Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ nợ trong thủ tục tố tụng phá sản theo luật phá sản 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.35 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN

Phân tích quyền và nghĩa vụ của chủ nợ
trong thủ tục tố tụng phá sản theo quy định của
luật phá sản 2014

Người thực hiện: Phạm Thị Hương


I) Nắm bắt, hiểu và phân tích được các quy định của pháp luật về các loại
chủ nợ tham gia vào thủ tục tố tụng phá sản
1. Khái niệm và phân loại chủ nợ
“Chủ nợ là cá nhân, cơ quan , tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác
xã thực hiện thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo
đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm”.
(khoản 3 điều 4 Luật phá sản 2014)
“Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo
đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.”
(khoản 4 điều 4 Luật phá sản 2014)
“Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân cơ quan tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản bợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp hợp tác xã hoặc của người thứ ba.”
(khoản 5 điều 4 Luật phá sản 2014)
“Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan,tổ chức có quyền yêu cầu
doanh nghiệp, hợp tác xá phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm
bằng tài sản của doamh nghiệp hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo
đảm thấp hơn giá trị đó.”
(khoản 6 điều 4 Luật phá sản 2014)
2.Quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ nợ trong các giai đoạn của thủ tục
phá sản


a. Giai đoạn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Luật phá sản (sửa đối) năm 2014 xác định rõ người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo khoản 1 của điều 5 luật này:” chủ nợ không có bảo đảm,chủ nợ có bảo
đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng
kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán.
 Đây là một điểm mới trong luật phá sản năm 2014


Trước đây: Doanh nghiệp, hợp tác xã bị xem là mất khả năng thanh toán khi
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Còn theo luật phá sản năm 2014: Doanh nghiệp hợp tác xã bị xem là mất khả
năng thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày thanh toán.
Như vậy thời gian thanh toán nợ cho các doanh nghiệp hơp tác xã đã được kéo
dài.
 Luật phá sản(2014) cũng giống như luật phá sản(2004) chỉ quy định cho
chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bỏ đảm một phần có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi
thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Luật phá sản(2014) không cho phép chủ nợ có bảo đảm có quyền nộp đơn, họ
bị hạn chế bởi quyền này bởi chính sự thỏa thuận về việc xử lý giá trị tài sản bảo đảm.
Bản thân số nợ của chủ nợ này đã được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã hoặc của người thứ ba. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp lợi ích của chủ nợ
có bảo đảm luôn được bảo vệ nên việc quy định cho họ là không cần thiết.
Điều 19 Luật Phá sản(2014) quy định quyền và nghĩa vụ của người nộp dơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo đó thì các chủ nợ có các quyền và nghĩa vụ như: đề xuất với Tòa án nhân
dân tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi mở thủ tục phá
sản( theo khoản 2); việc nộp dơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực( khoản 4)

 So với luật phá sản(2004) thì về cơ bản đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
đã được rút ngắn về các nội dung: quá trình đòi nợ, căn cứ của việc yêu
cầu mở thủ tục phá sản. Điều đó cũng phần nào giảm bớt được cho chủ
nợ các vấn đề khó khăn trong vấn đề nộp đơn.
b. Giai đoạn mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại khoản 1 điều 66 Luật phá sản(2014): ”Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải gửi
giấy đòi nợ cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản”.
 Không giống với Luật phá sản(2004) , Luật phá sản(2014) không yêu
cầu các chủ nợ phải đồng loạt gửi giấy đòi nợ cùng nhau. Như vậy các


chủ nợ sẽ không bị lệ thuộc và sẽ linh hoạt hơn về mặt thời gian miễn
sao vẫn trong thời gian hợp lí gửi giấy đòi nợ.
* Tổ chức Hội nghị chủ nợ
• Mục đích cơ bản và quan trọng nhất cảu thủ tục phá sản là bảo vệ tối đa quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ nợ. Bởi vậy bất kì pháp luật quốc gia nào cũng
giành cho chủ nợ quyền tham gia Hội nghị chủ nợ. Thành phần cơ bản tham gia
Hội nghị chủ nợ là các chủ nợ, ngoài ra còn có đại diện cho người lao động, đại
diện công đoàn (căn cứ điều 77 Luật phá sản 2014). Các chủ nợ có quyền thành
lập Ban đại diện chủ nợ.
• Bên cạnh quyền tham gia Hội nghị chủ nợ là các nghĩa vụ tham gia Hội nghị
chủ nợ trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho
người khác tham gia (căn cứ điều 78 Luật phá sản 2014)
• Hội nghị chủ nợ sẽ hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện ít nhất 51% tổng
số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý
kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ.
 Như vậy so với quy định tại điều 65 về điều kiện hợp lệ của Hội nghị
chủ nợ của Luật phá sản năm 2004 thì điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ
nợ theo quy định của Luật phá sản( sửa đổi) năm 2014 chỉ cần căn cứ

trên số nợ. Số chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ không phải là điều kiện
để Hội nghị chủ nợ hợp lệ. Điều này có nghĩa là Hội nghị chủ nợ có thể
hợp lệ với chỉ cần một người tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ
không có bảo đảm. mặt khác việc tham gia có thể là không trực tiếp.
Theo hướng này, điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
(điều 90 Luật phá sản 2014) cũng quy định chỉ theo số nợ.
c. Giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh
* Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
Một trong những mục đích lớn nhất của việc áp dụng thủ tục phục hồi là nhằm
cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thông qua việc thực hiện nội dung
phương án phục hồi, giúp doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trở lại bình thường ,


phục hồi khả năng thanh toán nợ. Do vậy phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc áp dụng thủ tục phục hồi.
Theo luật phá sản 2014 thì chủ nợ có quyền xây dựng phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã trình Hội nghị chủ nợ xem xét. Tại Hội
nghị chủ nợ các chủ nợ sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nội dung
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để đưa ra quyết định.
 Với quy định này cho thấy vai trò chủ động của chủ nợ đã được nhấn
mạnh thông qua đó các chủ nợ có thể đưa ra những phương án khả quan,
hợp lí để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mà thực chất
hơn là để cứu mình trước nguy cơ con nợ không có khả năng trả nợ.
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít
nhất 51% số nợ không có bảo đảm(căn cứ khoản 1 điều 90 Luật phá sản 2014) và nghị
quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có
bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu
quyết tán thành.

 Như vậy việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã phụ thuộc phần lớn vào ý chí của nhóm nợ
không đảm bảo. Luật phá sản đã đề cao vai trò của nhóm chủ nợ không
có bảo đảm trong việc thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của nhóm chủ nợ không có
bảo đảm có thể gặp nhiều rủi ro hơn so với nhóm chủ nợ có bảo đảm.
* Giám sát việc thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 93 Luật Phá sản 2014: Sau khi Thẩm phán ra quyết định công
nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh chủ nợ có nghĩa vụ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác
xã.
 Chủ nợ tham gia giám sát để đảm bảo doanh nghiệp, hợp tác xã thực
hiện đúng phương án phục hồi đã được Hội nghị chủ nợ thông qua.


d. Giai đoạn thanh lí tài sản, thanh toán các khoản nợ
Trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã không thể phục hồi được hoạt động
kinh doanh thì tòa án phải ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Khi đó, Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh
lý, các chủ nợ được quyền thanh toán các khoản nợ của mình theo quy định của luật
phá sản, cụ thể:
• Đối với chủ nợ có đảm bảo:
Theo khoản 3 điều 53: Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản
bảo đảm đó; trường hợp giá trị bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại
sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của soanh nghiệp, hợp tác xã; nếu
giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã.
• Đối với chủ nợ không có bảo đảm:
Việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp được thực hiện theo thứ

tự của điều 54 Luật phá sản 2014: chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,
bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế đối với người lao động; khoản nợ phát sinh sau khi mở
thủ tục phá sản; nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải
trả trong danh sách chủ nợ.
 Như vậy luật phá sản 2014 vẫn quy định thứ tự ưu tiên thanh toán tài
sản. Các khoản chi phí cho thủ tục phá sản và các khoản thanh toán cho
người lao động vẫn được ưu tiên trước các khoản nợ không có bảo đảm.

II) Bình luận, đánh giá các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của từng loại chủ nợ các giai đoạn của thủ tục phá sản
2.1 Lý giải tại sao pháp luật lại quy định quyền và nghĩa vụ khác nhau đối
với mỗi loại chủ nợ
Mỗi chủ nợ có khả năng và quyền hạn nhất định nên pháp luật quy định quyền
và nghĩa vụ khác nhau đối với mỗi loại chủ nợ để
+ Điều hoà lợi ích giữa chủ nợ và con nợ:


+ Tối đa hóa việc thu hồi nợ cho các chủ nợ thông qua việc bảo toàn và phát
triển sản nghiệp phá sản của con nợ
+ Đưa ra những cơ hội cho việc phục hồi lại con nợ
+ Tôn trọng sự tự do ý chí của chủ nợ và con nợ trong việc thỏa thuận để giải
phóng nợ
+ Quy định cách thức đối xử một cách công bằng giữa các chủ nợ
+ Đem tới cơ hội bắt đầu lại cho các con nợ trung thực sau khi bị đổ vỡ.
2.2 Quan điểm cá nhân đánh giá tính hợp lý của các quy định này
* Tính hợp lí của các quy định này:
So với Luật Phá sản 2004 thì Luật Phá sản 2014 có khá nhiều điểm mới, đây sẽ
là tiền đề thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản
xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách “trật tự”,
đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành

mạnh cho các nhà đầu tư.
Đầu tiêu phải kể đến là tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản. Nếu như Luật Phá sản năm 2004 chỉ quy định chung chung “doanh
nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ
nợ có yêu cầu coi là lâm vào tình trạng phá sản”, thì Luật Phá sản 2014 đã có những
thay đổi theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán
khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, Luật Phá sản 2014 không còn dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá
sản”, hay “không có khả năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất
khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ” cho thấy,
Luật Phá sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh
nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính... Như
vậy, chỉ cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ
tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra
quyết định mở thủ tục phá sản.


Việc bỏ từ “các” trong cụm từ “các khoản nợ” để thể hiện rõ tiêu chí mất khả
năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ mà chỉ cần một khoản nợ.
Bên cạnh đó, Luật Phá sản 2014 cũng không quy định giới hạn các khoản nợ.
Điều này có thể hiểu là bất kỳ khoản nợ nào dù là nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã
hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng... thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có
quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thời hạn phải thanh toán là 03 tháng giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa có
khả năng thanh toán có thể tìm các phương án khác để thanh toán nợ đến hạn trước khi
bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Quy định này phù hợp với kinh nghiệm lập pháp
của một số nước khi cho phép con nợ có thời hạn trễ hạn thanh toán sau khi chủ nợ có
yêu cầu đòi nợ, đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ.

Một điểm mới nữa của Luật Phá sản 2014 là thủ tục thương lượng trước khi thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trên thực tế, có nhiều trường hợp, các bên thương
lượng được với nhau và người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã rút đơn. Chính
vì thế, để có căn cứ pháp lý cho việc thương lượng này, Luật Phá sản 2014 bổ sung
quy định về phương thức thương lượng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản là chủ nợ. Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tòa án nhân dân
nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn
bản gửi tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn. Trong trường hợp các
bên không thống nhất được thương lượng thì tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết theo
quy định.


Kết luận
Trong quá trình thực thi các quy định của Luật phá sản năm 2014 có thể thấy
vấn đề quyền và nghĩa vụ của các chủ nợ rất được quan tâm. Mỗi chủ nợ có vị trí, vai
trò, quyền năng khác biệt Luật phá sản 2014 ra đời đã thực sự bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.


C. PHẢN HỒI CHO SINH VIÊN

Phản hồi của người đánh giá tới sinh viên

Kế hoạch đề xuất hành động cho sinh viên

Phản hồi chung



Phản hồi của sinh viên đến người đánh giá

Chữ ký người đánh giá

Ngày

Chữ ký của sinh viên

Ngày

PHẦN DÀNH CHO BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH(KHOA/BỘ MÔN):
ĐÃ XÁC NHẬN YES ☐

NO ☐

NGÀY:…………………………………… ………………………………………..
XÁC NHẬN BỞI:……………………………………………….…………….........
TÊN NGƯỜI XÁC NHẬN:………………………………………………………...


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP
Luyện Thị Hà: 10
Cù Huyền Trang: 8
Dương Quỳnh Anh: 8
Nguyễn Thúy Anh: 8
Đặng Đức Anh: 8
Phan Thị Vinh: 10
Phạm Thị Hương: 10




×