 12 nhóm đó là:


Các dịch vụ kinh doanh.



Các dịch vụ thông tin liên lạc.




Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng.



Các dịch vụ phân phối.



Các dịch vụ giáo dục.



Các dịch vụ môi trường.



Các dịch vụ tài chính.



Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội.



Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành.




Các dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao.



Các dịch vụ giao thông vận tải.



Các dịch vụ khác.


1.2. Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của ngành Thương mại- dịch vụ
1.2.1. Vị trí và đặc điểm của ngành Thương mại- dịch vụ
1.2.1.1. Vị trí
Thương mại- dịch vụ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Với tỉ
trọng ngày càng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thương mại- dịch
vụ đã, đang và ngày càng chiếm vị trí quan trong trong nền kinh tế quốc dân trên cả
hai tiêu chí cơ cấu trong tổng lực lượng lao động xã hội và tỉ trọng trong cơ cấu GDP.
Thương mại- dịch vụ có quan hệ tương hỗ với các khu vực kinh tế khác như công
nghiệp, nông nghiệp.
Một mặt, Thương mại- dịch vụ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành sản
xuất, mặt khác nó được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ngành kinh tế
quốc dân. Sự phát triển của hệ thông các ngành Thương mại- dịch vụ không phải là
mục đích tự than mà nó luôn được đặt trong quan hệ hữu cơ với các bộ phận khác
trong kinh tế quốc dân.
Thương mại- dịch vụ được xem là cầu nối giữ sản xuất với sản xuất, giữa sản
xuất với tiêu dùng. Các ngành sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ các nhu cầu xã hội
ngày càng cao sẽ làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển hài hòa, bền vững.
1.2.1.2. Đặc điểm

*Thương mại
Về công thức thương mại: T-H-T’, yếu tố tiền trở thành phương thức và mục
đích của quá trình trao đổi trong thương mại. Người kinh doanh thương mại với mục
đích sinh lời, lợi nhuận và để đạt điều này thì ngành thương mại phải thực hiện việc
phục vụ tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, người tiêu dùng.
Về thị trường các yếu tố: Bao gồm vốn, hàng hóa, đầu vào và đầu ra. Trong đó,
vốn có vai trò quan trọng lớn trong kinh doanh và tổ chức quá trình kinh doanh của tổ
chức thương mại, vốn trong thương mại được sử dụng để mua hàng hóa của các tổ
chức sản xuất và thực hiện sự bán lại trên thị trường.
Về mục đích và hành vi của chủ thể tham gia vào ngành thương mại đó là giá trị
thặng dư, do đó diễn ra quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể.
*Dịch vụ
Là sản phẩm vô hình, chất lương dịch vụ rất khó đánh giá vì nó chịu nhiều yếu
tố tác động: người bán, người mua và cả tác động mua bán dịch vụ.
Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời, nên cung cầu dịch vụ không
thể tách rời nhau mà phải tiến hành cùng lúc.


1.2.2. Chức năng của ngành Thương mại- dịch vụ
1.2.2.1. Chức năng cơ bản
1.2.2.2. Chức năng cụ thể
Tổ chức việc mua bán hàng hóa bằng việc hình thành hệ thống siêu thị, cảu
hnafg tự chọn, mạng lưới của chợ, các cửa hàng bán lẻ thèo từng cụm dân cư, từng
đường phố, xác định quy hoạch và tạo điều khiện thúc đẩy việc hình thành các phố
buôn bán chuyên doanh theo tuyến đường.
Tổ chức dự trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng để thực hiện khả năng
cung ứng hàng hóa được liên tục gắn sản xuất với tiêu dùng.
Tổ chưc thực hiện nhằm tiết kiệm hao phí thời gian.
1.2.3. Nhiệm vụ của ngành Thương mại- dịch vụ
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Thương mại- dịch vụ, thúc

đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát triển Thương mại- dịch vụ toàn diện đảm bảo việc lưu thông hàng hóa
thông suốt, dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của đời sống xã hội.
Ngành Thương mại góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng
của đất nước như việc làm, vốn đầu tư, khoa học công nghệ.
Đảm bảo sự thống nhất giữ kinh tế và chính trị, đặc biệt là trong thương mại
quốc tế.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và mở rộng xâm nhập thị trường thế giới.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Thương mại- dịch vụ
1.3.1. Các ngành liên quan
1.3.1.1. Ngành công nghiệp
Để ngành công nghiệp có thể sản xuất và kinh doanh được thông suốt, dễ dàng
thì không thể thiếu ngành Thương mại- dịch vụ. Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào
cho quá trình sản xuất là rất cần thiết, bên cạnh đó sản phẩm công nghiệp sau khi sản
xuất cần phải được tiêu thụ trên thị trường. Để đáp ứng những vấn đề trong ngành
Thương mại- dịch vụ đã xây dựng một hệ thống các kế hoạch về phát triển ngành đồng
thời đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa của ngành công nghiệp trên thị trường
một cách dễ dàng. Ngành Thương mại- dịch vụ góp phần gắn kết giữa sản phẩm và
người tiêu dùng làm cho thị trường sôi động hơn. Ngành công nghiệp cung cấp sản
phẩm, hàng hóa cho ngành thương mại phát triển. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng
đóng góp một phần quan trọng trong lưu thông. Các dịch vụ sửa chữa máy móc, dịch
vụ ăn uống… cũng góp phần quan trọng trong ngành công nghiệp, ngược lại ngành
công nghiệp trở thành một đầu mối hàng hóa đa dạng phong phú lưu thông trên thị
trường thương mại.


1.3.1.2. Ngành nông, lâm, thủy sản
Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cung cấp cho các trung tâm thương mại,
các chợ trong Huyện và các đại lý. Đây là một trong những sản phẩm làm tiền đề cho
ngành thương mại phát triển. Tuy nhiên, do đất nông nghiệp bị thu hẹp, sản phẩm của

ngành ít đa dạng, phong phú, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn, giá trị nông nghiệp giảm
dần gây ảnh hưởng và trở ngại lớn cho các trung tâm thương mại.
1.3.2. Vốn
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường, Thương mại- dịch vụ cần có
chính sách, giải pháp phát triển vốn đầu tư thích hợp ở cả tầm vi mô và vĩ mô.
Cần áp dụng tổng hợp các chính sách và giải pháp tạo vốn, sử dụng vốn, tăng
cường khả năng tài chính cho doanh nghiệp thương mại.
1.3.3. Thị trường
Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động. Thương mại càng phát triển thì
làm cho thị trường ngành càng được mở rộng, ngược lại sự phát triển của thị trường
vừa hỗ trợ cho hoạt động thương mại vừa là thước đo sự phát triển của thương mại.
Về cả lý luận và thực tiễn thì hoạt động thương mại vừa là tiền đề vừa là kết quả
của quá trình phát triển của thị trường.
1.3.4. Cơ sở hạ tầng
Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đời sống và kinh tế
đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành dịch vụ thương mại,
trong đố quan trọng nhất là hệ thống giao thông và các trung tâm mua bán.
1.3.5. Nguồn nhân lực
Hoạt động kinh doanh Thương mại- dịch vụ ở Việt Nam hiện nay mang tính nhỏ
lẻ, manh mún vì vậy hoạt động cho ngành Thương mại- dịch vụ cũng ít được quan
tâm.
Về mặt số lượng, lao động thương mại tăng lên đáng kể như về mặt chất lượng
vẫn chưa được quan tâm, trình độ học vấn thấp và tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn.
Trình độ tổ chức và quản lý trong hoạt động thương mại còn nặng về kinh nghiệm,
mang tư duy của người sản xuất nhỏ.
Công tá đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thương mại là một yêu cầu rất
bức xúc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy lùi và hạn chế tình trạng buôn lậu,
gian lận thương mại trong kinh doanh ở nước ta.
1.3.6. Cơ chế chính sách của quản lí kinh tế
Sự phát triển của ngành dịch vụ thương mại chịu tác động mạnh mẽ bởi chủ

trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó đặc biệt là chính
sách thương mại.


Chính sách thương mại còn có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để để lợi
thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Mục tiêu chính sách thương mại xuất phát trừ mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội.
1.4. Sự cần thiết của ngành Thương mại- dịch vụ đối với nền kinh tế
1.4.1. Phục vụ nhu cầu người tiêu dùng
Thông qua hoạt động của mình, thương mại sẽ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho
người tiêu dùng một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng và chất lượng, cơ cấu, chủng
loại với không gian và thời gian thích hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng
của con người. Hơn nữa, việc cung ứng hàng hóa đến các khu vực nông thôn và miền
núi, thương mại đã góp phần cải tạo tiêu dùng và hình thành tập quán tiêu dùng mới.
Mặt khác, thương mại còn góp phần giúp cho người tiêu dùng lựa cho hàng hóa
phù hợp với nhu cầu đồng thời cũng kích thích nhu cầu mới.
1.4.2. Góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa phát triển
Thương mại- dịch vụ chính là cầu nối giữa các yếu tối đầu vào và đầu ra trong
quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán
hàng hóa sẽ lưu hành như thế nào nếu không có dịch vụ vận tải? dịch vụ thanh toán?
Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, hàng không,
đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại địa lý, đảy nhanh tốc độ lưu thông
hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia
khác, từ khu vực này đến khu vực khác.
Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có
hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ
buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động
thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng cùa người
tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết

nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trinh
tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh
chóng thu hồi vốn để đầu tư sản xuất.
1.4.3. Tạo sự cạnh tranh
Thương mại- dịch vụ luôn thể hiện sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh
trên thị trường mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ giữa chủ thể kinh doanh là quan
hệ bình đẳng về mặt lí thuyết đó là thuận mua vừa bán. Cho nên trong hoạt động dịch
vụ- thương mại đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải năng động, sáng tạo, kể cả nghệ
thuật để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa dịch vụ trên thị trường,
góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng và điều này sẽ làm tăng


vững giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay.
1.4.4. Kich thích đầu tư phát triển
Sự phát triển của ngành Thương mại- dịch vụ sẽ tạo cơ hội cho đầu tư phát triển.
Khi nhà nước đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, chợ, siêu thị, bệnh viện,
trường học… sẽ tạo điều kiện cho Thương mại- dịch vụ phát triển đồng thời tạo điều
kiện cho đầu tư phát triển, kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và
các doanh nghiệp khác. Sự đầu tư xuất phát từ Thương mại- dịch vụ sẽ kéo theo sự
bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất vật chất khác như xây dựng, giao thông vật tải,
tiểu thủ công nghiệp.
Ngoài ra, Thương mại- dịch vụ cũng kích thích sự sản xuất phát triển thương
mại mua hàng của người sản xuất bán hàng cho người tiêu dùng, giúp thu hồi vốn
nhanh, tạo điều kiện tăng lợi nhuận và giúp sản xuất tiếp tục quá trình sản xuất mở
rộng.
Thương mại- dịch vụ còn góp phần tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho
sản xuất thông qua hoạt động trao đổi mua bán của mình, thương mại có mối quan hệ
rộng lớn giữa các ngành, giữa các miền, các quốc gia, thương mại sẽ tìm kiếm thị
trường tiêu dùng cho sản phẩm của sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

1.4.5. Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thương mại- dịch vụ
góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng của đất nước, đặc biệt là
khi Việt Nam đã bình thường hóa về thương mại với Hoa Kỳ và gia nhập vào các tổ
chức Thương mại thế giới WTO. Về kinh tế, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tếxã hội kéo dài nhiều năm, kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được đẩy mạnh- với những bước đi đó Việt Nam đã hội nhập ở cấp độ đa
phương- toàn cầu trong tổ chức Thương mại thế giới.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LỘC GIAI ĐOẠN 2016-2019
2.1. Tổng quan về Huyện Phú Lộc
2.1.1. Lịch sử hình thành
Phú Lộc là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 18 đơn vị
hành chính gồm 02 thị trấn (Phú Lộc, Lăng Cô) và 16 xã (Lộc Trì, Lộc Bổn, Vinh Hải,
Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Bình, Lộc Thủy, Vinh Giang, Lộc Vĩnh, Vinh Mỹ, Lộc Sơn,
Lộc Tiến, Vinh Hiền, Vinh Hưng, Xuân Lộc, Lộc Điền).
Trước năm 1990, huyện Phú Lộc có 01 thị trấn là thị trấn Phú Lộc và 28 xã,
gồm: Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Mỹ, Vinh Hải, Vinh Hưng, Vinh Giang,
Vinh Hiền, Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An, Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Bình, Lộc
Vĩnh, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Hải, Thượng Quảng, Hương Sơn, Hương Phú, Hương
Hữu, Hương Giang, Hương Lộc, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ.
Đến năm 1990, 09 xã sáp nhập vào huyện Nam Đông vừa mới được tái lập gồm:
Thượng Quảng, Hương Sơn, Hương Phú, Hương Hữu, Hương Giang, Hương Lộc,
Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng; 03 xã sáp nhập vào huyện Phú Vang vừa được
tái lập gồm: Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An.
2.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Lộc nằm cách thành phố Huế 45Km về phía Bắc và cách thành phố
Đà Nẵng 55Km về phía Nam:

Phú Lộc là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Phía Bắc giáp Hương Thủy và Phú Vang.
- Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng.
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp huyện Nam Đông.
Thị trấn Phú Lộc là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế 45 km về phía
Nam. Nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường bộ, đường sắt và đường hàng
không, Huyện Phú Lộc giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh và có nhiều điều
kiện để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
2.1.2.2. Tiềm năng thế mạnh
Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò đồi,
rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên.
- Phú Lộc có đất rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm
nhấn trong hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ;


Mặt nước đầm phá Cầu Hai – Lăng Cô hơn 12.000ha;
- Có bờ biển dài hơn 60 km với những bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng,
Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát
triển du lịch.
Phú Lộc còn có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của
tỉnh Thừa Thiên Huế đang được hình thành và phát huy vai trò động lực trong tương
lai.
Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và Đà
Nẵng, có quốc lộ 1A , đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là nơi hội tụ của
nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và mở rộng giao thương với
các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân
Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện

đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm
cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế
Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn
minh có kiến trúc mang bản sắc Huế gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô
– Đà Nẵng – Chu Lai – Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành
điểm sáng, là nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội
đầu tư. Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới
(Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã tạo ra
động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm đến du lịch đầy
hấp dẫn.
2.1.2.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu đặc trưng của Huyện Phú Lộc:
- Huyện Phú Lộc với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có
nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có
gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài.
- Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến
tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm
theo đó lũ trên các sông tăng nhanh.
Nhiệt độ trung bình là 25,3qC, cao nhất vào tháng 7,8,9,10.
Tổng lượng mưa trung bình khoảng 26.373mm
Độ ẩm đo được vào năm 2010 khoảng 88%. Số giờ nắng 3.193,3 giờ/năm.


2.1.3. Kinh tế-xã hội
2.1.3.1. Quy mô dân số và nguồn lao động
*Quy mô dân số(2015):
+Tổng dân số là 140.038 người. Với mật độ dân số trung bình là 194
người/Km2
+ Quy mô dân số: 9.083 người.

+ Cơ cấu lao động: Lao động trong các ngành kinh tế có 3.669 người; trong
đó lao động phi nông nghiệp chiếm 61,8%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
38,2%.
*Phân bổ nguồn lao động:
Bảng 2.1 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện
ĐVT:Người
2011

2012

2013

2014

2015

Dân số trong độ tuổi
lao động

112.617

114.464

116.618

118.713

120.060

Lao động đang làm

việc
trong
các
ngành kinh tế

102.379

104.058

106.016

107.920

109.145

-Nông,
sản

20.169

19.771

137.19

19.965

20.083

19,7


19

18,6

18,5

18,4

36.273

36.920

37.636

35.333

38.856

Chiếm (%)

35,43

35,48

35,5

35,52

35,6


-Thương mại, dịch
vụ

45.937

47.367

48.660

49.622

50.201

44,9

45,52

45,9

45,98

46

lâm,

thủy

Chiếm (%)
-Công nghiệp, xây
dựng


Chiếm (%)

(Nguồn: Niên gián thông kê Huyện Phú Lộc năm 2014)
Năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 118.713 người chiếm 84,8% dân số.
Trong đó lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 107.920
người. Chất lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ngày càng cao và có
trình độ chuyên môn kĩ thuật nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành
kinh tế.


Lao động chưa có việc làm cũng chiếm một lượng không nhỏ, giải quyết việc
làm cho lao động là vấn đề nan giải, là bài toán khó chưa có lời giải cho các ngành và
các cấp có thẩm quyền.
Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế là 179.920 người, trong đó:
- Nông, lâm, ngư nghiệp là 20.038 người chiếm 18,4%
- Công nghiệp, xây dựng là 38.856 người chiếm 35,6%
- Thương mại, dịch vụ là 50.201 người chiếm 46%.
2.1.3.2. Về kinh tế
*Tăng trưởng kinh tế:
- Giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 13.823 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch, tăng
18,3% so với năm 2014; trong đó, khu vực dịch vụ đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 28,9% so
với cùng kỳ; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 4.865 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng
kỳ; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.158 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng
kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 5.600 tỷ đồng, bằng 82,4% kế hoạch, tăng 1,8% so
với cùng kỳ.
- Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 56,4%, tăng 4,6% so với cùng kỳ (cùng kỳ
51,8%); tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 35,2%, giảm 3,6% so với cùng
kỳ (cùng kỳ 38,8%); tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,4%, giảm 01%
so với cùng kỳ (cùng kỳ 9,4%)

*Thương mại- dịch vụ:
- Hoạt động thương mại, giá cả: Công tác quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu
được thực hiện tốt; công tác bình ổn giá thị trường và bảo đảm nguồn cung, cầu hàng
hóa trên thị trường được triển khai thực hiện hiệu quả; nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả
ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc phối hợp các doanh
nghiệp tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại phong phú, thay đổi mẫu
mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là những yếu tố chủ yếu làm tăng tổng mức bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ, kích thích tiêu dùng góp phần tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.000 tỷ đồng.
- Dịch vụ vận tải, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá
phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng ngày
càng cao. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng không ngừng phát triển, ngoài 3
tuyến xe buýt đã hoạt động (tuyến xe buýt Huế - Vinh Hiền, Huế - Cầu Hai và Huế Cảnh Dương), trong năm 2015, đã mở thêm tuyến Huế - Lăng Cô và tăng cường thêm
nhiều đầu xe phục vụ vận chuyển hành khách. Ngoài ra, còn có các phương tiện vận
tải tư nhân, taxi Bạch Mã và Lăng Cô, đã giúp tăng tính cạnh tranh và sự lựa chọn cho
người dân. Lượng hành khách luân chuyển ước tính đạt 45.000 hành khách/km, đạt


104,7% kế hoạch và tăng 12,5% so với năm 2014. Khối lượng hàng hóa luân chuyển
đạt 16.300 tấn/km, đạt 101,9% và tăng 8,7% so với năm 2014. Tổng doanh thu dịch vụ
vận tải ước đạt khoảng 2.700 tỷ đồng.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển khá: Đã kết hợp hình thành
một số sản phẩm dịch vụ mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ ngân hàng bưu điện,
dịch vụ chuyển phát có nhờ thu và phát... ; dịch vụ viễn thông được đưa vào nề nếp, đã
hoàn thành ngầm hóa cáp viễn thông, cải tạo và sắp xếp dây thuê bao; hoàn thành và tổ
chức quản lý theo quy hoạch đối với các trạm BTS. Đến nay, thuê bao internet ước đạt
21 thuê bao/100 dân và thuê bao điện thoại đạt 66 thuê bao/100 dân. Doanh thu dịch
vụ bưu chính viễn thông đạt 500 tỷ đồng.
- Dịch vụ tín dụng ngân hàng được củng cố, mạng lưới các chi nhánh tiếp tục
mở rộng với 03 chi nhánh ngân hàng thương mại đang hoạt động; địa bàn hoạt động

ngân hàng đã mở rộng đến từng vùng nông thôn ở các xã, góp phần đáp ứng nhu cầu
giao dịch của người dân. Các loại hình dịch vụ khác như: dịch vụ y tế, giáo dục - đào
tạo, dịch vụ bảo hiểm, tư vấn thiết kế phát triển khá.
*Nông, lâm nghiệp, thủy sản:
- Nông nghiệp: Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi khắc nghiệt
đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác thủy lợi,
tưới tiêu nên đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, diện tích sản xuất thiếu nước bị
bỏ hoang giảm đáng kể; sản xuất nông nghiệp năm 2015 tiếp tục được mùa.
- Tổng diện tích gieo trồng cả năm 8.860,8 ha, tăng 03% so với cùng kỳ; trong
đó, lúa 6.612,8 ha (vụ Đông Xuân 3.740,2 ha, Hè Thu 2.872,6 ha), đạt 98% KH, tăng
3,2% so với cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 58,1 tạ/ha (tăng 0,2 tạ/ha so với năm
2014), sản lượng đạt khoảng 38.420 tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ (vụ Đông Xuân, do
ảnh hưởng của đợt mưa lũ bất thường ngày 26-27/3/2015, khi lúa đang trổ, nên năng
suất bình quân chỉ đạt 57,2 tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ha so với cùng kỳ; vụ Hè Thu, năng suất
lúa bình quân 59,2 tạ/ha, tăng 2,8 tạ/ha so với cùng kỳ); lượng giống xác nhận đưa vào
sản xuất trong năm 630 tấn, đạt tỷ lệ 95,2%. Các cây trồng khác 1.636,8 ha, trong đó:
sắn nguyên liệu 657 ha, đạt 101% so với kế hoạch và 100% so với cùng kỳ; ngô 9,1
ha; khoai các loại 611,3 ha; lạc 292 ha; thuốc lá 16 ha; rau đậu các loại 447,7 ha; dưa
các loại 176,5 ha (trong đó dưa hấu 80 ha), mía 32,5 ha, mè 6 ha.
- Về chăn nuôi, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, chốt chặn, kiểm soát giết
mổ được quan tâm; đặc biệt, đã tổ chức vận động, đưa hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm vào các cơ sở tập trung và quản lý chặt chẽ các cơ sở này; nhờ đó, tổng đàn gia
súc, gia cầm được duy trì và phát triển tương đối ổn định, chất lượng đàn ngày càng
tăng lên: đàn trâu 4.950 con (đạt 102,1% so với kế hoạch, bằng 103,1% so cùng kỳ),


bò 2.050 con (đạt 102,5% so kế hoạch, bằng 102,5% so cùng kỳ), lợn 20.100 con (đạt
125,6% so với kế hoạch, bằng 125,6% so với cùng kỳ), gia cầm 300.000 con (đạt
85,7% so với kế hoạch, bằng 90,4% so với cùng kỳ).
- Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, đã hỗ trợ cho

nhân dân đưa vào nuôi 235 con lợn nái ngoại, 68 con lợn nái F1 với kinh phí hỗ trợ
357 triệu đồng; hiện nay, đàn lợn đang phát triển tốt. Dự án cải tạo và phát triển đàn bò
lai đã thực hiện ở các xã Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hoà, Xuân Lộc; đã có 42 hộ mua
102 con bò cái lai sind, xây dựng 42 chuồng và trồng 7,5 ha cỏ, hiện đàn bò đang phát
triển tốt.
- Lâm nghiệp: Đã khai thác và tiến hành trồng lại được khoảng 2.348 ha rừng
trồng, sản lượng 115.000 tấn, chủ yếu là Keo các loại; tỷ lệ che phủ rừng ước khoảng
48,0%. Chỉ đạo triển khai truy quét tại rừng 14 đợt với 469 lượt người tham gia, lập
biên bản 14 vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 4,884 m3 gỗ các loại.
Phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ rừng (giảm 08 vụ so với
cùng kỳ), tịch thu 12,762 m3 gỗ các loại, đã xử phạt vi phạm hành chính và bán tang
vật thu nộp ngân sách hơn 224,9 triệu đồng.
- Thủy sản: Diện tích thả nuôi 1.245 ha, đạt 103,8% kế hoạch, tăng 03% so với
cùng kỳ; trong đó, diện tích nuôi nước lợ 945 ha (xen ghép 825 ha, chuyên tôm 120
ha), nuôi nước ngọt 300 ha; nuôi cá lồng 2.900 cái (lồng nước ngọt 250 cái, lồng nước
lợ 2.650 cái). Sản lượng nuôi trồng 2.448 tấn, đạt 96% kế hoạch, bằng 92,7% so với
cùng kỳ; trong đó, tôm 488 tấn, các loài khác 1.960 tấn. Sản lượng khai thác và đánh
bắt thủy sản khoảng 7.050 tấn, đạt 103,7% kế hoạch, bằng 104% so với cùng kỳ (trong
đó, khai thác biển 5.300 tấn, sông đầm 1.750 tấn).
- Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản được tăng cường, năm 2015, trên địa bàn
huyện có 03 Khu bảo vệ thủy sản được thành lập mới với diện tích 67 ha, nâng tổng
diện tích Khu bảo vệ là 293 ha/10 khu. Thực hiện kế hoạch giảm lừ xếp, đến nay đã
giảm được 30.485 cái, hiện còn đánh bắt 78.502 cái (trong đó, lừ có mắt lưới bảo đảm
theo quy định khoảng 4.400 cái). Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành và Tổ cơ động
thuỷ sản tổ chức kiểm tra, phát hiện, hướng dẫn xử lý các trường hợp vi phạm trong
nuôi trồng thủy sản; qua kiểm tra, phát hiện một số trường hợp vi phạm chắn lưới nuôi
cá trên đầm phá ở xã Lộc Điền (03 ha), thị trấn Phú Lộc (02 ha), Lộc Trì (02 ha); một
số hộ cơi nới ao hồ chắn lưới nuôi tôm ở xã Vinh Hưng với diện tích 16 ha…; hiện
nay, đã tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm.
- Thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách

phát triển thủy sản, đã tổ chức thẩm định, đề xuất UBND tỉnh phê duyệt cho 05 hộ dân
vay vốn đóng mới tàu vỏ gỗ, hiện có 01 tàu đã hạ thủy và tham gia hoạt động đánh bắt,


02 hộ đang đóng tàu, 02 hộ còn lại đang lập thủ tục vay vốn; có 28 tàu đăng ký thường
xuyên hoạt động dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; 35 chủ tàu tham gia bảo
hiểm tàu và thuyền viên; ngoài ra, có 04 hộ tự bỏ vốn đóng mới tàu có công suất trên
500 CV và đã tham gia hoạt động đánh bắt; có 02 hộ tự cải hoán nâng công suất tàu;
đã tạo điều kiện cho 01 doanh nghiệp thuê đất, mặt nước đầm phá để xây dựng cơ sở
đóng tàu ở xã Lộc Trì.
*Công nghiệp:
- Tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng của ngành công
nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh, đã đóng góp
đáng kể cho tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành; các doanh nghiệp dần tháo gỡ
khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư phát triển
mới. Giá trị sản xuất ước đạt 1.815 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng 10% so với cùng kỳ.
- Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp tiếp tục duy trì
như: Mộc mỹ nghệ, thêu ren, may gia công, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến thủy hải sản, chế biến lâm sản, sản xuất chế biến dầu tràm, chế biến thực
phẩm… các sản phẩm từng bước được chú trọng về chất lượng, mẫu mã, đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng; bên cạnh đó, một số sản phẩm có giá trị sản xuất
lớn như: sản phẩm mộc mỹ nghệ, nước mắm, mắm các loại, dầu tràm.
- Việc huy động, kêu gọi đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp tiếp tục thực hiện, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Trong năm, đã kêu gọi đầu tư
và đi vào hoạt động các dự án: Nhà máy sản xuất dăm gỗ và viên nén năng lượng của
Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế, với công suất 40 nghìn tấn dăm gỗ và 40 nghìn
viên nén năng lượng/năm, tổng vốn đầu tư 32 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất gạch không
nung, với công suất 200 triệu viên/năm, tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng; nhà máy sản
xuất bánh gạo của Công ty cổ phần One One miền Trung.
*Du lịch:

Tiếp tục duy trì sự tăng trưởng về lượt khách và cơ sở dịch vụ, đặc biệt là
khách du lịch quốc tế ổn định và có mức tăng khá. Nét nổi bật trong năm đó là đầu tư
dự án nâng cấp bến số 1 cảng Chân Mây, chiều dài từ 300m lên 360m và nạo vét vùng
quay trở tàu để có thể đón tàu có trọng tải lớn, sức chở từ 4.500 - 5.000 khách; qua đó,
thu hút lượt khách đến Huế bằng đường tàu biển qua cảng Chân Mây tăng khá, ước đạt
khoảng 61.450 lượt. Bên cạnh đó, đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút lượng khách du lịch đến tham
quan, nghỉ dưỡng. Các khu du lịch lớn đưa vào kinh doanh khai thác ổn định, ngày
càng có thương hiệu, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước (như khu
phức hợp Laguna - Lăng Cô và sân golf 18 lỗ; khu du lịch Bạch Mã; khu du lịch sinh


thái Vedana; hệ thống resort và dịch vụ biển Lăng Cô). Một số điểm du lịch sinh thái
và tâm linh cũng thu hút lượng khách ngày càng tăng như: suối Voi, suối Mơ, biển
Bình An - Cảnh Dương, hồ Truồi và Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.
Ước tính lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện năm 2015
khoảng 632.000 lượt, tăng 19,2% so với năm 2014. Doanh thu dịch vụ du lịch đạt 963
tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch và tăng 20,1% so với năm 2014.
2.2. Phân tích tình hình ngành Thương mại- dịch vụ trên địa bàn Huyện Phú
Lộc giai đoạn 2011-2015
2.2.1. Kết quả hoạt động ngành Thương mại- dịch vụ
2.2.1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ
Trong những năm gần đây tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và doanh thu xã
hội trên địa bàn huyện tương đối ổn định. Tổng mức bán lẻ của một số thành phần
kinh tế có xu hướng giảm hoặc tăng nhưng không đồng đều cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn huyện
ĐVT

2011


2012

2013

2014

2015

3950

4500

5300

6050

7800

1230

1370

1500

1650

2000

17,835


18,221

19,35

19,305

22,8

Kinh tế tập thể

4,92

4,48

5,1

5,445

6,4

Kinh tế cá thể

376,872

418,672

454,8

449,115


604,8

Kinh tế tư nhân

830,373

927,627

1020,75

1125,795

1366

-Tỷ trọng

100

100

100

100

100

Kinh tế nhà nước

1,45


1,33

1,29

1,17

1,14

0,4

0,4

0,34

0,33

0,32

Kinh tế cá thể

30,64

30,56

30,32

30,27

30,24


Kinh tế tư nhân

67,51

67,71

68,05

68,23

68,3

Tổng mức hàng hóa và
doanh thu dịch vụ xã
hội bán ra
Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch
vụ xã hội bán ra
Chia theo Thành phần

Tỷ
đồng

kinh tế
Kinh tế nhà nước

Kinh tế tập thể

%


( Nguồn: Niên gián thông kê Huyện Phú Lộc năm 2015)
Trong 5 năm từ 2011-2015 tổng mức ban lẻ hàng hóa trên địa bàn Huyện đều
tăng điều này thể hiện nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ hàng hóa của người dân ngày càng


tăng. Trong đó tốc độ phát triển tổng mức bán lẻ kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao
nhất và tăng đều qua các năm cụ thể là từ tỷ trọng 67,52% năm 2011 lên 68,3% năm
2015 thành phần kinh tế tư nhân ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng trưởng của tổng
mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và doanh thu xã hội.
Còn ở các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể
đều có xu thế giảm dần từ năm 2011 đến 2015, do sự không hiệu quả của 2 mô hình
này ngày càng bộc lộ rõ, và thành phần kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh và chiếm
nhiều ưu thế trong kinh doanh. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể chiếm tỷ trọng khá
nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ và kinh tế tập thể có xu hướng sẽ bị triệt
tiêu trong vài năm tới.
Kinh tế có thể tăng trưởng đều qua các năm cụ thể năm 2011 đạt 376,872 tỷ
đồng chiếm 30,64% tỷ trọng tới năm 2013 đạt 604,8 tỷ đồng nhưng tỷ trọng giảm còn
30,24% số liệu mức tăng qua các năm cho thấy mức tăng trưởng cực kì ổn định của
thành phần kinh tế này.
2.2.1.2. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn huyện tăng tương đối ổn định qua các năm và
đơn vị đóng góp chủ yếu là đơn vị dân doanh.
Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu trực tiếp giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Tỷ đồng
2011
1480

Tổng số:

2012

1480

Tỉnh quản lý

2013
1790

2014
1987

2015
2150

210

300

450

Huyện quản lý
Đơn vị
doanh

dân

Đơn vị
doanh

liên


1390

1515

1463

1554

1555

90

115

127

133

145

(Nguồn: Niên gián thống kê Huyện Phú Lộc năm 2015)
Từ năm 2011 đến năm 2014 mức tăng tương đối ổn định nhưng đến 2015 thì
giá trị xuất khẩu tăng vọt so với các năm trước chiếm 23,79% còn năm 2011 chiếm
16,38% chủ yếu của đơn vị dân doanh chiếm giá trị xuất khẩu cao nhất 2015 đạt 1555
tỷ đồng.
Nhìn chung giai đoạn này bắt đầu có sự khởi động lại khá tốt các doanh nghiệp
tập trung nguồn lực để xuất khẩu các mặt hàng như: may mặc, chế biển gỗ và thúc đẩy
tham gia xuất khẩu thủy sản và những mặt hàng có mặt tại địa phương. Qua đó cho



thấy mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn huyện có hướng chuyển biết tích cực, xuất khẩu
ngày càng tăng, thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo và sản xuất đa dạng mẫu mã các
mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
2.2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp
Do sự tác động của chuyển dịch cơ cấu Dịch vụ- Công nghiệp- Nông Nghiệp
nên ngành Thương mại- dịch vụ được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thông qua đó thì số
lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động trong ngành Thương mại- dịch vụ
tăng lên liên tục, và ngày càng đa dạng, phong phú về các loại hình, phương thức kinh
doanh trên địa bàn huyện.
Bảng 2.4: Số cơ sở hoạt động ngành Thương mại- dịch vụ chia
theo thành phần kinh tế
2011

2012

2013

2014

2015

150

152

167

162

178


2

2

2

2

2

148

150

165

160

176

-Tập thể

1

1

2

1


2

-Cá thể

129

137

150

148

152

-Tư nhân, hỗn hợp

18

12

13

11

22

Số cơ sở
Kinh tế nhà nước( địa phương)
Kinh tế dân doanh


(Nguồn: Niên gián thống kê Huyện Phú Lộc Năm 2015)
Số cơ sở kinh doanh ngành dịch vụ ngành Thương mại- dịch vụ biến động liên
tục và có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu là sự biến động thành phần kinh tế dân
doanh, còn các khu vực khác như kinh tế nhà nước thì không biến động.
Nhìn bảng 2.4 ta có thể thấy rõ mức tăng khá ổn định của kinh tế cá thể và kinh
tế tư nhân qua các năm, mức tăng ổn định đó cho ta thấy sự phát triển vững chắc của
các cơ sở kinh doanh ở 2 thành phần kinh tế này góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
ổn định.
Sự tăng lên của các doanh nghiệp kinh tế dân doanh là do ảnh hưởng của sự
phát triển kinh tế-xã hội của huyện theo hướng hiện đại hóa, trình độ của người dân
chưa đáp ứng được các công việc tại các doanh nghiệp nên không có việc làm ổn định
vì thể để có thêm thu nhập họ phải chuyển sang kinh doanh buôn bán vì trên địa bàn
huyện có thị trường thương mại rất thuận lợi. Sự thay đổi ngành nghề của dân cư trên
cơ sở địa bàn huyện đã làm cho số lượng doanh nghiệp hộ gia đình tăng lên tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư góp phần phát triển ngành Thương mại- dịch vụ
và chuyển dịch cơ cấu.


Nhờ thuận lợi về giao thông vận tải, vị trí địa lí nên trên địa bàn huyện phát
triển khá đa dạng ngành nghề, và mạnh nhất là ngành Thương mại- dịch vụ làm cho thị
trường thêm đa dạng và ngày càng năng động.
Bảng 2.5: Số cơ sở kinh doanh cá thể trên địa bàn chia theo ngành kinh tế-xã hội
Chia ra
Tổng số

Thương mại

Khách sạn/Nhà
hàng


Dịch vụ kinh
doanh khác

184

110

54

20

Lộc Bổn

10

8

1

1

Lộc Sơn

7

4

2


1

Lộc An

5

5

1

Xuân Lộc

3

2

1

Xuân Hòa

6

5

1

Lộc Điền

7


6

1

T.T Phú Lộc

19

13

Lộc Trì

6

5

1

Lộc Bình

6

5

1

Lộc Thủy

8


7

1

Lộc Tiến

6

5

1

Lộc Vĩnh

10

8

1

1

T.T Lăng Cô

75

18

45


2

Vinh Hiền

7

5

1

1

Vinh Giang

6

5

1

Vinh Mỹ

5

4

1

Vinh Hải


3

2

1

Vinh Hưng

5

4

1

Tổng
Xã/Thị trấn

4

2

(Nguồn: Niên gián thống kê Huyện Phú Lộc năm 2015)
Số hộ tham gia hoạt động Thương mại- dịch vụ có sự chênh lệch không quá lớn
trong đó có Thị trấn Lăng Cô chiếm nhiều nhất với 75 hộ và xã Xuân Lộc và Vinh Hải
chiếm thấp nhất với 3 hộ, tóm lại sự chênh lệch là do vị trí địa lí và đặc điểm của mỗi
xã/Thị trấn khác nhau. Các xã/Thị trấn có số hộ kinh doanh cao thường là nơi có dân
cư đông đúc nằm trên các trục đường giao thông chính và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho
phát triển Thương mại- dịch vụ.



Trong tổng số 184 cơ sở kinh doanh các thể thì tập trung vào trong lĩnh vực
thương mại và khách sạn nhà hàng, lĩnh vực thương mại là lĩnh vực buôn bán giao
dịch trên thị trường nên mọi người ai cũng có thể tham gia. Vì vậy những hộ không có
công việc ổn định đều có thể chuyển sang buôn bán. Còn các hộ có vốn và tiềm lực
kinh tế tốt thì họ kinh doanh nhà hàng, khách sạn hoặc các dịch vụ khác
2.2.2. Phân tích quá trình phát triển cơ sở hạng tầng phục vụ ngành Thương
mại- dịch vụ
2.2.2.1. Hệ thống chợ
Nói đến thương mại không thể nói đến hệ thống chợ và siêu thị. Vì chợ và siêu
thị được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương
Bảng 2.6: Hệ thống chợ loại 2 và loại 3 trên địa bàn huyện
STT

Tên chợ

Số hộ kinh doanh

Quy mô

1

Siêu thị

213

Loại 3

2

Cầu Hai


343

Loại 2

3

Nong

354

Loại 2

4

La Sơn

215

Loại 3

5

Xuân Lộc

210

Loại 3

6


Truồi Lộc An

373

Loại 2

7

Chợ Hôm

243

Loại 3

8

Truồi Lộc Điền

273

Loại 3

9

Đồi 30

239

Loại 3


10

Phú Thạch

245

Loại 3

11

Nước Ngọt

289

Loại 3

12

Thừa Lưu

215

Loại 3

13

Lộc Vĩnh

237


Loại 3

14

Lăng Cô

238

Loại 3

15

Hiền Vân

256

Loại 3

16

Vinh Hiền

263

Loại 3

17

Cầu Đá


264

Loại 3

18

Mỹ Lợi

273

Loại 3

19

Phụng Chánh

285

Loại 3

20

Lương Viện

244

Loại 3

21


Vinh Giang

215

Loại 3

22

Lộc Bình

275

Loại 3

(Nguồn: Phòng kinh tế hạ tầng Huyện Phú Lộc)


×