Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Ứng dung quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.27 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

DƯƠNG VĂN NAM

ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN
CHỨNG KHOÁN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

DƯƠNG VĂN NAM

ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN
CHỨNG KHOÁN ĐỂ KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số :
60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người Hướng Dẫn Khoa Học :
PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Sĩ phòng Đào tạo sau đại học
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Và qua đây
tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong
quá trình học tập tại trường. Và sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ và các em đã hết lòng
quan tâm và giúp đỡ con (anh) hoàn thành luận văn này.
Dương Văn Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi thông tin và số liệu
trong luận văn được trích dẫn nguồn tài liệu đầy đủ tại danh mục tài liệu tham khảo và hoàn
toàn trung thực.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm 2011
Tác giả luận văn

Dương Văn Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTCK


: Thị trường chứng khoán

NĐT

: Nhà đầu tư

TTLKCK

: Trung tâm lưu ký chứng khoán

SGDCK

: Sở giao dịch chứng khoán

HTTT

: Hệ thống thông tin

OTC

: Thị trường phi tập trung (Over The Counter)

TPCP

: Trái phiếu Chính phủ

CBOE

: Thị trường quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange)


OCC

: Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn(Option Clearing Corporation)

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán Nhà nước

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội

NYSE

: Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange)

AMEX


: Thị trường chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange)

VN INDEX

: Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam

NASDAQ

: Sàn giao dịch chứng khoán điện tử của Mỹ (sàn OTC)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestic Product)

ITM

: Tình trạng quyền chọn có lời (In The Money)

ATM

: Tình trạng quyền chọn hòa vốn (At The Money)

OTM

: Tình trạng quyền chọn bị thua lỗ (Out of The Money)


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Bull Spread tỷ lệ…………………………... 22

Biểu đồ 2.2 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Bear Spread tỷ lệ…………………………...24
Biểu đồ 2.3 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Straddle ngắn hạn ………………………… 26
Biểu đồ 2.4 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Strangle ngắn hạn ………………………… 27
Biểu đồ 2.5 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Straddle dài hạn…………………………… 29
Biểu đồ 2. 6 : Lãi (lỗ) chiến lược quyền chọn Strangle dài hạn…………………………… 30
Biểu đồ 3.1 : Chỉ số VN – INDEX từ năm 2000 đến 2011……………………………….. 39


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU :……………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ PHÒNG
NGỪA RỦI RO TRÊN TTCK…………………………………………………………….. 3
1.1 Sự ra đời của quyền chọn……………………………………………………………….3
1.2 Tổng quan về quyền chọn……………………………………………………………… 4
1.2.1 Khái niệm quyền chọn…………………………………………………………… 5
1.2.2 Đặc điểm quyền chọn……………………………………………………………..5
1.2.3 Các dạng hợp đồng quyền chọn…………………………………………………..7
1.3 Chức năng kinh tế của quyền chọn……………………………………………………..9
1.3.1 Ứng dụng quyền chọn trong kinh doanh………………………………………….9
1.3.2 Ứng dụng quyền chọn phòng ngừa rủi ro………………………………………... 10
1.4 Lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng quyền chọn………………………………………. 10
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn…………………………………………13
1.5.1 Gía thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện ………………………… 13
1.5.2 Thời gian cho đến khi đáo hạn……………………………………………………13
1.5.3 Độ bất ổn trong giá của cổ phiếu cơ sở…………………………………………...13
1.5.4 Cổ tức……………………………………………………………………………..14
1.5.5 Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro ……………………………………………………... 14
1.5.6 Lãi suất coupon ...................................................................................................... 14
1.6 Những điều kiện cần thiết để ứng dụng quyền chọn……………………………………14
1.6.1 Điều kiện về luật pháp…………………………………………………………… 14

1.6.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật……………………………………………... 14
1.6.3 Điều kiện đối với thị trường chứng khoán ………………………………………. 15
1.7 Những mặt tích cực và tiêu cực khi ứng dụng quyền chọn……………………………. 15
1.7.1 Những mặt tích cực…………………………………………………………… 15
1.7.2 Những mặt tiêu cực…………………………………………………………… 15
1.8 Bài học kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn trên Sở giao dịch CK TP.HCM…………..16
1.8.1 Thị trường phái sinh ở Thái Lan……………………………………………….16
1.8.2 Thị trường chứng khoán Trung Quốc………………………………………….16


CHƯƠNG 2 :VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC QUYỀN CHỌN ĐỂ KINH DOANH VÀ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA THỊ TRƯỜNG……………...19
2.1 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh ………………………………...19
2.1.1 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trường hướng lên (Bull Market)....20
2.1.1.1 Mua quyền chọn mua………………………………………………… 20
2.1.1.2 Chiến lược quyền chọn mua Bull Spread……………………………..20
2.1.1.3 Chiến lược quyền chọn bán Bull Spread……………………………... 21
2.2.1.4 Chiến lược quyền chọn Bull Spread tỷ lệ……………………………..21
2.1.2 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trường
hướng xuống (Bear Market)……………………………………………………………….. 22
2.1.2.1 Mua quyền chọn bán…………………………………………………. 22
2.1.2.2 Chiến lược quyền chọn bán Bear Spread……………………………. 23
2.1.2.3 Chiến lược quyền chọn mua Bear Spread……………………………. 23
2.1.2.4 Chiến lược quyền chọn Bear Spread tỷ lệ……………………………. 24
2.1.3 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trường không có sự biến động
nhiều về giá (Neutral Market)………………………………………………………………25
2.1.3.1 Chiến lược quyền chọn Straddle ngắn hạn……………………………25
2.1.3.2 Chiến lược quyền chọn Strangle ngắn hạn……………………………26
2.1.4 Kinh doanh quyền chọn trong điều kiện thị trường có sự biến động mạnh
về giá (Volatile Market)……………………………………………………………………27

2.1.4.1 Chiến lược quyền chọn Straddle dài hạn……………………………...28
2.1.4.2 Chiến lược quyền chọn Strangle dài hạn……………………………...29
2.2 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong phòng ngừa rủi ro………………………….31
2.2.1 Mua quyền chọn mua…………………………………………………………. 31
2.2.1.1 Mua quyền chọn mua để chốt giá mua cổ phiếu…………………….. 31
2.2.1.2 Mua quyền chọn mua để bảo vệ vị thế bán khống cổ phiếu………… 31
2.2.2 Mua quyền chọn bán………………………………………………………….. 32
2.2.2.1 Mua quyền chọn bán bảo vệ vị thế nắm giữ cổ phiếu dài hạn……….. 32
2.2.2.2 Mua quyền chọn bán để bảo vệ lợi nhuận chưa thực hiện cho cổ phiếu
đầu tư dài hạn……………………………………………………………………………….32
2.2.3 Bán quyền chọn mua có phòng ngừa………………………………………… 32


2.2.4 Bán quyền chọn bán có phòng ngừa………….……………………………….34
2.2.5 Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp…………………………………... 34
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN…………. 36
3.1 Thực trạng Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh…...…………………...36
3.1.1 Giới thiệu về Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM…………………………….36
3.1.2 Nhận diện rủi ro trên sở giao dịchh chứng khoán TP.HCM…………………...39
3.2 Giới thiệu thị trường quyền chọn Chicago…………………………………………….. 43
3.2.1 Thị trường quyền chọn Chicago………………………………………………. 43
3.2.2 Những thành phần tham gia giao dịch trên thị trường quyền chọn …………... 44
3.2.2.1 Nhà tạo lập thị trường…………….. ………………………………….44
3.2.2.2 Nhà môi giới trên sàn………………………………………………… 44
3.2.2.3 Nhân viên giữ sổ lệnh……………………………….………………...44
3.2.2.4 Công ty thanh toán hợp đồng quyền chọn...…………………………..45
3.2.2.5 Những nhà kinh doanh quyền chọn ngoài sàn ………………………. 45
3.2.3 Cơ chế giao dịch và thanh toán hợp đồng quyền chọn…………...…………… 46
3.2.3.1 Đặt lệnh mở ..……………………………………………………….... 46

3.2.3.2 Vai trò của trung tâm thanh toán.…………………………………….. 47
3.2.4 Yết giá quyền chọn……………………………………………………………. 47
3.2.4.1 Điều kiện niêm yết…………….……………………………………... 47
3.2.4.2 Quy mô hợp đồng……..,…….…………….………………………….48
3.2.4.3 Giá thực hiện…..……………………………………………………... 48
3.2.4.4 Ngày đáo hạn………………………………………………………….48
3.2.5 Các tài liệu cung cấp cho nhà đầu tư trước khi tham gia giao dịch……………50
3.3 Bài học kinh nghiệm triển khai quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM……. 51
3.3.1 Những quy định chi tiết đối với hợp đồng quyền chọn chứng khoán………… 51
3.3.2 Hệ thống niêm yết……………………………………………………………...51
3.3.3 Hệ thống công bố thông tin…………………………………………………… 52
3.3.4 Hệ thống quản lý giám sát……………………………………………………..52
3.3.5 Xây dựng tài liệu về quyền chọn để cung cấp cho các nhà đầu tư….………… 52
3.4 Sự cần thiết ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM……………... 53


3.4.1 Giảm thiểu rủi ro về lợi nhuận của các nhà đầu tư……………………………. 53
3.4.2 Gia tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh quyền chọn chứng khoán…………...... 53
3.4.3 Cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán……………................ 54
3.4.4 Tạo ra mục tiêu để các công ty niêm yết phấn đấu…………………………….54
CHƯƠNG 4 : CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN ĐỂ
KINH DOANH VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HCM.................................................................................................................................55
4.1 Định hướng phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM…………………………... 55
4.1.1 Các mục tiêu phát triển SGDCK TP.HCM…………………………………… 55
4.1.2 Các giải pháp phát triển Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM………………... 56
4.2 Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM…………… 58
4.2.1 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn chứng khoán…………...... 58
4.2.1.1 Đối với các nhà môi giới……………………………………………... 58
4.2.1.2 Đối với nhà đầu tư…………………………………………………….58

4.2.1.3 Điều kiện về môi trường pháp lý……………………………………...59
4.2.1.4 Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật…………………………………………60
4.2.1.5 Điều kiện về hệ thống thông tin và tuyên
truyền……………………...60
4.2.2 Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh................ 61
4.2.2.1 Thiết lập danh sách các cổ phiếu được tham gia giao dịch trên thị
trường quyền chọn ………………………………………………………………………….61
4.2.2.2 Cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán……………... 62
4.2.2.3 Bảo vệ tính trong sáng và minh bạch của thị trường chứng khoán…... 62
4.2.2.4 Giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch quyền chọn………….. 63
4.2.2.5 Cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn của Nhà nước…………………… 64
4.3 Các giải pháp hỗ trợ……………………………………………………………………. 64
4.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước…………………………64
4.3.2 Đối với các công ty chứng khoán và các định chế tài chính trung gian………. 65
4.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực………………………………………………………..65
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………………………………67
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..68


LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tổng quan
Thị trường chứng khoán đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện
đại, nó là cầu nối tài chính giữa những người cần vốn và những người có vốn nhàn rỗi,
nhằm huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát
triển kinh tế, bên cạnh đó TTCK còn là nơi để các nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời thông qua
hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán, tuy nhiên thì việc kinh doanh chứng khoán có
rất nhiều rủi ro khiến cho các nhà đầu tư không an tâm, gây nhiều tổn thất cho nhà đầu tư và
để hạn chế bớt rủi ro cho nhà đầu tư thì trên thị trường chứng khoán cần phải có các công cụ
phái sinh, trong đó có quyền chọn chứng khoán, nó giúp ích cho các nhà đầu tư không chỉ
trong việc phòng ngừa rủi ro mà còn có thể kinh doanh kiếm lời (tất nhiên là bản thân quyền

chọn cũng có rủi ro) – đây chính là hai chức năng kinh tế quan trọng của công cụ quyền
chọn, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ tháng 7 năm 2000 đến nay, nó đã
trải qua rất nhiều những biến động về giá chứng khoán, gây ra nhiều mất mát cho nhà đầu
tư, vì vậy để phòng ngừa rủi ro và tạo thêm sản phẩm cho thị trường chứng khoán thì công
cụ quyền chọn đóng một vai trò rất quan trọng và hết sức có ý nghĩa trong việc tạo ra sự đa
dạng về sản phẩm, hàng hóa mới cho thị trường và tăng thêm tính hấp dẫn cho các nhà đầu
tư, nhằm giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư từ việc kinh doanh quyền
chọn trên thị trường chứng khoán. Đây chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài “Ứng dụng
quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trên Sở giao dịch chứng
khoán TP.HCM”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của quyền chọn chứng khoán.
- Nghiên cứu các chiến lược quyền chọn chứng khoán trong kinh doanh và phòng
ngừa rủi ro và sự hình thành và phát triển công cụ quyền chọn ở thị trường quyền chọn


chứng khoán Chicago – Mỹ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc triển khai quyền
chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM.
- Phân tích thực trạng SGDCK TP.HCM, nhận diện các loại rủi ro trên thị trường và
từ đó đề xuất các giải pháp triển khai công cụ quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.
HCM.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về quyền chọn chứng khoán
- Kinh nghiệm triển khai và ứng dụng quyền chọn chứng khoán của thị trường quyền chọn
Chicago – Mỹ đề xuất các giải pháp trong việc ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên
SGDCK TP.HCM.
- Đề tài không đi sâu vào việc định giá quyền chọn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và kết hợp các phương
pháp so sánh, đối chiếu, liên hệ, tổng hợp để khái quát bản chất của vấn đề nghiên cứu.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Nghiên cứu ứng dụng quyền chọn chứng khoán trên SGDCK TP.HCM để kinh doanh và
phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, tạo thêm sản phẩm mới và cũng là để tạo thêm sự đa
dạng, hấp dẫn cho thị trường, đồng thời cải thiện tính thanh khoản của thị trường.
6. Kết cấu của đề tài
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền chọn chứng khoán và phòng ngừa rủi ro trên TTCK
- Chương 2: Vận dụng các chiến lược quyền chọn để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro trong
các điều kiện của thị trường.
- Chương 3: Thực trạng SGDCK TP.HCM và sự cần thiết ứng dụng quyền chọn chứng
khoán.
- Chương 4: Các giải pháp ứng dụng quyền chọn chứng khoán để kinh doanh và phòng
ngừa rủi ro trên SGDCK TP.HCM.
- Kết luận


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN VÀ
PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Sự ra đời của quyền chọn
Việc sử dụng quyền chọn trong một cố gắng bảo vệ các lợi ích kinh tế hay tài chính
đạt được, được đề cập trong cuốn sách chính trị của Aristotle được xuất bản năm 332 trước
công nguyên thì theo Aristotle, Thales là một triết gia và được cho là người sáng tạo ra
quyền chọn. Thales không chỉ là nhà triết học lớn mà ông còn là nhà thiên văn học và nhà
toán học. Để đáp lại lời chỉ trích rằng nghề của ông không đem lại giá trị. Thales đã sử dụng
khả năng về thiên văn học của mình đọc các vì sao để dự báo về thời tiết. Kỹ năng này của
ông đã cho phép ông tiên đoán được vụ thu hoạch Olive lớn trong năm tới. Tuy nhiên,
Thales không đủ tiền để mua máy ép dầu Olive nên ông đã sử dụng số tiền ít ỏi của mình để
mua quyền sử dụng các máy ép trong mùa thu hoạch chứ không mua các máy ép đó. Sở hữu
cái quyền này đã cho Thales quyền sử dụng các máy ép trong mùa thu hoạch (hoặc ông có

thể bán quyền sử dụng các máy ép dầu Olive của mình cho người khác mà nó cho ông lợi
ích lớn hơn). Thales đã sáng tạo ra một hợp đồng quyền chọn đầu tiên. Người bán quyền
cũng rất hạnh phúc vì ông ta có được thu nhập mà không cần quan tâm xem vụ mùa có
thành công hay không. Thales đã chứng minh cho mọi người thấy rằng kiến thức triết học,
thiên văn học và toán học của ông là rất có giá trị và đem lại những giá trị rất lớn cho bản
thân và xã hội.
Và quyền chọn tiếp tục phát triển trong các hợp đồng hoa tulip năm 1636 và hoa
Tulip đầu tiên được nhập vào Châu Âu từ Thổ Nhĩ Kỳ vào những năm của thập niên 1500s.
Và đầu thế kỷ 17, hoa Tulip được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh vì vậy mà cầu bắt
đầu vượt cung (Hà Lan được xem là nơi sản xuất hoa Tulip lớn nhất) người Hà Lan bắt đầu
kinh doanh các quyền chọn hoa Tulip với số lượng lớn. Việc sử dụng quyền chọn thì không
đắt đỏ như mua trực tiếp với số lượng lớn. Chiến lược quyền chọn này tỏ ra rất có lời và giá
cả không leo thang nữa.
Vào năm 1872, một nhà tài chính người Mỹ tên Rusell Sage đã phát minh ra các
quyền chọn mua, quyền chọn bán cổ phiếu đầu tiên. Giống như các quyền chọn ngày nay,


quyền chọn của Sage cho người mua quyền chọn quyền được mua hoặc bán một khối lượng
cổ phiếu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Và theo dòng thời gian thì vào những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các
công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn
bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn,
một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sang muốn ký hợp đồng bán
quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền
chọn. Vì vậy, một công ty thành viên có thể vừa là nhà môi giới – người mang người mua
và người bán đến với nhau – hoặc nhà kinh doanh – người thật sự thực hiện vị thế giao dịch.
Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) này có thể tồn tại, nhưng nó cũng có rất
nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền
chọn cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. Các quyền
chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi thì chúng sẽ được thực hiện

hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy, hợp đồng quyền chọn có rất ít thậm chí là không có tính
thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bởi công ty
môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà
môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ
quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là
do hai vấn đề trên. Và cho tới năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế
giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất
và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho
giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Option
Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/04/1973. Các hợp
đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977. CBOE đã tạo ra
một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn. Bằng cách tiêu chuẩn hóa các kỳ
hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã làm tăng tính thanh khoản của thị trường.
1.2 Tổng quan về quyền chọn
1.2.1 Khái niệm quyền chọn
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho
người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào
một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.


Không giống như hợp đồng tương lai, quyền và nghĩa vụ của người mua và bán
quyền chọn không cân xứng nhau. Người mua quyền chọn có quyền, còn người bán quyền
chọn có nghĩa vụ. Gía phải trả cho quyền chọn thường được gọi là giá trị quyền chọn hay
phí quyền chọn. Thực chất của việc kinh doanh quyền chọn là đánh cược trên sự biến động
giá cả của chứng khoán, nếu sự dự đoán của nhà đầu tư là chính xác thì NĐT có lời và
ngược lại sẽ bị thua lỗ.
Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền
chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa cơ sở với
một mức giá xác định (hay còn được gọi là giá thực hiện - Strike price) và trong một thời
hạn nhất định.

Các hàng hóa cơ sở (Underlying assets) : Có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái
phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
1.2.2 Đặc điểm quyền chọn (Characteristics of options)
- Vị thế mua là người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền, còn
vị thế bán là người phải thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền.
- Ngày thực hiện quyền là do người mua quyền quyết định trong thời hạn của hợp đồng
quyền chọn, nếu quá thời hạn thì quyền chọn mất hiệu lực, đối với quyền chọn kiểu Mỹ thì
người mua quyền có thể thực hiện vào bất cứ ngày nào trong thời hạn của quyền chọn. Đối
với quyền chọn kiểu Châu Âu thì ngày thực hiện quyền là ngày cuối cùng của quyền chọn
(tức là vào ngày đáo hạn của quyền chọn).
- Gía thực hiện – Strike price là giá đã được thỏa thuận đối với mỗi cổ phần theo đó thì
chứng khoán cơ sở có thể được mua hoặc bán bởi người nắm giữ quyền chọn khi họ thực
hiện hợp đồng quyền chọn.
- Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí – gọi là phí quyền chọn
(option premium).
- Phí quyền chọn có hai yếu tố chính là : Gía trị nội tại (Intrinsic value) và giá trị thời
gian (Time value).
+ Gía trị nội tại của quyền chọn mua – Intrinsic Value (Call options) khi thị giá của
cổ phiếu cở sở cao hơn giá thực hiện thì quyền chọn mua có lời – và số chênh lệch giữa thị
giá và giá thực hiện chính là giá trị nội tại của quyền chọn mua.


+ Gía trị nội tại của quyền chọn bán – Intrinsic Value (Put options) nếu giá thị
trường của chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện thì quyền chọn bán có lời – và số
chênh lệch giữa thị giá và giá thực hiện chính là giá trị nội tại của quyền chọn bán.
+ Gía trị thời gian của quyền chọn – Time Value - trước khi đáo hạn, trong phí quyền
chọn gồm hai phần, phần phí dôi dư ngoài giá trị nội tại của quyền chọn chính là giá trị thời
gian của quyền chọn. Gía trị thời gian của quyền chọn được biết đến như là một lượng giá
trị mà một nhà đầu tư sẵn lòng trả cho một quyền chọn lớn hơn phần giá trị nội tại với hy
vọng rằng vào một lúc nào đó trước khi hết hạn thì giá trị của quyền chọn sẽ tăng lên vì sự

thay đổi thuận lợi trong giá của chứng khoán cơ sở. Thời gian càng dài và các điều kiện thị
trường hoạt động có lợi cho nhà đầu tư, thì giá trị thời gian càng tăng lên.
-

Các trạng thái của quyền chọn:
+ Đối với quyền chọn mua
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền
chọn có lời – In the money – ITM.
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền
chọn bị lỗ - Out of the money – OTM.
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu bằng giá thực hiện cổ phiếu thì quyền chọn
mua hòa vốn – At the money – ATM.


+ Đối với quyền chọn bán
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền
chọn bán có lời – In the money – ITM.
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu lớn hơn giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền
chọn bán bị lỗ - Out of the money – OTM.
+ Nếu giá thị trường của cổ phiếu bằng giá thực hiện của cổ phiếu thì quyền
chọn bán hòa vốn – At the money – ATM.
1.2.3 Các dạng hợp đồng quyền chọn
- Quyền chọn mua (Call Option)
Quyền chọn mua cho người mua quyền được mua một số lượng cổ phiếu nhất định
(thường một hợp đồng quyền chọn mua có số lượng là 100 cổ phiếu) trong một thời gian
xác định – thời gian này có thể là 3,6, 9 tháng. Người mua quyền chọn trả cho người bán
quyền chọn một khoản phí, và được gọi là phí quyền chọn. Người mua quyền có thể thực
hiện quyền vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn của quyền chọn (nếu là quyền chọn kiểu Mỹ)
nếu quá thời hạn của quyền chọn mà người mua không thực hiện quyền thì quyền chọn trở
lên vô hiệu.

Minh họa : (Trong các trường hợp sau đây thì phải giả định là không có thuế, phí và chi phí
giao dịch).
Khi một nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu XYZ (lúc này nhà
đầu tư đang kỳ vọng về sự tăng giá của cổ phiếu XYZ trong tương lai) với số lượng là 100
cổ phiếu, giá thực hiện là 100USD/cổ phiếu trong vòng 3 tháng tới, vậy nhà đầu tư có thể
bán 100 cổ phiếu này vào ngày bất kỳ trong vòng 3 tháng tới, giả sử người mua phải trả cho
người bán quyền một khoản phí là 2USD/cổ phiếu hay 200USD/hợp đồng. Gỉa sử trong thời
gian tới giá cổ phiếu XYZ tăng lên 120 USD/cổ phiếu thì khi đó nhà đầu tư sẽ thực hiện
quyền chọn là mua 100 cổ phiếu XYZ với giá là 100USD/cổ phiếu rồi sau đó đem bán
ngoài thị trường với giá là 120USD/cổ phiếu. Như vậy lúc này nhà đầu tư đã lời 20USD/cổ
phiếu và được tính như sau :
(120USD x 100) - (100USD x 100) = 2000USD
Trừ đi phí quyền chọn mua là : 2USD x 100 = 200USD
Vậy số tiền lời thực của nhà đầu tư : 1800USD = 2000USD - 200USD
- Quyền chọn bán (Put Option)


Quyền chọn bán cho người mua quyền được bán một số lượng cổ phiếu (thường là
100 cổ phiếu/hợp đồng quyền chọn bán) nhất định trong một thời gian nhất định và người
mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản phí. Quyền chọn bán ngược lại với
quyền chọn mua (nếu quyền chọn mua áp dụng cho nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng giá cổ
phiếu trong tương lai thì quyền chọn bán lại được các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự sụt giảm
giá trong tương lai của cổ phiếu).
Khi nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn bán cổ phiếu XYZ nào đó (có nghĩa là
nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự sụt giá của cổ phiếu XYZ trong tương lai) với số lượng là
100 cổ phiếu với giá là 100USD/cổ phiếu, thời gian là 3 tháng, người mua quyền chọn bán
phải trả một khoản phí là 2USD/cổ phiếu hay 200USD/hợp đồng. Gỉa sử một tháng sau giá
cổ phiếu XYZ trên thị trường giảm xuống còn 80USD/cổ phiếu vậy lúc này nhà đầu tư sẽ
mua 100 cổ phiếu XYZ trên thị trường với giá là 80USD/cổ phiếu và sau đó bán lại theo
hợp đồng quyền chọn bán cũng 100 cổ phiếu XYZ này nhưng với giá là 100USD/cổ phiếu,

vậy nhà đầu tư đã lời 20USD/cổ phiếu và được tính như sau :
(100USD x 100) - (80USD x 100) = 2000USD
Trừ đi phí quyền chọn là :

2USD x 100 = 200USD

Số tiền lời thực của nhà đầu tư là :

1800USD = 2000USD - 200USD

- Quyền chọn 2 chiều (Call and put options)
Trong trường hợp giá cả của cổ phiếu biến động nhiều thì nhà đầu tư nên chọn quyền
2 chiều – nhà đầu tư sẽ mua cả quyền chọn mua và quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro và
kiềm lời, nếu trong trường hợp giá cả cổ phiếu trên thị trường tăng lên thì nhà đầu tư nên
thực hiện quyền chọn mua và ngược lại nếu giá cổ phiếu trên thị trường giảm giá thì nhà
đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán để kiếm lời. Tuy nhiên thì nhà đầu tư cũng phải quan
tâm tới biên độ biến động giá, nếu biên độ biến động giá lớn thì việc kinh doanh quyền chọn
mới có lời, còn nếu biên độ dao động hẹp hoặc không có sự biến động giá thì số tiền kiếm
được sẽ không đủ bù đắp chi phí và sẽ bị thua lỗ.
1.3 Chức năng kinh tế của quyền chọn
1.3.1 Ứng dụng quyền chọn trong kinh doanh
Cổ phiếu của công ty Z hiện đang giao dịch trên thị trường với mức giá 20.000đ/cổ
phần. Nhà đầu tư dự đoán mức giá này sẽ tăng lên trong vòng 1 tháng tới. Gỉa sử quyền lựa


chọn được niêm yết để giao dịch đối với cổ phiếu Z, nhà đầu tư có thể mua một quyền chọn
mua cổ phiếu Z ở mức giá 20.000đ, với số lượng 100.000 cổ phiếu. Gỉa sử phí của quyền
chọn là 2% giá trị hợp đồng tương đương với :
20.000đ x 100.000CP x 2% = 40.000.000đ
Nhà đầu tư bỏ ra 40 triệu đồng để mua quyền chọn mua này. Sau một tháng cổ phiếu Z tăng

lên 21.000đ/cổ phiếu vậy phần chênh lệch giá NĐT được hưởng là 100.000.000đ, trừ phí
40.000.000đ còn lại lãi ròng là 60.000.000đ. Như vậy trong vòng 1 tháng nhà đầu tư đã thu
được khoản lợi nhuận là 60.000.000đ trên khoản đầu tư là 40.000.000đ, tương đương với lãi
suất 150%.
Nếu thay vì sử dụng quyền chọn, nhà đầu tư phải bỏ ra 2 tỷ đồng để mua 100.000 cổ phiếu
Z sau 1 tháng giá tăng lên 21.000đ, nhà đầu tư bán cổ phiếu và thu được tiền lời là
100.000.000đ trên vốn đầu tư là 2 tỷ đồng tương đương mức lợi tức là 5%.
1.3.2 Ứng dụng quyền chọn phòng ngừa rủi ro
Chức năng kinh tế quan trọng nhất của quyền chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm
thiểu rủi ro. Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sự dụng
các quyền chọn để loại trừ rủi ro đó. Một quyền chọn mua có thể được xem như là một công
cụ đảm bảo một mức giá mua tốt (nếu giá thị trường của chứng khoán cao hơn mức giá thực
hiện, quyền chọn sẽ giúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức giá thực hiện). Một
quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà đầu
tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thị trường của chứng khoán
thấp hơn giá thực hiện). Như vậy, các quyền chọn có thể được xem như một công cụ phòng
ngừa những sự thay đổi giá bất lợi.
1.4 Lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng quyền chọn
Hầu hết trong các chiến lược mà các nhà đầu tư quyền chọn sử dụng để giới hạn rủi
ro, nhưng đồng thời thì lợi nhuần tiềm năng cũng có giới hạn. Vì lý do này, các chiến lược
quyền chọn không phải là những kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Các giao dịch quyền chọn
thường cần vốn ít hơn so với các giao dịch kinh doanh cổ phiếu nhưng lại đem lại tỷ suất
sinh lợi cao hơn so với việc kinh doanh cổ phiếu.
Thậm chí đối với các nhà đầu tư mà sử dụng quyền chọn trong các chiến lược đầu cơ,
như là viết quyền chọn mua (bán quyền chọn mua) thường cũng không nhận được lợi nhuận
cao. Lợi nhuận tiềm năng thì giới hạn trong phí quyền chọn mà họ nhận được từ mỗi hợp


đồng, và lỗ tiềm năng là không giới hạn. Mặc dù vậy thì quyền chọn không phải dành cho
mọi người và chúng là những sự lựa chọn linh hoạt nhất trong các lựa chọn đầu tư. Tùy

thuộc vào các hợp đồng, quyền chọn có thể bảo vệ hoặc tăng cường sự đa dạng của các
danh mục đầu tư khác nhau của các nhà đầu tư trong các thị trường hướng lên, hướng xuống
và các thị trường có sự biến động không nhiều.
- Đối với vị thế mua :
Một trong những lợi ích của việc mua quyền chọn là sự lời lỗ không cân xứng. Mua
quyền chọn mua tạo lợi nhuận tiềm năng không giới hạn nếu giá chứng khoán tăng trong
khi khoản lỗ do rủi ro giá chứng khoán rớt xuống chỉ giới hạn trong khoản phí quyền chọn
đã trả trước. Tương tự, mua quyền chọn bán sẽ mang lại khoản lợi nhuận không giới hạn
nếu giá cổ phiếu rớt xuống trong khi khoản tổn thất tối đa khi giá cổ phiếu tăng chỉ bằng
phần phí quyền chọn ban đầu. Kết quả không cân xứng này mang đặc tính của bảo hiểm, là
lý do mà ta phải trả tiền khi mua quyền chọn được gọi là phí quyền chọn (option premium).
Đối với người mua, hợp đồng quyền chọn cho một đòn bẩy tài chính (leverage) với
rủi ro có thể tính trước. Phí mua hợp đồng (premium) chỉ là một phần rất nhỏ so với giá thị
trường của chứng khoán cơ sở (Underlying stock). Vì thế người mua hợp đồng có thể tham
gia vào bất cứ trường hợp biến chuyển giá chứng khoán mà không phải mua chính chứng
khoán đó, nên không phải bỏ một số tiền lớn để đầu tư. Ngoài ra, người mua quyền chọn
biết rằng sự thua lỗ tối đa chỉ bằng tổng số phí mua quyền chọn.
Đối với hầu hết các nhà đầu tư, quyền chọn là các công cụ quản lý rủi ro rất hữu ích,
quyền chọn đóng vai trò như là các chính sách bảo hiểm chống lại sự sụt giá của cổ phiếu
trên thị trường. Nếu một nhà đầu tư đang lo lắng về sự sụt giá cổ phiếu của công ty A chẳng
hạn, NĐT có thể mua quyền chọn bán và quyền chọn bán này cho người mua quyền bán cổ
phiếu ở mức giá thực hiện mà không cần quan tâm đến sự sụt giá của cổ phiếu công ty A
trên thị trường. Việc thực hiện quyền chọn này được xem như là một sự bảo hộ. Sự bảo hộ
của quyền chọn giúp quản lý rủi ro, các nhà đầu tư cần nhớ rằng tất cả các khoản đầu tư đều
ẩn chứa rủi ro và lợi luận thì không bao giờ được đảm bảo chắc chắn. Các nhà đầu tư sử
dụng quyền chọn để quản lý rủi ro và cũng là để giảm thiểu các khoản lỗ tiềm năng. Họ có
thể lựa chọn mua các loại quyền chọn, vì sự thua lỗ được giới hạn trong khoản phí quyền
chọn. Đổi lại, họ có được quyền để mua hoặc bán cổ phiếu ở một mức giá có thể chấp nhận
được đối với họ. Họ cũng có thể nhận được lợi nhuận từ sự gia tăng trong giá trị của phí



quyền chọn, nếu họ chọn cách bán lại quyền chọn cho thị trường hơn là thực hiện quyền đó.
Vì người viết quyền chọn (người bán quyền chọn) thường buộc phải bán hoặc phải mua cổ
phiếu ở mức giá không thuận lợi lắm, loại rủi ro thường gắn với các vị thế bán nhiều hơn.
Hầu hết các chiến lược quyền chọn được thiết kế để giảm thiểu rủi ro bằng cách bảo vệ cho
các danh mục đầu tư. Trong khi các quyền chọn đóng vai trò như là các mạng lưới an toàn
thì bản thân chúng cũng không phải là không có rủi ro. Vì thông thường các giao dịch mở
và đóng trong khoảng thời gian rất ngắn, lợi nhuận được thực hiện cũng rất nhanh chóng.
Điều này có nghĩa là những khoản thua lỗ cũng có thể gia tăng rất nhanh chóng. Điều quan
trọng là phải hiểu được tất cả các loại rủi ro liên quan đến việc nắm giữ, bán hay kinh doanh
quyền chọn trước khi NĐT gộp chúng vào trong danh mục đầu tư của NĐT.
- Đối với vị thế bán :
Người bán hợp đồng quyền chọn được gọi là người viết hợp đồng. Mục tiêu cơ bản
của người bán hợp đồng là kiếm thêm tiền bằng phí quyền chọn do người mua trả. Số lợi
tức này đôi khi có thể được công thêm vào tổng số lợi nhuận trong danh mục đầu tư. Tất cả
người bán hợp đồng quyền chọn có thể mua ngăn chặn (Buy in) hay mua chấm dứt (Closing
purchase), đây là phương thức nhằm chấm dứt trách nhiệm giao hay nhận chứng khoán,
nghĩa là người bán hợp đồng sẽ mua một hợp đồng quyền chọn tương tự như hợp đồng
quyền chọn đã bán (nhưng chỉ có phí quyền chọn và giá điểm là khác nhau). Hợp đồng
quyền chọn thứ hai sẽ bù đắp cho hợp đồng quyền chọn thứ nhất. Người bán sẽ lời hay lỗ
tùy thuộc vào chênh lệch giữa hai phí quyền chọn.
Nói chung, các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và quyền chọn là các công
cụ bảo hiểm giá chứng khoán rất hữu hiệu.
Tuy nhiên thì nó cũng hàm chứa rủi ro như là khoản phí quyền chọn mà nhà đầu tư
phải bỏ ra để có được quyền, giống như các loại chứng khoán khác – cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng chỉ quỹ - thì các quyền chọn cũng không có sự đảm bảo chắc chắn nào, và NĐT
phải nên nhớ rằng họ có thể mất tất cả vốn khi đầu tư vào quyền chọn và thậm chí đôi khi
NĐT còn mất nhiều hơn thế. Đối với người nắm giữ quyền chọn, NĐT có rủi ro đối với
toàn bộ phí quyền chọn mà NĐT đã trả. Nhưng đối với người viết quyền chọn, họ nhận
nhiều rủi ro hơn. Chẳng hạn, nếu NĐT viết (bán) quyền chọn mua không phòng ngừa, NĐT

sẽ phải đối mặt với một khoản lỗ không giới hạn vì NĐT không biết chắc được giá cổ phiếu
sẽ tăng cao bao nhiêu. Tuy nhiên, thì khoản phí đầu tư quyền chọn ban đầu thường thì đòi


hỏi vốn ít hơn vị thế kinh doanh cổ phiếu, khoản thua lỗ tiềm năng của các nhà đầu tư
quyền chọn thường nhỏ hơn so với khoản thua lỗ từ việc NĐT mua cổ phiếu cơ sở và bán
chúng trong thời gian ngắn. Trường hợp ngoại lệ này là quy tắc chung khi NĐT sử dụng
quyền chọn như là một đòn bẩy : Tỷ suất sinh lợi cao nhưng NĐT cũng phải luôn nhớ rằng
tỷ lệ thua lỗ cũng rất là cao.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của quyền chọn
1.5.1 Gía thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện (Market price and
strike price of the underlying stock).
Giá trị của quyền chọn phụ thuộc rất lớn vào giá của chứng khoán cơ sở. Như đã
được giải thích ở phần trên, nếu giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá thực hiện của cổ
phiếu (đối với quyền chọn mua) thì quyền chọn có lời – In the money. Ngược lại, nếu giá
thị trường của cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện của cổ phiếu (đối với người mua quyền chọn
bán) thì quyền chọn bán có lời – In the money. Sự chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thị
trường của cổ phiếu cơ sở được biết đến như là giá trị nội tại của quyền chọn. Chỉ các quyền
chọn có lời mới có giá trị nội tại.
1.5.2 Thời gian cho đến khi đáo hạn (Time remaining until expiration)
Đối với các quyền chọn kiểu Mỹ (kể cả quyền chọn mua và quyền chọn bán) tất cả
các yếu tố khác giữ nguyên, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá của quyền chọn
càng cao, vì giá của cổ phiếu cơ sở càng có khả năng biến động để cho quyền chọn trở
thành có lãi và đem lại lợi nhuận. Đối với quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời
gian cho đến khi hết hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay bán). Gía
trị thời gian sẽ giảm xuống nhanh chóng trong một vài tuần cuối cùng trong vòng đời của
quyền chọn.
1.5.3 Độ bất ổn trong giá của cổ phiếu cơ sở (Volatility)
Độ bất ổn của giá cổ phiếu cơ sở càng cao thì phí quyền chọn càng cao bởi sự biến
động giá của cổ phiếu rất có thể làm chọn quyền chọn trở lên có lời hơn. Độ bất ổn giá cổ

phiếu chính là điều kiện tốt để triển khai công cụ quyền chọn.
1.5.4 Cổ tức (Dividend)
Cổ tức tiền mặt được trả cho các cổ đông. Do vậy, cổ tức tiền mặt ảnh hưởng đến phí
quyền chọn thông qua sự ảnh hưởng của giá cổ phiếu cơ sở. Bởi vì giá của cổ phiếu cơ sở sẽ


giảm xuống đúng bằng số tiền mặt cổ tức được chi trả, việc chi trả cổ tức tiền mặt càng cao
thì phí quyền chọn mua giảm và phí quyền chọn bán càng tăng.
1.5.5 Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro (Free short term interest rate)
Trong suốt thời hạn của quyền chọn, khi các yếu tố khác không thay đổi, giá của một
quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. Đối với một
quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại : một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi
ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.
1.5.6 Lãi suất danh nghĩa (Coupon interest rate)
Đối với các quyền chọn của các trái phiếu, lãi suất danh nghĩa sẽ có xu hướng làm
giảm giá của quyền chọn mua bởi vì lãi suất danh nghĩa sẽ làm cho việc nắm giữ trái phiếu
trở nên hấp dẫn hơn so với nắm giữ quyền. Vì vậy các quyền chọn mua của các trái phiếu
sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có lãi suất danh
nghĩa. Ngược lại, lãi suất danh nghĩa có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán.
1.6 Những điều kiện cần thiết để ứng dụng quyền chọn
1.6.1 Điều kiện về luật pháp
Để thị trường quyền chọn có thể hoạt động công bằng và hiệu quả thì luật pháp là
không thể thiếu, cần phải xây dựng luật pháp đủ mạnh và có hiệu lực để quản lý, giám sát
và xử phạt đối với các hành vi gian lận thị trường. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia
trên thị trường đều phải tuân theo những qui định của UBCKNN về công bố thông tin và
các hoạt động giao dịch của thị trường. Và cần phải có Đạo luật tư vấn đầu tư và thành lập
công ty bảo vệ nhà đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của NĐT khi tham gia giao
dịch trên thị trường quyền chọn.
1.6.2 Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin thật sự hiện đại nhằm cung cấp các

thông tin tới NĐT nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Thông tin tại các sở giao dịch phải
được thông suốt, có thể xóa đi tối đa sự chênh lệch về giá và sự lệch pha về thông tin. Để
làm được việc này cần phải tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thật sự hiện
đại và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của thị trường.
1.6.3 Điều kiện đối với thị trường chứng khoán cơ sở
Để có thể triển khai ứng dụng quyền chọn chứng khoán thì điều quan trọng đối với
thị trường chứng khoán cơ sở là :


Thứ nhất, vì quyền chọn chứng khoán là sự đánh cược trên sự chuyển biến giá cả của
chứng khoán, do vậy thị trường chứng khoán phải luôn đảm bảo được tính thanh khoản cao,
nếu thiếu tính thanh khoản của thị trường chứng khoán thì không thể triển khai ứng dụng
quyền chọn. Hạn chế tối đa các hình thức gian lận trên thị trường chứng khoán, tránh tình
trạng làm mất niềm tin của NĐT đối với thị trường và gây tác động xấu đến tính thanh
khoản của thị trường. Thu hút các NĐT nước ngoài tham gia giao dịch trên thị trường bằng
việc mở thêm room cho họ và nâng cao chất lượng của các công ty niêm yết.
Thứ hai, bảo vệ tính trong sáng và minh bạch của thị trường bằng cách tăng cường
công tác quản lý, giám sát của UBCKNN nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý thật nghiêm
minh các trường hợp gian lận gây tác động xấu cho thị trường, làm mất niềm tin của NĐT
đối với thị trường. Thị trường chứng khoán hoạt động tốt là điều kiện tiên quyết để triển
khai thành công thị trường quyền chọn chứng khoán.
1.7 Những mặt tích cực và tiêu cực khi ứng dụng quyền chọn
1.7.1 Những mặt tích cực
- Giúp các NĐT có thêm sản phẩm mới giao dịch trên thị trường, NĐT có thể kinh
doanh quyền chọn chứng khoán để kiếm lời với chi phí bỏ ra ít mà tỷ suất sinh lợi lại cao
(đòn bẩy), tỷ suất sinh lợi cao hơn so với việc kinh doanh chứng khoán và việc kinh doanh
quyền chọn của NĐT còn làm gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
- Hạn chế tối đa những rủi ro khi có sự biến động bất lợi về giá cả của chứng khoán
mà NĐT đang nắm giữ và giới hạn rủi ro trong phí quyền chọn. Đây là chức năng quan
trọng nhất của quyền chọn.

1.7.2 Những mặt tiêu cực
- Việc kinh doanh quyền chọn đòi hỏi NĐT phải thật sự am hiểu về lợi ích cũng như
rủi ro của các chiến lược quyền chọn vì việc kinh doanh quyền chọn có thể làm cho NĐT
(người bán quyền chọn) rơi vào rủi ro không giới hạn do sự thay đổi bất lợi của giá cả
chứng khoán buộc họ phải thực hiện theo yêu cầu của người mua quyền chọn.
- Người viết quyền chọn phải đặt cọc theo yêu cầu của nhà môi giới để hạn chế rủi ro
khi người mua quyền thực hiện quyền chọn và nếu thị trường hoạt động bất lợi cho người
bán quyền thì họ phải đặt cọc bổ sung nếu không nhà môi giới sẽ khóa tài khoản giao dịch
của người viết quyền và người viết quyền phải chịu toàn bộ rủi ro.


- Những điều kiện của thị trường như tính thanh khoản thấp, lỗi do công nghệ giao
dịch… làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư khi họ muốn thoát vị thế, hay không thể giao dịch.
1.8 Bài học kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn trên Sở giao dịch CKTP.HCM
1.8.1 Thị trường phái sinh ở Thái Lan
Sở giao dịch sản phẩm phái sinh Thái Lan là thị trường giao dịch các sản phẩm phái
sinh nhằm cung cấp thêm các sản phẩm cho thị trường chứng khoán và giúp phòng ngừa rủi
ro cho các hoạt động kinh doanh chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán phái sinh của
Thái Lan được thành lập vào năm 2004 và hoạt động theo luật công cụ phái sinh năm
(2003), cho phép sở giao dịch được phép giao dịch các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn với các loại tài sản cơ sở là chứng khoán, chỉ số chứng khoán, và các loại khoáng sản.
Sở giao dịch sản phẩm phái sinh của Thái Lan được trang bị công nghệ giao dịch tự động,
có trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing Center) là công ty trách nhiệm hữu hạn thanh toán
bù trừ – thực hiện thanh toán bù trừ cho tất cả các giao dịch của sở. Công ty này cung cấp
các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh hợp đồng và xử lý các loại rủi ro cho các thành viên. Khối
lượng giao dịch bình quân trên ngày tại sở giao dịch này tăng liên tục từ 3.000 hợp đồng
giao dịch quý I/2007 đến quý IV/2007 đạt bình quân 6.000 hợp đồng/ ngày, tương ứng với
khối lượng giao dịch khoảng 150 triệu USD/ngày. Kết quả này phản ánh xu thế phát triển
tất yếu của thị trường phái sinh ở các nước đang phát triển.
1.8.2 Thị trường chứng khoán Trung Quốc

TTCK Trung Quốc ra đời vào cuối thập niên 1990, làm nhiệm vụ huy động vốn cho
công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhưng phải đến năm 2005, thị trường mới
bắt đầu sôi động khi chính phủ cho đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) nhiều doanh nghiệp nhà
nước có vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó sự can thiệp trực tiếp của Chính
phủ là một đặc trưng nổi bật của TTCK Trung Quốc. Có rất nhiều NĐT nước ngoài tham
gia vào TTCK Trung Quốc, điều này khiến cho TTCK trở nên hấp dẫn và sôi động hơn.
Tháng 4/2007, TTCK Trung Quốc ghi nhận con số NĐT mở tài khoản ở mức kỷ lục 4,79
triệu người. Người dân đổ xô vào chứng khoán đã khiến TTCK nóng lên và rơi vào tình
trạng bong bóng. Kết thúc nửa đầu năm 2008, chỉ số chứng khoán CSI 300 của TTCK
Thượng Hải xoay quanh mức 2.600 điểm, mất 58% tính từ mức đỉnh 6.214 điểm đạt được
vào tháng 10 năm 2007. Giá trị giao dịch cũng giảm tương ứng, bình quân mỗi phiên giao
dịch trong tháng 6/2008 chỉ có 98,6 tỷ nhân dân tệ (14,43 tỷ USD) cổ phiếu được khớp lệnh,


×