Tải bản đầy đủ (.pptx) (48 trang)

Chứng cứ, chứng minh trong luật tố tụng dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.73 KB, 48 trang )

Nhóm 7
Chủ đề
“CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
TRONG LUẬTTỐ TỤNG DÂN SỰ2015”
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung


Danh mục tham khảo:

 Bộ luật dân sự 2015
 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
 Giáo trình Luật tố tụng dân sự (NXB ĐHQG T.P HCM,TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung chủ biên)
 Bình luận khoa học bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 (NXB Lao động)
Một số website và các tài liệu có liên quan khác...

4/18/17

2


CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. Chứng cứ:
1. Khái niệm: (Đ93 BLTTDS 2015)
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp,
xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này
quy định và được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định
yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

4/18/17



3


CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. Chứng cứ:
2. Các đặc điểm chứng cứ:

Chứng cứ

Chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố

có tính

tụng và những người tham gia tố tụng

khách quan

Các đặc

Chứng cứ

điểm của

có tính

chứng cứ

liên quan


4/18/17

Chứng cứ và vụ việc dân sự có mối liên hệ nhất định. Chứng cứ gồm những tin tức
liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự

Chứng cứ

Chứng cứ được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định, quá trình

có tính

thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành theo đúng quy định

hợp pháp

của pháp luật
4


 Mỗi chứng cứ đều phải có ba đặc điểm nói trên, nếu thiếu một trong ba đặc điểm ấy thì không được xem
là chứng cứ. Các đặc điểm này có mối liên hệ khăng khít với nhau và cùng tồn tại trong một chứng cứ.

Mỗi đặc điểm có một vị trí, vai trò nhất định trong việc hình thành và củng cố chứng cứ.

4/18/17

5



CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

3. Phân loại chứng cứ:
Chứng cứ
trực tiếp

Chứng cứ
Chứng cứ gốc

theo người

Căn cứ
vào mối quan hệ với
đối tượng cần

Căn cứ
theo hình thức

Căn cứ kéo theo

chứng minh

4/18/17

Chứng cứ

Chứng cứ

Chứng cứ


gián tiếp

sao chép

theo vật
6


4. Nguồn chứng cứ: ( Đ94 BLTTDS 2015)

 Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử
 Các vật chứng
 Lời khai của đương sự
 Lời khai của người làm chứng
 Kết luận giám định
 Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ
 Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
 Văn bản ghi nhận sự kiện
 Văn bản công chứng chứng thực
 Các nguồn khác mà pháp luật quy định.

4/18/17

7


5. Điều kiện để công nhận công chứng: ( Điều 95 BLTTDS 2015)

† Tài liệu đọc phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp xác nhận.
† Các tài liệu nghe , nhìn được nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận hoặc xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản của sự việc liên quan tới việc

thu âm, ghi hình đó.

† Vật chứng là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

4/18/17

8


5. Điều kiện để công nhận công chứng: ( Điều 95 BLTTDS 2015)

† Lời khai của đương sự, người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng, đĩa ghi âm, băng, đĩa ghi hình, hoặc khai bằng
lời tại phiên tòa.

† Việc giám định được tiến hành theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
† Việc thẩm định biên bản ghi kết quả tại chỗ phải tiến hành theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định.
† Việc giám định tài sản phải tiến hành theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
† Tập quán được cộng đồng tập quán nơi thừa nhận.

4/18/17

9


6. Giao nộp tài liệu, chứng cứ.(Đ96 BLTTDS 2015):

 Đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu chứng cứ được giao nộp chưa đảm bảo đủ cơ sở giả
quyết vụ việc Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài

liệu chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lí do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu chứng cứ mà đương sự giao nộp và Tòa án đã thu


thập để giải quyết vụ việc dân sự.

4/18/17

10


6. Giao nộp tài liệu, chứng cứ.(Đ96 BLTTDS 2015):

Đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản, ghi rõ, tên gọi, hình thức, nộp dung,đặc điểm của tài liệu, chứng cứ, số
bả, số trang của chứng cứ và thời gian nhận, chữ kí hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ kí của người nhận và dấu của tòa án. Biên bản lập

thành 2 bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

4/18/17

11


6. Giao nộp tài liệu, chứng cứ:(Đ96 BLTTDS 2015):

 Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang Tiếng Việt, được
công chứng, chứng thực hợp pháp.

 Thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử
theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo qui định của Bộ luật này.

Đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của
đương sự khác.


4/18/17

12


6. Giao nộp tài liệu, chứng cứ: (Đ96 BLTTDS 2015):
Điểm mới của BLTTDS 2015 so với bộ luật 2004( Đ84)là:

• Thứ nhất: Cho phép Tòa án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp cho Tòa án đã thu thập để giải quyết vụ án mà không
cần chờ đương sự nộp đủ tài liệu, chứng cứ.

• Quy định này tạo cơ sở pháp lí cho việc giải quyết vụ án trong trường hợp đương sự không chịu giao nộp tài liệu chứng cứ hoặc cố ý kéo dài
việc giao nộp tài liệu chứng cứ.

4/18/17

13


6. Giao nộp tài liệu, chứng cứ: (Đ96 BLTTDS 2015):

Điểm mới của BLTTDS 2015 so với bộ luật 2004( Đ84)là:

• Thứ hai: Giao quyền cho Thẩm phán được ấn định thời gian đương sự phải giao nộp tài liệu, chứng cứ, nhằm tạo sự chủ động cho Thẩm phán
khi giải quyết vụ việc.

• Thứ ba: Giao quyền cho Tòa án chủ động việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập tài
liệu, chứng cứ.


Những quy định mới này giúp khắc phục triệt để những bất cập trong việc thu thập những tài liệu, chứng cứ, tạo cơ sở pháp lí cho Thẩm

phán,Tòa án giải quyết kịp thời và chính xác vụ án.

4/18/17

14


7. Bảo quản chứng cứ:

• Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Chứng cứ được bảo quản lâu dài , không để bị mất, thất lạc,
giảm giá trị. Chứng cứ có thể do đương sự, Tòa án, người nào đó lưu giữ.

• Xác nhận trách nhiệm người lưu giữ khi giao nhận chứng cứ phải có biên bản ghi nhận lại. Nếu chứng cứ giao cho người thứ
ba, thẩm phán ra quyết định bằng văn bản và lập biên bản giao cho người đó lưu giữ.

8. Bảo vệ chứng cứ:

• Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ.

4/18/17

15


*Bài tập: ( Đúng hay Sai? Nêu cơ sở pháp lí?)
1. Tòa án không có thẩm quyền thu thập tài liệu,chứng cứ?

=> Sai. Theo K1, Đ 97 BLTTDS 2015: Xác minh, thu thập

chứng cứ

4/18/17

16


*Bài tập: ( Đúng hay Sai? Nêu cơ sở pháp lí?)

2. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự?
=> Nhận định sai

• Theo nguyên tắc tại điều 6 và khoản 7 điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để

chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ hợp lí, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được , có quyền đề nghị tòa án
thu thập tài liệu , chứng cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu VIện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự. Ngoài
ra , theo quy định tại điều 21 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì không có quy định về nghĩa vụ thu thập
chứng cứ thay cho đương sự khi đương sự có yêu cầu

4/18/17

17


CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

II. Chứng minh:
1. Khái niệm:


• Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của các chủ thể tố tụng dân sự nhằm làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.
• Chứng minh gồm hoạt hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra các căn cứ pháp lí để chứng minh cho
yêu cầu của mình là đúng. Chủ thể chứng minh gồm đương sự và các chủ thể khác tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

4/18/17

18


* Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự có ba đặc điểm cơ bản:

- Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu
từ khi khởi kiện cho đến khi vụ án được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Họat động chứng minh là hoạt động sử dụng chứng cứ.
- Chủ thể của hoạt động chứng minh rất đa dạng.

4/18/17

19


* Ý nghĩa:

• Giúp tòa án giải quyết vụ việc một cách công bằng và đúng đắn. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân biết rõ các tình tiết, sự kiện,
diễn biến của vụ việc dân sự cần giải quyết, từ đó đưa ra cách giải quyết hợp lí nhất.

• Đối với đương sự, làm rõ được yêu cầu của mình, bác bỏ yêu cầu của đương sự khác nhằm thuyết phục Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp.


4/18/17

20


2. Chủ thể chứng minh:

- Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự gồm đương sự, ngưòi đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác và Tòa án. Trong đó, đương sự có vai trò chủ yếu để chứng minh cho yêu cầu
hay phản đối yêu cầu của mình theo trình tự thủ tục quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

4/18/17

21


2. Chủ thể chứng minh:
2.1. Đương sự:
- BLTTDS đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đương sự vì bản thân đương sự là người trong quan hệ phát sinh tranh chấp, hơn ai hết họ
là người hiểu rõ nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, nội dung vụ án, họ cũng là người đưa ra yêu cầu do vậy họ phải cung cấp
chứng cứ cho tòa án. Ngoài ra vì sự thật là cơ sở yêu cầu và đề nghị của các bên nên các bên sẽ quan tâm, bằng mọi cách tìm ra chứng cứ để
khẳng định nó.

4/18/17

22


2. Chủ thể chứng minh:
2.1. Đương sự:


- Trong các vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể đầu tiên đươc nhắc tới có nghĩa vụ chứng minh.
* Đ91 BLTTDS 2015: Nghĩa vụ chứng minh:

4/18/17

23


2. Chủ thể chứng minh:
2.1. Đương sự:

 Mỗi một bên đương sự khi tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả tình tiết sự kiện của sự việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra

các yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác. Khi nguyên đơn đưa ra yêu cầu bằng cách khởi kiện thì họ có nghĩa vụ chứng minh
cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, bị đơn đưa ra yêu cầu bác bỏ ý kiến của nguyên đơn thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho
việc bác bỏ đó là có căn cứ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa ra yêu cầu cũng phải chứng minh… nguyên tắc này thống
nhất với nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự, quyền và lợi ích của họ phải do chính họ quyết định.

Ngoài các đương sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác cũng phải chứng minh.

4/18/17

24


2. Chủ thể chứng minh:
2.1. Đương sự:


 Khoản 3, điều 91 BLTTDS 2015: “3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho
việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”

4/18/17

25


×