Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía bắc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 185 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÂN TRUNG DŨNG

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC VIÊN
SĨ QUAN TRONG CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG
QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan
Lục Quân 1, Học viện Hậu cần và Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Đặng Cảnh Khanh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, thông tin và các kết quả được trình bày trong luận án này là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án

Thân Trung Dũng




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 10
1.1. Hướng nghiên cứu về giá trị với tư cách là một vấn đề cơ bản, thời sự và là
mối quan tâm của mỗi quốc gia trong một thế giới đầy biến đổi ................................ 10
1.2. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp ................. 14
1.2.1. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp nói
chung ...................................................................................................................... 14
1.2.2. Những nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự ................... 21
1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị, định hướng giá trị
nghề nghiệp .................................................................................................................. 24
1.3.1. Đặc điểm cá nhân của học viên ảnh hướng đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan ................................................................................... 24
1.3.2. Đặc điểm gia đình ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của
học viên sĩ quan ...................................................................................................... 26
1.3.3. Nhóm xã hội - nhóm bạn và những tác động từ các phương tiện thông
tin đại chúng ........................................................................................................... 29
1.3.4. Môi trường hoạt động quân sự ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan ................................................................................... 31
1.3.5. Những thành tựu đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chính sách đối với nhóm sĩ quan quân đội tác động đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan ................................................................................... 32
1.4. Nghiên cứu các chủ đề gần với định hướng giá trị nghề nghiệp ..................... 33
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN ........................................................ 38
2.1. Hệ khái niệm công cụ ........................................................................................... 38
2.1.1. Giá trị ............................................................................................................ 38
2.1.2. Giá trị nghề nghiệp quân sự ......................................................................... 39
2.1.3. Định hướng giá trị ........................................................................................ 40

2.1.4. Nghề nghiệp.................................................................................................. 43
2.1.5. Nghề nghiệp quân sự .................................................................................... 44
2.1.6. Định hướng nghề nghiệp .............................................................................. 45
2.1.7. Định hướng giá trị nghề nghiệp.................................................................... 45
2.1.8. Học viên, học viên sĩ quan ........................................................................... 48


2.2. Một số quan điểm, lý thuyết áp dụng nghiên cứu định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện nhà trường quân đội ......................... 48
2.2.1. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ..................................................................... 48
2.2.2. Lý thuyết hành động xã hội .......................................................................... 55
2.2.3. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý ........................................................................ 57
2.2.4. Lý thuyết giá trị xã hội ................................................................................. 59
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nghề nghiệp quân sự ............................ 63
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP .................. 68
CỦA HỌC VIÊN SĨ QUAN TRONG CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG .................. 68
QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC HIỆN NAY .......................................................... 68
3.1.Vài nét về địa bàn khảo sát và đặc điểm cơ cấu mẫu nghiên cứu ......................... 68
3.2. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà
trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay ................................................................ 71
3.2.1. Nhận thức của học viên sĩ quan về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp
quân sự .................................................................................................................... 71
3.2.2. Thái độ của học viên sĩ quan đối với nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp
quân sự .................................................................................................................... 85
3.2.3. Hành động được học viên sĩ quan lựa chọn và thực hiện để tạo nên các
giá trị nghề nghiệp quân sự .................................................................................... 90
3.2.4. Nguyện vọng và định hướng giá trị nghề nghiệp - việc làm của học viên
sĩ quan quân đội khi ra trường ................................................................................ 94
CHƯƠNG 4. LÝ DO LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP, QUÁ TRÌNH TRƯỞNG
THÀNH, NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG ..... 104

GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN SĨ QUAN TRONG CÁC HỌC VIỆN, 104
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI KHU VỰC PHÍA BẮC ................................................ 104
4.1. Lý do lựa chọn nghề nghiệp và quá trình trưởng thành của nhóm học viên sĩ
quan quân đội ............................................................................................................. 104
4.1.1. Lý do lựa chọn con đường binh nghiệp của nhóm học viên sĩ quan quân
đội ......................................................................................................................... 104
4.1.2. Quá trình trưởng thành và định hướng nghề nghiệp tương lai của nhóm
học viên sĩ quan quân đội ..................................................................................... 113
4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị nghề nghiệp của
học viên sĩ quan quân đội .......................................................................................... 116
4.2.1. Nhóm những nhân tố thuộc về chủ thể....................................................... 116
4.2.2. Nhóm những nhân tố thuộc về khách thể ................................................... 120


4.3. Giải pháp định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ quan trong các học
viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc ............................................................. 138
4.3.1.Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo - lồng ghép đào
tạo kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp với giáo dục giá trị nghề nghiệp
quân sự .................................................................................................................. 138
4.3.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong và ngoài quân đội trong
việc định hướng giá trị nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp cho học viên sĩ quan 139
4.3.3. Nhóm giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình
tự giáo dục, tự rèn luyện của học viên sĩ quan ..................................................... 141
4.3.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ sĩ quan
quân đội nói chung và học viên sĩ quan nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng
quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ..................................................... 142
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 145
1. Kết luận .................................................................................................................. 145
2. Khuyến nghị........................................................................................................... 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ........................................ 150

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................... 150
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 158


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Đặc trưng và cơ cấu mẫu nghiên cứu định lượng nhóm học viên sĩ quan ............... 71
Bảng 3.2. Nhận thức của học viên về những giá trị nghề nghiệp quân sự theo năm học ....... 78
Bảng 3. 3. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp của học viên theo địa bàn cư trú của gia đình .. 84
Bảng 3.4. Thái độ của học viên đối với những giá trị nghề nghiệp quân sự theo năm học .... 86
Bảng 3.5. Thái độ của học viên đối với những giá trị nghề nghiệp quân sự theo ngành học . 88
Bảng 3.6. Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề nghiệp
quân sự theo năm học..................................................................................................................... 91
Bảng 3.7. Nguyện vọng địa bàn nơi làm việc của học viên theo ngành học, địa bàn cư trú,
mức sống gia đình, năm học, nghề chính của cha/mẹ ................................................................ 95
Bảng 3.8. Dự định/nguyện vọng về công việc khi ra trường ...................................................100
Bảng 4. 1. Lý do lựa chọn nghề quân sự theo địa bàn cư trú của gia đình .............................104
Bảng 4.2. Ma trận tương quan của các chỉ báo với nhân tố (phép xoayVarimax).................108
Bảng 4.3. Lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự vì tinh thần yêu nước và lòng tự hào nghề
nghiệp ............................................................................................................................................109
Bảng 4. 4. Lý do lựa chọn nghề quân sự do sự phù hợp với năng lực ....................................110
Bảng 4.5. Lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự vì địa vị xã hội và giá trị vật chất của nghề111
Bảng 4.6.Tự đánh giá mức độ trưởng thành của bản thân qua thời gian học tập, rèn luyện
trong môi trường quân sự ............................................................................................................113
Bảng 4.7. So sánh giá trị trung bình về thái độ đối với các giá trị nghề nghiệp của học
viên sĩ quan quân đội theo dân tộc ..............................................................................................118
Bảng 4.8. So sánh giá trị trung bình về hành động tạo ra các giá trị nghề nghiệp của học
viên sĩ quan quân đội theo năm học............................................................................................119
Bảng 4.9. Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai ...................................................................121
Bảng 4.10. Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về thái độ của học viên về giá trị
nghề nghiệp quân sự theo địa bàn cư trú ....................................................................................121

Bảng 4.11. Sự khác biệt giá trị trung bình về thái độ của học viên với các giá trị nghề
nghiệp theo địa bàn cư trú của gia đình – so sánh cặp ..............................................................121
Bảng 4.12. Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai .................................................................122
Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về thái độ của học viên đối với các
giá trị nghề nghiệp theo mức sống gia đình ...............................................................................122
Bảng 4.14. Nhân tố nhà trường quân sự ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên ......................................................................................................................125
Bảng 4.15. Những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội và chính sách ảnh hưởng tới định
hướng giá trị nghề nghiệp quân sự của nhóm học viên sĩ quan ...............................................130
Bảng 5.1.Lý do cho rằng hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một
nghề đặc biệt theo ngành học ......................................................................................................167
Bảng 5.2. Lý do cho rằng hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một
nghề đặc biệt theo địa bàn cư trú của gia đình học viên ...........................................................167


Bảng 5.3. Lý do cho rằng hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một
nghề đặc biệt theo mức sống gia đình học viên.........................................................................168
Bảng 5.4.Lý do cho rằng hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một
nghề đặc biệt theo nghề nghiệp chính của cha học viên ...........................................................168
Bảng 5.5. Nhận thức về giá trị nghề nghiệp quân sự của học viên sĩ quan theo ngành học .169
Bảng 5.6.Nhận thức về giá trị nghề nghiệp quân sự của học viên sĩ quan theo mức sống
của gia đình học viên....................................................................................................................169
Bảng 5.7.Nhận thức về giá trị nghề nghiệp quân sự của học viên sĩ quan theo nghề nghiệp
chính của cha học viên .................................................................................................................170
Bảng 5.8.Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề nghiệp
quân sự theo ngành học (Đơn vị: %) ..........................................................................................170
Bảng 5.9.Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề nghiệp
quân sự theo mức sống gia đình học viên ..................................................................................171
Bảng 5.10.Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề nghiệp
quân sự theo địa bàn cư trú của gia đình học viên ....................................................................172

Bảng 5.11. Hành động được học viên lựa chọn và thực hiện để tạo nên những nghề
nghiệp quân sự theo nghề nghiệp chính của cha học viên .......................................................172
Bảng 5.12. Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về thái độ của học viên đối với các
giá trị nghề nghiệp theo nghề chính của cha ..............................................................................173
Bảng 5.13.Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về thái độ của học viên đối với các
giá trị nghề nghiệp theo nghề chính của mẹ ..............................................................................174
Bảng 5.14.Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về những hành động tạo ra các giá trị
nghề nghiệp của học viên theo nghề chính của cha ..................................................................174
Bảng 5.15.Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình về những hành động tạo ra các giá trị
nghề nghiệp của học viên theo nghề chính của mẹ ...................................................................175


DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1. Quan niệm hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề ... 72
Biểu 3.2. Lý do cho rằng hoạt động quân sự và hoạt động của học viên là một nghề ......... 73
Biểu 3.3. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề đặc biệt ........... 76
Biểu 3.4. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề đặc biệt theo
năm học ........................................................................................................................................... 76
Biểu 3. 5. Tự hào về nhà trường ................................................................................................... 90
Biểu 3.6.Tự hào về ngành học....................................................................................................... 90
Biểu 3. 7. Mức độ hứng thú với nghề nghiệp quân sự của học viên ......................................... 90
Biểu 4.1. Chọn lại nghề nếu có cơ hội .................................................................................115
Biểu 4.2. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thuộc về chủ thể đến định hướng giá trị nghề
nghiệp ............................................................................................................................................117
Biểu 4.3.Ảnh hưởng của nhân tố gia đình đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học
viên.................................................................................................................................................120
Biểu 4.4. Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố tới sự trưởng thành của học viên sĩ quan
trong môi trường quân đội ...........................................................................................................127
Biểu 4.5. Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố học tập, rèn luyện tới sự trưởng thành
của học viên...................................................................................................................................128

Biểu 4.6. Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến định hướng giá trị
nghề nghiệp của học viên ............................................................................................................135

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quá trình hình thành định hướng giá trị..................................................................... 42
Sơ đồ 2.2. Cấu trúc tổng quát của hệ thống hành động .............................................................. 52
Sơ đồ 2.3. Mô hình cấu trúc hành động xã hội ............................................................................ 56
Sơ đồ 4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên ..........116


DANH MỤC HỘP THÔNG TIN
Hộp 3.1. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề .......................... 73
Hộp 3.2. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là nghĩa vụ, trách nhiệm
của mỗi công dân ............................................................................................................................ 74
Hộp 3.3. Hoạt động quân sự và hoạt động của học viên sĩ quan là một nghề đặc biệt ........... 77
Hộp 3.4. Nghề nghiệp quân sự góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây
dựng quân đội ................................................................................................................................. 79
Hộp 3.5. Nghề nghiệp quân sự được xã hội coi trọng, nhân dân quý mến ............................... 81
Hộp 3.6. Những giá trị nghề nghiệp quân sự được học viên đề cao, coi trọng ........................ 83
Hộp 3.7.Từ yêu mến, lựa chọn đến tự hào và gắn bó đến cùng với con đường bình nghiệp . 88
Hộp 3.8. Niềm tin vào xu hướng phát triển của nghề nghiệp quân sự theo đánh giá của
học viên ........................................................................................................................................... 89
Hộp 3.9. Những hành động duy trì, chiếm lĩnh những giá trị nghề nghiệp .............................. 93
Hộp 3.10. Mong muốn địa bàn nơi làm việc của học viên sĩ theo ngành học.......................... 94
Hộp 3.11. Nguyện vọng địa bàn nơi làm việc của học viên theo địa bàn cư trú của gia
đình .................................................................................................................................................. 96
Hộp 3.12.Nguyện vọng địa bàn nơi làm việc của học viên theo địa bàn cư trú của gia đình . 97
Hộp 3.13.Nguyện vọng địa bàn nơi làm việc của học viên theo mức sống gia đình .............. 98
Hộp 3.14. Nguyện vọng được làm đúng chuyên ngành đào tạo khi ra trường ......................100
Hộp 4.1. Lựa chọn con đường binh nghiệp do yêu thích, đam mê, mơ ước được khoác

trên mình mầu xanh áo lính .........................................................................................................104
Hộp 4.2. Lựa chọn nghề nghiệp quân sự do truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền
thống gia đình và tình yêu quê hương, đất nước .......................................................................105
Hộp 4.3. Sự phù hợp của nghề nghiệp quân sự với năng khiếu, sở trường của học viên .....106
Hộp 4.4. Thi vào quân đội vì các yếu tố về kinh tế và cuộc sống ...........................................106
Hộp 4.5. Một số hạn chế trong lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự ở học viên ...................107
Hộp 4.6. Sự trưởng thành của học viên qua quá trình học tập, rèn luyện trong quân đội .....114
Hộp 4.7. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên 120
Hộp 4.8. Vai trò của các lực lượng, tổ chức đối với sự trưởng thành của người học viên....129
Hộp 4.9. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và sự yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp
quân sự ở học viên ........................................................................................................................130
Hộp 4.10. Sự phát triển kinh tế - xã hội tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp của
học viên .........................................................................................................................................132
Hộp 4.11. Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ..........................................134
Hộp 4.12. Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến sự lựa chọn nghề
nghiệp và định hướng giá trị của học viên .................................................................................136
Hộp 4.13. Ảnh hưởng của nhóm bạn đến sự lựa chọn nghề nghiệp và định hướng giá trị
của học viên...................................................................................................................................137


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Giá trị và định hướng giá trị luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, thu hút
nhiều nhà khoa học, nhiều tổ chức tham gia nghiên cứu vì nó là một trong những
vấn đề cơ bản về lý luận lại có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Giá trị và định hướng giá trị
đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đặt ra câu hỏi: Trong thời đại
ngày nay chúng ta phải lựa chọn và theo đuổi giá trị nào để tồn tại và phát triển. Vì
vậy, trong xây dựng chiến lược con người, chiến lược kinh tế, xã hội, chiến lược
giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia dân tộc đều phải tính đến giá trị và định hướng
giá trị, trong đó có định hướng giá trị nghề nghiệp cho thế hệ kế tiếp của xã hội.

Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Đảng và nhân dân ta đã và đang thu được nhiều
thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tạo
ra những biến đổi xã hội kéo theo đó là sự biến đổi về hệ thống các giá trị, thang giá
trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị, trong đó có định hướng giá trị nghề nghiệp.
Định hướng giá trị nghề nghiệp ngày càng thể hiện rõ hơn tính thực tế, tính chân
thực mang dấu ấn của nền kinh tế thị trường. Tác động của nền kinh tế thị trường đã
làm cho sự phân hoá giàu nghèo và mức sống ở các nhóm xã hội khác nhau ngày
càng có sự cách biệt lớn, xu hướng chung là có nhóm người giàu lên nhờ làm ăn
phát đạt, năng động, thích ứng nhanh trước cơ chế kinh tế mới nhưng cũng có nhóm
người nghèo hơn do nhiều lý do khác nhau trong đó có cơ may xã hội, điều kiện gia
đình, sức khoẻ, đặc trưng nghề nghiệp. Sự phát triển của xã hội cũng tạo ra nhiều
ngành nghề mới có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với giới trẻ. Thực trạng đó đã tác
động mạnh dẫn đến những biển đổi mạnh mẽ về giá trị, thang giá trị, thước đo giá
trị, định hướng giá trị của con người nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp
của học viên trong các học viện, nhà trường trong quân đội nói riêng. Trong xã hội
xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột về giá trị trong đó có giá trị nghề nghiệp.
Những mâu thuẫn về giá trị nghề nghiệp cơ bản được xác định là: (1) Mâu thuẫn
giữa nguyện vọng muốn có nghề nghiệp và việc làm chính đáng với khả năng giải
quyết việc làm cho thanh niên của xã hội còn nhiều hạn chế; (2) Mâu thuẫn giữa
việc thanh niên không có việc làm với không muốn đi làm xa thành phố ở những nơi
xa xôi hẻo lánh điều kiện khó khăn; (3) Mâu thuẫn giữa ý chí muốn tự lập nghiệp,
làm giàu cho bản thân và xã hội với khả năng rất hạn hẹp về vốn, kinh nghiệm sống
và các điều kiện lập nghiệp khác; (4) Mâu thuẫn giữa hứng thú chọn nghề mình yêu
thích và việc phải chọn cho mình một việc làm có thu nhập cao, dễ xin việc; (5) Mâu
thuẫn giữa việc lựa chọn chạy theo những giá trị kinh tế thực dụng với việc lựa chọn
những giá trị đạo đức, giá trị tinh thần v.v… Những mâu thuẫn, xung đột giá trị này
xuất hiện ở hầu hết các nhóm thanh niên trong đó có thanh niên - học viên quân đội.
Vấn đề này đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu thực trạng và đưa
ra những kiến giải khoa học giải quyết vấn đề này.

Năm 1982, Đảng, Nhà nước, Quân đội chủ trương tuyển sinh quân sự cho
phép thanh niên có trình độ trung học phổ thông được đăng ký thi tuyển vào các học
viện, nhà trường quân sự, được đào tạo để trở thành sĩ quan quân đội có trình độ học
vấn cao đẳng, đại học, sau đại học. Lúc này, trong xã hội xuất hiện một bộ phận
1


thanh niên ưu tú lựa chọn để thi vào các học viện, nhà trường quân đội, tự nguyện
phấn đấu, rèn luyện để trở thành sĩ quan quân đội. Đại đa số học viên đã chủ động,
tích cực học tập để có những giá trị nghề nghiệp, có ý thức nghề nghiệp rõ ràng, có
lòng say mê, gắn bó với nghề, có sức khoẻ và thể lực tốt. Họ mong muốn trở thành
sĩ quan chính thức và phục vụ lâu dài trong quân đội. Song thực tế cho thấy, một số
học viên không xác định được giá trị nghề nghiệp của mình, họ thi vào trường vì
nhiều lý do khác nhau như: do điều kiện gia đình khó khăn không có điều kiện học
đại học ở ngoài; do sức ép của gia đình, thi theo bạn bè; không phải xin việc sau khi
ra trường,… mà chưa thấy được ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn của nghề nghiệp
quân sự là bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Vì vậy, trong quá trình đào tạo
những học viên này chưa thật sự tích cực, tự giác, tu dưỡng học tập, rèn luyện; chưa
thật sự yêu nghề, yên tâm gắn bó với nghề, thậm chí một số học viên học đến năm
thứ ba, thứ tư vẫn làm đơn xin ra quân, có trường hợp còn cố tình vi phạm kỷ luật để
được ra quân. Do vậy, nghiên cứu nhận diện thực trạng định hướng giá trị nghề
nghiệp của học viên sĩ quan trên cơ sở đó tiếp tục giáo dục, định hướng giá trị nghề
nghiệp cho học viên là vấn đề cấp thiết.
Thêm vào đó, sự định hướng giá trị nghề nghiệp của các tổ chức, lực lượng
đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong các học viện, nhà trường quân đội
cho học viên mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn những bất
cập trong nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, định hướng giá trị nghề
nghiệp hay hoạt động giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên của các
tổ chức lực lượng chưa được triển khai thường xuyên hoặc nếu có thì chủ yếu là
lồng ghép… cần điều chỉnh sao cho phù hợp với sự tự định hướng của học viên sĩ

quan để họ đi đúng hướng, nhận thức đúng về các giá trị nghề nghiệp, yên tâm học
tập công tác, ổn định nghề nghiệp… phục vụ mục tiêu cuối cùng là sự sẵn sàng
chiến đấu, hy sinh, phục vụ lâu dài trong quân đội ở học viên sĩ quan.
Học viên trong các học viện, nhà trường trong quân đội chính là lực lượng
đông đảo kế cận, bổ sung trực tiếp cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội. Định
hướng giá trị nghề nghiệp của họ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường là một bảo
đảm quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi cá nhân khi ra trường, cũng như đối
với nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại. Do vậy, nghiên cứu thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp, góp phần giúp
nhóm học viên sĩ quan tin tưởng, yêu mến, yên tâm với nghề nghiệp đã chọn là vấn
đề hết sức quan trọng.
Vấn đề giá trị và định hướng giá trị nói chung đã có nhiều công trình nghiên
cứu cả về lý luận và thực tiễn ở những góc độ và phương diện khác nhau. Tuy nhiên,
dưới góc độ xã hội học thì nghiên cứu chuyên sâu về định hướng giá trị nghề nghiệp
ở Việt Nam chưa nhiều. Đặc biệt cho đến nay có rất ít công trình đi sâu nghiên cứu
một cách hệ thống, toàn diện định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan
trong các học viện, nhà trường quân đội dưới tiếp cận xã hội học.
Từ những lý do trên, việc lựa chọn và triển khai nghiên cứu đề tài: “Định
hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường
quân đội khu vực phía Bắc hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về định hướng giá trị nghề nghiệp
của học viên sĩ quan quân đội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp định hướng
giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu

vực phía Bắc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên
sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc.
- Phân tích thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan
trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay.
- Phân tích lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự, những nhân tố ảnh hưởng đến
định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường
quân đội khu vực phía Bắc.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ
quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay, góp phần ổn
định nghề nghiệp cho học viên sĩ quan nói riêng và xây dựng quân đội ngày càng
vững mạnh, chuyên nghiệp nói chung.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
*Đối tượng nghiên cứu:
Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà
trường quân đội khu vực phía Bắc.
* Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu được lựa chọn là 4 nhóm học viên sĩ quan thuộc 4 học
viện, nhà trường trong quân đội bao gồm: Nhóm học viên sĩ quan chính trị, nhóm
học viên sĩ quan quân sự, nhóm học viên sĩ quan hậu cần và nhóm học viên sĩ quan
kỹ thuật ở cấp phân đội1 và một số cán bộ lãnh đạo quản lý, giảng viên, cán bộ quản
lý học viên tại các địa bàn được chọn.
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về không gian: học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội tại 4 học viện,
nhà trường quân đội khu vực phía Bắc: Học viện Hậu cần, Học viện Kỹ thuật quân
sự, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Thời gian khảo sát: 2015.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để tìm hiểu, nhận thức các vấn đề nghiên cứu. Trên quan
điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, mọi sự vật, hiện tượng phải được
xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn và quá trình vận động,
phát triển không ngừng của lịch sử. Mặt khác, mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
không gian, thời gian nhất định. Người nghiên cứu cần xem xét sự vật hiện tượng trên
Phân đội là tên gọi chung các đơn vị lực lượng vũ trang cỡ tiểu đội (7-9-12 người) đến tiểu đoàn (300-500
người) và tương đương, có tổ chức ổn định và biên chế đồng nhất trong mỗi quân chủng, binh chủng, bộ đội
chuyên môn, và thường nằm trong những đơn vị lớn hơn. Học viên cấp phân đội trong các học viện, nhà
trường quân sự là những người được tuyển chọn từ nhiều nguồn (học sinh đã tốt nghiệp THPT, thanh niên,
hoặc quân nhân trong các đơn vị quân đội .v.v…) qua các kỳ tuyển sinh quân sự.
1

3


những cơ sở khoa học đó. Áp dụng quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin vào nghiên cứu chúng tôi xem xét định hướng giá trị của người học viên sĩ quan
trong các mối quan hệ tác động qua lại với nhau, trong các bối cảnh, điều kiện cụ thể
có ảnh hưởng đến quá trình định hướng giá trị của người học viên cụ thể như: Môi
trường sư phạm quân sự, các tổ chức lực lượng giáo dục trong nhà trường quân đội,
các yếu tố về đặc điểm cá nhân, gia đình học viên, các yếu tố về môi trường văn hóa –
kinh tế - xã hội v.v... Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan luôn được
xem xét trong mối liên hệ, tác động qua lại, trong mâu thuẫn và quá trình vận động,
phát triển, biến đổi không ngừng của xã hội.
Trên cơ sở phương pháp luận nhận thức duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và các
phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin trong xã hội học để tìm kiếm các luận
chứng, luận cứ khoa học chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến nội

dung nghiên cứu của đề tài và các tài liệu, thông tin thu được từ khảo sát.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được kết hợp với các phương
pháp khác nhằm thu được những thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu. Quan sát
hoạt động học tập, rèn luyện của đối tượng nghiên cứu; thái độ, hành vi của đối
tượng nghiên cứu khi tham gia khảo sát.v.v…
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
+) Điều tra bằng bảng hỏi (định lượng).
+) Phỏng vấn sâu (định tính).
4.3. Phương pháp chọn mẫu
* Chọn địa bàn khảo sát: Địa bàn nghiên cứu được chọn theo phương pháp
chọn mẫu có chủ đích cụ thể như sau:
- Chọn Trường Sĩ quan Chính trị đại diện cho nhóm học viên sĩ quan chính trị.
- Chọn Trường Sĩ quan Lục quân 1 đại diện cho nhóm học viên sĩ quan quân sự.
- Chọn Học viện Hậu cần đại diện cho nhóm học viên sĩ quan hậu cần.
- Chọn Học viện Kỹ thuật Quân sự đại diện cho nhóm học viên sĩ quan kỹ thuật.
* Chọn dung lượng mẫu định lượng: Số lượng học viên cấp phân đội đang
được đào tạo trong các học viện, nhà trường quân đội được xem là tài liệu mật cho
nên, trong nghiên cứu này tác giả xin không đưa ra số lượng cụ thể mà sẽ sử dụng
một con số ước tính (trên cơ sở thực tế). Những báo cáo tác giả có được cho thấy, số
lượng học viên sĩ quan cấp phân đội được đào tạo ở 4 học viện, nhà trường quân đội
thời điểm khảo sát (năm 2015) là ngang nhau, số lượng học viên trong một khóa học
(gồm học viên của năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư cũng chênh
lệch nhau không đáng kể). Do vậy, chúng tôi chọn mẫu với giả thiết là số lượng học
viên ở các học viện, nhà trường là bằng nhau, số lượng học viên năm thứ hai và năm
thứ tư cũng được xem là ngang bằng nhau. Tại thời điểm khảo sát, số lượng học viên
ở 4 học viện, nhà trường là 6.150. Do vậy, để bảo tính đại diện cho tổng thể với độ
tin cậy là r = 0,95; phạm vi sai số ước lượng là m = 0,035 chúng tôi lựa chọn công
thức tính cỡ mẫu dưới đây:

4



 2  N  p  (1  p)
n
(m 2  ( N  1))  ( 2  p  (1  p))
Trong đó:
: Hệ số tin cậy ứng với mức tin cậy r định trước
nếu r = 0.95 thì  = 1.96
N: Cỡ tổng thể (N=6150)
P: Tỷ lệ cần ước lượng là 0.5
m: Phạm vi sai số ước lượng (khoảng tin cậy m =0,035).
n: Cỡ mẫu

Thay số ta có: n =

(1,96)2 x 6150 x 0,5(1−0,5)
(0,035)2 x (6150−1) + (1,96)2 x 0,5(1−0,5)

= 701

Như vậy, tổng số phiếu cần khảo sát để đạt đảm bảo tiêu chuẩn chọn mẫu đã
đề ra là 701 học viên. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát, tác giả luận án phát thêm
15% tổng số phiếu dự kiến khảo sát (tương ứng 105 phiếu) đề phòng những phiếu
trả lời không đạt tiêu chuẩn. Như vậy tổng số phiếu phát ra là 816 phiếu, sau công
đoạn làm sạch phiếu, số phiếu đạt tiêu chuẩn là 800 phiếu. Tác giả quyết định sử
dụng tất cả những phiếu đạt tiêu chuẩn sau khi khảo sát.
* Chọn đơn vị mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: Trên cơ sở
danh sách học viên của từng học viện, nhà trường, người nghiên cứu sẽ lập một danh
sách theo trường và đánh số thứ tự đơn vị mẫu, sau khi lập xong danh sách xác định
được cỡ quần thể (N), người nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần lấy (n) rồi tính khoảng

cách mẫu theo công thức k=N/n. Khi có hệ số k, chúng tôi lựa chọn đơn vị mẫu đầu
tiên nằm ở giữa 1 và k bằng phương pháp ngẫu nhiên (sử dụng bảng số). Tiếp đó,
chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với mẫu đầu tiên, tiếp tục làm
như vậy cho đến khi chọn đủ số mẫu cần lấy. Sau khi chọn xong mẫu của học
viện, nhà trường này thì làm tương tự với các học viện, nhà trường khác.
* Chọn dung lượng mẫu định tính: Đơn vị mẫu phỏng vấn sâu được chọn
theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Chọn tập hợp những người tham gia
dựa theo những tiêu chí có tính đại diện liên quan tới nội dung nghiên cứu. Cơ
cấu mẫu nghiên cứu đính tính bao gồm các nhóm với số lượng cụ thể:
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý
: 8 ca
+ Giảng viên/giáo viên
:8 ca
+ Cán bộ quản lý giáo dục (hoặc cán bộ tuyên huấn phụ trách mảng giáo
dục) và cán bộ quản lý học viên
:16 ca
+ Học viên sĩ quan
:32 ca
---------------------------------------------------------------------------------Tổng cộng
:64 ca
Như vậy, tổng số người tham gia cung cấp thông tin (định lượng và định
tính) cho đề tài là: 800 + 64 = 864 người.
4.4. Phương pháp xử lý thông tin
- Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS
20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng tần suất và các tương quan,
kiểm định Chi-Squaretests nhằm so sánh, đánh giá mối liên hệ nội dung nghiên cứu,
mối liên hệ giữa các biến số ở nhiều khía cạnh khác nhau. Phép phân tích nhân tố
khám phá được áp dụng để tìm ra lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự của các nhóm
5



học viên sĩ quan. Phân tích phương sai đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến
định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan quân đội.
- Những thông tin thu được từ các phỏng vấn sâu được xử lý phân chia
thông tin theo các nhóm chủ đề cụ thể phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp phần
làm sâu, rõ hơn các nội dung nghiên cứu của luận án mà số liệu định lượng chưa
làm rõ được.
4.5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các
học viện, nhà trường quân đội hiện nay ra sao? (Học viên sĩ quan quân đội có
nhận thức, thái độ, hành vi như thế nào đối với nghề nghiệp và những giá trị nghề
nghiệp quân sự?)
- Học viên sĩ quan quân đội lựa chọn nghề nghiệp quân sự vì những lý do
nào? Nhân tố nào có ảnh hưởng, chi phối đến lý do lựa chọn nghề nghiệp quân sự
của học viên?
- Học viên sĩ quan có những nguyện vọng gì về nghề nghiệp – việc làm khi
ra trường, nguyện vọng của họ chịu sự ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
- Những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề nghiệp
của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội giai đoạn hiện nay?
- Giải pháp nào để định hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ quan
trong các học viện, nhà trường quân đội nói riêng và xây dựng quân đội ngày
càng chuyên nghiệp, vững mạnh nói chung?
4.6. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số học viên sĩ quan quân đội có nhận thức, thái độ tốt, có hành vi tích cực
trong quá trình học tập, rèn luyện, xây dựng những giá trị nghề nghiệp mà họ lựa chọn.
Song, vẫn có một bộ phận học viên do hiểu biết hạn chế về nghề nghiệp quân sự nên đã
có nhận thức, thái độ và hành vi chưa tích cực trong quá trình học tập, rèn luyện.
- Học viên sĩ quan quân đội lựa chọn nghề nghiệp quân sự vì nhiều lý do khác
nhau song những lý do chính xuất phát từ sự yêu thích nghề nghiệp quân sự, Tinh
thần yêu nước và lòng tự hào nghề nghiệp; sự phù hợp giữa năng lực với nghề

nghiệp quân sự; địa vị xã hội và những giá trị vật chất mà nghề nghiệp quân sự
mang lại. Sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự của học viên sĩ quan quân đội chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các nhân tố như ngành học, mức sống của gia đình và nghề
nghiệp chính của cha.
- Đa số học viên sĩ quan quân đội có nguyện vọng được làm việc ở gần nhà, ở
các thành phố lớn, có môi trường làm việc thuận lợi v.v... song họ vẫn nghiêm chỉnh
chấp hành theo sự phân công của tổ chức. Nguyện vọng của học viên sĩ quan sau khi
ra trường chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình
học viên.
- Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà
trường quân đội chịu sự ảnh hưởng mạnh của các nhân tố khách thuộc về chủ thể
như đặc điểm gia đình (địa bàn cư trú, mức sống/điều kiện kinh tế của gia đình, nghề
nghiệp chính của cha/mẹ), đặc điểm cá nhân của học viên (năm học, ngành học, dân
tộc) và nhóm các nhân tố khách thể (tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; môi trường
hoạt động quân sự quân sự; truyền thông đại chúng và nhóm xã hội - nhóm bạn)
trong đó nhóm những nhân tố về chủ thể có ảnh hưởng mạnh nhất.
6


4.7. Khung phân tích
Môi trường
Kinh tế - Chính trị - Xã hội

Môi trường hoạt
động quân sự
* Nhà trường quân
sự
- Quá trình giáo dục,
đào tạo
- Môi trường sư

phạm quân sự
- Vai trò của các tổ
chức, lực lượng
trong nhà trường
quân đội
*Chế độ, nề nếp
quân sự
*Chính sách, chế
độ với học viên và
SQQĐ

Đặc điểm của học viên
- Năm học viên đang học
- Ngành học (nhóm sĩ quan)
- Dân tộc

Định
hướng
giá
trị
nghề
nghiệp
của
học
viên sĩ
quan
quân
đội

Nhân tố gia đình học viên

- Mức sống/điều kiện KT gia
đình
- Địa bàn cư trú của gia đình
- Truyền thống gia đình
- Nghề nghiệp chính của
Nhóm xã hội - nhóm bạn

Nhận thức về nghề
nghiệp, giá trị
nghề nghiệp quân
sự
Thái độ với nghề
nghiệp, giá trị
nghề nghiệp quân
sự
Hành động khẳng
định và tạo nên các
giá trị nghề nghiệp
quân sự
Nguyện vọng về nghề
nghiệp, việc làm của
học viên sĩ quan khi ra
trường

Truyền thông đại chúng

Môi trường
Kinh tế - Chính trị - Xã hội

7


Sự yên tâm,
gắn bó với
nghề nghiệp
quân sự

Sự chuyên
nghiệp hóa
của
nghề
nghiệp quân
sự


* Biến số độc lập:
- Năm học viên đang học
- Ngành học của học viên sĩ quan (nhóm sĩ quan)
- Dân tộc
- Địa bàn cư trú của gia đình học viên
- Mức sống/điều kiện kinh tế của gia đình học viên
- Truyền thống gia đình
- Nghề nghiệp chính của cha/mẹ học viên
- Truyền thông đại chúng
- Các nhóm xã hội – nhóm bạn
- Môi trường hoạt động quân sự bao gồm các yếu tố cơ bản như: Nhà trường
quân sự (trong đó có quá trình giáo dục, đào tạo; môi trường sư phạm quân sự; vai
trò của các tổ chức, lực lượng trong các nhà trường quân đội); Chế độ, nề nếp quân
sự; Chính sách, chế độ đối với học viên sĩ quan và sĩ quan quân đội.
* Biến số can thiệp:
- Môi trường Kinh tế - Chính trị - Xã hội: Bao gồm nhiều nhân tố khác nhau

tuy nhiên luận án chỉ tập trung phân tích những nhân tố cơ bản: Sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các
tổ chức chính trị xã hội, sự phát triển của Khoa học và Công nghệ; phương tiện
truyền thông đại chúng... tác động đến định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên.
* Biến số phụ thuộc:
- Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan quân đội.
Định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan quân đội được thể hiện ở nhận
thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp; thái độ với nghề nghiệp và giá trị nghề
nghiệp; những hành động củng cố, xây dựng các giá trị nghề nghiệp; nguyện vọng nghề
nghiệp – việc làm của học viên sĩ quan khi ra trường. Định hướng giá trị nghề nghiệp
để hướng tới cái đích cuối cùng là học viên sĩ quan luôn yên tâm, gắn bó với nghề
nghiệp đã chọn, tích cực học tập, rèn luyện để có được những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo nghề nghiệp tốt nhất cũng như sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho Tổ quốc, cho nghề
đã chọn. Bên cạnh đó quá trình định hướng giá trị nghề nghiệp hướng tới sự thỏa mãn
những nhu cầu căn bản trong cuộc sống của học viên sĩ quan mà vẫn đảm bảo tính
chính trị, trách nhiệm xã hội của học viên đối với quân đội và Tổ quốc, đảm bảo sự phát
triển ngày càng vững mạnh và chuyên nghiệp của nghề quân sự.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu từ các nghiên cứu đi trước, xây dựng hệ khái
niệm công cụ, lựa chọn các lý thuyết xã hội học, xây dựng khung phân tích áp dụng
nghiên cứu ĐHGTNN của HVSQ quân đội – một nhóm xã hội nghề nghiệp đặc thù
theo tiếp cận xã hội học.
- Cung cấp bức tranh chung về thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của
học viên sĩ quan trong các học viện nhà trường quân đội, những nhân tố tác động đến
quá trình định hướng giá trị nghề nghiệp, động cơ lựa chọn nghề nghiệp, mong
muốn/nguyện vọng về nghề nghiệp/việc làm sau khi ra trường của nhóm học viên sĩ
quan quân đội – một nhóm xã hội đặc thù dưới góc nhìn xã hội học.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp góp phần định hướng giá trị nghề nghiệp cho
nhóm học viên sĩ quan quân đội giúp họ yên tâm, gắn bó với nghề nghiệp quân sự qua
đó góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp quân sự.


8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần bổ sung thêm những vấn đề lý luận, lý thuyết xã hội học quân sự
nói chung và nghiên cứu về nghề nghiệp, định hướng giá trị nghề nghiệp trong lĩnh
vực quân sự theo hướng tiếp cận xã hội học nói riêng.
- Bổ sung và làm rõ thêm những khái niệm về chủ đề nghề nghiệp quân sự,
định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự dưới góc độ xã hội học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Mô tả, phân tích thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp quân sự của
nhóm học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc
giai đoạn hiện nay dưới góc độ xã hội học; Phân tích những lý do lựa chọn nghề
nghiệp quân sự và những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp quân sự ở
học viên sĩ quan; Nhận diện những nhân tố tác động đến định hướng giá trị nghề
nghiệp của nhóm học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội hiện nay;
Tìm hiểu nguyện vọng về nghề nghiệp – việc làm của học viên khi ra trường và
những nhân tố ảnh hưởng đến nguyện vọng của họ.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp
cho học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội hướng tới sự thỏa mãn
các nhu cầu căn bản của học viên trong học tập, rèn luyện và cuộc sống mà vẫn bảo
đảm cho quân đội ngày càng chuyên nghiệp, vững mạnh giúp họ yên tâm, gắn bó
với nghề nghiệp đã chọn.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng dạy về xã hội
học và giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp trong các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm phần Mở đầu, 4
chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận của

luận án; Chương 3. Thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan
trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía Bắc hiện nay; Chương 4. Lý
do lựa chọn, quá trình trưởng thành, những nhân tố tác động và giải pháp định
hướng giá trị nghề nghiệp cho học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân
đội khu vực phía Bắc và phần Kết luận và khuyến nghị.

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Hướng nghiên cứu về giá trị với tư cách là một vấn đề cơ bản, thời sự và là
mối quan tâm của mỗi quốc gia trong một thế giới đầy biến đổi
Từ xa xưa, mỗi con người trong xã hội đều luôn hướng tới việc tìm kiếm một cái
đích xứng đáng để vươn tới. Với người này có thể là cái đẹp, với người khác có thể là
kiến thức, học vấn, với người khác nữa có thể là quyền lực và sự giàu sang…Những
điều con người ta mong muốn vươn tới đó có nghĩa như một giá trị trong cuộc sống.
Chính vì vậy mà từ rất lâu trong lịch sử con người đã đồng nghĩa giá trị với ba yếu tố
Chân (cái đúng), Thiện (cái tốt), Mỹ (cái đẹp), quan niệm đó dù đơn giản nhưng đến
nay vẫn đúng. Giá trị đã được các nhà xã hội học nghiên cứu từ những năm đầu của thế
kỷ XX, khi hai nhà xã hội học F.W.Znaniecky (1882 - 1958) và W.I. Thomas (1863 1947) dùng để phân tích về nhân tố tích cực đóng vai trò quyết định hành vi của chủ thể
trong tác phẩm nổi tiếng “The Polish Peasant in Europe and American” (1918) (Những
người nông dân Ba Lan ở Châu Âu và Mỹ). Theo quan điểm của các nhà xã hội học thì
giá trị là một khái niệm tương đối rộng, được quy chiếu từ những mối quan tâm, sự
thích thú, những sở thích, bổn phận và trách nhiệm, những mong muốn, đòi hỏi, những
mối thiện cảm và ác cảm và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn hành vi
của con người (ngoại trừ những hành vi có tính phản xạ). Năm 1951, CL.Kluckhohn đã
nêu một định nghĩa đã trở nên kinh điển và cho ta thấy sự nhất trí trong cách hiểu khái
niệm giá trị. Theo đó, “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn
cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương
tiện, hoặc mục tiêu của hành động” [25, Tr. 156]. Như vậy, với quan niệm này giá trị

vừa mang tính cá nhân vừa mang tính tập thể (nhóm) và có ảnh hưởng tới việc lựa chọn
cách thức, phương tiện mục tiêu của hành động. Hay giá trị chi phối hành động của các
cá nhân và của nhóm xã hội.
Trong xã hội học, từ những năm 50 của thế kỷ XX, giá trị đã được các nhà xã
hội học quan tâm nghiên cứu. Giai đoạn đầu nghiên cứu về giá trị, “về mặt thực
nghiệm, trên nền tảng lý thuyết của mình Parsons hướng vào việc tìm ra các “giá trị
cơ bản” (basic values) bất chấp những rối loạn tâm lý xã hội vẫn có thể dùng làm cơ
sở đáng tin cậy cho kế hoạch hóa” [25, Tr. 159]. Ở giai đoạn này, người ta coi giá trị
là đại lượng xác định quan niệm, hy vọng và khả năng hành động xã hội, đại lượng
này ổn định, ít thay đổi, nếu có biến đổi cũng trong khoảng thời gian dài. Nhưng đến
đầu những năm bảy mươi đã mở ra một giai đoạn thứ hai về nghiên cứu giá trị ở mặt
thực nghiệm với sự ra đời của một hệ khái niệm hoàn toàn khác, khái niệm biến đổi
giá trị hay biến đổi các giá trị. Người quyết định sự phát triển mới này chính là
Ronald Inglehart, người đã tiếp cận nghiên cứu giá trị trên các quan niệm của tâm lý
học. Thuyết biến đổi giá trị của Inglehart đã thu được thành công đáng kể, đặc biệt
là ở Cộng hòa Liên bang Đức. Cho đến ngày nay, lý thuyết này chịu sự phê phán bởi
công cụ đo định hướng giá trị quá yếu, việc phân biệt các loại giá trị còn hạn chế
song về cơ bản hệ khái niệm biến đổi giá trị vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Hai tác giả G.Endrweit và G.Trommsdorff cho rằng, “giá trị thể hiện các nhân
tố cấu thành nền văn hoá (hoặc chính xác hơn: các nền văn hoá tồn tại ở số nhiều)
cũng như thể chế xã hội đã được nội dung ý niệm và ý nghĩa văn hoá cùng xác định.
Tương ứng, giá trị quyết định trọng tâm của các thể chế. Mặt khác, giá trị (hay định
hướng giá trị) cùng tồn tại ở các cơ sở của ứng xử và hành động cá nhân. Trên bình
diện này thì phải hiểu nó là phán xét “luôn sẵn sàng” định hướng và điều khiển trung
10


tâm của “hệ thống cá nhân” [25, Tr. 156-157]. Theo quan niệm này rõ ràng giá trị có
vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, nó là nhân tố cấu thành nền văn hoá, nó định
hướng và điều khiển ứng xử, hành động của các cá nhân trong xã hội.

Trong khi đó, J.Macionis, nhà xã hội học Mỹ khi bàn về giá trị trong cuốn sách
giáo khoa của ông về xã hội học ông viết: “Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó
một thành viên của một nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì
không đáng mong muốn, điều gì là tốt, hay dở, điều gì là đẹp hay xấu” [23, Tr. 89].
Có thể thấy định nghĩa của Macionis là khá đơn giản nhưng cũng đã bao quát và đầy
đủ khi thừa nhận giá trị gắn liền với những điều mong muốn của mỗi cá nhân, nhóm
và cộng đồng hướng tới các hành vi mà họ lựa chọn, nhưng quan trọng hơn là sự đa
dạng về giá trị của con người dựa trên tiêu chí chung dưới những tác động chi phối
trực tiếp của nền văn hoá xã hội.
Ở Việt Nam, khi đề cập đến khái niệm giá trị tác giả Đặng Cảnh Khanh đã có
những phân tích khá thú vị, vừa mang tính ẩn dụ, vừa mang tính khoa học khi ông mô
tả mối quan hệ giữa ý nghĩa của giá trị đối với các cá nhân, ông viết: “Củ khoai có thể
chẳng có ý nghĩa gì đối với một triệu phú nhưng nó lại là một giá trị đối với kẻ ăn
mày. Tiếng đàn Tỳ bà của một cô gái giang hồ bên bến Tầm Dương chẳng có một
chút giá trị gì, cũng chỉ là một thứ “gảy tai trâu” đối với tất cả mọi người, nhưng đối
với chàng Tư mã Giang Châu Bạch Cư Dị thì nó lại là một thứ âm thanh vô giá, nó sói
vào tim chàng, khiến chàng lã chã nước mắt…” [50, Tr. 371]. Như vậy rõ ràng quan
niệm về giá trị và ý nghĩa của giá trị đối với mỗi cá nhân khác nhau là khác nhau.
Cũng bàn về chủ đề này, Nguyễn Quang Uẩn và các cộng sự [104] cho rằng: Bất cứ
sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay tư tưởng, miễn là nó
được người ta thừa nhận, người ta cần đến nó như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một
vị trí quan trọng trong đời sống của họ… Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận
thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện
tượng mang giá trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể. Như vậy, giá trị là
một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đề cập đến, có nhiều định nghĩa
khác nhau về giá trị tùy theo cách tiếp cận khác nhau tuy nhiên đa số các nhà nghiên
cứu đều thừa nhận giá trị có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, phản ánh
chân thực đời sống nhận thức và tinh thần của con người một cách tích cực, đóng vai
trò định hướng, kiểm soát, điều chỉnh hành vi của cá nhân và xã hội.
Chính vai trò quan trọng của giá trị trong cuộc sống đã dẫn đến những chương

trình, hoạt động nghiên cứu, giáo dục giá trị diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Năm
1995, Liên Hiệp Quốc đã triển khai một dự án quốc tế về Chương trình giáo dục
những giá trị sống. Mục đích của cuộc nghiên cứu phục vụ cho giáo dục giá trị trong
hệ thống giáo dục các nước, nhất là giáo dục giá trị đạo đức để chuẩn bị cho con
người bước vào thế kỉ XXI. Các tác giả đã khẳng định rằng, sự thay đổi của thế giới
đã dẫn đến sự khủng hoảng, hay nói cách khác là sự thay đổi căn bản về giá trị rộng
khắp, đa dạng như một hiện tượng toàn cầu. Giá trị đã, đang và sẽ luôn là mối quan
tâm của mỗi quốc gia.
Ở Thái Lan, “sự phát triển các giá trị con người được coi là nhân tố cơ bản đối
với sự phát triển quốc gia. Bởi vì các giá trị thể hiện ý kiến và hành vi của cả cộng
đồng trong việc lựa chọn, chấp nhận những kế hoạch phát triển của quốc gia… Việc
định hướng những giá trị cơ bản để giáo dục trong cộng đồng cần phải được nghiên
cứu kỹ càng vì xã hội luôn phát triển, các giá trị cũng biến đổi và phát triển” [104, Tr.
41-42]. Từ quan niệm đó, các nhà nghiên cứu Thái Lan xác định “năm giá trị cơ bản
được chính thức đưa vào chương trình giáo dục toàn quốc là: Tự lực, chuyên cần;
11


giảm chi tiêu và tiết kiệm; kỷ luật, pháp luật và trật tự; yêu Hoàng Đế, yêu nước và
tôn giáo; trung thành với tôn giáo. Chính phủ huy động mọi nỗ lực của các tổ chức xã
hội cùng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm đưa năm giá trị cơ bản này vào cuộc sống.
Ở Nhật Bản, trong cuốn “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” của nhà sư phạm, nhà
xã hội học Tsunéabero Makiguchi xuất bản từ năm 1930, đã thể hiện tư tưởng cải
cách giáo dục chống lại nền giáo dục gia trưởng, bảo thủ đương thời. Theo ông, con
người vốn có bản chất sáng tạo, tạo ra giá trị cho cuộc sống, do đó “giáo dục phải
hướng dẫn chúng ta tới mục tiêu đó” và các hoạt động giáo dục phải nhằm thúc đẩy
quá trình tạo giá trị, giáo dục phải nhận thức rõ các thành tố của giá trị, các bậc
thang của giá trị, gồm cái thiện, cái ích và cái đẹp, do vậy 3 loại giá trị tiêu biểu phải
hướng tới là giá trị kinh tế, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ.
Ở Philippin, cuốn “Giáo dục giá trị cho con người Philippin” 1988, cũng đã

nhấn mạnh mục tiêu giáo dục giá trị và phát triển người Philippin thành con người
toàn diện, có ý thức dân tộc, có tinh thần quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, “giá trị
cốt lõi được Bộ Giáo dục - Văn hoá - Thể thao quy định, đưa vào giáo dục trong nhà
trường đó là: Thể lực, tinh thần, tri thức, đạo đức, trách nhiệm xã hội, hiệu quả kinh
tế, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước (chính trị) [104, Tr. 81].
Indonexia coi giáo dục là nhân tố quyết định để duy trì sự thống nhất của Quốc
gia. Chính giáo dục giúp con người giành được tự do và công nhận của thế giới.
Giáo dục không chỉ liên quan đến người này hay người khác mà đó là tài sản quốc
gia liên quan đến sự sống còn của đất nước. Xuất phát từ quan điểm đó, mục tiêu
của giáo dục là phát triển con người toàn diện – con người tin vào Chúa Trời. Mục
tiêu đó thể hiện ở năm mặt: 1. Phát triển những chuẩn mực và giá trị; 2. Phát triển
khả năng trí tuệ; 3. Phát triển kiến thức và kỹ năng; 4. Phát triển sự giao tiếp; 5. Phát
triển ý thức, thái độ hành vi bảo vệ môi trường và sinh thái [104, Tr. 41].
Nghiên cứu “Về giá trị và giá trị Châu Á" [79] của tác giả Hồ Sĩ Quý gồm 6
chương, trong đó những vấn đề giá trị, giá trị Châu Á, sự khác biệt giữa các giá trị
được tác giả luận giải một cách khoa học, có hệ thống với lượng thông tin khoa học
lớn từ các bài báo khoa học trong và ngoài nước, số liệu của một số đề tài khoa học
cấp Nhà nước như KX-07, KX-05. Tác giả đã tập trung phân tích những giá trị truyền
thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị
khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và
ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống
Châu Á và nền văn hoá Việt Nam đồng thời phân tích sự biến động một số giá trị ưu
trội trong bảng giá trị Châu Á tại Việt Nam như cần cù, hiếu học, gia đình và cộng
đồng, trước tác động của quá trình toàn cầu hoá. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá
cho những nghiên cứu về giá trị nói chung và giá trị Châu Á nói riêng.
Ở Việt Nam, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện thân tiêu biểu của các giá
trị dân tộc, mặc dù Người không phải là nhà xã hội học nhưng những tư tưởng về giá
trị, định hướng giá trị của Người có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người dân Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung. Người khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự
do”, độc lập tự do chính là giá trị cao quý nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, của mọi

nhà, mọi người. Đối với cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra các giá trị:
“Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Cần, kiệm, liêm, chính
Trung với nước, hiếu với dân” [57, Tr. 246-247].
Đây là những giá trị cốt lõi mà mỗi cán bộ đảng viên cần phải phấn đấu tu
dưỡng rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi điều kiện hoàn cảnh để thực sự là
12


“người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Khi bàn về nhân cách người cán bộ, chiến
sĩ trong quân đội, Người nhấn mạnh hai giá trị cơ bản là đức và tài, đây là hai mặt cơ
bản của một nhân cách, có quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó, đạo đức cách mạng là
gốc, là cái cốt lõi của nhân cách. Những giá trị đó được Hồ Chí Minh đúc kết trong
bài nói chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi ngày 22 tháng 12 năm 1964: “Quân đội ta
trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [59, Tr. 350]. Lời khen đó đã khái quát bản chất,
truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đó cũng chính là những giá trị, định
hướng giá trị nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam là chủ thể lãnh đạo quá trình định hướng giá trị, nuôi
dưỡng và phát triển hệ thống các giá trị cao đẹp cho con nguời Việt Nam, Đảng ta
luôn coi con người là nguồn lực, nguồn tài nguyên quý giá nhất của đất nước; con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Trong đó, phẩm chất và
năng lực là hai giá trị căn bản nhất, đồng thời cũng là hai giá trị xuyên suốt trong các
văn kiện cũng như các Nghị quyết của Đảng. Thành công của công cuộc đổi mới và
chỉnh đốn Đảng, (thông qua các văn kiện Đại hội của Đảng lần thứ IX, X, XI, XII,
XIII) đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội đã thực sự là cơ sở
của giá trị và định hướng giá trị của con người Việt Nam. Đặc biệt, văn kiện Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Coi trọng bồi dưỡng cho học
sinh, sinh viên, khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập

nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh
viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống thế hệ trẻ Việt Nam” [9, Tr. 107]. Đối với quân
đội, Đảng ta xác định, “Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chỉ huy toàn
năng, nhân tài quân sự và nhân viên chuyên môn kỹ thuật giỏi [8, Tr. 148]. Như vậy,
có thể thấy trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định, nguồn lực lớn nhất,
quý báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam và con người là giá trị cao nhất của
mọi giá trị, là thước đo của mọi giá trị.
Trên cơ sở quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam,
đã có nhiều nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu vấn đề giá trị ở những góc độ và
phương diện khác nhau, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau:
Năm năm sau ngày thống nhất đất nước (1975), Trần Văn Giàu đã công bố công
trình “Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam” (1980) [27]. Từ góc độ lịch
sử và đạo đức học, tác giả phân tích sâu sắc những giá trị tinh thần truyền thống cốt
lõi của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhờ những giá trị đó mà dân tộc Việt Nam đã chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một bảng gồm 7 giá trị tinh
thần cốt lõi của dân tộc Việt Nam là: “yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,
thương người, vì nghĩa. Tiêu điểm của các tiêu điểm giá trị là yêu nước. Chủ nghĩa
yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt
Nam [26, Tr. 329-330]. Có thể coi nghiên cứu của Trần Văn Giàu là một công trình
mẫu mực đạt tới đỉnh cao về chất lượng học thuật. Công trình được kết cấu một cách
chặt chẽ, lôgích, bắt đầu từ những khái niệm căn bản và công cụ dựa trên những nền
tảng về quan niệm lý luận vững chắc. Tiếc rằng, ngày nay ít có những nghiên cứu theo
đuổi, bàn luận sâu hơn về những giá trị truyền thống của Người Việt. Mặc dù nghiên
cứu chủ yếu tập trung phân tích những giá trị tinh thần truyền thống của người Việt
song nó vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các nghiên cứu tiếp theo.

13


Cũng là hướng nghiên cứu về giá trị, John Naisbitt và Patucia Aburdene vào

năm 1882 đã đưa ra 10 xu hướng lớn đang hình thành trên thế giới trong những thập
kỷ 80. Đó là sự thay đổi từ:
Xã hội công nghệ
Xã hội thông tin
Kỹ thuật khiên cưỡng
Kỹ thuật cao cấp
Kinh tế quốc gia
Kinh tế toàn cầu
Ngắn hạn
Dài hạn
Tập trung hóa
Phân tán hóa
Sự hỗ trợ dựa vào định chế
Sự hỗ trợ
Nền dân chủ đại nghị
Nền dân chủ tham gia
Cấp bậc tôn ti trên dưới
Hệ thống mạng lưới
Bắc
Nam
Chọn một trong hai
Chọn lựa đa dạng”.[104, Tr. 24].
Những thay đổi xã hội này tất yếu có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi các
giá trị, chuẩn mực, thang giá trị trong xã hội.
Trong cuốn sách “Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới” tác giả Phạm
Minh Hạc cũng đã nêu ra một số đặc điểm cơ bản của thế giới đang bước vào thế kỷ
XXI, có thể tóm tắt như sau:
- Thông tin bùng nổ và phát triển mạnh nhờ công nghệ mới, vật liệu mới và sự
hợp tác rộng rãi khu vực toàn cầu.
- Kinh tế sản xuất: Lao động dịch vụ nổi lên cao hơn lao động sản xuất.

- Thế giới đang biến đổi cực kỳ nhanh, với sự phát triển vũ bão về khoa học –
kỹ thuật – công nghệ.
- Thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.
- Xã hội đang tiến dần đến “xã hội học tập”.
- Con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu: vấn đề hòa bình, môi
trường, bệnh thời đại AIDS, dân số, kế hoạch hóa gia đình vấn đề phân cực giàu
nghèo, việc làm và giảm đói nghèo.v.v...
Những đặc điểm, xu hướng của thế giới ngày nay đã khác xa với trước đây
vài thập kỷ. Có những điều dường như trái ngược hẳn. Tình hình đó thường xuyên
tác động đến những chuẩn mực, hệ giá trị của toàn thế giới, mỗi cộng đồng xã hội và
mỗi cá nhân” [104, Tr. 24-25].
Giá trị vừa là sự phản ánh của con người về thế giới vừa là sự thể hiện những
quan điểm, thái độ, hành vi của cá nhân, nhóm và cộng đồng người trong xã hội. Nó
phản ánh cả quá khứ, hiện tại và tương lai của xã hội loài người. Vì vậy, để nghiên
cứu về sự chuyển đổi giá trị, định hướng giá trị cần phân tích những đặc điểm, xu
hướng biến đổi của thế giới vì nó có tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi hệ thống giá
trị toàn cầu, đến từng quốc gia cũng như đến từng cá nhân. Và vì thế nghiên cứu về
giá trị vừa là vấn đề cơ bản vừa là vấn đề thời sự trong một thế giới đầy biến đổi.
1.2. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp
1.2.1. Nghiên cứu về định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp nói chung
Định hướng giá trị và định hướng giá trị nghề nghiệp nói chung từ lâu đã nhận
được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Năm 1977 - 1978, tác giả Pê-Ta-E-Min, phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học
Bungari, trong chương trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho thanh niên đã đề
cập đến vấn đề định hướng giá trị của thanh niên. Với cỡ mẫu 5000 người, bao gồm
thanh niên từ 14 - 30 tuổi, công trình nghiên cứu đã tìm hiểu về sự thay đổi giữa thế
14



hệ cha mẹ và ông bà, nghĩa vụ và đạo đức của tuổi trẻ đối với sự nghiệp xây dựng xã
hội; sự thay đổi nguyên tắc sống của thanh niên; những đổi mới trong quan hệ gia
đình và những biến đổi của thanh niên… Đặc biệt, công trình đã chỉ ra sự khác biệt
về định hướng giá trị của thanh niên so với thế hệ cha ông trong việc kế thừa, phát
huy giá trị truyền thống.
Năm 1985, Viện Nghiên cứu Thế giới của Nhật Bản chỉ đạo Phòng Nghiên
cứu Thanh niên tiến hành khảo sát lấy mẫu ở 11 nước theo lứa tuổi từ 18-24, gồm
các nước: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Nam Tư, Philippin,
Hàn Quốc, Brazin. Còn Viện Khảo sát Châu Âu (EVS) tiến hành điều tra đối tượng
từ 15-24 tuổi ở 10 nước Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Ý,
Lucxămbua, Đan Mạch, Ailen, Anh, Hy Lạp. Cả hai nghiên cứu trên cùng đề cập
chủ yếu đến vấn đề giá trị và định hướng giá trị của thanh niên nhằm chuẩn bị cho
họ sẵn sàng bước vào cuộc sống [104, Tr. 20].
Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã
có nhiều cuộc hội thảo, huấn luyện, nghiên cứu giá trị và giáo dục giá trị, đáng chú ý
là tập tài liệu: “Giá trị trong hành động” của Trung tâm Cách tân và Công nghệ Giáo
dục thuộc tổ chức Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (1992) và “Chương trình giáo dục
cho người Philippin”. Tập tài liệu này đã trình bày quan điểm, mục tiêu, chương trình
và cách đưa giáo dục giá trị vào trong nhà trường và cộng đồng của các nước
Indonexia, Philipin, Singapo, Malaysia và Thái Lan. Các kết quả nghiên cứu đã phản
ánh tính đa dạng các mặt biểu hiện của định hướng giá trị. Đặc biệt ở lứa tuổi thanh
niên là giai đoạn tích cực hình thành hệ thống định hướng giá trị, điều đó ảnh hưởng
đến việc hình thành nhân cách cá nhân nói chung. Đối với lứa tuổi này, bên cạnh các
giá trị chung thì định hướng giá trị nghề nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
cuộc sống cá nhân. Sự biến đổi của xã hội, cũng như những tác động khác nhau của
quá trình xã hội hoá đều ảnh hưởng đến việc hình thành hay biến đổi định hướng giá
trị và phát triển ý thức của thanh niên.
Bài viết “An Analysis of the Career Value of a Graduate Engineering
Management Degree” [115] của William J. Daughton đã thực hiện cuộc khảo sát
những sinh viên đã tốt nghiệp từ năm 1988 đến năm 1997 của trường Cao đẳng Kỹ

thuật và Khoa học Ứng dụng thuộc đại Học Colorado tại Boulder, Mỹ về giá trị của
bằng tốt nghiệp quản lý kỹ thuật khi sinh viên tốt nghiệp bước đầu di chuyển vào
một vị trí quản lý và các giá trị dài hạn để phát triển nghề nghiệp. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, những giá trị quan trọng của người làm quản lý kỹ thuật không chỉ
nắm chắc về các kỹ thuật chuyên môn mà cần có thêm những kỹ năng trong những
lĩnh vực cụ thể. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra nội dung, chương trình đào tạo của
trường là phù hợp với công việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, bài viết cũng khuyến
nghị nội dung chương trình đào tạo cần cụ thể hơn và không chỉ đào tạo những kỹ
năng thực hành chuyên môn mà cả những kỹ năng mềm trong quản lý kỹ thuật.
Ở Việt Nam từ năm 1991-1995, có nhiều đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về con
người, giá trị và định hướng giá trị được triển khai. Các đề tài thuộc chương trình KX07
“Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” đã đề cập
đến giá trị và định hướng giá trị như: đề tài “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên
Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (1994) [103] thuộc Chương trình Khoa học
và Công nghệ cấp Nhà nước KX 07-10, do Thái Duy Tiên làm chủ nhiệm. Các tác giả
đã khẳng định, định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam nói riêng và toàn xã hội nói
chung đang có sự biến đổi mạnh mẽ từ năm 1996 đến nay, bên cạnh những giá trị
truyền thống như: lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo, cần cù trong lao
15


động… đã xuất hiện những giá trị mới như: tính năng động, tính tích cực học tập, chấp
nhận cạnh tranh, tính hiệu quả thiết thực… Đồng thời cũng xuất hiện xu hướng chạy
theo lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích tập thể, phai nhạt lý tưởng. Đặc biệt, vấn đề nghề
nghiệp - việc làm được thanh niên hết sức quan tâm tuy nhiên, định hướng nghề nghiệp
cũng như định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên còn những hạn chế nhất định
cần có sự quan tâm của Nhà nước về định hướng nghề nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết
việc làm cho thanh niên. Từ đó các tác giả đưa ra các giải pháp điều chỉnh, giáo dục
định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp cho thanh niên trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những giá trị, định hướng giá trị của

thanh niên nói chung chứ không nghiên cứu chuyên sâu về định hướng giá trị nghề
nghiệp của nhóm học viên sĩ quan quân đội.
Tiếp đến, công trình “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá
trị” (1995) [104] do Nguyễn Quang Uẩn làm chủ nhiệm đã khái quát một bức tranh
sinh động cả lý luận và thực tiễn về giá trị, định hướng giá trị nhân cách của con
người Việt Nam giai đoạn hiện nay. Với cách tiếp cận Hoạt động - Giá trị - Nhân
cách, đề tài đã nghiên cứu những giá trị chung như: giá trị nhân cách, giá trị nghề
nghiệp, giá trị truyền thống và hiện đại của nhóm học sinh, sinh viên, thanh niên
nông thôn, công nhân viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng vũ trang và
các doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Các tác giả
khẳng định, định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay đang có sự biến đổi so với thời kỳ trước đổi mới trong đó có các giá trị chung
như: nguyện vọng sống trong hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, mong có học
vấn, nghề nghiệp, sức khoẻ, gia đình, sống có tình nghĩa…vẫn được đề cao. Đặc
trưng định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay, vừa là coi trọng giá trị
truyền thống vừa coi trọng giá trị hiện đại. Mặc dù vậy, vẫn xuất hiện tư tưởng coi
trọng giá trị cá nhân, giá trị vật chất mà coi nhẹ giá trị xã hội, giá trị tinh thần. Kết
quả nghiên cứu cho thấy người trả lời đã chọn những giá trị nghề nghiệp hết sức cơ
bản, toàn diện, cân đối và thiết thực phù hợp với cơ chế thị trường ví dụ như: nghề
có thu nhập cao; nghề phù hợp với sức khỏe, trình độ nghề phù hợp với hứng thú, sở
thích…tâm lý thích lao động trí óc hơn lao động chân tay đang có sự phân biệt khá
rõ tuy nhiên tâm lý “an phận” ngại đổi nghề còn đậm nét. Điểm hạn chế của công
trình này là chưa có sự so sánh những giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp của con
người trong các mối tương quan về tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, mức sống gia
đình… Tuy vậy, công trình là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các nghiên cứu
về giá trị, định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Xuân Vinh đã phân tích những biểu
hiện về định hướng giá trị của thanh niên trong lĩnh vực nghề nghiệp và việc làm.
Theo ông, “giá trị của việc làm và nghề nghiệp còn chi phối nhiều lĩnh vực khác
trong nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên” [112, Tr. 110-111]. Giá trị nghề

nghiệp việc làm chi phối việc học thêm, được thể hiện trong tiêu chí chọn người yêu
lý tưởng... Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm được xem như một
giá trị hàng đầu của thanh niên hiện nay. Tác giả còn đi sâu phân tích hứng thú nghề
nghiệp, động cơ chọn nghề của thanh niên, quan niệm của thanh niên về ý nghĩ của
việc làm, về các yếu tố giúp họ thành đạt trong lập nghiệp hiện nay. Bài viết cũng đã
chỉ ra những biến đổi về định hướng giá trị thuộc lĩnh vực nghề nghiệp việc làm của
thanh niên trong cơ chế thị trường hiện nay như: (1) Cơ chế hiện hành tạo cho thanh
niên khả năng tự do lựa chọn nghề nghiệp và việc làm rất lớn so với trước kia; (2)
Thanh niên có xu hướng chọn những nghề dễ tìm việc và có thu nhập cao, họ quan
16


×