Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN biện pháp giúp học sinh mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.81 KB, 15 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
Bậc Tiểu học là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm
vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em,
nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Luật phổ cập giáo dục tiểu học). Điều đó cho thấy rằng,
những gì được hình thành ở bậc học này sẽ theo suốt cuộc đời của một con người và rất
khó thay đổi, khó hình thành lại. Vì thế, những gì trẻ em không đạt được ở bậc học này
khó có thể bù đắp được ở bậc học sau.
Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng, nó hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện trong 4 hoạt động tương ứng với 4 kĩ
năng: nghe - nói - đọc - viết. Đó là môn học gồm nhiều phân môn và chiếm nhiều thời
gian học tập ở bậc tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Việc dạy Tiếng Việt ở trường
nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tư duy, giao tiếp, giáo dục
các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng nhằm hình thành nhân cách học sinh.
Trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành
một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với các phân môn khác như Tập đọc, Chính
tả, Tập làm văn... Trong đó dạng bài Mở rộng vốn từ được chú trọng với số lượng bài
học khá nhiều theo từng chủ điểm. Mục tiêu dạng bài này hướng tới 3 nhiệm vụ chủ yếu
là giúp học sinh phong phú hoá vốn từ, chính xác hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ.
Với học sinh lớp Năm, việc mở rộng vốn từ cho các em là rất cần thiết, đó là điều
kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc
giúp các em trau dồi vốn từ góp phần nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ giúp các em
rèn kĩ năng diễn đạt, giao tiếp, dùng từ đặt câu, sử dụng trong các bài tập làm văn của
mình hết sức quan trọng.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt
trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Năm học tốt dạng bài mở rộng vốn từ
nói riêng, tôi đã chọn sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh Mở rộng vốn từ trong phân
môn Luyện từ và câu lớp 5”.



2. Điểm mới của sáng kiến:
Khi nghiên cứu về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, tâm lý học đã khẳng
định: “Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ, tư duy không thể tồn tại bên ngoài
ngôn ngữ và ngược lại ngôn ngữ cũng thể không tồn tại nếu không dựa vào tư duy”. Để
phát triển tư duy cho học sinh thì việc phát triển ngôn ngữ là không thể thiếu. Muốn
ngôn ngữ học sinh phát triển lại càng không thể tách rời việc luyện từ và câu cho học
sinh. Hơn nữa mọi tri thức đều được diễn đạt bằng từ ngữ. Chính mối liên quan mật
thiết đó mà giáo viên cần phải chú ý đến việc dạy luyện từ và câu. Dạy luyện từ và câu
phải dựa trên quan điểm thực hành (dựa trên bình diện phát triển lời nói). Sáng kiến
“Biện pháp giúp học sinh Mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5” đã
tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng về mở rộng vốn từ cho các em, tạo cho học
sinh thuận lợi khi giao tiếp. Sáng kiến đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinh phát
triển năng lực mà lâu nay giáo viên chưa chú trọng: mạnh dạn, tự tin, bày tỏ ý kiến, kĩ
năng diễn đạt.. đáp ứng việc đổi mới đánh giá học sinh theo TT30/2014/TT-BGDĐT.
Đồng thời đề cao tính tự chủ, tự lập của chủ thể của học sinh, người thầy chỉ làm vai tro
hướng đạo, áp dụng tính ưu việt của mô hình VNEN trong quá trình dạy học phát huy
tối đa tính tích cực, chủ động của người học. Học sinh được giáo dục và phát triển kĩ
năng sống để trở thành chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo, tự tin...đáp ứng xu thế
phát triển của xã hội.
3. Phạm vi áp dụng :
Sáng kiến chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học dạng bài văn mở
rộng vốn từ cho học sinh lớp Năm và áp dụng ở trường Tiểu học tôi đang công tác.
Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một
phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề
tài, tôi mong muốn sẽ có được những giải pháp hữu hiệu, bài học kinh nghiệm để có thể
áp dụng vào thực tiễn giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở trường nói riêng và ngành
giáo dục huyện nhà nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng
thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng về vốn từ ngữ đã được học, các em vận dụng tốt ở các lớp
trên.



PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng việc dạy và học giúp học sinh mở rộng vốn từ:
1. Thực trạng việc dạy của giáo viên:
Trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt, đa số giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ đổi
mới phương pháp, chất lượng dạy học đảm bảo. Tuy nhiên việc dạy mở rộng vốn từ cho
học sinh giáo viên con có những hạn chế sau:
+ Vốn từ ngữ của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu
hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ. Đa số giáo viên con lúng túng
giải thích nghĩa của từ nên việc hướng dẫn học sinh tập giải nghĩa từ, làm bài tập giải
nghĩa từ cũng chưa đạt hiệu quả cao. Kiến thức về từ vựng - ngữ nghĩa học của một số
giáo viên con hạn chế, nên bộc lộ những sơ suất, sai sót về kiến thức.
+ Cách dạy của nhiều giáo viên trong giờ luyện từ và câu con đơn điệu, lệ thuộc một
cách máy móc vào sách giáo viên, ít sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học
sinh. Giáo viên phối hợp các phương pháp pháp chưa linh hoạt; giờ học con khô khan
chưa gây hứng thú cho học sinh…
+ Các tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy Luyện từ và câu cũng như tranh
ảnh, vật chất và các đồ dùng dạy học khác chưa được giáo viên chú trọng sưu tầm, khai
thác có hiệu quả.
2. Thực trạng việc học của học sinh:
+ Học sinh ít hứng thú học phân môn này. Hầu hết các em được hỏi ý kiến đều cho
rằng: Luyện từ và câu là một môn học khó. Một số chủ đề con trừu tượng, khó hiểu, ít
gần gũi quen thuộc với các em. Bên cạnh đó, cách miêu tả, giải thích nghĩa một số từ
trong sách giáo khoa con mang tính chất ngôn ngữ học, chưa phù hợp với lối tư duy
trực quan của các em. Học sinh trong giờ học con trầm, chưa hăng say phát biểu xây
dựng bài, nhiều em con thụ động, hạn chế về vốn từ…Điều này gây tâm lý mệt mỏi,
ngại học phân môn Luyện từ và câu đối với học sinh. Các em con nhiều hạn chế về
năng lực giao tiếp, thiếu mạnh dạn tự tin, con rụt rè khi bày tỏ ý kiến...một phần do con
nghèo từ, ít chú trọng đến kĩ năng diễn đạt.

3. Số liệu thống kê:


Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số lượng
học sinh nắm được vốn từ chưa cao. Cụ thể điều tra chất lượng về mở rộng vốn từ của
học sinh lớp 5A đầu năm học 2014 - 2015 này, tôi có số liệu cụ thể như sau:
Sĩ số

Hệ thống và phân loại

Kỹ năng sử dụng từ

Nắm nghĩa của từ

vốn từ
24

SL
13

%
54.2

SL
15

%
62.5

SL

12

%
50.0


II. Một số biện pháp giúp học sinh Mở rộng vốn từ ở lớp 5:
Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm bắt nội dung cũng như mức độ yêu cầu về mở rộng
vốn từ có trong chương trình tiểu học.
Như chúng ta biết, Tiếng việt được xây dựng mang tính đồng tâm, kế thừa theo từng
mạch kiến thức từ các lớp dưới. Để giúp việc dạy học mở rộng vốn từ có hiệu quả đoi
hỏi người giáo viên phải hệ thống được nội dung về phần kiến thức này có trong
chương trình Tiểu học cũng như chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt ở các lớp dưới và lớp
mình đang dạy. Có như vậy người giáo viên biết được học sinh đã học được những gì,
mở rộng vốn từ đến mức độ nào. Điều này rất thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh
giải quyết các bài tập.
VD: Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa các em đã được học từ lớp 2,3,4; các từ nói về
phẩm chất con người như: dũng cảm, gan dạ, siêng năng...các em học ở lớp 2 ( từ chỉ
đặc điểm)....
Biện pháp 2: Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập:
1. Mở rộng vốn từ qua quan sát tranh (nối từ cho sẵn với hình vẽ tương ứng, dựa vào
tranh tìm từ tương ứng...)
Đối với những dạng bài tập này, giáo viên cần biết khai thác triệt để kênh hình ở
sách giáo khoa, hình ảnh giáo viên và học sinh sưu tầm được để phục vụ cho tiết dạy.
Giáo viên có thể thiết kế các nội dung này trên máy chiếu để giúp học sinh quan sát,
như thế vừa không mất thời gian gắn tranh, tìm tranh, tiện lợi lại vừa có thể sử dụng
trong nhiều năm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp tôi đưa các
hình ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng có hiệu quả rõ rệt, giáo viên có nhiều thời gian
quan tâm đến các đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường” (TV 5 tập 1,tuần 13 –

chủ điểm “Giữ lấy màu xanh”), giáo viên sưu tầm các hình ảnh về các loài động vật,
thực vật, các loài bo sát… vào bài giảng và giới thiệu cho học sinh biết về sự đa dạng
của “khu bảo tồn đa dạng sinh học” nơi đó có các loài vật như: hổ, báo, gấu, chim,
ếch, nhái…Qua đó, học sinh nhận biết được những gì mình đã quan sát vừa gần gũi vừa
xa lạ với cuộc sống các em. Vì thế, các em có cơ hội tiếp xúc với thế giới xung quanh
làm tăng sự nhạy bén, óc quan sát và trí tưởng tượng phong phú…Hoặc bài “Mở rộng


vốn từ: “Trật tự -an ninh”(TV 5 tập 2, Tuần 24 – chủ điểm “Vì cuộc sống thanh bình”),
giáo viên sưu tầm các đoạn phim nói về các hoạt động trật tự - an ninh và các hình ảnh
về những công việc liên quan đến bài tập 3 như: công an, đồn biên phong, toa án…, từ
đó các em sẽ làm được các câu hỏi ở bài tập 2 và 3 (SGK trang 59).
Đối với một số dạng bài tập dạy nhận diện từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) cũng có
thể sử dụng tranh ảnh. Học sinh khi nhìn vào hình ảnh có thể đoán được hoạt động đó là
gì? Nhưng có những hoạt động học sinh trung bình và học sinh yếu không có khả năng
tìm được từ chỉ hoạt động tương ứng, giáo viên phải có những câu hỏi gợi ý:
Ví dụ: Ở bài “Từ trái nghĩa” (TV 5 tập 1, tuần 4 – chủ điểm: “cánh chim hòa
bình”). Trong bài tập 3, tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hòa bình, thương yêu, đoàn
kết, giữ gìn. Giáo viên giới thiệu một số biểu tượng hoặc hình ảnh thể hiện rõ ý nghĩa
các từ đã cho, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trung bình, yếu bằng các câu hỏi gợi
ý:

- Bức tranh trên ứng với từ nào trong 4 từ đã cho? Ý nghĩa của các từ đó?
Từ việc hiểu ra nghĩa từ đã cho ta tìm được từ trái nghĩa. Với học sinh chậm tiếp

thu giáo viên có thể trưng bày một số bức tranh phản diện để học sinh phát hiện ra từ
cần tìm và hiểu nghĩa của nó. Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh hiểu một số
từ khó bằng hình ảnh, bằng đặt câu hoặc giải thích bằng lời…Đối với học sinh tiếp thu
nhanh giáo viên có thể kiểm tra thêm bằng cách đưa ra một số từ mới, yêu cầu học sinh
dựa vào bài đã học ở tiết trước (từ đồng nghĩa) để làm bài tập sau:

Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong các từ sau: nhân hậu, trung thực, dũng
cảm
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Phúc hậu, nhân đức, nhân ái…
Bạc ác, thất đức, ác đức…
Trung thực
Thật thà, ngay thẳng, chân thật… Gian dối, lừa dối, dối trá…
Dũng cảm
Anh dũng, gan dạ, kiên cường…
Hèn nhát, nhát gan…
Sau khi cho học sinh tìm từ và giải nghĩa giáo viên nên chốt lại những ý đúng,
giải nghĩa từ để tăng thêm vốn từ vựng cho học sinh.
2. Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: (“Tìm từ ngữ cùng chủ điểm”, “Tìm từ
cùng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cho sẵn”…)
Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi
tìm từ tiếp sức, tìm bạn đồng hành. Nếu từ cho sẵn có nghĩa trừu tượng, khó nhận biết,


để trợ giúp hoạt động tìm từ của học sinh, giáo viên giải thích nghĩa của từ cho sẵn và
nêu một số ngữ cảnh điển hình, trong đó có sử dụng từ cho sẵn ấy.
Ví dụ: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: trẻ con, xuất hiện, cuối cùng, bình tĩnh.
Đối với bài tập này, tìm từ trái nghĩa với từ “bình tĩnh” học sinh khó nhận biết,
giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách giải thích nghĩa của từ “bình tĩnh” thông qua ví
dụ (“bình tĩnh” có nghĩa là: làm chủ bản thân trước khó khăn bất ngờ xảy đến). Sau đó,
lấy ví dụ bằng cách đặt câu: Sau mấy phút hoảng hốt, bạn ấy bình tĩnh lại. Từ đó học
sinh dễ dàng hiểu nghĩa của từ và tìm từ. (Ví dụ: trái nghĩa với từ “ bình tĩnh” là “cuống
quýt, luống cuống, hốt hoảng”). Những từ con lại cho học sinh làm tương tự.

Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thi kể tiếp sức tìm từ theo chủ điểm.
Ví dụ: Thi tìm từ nhanh theo chủ điểm đưa ra: tìm từ nói về chủ điểm hòa bình, hạnh
phúc ….( Sử dụng trong các tiết ôn tập giữa kì, cuối kì)
3. Mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ (tìm thêm từ mới, ghép nghĩa của từ với
cụm từ thích hợp…):
Dựa vào một yếu tố cấu tạo từ cho sẵn, tìm những từ có liên quan đến từ đã cho.
Dạng bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc giúp học sinh phát triển, mở rộng vốn
từ. Trong các tiết có những loại bài tập này, người giáo viên có thể thiết kế một số tro
chơi giúp học sinh mở rộng vốn từ: tro chơi tiếp sức tìm từ, tìm bạn đồng hành, tìm
tiếng trung tâm,…
Ví dụ: Thảo luận nhóm: Thi ai nhanh tay nhanh mắt : Giáo viên dán lên bảng 2
bảng phụ ghi bài tập 2 (Mở rộng vốn từ: Công dân, TV 5 tập 2, tuần 21 – chủ điểm
“Người công dân”), giáo viên làm sẵn 3 mũi tên sau đó chia lớp làm 2 nhóm để chơi.
Cách chơi: Sau khi giáo viên đếm (3, 2, 1) học sinh 2 nhóm thay nhau lên ghép làm
sao cho từ có nghĩa. Mỗi bạn trong nhóm tối đa một lần, nhóm nào phạm lỗi bị trừ
điểm, nhóm nào nhanh sẽ đàn phần thắng.
Ví dụ: Tro chơi: Ai nhanh, ai khéo: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm được
phát một tờ giấy Ao và một ngoi bút dạ làm bài tập 2 (Mở rộng vốn từ: Trật tự - an
ninh, TV 5 tập 2, tuần 23 – chủ điểm “Vì cuộc sống thanh bình”)
Cách chơi: Tro chơi trong vong 5 phút, đội nào viết nhanh, tìm nhiều từ đúng, trình
bày đẹp lên gián trên bảng trước đội đó sẽ dành phần thắng.


Ví dụ : Tro chơi: Thi tìm từ trung tâm: Ở bài “Từ đồng âm” (TV 5 tập 1, tuần 5 –
chủ điểm “Cánh chim hòa bình”) Giáo viên có thể chuẩn bị trước hai bông hoa có vẽ
cánh và nhụy hoa. Phần cánh hoa có các từ cho sẵn, yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa
(viết vào phần nhụy hoa)
Cách chơi: Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân. Ví dụ: Các cánh hoa viết: cái
bàn, bàn bạc trao đổi…thì nhụy hoa là tiếng gì nào? (bàn). Giáo viên gọi học sinh trả
lời theo hình thức xung phong phát biểu.

Biện pháp 3 : Mở rộng vốn từ bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên
cần chú ý phân ra theo nhóm đối tượng tùy theo mức độ để có phương pháp dạy thích
hợp. Muốn phát huy được tính tích cực của học sinh người giáo viên phải có hệ thống
câu hỏi trong mỗi bài thật cụ thể phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Ví dụ : Khi dạy bài ‘Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên’ (TV 5 tập 1,tuần 9 – chủ điểm
‘con người với thiên nhiên’)
- Bài tập 1 : Đọc mẫu chuyện Bầu trời mùa thu và tìm những từ ngữ tả bầu trời....
Từ bài tập trên học sinh xác định: những từ ngữ tả bầu trời trong mẫu chuyện, những
từ ngữ thể hiện sự so sánh, những từ thể hiện sự nhân hóa của bầu trời.
- Những từ ngữ tả bầu trời:…rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; xanh
như mặt nước mệt mỏi trong ao; được rửa mặt sau cơn mưa; xanh biếc; dịu dàng; buồn
bã; trầm ngâm; ghé sát mặt đất…
- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: …xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao…
- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa bầu trời: …được rửa mặt sau cơn mưa; dịu dàng;
buồn bã; trầm ngâm; nhớ đến; ghé sát mặt đất; cúi xuống lắng nghe để tìm thêm…
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Hằng ngày em thấy bầu trời thế nào? Em thấy vào ban
ngày và ban đêm bầu trời có gì khác nhau không?... Hay giáo viên có thể chia lớp làm
các nhóm nhỏ. Gọi nhóm đại diện đóng vai người hỏi và người trả lời về đề tài “Thiên
nhiên”. Các nhóm khác quan sát, nhận xét và đưa ra tình huống ứng xử.
* Chú ý: Đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học sinh trong giờ học để cho các em
được nói, được làm việc.
Ví dụ: Với bài học: “Từ trái nghĩa”


Khi dạy loại bài này, tôi dùng bài thơ sau để giúp học sinh nhận biết từ trái nghĩa.
Dong sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục bên bồi thì trong
Khôn nhà dại chợ long đong
Việc này hẳn có tay trong tay ngoài

Lươn ngắn lại chê trạch dài
Vụng chèo khéo chống khen ai vững vàng
Vào sinh ra tử gian nan
Ăn không nói có làm càn chớ nên
Xấu người đẹp nết là hơn
Đầu đuôi kể rõ dưới trên ngọn ngành
Trống xuôi kèn ngược sao đành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
Muốn tìm được cặp từ trái nghĩa, trước các cặp từ con đang “Nghi vấn”, học sinh
cần trả lời 2 câu hỏi nhỏ sau: thứ nhất “nghĩa của 2 từ trong mỗi câu thơ có đối lập nhau
không, trái ngược nhau không?”, thứ hai : “cơ sở chung của sự đối lập về nghĩa của 2 từ
là gì ?”. Trả lời được 2 câu hỏi trên, học sinh đã xác định có cơ sở chắc chắn về từ trái
nghĩa. Cuối tiết 2, củng cố kiến thức bằng cách tổ chức thi sử dụng từ trái nghĩa dưới
dạng 2 loại bài tập sau:
Loại bài tập 1: Điền từ trái nghĩa vào chỗ trống trong từng câu thơ sau:
Yếu trâu con hơn ............bo (khoẻ)
Có bé lại xé ra ............đáng buồn (to)
Lành làm gáo,...........làm muôi (vỡ)
Ở ....người cười, ở hẹp người che (rộng)
Loại bài tập 2: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa.
* Ví dụ: Đặt câu với cặp từ béo - gầy.
Ở dạng bài tập điền từ, học sinh cần được dựa vào từ cho sẵn (từ in đậm trong
câu thơ), coi đó là từ “điểm tựa” để tìm từ có nghĩa trái ngược, tạo nên một cặp từ trái
nghĩa hoàn chỉnh. Con ở dạng bài tập đặt câu, học sinh cần căn cứ vào đặc trưng về
nghĩa của cặp từ trái nghĩa đó để đặt câu có nội dung thích hợp.


Biện pháp 4: Mở rộng vốn từ cho học sinh trong tất cả các môn học:
1. Mở rộng vốn từ cho học sinh qua các phân môn Tiếng Việt
Với các phân môn Tiếng Việt như Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn… giúp học sinh

rất nhiều trong việc mở rộng vốn từ, cách dùng từ để đặt câu khác nhau, từ phải gắn với
câu, sắp xếp từ ý cho đúng văn cảnh, cụ thể:
- Tập đọc:
Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và
phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực cho học học sinh. Thông qua
môn tập đọc giúp học sinh mở rộng,hệ thống hoá vốn từ, cung cấp cho học sinh một số
hiểu biết về từ và câu, bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành
câu.
Ví dụ: Khi học bài Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 tập 2, tuần 20 – chủ điểm “Người
công dân”), học sinh hiểu được nghĩa các từ: thái sư, chuyên quyền, câu đương, thượng
phụ...Bài tập đọc Mùa thảo quả giúp các em biết về: thảo quả, lướt thướt, nhấp nháy...
Có thể nói thông qua phân môn tập đọc học sinh được mở rộng vốn từ rất phong phú,
góp phần không nhỏ vào vốn từ của các em. Không những thế, học sinhcó cơ hội sử
dụng tích cực hóa vốn từ của mình, từ đó đọc lưu loát và thông hiểu văn bản.
- Chính tả:
Nội dung và yêu cầu chính tả trong tiết học luôn bám sát nội dung ở sách giáo
khoa. Qua phân môn này, học sinh biết sử dụng các dấu câu, các cặp quan hệ từ, kỹ
năng dùng từ, đặt câu để áp dụng vào việc làm bài tập và thông hiểu các câu – từ trong
bài luyện viết.
Ví dụ: Với bài Nghe – viết Dòng kinh quê hương. Luyện tập đánh dấu thanh (có
tiếng chứa iê / ia) (TV 5 tập 1, tuần 7 – chủ điểm “Con người với thiên nhiên”). Thông
qua bài này giúp học sinh có vốn từ phong phú, hiểu biết thêm về cách dùng câu, đặt
câu, sử dụng quan hệ từ, đánh dấu thanh (iê / ia).
- Tập làm văn:
Trong tiếng Việt, phân môn Tập làm văn mang tính thực hành cao, mang tính tổng
hợp, nó có vai tro rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng
nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng


văn bản. Tập làm văn đoi hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể viết bài tốt. Thế

giới quanh ta rất phong phú, đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không
thể “vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống. Giúp
cho các em nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả, nắm những tình tiết
trong bài văn kể chuyện đó là làm giàu vốn từ cho học sinh.
Ví dụ: Khi học bài Kể chuyện (kiểm tra viết) (TV 5 tập 2, tuần 22 – chủ điểm “vì
cuộc sống thanh bình”). Trong kiến thức chương trình SGK có ba đề tài yêu cầu học
sinh phải chọn, hoặc giáo viên có thể đưa ra một số đề bài phù hợp với tình hình lớp
học. Qua bài văn viết này, học sinh như được củng cố các kiến thức cũ đã học về dấu
câu, từ vựng, từ loại, đặt đoạn văn…mà đặc biệt làm tăng vốn từ cho học sinh. Nhờ vào
đó, người giáo viên có thể đánh giá được một cách chính xác vốn từ học sinh để tìm ra
các biện pháp khắc phục. Đồng thời, khi trả bài giáo viên phải chú ý sửa lỗi cách dùng
từ, khả năng diễn đạt, trau dồi vốn từ học sinh.
- Kể chuyện:
Kể chuyện ở lớp 5 gắn bó chặt chẽ với phân môn Luyên từ và câu. Thông qua kể
chuyện học sinh phong phú về vốn từ để có thể kể câu chuyện được lưu loát, từ vựng ngôn ngữ trong sáng, biết xâu chuỗi các tình tiết câu chuyện rành mạch, rõ ràng giúp
các em thêm tự tin trong giao tiếp.
Ví dụ: Với bài kể chuyện Vì muôn dân (TV 5 tập 2, tuần 25 – chủ điểm “Nhớ
nguồn”). Dựa vào các bức tranh trong sách giáo khoa và lời kể của cô giáo, học sinh có
thể kể lại toàn bộ câu chuyện. Thông qua đây học sinh có thể biết sử dụng từ ngữ, câu
văn một cách khéo léo và lưu loát để diễn tả được nội dung câu chuyện.
2. Mở rộng vốn từ qua các môn khác
Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt một trong những nhiệm vụ của phân
môn luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hoá. Để
thực hiện nhiệm vụ đó không chỉ bó gọn trong việc tổ chức cá hoạt động dạy và học
trong các tiết của phân môn mà con cả trong việc học tập của các môn học khác.
- Môn Đạo đức:
Môn học này cung cấp những mẫu hành vi và giúp học sinh biết xử lý các tình
huống, bày tỏ ý kiến, học sinh có thể học hỏi và trau dồi lối sống của mình. Với những



bài học, những kinh nghiệm trong xã hội để giúp học sinh bước đầu hoa nhịp với cuộc
sống và hoàn thiện nhân cách của mình.
Ví dụ: Bài 2: “Biết nhận lỗi và sửa lỗi”, với nội dung câu chuyện “Ai ngoan sẽ
được thưởng”. Qua đây, học sinh đọc được nội dung và hiểu được ý nghĩa của chuyện
thông qua các câu, từ, quan hệ từ, các dấu câu…khả năng diễn đạt tốt.
- Môn Toán:
Toán là môn học với những con số, phép tính, những quy tắc, những bài giải cần
học sinh hiểu và làm chính xác…Đây là môn yêu cầu cần hiểu và sử dụng diễn đạt câu,
từ chính xác. Đặc biệt, đối với các bài toán giải có lời văn cần yêu cầu học sinh sử dụng
đúng câu từ khi đặt lời giải, tránh sự lủng củng, từ khó hiểu.
- Các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp ( Thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ, Chương trình
Thắp sáng ước mơ, tuyên truyền về an ninh trật tự, các buổi chào cờ, ngoại khóa, hom
thư chia sẻ...) góp phần tích luỹ vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh, rèn kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ mà các em tích lũy được. Phối kết hợp hoạt động ngoài giờ nhằm bồi
dưỡng cho học sinh ý thức và thói quen sử dụng tiếng việt văn hoá trong giao tiếp, các
em có thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, biết quý trọng và giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt. Đây là “phương tiện” giúp học sinh mở rộng và tích cực hóa vốn
từ vô cùng hiệu quả.
Biện pháp 5: Đổi mới PPDH, vận dụng mô hình VNEN:
Dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, linh hoạt trong quả trình tổ chức các
hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tránh bắt học sinh phải tiếp
thu một cách thụ động nguồn tri thức mà thầy giáo đưa ra. Phương pháp mới hiện nay là
làm cho người học trở thành chủ thể của quá trình dạy học. Học sinh phải tích cực chủ
động trong việc học, giáo viên chỉ là người hướng đạo. Để có tiết dạy thành công, trước
khi lên lớp người thầy phải chuẩn bị thật chu đáo, phải thâm nhập kiến thức cho một bài
dạy và phải nắm bắt được nội dung của sách giáo khoa. Từ đó mới chủ động việc định
hướng bước đi của mình thông qua bài soạn. Sự chuẩn bị của người dạy chu đáo, công
phu, sáng tạo và chủ động bao nhiêu thì mang lại hiệu quả của tiết dạy bấy nhiêu.



Trong lớp học, sắp xếp bàn ghế phù hợp dạy học theo nhóm tạo ra môi trường sư
phạm thuận lợi cho việc dạy học. HS được bố trí ngồi theo nhóm (4 -5em) tạo không
gian dễ dàng cho việc đi lại giữa cô và tro trong lớp học; GV đến với các nhóm một
cách thuận lợi để kiểm tra việc học của từng HS và giúp đỡ điều chỉnh việc làm của các
em trong nhóm. Học sinh có cơ hội bộc lộ khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập, tự làm
việc theo sự phân công của nhóm, làm việc theo nhóm, hợp tác nhóm, báo cáo kết quả
trong nhóm,...
Việc tổ chức một tiết học có tầm quan trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng và hiệu quả giờ học. Giáo viên vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương
pháp dạy học tích cực, các PPDH thường được sử dụng trong dạy học các bài mở rộng
vốn từ là:
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tro chơi.
- Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập, thực hành
GV chú trọng hoạt động học của HS, đến với từng em và nhóm học tập nhiều hơn
làm việc chung cho cả lớp, giải đáp ý kiến và vướng mắc của HS thay vì thuyết giảng.
HS học theo nhóm là một đặc trưng trong đổi mới cách dạy và học; hầu hết các tiết học
về mở rộng vốn từ, HS đã có gần ba phần tư thời gian để làm việc nhóm, cặp và cá nhân
một cách khá vui, sinh động và hiệu quả. Các em được thực sự cùng nhau trao đổi, tìm
toi khám phá kiến thức qua các hoạt động học tập để hoàn thành bài tập; chỗ nào chưa
rõ thì hỏi cô giáo hoặc bạn trong nhóm để có thêm gợi ý giải thích…HS tiến bộ rõ về sự
tự tin cũng như mạnh dạn hơn trong giao tiếp; các em có sự chia sẻ giúp đỡ nhau trong
học tập, kĩ năng tự học và tự đánh giá được nâng lên; các đối tượng HS con chậm có cơ
hội phát biểu, để thắc mắc và hiểu được bài học. Tôi chú trọng việc “ Học mà chơi chơi mà học”. Hình thức vừa dạy tổ chức tro chơi như vậy ngay trong không gian lớp
học, tại thời gian của lớp học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú và
niềm tin trong học tập. Trong dạy học, tôi linh hoạt lựa chọn biện pháp phù hợp sao cho



đạt hiệu quả cao nhất. “Học trò không phải là một chiếc bình cẩn đổ đầy kiến thức, các
em là những ngọn đuốc cần được thắp lên”.
Điều đáng quan tâm nữa đó là việc đánh giá học sinh. Tôi luôn theo dõi sát các đối
tượng, tăng cường việc nhận xét bằng lời qua các hoạt động dạy học trên lớp, tiếp sức,
giúp đỡ những em chưa hoàn thành. Trong các tiết học, tôi đánh giá kĩ bài làm của các
nhóm/ cá nhân, giúp học sinh chữa lỗi nhất là các em con rụt rè, kiến thức chưa chắc
chắn. Hàng tháng, giáo viên chú ý nhận xét những hạn chế của các em và tìm biện pháp
giúp đỡ, theo dõi sự tiến bộ ở các tháng sau.
III. Kết quả đạt được:
Hiểu được tầm quan trọng trong việc dùng từ, đặt câu và đối chiếu với thực trạng tình
hình của lớp tôi rất băn khoăn và lo lắng, tìm ra một số biện pháp giải quyết trước mắt
và lâu dài để hướng dẫn các em học tốt hơn. Qua thời gian thực hiện các biện pháp về
mở rộng vốn từ, học sinh đã có vốn từ phong phú, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát hơn, khả
năng giải nghĩa từ chính xác hơn, đồng thời kĩ năng giao tiếp của học sinh cũng được
nâng lên.
Qua quá trình tìm hiểu đưa ra những biện pháp và thực hiện theo các phương pháp
đó, tiết học trở nên sinh động và hiệu quả hơn. Học sinh làm việc tích cực và nắm bài
tốt, cụ thể:
Theo thống kê kết quả qua bài đánh giá chất lượng về mở rộng vốn từ vào thời
điểm đầu tháng 3 năm học 2014- 2015 như sau:
Sĩ số

Hệ thống và phân loại

Kỹ năng sử dụng từ

Nắm nghĩa của từ

vốn từ

24

SL
20

%
83.3

SL
22

%
91.7

SL
20

%
83.3

PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Cái tháp cao nào cũng bắt đầu từ mặt đất lên. Những gì có được ở bậc học này là
cơ sở vững chắc để các em tiếp bước . Phân môn Luyện từ và câu có một vị trí quan
trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và hình thành phẩm chất, năng lực
bồi dưỡng trí tuệ cho thế hệ trẻ. Qua quá trình thực hiện và kết quả đạt được, tôi rút ra


được một số kinh nghiệm để dạy học giúp học sinh mở rộng vốn từ đạt hiệu quả mà
người giáo viên cần phải thực hiện:

1.Giáo viên cần nắm bắt nội dung cũng như mức độ yêu cầu về mở rộng vốn từ có
trong chương trình tiểu học.
2.Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua các dạng bài tập.
3. Mở rộng vốn từ bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh.
4. Mở rộng vốn từ cho học sinh trong tất cả các môn học.
5. Đổi mới PPDH, vận dụng mô hình VNEN.
Kinh nghiệm của bản thân cho thấy, dù đối tượng học sinh thế nào, trình độ tiếp
nhận và hoạt động ngôn ngữ khác nhau do ảnh hưởng của môi trường, gia đình, xã hội
nhưng với long tình tâm huyết của người thầy, nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan
trọng của tiết học, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, luôn cải tiến phương
pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm thì chắc chắn đạt được kết quả tốt.
Nắm chắc những ưu, nhược điểm của các em trong việc mở rộng vốn từ, đồng thời với
vai tro chủ đạo của người thầy, động viên tạo niềm tin, hưng phấn và độc lập suy nghĩ
trong quá trình học tập của học sinh là những yếu tố quyết định sự thành công.
2. Những kiến nghị, đề xuất:



×