Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn Dành Cho Sinh Viên Nghành Ô Tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 29 trang )

GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải
Lời Mở Đầu

Mặc dù đã trải qua quá trình học tập trên lý thuyết về cơ khí ô tô đại cương cùng với
một số môn học khác như: vật lý, hoá đại cương, cơ học để hiểu rõ về ngành cơ khí ô
tô. Nhưng những kiến thức đó cũng chỉ là sự hiều biết một cách tương đối vì chưa thực
sự tiếp xúc với thực tế, chưa thực hành. Nay nhờ nhà trường đã tạo điều kiện thực tập,
em có điều kiện tiếp xúc và thực hành, nhờ đó có điều kiện hiểu thêm về ngành cơ khí
ô tô, giúp em có thêm tư duy, kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Qua thời gian thực tập
tại xưởng, tuy không phải là dài nhưng đủ để em có thời gian tìm hiểu, suy nghĩ và đúc
kết cho mình những kiến thức kinh nghiệm thực tế. Trong thời gian thực hành tại
xưởng, mỗi khi thực hành một vấn đề nào đó em đều cố gắng tìm mối liên hệ với lí
thuyết môn học đó đã học tại lớp, cố gắng gắn lý thuyết với thực hành thành một khối
thống nhất.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Sỹ Châu đã hướng dẫn em hoàn thành khóa
học thực tập chuyên môn trong học kì vừa qua.
Tp.HỒ CHÍ MINH ngày 14 tháng 07 năm 2015
Sinh viên thực hiên:
Hoàng Văn Hải

1

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải
Nội Dung Báo Cáo Thực Tập



Phần I : Quy Trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Phanh Khí Nén
Phần II : Quy Trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Phanh Thủy Lực
Phần III : Động Cơ Diesel
Phần IV : Động Cơ Xăng

2

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

Phần I : Quy Trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Phanh Khí Nén
I. Giới thiệu chung về hệ thống phanh khí nén
1. Giới thiệu
- Hệ thống phanh khí nén là hệ thống phanh sử dụng trên các xe tải lớn và ô tô chở
khách. Hệ thống phanh khí nén bao gồm cơ cấu phanh và dẫn động phanh hoạt động
nhờ áp lực của khí nén để điều khiển hệ thống phanh theo yêu cầu của người lái và
đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường
- Điều kiện của hệ thống phanh luôn chịu áp lực của khí nén và nhiệt độ cao của bề
mặt ma sát nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành khiểm tra,sửa chữa
thường xuyên để đảm bảo yêu cầu về kỷ thuật và an toàn tính mạng của con người.
2. Nhiệm vụ
- Hệ thống phanh khí nén dùng dòng khí áp lục cao và phân phối tới các bầu phanh để
thực hiện quá trình phanh xe
3. Yêu cầu
Áp suất khí nén ổn định ( 0,6 – 0,8 Mpa ) và tạo được áp lực lớn

Phân phối khí nén nhanh và phù hợp với tải trọng của mỗi bánh xe
Điều khiển nhẹ nhàng và êm dịu
Cấu tạo đơn giản và có độ bền cao
4. Ưu,nhược điểm của hệ thống phanh khí nén
a. Ưu điểm:
Lực đạp phanh nhẹ nhàng, dễ điều khiển, không cần bổ trợ lực phanh
Hiệu quả và lực tác dụng phanh cao, nên được sử dụng trên các xe tải trung bình và
lớn
b. Nhược điểm:
Cấu tạo các bộ phận lớn, có độ nhạy thấp hơn phanh thủy lực
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh khí nén
1.Cấu tạo
Phanh khí sử dụng năng lượng của khí nén để tiến hành phanh, người lái không cần
mất nhiều lực để điều khiển phanh mà chỉ cần thắng lực lò xo ở van chân phân phối để
điều khiển việc cung cấp khí nén hoặc làm thoát khí ở bộ phận làm việc.

3

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

+ máy nén khí, van áp suất và các bình chứa khí: là bộ phận cung cấp nguồn khí nén
có áp suất cao để hệ thống hoạt động
+ van phân phối : là cơ cấu phân phối khí đến các bầu phanh để tạo áp lực tác dụng
lên cam ép thực hiện phanh các bánh xe
+ bầu phanh: thực chất là là một piston xilanh khí nén , nó là cơ cấu chấp hành biến

áo suất khí nén thành lực cơ học tác dụng lên cam ép để thực hiện quá trình phanh.

 Sơ đồ phanh khí nén

4

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

1.Bàn đạp phanh.

2. Van điều khiển.

3. Đồng hồ áp suất.

4. Bình chứa khí nén.

5.Bơm khí nén.

6.Van phân phối.

7. Bầu phanh.

8. Phanh.

III. Quy trình tháo lăp và sửa chữa hệ thống phanh khí nén

1. Quy trình tháo
- Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc
+ Bộ dụng cụ tháo lắp hệ thống phanh
+ Bàn tháo lắp
- Làm sạch bên ngoài bộ phận
+ dùng giẻ lau sạch bề ngoài các bộ phận
- Tháo rời cơ cấu phanh
+ tháo lò xo guốc phanh
+ tháo chốt lệch tâm và guốc phanh
+ tháo cụm trục cam tác động
- Tháo rời tổng van điều khiển
+ tháo các bu lông hãm
+ tháo piston, van và lò xo
+ tháo công tắc đèn báo phanh
- Tháo rời bầu phanh xe
+ tháo các bu lông hãm
+ tháo hàng cao su và lò xo
- Tháo rời má phanh
+ khoan các đinh tán
5

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

+ tháo má phanh
- Làm sạch các chi tiết và kiểm tra

+ dùng giẻ lau và dung dịch làm sạch các chi tiết.
2. Quy trình lắp
- Ngược lại với quy trình tháo( sau khi sữa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng )
- Thay dầu đúng loại và tra mỡ các chốt, cam lệch tâm, cụm trục cam tác động
- Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng
- Điều chỉnh khe hở của má phanh.
3. Các hư hỏng và sữa chữa phanh khí nén
a. Khí nén không tiếp được hoặc tiếp chậm vào các bình chứa của hệ thống khí nén
- Nguyên nhân là do bị rò khí cụ thể là:
+ Hỏng ống mềm hoặc ống dẫn.trường hợp này ta thay thế các ống bị hỏng
+ Hỏng mối bắt chặt chổ các ống dẫn, các đầu nối ống, thay thế các chi tiết hỏng ở mối
nối và bịt kín.
+ Bình chứa khí bị hở. ta phải tiến hành thay bình chứa để đảm bảo an toàn.
b. Phanh yếu
- Guốc phanh bị dính dầu sẽ làm giảm hệ số ma sát của trống phanh và guốc phanh
giảm hiệu quả phanh.
+ Lấy guốc phanh ra ngâm vào xăng 25-35 phút, đánh sạch bề mặt làm việc của guốc
phanh bằng chải thép,các bộ phận khác phải rữa bằng dầu lữa
c. Guốc phanh
- Hư hỏng chính của guốc phanh chủ yếu là : vênh, nứt và mòn
- Kiểm tra : dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật, dùng kính
phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài guốc phanh.
- Sữa chữa
+ Guốc phanh vị mòn lỗ lắp chốt lệch tâm và nứt coa thể hàn đắp gia công lại
+ Chốt và cam lệch tâm mòn có thể đắp và sau đó gia công lại kích thước ban đầu
+ Lò xo gãy phải thay đúng loại
d. Má phanh
- Hư hỏng má phanh : nứt , mòn bề mặt tiếp trống phanh

6


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

- Kiểm tra: dùng thước cặp đo độ mòn của má phanh ( độ mòn không nhỏ hơn chiều
cao đinh tán 2 mm ), dùng bột màu bôi lên tang trống và rà bề mặt tiếp xú c má phanh
với tang trống phanh, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt.
- Sữa chữa
+Má phanh mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, má phanh bị nứt và mòn nhiều
phải thay mới.
+ các đinh tán đứt, lỏng phải thay thế

a) Kiểm tra má phanh mòn

b) Kiểm tra diện tích tiếp xúc của má phanh

e. Mâm phanh và tang trống
- Hư hỏng và kiểm tra:
+ Hư hỏng của mâm phanh và tang trống : mòn, nứt tang trống và vênh nứt mâm
phanh
+ Kiểm tra: dùng thước cặp và đồng hồ đo độ mòn , vênh của mâm phanh và tang
trống so với tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Sữa chữa
+ tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải thay thế
+ mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đoa sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết vênh.
IV. Điều chỉnh cơ cấu phanh

1. Kiểm tra khe hở má phanh
- Kê kích bánh xe
- Đo khe hở má phanh qua lỗ trên tang trống và so với tiêu chuẩn cho phép
- Đạp phanh , đo hành trình bàn đạp phanh và đo hành trình dịch chuyển của cần đẩy
bầu phanh bánh xe.
7

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

2. Điều chỉnh
- Xoay chốt lệch tâm và cam lệch tâm của guốc phanh cho đến khi đạt khe hở phía
dưới và phía trên giữa má phanh và tang trống đúng yêu cầu kỹ thuật
- Xoay trục điều chỉnh trục cam tác động : kích nâng bánh xe, đạp phanh( hành trình
12-22 mm) và xoay trục điều chỉnh sao cho cơ cấu phanh hãm cứng bánh xe không
quay. Sau đó xoay trục điều chỉnh ngược lại ,sao cho bánh xe quay được nhẹ nhàng và
dừng lại để đo khoảng dịch chuyển của cần đẩy bầu phanh tương ứng (từ 20- 40 mm)

Điều chỉnh khe hở guốc phanh
Phần II : Quy Trình Bảo Dưỡng Sửa Chữa Phanh Thủy Lực
I. Giới thiệu chung về hệ thống phanh thủy lực

II. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh thủy lực
1/ Nhiệm vụ:
8


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

-Hệ thống phanh ô tô dùng để điều khiển giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu của
người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường.
2/ Yêu cầu:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao, êm và dừng xe trong khoảng thời gian ngắn và an toàn.
- Đảm bảo hạn chế hiện tượng trượt lết của các bánh xe khi phanh.
- Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện.
- Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh nhẹ nhàng, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.
3/ Phân loại:
a) Theo cấu tạo dẫn động phanh (đặc điểm truyền lực) :
- Phanh cơ khí.
- Phanh thủy lực (phanh dầu).
- Phanh khí nén (phanh hơi).
b) Theo cấu tạo cơ cấu phanh :
- Phanh tang trống.
- Phanh đĩa.
- Phanh đai.
c) Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển gồm có:
- Hệ thống phanh không có trợ lực
- Hệ thống phanh có trợ lực
III. Cấu tạo và hoạt đông của hệ thống phanh thủy lực
1/ Cấu tạo hệ thống phanh thủy lực:

9


Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống phanh thủy lực.
1-Xi lanh bánh xe, 2-Ống dẫn dầu, 3-Lò xo hồi vị, 4-Má phanh, 5-Guốc phanh, 6Bàn đạp, 7-Ty đẩy, 8-Xi lanh chính, 9-Piston, 10-Mâm phanh.
a) Phần dẫn động phanh bao gồm:
- Bàn đạp phanh (6) dẫn động ty đẩy (7) và lò xo hồi vị (3).
- Xi lanh chính (8) có bình chứa dầu phanh, bên trong có lắp lò xo, pít tông (9).
- Xi lanh phanh bánh xe (1) lắp trên mâm phanh, bên trong có lò xo, pít tông.
b) Cơ cấu phanh bánh xe bao gồm:
- Mâm phanh (10) được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh có lắp xi lanh bánh
xe .
- Guốc phanh (5) và má phanh (4) được lắp trên mâm phanh nh ờ hai chốt lệch tâm, lò
xo hồi vị (3) luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. Ngoài ra còn có các cam
lệch tâm hoặc chốt điều chỉnh.
2/ Nguyên lý hoạt độngcủa hệ thống phanh thủy lực:
a) Trạng thái phanh xe:
- Khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy làm cho pít tông chuy ển động
nén lò xo và đầu trong xi lanh chính làm tăng áp suất dầu, và đẩy dầu trong xi lanh
chính đến các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe. Dầu trong xi lanh bánh xe đẩy
các pít tông và guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm
cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu
người lái.
b) Trạng thái thôi phanh:
- Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong h ệ th ống phanh gi ảm

nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo các guốc phanh, má phanh rời khỏi tang trống, lò xo guốc
phanh hồi vị kéo hai pít tông của xi lanh bánh xe về gần nhau, đẩy dầu hồi theo ống
trở về xi lanh chính và bình dầu.
- Khi cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, tiến hành điều chỉnh xoay
hai chốt lệch tâm của hai guốc phanh và hai cam lệch tâm trên mâm phanh.
IV. Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống phanh.

10

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

- Ở đây ta chỉ tìm hiểu về hệ thống phanh thủy lực, trợ lực chân không, trên các xe bán
tải, hoặc xe tải dưới 8 tấn.
1. Cơ cấu phanh
- Mòn các cơ cấu phanh: mòn không đều giữa các cơ cấu phanh làm giảm hiệu quả
phanh,làm ô tô bị lệch hướng khó duy trì theo hướng mình mong muốn.
- Mất ma sát trong cơ cấu phanh: các cơ cấu phanh thường dùng ma sát khô, vì vậy
nếu bề mặt ma sát bị dính dầu hay bị dính nước thì hệ số ma sát giữa má phanh và
tang trống giảm, từ đó làm giảm hiệu quả phanh.
- Bó kẹt cơ cấu phanh: Sự bó kẹt cơ cấu phanh sẽ gây mài mòn không theo quy luật,
phá hỏng các chi tiết của cơ cấu, và đồng thời làm mất khả năng chuyển động của ôtô
ở tốc độ cao.
2. Dẫn động điều khiển phanh.
- Khu vực xy lanh phanh chính:
+ Thiếu dầu phanh

+ Dầu phanh lẫn nước
+ Rò rỉ phanh dầu ra ngoài, rò rỉ phanh qua các van, joang, phớt bao kín
+ Bề mặt piston bị cào xước, rỗ bề mặt.
- Đường ống dẫn dầu bằng kim loại hay bằng cao su:
+ Tắc bên trong, bẹp bên ngoài đường ống dẫn
+ Thủng hay nứt, rò rỉ dầu tại các chỗ nối.
- Khu vực các xy lanh bánh xe:
+ Rò rỉ phanh dầu ra ngoài, rò rỉ phanh qua các van, joang, phớt bao kín
+ Xước hay rỗ bề mặt xylanh.
- Hư hỏng trong cụm trợ lực:
+ Van điều khiển trợ lực: mòn, nát các bề mặt van, sai lệch vị trí, không kín khít
+ Các xy lanh trợ lực: sai lệch vị trí, không kín khít, rò rỉ....
+ Các cơ cấu bộ phận liên kết giữa phần trợ lực và phần dẫn động điều khiển gây nên
sai lệch hay phá hỏng mối tương quan giữa các bộ phận với nhau.
V. Cách khắc phục và sữa chữa.
- Tùy theo cơ sở vật chất nơi sửa và theo yêu cầu của người di sửa chúng ta sẽ có
nhiều phương án sửa khác nhau. Đối với:
1. Cơ cấu phanh khi xe bị:
- Mòn các cơ cấu phanh: ta có thể thay mới hoặc ta tháo ra và mài nhẵn cho 2 bên má
phanh bằng nhau giúp cho khi phanh lực phanh 2 bên bằng nhau.
- Mất ma sát trong cơ cấu phanh: ta tháo ra lau khô và kiểm tra coi đường ống dẫn dầu
có bị bể không.
11

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải


- Bó kẹt cơ cấu phanh: ta phải tháo ra vệ sinh các chi tiết trong cơ cấu phanh và kiểm
tra tính đàn hồi của cơ cấu trả má phanh về.
2. Dẫn động điều khiển phanh khi xe bị:
- Khu vực xy lanh phanh chính:
+ Thiếu dầu phanh: ta tiến hành kiểm tra bình chứa dầu có còn đủ không rồi sau đó
kiểm tra đường ống dẫn dầu coi có bị xì hay bị kẹt ở đâu không .
+ Dầu phanh lẫn nước: ta cần xả hết dầu trong đường ống ra và thay thế dầu mới vào.
Sau đó kiểm tra nguyên nhân của việc dầu bị lẫn nước.
- Đường ống dẫn dầu bằng kim loại hay bằng cao su: khi bị rò rỉ thì cần mua mới về
thay thế.
- Khu vực các xy lanh bánh xe: nếu thấy bị xì dầu ra ngoài thì ta thay thế các joang,
phớt bao kín và dùng giấp nhám mài mịn lại xylanh.
VI. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh thủy lực
1. Kiểm tra mức dầu phanh.
- Kiểm tra mức dàu trong bình chứa dầu, nếu mức dầu nằm trong khoảng Max và Min
thì được, còn nằm dưới mức Min thì kiểm tra xem có rò rỉ hay không.
- Xả xilanh chính: tháo rời xy lanh chính, dùng một cây vít cạnh đóng vai trò như một
cây ty. dùng tay nhấn mạnh vào đồng thời bịt đường dầu ra, làm thao tác như vậy 4
đến 5 lần rồi kiểm tra lại.
- Xả gió đường dầu phanh: công đoạn này cần phải có 2 người, một người thực hiện
thao tác nhồi và giữ( dùng chân đạp bàn đạp phanh liên tục đến một áp suất nhất định
và giữ bàn đạp phanh lại,người còn lại dùng khóa 8 để xả gió( khi người thứ nhất giữ
bàn đạp phanh thì người thứ 2 xả gió và xả xong khóa lại liền và người thứ nhất tiếp
tục thao tác nhồi và giữ) công việc lặp đi lặp lại đến khi xả hết gió.

12

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn



GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

2. Kiểm tra bàn đạp phanh
a. Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh khi chưa phanh: 12 -13 cm(tính từ mặt sàn).
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp phanh : 4-7 mm.
- Khoảng cách từ bàn đạp phanh tới sàn xe khi tác dụng lực 50kg phải nằm trong
khoảng 40-60 mm.
- Đạp phanh phải trơn tru và bàn đạp phải trở lại vị trí ban đầu khi nhấc chân ra.
b. Thao tác kiểm tra
- Đạp nhẹ bàn đạp phanh tới khi có lực cản =>hành trình tự do.
- Đạp bàn đạp phanh với lực 50kg tới điểm dừng =>khoảng cách từ bàn đạp đến sàn
xe.
- Lưu ý: hành trình tự do bàn đạp phanh nếu quá lớn sẽ làm trể tác động của việc đạp
phanh, giảm hiệu quả phanh.
+ Ngược lại nếu quá nhỏ sẻ khó điều khiển phanh chính xác và dễ dẫn tới bó cứng
bánh xe khi phanh đột ngột.
3. Kiểm tra độ dày má phanh:
- độ dày tiêu chuẩn :11 mm : độ dày nhỏ nhất :1mm.

13

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu


SVTH: Hoàng Văn Hải

- Chỉ báo mòn phanh : khi má đĩa bị mòn và cần thay thế, cái chỉ báo mòn má phanh
đĩa sẽ phát ra tiếng rít để báo cho người lái xe biết lúc này phải kiểm tra và thay thế má
phanh để đảm bảo hiệu quả phanh. Sự cảnh báo sẻ diễn ra khi độ dày thực của má
phanh còn khoảng 2,5 mm.

4. Kiểm tra độ đảo của đĩa phanh.
- Dùng đồng hồ so,đo độ đảo của đĩa cách mép ngoài khoảng 10 mm
- Độ đảo phanh đĩa lớn nhất là 0,05 mm,nếu độ đảo lớn hơn hoặc bằng giá trị lớn nhất
thì tiền hành kiểm tra vòng bi và mayơ, sau đó điều chỉnh lại độ rơ.
5. Công tác lắp ráp và những điểm cần lưu ý:
- Trình tự lắp ngược lại với trình tự tháo:những chi tiết tháo trước thì lắp sau và ngược
lại.

14

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

- Khi chúng ta lắp xong cụm đĩa phanh, má phanh vào thì cần kiểm tra lại độ nhạy,hiệu
quả phanh bằng cách: cần dùng 2 người một người đạp phanh và người còn lại dùng
thanh sắt hoặc thanh típ luồn vào may ơ (chổ 5 vít để lắp bánh xe) quay xem hiệu quả
phanh nếu không đạt cần kiểm tra lại…
- Sau khi lắp cụm phanh trên thì chúng ta lắp bánh xe.
Phần III : Động Cơ Diesel

I. Yêu cầu:
- Tháo dỡ động cơ diesel là một giai đoạn quan trọng của quy trình sửa chữa nếu tháo
không cẩn thận hoặc sai chu trình tháo sẽ gây ra biên dạng làm hư hỏng chi tiết.
- Đọc hồ sơ kỹ thuật, nghiên cứu bản vẽ kết cấu động cơ nắm vững kết cấu riêng của
máy.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị tháo và phải dúng chủng loại.
- Thiết bị nâng hạ vận chuyển phải đảm bảo an toàn.
- Để tránh nhầm lẫn khi tháo lắp cần phải kiểm tra dấu, các dấu máy bị mất thì phải
đánh dấu lại.
- Vệ sinh phần ngoài sạch sẽ.
II. Cách tiến hành:
- Trước khi tháo phải đánh dấu các bu-lông.
- Khi tháo phải theo nguyên tác đường chéo và đối xứng.
1. Thứ tự các nguyên công tháo động cơ:
a. Tháo thiết bị kiểm tra đường ống
b. Tháo các thiết bị treo trên động cơ
15

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

- Các bu lông cần được tháo theo thứ tự đường chéo và nới lỏng từ từ để tránh làm
biến dạng. Tháo các đướng ống khí xả, tháo bơm dầu và nước tháo dây dai hoặc bánh
răng truyền động giữa các bơm, tháo lọc dầu.
C. Tháo nắp quy lát:
- Nới lỏng các bu lông từ từ và theo nguyên tác đướng chéo, nâng hạ nắp xilanh từ từ

để tránh biến dạng bề mặt lắp ghép.
d. Tháo nhóm piston-thanh truyền:
- Khi tháo piston –thanh truyền cần chú ý đến dấu của chúng. Và số thứ tự để lắp ráp
đúng vị trí và thuận tiện.
- Tháo rời các bu-lông ở lắp dưới của thanh truyền sau đó gỡ lắp dưới thanh truyền ra.
Sau đó dùng tay đẩy piston ra và nhấc ra ngoài.
e. Tháo xilanh:
- Phải xả hết nước làm mát, đánh dấu thứ tự vị trí các xilanh. Tháo các gioang làm kín

lắp trên thân xilanh ra ngoài.
- Chú ý: trước khi tháo rời xilanh, cần phải xem lại dấu để xác định vị trí của xilanh
trong block. Nếu như mất dấu thì nhất thiết phải làm lại dấu trước khi tháo ra để tránh
đến những khó khăn trong quá trình lắp lại vì có thể khi lắp xong các đường ống dẫn
dầu bôi trơn ở trong xilanh và trong thân máy không trùng nhau.

16

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

f. Tháo thân động cơ:
Thân động cơ

Trục khuỷu
g.Tháo trục khuỷu:
- Các lỗ dầu bôi trơn trên trục cơ phải dùng mỡ bò tít lại, trước khi tháo cần kiểm tra:

- Khe hở dọc trục
- Kiểm tra khe hở dầu bạc trục.

17

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

Vị trí căn chỉnh thời điểm phun
nhiên liệu áy
- Kiểm tra độ đồng tâm.
- Trong động cơ diesel việc điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu vào đượng cơ cho các
máy được thực hiện bằng cách ta quay bơm cáo áp. Nếu ta quay bơm cao áp cùng với
chiếu quay kim đồng hồ là thời gian sớm. Ta quay ngược chiều kim đồng hồ bơm cao
áp là thời gian phun nhiên liệu trễ. Các dấu căn chỉnh được đánh dấu trên bánh đà
động cơ.

Các bánh răng dẫn
động bơm, trục cam,...

18

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu


SVTH: Hoàng Văn Hải

- Các trục cam và các bơm được dẫn động bằng một bộ bánh răng ăn khớp với nhau và
ăn khớp theo dấu chấm nhỏ đã được đánh dấu trên các bánh răng để đảm bảo cho động
cơ hoạt động một cách chính xác.
III. Quy trình lắp ráp động cơ Diesel:
1. Lắp các con đội vào thân máy
2. Lắp trục khuỷu

3.

4.

5.
6.
7.
8.
9.
-

- Thay mới phớt đuôi và đầu trục khuỷu.
- Làm sạch thân máy và thông rữa kỹ càng các lỗ nhớt và mạch dầu bôi trơn.
- Dùng dụng cụ thông và rửa sạch các lổ nhớt trục khuỷu.
- Lật ngữa thân máy, làm sạch các ổ đỡ và lắp các bạc lót cổ trục chính vào đúng vị trí
của nó. Đặt trục khuỷu vào thân máy.
- Nhỏ nhớt các cổ trục chính.
- Lắp 2 nửa miếng bạc chặn vào thân máy.
- Lắp các nắp cổ trục chính, trên các nắp cổ trục chính có biểu thị chiều lắp, vị trí lắp.
- Dùng dụng cụ xiết đều các bu lông, xiết theo thứ tự từ trong ra ngoài. Momen quay

không lớn hơn 6,5 – 7 Nm.
- Lắp bánh đà vào trục khuỷu và xiết các bu lông đúng momen xiết.
Lắp trục piston và xéc măng
- Lắp trục piston vào đầu nhỏ thanh truyền và lổ trục piston. Khi lắp cần chú ý dấu lắp
ráp trên đầu piston và thanh truyền phải ở cùng 1 phía.
- Lắp xéc – măng dầu vào rãnh piston.
- Dùng kiềm chuyên dụng lắp 2 xéc – măng khí vào rãnh của nó. Khi lắp thì phần chữ
và phần số phải quay lên trên. Xéc măng thứ nhất gõ có tiếng vang trong hơn xéc –
măng thứ 2.
Lắp piston thanh truyền va xi lanh
- Lắp các bạc lót thanh truyền vào đúng vị trí của nó và chú ý lỗ dầu bên hông thanh
truyền
- Quay chốt khuỷu của xi lanh 1 xuống điểm chết dưới.
- Dùng ống bóp đưa cụm piston, thanh truyền 1 vào xi lanh. Chú ý dấu lắp ráp trên
đỉnh phải hướng về phía trước động cơ (puli).
- Lắp nắp đầu to thanh truyền theo đúng dấu.
- Xiết các bu long đều và đúng momen
- Tương tự như trên, lắp các piston còn lại.
Lắp trục cam
Lắp bơm nhiên liệu và lọc thô
Lắp các te
Lắp ráp các bánh răng dẫn động Bơm, trục cam và các bánh răng trung gian
- Chú ý lắp đúng các dấu đánh trên các bánh răng và lắp chúng ăn khớp đúng với nhau
Lắp nắp máy
Thay các phốt guide xupap.
19

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn



GVHD: Nguyễn Sỹ Châu
-

SVTH: Hoàng Văn Hải

Dùng cảo lắp xupap và các chi tiết liên quan vào thân máy. Lấy búa gõ nhẹ vào đuôi
xupap để ổn định vị trí móng hãm.
Lắp dàn cò mổ.
Lắp các đũa đẩy.
Lắp gioang nắp máy mới và đặt nó đúng vị trí trên thân máy.
Đặt nắp máy lên thân máy. Xiết ốc theo thứ tự từ trong ra ngoài và đúng momen.
Lắp các kim phun và nắp máy.
Phần IV : Động Cơ Xăng
I. Yêu cầu
- Lựa chọn dụng cụ đúng và sử dụng thành thạo.
- Không được tháo rã động cơ khi còn nóng.
- Khi tháo, nới lỏng đều và tháo từ ngoài vào trong.
- Sắp xếp các chi tiết thứ tự và đặt để đúng chỗ.
- Chỗ làm việc phải sạch sẽ và ngăn nắp.
II. Tháo nắp máy và cơ cấu phân phối khí
Phương pháp này được áp dụng cho các động cơ 4A-F, 4A-FE, 5A-FE, 3S-FE, 3S-GE,
3A và một số
động cơ khác có cơ cấu phân phối khí truyền động bằng đai răng.
Tách các chi tiết và các bộ phận có liên quan đến công việc.
1. Tháo các dây cao áp ra khỏi nắp máy.
2. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và các bộ phận liên
quan đến
khoảng không gian phía trước động cơ.
3. Tháo nắp đậy mặt trước trục cam.
4. Tháo các nắp đậy mặt trước cơ cấu truyền động dây đai cam.


20

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

5. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho rãnh khuyết trên pu li trùng với điểm 0
trên nắp đậy mặt trước của trục khuỷu.
6. Kiểm tra dấu của bánh răng cam. Nếu cần thiết thì chúng ta có thể đánh dấu trên dây
đai để khi lắp lại công việc được thuận lợi hơn.

7. Nới lỏng bánh căng đai, dùng tuốc nơ vít bẩy bánh căng đai theo chiều nới lỏng dây
đai và xiết chặt bánh căng đai.
8. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.
9. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục cam và tách bánh cam ra khỏi trục
cam nếu như thấy cần thiết. Ví dụ như thay phốt chận dầu ở đầu trục cam.
10. Dùng dụng cụ đặc biệt tháo đai ốc đầu trục khuỷu.

11. Dùng cảo tháo pu li dẫn động đầu trục khuỷu và tháo nắp đậy mặt dưới.
12. Tháo miếng chận đai cam và lấy dây đai cam ra ngoài.

21

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn



GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

13. Tháo bánh căng đai và thay mới.
14. Dùng tuốc nơ vít xeo bánh dẫn động đai ở đầu trục khuỷu ra ngoài. Trong quá trình
tháo cần chú ý tránh làm hư hỏng các chi tiết có liên quan.

15. Tháo bộ chia điện ra khỏi nắp máy.
16. Gá đỡ động cơ cẩn thận, tháo giá đỡ động cơ ở đầu trục khuỷu và các bộ phận liên
quan đến
khoảng không gian phía trước động cơ.
17. Tháo nắp đậy trục cam ở trên nắp máy.

22

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

18. Tháo nắp bảo vệ ở trên ống góp thải. Tháo giá đỡ ống góp thải và tách ống góp thải
ra khỏi động cơ.

19. Tháo các chi tiết liên quan đến đường ống nạp và tháo đường ống nạp.
20. Quay trục cam nạp sao cho các cam đội xú pap ở vò trí là ít nhất. Nới lỏng đều các
nắp cổ trục cam từ ngoài vào trong, lấy các nắp cổ trục cam và trục cam hút ra ngoài.
21. Xoay trục cam thải sao cho các cam đội các xú pap ở vò trí bé nhất. Tương tự như

trên, lấy các nắp cổ trục cam thải và trục cam thải ra ngoài.

23

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

22. Tháo các vít lắp ghép giữa nắp máy và thân máy. Theo nguyên tắc nới lỏng đều từ
ngoài vào trong và tách nắp máy ra khỏi thân máy.

23. Lấy các con đội và các miếng shim . Sắp xếp chúng có thứ tự, tránh lẫn lộn.
24. Dùng cảo tháo các xú pap, lò xo, móng hãm, đế chận ra ngoài.

24

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


GVHD: Nguyễn Sỹ Châu

SVTH: Hoàng Văn Hải

25. Lấy các phốt xú pap ở trên đầu ống kềm xú pap.

26. Làm sạch bề mặt thân máy, các bề mặt nắp máy và ống kềm xú pap.


25

Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn


×