Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO XUẤT KHẨU Ô TÔ THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.11 KB, 31 trang )

MỤC LỤC

NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO XUẤT
KHẨU Ô TÔ THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Lý do chọn đề tài:
Ô tô đang là 1 trong những phương tiện di chuyển được ưa chuận hàng đầu, xu hướng
sử dụng ô tô đang được phổ biến trên toàn đất nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt với
các tính năng của ô tô như bảo vệ con người khỏi các ảnh hưởng của thời tiết, cũng như
an toàn hơn so với việc sử dụng các phương tiện gia đình khác,…Và Việt Nam đang dần
bước vào thời kỳ xã hội hóa xe hơi, khi ô tô không còn là tài sản hay phương tiện đi lại
quý giá của một số ít người nữa mà trở nên phổ biến. Tiềm năng của ngành ô tô Việt
Nam rất lớn. Tỷ lệ sở hữu xe ô tô cá nhân ở Việt Nam vẫn đứng dưới mức trung bình so
với các nước trong khu vực với khoảng 20 chiếc/1.000 dân (tương đương với Thái Lan
cách đây 15 năm). Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng, người sở hữu xe
cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu đó thì yêu cầu phải có 1 lượng lớn ô tô để đáp ứng
nhu cầu sử dụng ô tô của người dân. Tuy nhiên Ngành sản xuất xe ô tô ở nước ta có lợi
thế cạnh tranh kém hơn những nước trong khu vực. Điều này đã được thể hiện rõ ràng
thông qua tỷ lệ chi tiết nội địa hóa và số lượng công ty Việt Nam tham gia vào quy trình
lắp ráp xe hơi. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ không phù hợp đã đẩy những
nhà đầu tư trong lĩnh vực này đi sang nước khác.Vì thế dẫn đến ngành công nghiệp sản
xuất ô tô ở nước ta không thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng ô tô trong nước, do đó tạo điều
kiện cho các nước khác xuất khẩu ô tô của nước họ vào nước ta. Và trong tình hình toàn
1


cầu hóa cũng như việc kí kết nhiều hiệp định như hiện nay, các hiệp định làm cho việc
đánh thuế bị hạn chế và đặc biệt trong khối ASEAN các thuế xuất đánh vào các sản phẩm
hầu như là 0%. Tạo điều kiện cho các nước trong khối ASEAN xuất khẩu các mặc hàng
của nước mình vào các nước cùng trong khối liên minh ASEAN.Đặc biệt nhất là đất nước
Thái Lan đất nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực ASEAN thuận lợi
nhập khầu về Việt Nam. Trước đây, do rào cản về thuế nhập khẩu cao nên còn bất lợi,


nhưng sắp tới thì tình trạng sẽ khác vì thuế xuất đánh vào mặt hàng ô tô chỉ còn 0%.Vì
vậy để tìm hiểu việc xuất khẩu xe ô tô của thái lan sang Việt Nam nên nhom em quyết
định chọn đề tài là: “NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO XUẤT
KHẨU Ô TÔ THÁI LAN TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM”. Từ đó, giúp các nhà sản
xuất ô tô Thái Lan có những giải pháp, chiến lược trong thâm nhập ô tô Thái Lan vào thị
trường Việt Nam. Bài báo cáo gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát ngành công nghiệp ô tô Thái Lan và kim ngạch xuất
khẩu của ô tô Thái Lan tại thị trường Việt Nam.
CHƯƠNG 2: Những thuận lợi, khó khăn trong xuất khẩu ô tô Thái Lan sang thị
trường Việt Nam.
CHƯƠNG 3: Chiến lược marketing cho xuất khẩu ô tô Thái Lan sang thị trường
Việt Nam.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược giá
Chiến lược phân phối
Chiến lược truyền thông, xúc tiến

2


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của nhóm là thu thập, phân tích, so sánh và tổng
hợp để làm sáng tỏ vấn đề thông qua nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp như sách, báo, các
bài viết trên internet.
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn nghiên cứu tình hình xuất khẩu ô tô Thái Lan sang
thị trường Việt Nam

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ THÁI
LAN VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA Ô TÔ THÁI LAN TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Khát quát sự phát triển của công nghiệp ô tô Thái Lan:

Lịch sử ôtô Thái Lan bắt đầu từ những năm 1960, cho đến nay đất nước chùa Vàng đã
trở thành một trong những nước sản xuất xe hơi nhiều nhất thế giới.
Từ một nền công nghiệp xe hơi sơ khai, Thái Lan nhanh chóng phát triển, là nơi đặt
nhà máy của nhiều hãng xe lớn trên thế giới. Năm 2010, đất nước này sản xuất 1,6 triệu
chiếc, xếp thứ 12 thế giới trong khi trước đó 10 năm vẫn đang ở vị trí 19. Góp mặt ở Thái
Lan nhiều nhất vẫn là các liên doanh của Nhật Bản như Toyota, Honda, Nissan, Isuzu...
Để có thể tiến xa trong làng ôtô thế giới, Thái Lan đã có những bước đi vững chắc,
quy củ để tham gia vào mạng lưới sản xuất ôtô Đông Á và thế giới. Quá trình gia nhập đi
theo một trình tự 5 giai đoạn hợp lý từ đơn giản đến phức tạp.
Giai đoạn thứ nhất tập trung vào việc sửa chữa đơn thuần những chiếc xe nhập khẩu
nguyên chiếc từ nước ngoài CBU (Complete Build-up Unit).

3


Giai đoạn thứ hai chuyển sang lắp ráp thành phẩm từ những linh phụ kiện nhập khẩu
từ nước ngoài CKD (Completely Knocked Down).
Giai đoạn thứ ba nền công nghiệp chuyển hướng sang sản xuất phụ tùng, tập trung
vào những thiết bị gốc có giá trị gia tăng thấp.
Giai đoạn thứ tư vẫn tiếp tục nội địa hóa khâu sản xuất phụ tùng, nhưng đã chuyển
sang sản xuất những thiết bị gốc có giá trị gia tăng cao.
Giai đoạn cuối cùng, tập trung vào hoạt động R&D ( phát triển và thiết kế sản phẩm),
với mục tiêu đưa Thái Lan trở thành trung tâm công nghiệp ô tô của khu vực.

Cấu trúc nền công nghiệp ôtô Thái Lan, tổng hợp dựa trên số liệu của Thai Automotive
Industry Association năm 2010.

Với những bước đi rõ ràng, Thái Lan có thể tập trung hợp lý và đầy đủ nhất nguồn lực
cũng như lợi thế cho sự phát triển của từng giai đoạn. Tham gia vào mạng lưới sản xuất
ôtô là một trong những thành công rất lớn của đất nước này.

Nếu như hiện nay ở Việt Nam các liên doanh chủ yếu lắp ráp theo dạng CKD, chỉ một
số bộ phận đơn giản như nút bấm điều khiển, sơn xe là sản xuất ở Việt Nam. Trong khi
4


đó, Toyota Motor tại Thái Lan chỉ nhập khẩu 5% linh kiện, còn lại đều tự sản xuất nội
địa.
Để phát triển tốt, kịp thời phân phối nguồn linh phụ kiện cũng như thành phẩm, hệ
thống nhà cung cấp tại Thái Lan đặt chủ yếu ở phía Tây Bangkok tạo nên một vùng sản
xuất tập trung gọi là vành đai ôtô.
Không giống như Malaysia tập trung phát triển thương hiệu ôtô riêng Proton hay
Perodua, nhưng đến nay xe nội địa đang dần mất chỗ đứng vì không cạnh tranh được với
xe nhập khẩu. Thái Lan chấp nhận trở thành công trường của thế giới vì xác định tạo
thương hiệu riêng từ một nền công nghiệp ôtô non trẻ là điều không thể.
Hàng năm, tổng số lượng xe ô tô được sản xuất tại Thái Lan có thể đạt mức tối đa 2,9
triệu chiếc. Năm ngoái, khoảng 1,95 triệu xe ô tô được sản xuất tại Thái Lan và nước này
đứng vị trí thứ 12 trên thế giới, không thay đổi từ năm 2014. Vì thế, Thái Lan có lẽ cũng
chẳng lấy làm buồn khi thị trường nội địa, số lượng xe bán ra giảm 15% nhưng số lượng
xe xuất khẩu tăng lên khoảng 6,4% ở mức 1,2 triệu chiếc.
Được xem là quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển nhất khu vực khi trở thành
nơi sản xuất của rất nhiều hãng xe nhưng tham vọng của Thái Lan không chỉ dừng ở đó.
Chính phủ nước này hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất ô tô của thế
giới. Điển hình là là việc gia tăng các chính sách hỗ trợ cho nền công nghiệp ô tô nước
này trong thời gian gần đây.
Tháng 3 vừa qua, Chính phủ nước này đã có được "cái gật đầu" cam kết sẽ đầu tư lâu
dài của 4 thương hiệu ô tô lớn nhất Nhật Bản là Toyota, Isuzu, Honda và Nissan. Đây đều
là những nhãn xe rất quen thuộc tại Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ Thái Lan cho hay: ô tô được xem là 1 trong 10 ngành
công nghiệp quan trọng nhất của Thái Lan và được xem là “động cơ mới cho sự tăng
trưởng”. Điều Chính phủ Thái muốn hơn nữa là các hãng xe áp dụng công nghệ cao trong

5


sản xuất của mình tại các cơ sở ở đây. Đồng thời tăng cường chuyên giao công nghệ để
người dân Thái và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể học hỏi.
Thêm đó, Chính phủ và các nhà hoạch định cũng vẫn đang tìm kiếm một cú hích cho
ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan bởi cho rằng do số lượng xe ô tô được sản xuất hiện
nay chỉ sử dụng 70% công suất. Và mặc dù triển vọng xuất khẩu của Thái Lan vẫn ở mức
khả quan nhưng cần tìm kiếm thêm những thị trường xuất khẩu mới để tận dụng tối đa
công xuất sản xuất hiện nay.
2. Kim ngạch nhập khẩu ô tô Thái Lan tại thị trường Việt Nam:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2015, VN nhập khẩu 23.516
ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan, kim ngạch đạt 406,1 triệu USD. Con số này tăng vượt bậc
so với năm 2014, khi cả năm dừng ở mức 243 triệu USD với 14.416 ô tô nguyên chiếc. Ở
khu vực ASEAN, chỉ có Thái Lan và Indonesia xuất khẩu ô tô nguyên chiếc vào VN. So
với Thái Lan, xuất khẩu ô tô nguyên chiếc của Indonesia vào VN dù kém xa về kim
ngạch lẫn số lượng, nhưng tăng trưởng cũng rất mạnh. Nếu năm 2014, VN nhập 1.686 ô
tô nguyên chiếc với giá trị 16,9 triệu USD thì qua năm 2015, con số tương ứng lên tới
3.277 chiếc và 32,6 triệu USD. Thái Lan vượt qua cả Trung Quốc về số lượng, nhưng
theo thống kê, xe nguyên chiếc của Trung Quốc chủ yếu là xe tải và xe chuyên dụng, còn
Thái Lan và Indonesia hầu hết là xe du lịch (dưới 9 chỗ ngồi).
Chưa kể, VN còn nhập khẩu lượng lớn linh kiện phụ tùng ô tô từ Thái Lan (542,3
triệu USD) và Indonesia (105 triệu USD), cao hơn cả kim ngạch xe nguyên chiếc. Đặc
biệt, làn sóng xe ô tô nguyên chiếc từ 2 nước ASEAN này sẽ tràn vào VN khi giá xe giảm
nhanh đến 40 - 42% trong thời gian ngắn vừa qua. Dự báo, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu
(chủ yếu từ ASEAN) sẽ có ưu thế và gần như sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường VN do có
lợi thế về giá so với những sản phẩm sản xuất trong nước.
Tổng cục Hải quan công bố số liệu ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 3 cũng
như cả quý I. Theo đó, tháng 3 Việt Nam nhập hơn 8.500 xe, trị giá 208 triệu USD, tăng
mạnh về lượng và giá trị so với tháng trước. Cả quý I lượng xe nhập là 19.700 chiếc,

6


giảm 21,2% về lượng và 16,8% về giá trị so với cùng kỳ, do ảnh hưởng nhiều từ giá tính
thuế TTĐB mới.
Nhập khẩu giảm ở hầu hết các dòng xe, trong đó xe chở khách 9 chỗ trở xuống là
6.900 chiếc, giảm 37,6%, nhưng xe tải lại tăng 16% với 9.860 xe. Xe tải ở đây bao gồm
cả xe bán tải.
Về lượng, Thái Lan là nước xuất khẩu nhiều xe vào Việt Nam nhất, đạt 7.814 xe, tăng
64,5% so với cùng kỳ. Đây là bước phát triển vượt bậc của xe Thái Lan vì kết thúc 2015,
Thái Lan chỉ đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ về lượng xe xuất khẩu vào
Việt Nam.
Đầu năm 2016,Thái Lan đã chính thức vượt Hàn Quốc và Trung Quốc trở thành thị
trường lớn nhất cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam. Tính chung, tổng lượng ô tô
nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ thị trường này là 12,5 nghìn chiếc, tăng 50,8% so với
cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 7.814 xe với trị giá 141,6 triệu USD
từ Thái Lan, bỏ xa đối thủ đứng nhì là Hàn Quốc với 3.563 xe, đứng thứ 3 là Trung Quốc
với 2.350 xe và xếp thứ 4 là Ấn Độ chỉ 1.172 xe. Tăng đến 64,5% về số lượng và 78,33%
về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, năm ngoái, Thái Lan chỉ chiếm 20%
trong số 125.000 ô tô nhập khẩu vào Việt Nam
Phân tích các số liệu cho thấy, lượng ô tô tải nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất
xứ từ Thái Lan với 9,34 nghìn chiếc, tăng 41,7%; Hàn Quốc với gần 4 nghìn chiếc, giảm
8,2%; Trung Quốc với 2,5 nghìn chiếc, giảm 47,6%.
Trong khi đó, ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có xuất xứ từ Ấn Độ với 5,4 nghìn chiếc,
giảm 18,7%; từ Thái Lan với gần 3,1 nghìn chiếc, tăng 92,4%; từ Nhật Bản với 2,6 nghìn
chiếc, tăng 31,4%.

7



Ngay từ đầu năm nay, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan vào
Việt Nam liên tục tăng trưởng và vượt qua các dòng xe nhập khẩu từ thị trường Trung
Quốc, Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu nhiều ô tô nhất cho thị trường Việt.
Bắt đầu từ tháng 1, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan bắt đầu
tăng trưởng. Cùng với đó là sự sụt giảm đáng kể cúa các dòng xe nhập khẩu từ thị trường
Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc biệt, lượng xe ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 2 chủ yếu có xuất
xứ chủ yếu từ Thái Lan với 2.120 chiếc, tức là chiếm tới gần một nửa lượng xe nhập
trong tháng.Thêm đó, các dòng xe nhập khẩu từ Thái Lan lại có tốc độ tăng trưởng cao
hơn qua từng tháng và tính chung 5 tháng đầu năm, lượng xe nhập từ Thái Lan đã tăng
tới hơn 50%.Điều khiến ô tô Thái trở nên hấp dẫn hơn và vươn lên dẫn đầu về cung cấp
xe nhập khẩu nguyên chiếc cho thị trường Việt Nam là mức giá rẻ và do thuế suất thuế
nhập khẩu giảm.Theo đó, từ 1/1/2016, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ khu
vực ASEAN về Việt Nam giảm từ mức 50% xuống còn 40%, khiến cho xe nhập từ Thái
Lan có chi phí giảm hơn so với nhập từ các thị trường khác.
Điều này khiến cho sức cạnh tranh của các dòng ô tô này rất lớn kể cả so với các dòng
xe nhập từ thị trường khác hay cả với các dòng xe lắp ráp trong nước.

8


CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG XUẤT
KHẨU Ô TÔ THÁI LAN SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
1. Thuận lợi:
Vị trí địa lý thuận lợi:
Thái Lan có vị trí gần với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Đây là điều kiện
thuận lợi hơn trong việc vận chuyển sản phẩm ô tô xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Đây có thể là một ưu thế trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển so với các nước xuất
khẩu ô tô sang Việt Nam như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh,… Mặt khác, vị trí thuận lợi giúp

Thái Lan vận chuyển các sản phẩm ô tô xuất khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm
giảm rủi ro trong việc vận tải: hàng không, đường biển và đường bộ (con đường hành
lang kinh tế Đông – Tây sang miền Trung Việt Nam).
Việc ở vị trí gần với Việt Nam còn cả có thể vận chuyển theo nhiều phương thức khác
nhau giúp cho việc phân phối sản phẩm ô tô Thái Lan trở nên thuận tiện hơn, rộng khắp
trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu các đối thủ thường chọn phương thức vận tải đường thủy để
vận chuyển ô tô thì phải chuyển tải ở Singapore vì ở Việt Nam, không có cảng biển nào
9


có thể neo đậu tàu có trọng tải lớn. Còn riêng Thái Lan có thể vận chuyển thẳng đến Việt
Nam mà không cần phải chuyển tải. Mặt khác, Thái Lan có lợi thế trong vận tải đường bộ
là con đường hành lang kinh tế Đông Tây từ Đông Bắc Thái Lan đến miền Trung Việt
Nam. Như vậy, Thái Lan có thể vận chuyển ô tô phân phối tại thị trường Việt Nam rộng
khắp: miền Trung có thể bằng đường bộ, miền Nam có thể bằng đường thủy,… Đây là
một lợi thế lớn của Thái Lan so với các ông lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh,…
Việt Nam được đánh giá là một thị trường ô tô đầy tiềm năng
Việt Nam là một nước có dân số đông nên chắc chắn đây là một thị trường tiêu thụ
tiềm năng của ô tô Thái Lan. Không chỉ vậy, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển,
năng động. Tốc độ tang trưởng kinh tế được xếp vào những nước có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất thế giới. Trung bình từ 6% - 8% trên năm.
Điều này làm cho cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện và
nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người vì thế cũng không ngừng tăng nhanh. Trong
vòng 10 năm từ 2006 đến 2016, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam tăng
từ 730 USD lên 2200 USD vào năm 2016. Từ đó, tạo điều kiện cho mỗi người dân có thể
sắm cho mình và gia đình một chiếc ô tô để đi lại thuận tiện hơn.
Xét về thị trường, nghiên cứu của IPSI cho thấy Việt Nam hiện được đánh giá là một
trong ba thị trường có tiềm năng tiêu thụ ô tô lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, bên cạnh
Indonesia và Philippines.
Thị trường ô tô được đánh giá tiềm năng là dựa vào quốc gia đó có tỷ lệ người sở hữu

xe dưới mức 250 xe/1.000 người dân. Dựa vào cách tính này thì Malaysia (hiện đã trên
400 xe/1.000 dân) và Thái Lan (trên 250 xe/1.000 dân) là đang ở giai đoạn bão hòa,
không còn tiềm năng. Trong khi đó Indonesia trên 50 xe/1.000 dân và Philippines thì sắp
ở ngưỡng 50 xe/1.000 dân, còn Việt Nam khoảng 20 xe/1000 dân, dự kiến đến năm 2025,
tỷ lệ người sở hữu xe ô tô tại Việt Nam là 40 xe/1000 dân. Như vậy, tiềm năng của thị
trường ô tô Việt Nam khá hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu ô tô.
10


Đáng chú ý, hơn hai năm nay thị trường ô tô Việt Nam có chiều hướng tăng trưởng
mạnh và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn motorization (ô tô hóa) khi nhu cầu sở hữu ô
tô của người dân sẽ tăng cao.
Tiềm năng thị trường ô tô trong nước còn được IPSI chỉ ra rằng cơ cấu dân số vàng dự
kiến sẽ kéo dài đến năm 2030; thu nhập bình quân đầu người 2.200 đô la Mỹ (2016) sẽ
tăng lên mức 3.000 đô la Mỹ vào năm 2020. Đặc biệt, dân số tầng lớp trung lưu tăng.
Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam là những người có thu nhập từ 9000 đô la Mỹ trở lên.
Theo nghiên cứu thị trường của ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking
group), hiện nay, ước tính có khoảng 2 triệu người tiêu dùng Việt Nam gia nhập tầng lớp
trung lưu hằng năm. ANZ cũng nhận định, Việt Nam là nền kinh tế có tầng lớp trung lưu
hình thành và phát triển nhanh hơn bất cứ nơi nào ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc.
Cũng theo BCG ( Boston Consulting Group), “tầng lớp trung và thượng lưu” với mức thu
nhập từ 750 USD/tháng ở Việt Nam sẽ tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 20142020. Trong khi đó, công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính rằng dân số thuộc
tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020, và 95 triệu
người vào năm 2030.
Nhằm kích cầu, phát triển thị trường ô tô Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam quy
định trong dự thảo về cơ chế ưu đãi nhằm thực thi chiến lược phát triển ngành công
nghiệp ô tô VN: người tiêu dùng, tổ chức cá nhân, mua xe tải nhẹ đến 3 tấn, xe nông
dụng nhỏ đa chức năng sẽ được hỗ trợ theo chính sách hiện hành về giảm tổn thất trong
nông nghiệp (được vay tới 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu,
50% trong năm thứ 3. Nhà nước sẽ hỗ trợ chênh lệch lãi suất trong một số trường hợp…).

Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông ngày càng mở rộng
và phát triển. Khi đó, ô tô trở thành một phương tiện đi lại chính dần dần thay thế xe gắn
máy hiện nay. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng các công trình giao thông
phụ vụ cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như đi lại của người dân khi mà số lượng ô tô
của cả nước đang tăng lên nhanh. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam phải đầu tư xây
11


dựng cơ sở hạ tầng, công trình giao thông nhằm mục đích giải quyết ắt tắc giao thông,
tăng cường lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận tiện hơn, nhanh hơn.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh mở rộng quốc lộ 1A, còn đường nối cả
chiều dài đất nước Việt Nam, nhằm cho lưu thông thuận tiện hơn. Dự án cơ bản đã hoàn
thành tại nhiều địa phương. Giao thông trên thời gian trở lại đây trở nên thuận lợi hơn do
có được mở rộng thêm nhiều làn xe hơn.
Tại các địa phương cũng đang thực hiện quy hoạch nhằm mở rộng đường phố, nhằm
hạn chế kẹt xe do số lượng ô tô lưu thông trên đường ngày càng tăng.
Chính sách thuế khoá tại Việt Nam
Việc Việt Nam chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN buộc chính phủ Việt
Nam phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc cụ thể là:
 Từ tháng 01 năm 2016: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc từ 50% xuống còn 40%.
 Từ tháng 01 năm 2017: Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu nguyên
chiếc từ 40% xuống còn 30%.
 Từ tháng 01 năm 2018: Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc
về mức 0%
Có thể thấy, việc giảm thuế này làm cho giá ô tô Thái Lan tại thị trường Việt Nam rẻ
hơn so với ô tô của một số nước xuất khẩu ô tô sang thị trường Việt Nam. Mặc khác, so
với các đối thủ cạnh tranh, ô tô Thái Lan đang có một ưu thế lớn trong việc cạnh tranh giá
cả trong quá trình thâm nhập sản phẩm ô tô tại thị trường Việt Nam. Có thể coi đây là
một bước ngoặc lớn trong của ô tô Thái Lan trong việc xuất khẩu ô tô nguyên chiếc vào

thị trường Việt Nam.
Hiện nay, giá ô tô của Việt Nam vẫn đắt hơn ô tô của Thái Lan và Indonesia. Trong
thời gian tới, với việc giảm thuế về 0% sẽ làm cho giá của ô tô Thái Lan và Indonesia

12


giảm hơn nữa. Do đó, ô tô Thái Lan đang đứng trước cơ hội chiếm lĩnh thị trường Việt
Nam bên cạnh một đối thủ khác là Indonesia.
Tuy nhiên, không cần đợi đến năm 2018, ngay thời gian này, ô tô Thái Lan đang ào ạt
tiến vào thị trường Việt Nam với số lượng lớn đem lại tổng kim ngạch xuất khẩu ô tô
Thái Lan tại thị trường Việt Nam khá cao. Hiện nay, tính thời điểm 9 tháng đầu năm
2016, ô tô Thái Lan đang đứng đầu kim ngạch nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
Ngành sản xuất phục tùng ô tô tại Việt Nam chưa thật sự phát triển
Việt Nam chỉ mới có các nhà máy lắp ráp ô tô của một số công ty lớn của Nhật Bản,
… Các phụ tùng ô tô thì phải nhập khẩu từ chính các công ty mẹ tại chính quốc. Vì vậy,
bên cạnh việc xuất khẩu ô tô nguyên chiếc sang thị trường Việt Nam, ô tô Thái Lan có
thể xuất khẩu các phụ tùng thay thế được sản xuất tại Thái Lan nhằm tăng kim ngạch xuất
khẩu ô tô tại Việt Nam. Đồng thời, mở rộng xuất khẩu ô tô sang thị trường Việt Nam.
Công nghiệp sản xuất linh kiện ô tô Việt Nam được đánh giá có tiềm năng. Thế
nhưng, hiện nay, ngành công nghiệp này hầu như phát triển khá chậm chạp. Các nhà sản
xuất ô tô Việt Nam phải nhập khẩu phụ tùng từ các nhà cung cấp của Nhật Bản, Mỹ,….và
có cả của Thái Lan nữa.
Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đang chịu sự chi phối của hơn 20 DN thuộc Hiệp
hội Các nhà sản xuất ô tô (Vama). Tốc độ tăng trưởng thị trường ô tô của Việt Nam giảm
mạnh trong năm 2012 nhưng tăng nhanh trong giai đoạn 2013-2015.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
ASEAN. Cụ thể, năm 2014, sản lượng ô tô của Thái Lan đạt gần hai triệu chiếc, trong đó
thị trường nội địa 800.000 chiếc. Tương tự ở Indonesia dao động 1,2-1,4 triệu xe; còn ở
Việt Nam sản lượng chưa đến 200.000 xe.

Đặc biệt, sau nhiều năm hưởng ưu đãi nhưng nhiều chỉ tiêu về tỉ lệ nội địa hóa đã
không hoàn thành mục tiêu đề ra, công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển. Doanh nghiệp
Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp các phụ tùng linh kiện ô tô được nhập khẩu từ
13


các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Phụ tùng linh kiện được sản xuất trong nước cũng
chủ yếu dừng lại ở những phụ tùng đơn giản như tấm ốp trần, tấm chống ồn, khung xe,…
So với hai nước trong khu vực là Thái Lan và Indonesia thì Việt Nam còn kém xa về
phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng như các chi phí khác của ngành ô tô. Theo tính toán
của IPSI, chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam lớn hơn khoảng 23% so với chi phí sản xuất
tại hai nước này.

2. Khó khăn:
Cạnh tranh
Một số nước có nền công nghiệp sản xuất ô tô phát triển, đạt đến đỉnh cao công nghệ
như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức,… đang là đối thủ cạnh tranh gay gắt về công nghệ, thương
hiệu của ô tô Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Các thương hiệu ô tô nổi tiếng hầu hết có
nguồn gốc từ các ông lớn Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức. Chính vì vậy, ô tô Thái Lan sẽ gặp
khó khăn tại thị trường ô tô Việt Nam do áp lực thương hiệu và công nghệ từ các ông lớn
của sản xuất ô tô thế giới.
Mặc khác, ô tô Thái Lan còn phải đối mặt với những cạnh tranh về giá đối với những
chiếc ô tô được nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam. Trung Quốc có
nguồn nhân công rẻ, lại có vị trí giáp với biên giới Việt Nam nên khó có thể cạnh tranh về
giá ô tô với các đối thủ đến từ Trung Quốc
Bên cạnh đó, có một đối thủ đáng gờm đang manh nha tiến vào thị trường ô tố Việt
Nam là Indonesia. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016,
14



thị trường ôtô Việt bất ngờ đón nhận luồng gió mới với 1.304 xe nhập khẩu từ Indonesia,
một con số khiến giới kinh doanh ôtô giật mình. Bởi các thị trường truyền thống trước
đây chỉ là Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật, châu Âu hay Mỹ.
Giá xe nhập khẩu trung bình từ Indonesia là 12.880 USD, thấp hơn nhiều so với giá
xe nhập khẩu trung bình trong tháng 7 là 16.000 USD, thậm chí nếu so với tháng 6 với
giá 27.000 USD thì chưa bằng một nửa. Giá xe từ Indonesia cũng thấp nhất trong số
những nước xuất khẩu xe vào Việt Nam.
Khác với Trung Quốc, Indonesia giống Thái Lan là được hưởng thuế xuất 0% từ năm
2018 khi mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào năm 2018. Chính vì vậy,
không ngoa khi nói rằng ô tô Indonesia là đối thủ trực tiếp cạnh tranh về giá đối với các
doanh nghiệp sản xuất ô tô Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Đồng thời, các hãng ô tô nổi tiếng trên thế giới của Nhật Bản,.. đầu tư xây dựng nhà
máy lắp ráp ô tô ngay tại Việt Nam nhằm giảm chi phí, tăng cạnh tranh về giá đối với các
ô tô nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, trước sức ép về giá,
thuế tiêu thụ đặc biệt do chính phủ Việt Nam áp đặc đối với nhập khẩu ô tô nguyên chiếc,
các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Hàn Quốc đã và đang tiến hành xây dựng các nhà máy
lắp ráp ô tô tại Việt Nam với mục tiêu tối thiểu được chi phí sản xuất. Đồng thời, có thể
tránh được thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ đó, giảm giá thành sản phẩm sô tô nguyên chiếc,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ô tô Việt Nam.
Một số rào cản
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, phát triển các
ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi ích lâu dài đối với quốc gia là một điều tất yếu. Và
phát triển công nghiệp ô tô cũng là một trong những chiến lược quan trọng trong phát
triển kinh tế Việt Nam; xây dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì đây là một
ngành công nghiệp quan trọng, được cho là mũi nhọn nên công nghiệp ô tô được chính
phủ Việt Nam bảo hộ nhằm để cho công nghiệp ô tô trong nước phát triển về nền móng.
15


Chính vì thế mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách thuế nhằm bảo hộ các

sản phẩm ô tô sản xuất trong nước. Chính phủ đã đánh thuế mạnh vào mặt hàng ô tô bằng
thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 50%. Tuy những năm gần đây có xu hướng giảm do những
cam kết khi tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN nhưng mức thuế vẫn càng cao. Điều này
làm cho sản phẩm ô tô nhập khẩu ở mức giá cao, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh ô tô
nhập khẩu tại thị trường Việt Nam của các nước xuất khẩu ô tô nói chung và ô tô Thái
Lan nói riêng.
Việt Nam đang đầu tư phát triển mạnh công nghiệp ô tô
Hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô từ châu Âu,
châu Mỹ sang châu Á làm thay đổi bức tranh công nghiệp ô tô toàn cầu. Phát triển công
nghiệp ô tô cần được xem là giải pháp dài hạn góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác
động lan tỏa kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan, góp phần
giảm thâm hụt cán cân thương mại. Do đó, với mục tiêu xây dựng đất nước công nghiệp
hóa hiện đại hóa, thì ngành công nghiệp ô tô đang được đầu tư phát triển, trở thành ngành
công nghiệp mũi nhọn.
Việt Nam đã và đang thi hành nhiều chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô
trong nước. Ví dụ như:





Điều chỉnh các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến ô tô.
Hỗ trợ sản xuất trong nước và nâng cao giá trị tạo ra trong nước.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển nguồn nhân lực.

Tuy Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho ngành ô tô. Thế nhưng,
việc chính phủ Việt Nam đang thực hiện những chính sách nhằm bảo hộ ngành sản xuất ô
tô trong nước gây ra những khó khăn trước mắt cho các nhà nhập khẩu ô tô nước ngoài.


16


CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO XUẤT KHẨU Ô
TÔ THÁI LAN SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.
1. Khách hàng mục tiêu.
Dựa vào điều kiện, đặc điểm của người tiêu dùng cũng như môi trường xuất khẩu ô tô
tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất ô tô Thái Lan xác định khách hàng mục tiêu của
mình trước mắt là những người dân Việt Nam ở tầng lớp trung lưu. Điều này được hiểu
qua các nguyên nhân sau:
 Những người thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có, những người có thu nhập bình quân trên
10 tỷ đồng. Họ sẽ lựa chọn những sản phẩm ô tô nổi tiếng theo mong muốn cũng như
điều kiện của họ. Hành vi mua của họ sẽ là tìm kiếm sự đa dạng. Xu hướng của người
tiêu dùng trong là sẽ chọn những ô tô sang trọng, của các nhà sản xuất nổi tiếng, hay nói
cách khác là họ sẽ lựa chọn những chiếc siêu xe để khẳng định đẳng cấp, sự sang trọng
của họ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất ô tô Thái Lan đã nhận định rằng đây không phải
khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới trước mắt. Bởi vì hiện nay họ có thể cạnh tranh
không lại các nước Anh, Đức, Mỹ, Nhật Bản trong việc đưa ra những sản phẩm siêu xe
có giá trị lớn về công nghệ cũng như thương hiệu.
 Những người thuộc tầng lớp hạ lưu, những người có có thu nhập thấp dưới 5000
USA/năm. Những chiếc ô tô đối với họ hiện nay là một điều khá là xa xỉ. Trong một
khoảng thời gian có thể gọi là dài, những người thuộc tầng lớp này dường như không có
17


nhận thức được việc mua một chiếc ô tô. Thay vì ô tô, họ vẫn sẽ chọn xe máy là phương
tiện di chuyển bởi việc mua xe máy nằm trong khả năng chi trả của họ. Còn việc mua một
chiếc ô tô thì khả năng chi trả của họ dường như không có. Và giả sử nếu có thì cũng phải
tốn ít nhất 10 năm thì họ mới có thể chi trả cho việc mua một chiếc ô tô.

 Những người thuộc tầng lớp trung lưu là những người có thu nhập từ 9000 USA/năm.
Tầng lớp này thì đang tăng nhanh tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm có khoảng 2 triệu
dân số Việt Nam được thêm vào tầng lớp này. Tài sản trung bình mà người tiêu dùng
trong tầng lớp này nắm giữ là trên 18.000 USA/năm.
Người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam có cuộc sống ổn định, cuộc sống
bắt đầu dư giả, sung túc hơn. Họ chủ yếu quan tâm đến con đường danh vọng. Họ đã có
được những cương vị như những người chuyên nghiệp, người kinh doanh độc lập và cán
bộ quản trị của công ty. Họ tin tưởng vào vấn và muốn con cái họ phát triển những kỹ
năng chuyên môn hay quản trị chúng không bị tụt xuống tầng lớp thấp hơn. Những thành
viên của tầng lớp thích nói về những ý tưởng và "trình độ văn hóa cao" . Họ tích cực
tham gia có ý thức cao về trách nhiệm công dân. Chính vì thế, khả năng họ mua ô tô là
khá cao. Bởi không chỉ phục vụ cho việc đi lại thuận tiện hơn mà còn thể hiện được đẳng
cấp, vị trí của họ trong tầng lớp xã hội. Vì tâm lý không muốn bị tụt xuống tầng lớp thấp
hơn, cho nên với vị trí của mình trong tầng lớp xã hội cũng như khả năng tài chính mà họ
có được, những người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam có xu hướng mua
những sản phẩm có giá trị cao để khẳng định vị trí. Ô tô cũng là một trong những sản
phẩm giúp họ thực hiện được việc đó
Tuy nhiên, khả năng tài chính của họ cũng không thể xem là giàu có như tầng lớp
thượng lưu. Cho nên, việc mua những chiếc siêu xe sang trọng, ưu việt là một rất khó đối
với họ. Những chiếc ô tô họ muốn mua là những chiếc ô tô chất lượng tốt, giá cả hợp với
khả năng tài chính của họ. Tức là khoảng từ 600 triệu đồng đến khoản dưới 2 tỷ đồng…
Cùng với khả năng tài chính có thể chi trả trong một thời gian có thể coi là ngắn, việc
tăng nhanh dân số ở tầng lớp trung lưu Việt Nam tạo nên một thị trường khá là tiềm năng
cho ngành ô tô.
18


Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu ô tô Thái Lan định hướng nhằm vào người
dân Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu. Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường, ô tô Thái
Lan sẽ cải tiến công nghệ để cạnh tranh với các nhãn hiệu ô tô nổi tiếng, dần dần chiếm

được thị phần của người thu nhập cao. Đồng thời, tối thiểu chi phí sản xuất để giảm giá
thành ô tô nhằm mục đích người thu nhập thấp cũng có điều kiện mua sắm và sử dụng ô
tô.
2. Chiến lược sản phẩm:
Dòng xe là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới lượng xe nhập từ Thái Lan vào Việt Nam. Nếu
Việt Nam nhập nhiều xe tải, xe chuyên dùng từ Trung Quốc, xe con từ Hàn Quốc, Ấn Độ
thì từ Thái Lan chủ yếu là xe bán tải và xe cỡ nhỏ. Một số dòng xe chính như sau:
Tổng hợp các dòng ô tô giá rẻ được nhập khẩu từ Thái Lan
Hãng

Dòng xe
Toyota Hilux

Các dòng ô tô Toyota

Toyota Yaris
Toyota Vios

Các dòng ô tô Ford

Ford Ranger

Các dòng ô tô Chevrolet

ChevroletColorado

Các dòng ô tô Honda

HondaAccord
Mitsubishi Triton


Các dòng ô tô Mitsubishi

Mitsubishi Attrage
Mitsubishi Mirage

19


Các dòng xe ô tô Mazda

Mazda BT-50

Các dòng ô tô Nissan

Nissan NP300 Navara

Các dòng ô tô Isuzu

Isuzu D-Max

Đặc tính sản phẩm
Việt Nam là đất nước có tỉ lệ lao động sản xuất nông nghiệp khá cao (gần 50%).
Chính vì thế, những sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Dựa vào
đặc điểm đó, Thái Lan ưu tiên phát triển và xuất khẩu những dòng xe tải nhỏ, đa dụng,
phục vụ sản xuất nông nghiệp củng như chuyên chở hàng hóa cồng kềnh tại các doanh
nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Ngày nay, đặc điểm gia đình Việt Nam đã thay đổi, không còn một gia đình với nhiều
thế hệ như “ngũ đại đồng đường” hay “ tứ đại đồng đường” mà một gia đình có từ một
đến hai thế hệ, cao nhất là ba thế hệ. Rất ít thấy một gia đình nào có tới bốn thế hệ sống

trong một gia đình. Mặc khác, việc mua sắm các phương tiện đi lại của người dân luôn
hướng đến sự vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái. Chính vì thế, những chiếc ô tô
nhỏ từ bốn đến sáu chỗ hiện nay luôn được ưa chuộng. Đặc biệt, một vấn đề nhạy cảm
luôn đặt ra chính là xe phải tiết kiệm được năng lượng và tránh gây ô nhiễm môi trường.
Không chỉ những chiếc ô tô nhỏ phù hợp với đạc điểm này mà cả những chiếc xe bán tải
đều được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như đi làm, đi chơi, đi dã ngoại đều phù
hợp.
Một yếu tố quan trọng khác là người dân Việt Nam có thu nhập trung bình. Việc mua
sắm ô tô cũng phải phù hợp với thu nhập cũng như điều kiện tài chính của mỗi cá nhân,
gia đình và trong các doanh nghiệp.
Vì vậy, Thái Lan ưu tiên phát triển các dòng xe có kích thước nhỏ, tiện dụng, ít tiêu
thụ năng lượng, phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân Việt Nam.
20


Thương hiệu
Trước hết, ô tô Thái Lan xác định rõ cần xây dựng một thương hiệu dựa trên những
yếu tố nào nhằm đi sâu vào nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam. Tận dụng tâm lý
người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc
từ Thái Lan. Trên cơ sở đó, ô tô Thái Lan xây dựng một thương hiệu mạnh nhằm đánh
vào tâm lí của người tiêu dùng Việt, tạo động lực to lớn cho xuất khẩu ô tô Thái Lan
sang thị trường tiêu dùng Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn tên thương hiệu phù hợp mà người tiêu dùng có thể dễ
đọc, dễ nhớ. Đặc biệt, khi đặt tên thương hiệu, chỉ cần nghe tên người tiêu dùng có thể
hình dung ra những đặc điểm của xe có phù hợp với mục đích và mong muốn của họ hay
không, biết được lợi ích và chất lượng của ô tô Thái, có thể dễ dàng dịch ra ngôn ngữ
tiếng Việt mà ý nghĩa của nó không có hàm ý xấu.
Chính phủ Thái Lan cam kết sẽ đầu tư lâu dài của 4 thương hiệu ô tô lớn nhất Nhật
Bản là Toyota, Isuzu, Honda và Nissan. Đây đều là những thương hiệu rất quen thuộc với
người tiêu dùng tại Việt Nam. Hiện tại, việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan về

Việt Nam đều do chính các công ty con của những tập đoàn lớn như Toyota, Honda,
Ford, Nissan ở Việt Nam đảm nhiệm. Các công ty con này phải tuân thủ quy định của
công ty mẹ trong việc đưa mẫu xe nào, giá cả bao nhiêu về thị trường Việt Nam. Việc
nhập khẩu xe từ Thái Lan về Việt Nam bởi các công ty thương mại trong nước được xem
là không thể. Nguyên nhân là do tay lái trên ô tô ở Thái Lan đối nghịch với tay lái ở Việt
Nam. Vì thế mua xe đã bán ra thị trường Thái Lan để mang về tiêu thụ ở Việt Nam là
không khả thi. Chuyện đặt hàng theo yêu cầu tay lái của Việt Nam với các nhà sản xuất
tại Thái Lan, rồi sau đó xuất khẩu vào Việt Nam phải được các hãng ô tô lớn chỉ định thì
các công ty thương mại. Từ bước đệm về những thương hiệu uy tín nêu trên cùng sự kiểm
tra nghiêm ngặt về qua trình phân phối thì người tiêu dùng Việt có thể yên tâm về chất
lượng của ô tô Thái Lan .
21


Dịch vụ hỗ trợ
Có chính sách bảo hành uy tín. Các chính sách giao hàng, tín dụng phải ưu việt và
chuyên nghiệp. Duy trì quan hệ khách hàng sau bán nhằm tạo lòng tin của khách hàng
vào sản phẩm ô tô Thái Lan.
Sản phẩm mới
Thường xuyên theo dõi nhu cầu sử dụng ô tô của người tiêu dùng Việt Nam để có
những chiến lược phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng ô tô
của người dân Việt Nam. Nâng cấp các sản phẩm để khắc phục và cải thiện các nhược
điểm của các dòng xe trước. Qua đó, ô tô Thái Lan có thể đa dạng hoá các sản phẩm của
mình tại thị trường Việt Nam.
Trong số 12 mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan có tới 7 xe là bán tải, trong đó Ranger và
BT-50 là hai mẫu bán chạy nhất trên thị trường. Ngoài ra, các dòng xe cỡ nhỏ như Toyota
Yaris, Mitsubishi Attrage, Mirage chiếm tới ¾ tổng lượng xe nhập từ các nước láng
giềng, được các hãng chú trọng lắp ráp hoặc nhập khẩu từ thị trường Thái Lan..
Đặc điểm của xe bán tải:
Ưu điểm: Cứng cáp, mạnh mẽ và thiết kế hiện đại bắt mắt. Xe với cabin kép vừa

thuận lợi cho mục đích công việc vừa dễ dàng cho việc đi lại hằng ngày hay du lịch cùng
gia đình và bạn bè. Động cơ mạnh mẽ vượt qua các loại địa hình khó khăn. Một ưu điểm
nổi bật của xe bán tải là sự chắc chắn, hơn nữa, các xe bán tải thế hệ mới ngày càng có
kích thước lớn hơn, nó cho phép bạn có vị trí ngồi cao, tầm nhìn tốt, khả năng đi trên địa
hình xấu, khả năng lội nước, v.v… nói chung là những điểm mạnh có trên dòng xe thể
thao đa dụng SUV.
Nhược điểm: Động cơ Diesel gây ra tiếng ồn và mùi hôi của máy dầu, thiết kế của
pickup làm chúng ta nghĩ đến việc chở hàng và lao động chân tay vì vậy các dòng xe bán
22


tải khá kén khách do hình dáng không phù hợp với nữ giới. Đầu tiên, chiếc xe này khá
cồng kềnh sẽ bất tiện khi di chuyển trong thành phố, nhất là ở nhưng tuyến phố đông xe,
người qua lại. Việc quay đầu xe hay tìm chỗ đỗ cũng gặp nhiều khó khăn. Trong gia đình,
chắc chắn có rất ít phụ nữ muốn cầm lái thường xuyên chiếc xe này để đi làm hay đưa
đón con đi học.
3. Chiến lược về giá:
Có thể thấy rằng, ô tô Thái Lan đang đứng trước lợi thế lớn trong cuộc cạnh tranh về
giá ô tô tại thị trường Việt Nam với ô tô của các nước Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,…
Nguyên nhân đầu tiên đó là ngành sản xuất công nghiệp ôtô Thái Lan đang gặp khó ở thị
trường nội địa do sức mua nội địa yếu khiến doanh số sụt giảm liên tiếp vài năm gần
đây .Để đảm bảo năng lực sản xuất từ nhà máy được tiêu thụ hết, các hãng tìm cách tăng
cường xuất khẩu trong đó có giảm giá bán, nhờ đó xe nhập vào Việt Nam có giá rẻ hơn,
đây cũng là cơ hội cho các hãng xe nhập khẩu vào Việt Nam.

Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc vào Việt Nam trong 6 tháng - Nguồn: Tổng cục Hải quan.
23


Thứ hai, Thái Lan được hưởng lợi nhờ thuế rất nhiều. Để nhập khẩu ô tô về Việt Nam,

ô tô cần phải chịu các loại thuế sau:
 Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào
giá xe); hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá
xe).
 Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Thuế Giá trị gia tăng (VAT)
Thế mạnh lớn nhất của xe Thái Lan là các dòng xe pick-up (bán tải), do chỉ phải chịu
thuế nhập khẩu là 5% so với mức 50% của các dòng xe khác. Nhưng chính sách giảm
thêm 5 - 10% thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ không ảnh hưởng gì đến loại xe pickup. Trong khi đó, các dòng xe phổ thông với các thương hiệu Toyota, Ford, Honda, Isuzu,
Mazda, Kia... đang bán chạy tại thị trường VN đều được lắp ráp trong nước bởi thuế nhập
khẩu bộ linh kiện những dòng xe này chỉ khoảng từ 15 - 25%, thấp hơn đáng kể so với
thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc. Ngoài ra, theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt mới, các dòng
xe có dung tích dưới 1,5 lít từ 1/7 sẽ gảm từ 45% xuống 40% và xuống 35% trong năm
2015. Dòng xe có dung tích từ 1.5 đến 2.0 lít giảm về 40%.Chính những chính sách này
đã tạo cơ hội cho các dòng xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan có được sự cạnh tranh lớn đối
với các dòng xe nhập khẩu từ nơi khác cũng như ô tô sản xuất trong nước.
Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, vì thế,
chính phủ Việt Nam bắt đầu điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm ô tô nhập
khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam trong đó có Thái Lan sẽ giảm thuế từ 50% về
40%, sau đó về 30% năm 2017 và 0% vào 2018. . Đây là một cơ hội thuận lợi để ô tô
Thái Lan chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu ô tô tại Việt Nam.
Nếu như thuế nhập khẩu được coi là yếu tố thiên thời của xe xuất xứ Thái Lan thì
khoảng cách địa lý là yếu tố địa lợi. Đối với các doanh nghiệp thì đây chính là một lợi thế
không hề nhỏ trong bài toán chi phí kho vận. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu xe từ một
24


nước láng giềng như Thái Lan cũng dễ dàng hơn với các doanh nghiệp trong việc lên kế
hoạch hay thay đổi kế hoạch sản phẩm, kinh doanh nhằm thích ứng với những biến động
trên thị trường hay điều chỉnh chính sách nhà nước.

Qua đây có thể thấy Thái Lan có lợi thế rất lớn trong cuộc cạnh tranh tại thị trường
Việt Nam. Dù còn một năm rưỡi nữa mới đến thời điểm năm 2018 song có thể thấy rõ
ngay từ lúc này, ôtô nhập khẩu từ quốc gia láng giềng này đã bắt đầu thể hiện ngày càng
rõ vai trò áp đảo của mình.
Mặc khác, các nhà sản xuất ô tô Thái Lan cần phải đưa ra những chính sách giá phù
hợp nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu dùng của khách hàng Việt. Tuy
việc thuế nhập khẩu giảm làm cho giá ô tô Thái Lan trở nên rẻ hơn. Nhưng Thái Lan còn
đối đầu một đối thủ cạnh tranh về giá với mình chính là ô tô của Indonesia, đây là nước
cũng hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu ô tô tại Việt Nam. Chính vì thế, đây cũng là
một vấn đề mà nhà sản xuất ô tô Thái Lan cần phải cân nhắc trong việc định giá nhằm có
thể cạnh tranh với ô tô Indonesia.
Bên cạnh đó, ô tô Thái Lan còn đối mặt với giá sản phẩm ô tô trong nước của Việt
Nam. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô theo
hướng hiện đại, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân trong nước. Nếu như Việt
Nam đạt được mục tiêu trên thì ô tô Thái Lan phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt
về giá với chủ nhà Việt Nam.
Vì vậy, các nhà sản xuất ô tô Thái Lan cần phải đưa ra những chiến lược định giá
thích hợp không chỉ tranh thủ lợi thế cạnh tranh về giá với các ông lớn như Nhật Bản,
Mỹ, Anh, Trung Quốc,… Mà còn có chiến lược giá cạnh trạnh với các nước trong khu
vực nếu muốn xuất khẩu nhiều ô tô sang thị trường Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc theo nước/vùng lãnh thổ

Tháng 4/2016

4 tháng 2016

25



×