Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến: Biện pháp duy trì các chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.82 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đôc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:……………………………………….
1. Tên sáng kiến: Biện pháp duy trì các chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5
tuổi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong giai đoạn hiện nay khi huyện Giồng Trôm đã chuẩn bị các điều kiện
để hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi vào năm 2013, cho
nên việc duy trì, nâng dần các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi
thực sự cấp thiết, cụ thể:
1.

* Tiêu chuẩn PCGDMNTNT:
- Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ
trường mầm non
- Trường lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện chương trình giáo
dục mầm non
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ
- Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số
trẻ em trong độ tuổi được học 2buổi/ngày trong một năm học theo chương trình
giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Đảm bảo 85% trở lên trẻ năm tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm
non (mẫu giáo 5-6 tuổi)
- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 90% trở lên
- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi không quá 10%


1


Để duy trì được các chuẩn phổ cập hàng năm, thì địa phương còn gặp rất
nhiều khó khăn và hạn chế sau :
- Đời sống kinh tế xã hội tuy có bước phát triển, song vẫn còn một số bộ
phận người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp nên sự nhận thức về nhu cầu
học vấn của con em chưa cao.
- Do công việc mưu sinh nên một một số hộ gia đình phải rời địa phương đi
làm ăn xa nên giao khoán con em cho ông bà lớn tuổi, không có điều kiện để gần
gũi dạy dỗ và trực tiếp chăm sóc cháu.
- Các ban ngành đoàn thể chưa có sự phối hợp đồng bộ trong công tác vận
động và tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể nhân dân nhận thức về phổ cập giáo
dục mầm non trẻ năm tuổi.
- Công tác điều tra cơ bản của các cấp chính quyền chưa thật vững chắc, còn
biến động về số liệu nhiều do các đối tượng trong diện phải phổ cập, luôn thay đổi
chổ ở, hộ khẩu nơi cư trú để các em được học ở trường Lương Quới.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp:
- Người trực tiếp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non trong huyện
Giồng Trôm đều là hiệu trưởng ở các trường. Tuy có tinh thần trách nhiệm cao
trong công tác mình phụ trách và làm việc khá hiệu quả, nhưng trong quá trình thực
hiện các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non do Bộ giáo dục qui định trong
những năm qua còn những khó khăn và vướng mắc dẫn đến một số địa phương còn
lúng túng trong công tác thống kê hàng năm. Đó là một trong những vấn đề trăn trở
của một số bạn đồng nghiệp, nên những người thực hiện nhiệm vụ này cần lưu ý đế
duy trì và giữ vững các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non đã đạt được hàng
năm.
b. Nội dung giải pháp:
* Về công tác điều tra, thống kê về phổ cập giáo dục mầm non cơ bản

phải đảm bảo được các tính chất sau :
2


- Tính chính xác khách quan;
- Tính pháp lí;
- Tính liên tục;
- Tính kế thừa…
Muốn đảm bảo được các số liệu có tính chất trên, người làm công tác thống
kê phải thực hiện được các yêu cầu sau :
- Điều tra cơ bản, phúc tra hàng năm đầy đủ, chính xác và đánh giá trung
thực;
- Số liệu thống kê phải có chứng thực của Tổ nhân dân tự quản, cơ sở chính
quyền ấp và của Ủy ban nhân dân xã; Công an xã.
- Số liệu thống kê được thực hiện điều tra theo từng năm học theo từng thời
điểm qui định, theo sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa phổ cập tiểu học, phổ cập
trung học cơ sở và phổ cập mầm non với các tổ trưởng nhân tự quản và chính
quyền các ấp trong xã;
- Lưu trữ tài liệu, cập nhật chương trình thống kê phổ cập đầy đủ. Các tài liệu
thống kê, số liệu thống kê được sắp xếp một cách khoa học theo trật tự thời gian,
thể loại và phân thành từng tập có tiêu đề rõ ràng.
* Công tác vận động, tuyên truyền:
- Trên cơ sở các số liệu thu thập được ở công tác điều tra cơ bản, ta cần nắm
chắc các đối tượng trong diện tuổi từ 0-5 tuổi của xã.
- Tham mưu với Ban Chỉ Đạo xã tuyên truyền sâu rộng đường lối chủ trương
của Đảng về công tác phổ cập giáo dục mầm non trong Đảng viên, cán bộ công
nhân viên chức và mọi tầng lớp nhân dân với mọi hình thức như phát trên đài phát
thanh xã, lồng ghép nội dung phổ cập vào các cuộc hội họp... để cho mọi tầng lớp
nhân dân nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục trong
thời kì phát triển của đất nước hiện nay.

- Vận động các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm
tham gia công tác phổ cập giáo dục của xã, giúp đỡ cho các em về mặt tinh thần
3


cũng như vật chất nhất là những em học sinh nghèo có đời sống khó khăn để các
em có điều kiện đến trường, đến lớp cùng với các bạn.
* Công tác tham mưu :
- Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi, tham mưu với Ban Chỉ Đạo xã kịp
thời bổ sung các thành viên trong Ban Chỉ Đạo khi thay đổi nhiệm vụ và xây dựng
kế hoạch thực hiện cho phù hợp ở từng giai đoạn, cũng như từng năm cụ thể.
- Hiệu trưởng tham mưu với Ban Chỉ Đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên trong Ban Chỉ Đạo phù hợp với nhiệm vụ của từng người và để hỗ
trợ giáo viên phụ trách phổ cập hoàn thành công tác.
* Công tác giảng dạy :
- Ban Chỉ Đạo phổ cập xã chỉ đạo cho Ban Giám Hiệu chú trọng đến chất
lượng giảng dạy thông qua việc thay đổi phương pháp dạy và học trong giáo viên
và học sinh nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban Giám Hiệu tăng cường công tác kiểm tra, nhất là các lớp mẫu giáo 5
tuổi với các hình thức: kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Và xem chỉ tiêu này là một trong những
chỉ tiêu quan trọng trong việc xét thi đua mà giáo viên cần phấn đấu trong năm.
* Công tác thống kê :
- Thực hiện các biểu thống kê các chuẩn phổ cập phải trung thực, chính xác
theo từng thời điểm và có sự xác nhận của chính quyền địa phương.
- Thống kê chính xác các chuẩn phổ cập theo các mẫu quy định của Bộ Giáo
dục và Sở Giáo dục và Đào tạo đúng thời gian. Có lưu trữ các mẫu thống kê theo
thời gian phải có tính kế thừa, liên thông.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các bạn đồng nghiệp

trong toàn huyện Giồng Trôm.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
4


Những biện pháp trên dường như rất đơn giản nhưng phải được tiến hành
liên tục và thường xuyên. Trong thực tế khi áp dụng các biện pháp này vào thực
tiển công tác phổ cập giáo dục mầm non tại xã Lương Quới cụ thể đạt những kết
quả như sau:
- Cơ sở trường lớp, đồ dùng giảng dạy, đạt yêu cầu theo qui định.
- Số giáo viên mầm non 5 tuổi đạt chuẩn hóa :
Năm học
Số lượng
Tỉ lệ

2010-2011
13/13
100%

2011-2012
13/13
100%

2012-2013
13/13
100%

- Tỉ lệ huy động học sinh ra lớp:
TT Năm học

1
2
3

2010-2011
2011-2012
2012-2013

0-2 tuổi
SL
TL
13/149
8.72%
17/116
14.65%
15/139
10.79%

Độ tuổi
3-5 tuổi
SL
TL
161/209 77.03%
145/179 81%
174/214 83.3%

5 tuổi
SL
66/66
74/74

74/74

TL
100%
100%
100%

- Tỉ lệ trẻ học 2buổi/ngày:
Năm học
Số lượng
Tỉ lệ

2010-2011
66
100%

2011-2012
74/74
100%

2012-2013
74/74
100%

2010-2011
64/66
96.96%

2011-2012
72/74

97.29%

2012-2013
71/74
95.94%

- Tỉ lệ chuyên cần
Năm học
Số lượng
Tỉ lệ

- Tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình trẻ năm tuổi hoàn thành Chương trình
giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi)
Năm học
Số lượng

2010-2011
66/66

2011-2012
74/74
5

2012-2013
74/74


Tỉ lệ

100%


100%

100%

2011-2012
1/74
1.35%

2012-2013
1/74
1.35%

- Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi:
Năm học
Số lượng
Tỉ lệ

2010-2011
2/66
3%

3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không có
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không có
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trình độ chuyên môn: cao đẳng sư phạm mầm non
- Các số liệu thống kê hàng năm
3.8. Tài liệu kèm theo: không có
Giồng Trôm, ngày 20 tháng 4 năm 2013


6


Phần kết luận
I- Những bài học kinh nghiệm:
Qua ba năm làm công tác phụ trách, quản lý chuyên môn bản thân tôi rút ra
được bài học kinh nghiệm cho bản thân như:
- Quyết tâm rèn luyện tích cực học tập chuyên môn nghiệp vụ cố gắng vượt
qua những khó khăn để thành công trong quá trình công tác
- Biết lắng nghe ý kiến tâm sự của bạn bè đồng nghiệp, biết phát huy quyền
dân chủ trong hội họp, phát huy tính năng động sáng tạo trong công tác tìm tòi ra
những biện pháp tích cực trong hội họp, sinh hoạt chuyên môn, chọn lựa nội dung
sát thực để thực hiện có hiệu quả không làm tốn phí thời gian.
7


- Biết trân trọng ý kiến xây dựng giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt là tập thể
BGH nhà trường là chỗ dựa vững chắc cho tôi về tinh thần, để tôi tự tin cùng cộng
sự phối hợp với các đồng chí thúc đẩy chuyên môn của nhà trường đi lên đạt kết
quả cao so với các trường bạn. Qua đó tôi cũng thường nhắc nhỡ với đội ngũ giáo
viên trong nhà trường luôn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Mỗi người cũng cần phải xác định chỗ đứng cho chính mình và mình
là ai, cần phải làm gì để đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào thành tích chung
cho sự nghiệp giáo dục trong thời kì đổi mới.
II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người nhất là giáo
dục mầm non, giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt
nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trách nhiệm cao cả và nặng nề
ấy thuộc về cô giáo mầm non tạo nền tảng vững chắc cho quá trình khôn lớn của trẻ
sau này. Chính vì vậy sự nhạy cảm, năng động, linh hoạt, sáng tạo của cô giáo là

một yêu cầu không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy vai trò
của cô giáo là rất lớn góp phần vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả
ngày một cao hơn
III- Khả năng ứng dụng triển khai:
Trong quá trình thực hiện tôi thường xuyên nghiên cứu và áp dụng vào thực
tế nên sau mỗi một năm học thì tôi thấy năng lực của giáo viên ngày một tiến bộ
hơn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong năm học vừa qua tôi
rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng
chí cán bộ giáo dục cấp trên để tôi tiếp thu trong quá trình công tác, phối kết hợp
với các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường đưa chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ ngày một hiệu quả hơn với sự nghiệp trồng người trong những năm tiếp
8


theo không phụ lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu “Non sông Việt Nam có tươi
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”.
IV- Những kiến nghị đề xuất:
- Các cấp quản lí giáo dục cần chỉ đạo và tổ chức một cách thiết thực về
phong trào tổ chức các hội thi: Hội thi bé khỏe bé ngoan, hội thi giáo viên dạy giỏi,
đồng thời có chế độ ưu đãi tương xứng đối với những danh hiệu đã đạt được
- Tạo điều kiện thuận lợi để mọi giáo viên có cơ hội tham gia nhiều hơn về
hội giảng cấp huyện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
2- Mục tiêu chung của GDMN ban hành theo Quyết định 5205/BGD-ĐT ngày
19 tháng 09 năm 2006
3- Tiến sĩ Trịnh Văn Biều, 2005, phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa

học, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

9


MỤC LỤC
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài........................................................................... Trang 1
II. Lý do chọn đề tài........................................................................................2
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................3
IV. Mục đích nghiên cứu................................................................................3
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu..........................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận................................................................................................4
II. Thực trạng của vấn đề................................................................................4
10


III. Biện pháp...................................................................................................5
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm..................................................................................11
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm..........................................................11
III. Khả năng ứng dụng và triển khai.............................................................11
IV. Những kiến nghị, đề xuất.........................................................................12

11




×