Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHỦ đề QUANG hợp ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.98 KB, 11 trang )

Tiết 7+8+ 9 +10: CHỦ ĐỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Ngày soạn : 14/10/2015
Ngày giảng :
Tiết 7 : 23/10/2015 (Hoạt động 1)
Tiết 8 : 23/10/2015 (Hoạt động 2)
Tiết 9 : 19/10/2015 (Hoạt động 3)
Tiết 10 : 20/10/2015(Hoạt động 3)
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề.
Chuyên đề này gồm các bài trong chương I, phần 4 sinh học cơ thể - Sinh học 11
THPT
- Bài 8 : Quang hợp ở thực vật
- Bài 9 : Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM
- Bài 10 : Các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp
-Bài 11 :Quang hợp với năng suất cây trồng
-Bài 12 : Thực hành chiết xuất diệp lục và carotennoit
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
I Đại cương về quá trình quang hợp
1. Khái niệm quang hợp
2. vai trò của quang hợp
3. Lá là cơ quan quang hợp
3.1 Hình thái giải phẫu của lá
3.2. Lục lạp là bào quan quang hợp
3.3 Thí nghiệm chiết rút diệp lục và carotenoit và các hệ sắc tố
III . Bản chất quang hợp ở các nhóm thực vật
1. Bản chất của pha sáng
2. Pha tối ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
2.1 Pha tối ở thực vật C3
2.2 Pha tối ở thực vật C4 và CAM
IV Quang hợp với năng suất cây trồng
1. Các yếu tố quyết định tới năng suất cây trồng


2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quang hợp
2.1 Ảnh hưởng của CO2 ,
2.2 Ảnh hưởng của nước và các nguyên tố khoáng
2.3. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 4 tiết
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ


1. Mục tiêu chuyên đề
Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit.
- Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp.
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: sản phẩm, nguyên liệu,
nơi xảy ra.
- Phân biệt được các con đường cố định CO 2 trong pha tối ở các nhóm thực vật C 3,
C4 và CAM
- Giải thích được phản ứng thích nghi của nhóm thực vật C 4 và CAM đối với môi
trường sống ở vùng nhiệt đới và hoang mạc
- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang
hợp.
- Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
- Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp.
- Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp.
- Trình bày được vai trò quyết định của quang hợp đối với năng suất cây trồng.

- Nêu được các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng thông qua sự điều tiết
cường độ quang hợp.
1.2. Kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng sau:
- Kĩ năng học tập: tự học; tự nghiên cứu; hợp tác; giao tiếp
- Kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát; định nghĩa; phân loại
-Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước nhóm, trước tổ, hợp tác trong thực
hành
- Kĩ năng quản lí thời gian ,đảm nhận trách nhiệm trong khi tiến hành thí
nghiệm .
1.3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây.. không vứt rác bừa bãi, bẻ cành hái
hoa, chặt cây….
- Biết cách chăm sóc cây trồng để có thể thu hoạch được năng suất cao , trồng
cây đúng thời vụ....
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
1.4.1. Năng lực chung
- NL tự học
HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
+ Phân biệt được quang hợp ở thực vật C3,C4 CAM, phân biệt được pha sáng và
pha tối về nguyên liệu và sản phẩm.


+ Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, các yếu tố ảnh hưởng
tới quá trình quang hợp .
+Biết cách làm thí nghiệm và chiết xuất diệp lục và carotennoit , phân biệt được
2 loại sắc tố này và vai trò của chúng
+ Đề xuất được giải trồng cây phù hợp với các chế độ chiếu sáng, bón phân hợp
lí để tăng năng suất cây trồng

+ Tích cực trồng cây , gây rừng để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống,
tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, không chặt cây, phá rừng….
- NL giải quyết vấn đề
HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả
lời:
+ Tại sao có thể chiết rút được diệp lục và caorotennoit , những cây có lá màu
đỏ có quang hợp được không , hiệu quả quang hợp có cao không ?
+Tại sao năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào chế độ chăm sóc, chế độ
chiếu sáng…
+ tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường sống và tăng hiệu
quả quang hợp bằng cách nào ?
- NL tự quản lý
+ Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân:...
+ Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
+ Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
- NL giao tiếp
+ Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
- NL hợp tác
+ Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau làm thí nghiệm , báo
cáo
- NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
+ HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về màu sắc lá cây ,
các hiện tượng, các clip hoc sinh tự thực hiện về phần quang hợp và một số biện pháp
trồng cây, hình ảnh pha rừng, bảo vệ rừng….
- NL sử dụng ngôn ngữ
+ Sử dụng thông tin khoa học hợp lí, các thuật ngữ Sinh học một cách chính
xác.
- NL tính toán
+ Thành thạo các phép tính, sử dụng phương pháp thông kê.
1.4.2. Các năng lực chuyên biệt

-Quan sát: Quan sát màu sắc lá cây và sản phẩm quá trình quang hợp… ảnh


hưởng của môi trường đến quá trình quang hợp ….
-Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: 2 nhóm , nhóm có chứa sắc tố màu xanh và
nhóm có chứa sắc tố màu đỏ ( vang, cam ) hoặc nếu phân chia theo nhóm cây thì chia 3
loại cây, TV C3, C4 và CAM về hình thái giải phẫu …..
- Đưa ra các tiên đoán, nhận định:
+ màu sắc cây có liên quan gì đến quá trình quang hợp và hiệu suất quang hợp
không
+ Hình thái giải phẫu của cây có phụ thuộc vào chế độ chiếu sáng và có trồng
cây theo chế độ ánh sáng được không ?.
- Hình thành giả thuyết khoa học:
+ Năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là giống,
chế độ chăm sóc và điều kiện sống phù hợp
+ Các cây màu đỏ bao giờ cũng có hiệu suất quang hợp thấp hơn các cây màu
xanh
+ Các nhóm thực vật khác nhau thì hiệu suất quang hợp cũng là khác nhau.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh, hình vẽ
- Phiếu học tập
- Thiết kế dự án
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK
- Các phương tiện để thực hiện dự án: Máy ảnh, máy tính, dụng cụ thực hành
chiết xuất carotennoit ở thực vật
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
Mức độ nhận thức
Nội dung

Nhận biết

Nội dung 1
Đại cương
về quá trình
quang hợp

Thông
hiểu

- Nêu được - Phân biệt
PTTQ của được hệ)
qt QH (1a)

Vận dụng
thấp
-Giải thích
được nguồn
gốc của oxi
(1b)
-Giải thích vai
trò của ánh
sáng đối với
quá trình
quang hợp (2)

Vận dụng
cao

Các NL

hướng tới
trong chủ
đề
- KN quan
sát
- KN phân
loại


-Giải thích
được sự khác
nhau giữa cây
C3 và CAM
(8)

Bản chất
quang hợp ở
các nhóm
thực vật

Quang hợp
với năng
suất cây
trồng

-Giải thích
được ảnh
hưởng của
CO2 đến qt
quang hợp (3)

-giải thích
được cơ sở
khoa học của
trồng cây xen
canh , gối vụ
(6)

-Hiểu và nhận
biết được các
cây C3, C4,
CAM và giải
thích được tại
sao cây C$ có
năng suất
sinh học cao
nhất (7)
-dựa vào kiến
thức đã học
giải thích
được hiện
tượng lúa lốp
trong nông
nghiệp (5)

3. Tiến trình tổ chức hoạt động học tập
Khởi động vào chuyên đề
Hoạt động 1: Đại cương về quang hợp
GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
Lấy 3 loại lá cây, lá vàng ( rau lang vàng, lá già ,lá rau rền đỏ, lá rau lang màu xanh
còn non và quả cà chua , củ nghệ và lá thài lài tím ) yêu cầu dự đoán kết quả c của

các mẫu vật khi cho vào nước, vào cồn về màu sắc..?
Gv yêu cầu lớp chia thành 4 nhóm tiến hành 4 thí nghiệm với các mẫu vật và thí
nghiệm đã chuẩn sẵn .
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với 4 mẫu vật
Mẫu vật
Ống chứa nước
Ống chứa cồn
Lá rau lang còn non
Lá rau lang vàng
Lá rau dền
Củ nghệ
Cà chua
Đợi 15 p sẽ có kết quả. GV yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm quang hợp, PTTQ của
quang hợp theo sgk lớp 10
GV nhấn mạnh nhưng ở thực vật có quá trình thoát hơi nước nhờ quang hợp do đó
PTTQ của quang hợp có thể viết lại như thế nào
- Giải thích rõ 2 phương trình quang hợp ở lớp 10 và 11 .
- GV đưa ra củ nghệ, cà chua, bàn , ghế … đây chính là sản phẩm của quang hợp vậy
quang hợp có vai trò gì ?


- GV yêu cầu học sinh mang các lá cây đã chuẩn bị sẵn ở nhà để mang đi làm thí
nghiệm: Lá mít và lá phượng.., một số hình ảnh của lá cây mà học sinh đã chụp được,
yêu cầu học sinh lên bảng trình chiếu thuyết trình các sản phẩm mình đã thu thập được,
trình bày sự khác nhau đó và rút ra về hình thái giải phẫu của lá
- HS:
+ Lá mít có bản lá to nhưng số lượng ít hơn so với phượng -> Mục đích tăng diện tích
tiếp xúc.
- Các hình ảnh trình chiếu thì giải thích cách sắp xếp lá cây, màu sắc lá phù hợp với
khả năng hấp thụ ánh sáng và quang hợp .

Mặt dưới của lá cây nhiều gân -> Cấu tạo giải phẫu của lá cây.
Gv chốt lại kiến thức
GV yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp..
GV yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm đã làm nêu kết quả
HS : …..
Tại sao có sự khác nhau đó ?
Mẫu vật
Ống chứa nước
Ống chứa cồn
Lá rau lang còn non
Không hiện tượng
Có màu xanh
Lá rau lang vàng
Không hiện tượng
Có màu vàng
Lá rau rền
Không hiện tượng
Có màu đỏ đậm
Củ nghệ
Không hiện tượng
Có màu vàng
Cà chua
Không hiện tượng
Có màu đỏ hồng
HS: các lá màu xanh còn non có màu xanh vì chứa nhiều diệp lục
Các lá màu vàng , đỏ chứa nhiều carotennoit , diệp lục bị phân hủy hoặc chứa ít
diệp lục -> màu vàng nhạt
Các củ, quả, có màu đỏ hoặc vàng,…( các màu khác màu xanh )
Các chất này chỉ tan trong cồn vì bản chất của nó là lipit nên nó không tan trong
nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ .

KL: Các cây có màu xanh có hiệu suất quang hợp cao hơn các cây có lá màu đỏ, màu
vàng
- Đánh giá: Sử dụng một số câu hỏi mục công cụ đánh giá.
Nội dung kiến thức GV chốt lại
Khái niệm quang hợp ở cây xanh:
1. Quang hợp là gì ?
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo
ra cacbonhidrat và oxy từ khí và H2O.
- Phương trình tổng quát :
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 +6O2 + 6 H2O
2. Vai trò quang hợp của cây xanh :
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho xây dựng và dược liệu cho y học.
- Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống.
- Điều hòa không khí.
II. Lá là cơ quan quang hợp :
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp :
Hình thái :


- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong
lá đến lục lạp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợ :
- Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng.
- Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp.
- Chất nền là nơi xảy ra các phản ứng tối
3. Hệ sắc tố quang hợp :
- Hệ sắc tố quang hợp gồm :

+ Diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và
NADPH.
+ Các sắc tố phụ : (Carotenoit) hấp thụ và truyề năng lượng cho diệp lục a
- Sơ đồ :
Carotenoit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.
Hoạt động 2 : Bản chất quang hợp ở các nhóm thực vật
1. Bản chất của pha sáng quang hợp
Gv cho học sinh xem flast về pha sáng của quá trình quang hợp và yêu cầu hoàn
thành phiếu học tập .
1 hoàn thành PHT, trả lời câu hỏi:
- Pha sáng diễn ra ở đâu, những biến đổi nào xảy ra trong pha sáng?
- PHT
Khái niệm
Nơi diễn ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
TT2: HS quan sát hình, nghiên cứu SGK → hoàn thành PHT và trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung
Kết luận :
.Pha sáng
- Diễn ra ở tilacoit.
- Nguyên liệu : nước, ánh sáng.
- Sản phẩm: ATP, NADPH và O2.
2. Bản chất của pha tối của quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
Thử dự đoán khi nhai 2 loại lá khác nhau vào 2 thời điểm khác nhau
Lấy 2 lá cải lá buổi sáng và buổi chiều nhai thử có gì khác nhau
Lấy 2 lá dứa , một lá lấy buổi sáng sớm và 1 lá lấy buổi chiều yêu cầu học sinh lau
sạch phấn của lá dứa , yêu cầu nhai, ăn thử có gì khác nhau ?
HS trả lời…

Để làm rõ điều này GV yêu cầu học sinh làm thí nghiệm


TN1 : Lấy 2 lá cải lá buổi sáng và buổi chiều nhai thử -> Nhận xét kết quả ( có mùi vị
giống nhau vì đó là TV C3)
Tn2 : Lấy 2 lá dứa , một lá lấy buổi sáng sớm và 1 lá lấy buổi chiều yêu cầu học sinh
lau sạch phấn của lá dứa, yêu cầu nhai, ăn thử và nhận xét kết quả ? -> tại sao có sự
khác nhau đó ? ( Dứa là TV CAM, sáng nhai lá dứa thấy vị chua vì có nhiều axit malic
cố định CO2), chiều thấy có vị ngọt vì cố định CO2 tạo nhiều hợp chất trung gian)
HS :
Cây rau cải buổi sáng và buổi trưa là như nhau
buổi sáng lá dứa rất chua còn buổi chiều độ chua giảm dần và có vị nghọt
GV : chứng tỏ bản chất của pha tối của thực vật C3 và C4 , CAM là khác nhau .
Tại sao có sự khác nhau đó ?
HS ….
cho học sinh điền vào phiếu học tập dựa trên kiến thức sgk để thấy được sự khác nhau
ở chu trình C3, C4 và CAM về pha tối .
Sự giống nhau ở C3,C4 va CAM.
Pha tối :
- Diễn ra ở chất nền của lục lạp.
- Cần CO2 và sản phẩm của pha sáng ATP và NADPH.
- Sản phẩm : Cacbohidrat
- Pha tối được thực hiện qua chu trình Calvin. Gồm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn cố định CO2.
+ Giai đoạn khử APG.
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Ri-1,5-điP
Khác nhau riêng TV C4 và CAM có thêm chu trình nhỏ, cụ thể…
Thực vật C4 :
- Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, rau dền,
ngô, cao lương, kê…

- Gồm chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C4)và tái cố định CO2 theo chu trình
Calvin. Cả 2 chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở 2 nơi khác nhau trên lá.
Thực vật CAM:
- Gồm những loài mọng nước sống ở các sa mạc, hoang mạc và các loài cây trồng như
dứa, thanh long…
- Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố
định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày.
QH ở thực vật
QH ở thực vật
C3
C4
Nhóm thực vật
Chất nhận CO2 đầu tiên
SP đầu tiên của pha tối
Các giai đoạn
Thời gian diễn ra quá trình cố định CO2
Tế bào quang hợp


Gv chốt lại kiến thức

Hoạt động 3. Quang hợp với năng suất cây trồng
GV : Hiểu thế nào về năng suất cây trồng ..
HS…
GV :Muốn tăng năng suất cây trồng thì làm như thế nào . Có những yếu tố nào tác động
tới năng suất cây trồng
HS …..
Tổ chức dạy học dự án.
Tên dự án: Tìm hiểu trồng cây phụ thuộc và chế độ chiếu sáng, chăm sóc cây ở các
chế độ khác nhau và các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng

Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề về - Nhận biết chủ đề dự án.
chế độ trồng cây khi mật độ dày
và mật độ thưa cây.
Các biện pháp tăng năng suất
cây trồng dựa trên kinh nghiệm
dân gian
Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh phát - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý
tiểu chủ đề/ý triển ý tưởng, hình thành các tưởng.
tưởng
tiểu chủ đề.
- Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề
- Thống nhất ý tưởng và lựa nhỏ.
chọn các tiểu chủ đề.
+ Đóng vai cán bộ khuyến nông tìm
hiểu thực tế nông nghiệp trong địa
phương của mình
+ Tìm hiểu và giới thiệu một số giống
cây trồng mới và các biện pháp kĩ
năng làm tăng năng suất cây trồng
Lập kế hoạch Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm - Căn vào chủ đề học tập và gợi ý của
thực hiện dự vụ cần thực hiện của dự án.
GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực
án.
-GV gợi ý bằng các câu hỏi
hiện.Thảo luận và lên kế hoạch thực
về nội dung cần thực hiện.

hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực
+ Trồng cây ưa sáng và ưa bóng hiện; Thời lượng; Phương pháp,
như thế nào?
phương tiện; Sản phẩm).
+ Giải thích tại sao có sự khác + Tìm hiểu các thông tin về giống cây
nhau về năng suất ở cùng một và cách chăm sóc .


loại giống cây?
+ Đâu là nguyên nhân làm cho
năng suất cây trồng giảm ?......
- Từ đó gợi ý cho HS các nhiệm
vụ cần thực hiện.

+ Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu
thập thông tin.
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
+ Viết báo cáo

Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, giúp - Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
tin
đỡ các nhóm (xây dựng câu
- Điều tra, khảo hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
sát hiện trạng
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm - Từng nhóm phân tích kết quả thu

nhóm để xử lý (xử lí thông tin, cách trình thập được và trao đổi về cách trình
thông tin và lập bày sản phẩm của các nhóm) bày sản phẩm.
dàn ý báo cáo
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của
- Hoàn thành báo
nhóm
cáo của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền giúp tăng năng suất
cây trồng ở địa phương
- Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo - Các nhóm báo cáo kết quả (trình
cáo kết quả và phản hồi
chiếu Powerpoint, Trình chiếu dưới
- Gợi ý các nhóm nhận xét, dạng các file video)
bổ sung cho các nhóm khác. - Các nhóm tham gia phản hồi về phần
trình bày của nhóm bạn.
- Tổng hợp nội dung từ thông - Học sinh dựa vào các kết quả thu
tin của các nhóm.
thập ghi kiến thức cần đạt vào vở.
- Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Nêu ý tưởng về
tăng năng suất
cây trồng theo
kinh nghiệm dân
gian và khoa học

- Tổ chức các nhóm đánh giá, - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn
tuyên dương nhóm, cá nhân. nhau.
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng - Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng

các nhóm.
hợp ý tưởng về chiến dịch tuyên
- GV cho cac nhóm thảo luận truyền ở địa phương...
và chọn ý tưởng tốt nhất, phù
hợp nhất với điều kiện


kĩ thuật
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bản báo cáo về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
quang hợp dựa trên gợi ý sgk
HS các nhóm lên trình bày ..
GV chốt lại
GV yêu cầu học sinh đưa các mẫu vật, cây, giống mới có năng suất cao .
HS vd giống ngô lai đơn F1 9698, giống ngô nếp V61…
Các câu hỏi đánh giá năng lực
Câu 1: Viết phương trình của quá trình quang hợp đầy đủ, oxi được giải phóng có
nguồn gốc từ đâu ?
Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
Lấy 2 cây rong đuôi chó cho vào ống nghiệm chứa nước
Ống 1 cây rong đuôi chó được chiếu sáng thấy có bọt khí nổi lên
Ống 2. Chiếu sáng nhưng thành ống nghiệm của ống nghiệm bị bịt kín không thấy
bọt khí nổi lên, giải thích ?
Câu 3: Một số cây cà chua sống ở khu vực nhiều lò gạch sau một thời gian người ta
thấy lá cây bị xoăn. Hãy giải thích tại sao ?
Câu 4: Một bác nông dân trồng lúa do bón quá nhiều đạm nên lúa lốp và bị đổ, cây
không ra bông. Bác rất ngạc nhiên vì mọi lần bác chăm sóc cây vẫn bón đạm nhưng ở
thời kì lúa non, lúa sinh trưởng và ra bông đều nhưng lần này lại khác, hãy giải thích tại
sao ?
Câu 5: Người ta thường hay trồng cây ngô và cây đậu tương xen kẽ nhau, hãy giải thích
cơ sở khoa học của hiện tượng này?

Câu 6: Trong 3 cây cây mía, cây cải và cây dứa cây nào có năng suất sinh học cao nhất,
giải thích ?
Câu 7: Một bạn học sinh làm thí nghiệm như sau: Lấy 2 lá dứa của cùng 1 cây, một lá
vào buổi sáng, 1 lá vào buổi chiều tối nhận xét?
Câu 8: Tại sao lá cây vùng lạnh lại thường có màu sắc sặc sỡ? Làm thế nào để biết được
trong lá của một số loại cây cảnh có màu sắc tím đỏ nhưng vẫn có diệp lục và tiến hành
quang hợp bình thường?



×