Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Báo cáo thực tập: Một số giải pháp phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2016 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.42 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................iv
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
.........................................................................................................................................1
1.1. Tổng quan về phát triển kinh tế. ...............................................................................1
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế. ..............................................................................................1
1.1.2. Phát triển kinh tế ....................................................................................................1
1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững. ...................................................................................1
1.2. Điều kiện đảm bảo phát triển kinh tế........................................................................1
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. ..............................................................................................1
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................................................................2
1.2.2.1. Cơ cấu kinh tế .....................................................................................................2
1.2.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế. .........................................................................................2
1.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................................................3
1.2.3. Cải thiện đời sống nhân dân. .................................................................................3
1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. ..........................................3
1.3.1. Các nhân tố kinh tế. ...............................................................................................3
1.3.1.1. Vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế - xã hội. .....................................................3
1.3.1.2. Lao động với phát triển kinh tế - xã hội. ............................................................4
1.3.1.3. Cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế - xã hội. ................................................5
1.3.1.4. Tài nguyên và môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội. .............................5
1.3.1.5. Khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội. ..........................................5
1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế. .........................................................................................6
1.3.2.1. Cơ cấu dân tộc. ...................................................................................................6
1.3.2.2. Cơ cấu tôn giáo ..................................................................................................6
1.3.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội .................................................................................6
1.3.2.4. Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội. ..............................................................6
1.4. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế - xã hội..............................................................7
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN CẨM
LỆ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015. .......................................................................................9
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên ..............................................................................9


2.1.1. Vị trí địa lí..............................................................................................................9
2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................9
2.1.2.1. Địa hình ..............................................................................................................9
2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên .....................................................................................10


2.1.2.3. Tài nguyên du lịch ............................................................................................10
2.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực ..........................................................................10
2.3.1. Đặc điểm, cơ cấu dân số ......................................................................................10
2.3.2. Đặc điểm, cơ cấu nguồn lực. ...............................................................................11
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội quậ Cẩm Lệ từ năm 2011 – 2015. ..............11
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ................................................................................11
2.2.2. Tổng giá trị sản xuất. ...........................................................................................11
2.2.2.1. Công nghiệp – xây dựng. ..................................................................................13
2.2.2.2. Dịch vụ ..............................................................................................................15
2.2.2.3. Nông, lâm, ngư nghiệp. ....................................................................................16
2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành xã hội giai đoạn 2011 – 2015 ..........................17
2.2.3.1. Giáo dục và đào tạo. ........................................................................................17
2.2.3.2. Y tế. ...................................................................................................................19
2.2.3.3. Các vấn đề xã hội khác. ....................................................................................19
2.2.4. Cải thiện đời sống nhân dân. ...............................................................................20
2.3. Đánh giá chung. ......................................................................................................20
2.3.1. Những kết quả đạt được. .....................................................................................20
2.3.2. Những khó khăn thách thức.................................................................................21
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.........................................................................21
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................21
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan. ....................................................................................21
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
QUẬN CẨM LỆ GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ..............................................................23
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển. .............................................................................23

3.1.1. Quan điểm phát triển. ..........................................................................................23
3.1.2. Mục tiêu phát triển...............................................................................................23
3.1.2.1. Mục tiêu chung. ................................................................................................23
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................23
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ giai đoạn 2016 – 2020.
.......................................................................................................................................24
3.2.1. Giải pháp quy hoạch ............................................................................................24
3.2.1.1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. ..................24
3.2.1.2. Quy hoạch phát triển ngành dịch vụ. ...............................................................25
3.2.1.3. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp. .......................................................26
3.2.2. Giải pháp vốn đầu tư. ..........................................................................................26


3.2.2.1. Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tập trung (bao gồm vốn Trung ương
hỗ trợ, vốn các chương trình). .......................................................................................27
3.2.2.2. Đối với nguồn vốn tín dụng đầu tư ...................................................................28
3.2.2.3. Đối với nguồn vốn đầu tư từ dân và doanh nghiệp ..........................................28
3.2.2.4. Đối với nguồn vốn thành phố và nước ngoài. ..................................................28
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. ..................................................................28
3.2.4. Giải pháp về đầu tư hạ tầng. ................................................................................29
3.2.5. Giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường. .................................................29
3.2.6. Giải pháp về cơ chế chính sách. ..........................................................................30
3.2.7. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các quận/ huyện trong thành phố Đà Nẵng. .30
KẾT LUẬN ..................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Quận Cẩm Lệ nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng. Có nhiều
trục lộ giao thông chính đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, cửa ra hàng không

quốc tế Đà Nẵng. Cẩm Lệ còn là địa bàn trọng tâm trong việc mở rộng không gian đô
thị của thành phố nên có nhiều thuận lợi để đẩy nhanh tốc dộ phát triển kinh tế - xã
hội.
Bên cạnh đó thành phố Đà Nẵng lại thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm miền
Trung, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Xu thế tiêu
dùng sẽ chuyển dần sang các loại hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, đa dạng.
Trên cơ sở dự báo đó, nằm trong định hướng phát triển của thành phố, quận Cẩm Lệ sẽ
phát triển những sản phẩm và lĩnh vực có điều kiện đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường nội địa và xuất khẩu các mặt hàng như các sản phẩm của công nghiệp chế biến,
vật liệu xây dựng, may mặc, các sản phẩm nông nghiệp: râu sạch, hoa quả tươi và các
loại hình dịch vụ như: du lịch tham quan, di tích lịch sử văn hóa.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của quận trong những năm qua ở một số chỉ tiêu chủ yếu vẫn còn khoảng cách không
nhỏ so với mục tiêu đề ra trong định hướng phát triển của quận Cẩm Lệ nói riêng và
của toàn thành phố Đà Nẵng nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểu của bản
thân, kết hợp lí luận và thực tiễn tại trường đào tạo em đã chọn vấn đề: “Một số giải
pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đọan 2016 – 2020” làm đề tài báo cáo tốt
nghiệp cho mình .
Đà Nẵng, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thu Hương


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về phát triển kinh tế.
1.1.1. Tăng trưởng kinh tế.
Là sự tăng thu nhập của nền kinh tế trong thời kì nhất định (thường là một

năm), sự gia tăng này liên quan ở quy mô và tốc độ quy mô tăng trưởng phản ánh sự
tăng nhiều hay ít, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các
thời kì.
1.1.2. Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm
tăng trưởng kinh tế.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của
nền kinh tế trong mọi thời kì nhất định thường là 1 năm).
Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba phương thức:
Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập
bình quân trên đầu người.
Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế.
Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững.
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì: phát triển kinh tế bền
vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các
nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp
ứng yêu cầu sau:
− Kinh tế phát triển liên tục.
− Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao.
− Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương
lai.
1.2. Điều kiện đảm bảo phát triển kinh tế.
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
Để đánh giá tăng trường kinh tế, người ta có thể dùng mức tăng trưởng, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối:
Trong đó:
: mức tăng trưởng kinh tế của năm t so với năm t-1.



: giá trị thu nhập của nền kinh tế năm t (GDP/GNI của năm t).
: giá trị thu nhập của nền kinh tế năm t-1 (GDP/GNI của năm t-1).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: có 2 phương pháp.
Phương pháp định gốc:

Trong đó:
: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t so với năm gốc.
Phương pháp liên hoàn:

Trong đó:
: tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t so với năm gốc.
Ngoài ra người ta còn sử dụng con số tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm
để đánh giá tăng trưởng kinh tế của một thời kì dài. Khi tính tốc độ tăng trưởng kinh tế
trung bình trong một thời kì nào đó thì không được sử dụng phương pháp trung bình
cộng mà tính theo công thức sau:

Trong đó:
: là tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong một thời kì nào đó.
: là giá trị thu nhập của nền kinh tế năm thứ nhất.
: là giá trị thu nhập của nền kinh tế năm thứ n.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2.2.1. Cơ cấu kinh tế
Là tổng thể các bộ phận hợp thành nên nền kinh tế với vị trí tỉ trọng tương ứng
của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận. Các mối qua hệ này được
hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể luôn luôn vận động và hướng
vào mục tiêu nhất định.
1.2.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế.
Là sự tương quan giữa các ngành tổng thể nền kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu

cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau, các
mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể luôn
vận động và hướng vào mục tiêu nhất định.


1.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là quá trình tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, nó chuyển từ trạng thái này
sang trạng thái khác phù hợp với yêu cầu và khả năng phát triển kinh tế. Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch
là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn
thiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.2.3. Cải thiện đời sống nhân dân.
Sau hai thập niên nghiên cứu cà thống kê số liệu, thập niên 50 và 60, người ta
thấy rằng thực tế là không chỉ có vấn đề về sự bất bình đẳng của các nước nghèo khổ
cao hơn các nước giàu có như đã được dự đoán, mà còn nảy sinh các vấn đề khác như
sự bất bình đẳng tiếp tục tăng lên rõ rệt ở các nước đang phát triển, số đông người dân
ở một số nước hầu như không có lợi ích gì do tăng trưởng mang lại. Như vậy tăng
trưởng chỉ mới là điều kiện “cần”, chứ chưa phải là điều kiện “đủ” để cải thiện đời
sống vật chất cho nhân dân.
Tăng trưởng để cải thiện đời sống nhân dân là mục đích mà Chính phủ của một số
nước theo đuổi, song không phải tất cả các nước đều theo đuổi mục tiêu này. Những
mục tiêu ưu tiên khác nhau trong phát triển chính là nguyên nhân làm cho tăng trưởng
kinh tế không có nghĩa nâng cao thu nhập của mọi gia đình, mọi người dân… Nguyên
nhân chính đó là:
Phần thu nhập cho tiêu dùng chủ yếu sử dụng vào các lĩnh vực không liên quan
đến việc nâng cao đến mức sống người dân. Đây chính là sự mất cân đối trong phân
phối khoản chi cho tiêu dùng giữa tiêu dùng vì mục tiêu kinh tế cải thiện cá nhân với
tiêu dùng cho hoạt động phi kinh tế.
Kết quả của tăng trưởng chủ yếu để sử dụng để tích lũy, tái đầu tư cho chu kì
tiếp theo. Đây chính là sự bất hợp lí trong giải quyết mối quan hệ cân đối giữa tích lũy

và tiêu dùng.
Kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ cho
mọi thành viên trong xã hội mà chỉ thuộc về một nhóm người nào đó do sự khác nhau
về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội.
1.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1. Các nhân tố kinh tế.
1.3.1.1. Vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vốn đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí tích lũy được dưới dạng tiền tệ như tiền
mặt, ngoại tệ, cổ phiếu,… đang trong quá trình chuyển hóa thành vốn sản xuất.
Theo Mác, vốn chính là tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất và sức lao
động để phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận tối đa.


Theo nhà kinh tế Mỹ Samuelson, vốn là những khoản tích lũy được dưới dạng
vật chất hoạc tiền tệ mà chúng có khả năng sinh lời.
Vốn có vai trò lớn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển ở mỗi quốc gia.
Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bổ và sử dụng chúng một cách hiệu quả sẽ tác
động rất lớn đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, gia tăng xuất
khẩu và tăng tích lũy của nền kinh tế.
Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR.
Theo mô hình Harrod – Dorma, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh
tế của một đơn vị kinh tế bất kì được thể hiện dưới hàm sản xuất giản đơn như sau:
g=s/k
Trong đó:
ƒ g: tốc độ tăng trưởng của sản lượng đầu ra
ƒ s: tỷ lệ tiết kiệm so với sản lượng đầu ra
ƒ k: hệ số gia tăng vốn – đầu ra (hệ số ICOR)
Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao, cần phải đảm bảo sao cho k tăng chậm,
trong khi vẫn tiếp tục gia tăng được tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư.
Tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất với tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu.
Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, do đó khi hoạt động đầu tư đã hoàn
thành, sẽ làn tăng vốn sản xuất, tức là tăng năng lực sản xuất mới.
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thì một trong những điều kiện cực
kì quan trọng đối với mọi quốc gia cũng như mọi địa phương là phải mở rộng đầu tư.
Ngoài việc đầu tư để tăng năng lực sản xuất còn phải đầu tư để nâng cao chất
lượng của sự tăng trưởng như đầu tư cho nghiên cứu, cho việc nâng cao chất lượng
cuộc sống, đầu tư cho giáo dục, cho xóa đói giảm nghèo.
1.3.1.2. Lao động với phát triển kinh tế - xã hội.
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của một địa phương. Nói đến lao động trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ hai khái
niệm về: nguồn nhân lực và nguồn lao động.
Thứ nhất: nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.
Thứ hai: nguồn lao động là một bộ phận của dân số có khả năng lao động bao
gồm dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và dân số ngoài độ tuổi lao
động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động lại bị ảnh hưởng đến các yếu tố:
− Dân số


− Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
− Thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
− Thời gian lao động
Là một nhân tó không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, lao động
đóng vai trò hai mặt đó là: lao động một mặt là nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu
vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Mặt khác, lao động là một bộ phận
của dân số những người được hưởng lợi ích của sự phát triển.
1.3.1.3. Cơ sở hạ tầng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng là tổng thể các ngành vật chất kĩ thuật thuộc loại nền tảng có tính

chất dịch vụ chung cho hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
Cơ sở hạ tầng có thể chia làm hai loại:
− Cơ sở hạ tầng kinh tế: còn có thể gọi là cơ sở hạ tầng sản xuất, cơ sở hạ tầng kĩ
thuật. Bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hẹ thống cấp
điện, hệ thống cấp thoát nước.
− Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm nhà ở, trường học, bệnh viện. Là một nhân tố
cũng không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia nói chung cũng như của một địa phương nói riêng. Cơ sở hạ tầng phát triển
đó chính là một minh chứng cho thấy sự phát triển của một quốc gia hay một địa
phương nào đó.
1.3.1.4. Tài nguyên và môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp
khai thác, công nghiệp chế biến.
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tích lũy vốn và phát triển ổn định. Sự giàu có về tài nguyên là cơ sở để phát triển
nhiều ngành kinh tế, ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là yếu tố không ổn định
trên thị trường thế giới. Điều này cho phép những nước có nguồn tài nguyên phong
phú có thể tăng trưởng và phát triển trong những điều kiện ổn định.
1.3.1.5. Khoa học công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với vốn, lao động và tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ cũng
đóng một vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Cách mạng khoa học kĩ thuật làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động
của con người, nó giúp con người thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Ngoài ra cách mạng khoa học kĩ thuật đưa văn minh đến cuộc sống con người
giúp con người biết được sự biến động bên ngoài, những ảnh hưởng của thế giới đối


với sự phát triển kinh tế - xã hội. Và cách mạng khoa học kĩ thuật còn tác động đến

quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Những vấn đề
như: năng lượng, môi trường, nguyên liệu sản xuất, dân số, lương thưc thực phẩm, các
căn bệnh dịch hiểm nghèo không còn là vấn đề của từng quốc gia mà ngày càng có
tính toàn cầu.
Với các phương tiện nghe nhìn và thông tin hiện đại đang hình thành một kết
cấu hạ tầng văn hóa mới, có thể giao tiếp truyền đạt đi khắp nơi trên thế giới.
1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế.
1.3.2.1. Cơ cấu dân tộc.
Do điều kiện sống khác nhau đã tạo nên sự khác biệt về trình độ tiến bộ văn
minh, về mức sống vật chất và về địa lý, vị trí kinh tế - xã hội trong cộng đồng.
Sự phát triển tổng thể kinh tế có thể đem lại những biến đổi kinh tế có lợi cho
dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó là những nguyên nhân nảy sinh ra
xung đột giữa các dân tộc. Do vậy lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các
dân tộc, nhưng nó đản bảo được bản sắc truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc
phục xung đột và sự mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.3.2.2. Cơ cấu tôn giáo
Vấn đề tôn giáo đi đôi với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người có thể theo một tôn
giáo. Trong một quốc gia có thể có nhiều tôn giáo. Mỗi đạo giáo có những quan niệm,
triết lí tư tưởng riêng, ăn sâu vào cuộc sống dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức
tâm lí – xã hội riêng của dân tộc. Những ý thức tôn giáo thường là cố hữu, ít thay đổi
theo sự biến đổi của sự phát triển của xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung
thường có ảnh hưởng tới sự tiến bộ xã hội tùy theo mức độ, song có thể có sự hòa hợp,
nên có chính sách đúng đắn của Chính phủ.
1.3.2.3. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến nhiều quá trình phát triển của
đất nước. Trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố
về chất lượng của lao động, của kĩ thuật và công nghệ, của trình độ quản lí kinh tế - xã
hội. Vì thế trình độ văn hóa cáo là mục tiêu của sự phát triển. Để phát triển lâu dài và
ổn định, đầu tư cho phát triển văn hóa được coi là đầu tư cần thiết nhất và đi trước một

bước so với đầu tư sản xuất.
1.3.2.4. Các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội.
Một thể chế phù hợp với phát triển hiện đại phải thể hiện ở các mặt:
− Phải có tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo luôn thích nghi được với những
biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước khó lường trước .


− Phải đảm bảo sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mấu thuẫn và
xung đột có thể xảy ra trong quá trình phát triển.
− Phải tạo cho nền kinh tế một sự hoạt động có hiệu quả nhằm tranh thủ được vốn
đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, là cơ sở của sự tăng tốc trong quá trình phát
triển.
− Tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng vào
đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu.
− Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lí, có trình độ khoa
học kĩ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng những thành công các kĩ thuật và
công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước cũng như đổi mới cơ chế quản lí kinh tế.
1.4. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế - xã hội
Các nước đang phát triển thường có những đặc trưng sau:
− Mức thu nhập bình quân đầu người thấp.
− Tỉ lệ tích lũy thấp
− Áp lực về dân số và việc làm là rất lớn.
Những đặc trưng trên đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn đối với sự phát triển kinh
tế của các nước đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra “vòng luẩn
quẩn” của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển ngày càng gia tăng.
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để
phá vỡ “vòng luẩn quẩn”. Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những
xu hướng khác nhau . Có những nước vẫn tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí
phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước Châu Phi cận Sahara, hay một số

nước Nam Á. Có những nước đạt tăng trưởng khá, đa số là những nước thoát khỏi
“vòng luẩn quẩn”, nhưng rồi rơi vào những “vòng luẩn quẩn” mới như Philipin. Bên
cạnh đó đã có những nước tạo tốc độ tăng trưởng rất nhanh, rút ngắn khoảng cách
thậm chí đuổi kịp các nước đang phát triển như các nước NICs Châu Á, Hồng Kong,
Đài loan, Singapore và Hàn Quốc. Gần đây Thái Lan, Malaxia, Trung Quốc cũng đang
vươn lên trong việc lựa chọn con đường phát triển đúng đắn.
Ở Việt Nam trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, Chính phủ đã tiến
hành chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế.
Tuy nhiên đổi mới và đi lên là một quá trình gian khổ và khó khăn, đặc biệt là
chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, thêm vào đó là những thách thưc lớn đang chờ đợi.
Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những
vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn
cầu. Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42%


năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Từ năm 2013
cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng
thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước
bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước
đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN CẨM LỆ GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015.
2.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên
2.1.1. Vị trí địa lí
Cẩm Lệ là một quận mới thành lập theo Nghị số 102/2005/NĐ-CP của chính
phủ trên cơ sở các xã Hòa Thọ. Hòa Phát, Hòa Xuân thuộc huyện Hòa Vang và
phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu.

Quận Cẩm Lệ có diện tích: 33,76km2 ; chiếm 2,36% diện tích toàn bộ thành
phố; dân số 92.824 người, chiếm 10% dân số toàn thành phố; mật độ dân số: 2.749,53
người/km2.
Quận Cẩm Lệ gồm 06 đơn vi hành chính cấp phường: Khuê Trung, Hòa Thọ
Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa Phát, Hòa An, Hòa Xuân. Ngay từ khi mới thành lập, trong
điều kiện tự nhiên bước đầu còn gặp khó khăn và thử thách nhưng quận đã nhanh
chóng ổn định tình hình bộ máy tổ chức và đưa hoạt động chung của quận vào nề nếp.
Xét về mặt địa lý, Cẩm Lệ là quận nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng,
tiếp giáp với các quận/huyện khác của thành phố là: quận Hải Châu, quận Thanh Khê,
quận Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang nên có nhiều thuận lợi trong giao lưu, tiếp
cận và đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Mặt khác, quận Cẩm Lệ nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam, là một trong những địa
bàn có trục lộ giao thông chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, các tuyến giao thông nối liền
với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, cảng biển Tiên Sa, có các công trình hạ tầng để
phát triển kinh tế như: khu công nghiệp, cụm kho tàng, khu du lịch sinh thái… nên có
nhiều thuận lợi trong phát triển.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng, hướng dốc chính từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Khu vực đồi núi phân bố tập trung ở phường Hòa Thọ Tây và một phần ở
phường Hòa Phát, hầu hết là đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ, diện tích
khoảng 130ha.
Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quân, có
độ cao trung bình từ 2 – 10m, phân bố điều khắp các phường. Riêng phường Hòa
Xuân có độ cao trung bình thấp, đất đai chủ yếu là đất phù sa ven sông bồi đắp, thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp.


2.1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của quận Cẩm Lệ sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính là 3.375,87ha. Trong đó, đất nông nghiệp 825,5ha, chiếm 20,02% trên tổng diện
tích đất, đất phục vụ sản xuất công nghiệp và công trình trên địa bàn chiếm khoảng
29,87%, đất sử dụng trong giao thông và công trình công cộng chiếm khoảng 10%, đất
bằng chưa sử dụng 216,6ha, đất chưa sử dụng chiếm 6,42% tổng diện tích.
Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình biến động đất đai diễn ra khá lớn do
quận Cẩm Lệ là quận có nhiều dự án quy hoạch, chỉnh trang đô thị của thành phố.
b. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn quận có hai loại tài nguyên để khai thác phục vụ cho xây dựng là
tài nguyên về cát và đá. Cát được khai thác từ sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện với trữ
lượng được xác định trên 15.000.000 m3. Đá chủ yếu được khai thác từ núi Phước
Tường thuộc phườn Hòa Phát và Hòa An với trữ lượng được xác định 4.500.000 m3.
Chất lượng cát và đá được đánh giá là khá tốt để phục vụ cho công nghiệp xây
dựng. Tuy nhiên, kĩ thuật và phương pháp khai thác còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng
lớn đến dòng chảy và môi trường.
c. Tài nguyên nước
Có hai nhánh sông bao bọc phía Đông Nam của quận và chảy giữa 3 phường
Hoà Xuân, Hoà Thọ Đông và Hoà Thọ
ồi tự
nhiên có thể kết hợp thuỷ thổ trong việc khai thác đầu tư các công trình, dự án dịch vụ,
sinh thái, du lịch như: Đồng Nò, Đảo Nổ
Cẩm Lệ -

ịch vụ

ờng gắn kết với với đường sông
- Đả
-


2.1.2.3. Tài nguyên du lịch
Cẩm Lệ là mảnh đất giàu truyền thống, trên địa bàn có nhiều công trình là di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, cấp thành phố được xây dựng từ thời xưa gắn liền
gắn liền với các tên tuổi của các danh nhân và lịch sử của đất nước như Nghĩa Trũng
Hòa Vang, Đình Hòa An…
Ngoài ra, trên địa bàn còn có những nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ mang
tính truyền thống có thể kết hợp phát triển sản xuất và du lịch.
2.3. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực
2.3.1. Đặc điểm, cơ cấu dân số
Theo điều tra (10/2015) dân số trung bình quận Cẩm Lệ năm 2015 là 107.328
người tăng so vơi thời điểm (10/2014) 1312 người. Có thể nói, hiện nay quận có tiềm
năng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 70.299 người chiếm tỉ lệ


65,5%.
2.3.2. Đặc điểm, cơ cấu nguồn lực.
Dân số trong độ tuổi lao động của quận chiếm tỉ lệ khá lớn 65,6 %. Nguồn lao
động quận khoảng 86.718 người tương đương với 72,6 % dân số tại thời điểm hiện tại.
Số người đang hoạt động kinh tế 61.121 người, chiếm 72,5 % nguồn lao động. Tỷ lệ
thất nghiệp 5,86% dân số, tỉ lệ người có việc làm thường xuyên ổn định thấp hơn so
với nguồn lao động.
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội quậ Cẩm Lệ từ năm 2011 – 2015.
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2020 Cẩm Lệ trở thành quận phát triển khá của thành phố
Đà Nẵng với GDP bình quân đầu người cao hơn mức trung bình chung của thành phố
Đà Nẵng và của cả nước; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng
“Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp và tiến tới cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp Nông nghiệp” vào năm 2015; có kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn
cơ bản của đô thị loại I.
- Tăng trưởng kinh tế bình quân 13 - 14% giai đoạn 2011- 2015; 15 - 16% giai đoạn
2016 - 2020;

- Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp đến năm 2015 là: 48,1% 51,1% - 0,8%; đến năm 2020 là: 44,8% - 54,9% - 0,3%;
- Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân 25 - 26% cho cả
giai đoạn 2011 - 2020;
- Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2015 đạt 1.900 - 2.000
USD; đến năm 2020 đạt 3.000 3.500 USD;
Bảng 2.1: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận giai đoạn 2011 – 2015 tính
theo GDP
STT

Tỷ trọng các ngành SX

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

1

Công nghiệp – XD

%

72.1


71.8

70.9

71.1

70.6

2

Dịch vụ

%

27.4

28.8

28.7

28.5

29.01

3

Nông nghiêp

%


0.58

0.40

0.37

0.41

0.39

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cẩm Lệ.
2.2.2. Tổng giá trị sản xuất.
Nhiệm kỳ 2011-2015, quận Cẩm Lệ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch phù hợp, đúng định hướng. Giá trị sản xuất tăng bình quân 12%,
tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 13.300 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2010.


Bảng 2.2: chỉ tiêu về kinh tế của quận Cẩm Lệ giai đoạn 2011 - 2015
Đvt: tỷ đồng
Năm

Chỉ tiêu

2011
Giá trị (tỷ
đồng)

2012
Tỷ

trọng
(%)

Giá trị (tỷ
đồng)

2013
Tỷ
trọng
(%)

Giá trị (tỷ
đồng)

2014
Tỷ
trọng
(%)

Giá trị
(tỷ đồng)

Tốc độ

2015
Tỷ
trọng
(%)

Giá tri (tỷ

đồng)

Tỷ
trọng
(%)

tăng trưởng
bình quân
2011-2015
( %)

GO
8315,6

100

8581,9

100

9897,3

100

11748

100

13309


100

100

Dịch vụ

2110,5

25,4

2204,2

25,7

2655,8

26,8

3350

28,5

3860

29

50,7

Công
nghiệp


6141,5

73,9

6318,6

73,6

7188,9

72,6

8350

71,1

9400

70,6

38,5

Nông
nghiệp

63,6

0,8


59,1

0,7

52,6

0,6

48

0,4

49

0,4

7,7

( Nguồn: niên giám thống kê quận Cẩm Lệ thời kỳ 2011-2015)


Cơ cấu kinh tế quận Cẩm Lệ từ năm 2011-2015 chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp cụ thể là:
- Ngành dịch vụ tăng dần ở tất cả các năm khoảng từ 0,3- 1,7% tăng nhiều nhất
vào năm 2014 với giá trị là 3350 tỷ đồng và tăng chậm dần vào năm 2012 tương ứng
với giá trị là 2204,2 tỷ đồng. Ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm
khoảng từ 0,3-1,5%. Còn ngành nông nghiệp giảm đều qua các năm từ giai đoạn 20112013 và ổn định ở năm 2014-2015. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp
đến năm 2015 là 48,1%-51,1%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước tăng bình quân
11,81%/năm
Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng bình quân 11,2%/năm. Sản xuất dịch vụ

ước tăng bình quân 14,4%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước giảm 5,7%.
- Quận Cẩm Lệ là quận mới được thành lập đang trên đà phát triển đời sống
người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, mức sống người dân tăng lên đáng kể
kéo theo các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng được quan tâm trên địa bàn quận
dần đẩy lùi ngành nông nghiệp lạc hậu, làm cho nền kinh tế của quận được cải thiện
và đạt được những kết quả đáng kể.
2.2.2.1. Công nghiệp – xây dựng.
Đẩy mạnh phát triển ngành Công nghiệp - Xây dựng với mức tăng trưởng bình
quân hàng năm khoảng 13% giai đoạn 2011 - 2015 và 14% giai đoạn 2016 - 2020. Tập
trung phát triển một số lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh như công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất
giầy da, may mặc và các loại công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Cơ cấu ngành công
nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, giảm tỷ
trọng công nghiệp khai thác. Cùng với thành phố đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải toả,
giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hoà Cầm để sớm đưa
vào khai thác.
Ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của quận Cẩm
Lệ, chiếm 75,9% , tăng giá trị sản xuất và 64,95% tăng GDP toàn nền kinh tế năm
2013. Trong 3 năm qua, sản xuất công nghiệp của quận có tốc độ tăng trưởng cao và
ổn định. Năm 2014, quá trị sản xuất của ngành công nghiệp- xây dựng trên địa bàn
quận đạt 1480 tỷ đổng, tăng hơn năm 2013: 238 tỷ đồng. giá trị sản xuất trên địa bàn
quận ngày càng tăng do chất lượng sản phẩm công nghiệp ngày càng được cải thiện.
Công nghiệp được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn, là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của quận Cẩm Lệ. Các cơ cở sản xuất ngày càng mở rộng quy mô, trình
độ kỹ thuật và công nghệ của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ngày càng
được đầu tư áp dụng những máy móc thiết bị vảo sản xuất, trình độ quản lý và tay


nghề của công nhân ngày càng được nâng cao.
Cơ chế thông thoáng nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích sản

xuất các mặt hàng đang có lợi thế như chế biến gỗ, giấy, mây tre, may mặc… có chính
sách ưu đãi hợp lí thúc đẩy công nghiệp của quận phát triển, cho các quận phát triển,
cho các doanh nghiệp thuê đất, chuyện nhượng quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở
kinh doanh.
Tăng cường đối thoại gặp gỡ, gần gũi với các doanh nghiệp để cùng doanh
nghiệp đề xuất kinh doanh của doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu lao động để đào
tạo nghề phục vụ cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, trình độ quản lí được
nâng cao, sản phẩm làm ra của doanh nghiệp ngày càng mở rộng ở thị trường nội địa
và xuất khẩu ra bên ngoài.
Về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của quận vẫn tập
trung chủ yếu vào các thành phần kinh tế trong nước, thành phần kinh tế nước ngoài
chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 6,5% năm 2009.
Bảng 2.3: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành.
Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

Triệu đồng

1.076.052

1261.001

1. Công nghiệp khai thác


Triệu đồng

238

305

2. Công nghiệp chế biến

Triệu đồng

1.058.321

1.242.570

3. Xây dựng

Triệu đồng

17.493

18.126

%

100.0

100.0

1. Công nghiệp khai thác mỏ


%

0.02

0.02

2. Công nghiệp chế biến

%

98.35

98.54

3. Xây dựng

%

1.63

1.44

Giá trị sản xuất

Cơ cấu giá trị sản xuất

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cẩm Lệ
Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, xây dựng. Công nghiệp chế biến
trên địa bàn quận phát triển trong những năm qua 98,35% (năm 2014), tawmg 98,54%

(năm 2015). Quận đã tập trung phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh như công
nghiệp chế biến, nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp sản xuất giày da, may mặc…
Nhìn chung quy mô phát triển công nghiệp xây dựng ngày càng tăng với nhiều
sản phẩm đa dạng và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, quận luôn quan
tâm đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tổ chức các lớp chuyên đề về hội nhập


kinh tế quốc tế, giúp các doanh nghiệp đăng kí tham gia các hội chợ triễn lãm cũng
như tạo môi trường thuận lợi trong sản xuất của doanh nghiệp và các hộ cá thể có điều
kiện phát triển.
2.2.2.2. Dịch vụ
Xây dựng ngành thương mại - dịch vụ phát triển văn minh, hiện đại gắn với
phát triển chung của Thành phố. Khuyến khích, định hướng và tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đầu tư xây dựng các siêu thị mini, các cửa hàng
phân phối, cửa hàng tự chọn, đại lý cấp 2, 3, cửa hàng bán lẻ cho các công ty lớn ở các
trục đường lớn như Ông Ích Đường, Trường Chinh, đường ven sông Tuyên Sơn - Tuý
Loan, quốc lộ 14B,.. trong các khu chợ, phố chợ Cẩm Lệ, các khu tái định cư có mật
độ dân cư đông.
Hình thành các loại hình du lịch văn hoá truyền thống như khai thác du lịch đối
với các di tích: Đài tưởng niệm liệt sỹ huyện Hoà Vang, (Nghĩa Trũng Khuê Trung),
Đình làng Lỗ Giáng, Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, khu đảo nổi Khuê Trung và tuyến
đường ven sông Tuyên Sơn – Tuý Loan…
Với những thuận lợi về mặt vị trí địa lí cũng như những lợi thế của thành phố
Đà Nẵng mang lại cho quận, ngành thương mại dịch vụ của quận Cẩm Lệ ngày càng
phát triển và đóng vai trò quan trọng.
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ của năm 2011 đạt 582,1 tỷ, chiếm 31,45% GDP.
Bình quân giai đoạn 2011 – 2015 giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 25,8%/năm, cơ
cấu kinh tế giai đoạn này được xác định là công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp.
ngành dịch vụ ngày càng chú trọng, từng bước hình thành các loại hình dịch vụ văn

hóa truyền thống , dịch vụ vận tải được nâng lên, dịch vụ bưu chính viễn thông với
nhiều loại hình dịch vụ, tài chính, tín dụng, ngân hàng bảo hiểm cũng được mở rộng.
tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2011 đạt 255 tỷ đồng, năm 2012 đạt 300 tỷ
đồng, trong đó sảm phẩm địa phương phục vụ tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 30 –
35%, bao gồm các ngành nông lâm thủy sản và các ngành hàng tiểu thủ nông nghiệp.
trong năm 2013 đạt 380 tỷ đồng, bằng 80,7% kế hoạch, tăng 48,5 so với cùng kì năm
2011.
Giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn quận cũng có nhiều bước tiến đáng kể,
đã tăng từ 5 triệu USD năm 2011 lên 5.5 triệu USD năm 2012. Nhìn chung sự phát
triển của các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ trong những năm qua đã góp phần
đáng kể vào việc tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Tình hình phát triển một số lĩnh vực cụ thể như sau:
− Thương mại: mặc dù kinh doanh thương mại và dịch vụ phát triển đa dạng
trong những năm gần đây, song phần lớn các cơ sở kinh doanh còn nhỏ bé, chủ yếu


doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, sức cạnh tranh trên thị trường
yếu. năng lực quản lí kinh doanh, mở rộng thị trường, vốn, chật lượng phục vụ của
người lao động còn thấp. Các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể chưa thể hiện được
vai trò chi phối, điều tiết thị trường. Mạng lưới kinh doanh trong các khu dân cư và
các chợ chưa đáp ứng với yêu cầu thị trường. Chủng loại hàng hóa chưa đa dạng, chất
lượng hàng hóa thấp chưa có tầm vươn ra bên ngoài. Sức mua của người dân thấp nên
không khuyến khích được các nhà đầu tư.
− Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm:
& Ngân hàng: hiện có 5 ngân hàng hoạt động trên địa bàn quận, trong đó 2 ngân
hàng đã hoạt động lâu năm có khách hàng ổn định, có 3 cơ sở mới thành lập sau khi
thành lập quận. Dịch vụ ngân hàng bao gồ các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối,
dịch vụ hỗ trợ bảo hành dự thầu và các dịch vụ khác đang ngày một phát triển đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
& Bảo hiểm: hệ thống bảo hiểm hoạt động với nhiều đơn vị, hình thức bảo hiểm

cũng được mở rộng, bảo hiểm cho con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm phương tiện.
− Du lịch: các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất, điều kiện vui chơi giải trí, các
loại hình dịch vụ chưa hình thành, hệ thống nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm, sảm
phẩm lưu niệm hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
− Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vj
vận tải được nâng lên, thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hóa và vận chuyển
của người dân.
− Dịch vụ bưu chính viễn thông: ngày càng hiện đại hóa với nhiều loại hình dịch
vụ thuận tiện, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, 100% số phường có điểm phục vụ
bưu điện đảm bảo chất lượng. Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hóa đến 100% số
phường. Các loại dịch vụ bưu phẩm, bưu điện tăng nhanh.
2.2.2.3. Nông, lâm, ngư nghiệp.
Giá trị ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp song đối với một số
phường trên địa bàn quận thì vẫn được coi là ngành có chủ lực đóng góp một phần
quan trọng trong việc giải quyết việc làm đảm bảo thu nhập cho một số bộ phận, lao
động tại khu vực nông thôn trước đây nay chuyển thành đô thị. Do quá trình đô thị
hóa diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên tỉ trọng nông nghiệp 2015
giảm. Mặc dù tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhưng nhiều loại rau cũng được nông
dân quan tâm đầu tư sản xuất như dưa hấu, hoa màu, nấm rơm… đã góp phần vào tăng
trưởng của ngành. Quận đã đầu tư giai đoạn một về phát triển vùng rau La Hường ở
phường Hòa Thọ Đông, hỗ trợ cho nông dân áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiếp
tục phát triển mở rộng đầu tư vùng rau La Hường ở phường Hòa Thọ Đông.


Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản trên địa bàn
quận Cẩm Lệ
STT

Các chỉ tiêu


ĐVT

2011

2012

GO (CĐ 94)

Tỷ đồng

27,502

26,801

1

Thủy sản

Tỷ đồng

5,200

5,783

2

Lâm nghiệp

Tỷ đồng


0,050

0,020

3

Nông nghiệp

Tỷ đồng

22,252

20,998

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Cẩm Lệ
Do quá trình đô thị hóa của thành phố diện tích đất nông nghiệp mỗi năm đều
giảm nhất là phường Hòa Xuân, các ao hồ do người dân đào để nuôi trồng giảm đáng
kể. Số lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng giảm do dịch bệnh và ảnh huởng
của môi trường. Do vậy, sản phẩm hàng hóa cung cấp từ ngành chăn nuôi trên địa bàn
quận có chiều hướng ngày càng giảm.
Nhìn chung, đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt đất canh tác vườn nhà
giảm trong những năm gần đây, nhưng sản phẩm lương thực hàng năm vẫn tăng do
năng suất thâm canh ngày càng được cải thiện. Các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
cây thực phẩm có chiều hướng phát triển, bước đầu hình thành một số vùng chuyên
canh nhưng hiệu quả chưa cao, quy mô còn nhỏ, chất lượng và sản lượng hàng hóa còn
thấp chưa đủ sức cung ứng thị trường nội địa.
2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành xã hội giai đoạn 2011 – 2015
2.2.3.1. Giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo, triển khai sâu rộng chủ trương xã hội hóa
giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển mạnh loại hình tư thục ở

mầm non, PTTH và dạy nghề:
Đến năm 2010, đảm bảo tối thiểu 20% cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, trên 70%
cháu trong độ tuổi ra mẫu giáo, 100% cháu trong độ tuổi học tiểu học, 100% học sinh
tốt nghiệp tiểu học được vào học THCS và 90% tốt nghiệp THCS được vào học
PTTH.
- Đến năm 2020, đảm bảo tối thiểu 30% cháu trong độ tuổi ra nhà trẻ, trên 80%
cháu trong độ tuổi ra mẫu giáo, 100% cháu trong độ tuổi học tiểu học, 100% học sinh
bình thường hoàn thành chương trình tiểu học được vào học THCS và 95% tốt nghiệp
THCS vào học THPT và trung học nghề.
Trong các năm qua (2012-2015) cùng với đà tăng trưởng của kinh tế xã hội sự
nghiệp phát triển GD-ĐT ở quận đã từng bước chuyển mạnh trên từng mặt.Thực hiện
việc đổi mới chương trình phổ cập giáo dục, quy mô tiếp tục mở rộng, mạng lưới
trường lớp được quy hoạch, điều chỉnh, mặt bằn dân trí đã được nâng lên một bước,


chất lượng dạy và học được cũng cố và có bước chuyển biến rõ rệt. Điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật từng bước từng bước được cải thiện khá hơn,xóa dần các lớp nhỏ
lẻ,đầu tư trang bị phòng học liệu, phòng vi tính, thí nghiệm…đáp ứng kịp thời cho việc
phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đổi nới giáo dục.
Bảng 2.5: Mạng lưới trường lớp qua các năm học 2012 – 2015
trên địa bàn quận Cẩm Lệ
2012- 2013- 20142013 2014 2015

Các chỉ tiêu

1.Tổng số trường
a.Mầm non
b.Tiểu học
c.THCS
d.THPT

2.Tổng số lớp
a.Mầm non
b.Tiểu học
c.THCS
d.THPT

32

31

35

14
9
7
2
584
227
182
129
46

13
9
7
2
600
217
196
135

52

17
9
7
2
477
117
211
147
2

2012-2013
Công

lập
thục
24

2013-2014
Công

lập
thục

8

22

2014-2015

Công

lập
thục

9

24

11

6
8
5
8
6
9
_
9
_
9
7
_
7
_
7
2
_
1
_

2
429
155
427
173
427
72
155
62
155
67
182
_
196
_
211
129
_
135
_
147
46
_
34
_
2
Nguồn: phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến sự phát triển của chất lượng giáo dục.
Số lượng giáo viên tăng lên từng năm ở các cấp học nhằm đảm bảo chất lượng giảng
dạy.


11
_
_
_
50
50
_
_
_

Bảng 2.6: Tình hình đội ngũ giáo viên qua các năm học 2012 - 2015
ĐVT: người
Các
chỉ tiêu
1.Mầm
non
2.Tiểu
học
3.THCS
4.THPT
5.Tổng số

20122013

20132014

20142015

2012-2013

Công
lập

2013-2014


thục

Công
lập

2014-2015


thục

Công
lập


thục

393

431

598

314


176

149

282

168

146

351

274

327

357

_

174

_

337

_

343
126

1213

266
115
1086

337
98
1360

327
_
266
_
327
_
133
_
83
32
133
_
1131
176
772
314
985
146
Nguồn: phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ.



2.2.3.2. Y tế.
-Tỷ lệ trẻ em sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 gam giảm xuống dưới 3% vào năm
2010, dưới 1% vào năm 2020.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới
5% vào năm 2020
- Chiều cao trung bình của thanh niên đạt từ 1,65m trở lên.
- Có 6-7 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/10.000 dân.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 giảm xuống còn 1%, năm 2020 giảm còn 0,8%
- Tuổi thọ trung bình: 75 tuổi.
- 100% trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia.
Mở rộng và triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, kiểm
soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện và khống chế dịch bệnh mới phát
sinh. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang
thiết bị và đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Trên địa bàn quận có một bệnh viện Đa khoa với quy mô 212 giường, một bệnh
viện y học dân tộc với 100 giường sẵn sàng phục vụ. ngoài ra có một đội y tế dự
phòng, một đội chăm sóc sức khỏe sinh sản, sáu trạm y tế phường. Có 4 phường đạt
chuẩn quốc gia về y tế.
2.2.3.3. Các vấn đề xã hội khác.
Giải quyết việc làm, tiếp tục thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với
nước, giải quyết dứt điểm các trường hợp tồn đọng trong diện chính sách. Đẩy mạnh
xã hội hoá công tác đền ơn đáp nghĩa. Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn
an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Từ khi thành lập, toàn quận có 1315 hộ nghèo với 5110 khẩu trong diện nghèo
chiếm 88,72% so với tổng số hộ dân. Bằng nhiều biện pháp và lồng ghép nhiều
chương trình, nên công tác giảm nghèo đạt hiệu quả.
Giảm 181 hộ nghèo, đạt 73% kế hoạch.
Toàn quận có 2271 đối tượng chính sách, trong đó 954 liệt sĩ, 75 mẹ Việt Nam

Anh Hùng (10 mẹ còn sống), 520 thương bệnh binh. Thực hiện chính sách đối với
người có công với xã hội, quận đã đề nghị cấp trên giải quyết chế độ trợ cấp thường
xuyên một lần cho 786 đối tượng. Chế độ huân huy chương cho 286 trường hợp.
Việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2012 là 1500 người vượt chỉ tiêu
kế hoạch đề ra. Giải quyết việc làm là vấn đề bức xúc trong điều kiện trình độ lao động
của quận hiện nay còn hạn chế thì việc mở rộng và tăng cường công tác đào tạo nghề
và cần thiết. Tích cực phối hợp và tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc tại các khu


công nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập nâng cao đời
sống dân cư, xã hội ngày càng phát triển văn minh và hạn chế tai nạn.
Thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội: duy trì tốt công trình 5 không:
“không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không
có giết người cướp của, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng”. Và thực
hiện chương trình 3 có: “ có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh văn hóa của
thành phố Đà Nẵng”. Tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự xã
hội.
2.2.4. Cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm qua, việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân
được Quận ủy Cẩm Lệ quan tâm. Những khoảng trống về đời sống văn hóa, tinh thần
của người lao động tại các khu công nghiệp đang dần thu hẹp; tuy nhiên vẫn chưa đủ
để tạo chuyển biến thực sự trong đời sống công nhân.
Quận Cẩm Lệ hiện có trên 1.560 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có
khoảng 150 doanh nghiệp sử dụng từ 20 lao động trở lên. Đội ngũ lao động trong
ngành công nghiệp hiện có gần 30.000 người, trong đó lao động làm việc tại Khu
Công nghiệp Hòa Cầm chiếm khoảng 70%.
Người lao động chủ yếu từ các địa phương lân cận, sống tạm bợ trong các khu
nhà trọ, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn. Nhà trọ xung quanh khu công nghiệp có
những phòng chỉ rộng trên 10m2.
Điều kiện vệ sinh ở các khu nhà trọ thiếu thốn, cũ và xuống cấp. Tình trạng

người lao động thường xuyên làm việc tăng ca nên không có thời gian để thư giãn, giải
trí. Các điều kiện để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ về văn hóa tinh thần, nghỉ ngơi, học
tập, giao lưu phục vụ công nhân vì vậy vẫn còn thiếu.
2.3. Đánh giá chung.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Kinh tế quận có tốc độ tăng trưởng cao, đã góp phần tăng tiềm lực cho nền kinh
tế,quy mô của nền kinh tế ngày càng lớn đóng góp vào sự phát triển chung của thành
phố Đà Nẵng. mặc dù trong thời gian qua phải đương đầu với những khó khăn và
thách thức, lí do chủ quan là quận Cẩm Lệ mới được thành lập và những lí do khách
quan khác như tốc độ tăng trưởng của quận năm sau cao hơn năm trước.
Kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát
triển.
Sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện
là điều kiện và động lực huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững
của nền kinh tế nói chung sẽ tác động nhất định đến sự tăng trưởng phát triển kinh tế


quận.
Sự hấp dẫn thu hút các nguồn lực đầu tư, các dự án trong và ngoài nước trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng và quận Cẩm Lệ đã tác động nhanh mạnh đến sự tăng trưởng
kinh tế, thúc đẩy quá trình đo thị hóa của quận theo hướng hiện đại, đẩy mạnh xóa đói
giảm nghèo.
2.3.2. Những khó khăn thách thức.
Kinh tế quận tuy tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững, hầu hết các doanh
nghiệp dân doanh còn nhỏ, rời rạc và thiếu liên kết: công nghệ còn lạc hậu, thiếu sản
phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao, nhiều doanh nghiệp còn nằm xen lẫn trong khu
dân cư. Một số doanh nghiệp có khả năng đầu tư mới hay mở rộng sản xuất nhưng gặp
khó khăn về mặt bằng, khả năng ứng phó với những biến động của thị trường và của
nền kinh tế còn chậm.
Các hoạt động dịch vụ đa phần nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ cấu

chủng loại hàng hóa chưa đa dạng. Hệ thống phân phối còn mang tính truyền thông
chưa xuất hiện nhiều các siêu thị, đại lý phân phối lớn. Nhiều vùng còn mang dáng dấp
nông thôn, sản xuất hàng hóa chưa thực sự phát triển, sức mua còn hạn chế.
Sản phẩm phục vụ cho du lịch hầu như chưa có, thiếu sự gắn kết các hoạt động
lễ hội với khai thác dịch vụ.
Nông nghiệp đô thị mới chỉ bước đầu hình thành, các sản phẩm phục vụ nhu
cầu dân cư đô thị chưa nhiều, chất lượng chưa cao. Các cơ sở phục vụ sản xuất nông
nghiệp còn thiếu, tỷ lệ cơ giới hóa thấp, chế biến bảo quản nông sản sau thu hoạch hầu
như không phát triển. Công tác ứng dụng khoa học kĩ thuật váo sản xuất còn hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Sự đầu tư cơ sở hạ tầng từ các dự án của Trung Ương và thành phố như giao
thông, điện, cấp thoát nước chưa đồng bộ, chậm tiến độ. Một số dự án giải tỏa chỉnh
trang phát triển đô thị kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Các dự
án phát triển của các chủ đầu tư như: khu công nghiệp Hòa Cầm, cụm công nghiệp
Phước Lí, khu sinh thái Hòa Xuân … triển khai chậm.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
Sự liên kết hỗ trợ sản xuất giữa các doanh nghiệp chưa có hoạc rất mờ nhạt, các
doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến xây dựng chiến lược phát triển dài hạn “cả về
sản phẩm, thị trường, thương hiệu”, khoa học công nghệ chưa được quan tâm ứng
dụng khai thác để phát triển sản xuất như đăng kí nhãn hiệu hành hóa, kiểu dáng công
nghiệp, thiết lập và khai thác internet…
Thiếu vốn sản xuất và công tác đào tạo lao động lành nghề, lao động có chát


×