Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Suy nghĩ về câu nói sống tức là thay đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.66 KB, 1 trang )

Đề bài: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về chân lý “Sống tức là thay đổi.”
Trong tác phẩm “Sống mòn”, nhà văn Nam Cao đã khẳng định một chân lý sống:
“Sống tức là thay đổi.” Lời khẳng định đó vừa là lời nhắn nhủ của nhà văn đến với
bạn đọc qua tác phẩm “Sống mòn” nhưng cũng là lời khuyên cho mỗi chúng ta:
Nếu chúng ta muốn sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, chúng ta phải thay đổi.
Vì sao nhà văn lại khẳng định như vậy? Đầu tiên, chúng ta đang sống ở thời đại
công nghệ phát triển. Mỗi ngày qua đi thế giới lại đổi khác, lại phát triển hơn, tiên
tiến hơn. Nếu ta không thay đổi, ta mãi mãi chủ là kẻ bị đào thải, không bắt kịp
được xu hướng phát triển của cả nhân loại. Thứ hai, cứ mỗi ngày qua đi lại một hi
vọng mới trong ta lại mở ra, ta lại có ước mơ muốn khám phá những thứ mới. Nếu
ta vẫn cứ sợ hãi e dè không dám tiến bước, không dám thay đổi, cưỡng lại đời
mình thì ta sẽ luôn luôn nhỏ bé, luôn luôn tự ti, luôn sống co mình vào trong cái vỏ
bóc mà ta tưởng là hoàn mỹ, nương theo cái lề thói cũ rích mà ta nghĩ nó an toàn.
Nếu không dám thử, không dám thay đổi, làm sao ta có thể sáng tạo ra kì tích? Tựa
như năm đó, nếu như Bill Gates, một sinh viên khoa Luật của trường đại học
Havard không dám nghỉ học để bắt đầu theo đuổi đam mê công nghệ thì liệu ông
có tạo ra kì tích chấn động thế giới – Microsoft hay không? Đúng vậy đấy, sống là
thay đổi, là trải nghiệm, là thử thách. Nếu không dám đổi thay, sống chỉ là sự tồn
tại vô nghĩa, nhàm chán, mòn mỏi, không có mục đích, không ước mơ. Chính vì
vậy, để cuộc sống của mình có ý nghĩa, để thực sự ‘sống’, đừng ngập ngừng e sợ
sự đổi thay, đừng sợ hãi những trải nghiệm, đừng co mình vào cái tiêu chuẩn, thói
quen cũ kĩ. Bởi lẽ, trên đời này, lại chẳng cái gì tới hai lần.



×