Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Tỷ lệ bệnh mắt hột hoạt tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.75 KB, 55 trang )

"Mô tả thực trạng bệnh mắt hột hoạt tính và một số yếu tố liên quan của
học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ,
năm 2006”

MỤC LỤC
MỤC LỤC:………………………………………………………………………………….
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:…………………………………………………………… i
DANH MỤC CÁC BẢNG:……………………………………………………………….. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:……………………………………..……………………. .iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU…………………………...…………………………………... iv
"Mô tả thực trạng bệnh mắt hột hoạt tính và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 4, lớp
5 trường tiểu học xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, năm 2006”............................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................5
1.Mục tiêu chung:...............................................................................................................5
2.Mục tiêu cụ thể:...............................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................6
I.KHÁI NIỆM VỀ BỆNH MẮT HỘT. .............................................................................6
1.Định nghĩa về bệnh mắt hột:.......................................................................................6
2.Các dấu hiệu lâm sàng:................................................................................................6
3.Các biến chứng của bệnh mẳt hột:..............................................................................8
4.Phân loại bệnh mắt hột:...............................................................................................8
5.Dịch tễ học bệnh mắt hột...........................................................................................10
II.TÌNH HÌNH BỆNH MẮT HỘT...................................................................................15
1.Tình hình bệnh mắt hột trên thế giới.........................................................................15
2.Tình hình bệnh mắt hột tại Việt Nam........................................................................17
3.Tình hình mắt hột tại xã Hữu Văn.............................................................................18
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................19
1.Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................19
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................19


3.Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................19
4.Mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................................20
5.Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................20
6.Xử lý và phân tích số liệu..............................................................................................22
7.Các biến số nghiên cứu.................................................................................................22
8.Một số tiêu chuẩn và thang điểm đánh giá....................................................................27
9.Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu...............................................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................30
1.Thông tin mô tả.............................................................................................................30
2.Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh MHHT..............................................36
2.1Phân tích 2 biến.......................................................................................................36
2.2Phân tích đa biến.....................................................................................................41
Chương 4: BÀN LUẬN.......................................................................................................43


2

1.Bàn luận về phương pháp nghiên cứu...........................................................................43
2.Bàn luận về kết quả nghiên cứu....................................................................................44
Chương 5: KẾT LUẬN........................................................................................................50
1.Tỷ lệ mắc MHHT..........................................................................................................50
2.Vệ sinh cá nhân của học sinh........................................................................................50
3.Kiến thức của học sinh về bệnh mắt hột.......................................................................50
4.Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh...........................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................53
PHỤ LỤC.................................................................................................................................
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA..............................................................................
PHỤ LỤC 2: BẢNG KIỂM QUAN SÁT ĐIỀU KIỆN VỆ SINH GIA ĐÌNH...................
PHỤ LỤC 3: MẪU PHIẾU KHÁM MẮT HỘT.................................................................
PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CBYT XÃ, THÔN..............................

PHỤ LỤC 5: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU PHÓ CHỦ TỊCH XÃ..........................
PHỤ LỤC 6: TRANG THÔNG TIN NGHIÊN CỨU.........................................................
PHỤ LỤC 7: MẪU PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU..................................
PHỤ LỤC 8: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU.................................


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mạn tính. Tác nhân gây bệnh là
Chlamydia trachomatis. Trong giai đoạn lây bệnh viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc
trưng bằng các hột kèm theo thâm nhiễm tỏa lan và phì đại gai nhú trên kết mạc và
màng máu trên giác mạc [11], [17], [25]. Bệnh xuất hiện ở lứa tuổi còn rất trẻ, trẻ
em 6 -15 tuổi là lứa tuổi dễ mắc mắt hột hoạt tính (MHHT) nhất.
Mắt hột là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù loà trên thế
giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh mắt hột theo mức độ của bệnh
thành 5 loại [11], [17], [30]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ quan
tâm tới bệnh MHHT, bao gồm TF (Viêm mắt hột có hột) và TI (Viêm mắt hột nặng
– thâm nhiễm). MHHT nói lên sự lây lan của bệnh mắt hột trong cộng đồng và sự
trầm trọng của bệnh mắt hột ở trẻ em. Nếu TF ≥ 20%, hoặc TI ≥ 5% ở trẻ em dưới
10 tuổi thì phải tiến hành chương trình phòng chống mắt hột ở địa phương đó [11],
[17]. Trẻ em lứa tuổi 6 -15 tuổi là những đối tượng dễ mắc mắt hột hoạt tính nhất,
đặc biệt là ở lứa tuổi 6 -10 tuổi [1], [2], [7] vì đây là lứa tuổi không còn quá nhỏ để
luôn luôn cần có người lớn bên cạnh, chúng đã biết tự chơi nhưng chưa phải đã lớn
để tự mình có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Khi trẻ bị mắc bệnh MHHT, nó gây
cảm giác khó chịu cho mắt, giảm tầm nhìn, ảnh hưởng nhiều tới học tập, sinh hoạt
của trẻ. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài và không được chữa trị, nó có thể gây
mù lòa ở lứa tuổi lớn hơn [23], [30].
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX bệnh mắt hột lưu hành một cách trầm trọng ở
khắp vùng trong cả nước với nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, do thành quả của chương trình phòng chống mắt hột, tỷ lệ mắt hột chung trên
toàn quốc đã giảm đi rất nhiều, theo nghiên cứu của viện Mắt Trung ương tỉ lệ mắt
hột toàn dân giảm xuống còn 7,04% [17]. Tại một số tỉnh như Hà Nội tỉ lệ MHHT
đã giảm xuống <5%. Bên cạnh đó, một số địa phương tỉ lệ mắt hột hoạt tính vẫn rất
cao.


4

Huyện Chương Mỹ là một trong những vùng lưu hành bệnh mắt hột của
miền Bắc, đây cũng là 1 trong 11 huyện được thực hiện Dự án phòng chống mắt hột
do tổ chức ITI tài trợ. Dự án được thực hiện bắt đầu năm 2002 với tỉ lệ mắt hột
trung bình là 15,35% [5], sau 2 năm thực hiện dự án tỉ lệ mắt hột đã giảm xuống rất
nhiều. Năm 2004 khi kết thúc dự án tỉ lệ mắt hột chỉ còn 3,6% [5], với chỉ số này
huyện đã được coi là vùng thanh toán bệnh mắt hột. Xã Hữu Văn là một xã nghèo
của huyện Chương Mỹ với dân số gần 8000 người. Tỷ lệ MHHT của xã năm 2002
là 7,2% và giảm xuống còn 0,4% (năm 2004) [5]. Tuy nhiên, khi Dự án kết thúc, tất
cả các hoạt động phòng chống bệnh mắt hột trên địa bàn xã gần như không triển
khai. Theo số liệu của UBND xã cung cấp, xã có tới 30% dân số xếp vào diện
nghèo, 90% dân sống bằng nghề nông nghiệp. Cho đến nay xã vẫn chưa có hệ thống
cấp nước sinh hoạt nào, chủ yếu người dân sử dụng từ nguồn nước giếng (nguồn
nước ngầm nông) chiếm 40% còn lại là các nguồn nước khác như sông, hồ. . .Tỷ lệ
người dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ có 50%, tỷ lệ người dân có chuồng gia súc
gần nhà tới 60%... Đây là những yếu tố nguy cơ gây tăng cao tỷ lệ mắc mắt hột [1],
[7], [11], [24]. Theo số liệu của Trạm Y tế xã, vẫn còn nhiều bệnh nhân đến khám
và điều trị MHHT, chủ yếu là trẻ em. Xã có 1 trường tiểu học với trên 700 học sinh,
riêng khối lớp 4 - 5 là 313 học sinh. Vậy thực tế bệnh MHHT của học sinh tại đây
ra sao, so với tỉ lệ mắc bệnh chung khi dự án kết thúc như thế nào? Các mối liên
quan đến tình trạng mắc bệnh MHHT của các em ra sao? Vì những lý do trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Mô tả thực trạng bệnh mắt hột hoạt tính và

một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học xã Hữu Văn,
huyện Chương Mỹ, năm 2006”

với hy vọng đưa ra được tỷ lệ mắc MHHT của

các em học sinh, phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc mắt hột này,
góp phần giúp địa phương trong việc phòng chống bệnh mắt hột.


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung:
Mô tả thực trạng mắc bệnh mắt hột hoạt tính và một số yếu tố liên quan của
học sinh lớp 4, lớp 5 trường tiểu học cơ sở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ,
năm 2006
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh mắt hột hoạt tính của học sinh lớp 4, lớp 5 trường
tiểu học cơ sở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ tại thời điểm tháng 12 năm
2006.
2.2. Mô tả một số yếu tố liên quan liên quan tới tình trạng mắc bệnh mắt hột
hoạt tính của học sinh.


6

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH MẮT HỘT.
1. Định nghĩa về bệnh mắt hột:
Bệnh mắt hột được biết đến từ rất xa xưa, từ Trachoma do gốc từ Hy Lạp

nghĩa là xù xì và sưng phồng ở kết mạc sụn mi trên
Năm 1900 Saemisch định nghĩa: Mắt hột là một bệnh mạn tính của kết mạc,
kết thúc bằng các sẹo co kéo.
Năm 1952 Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: Mắt hột là một viêm kết giác
mạc đặc hiệu, lây lan, tiến triển có chiều hướng mạn tính, kết thúc có sẹo ở tổ
chức bị tổn thương.
Có nhiều tác giả trên thế giới đã đưa ra những định nghĩa về bệnh mắt hột.
Đến năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới sau 5 lần sửa đổi (từ năm 1948 – 1981) đã
định nghĩa về bệnh mắt hột như sau: Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan
mạn tính, tác nhân gây bệnh là Chlamydia Trachomatis. Trong giai đoạn lây
bệnh viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng các hột kèm theo thâm nhiễm tỏa
lan và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng nhú trên giác mạc [11].
2. Các dấu hiệu lâm sàng:
2.1. Các tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên kết mạc
a) Thâm nhiễm
Thâm nhiễm là hiện tượng xâm nhập của các tế bào viêm, chủ yếu là tế bào
lympho và tổ chức bạch nang của kết mạc. Thâm nhiễm làm kết mạc phù nề.
Trên lâm sàng có hai hình thái thâm nhiễm: nông và sâu. Thâm nhiễm nông là
hình thái tỏa lan, kết mạc phù nề nhẹ làm cho hệ thống mạch máu ở phía sau bị mờ
đi. Thâm nhiễm sâu làm cho kết mạc dày, đỏ, che lấp hệ thống mạch máu sâu.
Thâm nhiễm sâu gây tổn thương cho lớp đệm và cả cho lớp sụn.
Thâm nhiễm là yếu tố đặc trưng trong bệnh mắt hột. Chlamydia mắt hột lúc đầu
khu trú ở lớp biểu mô, nhưng do độc tố của nó gây ra những tổn thương thứ phát ở
lớp đệm thể hiện bằng thâm nhiễm bạch cầu tỏa lan. Thâm nhiễm bao giờ cũng xuất


7

hiện sớm và rút lui chậm so với hột. Trong nhiều giai đoạn của bệnh mắt hột, thâm
nhiễm thể hiện rõ ràng đặc biệt ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Còn thâm nhiễm là

bệnh mắt hột còn hoạt tính.
b) Hột
Hột là phản ứng đặc hiệu của kết mạc đối với Chlamydia. Không có hột mắt hột
ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu vì tổ chức bạch nang của kết mạc chỉ được hình
thành từ 3 đến 6 tháng sau khi đẻ.
Tính chất của hột trên kết mạc trong bệnh mắt hột:
• Vị trí: Thường là ở kết mạc sụn mi trên, cùng đò trên
• Giai đoạn tiến triển:
- Hột non: nổi thành nửa hình cầu – hột trong.
- Hột chín: hột rất nông, màu đục lờ như nước gạo
• Hột có thể tập chung dính sát vào nhau và dễ vỡ
• Kích thước: Không đều, từ 0,5mm – 1mm.
Hột là tổn thương cơ bản được dùng sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán bệnh mắt
hột
c) Sẹo mắt hột
Sẹo là yếu tố đặc hiệu nhất của bệnh mắt hột. Sẹo do các hột vỡ ra, sẹo còn do
cả quá trình thoái triển của thâm nhiễm. Sẹo có thể là những đoạn xơ trắng nhỏ,
hình hoa khế hay hình sao, sẹo có thể là những dải dài cắt qua mạch máu. Sẹo có
thể gây cạn cùng đồ, làm mi cụp vào, lông mi cọ lên giác mạc.
d) Nhú gai
Cấu tạo của nhú là một khối tổ chức liên kết tăng sinh do viêm xung quanh giới
hạn bằng những khe liên bào, giữa nhú có một trụ mạch máu thẳng góc với bề mặt
kết mạc và tỏa ra thành bó tận cùng ngay sát dưới liên bào kết mạc.
Nhú thường xuất hiện nhiều ở hai góc kết mạc, bờ trên sụn. Nhú không có ở kết
mạc cùng đồ. Nhú xuất hiện trong viêm kéo dài hoặc một sự kích thích liên tục nào
đó của kết mạc. Nhú không phải là yếu tố đặc hiệu của bệnh mắt hột [17].


8


2.2. Các tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên giác mạc
a) Thâm nhiễm
Thâm nhiễm là sự thâm nhập của các tế bào viêm từ hệ thống mạch máu vùng
rìa giác mạc. Thâm nhiễm xuất hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu trên giác mạc. Thâm
nhiễm có hai thời kỳ:
- Thời kỳ sơ phát
- Thời kỳ hoạt tính
b) Sẹo
- Liềm sẹo: thường ở phần trên của giác mạc, màu trắng.
- Lõm hột: do những hột nằm trong vùng rìa thoái triển và làm sẹo. Ta nhìn
thấy những hố tròn, lõm xuống (lõm Herbert). Đó là di chứng của hột bị mất tổ
chức mà biểu mô giác mạc đã phủ đầy vào.
- Đường viền của vùng rìa: thường rõ rệt ở nửa trên. Nửa dưới của những
đường viền nằm ở cùng trong suốt nên sẹo không rõ rệt [17].
2.3. Màng máu
Màng máu là tổn thương đặc hiệu của bệnh mắt hột trên giác mạc. Màng máu
thường khu trú ở lớp nông và ở phần trên của giác mạc. Màng máu thể hiện bằng:
- Viêm biểu mô giác mạc, thâm nhiễm ở giác mạc
- Hột hoặc di chứng hột
- Tân mạch [17].
3. Các biến chứng của bệnh mẳt hột:
• Viêm kết mạc – bờ mi phối hợp
• Lông xiêu, quặm
• Viêm loét giác mạc
• Viêm mủ túi lệ, tắc lệ đạo
• Khô mắt [17].
4. Phân loại bệnh mắt hột:
Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – 1987), đánh giá tổn thương ở kết
mạc sụn mi trên 5 dấu hiệu (không tính hai góc bờ mi sụn và bờ trên sụn). Kết mạc



9

sụn mi trên bình thường phải nhẵn, bóng, hồng, mỏng và trong suốt, thấy rõ những
mạch máu nằm sâu chạy dọc trên bề mặt sụn mi trên [17].
4.1 Năm dấu hiệu để chuẩn đoán và phân loại bệnh mắt hột:
• TF (Trachomatous inflammation – Follicular): Viêm mắt hột có hột

- Có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên
- Đường kính của hột ≥ 0,5mm
Đánh giá:
- Bệnh mắt hột vừa
- Tỷ lệ TF nói lên sự lây lan của bệnh mắt hột trong cộng đồng
• TI (Trachomatous inflammation – Iuteuse): Viêm mắt hột nặng –
thâm nhiễm

- Kết mạc sụn mi trên thâm nhiễm, dày đỏ. Thâm nhiễm che mờ trên nửa hệ
mạch máu kết mạc sụn, bao trùm TF (có hột)
Đánh giá:
- Viêm mắt hột nặng
- Tỷ lệ TI nói lên sự trầm trọng của bệnh mắt hột ở trẻ em trong cộng đồng
TF và TI: là mắt hột hoạt tính. Nếu tỷ lệ TF ≥ 20%, hoặc TI ≥ 5% ở trẻ em
dưới 10 tuổi thì cần phải tiến hành chương trình phòng chống mắt hột ở địa
phương đó.
• TS (Trachomatous Scarring): Sẹo


10

- Sẹo trên kết mạc: Các đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo hình sao, hình mạng lưới

Đánh giá:
- Có bệnh mắt hột, bệnh mắt hột đã làm sẹo
• TT (Trachomatous Trichiasis): Quặm, lông xiêu

- Có ít nhất 1 lông mi cọ vào nhãn cầu, hoặc bệnh nhân mới nhổ lông xiêu
Đánh giá:
- Bệnh mắt hột có biến chứng
• CO (Corneal Opacity): Đục giác mạc

- Sẹo đục trên giác mạc che lấp một phần hay toàn bộ đồng tử.
Đánh giá:
Bệnh mắt hột có hậu quả gây mù ở cộng đồng [17], [31].
5. Dịch tễ học bệnh mắt hột
5.1. Tác nhân gây bệnh mắt hột:
Bệnh mắt hột là do vi khuẩn Chlamydia trachmatis gây nên. Chlamydia
trachmatis là vi khuẩn Gram (-), bắt buộc sống ký sinh trong tế bào. Vi khuẩn này
vừa có đặc điểm giống vi khuẩn vừ có đặc điểm giống virus. Nó cũng có vách tế


11

bào, bên trong có cả ADN và ARN, nhưng lại không có men tổng hợp ATP, nên
phải phụ thuộc hệ thống năng lượng của tế bào túc chủ. Những túp của Chlamydia
trachmatis gây mắt hột chủ yếu là A, B, Ba và C [17].
5.2.Ổ chứa của bệnh mắt hột:
Người là ổ chứa của Chlamydia trachmatis. Nguồn lây nhiễm bệnh mắt hột là
người bị mắt hột hoạt tính. Mắt hột lây nhiễm sang người lành qua các dịch tiết
chứa Chlamydia trachmatis như dử mắt, nước mũi của người bệnh [11],[17],[31].
5.3. Các đường lây truyền của bệnh mắt hột
Bệnh mắt hột lây truyền qua 4 đường chính sau:

• Cách lây gián tiếp:
Qua ruồi (mắt - ruồi - mắt): Loài ruồi hay đậu ở mắt người là sinh vật trung gian
truyền bệnh cơ học mang vi khuẩn từ mắt người bệnh sang mắt người lành. Đây là
hình thức lây trong cộng đồng.
Qua đồ vật nhiễm vi khuẩn (mắt - đồ vật trung gian - mắt): Như khăn mặt, khăn
mùi xoa, gối, quần áo...dính vi khuẩn từ mắt người bệnh đem tiếp xúc với mắt
người lành làm lây bệnh. Hình thức này hay gặp ở trong gia đình.
Qua tay bẩn (mắt – tay - mắt): Tay chạm vào mắt người bệnh dính vi khuẩn rồi
lại đưa lên mắt người lành hoặc dụi tay lên mắt bệnh rồi lại dụi tay đó lên mắt lành
của bản thân. Cách này được coi là phương thức người lành tự làm lây nhiễm.
• Cách lây trực tiếp
Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp từ mắt sang mắt mắt làm cho vi khuẩn truyền từ mắt
người bệnh sang mắt người lành. Hình thức này hay gặp ở từ trẻ sang người mẹ và
ngược lại hay trẻ với trẻ khi chơi.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mắt hột:
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về dịch tễ học mắt hột và
Việt nam cũng có một số điều tra về bệnh này. Một số yếu tố nguy cơ, thuận lợi cho
lây lan bệnh mắt hột đã được các nghiên cứu chỉ ra là tuổi, giới, thiếu nước sạch,
thực hành vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường kém, nghèo đói, kinh tế xã hội
kém phát triển.


12

 Một số đặc điểm của người mắc bệnh:
- Tuổi:
Tuổi là một yếu tố liên quan với phân bố các dấu hiệu của bệnh mắt hột. Nghiên
cứu của Dawson và nhóm cộng sự nhận xét tuổi là yếu tố quan trọng nhất của người
ảnh hưởng tới mức độ viêm nhiễm MHHT, đa số các trường hợp mắt hột hoạt tính
gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Trẻ càng lớn thì tỉ lệ mắt hột hoạt tính càng giảm. Ngược lại,

người lớn thường có tỉ lệ mắt hột hoạt tính thấp và ít bị viêm mắt hột nặng [25]. Các
nghiên cứu khác cũng cho rằng mắt hột hoạt tính tập chung ở lứa tuổi trẻ em [1],[2],
[7].
- Giới tính:
Với nhóm trẻ chưa đến tuổi đi học, tỉ lệ mắc và mức độ viêm nhiễm MHHT
có vẻ giống nhau ở cả hai giới. Ở trẻ em lớn tuổi hơn trong cộng đồng mắt hột lưu
hành với tỉ lệ mắc cao thì có sự khác biệt về giới đối với mắc bệnh mắt hột [11].
Theo các nghiên cứu ở miền nam Iran và Nam Phi tỉ lệ mắc mắt hột hoạt tính vừa
và nặng cao hơn ở trẻ em gái lớn và phụ nữ trẻ. Điều này phù hợp với nhận xét phụ
nữ có tỉ lệ quặm và nguy cơ mù loà cao hơn nhiều lần so với nam giới [2],[21].
 Các yếu tố môi trường và thực hành vệ sinh
- Tiếp cận và sử dụng nước
Không có nước sạch dùng trong sinh hoạt là yếu tố nguy cơ chính của nhiều
bệnh nhiễm khuẩn trong đó có mắt hột. Theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Dũng và
Điều tra dịch tễ học mắt hột 8 tỉnh miền Bắc chỉ ra là trẻ sử dụng nguồn nước bẩn
rửa mặt có nguy cơ mắc mắt hột hoạt tính cao hơn nhóm trẻ sử dụng nguồn nước
sạch một cách có ý nghĩa thống kê [7]. Nghiên cứu của A. Pruss và S. P. Mariotti
cho thấy khoảng cách tiếp cận nước có mối liên quan tới tính trạng mắc bệnh
MHHT. Người dân ở xa nguồn nước có nguy cơ mắc bệnh MHHT cao hơn có ý
nghĩa thống kê (p > 0,001) so với người dân ở gần nguồn nước hơn [20]. Nhìn
chung, ở những vùng lưu hành mắt hột, các cộng đồng không có đủ nguồn nước
sạch để sử dụng cho sinh hoạt xu hướng mắc bệnh mặt hột nhiều hơn.
- Ruồi


13

Một trong các yếu tố nguy cơ của bệnh mắt hột là sự có mặt của ruồi. Vai trò
véc tơ truyền bệnh mắt hột qua vận chuyển vi khuẩn C. trachomatis của ruồi đã
được minh chứng trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt, nghiên cứu của nhóm Emeson

P.M. đã xác định được hai loài ruồi Musca sorbens và Musca domestica, chuyên
đậu vào mắt chính là véc tơ lây truyền mắt hột [11]. Một số nghiên cứu ở vùng lưu
hành bệnh mắt hột phát hiện tỉ lệ MHHT tăng có liên quan với mật độ ruồi tăng.
Tuy nhiên, ruồi có thể không phải yếu tố truyền bệnh quan trọng nhất, một số
nghiên cứu đã tìm thấy người mắc bệnh mắt hột ở vùng ít ruồi hoặc thậm chí không
có ruồi
- Gia súc
Sự có mặt của gia súc và sở hữu gia súc có mối liên quan đến mắt hột đã được
chỉ ra trong một vài nghiên cứu [2], [7].
Với môi trường khô hanh, phân súc vật sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc sinh
sản của ruồi, điều này giải thích mối liên quan giữa gia súc và mắt hột. Tuy nhiên,
ruồi và gia súc là những chỉ số dự báo độc lập về mắt hột nặng, điều này gợi ý các
yếu tố khác kết hợp với việc có gia súc cũng quan trọng tại một số cộng đồng, gia
súc được coi là dấu hiệu gia đình với kiểu sống truyền thống, với điều kiện sống tồi
tàn nhất.
- Hố xí
Hố xí gia đình cũng là yếu tố được đề cập đến nhiều trong dịch tễ học bệnh mắt
hột. Một số nghiên cứu mô tả cắt ngang nhận xét rằng có hố xí để sử dụng là một
yếu tố liên quan với việc giảm tỉ lệ mắt hột. Nghiên cứu của A. Pruss và S.P. Maritti
cho thấy gia đình có hố xí không hợp vệ sinh thì trẻ em có nguy cơ mắc bệnh
MHHT cao hơn gia đình có hố xí hợp vệ sinh [20]. Có thể do Musca sorbens, loại
ruồi chuyên đậu vào mắt là véc tơ truyền bệnh mắt hột thường dễ sinh sản ở phân
người vương vãi trên mặt đất. Thêm nữa, nghiên cứu của Nguyễn Chí Dũng cũng
nhận xét nguy cơ mắt mắt hột hoạt tính của trẻ ở nhóm gia đình sử dụng hố xí
không hợp vệ sinh cao gấp 1,64 lần so với trẻ ở nhóm gia đình sử dụng hố xí hợp vệ
sinh (p <0,001) [7].


14


- Thói quen rửa mặt và giữ mặt sạch
Nghiên cứu về dịch tễ học mắt hột ở trẻ em dưới 15 tuổi của Nguyễn Chí Dũng
nhận xét trẻ không rửa mặt hay chỉ rửa một lần trong ngày có nguy cơ mắc bệnh
mắt hột cao gấp hai lần so với những trẻ rửa mặt 2 – 3 lần một ngày (p <0,001) [7].
Nghiên cứu của A. Pruss và S. P. Mariotti cũng cho thấy kết quả tương tự (p <
0,001) [20].
Nhưng ngược lại khăn mặt,khăn mùi xoa có vể lại làm gia tăng lây lan mắt hột
đắc biệt ở những gia đình đông người [11]. Phải chăng, dùng chung khăn mặt sẽ
làm lây bệnh từ người bệnh sang người lành. Nghiên cứu của Nguyễn Chí Dũng đã
nhận xét nguy cơ mắc bệnh mắt hột ở trẻ dùng chung khăn mặt cao gấp 1,5 lần so
với trẻ có khăn mặt riêng (p <0,001) [7]. Điều tra dịch tễ học bệnh mắt hột tại 8 tỉnh
phía Bắc năm 2001 cho kết quả tương tự, OR = 1,38 (p > 0,05) [2].
-

Sử dụng chung gối

Sử dụng gối chung có thể là con đường gián tiếp lây bệnh mắtt hột. Nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ dùng chung gối có nguy cơ mắc MHHT cao hơn so với
trẻ có gối riêng. Điều tra dịch tễ học bệnh mắt hột tại 8 tỉnh phía Bắc năm 2001 cho
kết quả, OR = 1,3 (p < 0,001) [2]
- Điều kiện sống chật chội
Điều kiện sống chật chội là một yếu tố nguy cơ của bệnh mắt hột. Theo báo cáo
của Lê Vũ Anh và cộng sự, có Tỷ lệ mắc MHHT ở hộ có < 5 người có xu hướng
thấp hơn hộ có ≥ 5 người [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra, hộ có
trên 3 con có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hộ có dưới 2 con là 1,64 lần ( p < 0,001)
[7].
- Điều kiện kinh tế xã hội
Mắt hột chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển,
những khu vực kém phát triển về kinh tế, nơi không có nguồn nước và dịch vụ vệ
sinh cơ bản [25]. Theo báo cáo của Lê Vũ Anh và cộng sự, xã có tỷ lệ hộ nghèo <

10% có tỷ lệ mắc MHHT thấp hơn xã có tỷ lệ hộ nghèo ≥ 10% có ý nghĩa thống kê


15

(p < 0,05), xã có tỷ lệ sống bằng nông nghiệp < 75% có tỷ lệ mắc MHHT thấp hơn
có ý nghĩ thống kê (p < 0,05) so với xã có tỷ lệ sống bằng nông nghiệp ≥ 75% [1].
- Điều kiện tự nhiên và khí hậu
Ngày nay, những vùng lưu hành mắt hột gây mù cũng là khu vực nóng, khô cằn
trên thế giới. Tuy nhiên, khí hậu nóng không phải là yếu tố liên quan đến bệnh mắt
hột, nhưng nó lại ảnh hưởng đến các yếu tố có khả năng liên quan tới bệnh này.
II. TÌNH HÌNH BỆNH MẮT HỘT
1. Tình hình bệnh mắt hột trên thế giới
Mắt hột là một bệnh có từ thời cổ đại. Bệnh mắt hột đã được bàn luận trong y
văn của người Ai cập cổ, thậm chí bệnh này còn xuất hiện ở Trung Quốc từ trước
công nguyên [17]
Bản đồ phân bố MHHT trên toàn cầu

Không có MHHT
Có MHHT
Không có số liệu cụ thể. Có tác động bởi MHHT

(Nguồn: WHO, 2005)

Bệnh mắt hột lan sang châu Âu, châu Mỹ vào đầu thế kỷ 19 đồng thời đã thấy
xuất hiện ở cộng đồng thổ dân ở châu Úc. Trước đây bệnh mắt hột từng có mặt ở
khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy hiện nay mắt hột rất hiếm gặp ở các nước phát triển


16


ở châu Âu và châu Mỹ do điều kiện kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường được cải
thiện, nhưng bệnh mắt hột vẫn còn là nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nước
đang phát triển [21]. Theo WHO, hiện nay mắt hột là một “bệnh địa phương” của
56 quốc gia, chủ yếu ở Châu Phi, Châu Á và Châu Úc, nó chủ yếu xuất hiện ở khu
vực dân cư nông thôn, nơi hạn chế về dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiếu nước
sạch [25],[29].
Bảng 1: Tỷ lệ MHHT ở một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia
Mali
Niger
Yemen
Kenya
Burkina
Faso
Tanzania
Mauritania
Ghana
Lào
Nepal
Uganda

MHHT

MHHT

MHHT

MHHT


Chung

Trẻ ≤ 10 tuổi

Quốc gia

Chung

Trẻ ≤ 10 tuổi

(%)
39,0
36,4
34,0
26,0

(%)
36,1
41,4
30,0
30,0

Afghanistan
Sudan
Ethiopia
Senegal

(%)
11,0
11,0

5,1 - 8,1
7,5

(%)
3,6
27,8
35,2
10,8

26,0

27,0

Gambia

6,9

5,9

27,0
20,0
16,0
15,2
14,3
13,9

8,9
16,0
11,8
22,6

22,7
38,0

Nigeria
Việt Nam
Campuchia
Pakistan
Oman
Iran

5,2
<5,0
3,7
2,4
0,9
0,47

5,2
11,3 (2003)
22,6
2,4
0,6
2,4

(Nguồn: WHO, 2005)

Trên thế giới, tỷ lệ MHHT ở một số quốc gia còn rất cao: Mali (39%),
Mauritania (20,0%), Yemen (34,0%), Niger (36,4%), Kenya (26,0%)… Tuy phân
bố các dấu hiệu bệnh mắt hột theo nhóm tuổi phụ thuộc vào tính ổn định và mức độ
lưu hành của mắt hột ở từng cộng đồng, nhưng nhìn chung, tỉ lệ mắt hột hoạt tính

cao nhất vẫn tập chung ở lứa tuổi trẻ em [31]. Nhóm trẻ dưới 10 tuổi là một trong
những nhóm tuổi có tỷ lệ MHHT cao nhất và cũng là nhóm tuổi mục tiêu trong
chương trình phòng chống mắt hột toàn cầu của WHO. 3 tiêu chuẩn chính để được
coi là thanh toàn bệnh mắt hột gây mù là:
- Tỷ lệ MHHT trong trẻ em dưới 10 tuổi (TF + TI) < 5%.
- Tỷ lệ quặm trong cộng đồng (TT) < 0,1%.
- Tỷ lệ mù do sẹo giác mạc mắt hột (CO) < 0,01%.


17

WHO dặt mục tiêu đến 2020 sẽ thanh toán bệnh mắt hột trên toàn cầu (GET
2020).
2. Tình hình bệnh mắt hột tại Việt Nam
Trước năm 1954, tình hình bệnh mắt hột ở nước ta rất trầm trọng. Tỉ lệ MHHT
khám và điều trị tại các bệnh viện giao động từ 30-80%, trong đó miền Bắc và miền
Trung cao hơn hẳn so với miền Nam [11].
Từ năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Năm 1957, viện nghiên cứu bệnh
mắt hột được thành lập (đây là tiền thân của viện mắt Trung ương). Các cuộc điều
tra về mắt hột ở miền Bắc để bước đầu nhận định về tình hình bệnh đã được tiến
hành. Trải qua 40 năm, công cuộc phòng chống mắt hột ở Việt Nam (gồm có tuyên
truyền, giáo dục thực hiện vệ sinh, điều trị MHHT, mổ quặm) trong đó chương trình
mắt hột học đường đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Cuộc điều tra gần đây nhất
về các bệnh mắt (1995) cho thấy tình hình bệnh mắt hột ở Việt Nam có những biến
đổi rõ rệt là tỉ lệ MHHT giảm nhiều, biến chứng ít gặp và thường xuất hiện muộn:
Tỉ lệ MHHT: 7,04%, tỉ lệ quặm:1,15% (n = 26606) [17]
Từ năm 1990, nước ta bắt đầu áp dụng bảng phân loại bệnh mắt hột đơn giản do
WHO đưa ra năm 1987 vào chẩn đoán phân loại bệnh mắt hột thay cho bảng phân
loại của Mac Callan. Việc áp dụng bảng phân loại mới này giúp cho nước ta dễ
dàng so sánh tình hình mắt hột với các nước khác trên thế giới.

Cũng từ năm 1990, số liệu về tình hình mắt hột trẻ em ở nước ta được cập nhật
nhiều hơn. Theo kết quả điều tra năm 1990 của các tác giả Nguyễn Trọng Nhân, Vũ
Công Long và cộng sự, tỉ lệ MHHT của trẻ em 1-10 tuổi là 14,2% trong đó tỉ lệ TF
là 11,3%, TI là 2,9% [11]. Năm 1993, cuộc điều tra mắt hột ở trẻ em từ 15 tuổi trở
xuống tại 10 tỉnh trong cả nước của tác giả Nguyễn Chí Dũng nhận định tỉ lệ
MHHT của trẻ em dưới 15 tuổi ở một số vùng trong cả nước là 12,3% (trong đó TF:
9,6% và TI: 2,73%) [7]. Nghiên cứu này cũng chỉ ra nhóm tuổi từ 6-10 có tỉ lệ
MHHT cao nhất. Nghiên cứu của tác giả Cù Nhẫn Nại và Hà Huy Tài năm 1995
cũng đưa ra nhận xét tương tự là nhóm tuổi 6-15 có tỉ lệ MHHT cao nhất (10,5%)


18

[11]. Báo cáo của Lê Vũ Anh và cộng sự đưa ra kết quả tỷ lệ MHHT trẻ em 6 -9
tuổi là 11,95%, từ 10 – 15 tuổi là 10,59% [1].
Theo báo cáo của WHO, Việt Nam có dấu hiệu giảm MHHT rõ rệt từ năm 1990
đến 1995. Tỷ lệ MHHT giảm từ 17,5% (1990) xuống 7,05% (1995) [27]. Theo số
liệu mới nhất, ước đoán tỷ lệ MHHT hiện nay ở Việt Nam khoảng 4% (2005) [29].
Hiện mắt hột chỉ còn lưu hành tại Việt Nam ở 4 vùng: Khu vực đồng bằng Châu thổ
sông Hồng, Khu vực sông Mê – Kông, vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mục tiêu
của Việt Nam là thanh toán bệnh mắt hột vào năm 2010, sớm hơn 10 năm so với
mục tiêu thanh toán bệnh mắt hột trên toàn cầu của WHO.
3. Tình hình mắt hột tại xã Hữu Văn
Xã Hữu Văn là một xã nghèo của huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Dân số xã
khoảng 8000 người, 100% là dân tộc Kinh. Nghề nghiệp chính của người dân trong
xã là làm nông nghiệp (90%). Xã có 1 trường tiểu học với hơn 700 học sinh, riêng
khối lớp 4, lớp 5 có 313 học sinh.
Xã Hữu Văn là một trong 314 xã thuộc 11 huyện của 7 tỉnh miền Bắc được triển
khai chương trình phòng chống mắt hột do ITI tài trợ, giai đoạn 2002 – 2004. Năm
2002, sau đợt khám sàng lọc lần 1, số MHHT (TF + TI) của xã là 497 trường hợp,

chiếm 7,2%. Khám sàng lọc đợt 2 năm 2003 phát hiện có 189 trường hợp, chiếm tỷ
lệ 2,9%. Khi kết thúc dự án, tỷ lệ này xuống còn 0,4%, thuộc nhóm có tỷ lệ MHHT
cao trong huyện [5].
Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, các hoạt động phòng chống MHHT không
được duy trì và triển khai tiếp. Đối tượng trẻ em, nhất là các em học sinh tiểu học,
là đối tượng dễ bị mắc MHHT nhất, không được truyền thông, giảng dạy về phòng
chống MHHT. Tỷ lệ người dân trong xã, nhất là các em học sinh, đến Trạm Y tế xã
và Bệnh viện huyện khám và điều trị MHHT có xu hướng đang tăng lên. Đây là
thông tin y tế cần phải được quan tâm và can thiệp, góp phần vào mục tiêu chung
của Việt Nam là thanh toán bệnh mắt hột vào năm 2010.


19

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1 Các em học sinh lớp 4, lớp 5 (niên học 2006 – 2007) trường tiểu học cơ sở
xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu này bởi có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng,
nhóm tuổi từ 6 – 15 tuổi là nhóm tuổi mắc MHHT cao nhất, đặc biệt là từ 6 – 10
tuổi. [1], [7], [9], [12]. Ở nhóm tuổi này, các em đã có thể tự làm vệ sinh cá nhân
cho bản thân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa…nhưng chưa thể có ý thức toàn diện,
thực hiện chưa đúng cách, điều đó dẫn đến tỷ lệ MHHT cao hơn các nhóm tuổi
khác. Ngoài ra, chúng tôi lựa chọn học sinh lớp 4, lớp 5 bởi đây là khối lớn nhất của
tiểu học, các em đã đi học được 4 – 5 năm, có thể đủ nhận thức để trả lời các câu
hỏi mà chúng tôi hỏi các em khi thu thập thông tin.
1.2 Trạm trưởng trạm Y tế xã Hữu Văn.
1.3 Phó chủ tịch xã phụ trách y tế - giáo dục - văn xã.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
• Thời gian nghiên cứu: Từ 06/09/2006 đến 25/02/2007.

• Địa điểm nghiên cứu: xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.
3. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp với định tính.
3.1 Nghiên cứu định lượng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng trên đối tượng nghiên cứu là các
em học sinh lớp 4, lớp 5. Tiến hành khám MHHT, thu thập thông tin qua bảng
hỏi tự điền, thu thập thông tin về điều kiện vệ sinh qua bảng kiểm. Kết quả của
nghiên cứu này chủ yếu sẽ trả lời cho mục tiêu nghiên cứu “Mô tả thực trạng
mắc bệnh mắt hột hoạt tính và một số yếu tố liên quan của học sinh lớp 4, lớp 5
trường tiểu học cơ sở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, năm 2006”


20

3.2 Nghiên cứu định tính:
• Phỏng vấn sâu Trạm trưởng trạm Y tế xã. Thu thập thông tin về: Các hoạt
động khám, chữa bệnh MHHT; Các hoạt động thông tin – truyền thông về
MHHT cho cộng đồng, cho các em học sinh; lý do và khó khăn khi không
triển khai các hoạt động này…
• Phỏng vấn sâu Phó chủ tịch xã phụ trách y tế - giáo dục - văn xã. Thu thập
thông tin về: mức sống người dân trong xã, các hoạt động phòng chống
MHHT, các chính sách, chế độ cho hoạt động phòng chống MHHT trên địa
bàn xã…
4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
• Mẫu định lượng
- Chọn mẫu toàn bộ.
- Toàn bộ học sinh lớp 4, lớp 5 (niên khóa 2006 – 2007) trường tiểu học xã
Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Toàn bộ học sinh lớp 4, lớp 5 là
313 học sinh. Có 46 học sinh cha/mẹ từ chối cho tham gia nghiên cứu, còn
lại 267 học sinh. Chúng tôi tiến hành chọn toàn bộ 267 học sinh này.

• Mẫu định tính: Chọn mẫu có chủ đích
- 01 Trạm trưởng trạm Y tế xã Hữu Văn
- 01 Phó chủ tịch xã phụ trách văn – xã.
5. Phương pháp thu thập số liệu
5.1. Mẫu định lượng:
Chúng tôi kết hợp với Y tế xã, thôn và nhà trường để tiến hành thu thập số liệu.
Tất cả các hoạt động đều được lập kế hoạch chi tiết và thống nhất để việc thu thập
đạt kết quả tốt nhất:
Phát vấn:
Chúng tôi gửi Trang thông tin nghiên cứu, mẫu phiếu đồng ý tham gia nghiên
cứu cho toàn bộ 313 học sinh lớp 4, lớp 5 thông qua các thầy, cô giáo chủ nhiệm.
Các em học sinh gửi trang thông tin và mẫu phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu này
cho phụ huynh các em. Phụ huynh nào đồng ý cho con mình tham gia sẽ ký vào


21

giấy đồng ý. Có tổng số 267 phụ huynh học sinh đồng ý cho con mình tham gia
nghiên cứu này.
267 học sinh này được phát 01 bảng hỏi tự điền. Các em tự trả lời ngay tại lớp
học với sự giám sát và hướng dẫn của 02 nghiên cứu viên. Chúng tôi tiến hành phát
vấn theo từng lớp. Chỉ tiến hành phát vấn học sinh có phụ huynh đồng ý cho tham
gia nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu bảng hỏi ngay khi học sinh hoàn thành các
câu trả lời.
Điều tra điều kiện vệ sinh gia đình học sinh:
Chúng tôi lấy danh sách học sinh theo lớp từ nhà trường (bao gồm cả tên cha,
mẹ học sinh, địa chỉ gia đình). Dựa vào danh sách này chúng tôi lập 01 danh sách
học sinh mới theo từng thôn, nơi gia đình các em đang cư trú. Có tất cả 08 thôn.
Điều tra viên (là học viên lớp Cao học 9) cùng với người dẫn đường (là Y tế thôn)
đến từng hộ gia đình theo danh sách, dùng bảng kiểm để điều tra điều kiện vệ sinh

của gia đình học sinh. Nghiên cứu viên trực tiếp đi điều tra và giám sát.
Khám mắt hột cho học sinh:
Chúng tôi kết hợp với Y tế xã tiến hành khám mắt hột cho toàn bộ học sinh của
trường (hơn 700 học sinh). Giám sát viên là nghiên cứu viên, Trạm trưởng trạm y tế
xã, Ban giám hiệu của trường. Chúng tôi tiến hành khám ngay tại trường theo từng
lớp. Khám bệnh mắt hột cho các em học sinh theo tiêu chuẩn của WHO:
- Người khám là 02 Bác sĩ Chuyên khoa mắt thuộc TTYT quận Đống Đa, Hà
Nội.
- Phương tiện khám bao gồm kính lúp chuyên dụng, đèn chuyên dụng.
- Nơi khám đủ ánh sáng (nếu khám ngoài trời) và dùng đèn soi chuyên dụng
(nếu khám trong nhà)
- Phân loại bệnh MHHT theo tiêu chuẩn của WHO:
- Có ít nhất 5 hột trên kết mạc sụn mi trên
- Đường kính hột ≥ 0,5mm.
Kết quả khám được thông báo cho Y tế xã và nhà trường. Những học sinh bị
bệnh mắt hột hoạt tính, nhóm nghiên cứu hỗ trợ thuốc điều trị.


22

5.2. Mẫu định tính:
Phỏng vấn trực tiếp theo bảng hướng dẫn phỏng vấn chuẩn bị từ trước. Có kết
hợp ghi chép và ghi âm. Sau đó gỡ băng lấy thông tin để giải thích sâu hơn cho
phần nghiên cứu định lượng.
6. Xử lý và phân tích số liệu
Toàn bộ phiếu phát vấn, bảng kiểm vệ sinh, phiếu khám mắt hột đều được kiểm
tra trước khi tiến hành nhập liệu.
Sử dụng phần mềm EpiData phiên bản 3.1 để nhập liệu. Chúng tôi thiết lập chế
độ kiểm tra (File check) một cách chặt chẽ để hạn chế tối đa có thể sai số do nhập
liệu. Toàn bộ số liệu sau khi nhập xong được chuyển sang SPSS để quản lý và phân

tích.
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 để quản lý và phân tích.
- Sử dụng kiểm định χ2 xác định sự khác biệt 2 tỷ lệ và xác định mối liên quan
giữa 2 biến phân loại.
- Sau khi phân tích hai biến, số liệu được phân tích bằng kỹ thuật phân tích đa
biến. Sử dụng mô hình hồi quy logic (Logistic regression) để xác định mối
tương quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình trạng mắc bệnh MHHT.
7. Các biến số nghiên cứu.

Biến số

Khái niệm biến

Phương
Phân loại pháp thu
thập số liệu

I. Thông tin chung
Định
1. Tuổi

- Tính theo năm sinh

lượng liên

tục
2. Giới
- Nam/nữ
Định danh
3. Lớp

- Lớp mà học sinh đang theo học
Định danh
Mục tiêu 1: Xác định tỷ lệ mắc bệnh MHHT
1. Tình trạng - Bệnh/không bệnh
Nhị phân

Phát vấn
Phát vấn
Phát vấn
Khám lâm


23

mắc bệnh

(Theo tiêu chuẩn của WHO )
sàng
MHHT
Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc bệnh MHHT
1. Yếu tố bản thân học sinh và gia đình
Điều kiện vệ 1.Hố xí
sinh gia đình • Có/không

Nhị phân
Định danh

• Phân loại hố xí:
Nhóm 1:
-


Hố xí tự hoại

-

Hố xí thấm dội nước

-

Hố xí khô 2 ngăn

Phát vấn
Quan sát

Nhóm 2:
-

Hố xí khô 1 ngăn

-

Hố xí thùng/cầu

-

Hố xí đào

• Tình trạng vệ sinh hố xí:

Định danh


- Sạch sẽ: Khô ráo, thoáng, ít mùi hôi
- Bẩn: Ẩm ướt, nhiều rác, nhiều mùi hôi.
2.Chuồng gia súc

Định danh

- Gần nhà (<10m)
- Xa nhà (≥10m)
- Có chuồng gia súc nhưng không sử
dụng
- Không có chuồng gia súc

3.Mật độ ruồi:
- Ít ruồi (quan sát ở bậu cửa trong 5’ vào
buổi sáng, hoặc buổi chiều, có <5 con)
- Nhiều ruồi (quan sát ở bậu cửa trong

Thứ bậc


24

5’ vào buổi sáng, hoặc buổi chiều, có
≥5 con ruồi)
4.Vệ sinh trong nhà và khuôn viên

Phát vấn
Thứ bậc


Quan sát

- Sạch: gọn gàng, ngăn lắp, ít rác.
- Bẩn: bừa bộn, nhiều rác.
5.Nguồn nước sử dụng

Thứ bậc

- Nước sạch: Nước giếng đào, nước
giếng khoan, nước mưa, nước máy
- Nước không sạch: Nước ao, sông, hồ
1. Tự rửa mặt/người nhà rửa cho

Định danh

Phát vấn

2. Số lần rửa mặt trong ngày:

Tỷ số

Phát vấn

3.Dùng khăn mặt để rửa mặt:

Định danh

Phát vấn

Thứ bậc


Quan sát

Định danh

Phát vấn

- Dùng riêng khăn mặt
- Dùng chung khăn mặt với người khác
- Không dùng khăn mặt
4. Tình trạng vệ sinh khăn:
- Sạch (trắng, không có vết bẩn)
- Bẩn (khăn đổi màu, có nhiều vết bẩn)
Vệ sinh
cá nhân

5. Dùng chậu để rửa mặt:

Quan sát

- Dùng riêng chậu để rửa mặt
- Dùng chung chậu rửa mặt
- Không dùng chậu rửa mặt
6. Tình trạng vệ sinh chậu rửa mặt:

Thứ bậc

Quan sát

Định danh


Phát vấn

- Bẩn (có cáu bẩn ở thành chậu)
- Sạch (không có cáu bẩn ở thành chậu)
7. Nguồn nước để rửa mặt:
- Nước sạch: Nước giếng đào, nước
giếng khoan, nước mưa, nước máy
- Nước không sạch: Nước ao, sông, hồ

Quan sát


25

1. Dùng gối khi đi ngủ

Định

- Dùng riêng gối ngủ

danh

Phát vấn

- Dùng chung gối ngủ với người khác
- Không dùng gối
Phát vấn

2. Thói quen tắm ở sông

- Thường xuyên

Định

- Thỉnh thoảng

danh

Hành vi chăm

- Không nhớ

sóc sức khỏe

- Không bao giờ
Phát vấn

3. Thói quen tắm ở ao/hồ
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng

Định

- Không nhớ

danh

- Không bao giờ
Phát vấn


4. Thói quen rửa mặt ở sông
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không nhớ

Định

- Không bao giờ

danh
Phát vấn

5. Thói quen rửa mặt ở ao/hồ
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không nhớ
- Không bao giờ
6. Thói quen dùng tay dụi mắt
- Thường xuyên
Hành vi chăm

- Thỉnh thoảng

sóc sức khỏe

- Không nhớ

khỏe

- Không bao giờ


Định
danh

Phát vấn


×