Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực trạng sự cạnh tranh giữa unilever and pg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.63 KB, 12 trang )

Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

Mục lục

Trang

Mở đầu......................................................................................................1
Phần I : Những lý luận chung
I. Cạnh tranh..............................................................................................2
1. Khái niệm.........................................................................................2
2. Tác động...........................................................................................2
II. Công ty đa quốc gia..............................................................................3
1. Khái niệm.........................................................................................3
2. Phân loại...........................................................................................3
3. Đặc trưng..........................................................................................3
4. Ảnh hưởng........................................................................................4
Phần II : Thực trạng sự cạnh tranh giữa Unilever và Procter & Gamble
I. Tổng quan về Unilever và Procter & Gamble........................................6
1. Giới thiệu chung...............................................................................6
2. Lợi thế cạnh tranh của Unilever và P&G ở Việt Nam.....................6
II. Bài toán cạnh tranh giữa hai công ty đa quốc gia.................................7
1. Phân tích các yếu tố cạnh tranh........................................................7
2. Chiến lược cạnh tranh......................................................................10
III. Ảnh hưởng...........................................................................................10
Kết luận.....................................................................................................11
Tài liệu tham khảo.....................................................................................12


Nguyễn Thị Kim Thắm



[ANH 4 – K53 - TCNH]

MỞ ĐẦU
Một trong những xu thế của thời đại đang có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các
nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại là xu thế
toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó Việt Nam đã cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
thông qua các hiệp định song phương ( như hiệp định thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ ), tham gia các tổ chức kinh tế khu vực ( như ASEAN, AFTA,…) hay
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và đang trên con đường hội nhập mở
cửa hoàn toàn vào năm 2015. Hội nhập kinh tế góp phần tạo điều kiện mở rộng
thị trường, góp phần thu hút nhiều sự đầu tư của các công ty đa quốc gia trên các
lĩnh vực khác nhau như Sam Sung, Nike, Adidas, Intel,…Đặc biệt, chúng ta
không thể không kể đến lĩnh vực hàng tiêu dùng với sự hiện diện của Unilever
và Procter & Gamble – hai trong số những công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới
hiện nay. Sự xuất hiện của hai thương hiệu lớn này trên thị trường Việt Nam tất
yêu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt đề tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của
mình. Quá trình cạnh tranh đó gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến người tiêu
dùng, doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam.
Trong giới hạn của một bài tiểu luận và lượng kiến thức của một sinh viên , em
xin trình bày những hiểu biết của mình về đề tài “ Sự cạnh tranh giữa hai công
ty đa quốc gia Unilever và Procter & Gamble trên thị trường Việt Nam” thông
qua phương pháp phân tích và sự dụng số liệu.

PHẦN I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN
2


Nguyễn Thị Kim Thắm


[ANH 4 – K53 - TCNH]

I. Cạnh tranh
1. Khái niệm
- Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay
các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành
được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ
khác.
- Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa những các chủ thể kinh té ( nhà
sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, thương nhân,…) nhằm giành lấy
những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác
nhau để thu được nhiều lợi ích nhất.
2. Tác động
a. Tích cực
- Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động nhạy bén, nắm bắt
tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề,
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu
thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức
trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất
lượng và hiệu quả kinh tế.
- Cạnh tranh buộc người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản
phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ
lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị
hiếu của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những
đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
b. Tiêu cực
- Cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
- Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể dẫn đến phạm

pháp, phá hủy môi trường, hệ sinh thái.
II. Công ty đa quốc gia
1. Khái niệm
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC ( Multinational
Corporation ) hoặc MNE ( Multinational Enterprise ), là các khái niệm để
3


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các
công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc
gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ
quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia.
2. Phân loại
Dựa vào cấu trúc các phương tiện sản xuất, ta xếp công ty đa quốc gia vào
3 nhóm
- Công ty đa quốc gia “ theo chiều ngang ” sản xuất các sản phẩm cùng
loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau ( ví dụ : KFC )
- Công ty đa quốc gia “ theo chiều dọc ” có các cơ sở sản xuất ở một số
nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở
một số nước khác ( ví dụ : Adidas )
- Công ty đa quốc gia “ nhiều chiều ” có các cơ sở sản xuất ở các nước
khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc ( ví dụ :
Microsoft )
3. Đặc trưng
- Cổ đông đến từ khắp nơi trên thế giới.
- Liên quan đến nơi đặt trụ sở chính và nơi kinh doanh.

- Các công ty con phải chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế và môi
trường sở tại.
- Các công ty con có chung nguồn tài trợ ( tài sản, nhãn hiệu hàng hóa
và nhân lực ), các công ty con có thể tìm nhiều định chế tài chính tài
trợ vốn.
- Các công ty con có chung chiến lược.
- Các công ty đa quốc gia là bộ phận không trực tiếp làm việc với khách
hàng ở mỗi quốc gia mà nó hoạt động.
4. Ảnh hưởng
a. Đối với thương mại thế giới
- Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển.
- Thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế :
• Thay đổi trong cơ cấu hàng hóa : tăng hàng hóa có hàm lượng vốn
hoặc ỹ thuật cao, giảm tỉ trọng hàng hóa sử dụng nhiều lao động và
nguyên liệu.
4


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

• Thay đổi trong cơ cấu đối tác : tăng tỉ trọng của các nước đang phát
b.
c.
d.
-

triển.
Đối với đầu tư quốc tế

Làm tăng tích lũy vốn của nước chủ nhà.
Thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới.
Đối với phát triển và chuyển giao công nghệ
MNC là chủ thể chính trong phát triển công nghệ mới.
Đối với kinh tế Việt Nam
Tác động tích cực
• Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp
hóa đất nước.
• Đóng góp tích cực trong việc thực hiện chyển dịch cơ cấu kinh tế
theo yêu cầu CNH – HĐH đất nước.
• Tham gia tích cực vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn
định cho nền kinh tế mở rộng xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách.
• Giải quyết số lượng lớn lao động và tham gia phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước.
• Sự có mặt của MNC đã và đang là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự

chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập quốc tế.
- Tác động tiêu cực
• Một số MNC lạm dụng các ưu thế về vốn công nghệ để thao
túng và gây hậu quả xấu cho liên doanh thậm chí có MNC gây sức
ép với các cơ quan nhà nước.
• Mục tiêu của các nước MNC là lợi nhuận,thị phần doanh số ưu thế
cạnh tranh và phát triển ổn định nó thường xuyên mâu thuẫn với
mục tiêu của 7 chiến lược chung về phát triển kinh tế xã hội của
nhà nước ta là tăng trưởng đồng đều và bền vững.

5


Nguyễn Thị Kim Thắm


[ANH 4 – K53 - TCNH]

PHẦN II : THỰC TRẠNG CẠNH TRANH GIỮA UNILEVER VÀ
PROCTER & GAMBLE
I. Tổng quan về Unilever và Procter & Gamble
1. Giới thiệu chung
ST
T

Nhân
tố

1

Thành
lập

2

Trụ
chính
Doanh
thu
Nhân
viên

3
4


Unilever

Procter & Gamble

Sáp nhập Lerver Brothers (Anh)
và Margarine Unie (Hà Lan) năm
1930
sở London và Rotterdam

Do William Procter (Anh) và
James Gamble (Ai len) thành lập
năm 1837
Cincinnati, Ohio, U.S

Khoảng 40.000 tỉ uero (năm Gần 80.000 tỉ USD (năm 2010)
2007)
180.000 người ( năm 2007)
Hơn 120.000 người (năm 2010)

2. Lợi thế cạnh tranh của Unilever và P&G tại Việt Nam
a. Unilever
- Unilever vào thị trường Việt Nam sớm hơn ( từ năm 1994, năm 1995
thành lập công ty liên doanh)
- Unilever mạnh về mảng thực phẩm và thức uống với một số thương
hiệu rất nổi tiếng như : Knorr, bánh snack Taro, trà Lipton,…
- Unilerver có kênh phân phối khá rộng, nhất là thị trường nông thôn.
- Unilever tập trung nhiều hơn vào truyền thông, các thông điệp mà
công ty phát đi cũng được thay đổi đa dạng và gần gũi hơn với người
Việt Nam.
- Hơn nữa trong khi P & G đi theo chiếm lược vùng thì Unilever xây

dựng riêng một chiến lược cho Việt Nam.
- Unilever liên tục mở rộng hệ thống phân phối, nhà máy tạo nên một
mạng lưới dày đặc phủ sóng khắp cả nước
b. P&G
- Sản phẩm của P&G có tính tập trung cao hơn cả về thông điệp lẫn
công dụng. Ví dụ :
• Pantene : dưỡng tóc
• Head & Shoulder : trị gàu
6


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

• …
- Sự quan tâm đối với các thị trường đang phát triển cũng đang dần địa
phương hóa.
- Sản phẩm có mức phân khúc cao đáp ứng nhu cầu từ tỉ phú đến người
có thu nhập 1 USD/ Ngày.
- Trên thị trường quốc tế, P&G có mức độ phổ biến cao hơn và sở hữu
nhiều nhãn hàng được mệnh danh là “ thương hiệu toàn cầu ”
II. Bài toán cạnh tranh giữa hai công ty đa quốc gia
1. Phân tích các yếu tố cạnh tranh
a. Sản phẩm
- Sản phẩm của Unilever mang tính phổ biến và gần gũi với người tiêu
dùng trong khi sản phẩm của P&G lại mang tính tập trung và phân
khúc cao.
- Hai công ty đa quốc gia này đều có những thương hiệu cạnh tranh đối
đầu với nhau

Lĩnh vực

Unilever

P&G

Kem đánh răng
Bột giặt
Nước xả vải
Xà bông

P/S
Omo
Comfort
Lifebouy
Clear
Sunsilk
Dove
Pond’s early defense
Sunsilk color

Crest
Tide
Downy
Safeguard
Head & Shoulder
Rejoice
Pantene
Olay total effects +
Wella


Dầu gội đầu
Kem dưỡng da
Thuốc nhuộm tóc

- P&G sở hữu Pantene, tã giấy Pampers được mệnh danh là “ Global
Brand ” ( thương hiệu toàn cầu ) và một số thương hiệu độc đáo như
bàn chải đánh răng Oral – B, dao cạo Gillette.
b. Truyền thông
- Tại thị trường Việt Nam, Unilever có phần áp đảo hơn nhờ chiến lược
marketing rất mạnh, đa dạng và độc đáo. Đặc biệt chiến lược “ Đám
cưới vải ” quá thành công vì độc đáo và tạo được tiếng vang lớn.
- Unilever mạnh tay đầu tư cho quảng cáo và thay đổi linh hoạt những
thông điệp, khẩu hiệu :
7


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

• Năm 2002, xét trên kênh truyền hình Việt Nam, Unilever đứng đầu
khi chi đến 60 tỷ đồng để quảng cáo, trong khi P&G đứng thứ 3 với
28 tỷ đồng.
• Theo khảo sát của Kantar Worldpanel, trong top 20 hãng chi tiêu
nhiều cho quảng cáo trong năm 2011 thì UnileverBestFood &Elida
P/S Vietnam., Ltd đứng thứ 8, với kinh phí 8,621 triệu USD. P&G
không có mặt!
• Ngoài ra, trong top 20 ngành hàng chi tiêu nhiều cho quảng cáo
(năm 2011), mặt hàng Knorr của Unilever đứng thứ 2 (sau

Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát), với tổng kinh phí lên đến 6,94 triệu
USD; trong khi, không ngành hàng nào của P&G lọt vào top 20.
c. Hệ thống phân phối
- Unilever hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu
công nghiệp Biên Hòa.Công ty hiện tại có hệ thống phân phối bán
hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn
150.000 cửa hàng bán lẻ.
- Trong khi đó, P&G có nhà máy sản xuất tại Hà Nội và Hồ Chí Minh;
sản phẩm đến được tay người tiêu dùng thông qua 13 nhà phân phối,
hơn 140.000 đại lý bán buôn và bán lẻ và 256 siêu thị tạo điều kiện.
d. Chăm sóc khách hàng
- Unilever tổ chức rất nhiều những hoạt động tri ân khách hàng hay
những ngày hội như “ Dove – ngày hội yêu tóc ”, “P/S – bảo vệ nụ
cười Việt Nam ”,…
- P&G cũng tổ chức trao 4000 phần quà cho các em nghèo nhan dịp tết
2014 hay chương trình “ giúp mẹ ngày xuân ” tuy nhiên chưa tạo
được tiếng vang hay hiệu quả truyền thông lắm.
e. Giá cả
- Sản phẩm của Unilever tuy phong phú hơn nhưng giá lại rẻ hơn trong
khi sản phẩm của P&G phân khúc hơn nhưng giá lại cao hơn nên nhìn
chung doanh thu thu về là như nhau.
- Ta có bảng so sánh giá giữa 2 công ty trên lĩnh vực dầu gội đầu
( 6/2008)
8


Nguyễn Thị Kim Thắm

Công ty


P&G

[ANH 4 – K53 - TCNH]

Doanh
thu
( triệu
đồng )

Thị
phần
(%)

499,62

19 245

2,8

Gói 7ml
Chai
700ml

499,76
21, 339

6 457
2 567

0,9

0,4

Gói 5ml

499,66

6 304

0,9

29 978

2 778

0,4

Gói 6ml

499,88

27 781

0,4

Gói 7ml
Chai
200g

481,26


9 973

1,4

21561

9 415

1,3

Gói 7ml

492,33

2 184

0,3

Gói 6ml

499,79

3 697

0,5

Sản phẩm

Chủng
loại


Rejoice
fruity
smooth

Gói
7,5ml

Rejoice ngăn
rụng tóc
Pantene đẹp
mềm mượt
Head &
Schoulder trị
gàu
Clear trị gàu
mát lạnh bạc


Unilever

Giá bán
(đồng/đvsp
)

Sunsilk siêu
mềm mượt
Sunsilk vẻ
đẹp phục hồi
Clearmen trị

gàu

Chai 175
ml

2. Chiến lược cạnh tranh
a. Unilever
- Chiến lược “ địa phương hóa ”.
- Chiến lược giá : tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để tạo ra mức giá cạnh
tranh.
- Chiến lược sản phẩm : danh mục sản phẩm và thông điệp gửi đến
người tiêu dùng một cách gần gũi và liên tục thay đổi cách truyền tải.
b. P&G
- Chiến lược “ phân khúc sản phẩm ”.
- Thay đổi phương thức quảng cáo gần gũi hơn với mọi người.
III. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa Unilever và P&G
- Sự cạnh tranh giữa hai công ty hàng đầu trên lĩnh vực hàng tiêu dùng
này đã có những tác động nhất định đến đời sống cũng như nền kinh tế
Việt Nam. Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng đã có một thị trường
9


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

với nhiều sản phẩm đa dạng với giá cả hợp lý để chọn lựa. Nó cũng
thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, thúc đẩy các doanh nghiệp
Việt nam nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời cũng để lại nhiều bài
học quý giá về chiến lược cạnh tranh, marketing và hệ thống phân phối

sản phẩm.

10


Nguyễn Thị Kim Thắm

[ANH 4 – K53 - TCNH]

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, chúng ta đã phần nào có thêm những kiến
thức về công ty đa quốc gia, về lịch sử hình thành, lợi thế cũng như
những chiến lược cạnh tranh của Unilever và Procter & Gamble.
Hai thương hiệu này đều là những công ty mà sản phẩm của nó
luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân.
Trong suốt quá trình gắn bó gần 20 năm trên thị trường Việt Nam,
sự cạnh tranh không ngừng nghỉ của hai thương hiệu lớn này đã
cho chúng ta một thị trường đa dạng sản phẩm cũng như tác động
to lớn đến nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, trong công cuộc hội
nhập, chúng ta không chỉ đứng trước sự cạnh tranh của hai công ty
đa quốc gia mà là cả một nền kinh tế hàng hóa cạnh tranh tự do. Do
vậy, viêc tìm hiểu về đề tài trên sẽ góp phần trang bị cho ta những
kiến thức cũng như những chiến lược kinh doanh có thể áp dụng để
tồn tại và phát triển.

11


Nguyễn Thị Kim Thắm


[ANH 4 – K53 - TCNH]

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Phân tích tình hình tài chính và lập dự toán tài chính Công ty
Unilever Việt Nam.
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị
quốc gia, 2010.

3. Khóa luận “ Chính sách phân phối và quản trị hệ thống kênh phân phối tại
công ty P&G Việt Nam ” – Hoàng Thị Ngọc Quỳnh-K44-Đại học Ngoại
thương Hà Nội.
4. Khóa luận “ Lý thuyết trò chơi” trong cuộc cạnh tranh giữa Unilever và
P&G – Trần Thị Thanh Loan-K41-Đại học Ngoại thương Hà Nội.
5. Các website ( xem vào các ngày trong tháng 11/2014).
6. />7. />8. />9. />10. />11. />
12



×