Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số xét nghiệm huyết học ứng dụng trong lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.93 KB, 8 trang )

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC
ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG
TS. BS. Phạm Quang Vinh

1. XÉT NGHIỆM TẾ BÀO MÁU

Tổng phân tích tế bào máu:
+ Ý nghĩa: phản ảnh số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ khối hồng
cầu (hematocrit), kích thước trung bình và độ phân giải của mỗi loại tế
bào, thành phần bạch cầu, tỷ lệ HST (huyết sắc tố), số lượng và nồng độ
HST trong hồng cầu.
+ Số lượng các tế bào phản ánh tình trạng sinh máu của tuỷ xương, mức độ
phá huỷ ở máu ngoại vi hay tình trạng mất máu. Số lượng cả ba dòng
giảm trong suy hoặc giảm sinh tuỷ. Giảm ba dòng cũng còn gặp trong các
hội chứng tăng phá huỷ tế bào máu (cường lách hay tự miễn). Số lượng
hồng cầu giảm đơn thuần dặc biệt là tỷ lệ HST giảm còn gặp trong thiếu
máu do không sinh được máu (thiếu yếu tố tạo máu), do chảy máu hoặc
tan máu.
+ Giảm bạch cầu đơn thuần thừơng gặp trong một số tình trạng giảm miễn
dịch sau dùng các thuốc chống chuyển hoá, thuốc kháng sinh hay nhiễm
mọt số virus. Giảm tiểu cầu đơn thuần thường gặp trong bệnh xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch.
+ Số lượng cả ba dòng tăng trong hội chứng tăng sinh tuỷ mạn tính (tăng
hồng cầu trong bệnh đa hồng cầu, tăng bạch cầu trong bệnh lơ xê mi kinh
hay lách to sinh tuỷ và tăng tiểu cầu trong bệnh tăng tiểu cầu tiên phát).
+ Tỷ lệ khối hồng cầu phản ánh mức thiếu máu, hay cô máu dùng để chẩn
đoán, theo dõi điều trị đa hồng cầu, tình trạng mất nước, mất huyết tương.
+ Thành phần bạch cầu (tỷ lệ các loại bạch cầu) có giá trị phản ánh mức
sinh máu ở tuỷ và phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm vi khuẩn,
virus. Tỷ lệ lympho tăng đi cùng giảm số lượng trong suy tuỷ hay giảm
sinh tuỷ, hoặc nhiễm một số virus. Tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính tăng


trong nhiễm khuẩn, tỷ lệ bạch cầu đoạn ưa axit tăng trong nhiễm ký sinh
trùng.
188


+ Các thông số hồng cầu (MCV, MCH, MCHC) nói lên đặc điểm hồng cầu.
Trong thiếu máu nếu MCV nhỏ hơn 80 fl (femtolit), MCHC dưới 300g/l
là thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ gặp trong thiếu máu thiếu sắt hoặc
bệnh huyết sắc tố. Nếu MCV trên 100fl là thiếu máu hồng cầu to gặp
trong thiếu máu do thiếu vitamin B12, hay rối loạn sinh tuỷ.
+ Thông số RDW (độ phân bố của hồng cầu) Nói lên mức độ phân bố các
hồng cầu có kích thước khác nhau. Phân bố rộng tức là tăng cao RDW
trong một số thiếu máu tan máu đặc biệt thiếu máu do bệnh huyết sắc tố.
+ Thông số MPV (thể tích trung bình tiểu cầu), PDW (phân bố tiểu cầu).
Hai thông số này tăng trong thiếu tiểu cầu do rối loạn sinh tiểu cầu.
Huyết đồ:
Thực chất là xét nghiệm phân tích tế bào máu như trên kết hợp tỷ lệ hồng cầu
lưới và có ý kiến nhận xét của bác sỹ chuyên khoa.
Hồng cầu lưới:
là hồng cầu mới trưởng thành, phản ánh tình trạng sinh máu của tuỷ xương.
Hồng cầu lưới tăng trong thiếu máu có phục hồi như tan máu, mất máu, thiếu
máu thiếu sắt hay B12 đang được điều trị.
Máu lắng:
Tốc độ máu lắng là khoảng cách hồng cầu lắng tự nhiên sau một và hai giờ.
Bình thường 1/2 giờ 1 + 1/4 giờ 2 < 10 mm. Máu lắng tăng khi có thay đổi
độ nhớt máu, thay đổi thành phần globulin do viêm nhiễm.
Xét nghiệm tập trung bạch cầu:
Khi số lượng bạch cầu bệnh nhân quá thấp
Tuỷ đồ:
Phản ánh tình trạng số lượng và thành phần tế bào tuỷ sinh máu.

+ Số lượng: bình thường từ 30-100 × 109/l. Số lượng tăng cao trong tăng
sinh tuỷ cấp (lơ xê mi) hay mạn. Số lượng tăng vừa khi tuỷ đáp ứng nhu
cầu phục hồi tế bào ngoại vi (tăng sinh lành tính) như thiếu máu, nhiễm
trùng. Một số trường hợp rối loạn sinh tuỷ, lơ xê mi cấp cũng có thể tăng
sinh mức độ vừa phải do đó cần dựa vào thành phần các tế bào trong tuỷ.
+ Thành phần tế bào:
189


Tỷ lệ giữa các dòng: Bình thường nguyên hồng cầu chiếm khoảng 2025% tế bào có nhân trong tuỷ. Tỷ lệ này tăng phản ánh tình trạng tăng
sinh hồng cầu. Tỷ lệ này tăng nhiều trong đa hồng cầu. Tỷ lệ tăng và kèm
rối loạn hình thái, có tế bào ác tính trong bệnh lơ xê mi cấp dòng hồng
cầu.
Tỷ lệ các lứa tuổi trong một dòng: Bình thường trong một dòng các tế
bào càng non thì số lượng càng ít. Giảm các tế bào đầu dòng gặp trong
suy tuỷ, xơ tuỷ. Tăng các tế bào đầu dòng trong bệnh ác tính (lơ xê mi).
• Mẫu tiểu cầu: Gặp nhiều trong bệnh tăng tiểu cầu tiên phát, bệnh xuất
huyết giảm tiểu cầu. Gặp ít trong suy tuỷ xương.
• Hình thái tế bào trong tuỷ: Hình thái rối loạn trong rối loạn sinh tuỷ,
hình thái bất thường, ác tính trong bệnh lơ xê mi cấp.
• Tế bào ung thư di căn: cần xét nghiệm sinh thiết tuỷ và thăm dò các cơ
quan.
• Hồng cầu lưới tuỷ: tăng trong thiếu máu phục hồi, giảm trong suy tuỷ.
Cần phối hợp các thông số tế bào tuỷ để chẩn đoán bệnh. Có thể tóm tắt:

190


Tóm tắt một số thông số xét nghiệm tuỷ đồ và ý nghĩa chẩn đoán
Thông số


Tình
trạng

Số lựơng
TB
(tế Giảm
bào) tuỷ

Biểu hiện kèm theo

Bệnh có thể gặp

- Giảm 3 dòng, không có tế bào - Tuỷ giảm sinh
non
- Suy tuỷ
- Có tế bào non trên 30%

- Lơ xê mi cấp

- Kèm rối loạn hình thái. Có thể có - Rối loạn sinh tuỷ
tế bào non dưới 30%
- Biệt hoá và trưởng thành bình -Tăng sinh tuỷ,
thường.
- Phản ứng lành tính
Tăng
Tỷ lệ giữa Giảm
các dòng
Nguyên
HC (hồng

cầu)/ TB Tăng
có nhân

- Không biệt hoá và trưởng thành

- Lơ xê mi cấp

- Kèm giảm tế bào dòng hạt, Số - Suy tuỷ, giảm sinh
lượng TB tuỷ giảm
tuỷ
- Kèm rối loạn hình thái

- Rối loạn sinh tuỷ

- Trưởng thành được, tăng số Đa hồng cầu
lượng, tăng hồng cầu ngoại vi
- Có thể tăng số lương các dòng Thiếu máu có phục hồi
khác, trưởng thành bình thường,
kèm thiếu hc ngoại vi
- Rối loạn trưởng thành, nhiều tế Lơ xê mi dòng HC
bào non, ức chể các dòng khác.
(M6)

MTC

Tăng

- Tăng cao tiểu cầu ngoại vi

- Bệnh tăng tiểu cầu


- Kèm tăng dòng khác, tăng tiểu - Phản ứng .
cầu ngoại vi vừa phải
- Sau cắt lách
- Tăng loại MTC chưa sinh TC, - xuất huyết giảm TC
giảm TC ngoại vi.
- Không trưởng thành được. Có tế - Lơ xê mi cấp MTC
bào ác tính.
Giảm

- Kèm giảm các dòng khác, TB - Suy tuủy xương
máu ngoại vi giảm
- giảm riêng MTC, Tc ngoại vi - Giai đoạn cuối của
giảm
bệnh XHGTC
- Kèm rối loạn hình thái

191

- Rối loạnn sinh tuỷ


- Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác như hoá tế bào, sinh thiết tuỷ xương,
lách đồ... được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa tại bện viện lớn nhằm
chẩn đoán, phân loại bệnh máu và cơ quan tạo máu.
2. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

Đông máu là quá trình máu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn
nhằm bít lỗ thủng thành mạch để máu không chảy ra ngoài. Đông máu là
một phản ứng dây chuyền liên tục qua nhiều giai đoạn có sự thqam gia của

nhiều yếu tố. Người ta chia ra 3 giai đoạn chính là: (1) Cầm máu (giai
đoạn thành mạch); (2) Đông máu huyết tương; (3) Tiêu sợi huyết.
- Cầm máu: là giai đoạn đầu tiên được bắt đầu ngay khi thành mạch bị tổn
thương, tham gia giai đoạn này là các yếu tố: tiểu cầu, thành mach.
- Đông máu huyết tương là quá trình hoạt hoá dây chuyền các yếu tố đông
máu của huyết tương để chuyển máu thành thể rắn. người tâ chia ra hai
con đường là đông máu nội sinh có sự tham gia của nhiều yếu tố để tạo
thành thromboplastin nội sinh rồi thrombin để chuyển fibrinogen thành
fibrin và đường ngoại sinh với sự tham gia của các yếu tố II, V, VII, X.
- Giai đoạn tiêu sợi huyết là sự phá huỷ cục đông nhờ plasmin
Như vậy có thể chia các xét nghiệm ra theo ba giai đoạn trên. Tuy nhiên
thực tế quá trình đông máu, tiêu cục máu hết sức phức tạp có liên quan
giữa các giai đoạn, quá trình với nhau.
2.1. Các xét nghiệm thm dò giai đoạn cầm máu:
- Dấu hiệu dây thắt: Dấu hiệu dây thắt dương tính khi sức bền thành mạch
kém do bệnh thành mạch như thiếu vitamin C, viêm mao mạch, bệnh giảm
chất lượng hay số lượng tiểu cầu.
- Thời gian máu chảy: Bình thường dưới 5 phút. Thời gian máu chảy kéo
dài trong bệnh về thành mạch hoặc giảm số lượng hay chất lượng tiểu cầu.
- Co cục máu: Sau khi máu đông khoang hai giờ cục máu sẽ co lại. Bình
thường cục máu co hoàn toàn. Cục máu không co hay co không hoàn toàn
trong bệnh về số lượng hay chất lượng tiểu cầu hoặc mất sợi huyết.

192


2.2. Xét nghiệm thăm dò đông máu huyết tương:
- Thời gian máu đông: là xét nghiệm đơn giản và thiếu chính xác, nhất là
khi tiến hành theo phương pháp Milian (cho giọt máu lên phiến kính và
theo dõi đến lúc đông). Bình thường thời gian máu đông từ 7 phút đến 10

phút. Thời gian máu đông kéo dài trong rối loạn đông máu nội sinh như
giảm nặng yếu tố VIII, IX (hemophilia), hay đang điều trị bằng heparin.
Tuy nhiên xét nghiệm này có độ chính xác không cao.
- Thời gian Howell: Là xét nghiệm nhạy hơn, dùng để kiểm tra đông máu
nội sinh, tuy nhiên kết quả cũng liên quan đến tiểu cầu. Thời gian Howell
bình thường từ 1 phút 15 giây đến 2 phút 30 giây, kéo dài trong rối loạn
đôntg máu nội sinh (như hemophilia), có kháng đông lưu hành, điều trị
bằng heparin hay giảm nặng số lượng, chất lượng tiểu cầu.
- Thời gian prothrombin hoạt hoá từng phần (APTT: activated partial
thromboplastin time). Xet nghiệm tương tự thời gian Howell nhưng không
có sự tham gia của tiểu cầu. APTT bình thường từ 27 đến 35 giây tuỳ theo
labo và kỹ thuật, tỷ lệ bệnh/chứng là 0,8- 1,2. APTT kéo dài trong rối loạn
đôntg máu nội sinh, có kháng đông lưu hành, điều trị bằng heparin
- Thời gian prothrombin (PT: prothrombin time): Kiểm tra đông máu ngoại
sinh. Kết quả có thể phản ánh bằng thời gian, tỷ lệ % so với người bình
thường hay chỉ số INR (International Normolized Ratio) là chỉ số giũa PT
của bệnh nhân so với PT bình thường. Bình thường PT từ 11-13 giây, tỷ lệ
từ 70-140%, INR từ 0,9-1,1. PT kéo dài trong giảm phức hệ prothrombin
(suy gan, đông máu rải rác, thiếu vitamin K...). Xét nghiệm này đưuợc sử
dụng để theo dõi điều tri thuốc kháng đông dẫn xuất coumarin.
- Thời gian thrombin (TT: thrombin time): Kiểm tra giai đoạn chuyển từ
fibrinogen thành fibrin. xét nghiệm này cũng cần tiến hành song song với
mẫu chứng. TT kéo dài khi kết quả dài hơn chứng trên 5 giây. TT kéo dài
khi giảm nặng fibrinogen, có chất ức chế thrombin (như heparin).
- Định lượng fibrinogen: Bình thường nồng độ fibrinogen 2-5g/l. Nồng độ
tăng trong viêm, nhiễm trùng, giảm trong mất sợi huyết.

2.3. Xét nghiệm thăm dò tiêu sợi huyết:
- Thời gian tiêu euglobulin (còn gọi là nghiệm pháp Von- Kaulla): Là thời
gian tiêu cục máu đông sau khi loại trừ các yếu tố ức chế chuyển

193


plasminogen thành plasmin. Bình thường thời gian này kéo dài hơn 1 giờ.
Khi thời gian tiêu euglobulin ngắn dưới 1 giờ gọi là nghiệm pháp VonKaulla dương tính, gặp trong hội chứng tieu sợi huyết. Tuỳ theo mức rút
ngắn mà chia ra: tiêu sợi huyết tối cấp (thời gian tiêu euglobulin dưới 15
phút), tiêu sợi huyết cấp (thời gian tiêu euglobulin từ 15 đến dưới 30
phút), tiêu sợi huyết (thời gian tiêu euglobulin từ 30 đến dưới 45 phút),
tiêu sợi huyết tiềm tàng (thời gian tiêu euglobulin từ 45 phút đến 1 giờ).
- Nghiệm pháp rượu: Là xét nghiệm bán định lượng, đánh giá các chất
trung gian của quá trình thoái hoá fibrinogen và fibrin. Nghiệm pháp rượu
dương tính nói lên đang có đông máu trong lòng mạch (đông máu rải rác
trong lòng mạch). Người ta có thể căn cứ vào múc độ dương tính để trả lời
kết quả là NP rượu: +, NP rượu:++, hay NP rượu: +++.
- D dimer: Là xét nghiệm định lượng các chất trung gian trên nên chính xác
hơn NP rượu. D dimer tăng cao trong trường hợp đang có đông máu trong
lòng mạch.

2.4. Xét nghiệm đông máu chuyên sâu.
Định lượng yếu tố và đồng yếu tố đông máu, yếu tố kháng đông sinh
lý, bệnh lý, yếu tố kháng đông do điều trị, xét nghiệm thăm dò chức năng
tiểu cầu như ngưng tập tiểu cầu được thực hiện tại các labo chuyên sâu
giúp chẩn đoán một số bệnh rối loạn đông máu, tìm nguyên nhân tắc mạch
trong một số trường hợp.

3. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KHÁC

- Xét nghiệm sức bền hồng cầu: Cho hồng cầu vào các dung dịch muối
NaCl có nồng độ nhược trương khác nhau để đánh giá sức bền của màng
hồng cầu. Kết quả xét nghiệm thể hiện ở hai thời điểm là bắt đầu tan

(nồng độ dung dịch bắt đầu có hồng cầu tan) và tan hoàn toàn (nồng độ
dung dịch làm tan toàn bộ hồng cầu). Bình thường bắt đầu tan ở 4,5-5‰,
tan hoàn toàn ở 3-3,5‰. Súc bền hồng cầu giảm (tan ở nồng độ cao hơn)
trong bệnh tan máu tự miễn, bệnh màng hồng cầu. Sức bền hồng cầu tăng
(tan ở nồng độ thấp hơn, có khi ở nồng độ 1‰ hồng cầu vẫn chưa tan hết)
trong bệnh huyết sắc tố, các bệnh có vàng da do tắc mật.
194


- Điện di huyết sắc tố: xét nghiệm phát hiện các thành phần huyết sắc tố
giúp chẩn đoán các bệnh huyết sắc tố. Bình thường ở người trưởng thành
HST A chiếm tới khoảng 96%, HST A2 chiếm dưới 3,5%, ngoài ra còn tỷ
lệ rất thấp HST F. Trẻ em nhỏ tuổi có thể còn HST F . Trong bệnh
thalassemia HST A giảm. Tuỳ theo loại bệnh và thể nặng nhẹ mà các
thành phần HST bị thay đổi. HST F và A2 tăng cao trong bệnh ß
thalassemia, HST H trong bệnh ∝ thalassemia. Trong bệnh HST bất
thường cũng có thể phát hiện được các HST như HST E (thường gặp ở
Việt Nam), HST S....
- Xét nghiệm Coombs (nghiệm pháp Coombs): là xét nghiệm phát hiện
kháng thể dã cố định trên hồng cầu hay còn lưu hành trong huyết thanh.
Một số kháng thể cố định lên hồng cầu nhưng chưa gây ngưng kết hồng
cầu gọi là kháng thể thiếu, người ta dùng một chất kháng lại kháng thể để
nối các kháng thể đã cố định trên hồng cầu và do đó gây được ngưng kết.
Tuỳ múc độ ngưng kết mà có kết quả là dương tính +, hay ++, +++.
Phản ứng Coombs trực tiếp dương tính nói lên trên hồng cầu đã có kháng
thể, gặp trong tan máu tự miễn. Phản ứng Coombs gián tiếp là tìm kháng
thể trong huyết thanh bằng cách ủ huyết thanh với hồng cầu nhóm máu O
sau đó dùng kháng kháng thể phát hiện. Phản ứng dương tính nói lên
trong huyết thanh có kháng thể bất thường chống lại hồng cầu O, gặp ở
người đã được truyền máu hay chửa đẻ nhiều lần hay trong tan máu tự

miễn.
- Các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm nhiễm sắc thể, xét nghiệm
gen phát hiện bất thường NST hay bất thường gen trong một số bệnh máu
hay bệnh di truyền. Xét nghiệm các dấu ấn bề mặt tế bào máu giúp phát
hiện đặc trưng màng tế bào để biết bệnh thuộc về tế bào dòng nào và ở
tuổi nào....

195



×