Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại công ty TNHH hoàn mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.13 KB, 18 trang )


1
Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của
Công nhân lao động phổ thông tại
Công ty TNHH Hoàn Mỹ

Ngô Quỳnh Trang

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 603180
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Duy Yên
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Xây dựng cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp như: giá trị, định
hướng giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp Điều tra thực trạng đặc điểm định hướng
giá trị nghề nghiệp của công nhân lao động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ. Đề
xuất các kiến nghị để việc sử dụng nguồn nhân lực là công nhân vệ sinh công nghiệp tại
Công ty được hiệu quả hơn nữa.

Keywords.Tâm lý học; Định hướng nghề nghiệp; Công nhân; Tâm lý học công nghiệp

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Tầm quan trọng của định hướng giá trị với con người: định hướng thái độ của con
người, thúc đẩy hành động, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực, giá trị…
- Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thị trường… các giá trị sống, giá trị nghề
nghiệp đang bị đảo lộn, gây ra nhiều hậu quả về mặt tâm lý, xã hội…
- Công ty TNHH Hoàn Mỹ là công ty… thực tế hiện nay nhiều công nhân của công ty
chưa thực sự yên tâm với công việc, nhiều công nhân chỉ xác định làm tạm thời để tìm
kiếm công việc khác, thậm chí coi công việc của mình là thấp kém….


Xuất phát từ đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu… với mục đích tìm hiểu
định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân.
2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ thông tại Công
ty TNHH Hoàn Mỹ. Trên cơ sở đó đề xuất các một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn lao động tại công ty.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: giá trị, định hứơng giá trị, định hướng giá trị
nghề nghiệp
- Điều tra thực trạng đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân lao
động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ

2
- Đề xuất các kiến nghị để việc sử dụng nguồn nhân lực là công nhân vệ sinh
công nghiệp tại công ty được hiệu quả hơn nữa.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ thông tại
Công ty TNHH Hoàn Mỹ
5. Khách thể nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trong phạm vi 300 khách thể trong đó
- 200 khách thể là công nhân hiện đang làm việc tại Công ty Hoàn Mỹ
- 20 khách thể là các cấp quản lý (giám sát, nhân viên các phòng ban trong công
ty).
6. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao
động phổ thông qua biểu định hướng giá trị biểu hiện trong nhận thức, tình cảm, động cơ
làm việc, hành động nghề nghiệp của Công nhân lao động về nghề nghiệp.
Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu những khách thể kể trên trên địa bàn Thành phố
Hà Nội và một số tỉnh lân cận (tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng).
7.Giả thuyết nghiên cứu

Định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân vệ sinh công nghiệp tại công ty
TNHH Hoàn Mỹ còn chưa thực sự tích cực. Các công nhân ở đây còn chưa nhận thức
đúng về các giá trị nghề nghiệp của mình, không có thái độ làm việc đúng đắn, từ đó dẫn
đến động cơ và hoạt động nghề nghiệp còn chưa hiệu quả, tích cực.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề đề tài
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề giá trị, định hƣớng giá trị nghề nghiệp
Giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp là một phạm trù quan trọng được nhiều lĩnh
vực, chuyên ngành khoa học trong và ngoài nuớc nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị trên thế giới
- Các nghiên cứu định hướng giá trị nhân cách
Có thể kể đến một số tác giả như:

3
S.Freud (1856 – 1939), nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập trường phái Phân
tâm học khi mô tả về mô hình nhân cách và các giá trị nhân cách hướng tới đã đưa ra các
khái niệm cái Tôi, - cái Tôi ý thức và cái Tôi siêu ý thức.
A.Maslow nhà tâm lý học người Mỹ (1908 – 1966) đã đưa ra tháp nhu cầu với 5 trình
độ, thứ bậc nhu cầu khác nhau bao gồm: nhu cầu sinh lý cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu
yêu thương, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định bản thân.
Karen Horney, nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra thuyết lo lắng xã hội, theo bà, các
cá nhân có sự khác biệt thể hiện ở tính cân bằng của ba loại định hướng liên nhân cách là:
định hướng đến mọi người, định hướng chống lại mọi người và định hướng xa lánh mọi
người.

Allport nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra khái niệm về “cái Tôi”. Theo ông, cái tôi
được phát triển, trải qua các giai đoạn. Các giai đoạn này được chỉ ra nhưng chưa được
nghiên cứu một cách chi tiết. Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân sẽ hình thành
nên những động cơ mới trên cơ sở cá nhân tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Chiều
hướng phát triển của hành vi lại dựa trên cơ sở “cái tự thân”, “cái cá tính”. Ông cho rằng
“sự tự điều động là cơ chế chủ yếu và duy nhất hình thành các động cơ mới”. Trong lý
thuyết của ông yếu tố xã hội và hoạt động cá nhân không được đề cập đến.
Như vậy, từ một số các lý thuyết về định hướng giá trị trong nhân cách trên, có thể
thấy được các lý thuyết trên đều quan tâm tìm hiểu các giá trị mà cái tôi hướng đến. Nói
một cách khác, các quan điểm đó chỉ ra cá nhân muốn thể hiện, muốn khẳng định mình
trong các quan hệ xã hội như thế nào, mong muốn bản thân mình sẽ trở thành con người
như thế nào.
- Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp
Ở Pháp năm 1849 đã xuất bản cuốn sách " Hướng dẫn chọn nghề ". Đầu thế kỷ XX ở
Đức, Mỹ, Anh đã có những tổ chức đầu tiên là phòng tư vấn chỉ dẫn cho thanh niên tìm
việc làm. Đến các phòng này thanh niên học sinh được tư vấn về việc lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai của họ.
Năm 1977 - 1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên Bungari, trong
công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên cũng đã đề cập nhiều
đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh niên cũng như so sánh sự khác biệt giữa thang
giá trị của thanh niên hiện nay với thế hệ cha ông trước đó.
Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng nghiên cứu
thanh niên, lấy mẫu chung thanh niên ở lứa tuổi 18-24 của 11 nước như: Nhật, Mỹ, Anh,
Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nam Tư, Philipin, Hàn Quốc, Braxin… , còn viện khảo
sát xã hội Châu Âu (EVS) điều tra thanh niên lứa tuổi từ 15 - 25 ở 10 nước Châu Âu:
Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hy Lạp. Mục đích
chung của cả hai cuộc điều tra đều đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng gía trị nghề
nghiệp của thanh niên, nhằm chuẩn bị cho họ sẵn sàng bước vào cuộc sống .

4

Trong những năm trở lại đây, các nước Châu á và Đông Nam á đã có nhiều cuộc hội
thảo, tập huấn về vấn đề nghiên cứu gía trị và giáo dục giá trị, nhiều tài liệu về giáo dục
giá trị của các nước được công bố như" Chương trình giáo dục cho người Philipin", 1988
và tập tài liệu "giá trị trong hành động" của trung tâm canh tân và công nghệ giáo dục
thuộc tổ chức bộ trưởng giáo dục Đông Nam á, xuất bản 1992.
Từ các công trình nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp trên, có thể thấy ở
các nước công nghiệp phát triển, vai trò và tầm quan trọng của định hướng giá trị nghề
nghiệp luôn đánh giá cao và có sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Cũng qua đó, có thể
thấy được việc tìm hiểu định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân làm sạch công
nghiệp sẽ có giá trị thực tiễn không nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp cho người lao
động.
1.1.2. Các nghiên cứu về giá trị và định hƣớng giá trị ở Việt Nam:
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề giá trị, định
hướng giá trị, có thể kể đến một số công trình như:
Các tác giả Nguyễn Văn Thạc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Quang Uẩn trong Chương
trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07-04 (1995) đã đề cập đến vấn đề giá trị, giá
trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp và giáo dục giá trị của học sinh, sinh viên, công nhân
viên chức và một số các nhà doanh nghiệp.
Đề tài khoa học cấp nhà nước KX- 07 - 10- 1993 ," giá trị - định hướng giá trị sự
biến đổi định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay " do Thái Duy Tuyên cùng
một số tác giả đã bàn đến vấn đề giá trị, định hướng giá trị và những thay đổi cơ bản
trong hệ thống giá trị của con người Việt Nam hiện nay.
Cũng trong chương trình khoa học cấp nhà nước do tác giả Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm nghiên cứu đề tài KX-07 " Con người Việt Nam , mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội " tổ chức tại Hà Nội tháng 7/1994 đã đề cập đến vấn đề giá trị và
định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay.
Năm 2003, tác giả Đặng Cảnh Khanh đã tập trung phân tích các giá trị truyền thống
của thanh niên Việt Nam, trong đó tác giả tập trung nhấn mạnh vào vai trò của gia đình
đối với việc giáo dục giá trị truyền thống. Đề tài đã tập trung đi sâu nghiên cứu vị trí, vai
trò của gia đình cùng những mối quan hệ của nó từ truyền thống tới hiện đại. Qua đó, tác

giả cũng làm rõ sự biến đổi của gia đình và những chuẩn mực của gia đình dưới tác động
của sự thay đổi các điều kiện kinh tế - xã hội.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, vấn đề giá trị và định hướng giá trị còn
được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu trong các luận văn, luận án tiến sĩ của các tác giả:
Nguyễn Thị Khoa, Lê Quang Sơn , Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thị Mai Lan
Như vậy, qua một số công trinh nghiên cứu kể trên, có thể thấy đã có nhiều công
trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp ở các nhóm
khách thể khách nhau, tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chưa tìm hiều về định
hướng giá trị nghề nghiệp ở nhóm khách thể là công nhân lao động. Vì thế đề tài nghiên

5
cứu “Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ thông tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn Mỹ” sẽ góp phần không nhỏ trong việc định hướng
giới thiệu việc làm cho người lao động, quản lý nhân sự trong các công ty tổ chức và
hoàn thiện lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp ở người lao động.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
- Khái niệm giá trị
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm giá trị của tác giả Trần Trọng Thủy
như sau: Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh mối quan
hệ chủ thể - khách thể, được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội thực tế phụ
thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá lựa chọn, giá
trị trở nên động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định (Trần Trọng Thủy
(2004), Xác định các chỉ số sinh lý và tâm lý cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay, Đề
tài cấp bộ trọng điểm 2001 – 49 – 02 TĐ)
- Khái niệm định hƣớng giá trị
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng Định hướng giá trị là thái độ, là sự lựa chọn các
giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích của con người đối
với một giá trị nào đó.
- Từ các khái niệm trên, chúng tôi rút ra định nghĩa định hƣớng giá trị nghề
nghiệp nhƣ sau: Định hướng giá trị nghề nghiệp là định hướng của họ đến những giá trị

nhất định trong lĩch vực hoạt động nghề nghiệp. Định hướng giá trị nghề nghiệp đó là sự
phản ánh chủ quan có sự lựa chọn các giá trị nghề nghiệp trong ý thức và tâm lý của con
người, là quá trình xác định các giá trị của cá nhân đối với nghề. Trên cơ sở đó hình
thành nhận thức, thái độ, tình cảm nghề nghiệp của mình và nâng cao dần tay nghề cho
phù hợp với điều kiện làm việc của mình. Định hướng giá trị nghề nghiệp chi phối các
mối quan hệ của người công nhân đối với họat động làm việc, với các cấp quản lý với
đồng nghiệp và với chính bản thân mình.
Từ cơ sở định nghĩa trên, chúng tôi nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp ở
các nội dung cơ bản như sau:
+ Những giá trị là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc.
+ Nhận thức của người lao động về giá trị nghề nghiệp.
+ Định hướng giá trị của công nhân với nghề mình đang làm ở khía cạnh cảm.
+ Hành động làm việc của công nhân

Chƣơng 2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử

6
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.2.1. Phƣơng pha
́
p nghiên cƣ
́
u ta
̀
i liê
̣

u
Trong quá trình nghiên cứu số liệu thứ cấp chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp, khái
quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến vấn đề định hướng giá
trị nghề nghiệp, vấn đề công nhân lao động phổ thông và các đặc điểm tâm lý - xã hội của
họ. Dựa trên những nghiên cứu này chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
2.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Nhằm tìm hiểu sâu thêm những kỹ năng làm việc, tâm lý, xúc cảm và các ứng xử
của Công nhân khi làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ. Ý kiến của cán bộ quản lý sẽ là
cơ sở để kiểm chứng những kết quả đánh giá của công nhân.
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi (ankét)
Đây là một trong những phương pháp chính được sử dụng để thu thập thông tin
phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm tìm hiểu về đặc
điển định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ thông tại Công ty
TNHH Hoàn Mỹ.
2.2.4. Phƣơng pháp quan sát
Chúng tôi quan sát trực tiếp các hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói của công nhân khi
làm việc nhằm thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu bằng các giác quan, qua các
phương tiện ghi âm, chụp ảnh.
2.2.5. Phƣơng pháp thông kê toán học
Sử dụng phương pháp thông kê toán học để phân tích các kết quả khảo sát thực
tiễn. Các số liệu thu được sau khi khảo sát thử cũng như điều tra chính thức được xử lý
bằng chương trình phần mềm thống kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản
13.0.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
1. Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của công nhân làm việc tại công ty TNHH
Hoàn Mỹ
Câu hỏi 1 trong bảng hỏi dành cho công nhân đề cập đến nội dung sau: “Anh (chị)
đánh giá những giá trị dưới đây như thế nào trong công việc của mình?”.
Bảng 1. Đánh giá của công nhân công ty TNHH Hoàn Mỹ về các giá trị trong
công việc của mình


7
ST
T
Các giá trị
ĐT
B
ĐL
C
Xếp
hạn
g
1
Phù hợp với năng lực bản thân.
2.10
0.58
2
2
Yêu thích công việc
1.91
0.61
8
3
Công việc mang lại thu nhập tốt
2.00
0.59
5
4
Dễ xin việc làm.
1.95

0.58
6
5
Công việc được làm ở gần nhà.
1.90
0.60
9
6
Công việc được xã hội coi trọng.
1.67
0.55
17
7
Nghề có ý nghĩa với sự phát triển của
xã hội.
1.87
0.64
10
8
Công việc có điều kiện chăm lo gia
đình.
2.01
0.61
4
9
Không xin được các công việc khác.
1.92
0.61
7
10

Công việc mang đến cho xã hội một
môi trường trong sạch, không ô nhiễm.
2.31
0.59
1
11
Để kiếm cho mình một công việc ổn
định.
1.86
0.64
11
12
Phù hợp với sức khỏe
2.10
0.53
2
13
Công việc nhàn hạ, không vất vả
1.85
0.54
12
14
Nghề có triển vọng phát triển trong
tương lai.
1.78
0.55
13
15
Nghề nâng cao hiểu biết cho bản thân
1.71

0.51
14
16
Nghề có điều kiện phát huy khả năng
của mình
1.71
0.51
14
17
Nghề có nhiều mối quan hệ tốt đẹp
1.66
0.55
18
18
Nghề có điều kiện tự hoàn thiện nhân
cách
1.70
0.54
16
19
Nghề có cơ hội để thể hiện bản thân
1.64
0.53
19
20
Nghề ít cạnh tranh trong cơ chế thị
trường.
1.50
0.52
20


Bảng số liệu thu được từ câu hỏi 1 cho thấy ở các nội dung đưa ra đều không có
ĐTB đánh giá cao và những giá trị được công nhân làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ

8
đánh giá tích cực đều bắt nguồn từ các giá trị mang lại lợi ích cho xã hội, phù hợp với
khả năng của người lao động.
- Trong số 20 giá trị mà đề tài nghiên cứu đưa ra, giá trị được công nhân làm việc
tại công ty TNHH Hoàn Mỹ đánh giá cao nhất là “Công việc mang đến cho xã hội một
môi trường trong sạch, không ô nhiễm” với ĐTB là 2,31 xếp vị trí số 1. Kết quả nghiên
cứu ở đây cho thấy đặc thù và giá trị của loại hình lao động vệ sinh công nghiệp đã được
người công nhân làm việc tại công ty đánh giá cao khi ĐTB nội dung mang lại môi
trường trong sạch có ĐTB cao nhất.
- Cũng thông qua kết quả thu được từ nội dung này có thể thấy dù có ĐTB cao
nhất nhưng nội dung mang lại môi trường trong sạch, không ô nhiễm cũng chỉ nằm trong
khoảng đánh giá “quan trọng một phần”( từ 1,67 đến 2,33 điểm). Điều đó cho thấy định
hướng giá trị nghề nghiệp của người công nhân cũng như giá trị lớn lao mà nghề nghiệp
của họ mang lại cho xã hội không được người lao động hướng đến một cách thực sự rõ
nét.
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể thấy trong quá trình người lao động làm việc tại
công ty, việc hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp là rất cần thiết để có thể thúc đẩy
người lao động làm việc, tin tưởng vào sự cống hiến của mình cho xã hội.
- Trong số 20 giá trị nghề nghiệp mà câu hỏi đưa ra, hai nội dung có ĐTB thu
được bằng nhau là công việc phù hợp với năng lực bản thân và công việc phù hợp với sức
khỏe. Hai nội dung này cùng có ĐTB là 2,10 và cùng xếp ở vị trí số 2. Điều đáng nói là
nội dung đề cập đến sự phù hợp về năng lực sẽ có nội hàm rộng hơn rất nhiều so với sự
phù hợp về sức khỏe. Bởi năng lực của người lao động không chỉ đề cập đến vấn đề sức
khỏe mà còn thể hiện ở các mặt khác như các phẩm chất tâm lý, nhân cách… Vì thế, nếu
đánh đồng hai nội dung này sẽ đơn giản hóa giá trị phù hợp về mặt năng lực làm việc của
người lao động.

- Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, các giá trị vật chất như tiền
công lao động, điều kiện đãi ngộ khi làm việc, khả năng tìm kiếm việc làm luôn là một
trong những nội dung được đánh giá cao. Trong bảng hỏi của mình, chúng tôi cũng đã đề
cập đến nội dung này. Bảng 1 cho thấy các giá trị thu nhập cao và dễ tìm kiếm việc làm
cũng nằm trong những giá trị được đánh giá cao với ĐTB tương ứng là 2,00 và 1,95 xếp
vị trí thứ 5 và 6. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định để người lao động có
thể yên tâm gắn bó với công việc của mình, nỗ lực cao trong công việc… thì chế độ đãi
ngộ, đảm bảo đời sống vật chất là rất cần thiết.
“Khi làm việc, bạn quan tâm đến những giá trị nào dưới đây?” (câu hỏi 14) là câu
hỏi nhằm tìm hiểu những mối quan tâm của người công nhân khi làm công việc hiện tại.
Bảng 2. Các giá trị công nhân làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ quan tâm
STT
Các mối quan tâm của công nhân
SL
TL
1
Thu nhập
116
59.4
2
Học hỏi tích lũy kinh nghiệm từ đồng
72
36.9

9
nghiệp
3
Tìm thêm một công việc khác để nâng
cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống
56

28.7
4
Làm trong sạch môi trường sống
128
65.6
5
Lao động chân chính đóng góp cho xã
hội.
117
60.0
6
Rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề
79
40.5

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy các nội dung đưa ra đều không có tỷ lệ lựa
chọn cao và nhìn chung công nhân lao động tại công ty TNHH Hoàn Mỹ đều hướng tới
những giá trị tích cực trong công việc của mình.
Trong 6 giá trị mà câu hỏi đưa ra, phương án được các công nhân lựa chọn nhiều
nhất là làm sạch môi trường sống với chiếm 65,6%. Làm sạch môi trường sống là giá trị
thiết thực nhất, gần gũi nhất mà người công nhân vệ sinh công nghiệp có thể cảm nhận
trực tiếp từng ngày từng giờ trong quá trình lao động của mình.
Bên cạnh sự đóng góp cho xã hội có tỷ lệ lựa chọn tương đối cao hơn các nội dung
khác kể trên, thu nhập là cũng là một trong những mối quan tâm của người lao động với
59,4% khách thể lựa chọn. Sự chênh lệch không lớn trong tỷ lệ lựa chọn của phương án
này với hai phương án trên cho thấy bên cạnh việc có những đóng góp cho xã hội từ
chính sức lao động của mình thì những kết quả lao động mà người công nhân xứng đáng
được hưởng cũng quan trọng không kém.

2- Nhận thức của công nhân làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ về giá trị

nghề nghiệp của mình
Để có thể làm rõ hơn nhận thức của công nhân đang làm việc tại công ty TNHH
Hoàn Mỹ về các giá trị nghề nghiệp của mình mang lại, trong bảng hỏi dành cho công
nhân, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh (chị) đồng ý với những nhận định nào dưới đây về
giá trị công việc của mình?”
Bảng 3. Nhận thức của công nhân về các giá trị mà công việc vệ sinh công
nghiệp mang lại
STT
Các nhận định về giá trị công viêc
SL
TL
1
Rất được xã hội quan tâm và ngày
càng có nhiều cơ hội phát triển
68
36.6
2
Có vị trí thấp kém trong xã hội
49
26.3
3
Xã hội chưa đánh giá đúng giá trị của
nghề.
64
34.4
4
Có ích rất lớn, mang lại cho xã hội
một môi trường sạch sẽ
130
69.9

5
Xã hội rất coi thường
43
23.1
6
Nghề mà xã hội sẽ không thể thiếu
99
53.2

10
trong tương lai.
7
Mang lại sự văn minh cho xã hội
118
63.4
8
Không quan tâm đến tương lai của nó
ra sao
15
8.5
N = 185

Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy các công nhân được hỏi đã có nhận thức khá
tốt về những giá trị nghề nghiệp của mình mang lại cho xã hội. Điều đó thể hiện ở việc
những nội dung thể hiện sự đánh giá tích cực về công việc vệ sinh công nghiệp đều có tỷ
lệ lựa chọn tương đối cao.
Trong số 8 phương án của bảng số liệu 8, hai nội dung thể hiện rõ nhất giá trị, sự
đóng góp cho xã hội của công việc vệ sinh công nghiệp là “Có ích rất lớn, mang lại cho
xã hội một môi trường sạch sẽ” và “Mang lại sự văn minh cho xã hội” có tỷ lệ lựa chọn
tương ứng là 69,9 và 63,4%. Đây là hai phương án có tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Chúng ta

đều biết với sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa hiện nay, các khu công
nghiệp, nhà máy, văn phòng… đều rất cần sự có mặt của công nhân vệ sinh công nghiệp
nhằm đảm bảo có được môi trường sống và làm việc sạch sẽ, văn minh. Phân tích như
vậy một mặt có thể thấy được nhìn chung các công nhân được hỏi đã nhận thức được giá
trị mà công việc của mình đóng góp cho xã hội dù tỷ lệ của hai nội dung này chưa phải
thực sự cao.
Trong phần phỏng vấn sâu dành cho các cán bộ, người quản lý của công ty TNHH
Hoàn Mỹ, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi về đánh giá của họ đối với triển vọng phát triển
của công việc vệ sinh công nghiệp. Kết quả cho thấy 100% khách thể là cán bộ quản lý
của công ty đánh giá công việc này sẽ rất có triển vọng trong tương lai.
-Tôi cho rằng trong tương lai nghề vệ sinh công nghiệp sẽ là một nghề đầy triển
vọng vì cuộc sống ngày càng hiện đại việc vệ sinh công nghiệp sẽ ngày càng phát triển
(Đ.N.L, 26 tuổi, giám sát tại Bệnh viện mắt trung ương).
-Trong tương lai gần, công việc vệ sinh công nghiệp rất có triển vọng, mức lương
của người công nhân vệ sinh công nghiệp sẽ ngày càng nâng cao so với các công việc
khác (N.N.D, 30 tuổi, giám sát tại Bắc Ninh).
-Tôi nghĩ triển vọng công việc làm vệ sinh công nghiệp trong tương lai sẽ phát triển
mạnh nhưng khó khăn rất nhiều và ngành nghề này chỉ có thể phát triển tốt khi những
khó khăn đó được đẩy lùi (N.T.H, 40 tuổi, giám sát tại Bộ Nội vụ).
“Theo anh (chị) nghề mà anh (chị) lựa chọn cần có những phẩm chất nào?”. Kết
quả thu được từ câu hỏi mở này được chúng tôi lượng hóa thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 4. Nhận thức của công nhân vệ sinh công nghiệp thuộc công ty TNHH
Hoàn Mỹ về các phẩm chất tâm lý cần thiết với nghề nghiệp của mình
ST
T
Các phẩm chất tâm lý
SL
TL
1
Đạo đức tốt, trung thực

48
24.0

11
2
Cần cù, chịu khó, chăm chỉ
74
37.0
3
Yêu nghề
24
12.0
4
Hòa đồng với đồng nghiệp, quan hệ tốt với
khách hàng
11
5.5
5
Tuân thủ kỷ luật, làm theo sự phân công của
cấp trên
57
28.5
6
Sức khỏe tốt, năng lực phù hợp
80
40.0
7
Biết hài lòng với công việc hiện tại
31
15.5

8
Có đầu óc phân phối, bố trí công việc hợp lý
3
1.5
9
Khó trả lời, không biết hoặc không cần phẩm
chất gì
120
60.0

Bảng số liệu thể hiện nhận thức của công nhân về các phẩm chất cần thiết trong
công việc vệ sinh công nghiệp cho thấy các phẩm chất không có tỷ lệ lựa chọn cao phản
ánh nhận thức của công nhân về vấn đề này còn nhiều hạn chế.
Bảng số liệu 5 cho thấy, trong số 200 khách thể là công nhân, có tới 60% số khách
thể không biết hoặc cảm thấy khó trả lời với câu hỏi này. Chúng tôi cũng đã đem điều
băn khoăn này trao đổi với ông N.T.G, Phó giám đốc công ty và được ông cho biết: Công
nhân làm việc tại công ty chủ yếu là lao động phổ thông, thời gian làm việc tại công ty
thường chỉ kéo dài 2 – 3 năm rồi lại đi tìm công việc khác, số lượng công nhân yên tâm
gắn bó lâu dài với công ty thường khá thấp, chính vì thế họ khó có thể nắm bắt được
những phẩm chất, ngành nghề mình yêu cầu.
Trong nội dung phần trả lời phỏng vấn sâu của các cán bộ quản lý của công ty,
20/20 người được hỏi đều cho rằng công việc của công nhân vệ sinh công nghiệp cần
phẩm chất trung thực và chịu khó:
-Theo tôi, công việc làm vệ sinh công nghiệp cần có những phẩm chất như: trung
thực, nghiêm túc, chăm chỉ, nắm vững nghề một cách chuyên nghiệp, giao tiếp có văn
hóa (chị N.T.H, 40 tuổi, giám sát viên tại Bộ nội vụ).
-Tôi nghĩ làm vệ sinh công nghiệp cần có những phẩm chất như: năng động, và
nhiệt tình trong công việc, thật thà, lắng nghe và chịu khó học hỏi những người có nhiều
kinh nghiệm (L.T.T, 34 tuổi, giám sát tại Sunred).
Từ câu trả lời của các cán bộ quản lý công ty như trên, có thể thấy, sự trung thực và

chăm chỉ, chịu khó là một trong những phẩm chất rất cần cho công việc vệ sinh công
nghiệp. Điều này được lý giải xuất phát từ chính đặc thù công việc của công nhân. Khi
làm việc, công nhân vệ sinh công nghiệp thường làm việc trong các văn phòng, tòa nhà,
công ty, cơ quan… nơi có nhiều tài sản có giá trị. Vì vậy, sự trung thực, biết giữ gìn tài
sản của khách hàng là một trong những phẩm chất quan trọng. Bên cạnh đó, điều kiện
làm việc của công nhân thường rất vất vả, vì thế đòi hỏi ở người công nhân sự chăm chỉ,
chịu khó. Kết quả nghiên cứu từ công nhân của công ty cho thấy hai phẩm chất có đạo
đức, trung thực và cần cù, chăm chỉ, chịu khó có tỷ lệ trả lời tương ứng là 24% và 37%.

12
3.Cảm xúc của công nhân đang làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ với nghề
nghiệp của mình
“Bạn cảm thấy thế nào khi làm công việc hiện tại?”. Số liệu thu thập được như sau:
Bảng 5. Cảm nhận của công nhân công ty TNHH Hoàn Mỹ khi làm việc
STT
Các biểu hiện cảm xúc
SL
TL
1
Tôi cảm thấy yêu công việc hiện
tại mình đang làm
91
46.7
2
Tôi cảm thấy có lòng tin rất lớn
vào triển vọng của công việc này
75
38.5
3
Công việc mang lại cho tôi niềm

vui mỗi ngày
101
51.7
4
Tôi đang chờ cơ hội khác vì
không muốn gắn bó lâu dài với
công việc này
33
16.9
5
Tôi cảm thấy tự ti, xấu hổ
20
10.3
6
Mặc cảm vì mọi người đánh giá
thấp công việc của tôi
46
23.6
7
Mình đang làm một công việc
như bao người khác
94
48.2
N = 195

Kết quả thu được từ bảng số liệu trên cho thấy cảm xúc mà các công nhân dành cho
công việc mình đang làm không thực sự tích cực.
Trong số 7 biểu hiện cảm xúc mà câu hỏi đưa ra, hai phương án thể hiện cảm xúc
tích cực là “Tôi cảm thấy yêu công việc hiện tại mình đang làm” và “Công việc mang lại
cho tôi niềm vui mỗi ngày” chỉ có tỷ lệ đồng ý là 46,7% và 51,7%. Rõ ràng đây là tỷ lệ

lựa chọn không cao.
Để có thể lý giải cho tình trạng công nhân làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ
không thực sự yêu thích công việc của mình phải xuất phát từ chính công việc cũng như
thái độ, cách nhìn nhận của mọi người với công việc. Về mặt thu nhập, như chúng tôi đã
nói ở trên, trung bình công nhân của công ty chỉ có mức lương từ 2 – 2,5 triệu
đồng/tháng. Với mức thu nhập như thế thì rất khó để người lao động có thể hoàn toàn yên
tâm, toàn tâm toàn trí làm việc.
Trong khi thu nhập của công nhân không thực sự cao như đã đề cập ở trên, công
việc của công nhân vệ sinh công nghiệp cũng thực sự vất vả, nặng nhọc lại phải làm việc,
tiếp xúc với những chất rác thải, không vệ sinh… Đây cũng là đặc điểm quan trọng dẫn
đến nhiều người thực sự không thích công việc vệ sinh công nghiệp.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, thái độ, cách đánh giá, nhìn nhận của mọi
người với công việc mà người công nhân vệ sinh công nghiệp đang làm cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng tới cảm xúc của họ với nghề nghiệp của mình, thậm chí là với

13
chính cách nhìn nhận và đánh giá về bản thân mình bởi cảm xúc, thái độ của con người
với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan chịu sự chi phối, tiếp thu từ chính những
đánh giá, thái độ của xã hội, môi trường bên ngoài. Số liệu thu được từ câu hỏi trên cho
thấy có 23,6% khách thể cho biết họ cảm thấy mặc cảm vì công việc của mình bị xã hội
đánh giá thấp. Cũng chính vì những lý do đã được phân tích ở trên, kết quả thu được từ
bảng hỏi đã cho thấy 16,9% công nhân không có ý định gắn bó lâu dài với công ty và
muốn tìm việc làm khác.

4.Định hƣớng giá trị nghề nghiệp của công nhân thể hiện trong hành động
nghề nghiệp
Bảng 6. Hành động làm việc của công nhân công ty TNHH Hoàn Mỹ
STT
Các biểu hiện
SL

TL
1
Tôi chăm chỉ làm việc và thực hiện
đúng giờ theo quy định
154
78.1
2
Tôi không lười nhưng cũng không
chăm chỉ
23
11.7
3
Công việc rất vất vả và tôi luôn luôn
phải cố gắng mới hoàn thành được
92
46.7
4
Tôi chưa bao giờ cố gắng trong công
việc.
8
4.1
5
Tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc
với kết quả tốt nhất
142
72.1
6
Tôi luôn học hỏi và trau dồi kiến thức
để làm tốt công việc
120

60.9
7
Tôi mong thời gian trôi qua nhanh để
sớm được nghỉ ngơi
28
14.2
8
Có giám sát tôi mới làm việc
5
2.5
9
Tôi không cố gắng hay nỗ lực nhiều
làm không cẩn thận cũng không ai biết
11
5.6
10
Tôi làm việc vì tiền và đang tìm công
việc tốt hơn
71
36.0
N = 197

Kết quả thu được từ câu hỏi về hành động nghề nghiệp của công nhân công ty
TNHH Hoàn Mỹ thể hiện ở bảng số liệu 13 cho thấy các khách thể được hỏi đã có tỷ lệ
lựa chọn cao với các hành động thể hiện định hướng giá trị nghề nghiệp tích cực.
Chăm chỉ làm việc và thực hiện đúng giờ giấc quy định của công ty là phương án
có tỷ lệ lựa chọn cao nhất của các khách thể với 78,1%. Có thể nói đây là tỷ lệ cao nếu so
với số liệu thu được từ các bảng trước. Hành động cụ thể có thể quan sát, kiểm chứng

14

một cách trực tiếp luôn là tiêu chí quan trọng bậc nhất để đánh giá năng lực nghề nghiệp,
tình yêu với công việc cũng như định hướng giá trị nghề nghiệp của người công nhân.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong các biểu hiện về mặt nhận thức, cảm xúc… các công
nhân được hỏi đều thể hiện định hướng giá trị nghề nghiệp không rõ nét, vậy tại sao trong
hành động nghề nghiệp người công nhân lại thể hiện sự tích cực như vậy? Số liệu ở đây
có mâu thuẫn với các nội dung trên hay không? Chúng tôi cho rằng điều này xuất phát từ
thực tế hoạt động và cách thức quản lý người lao động của công ty. Khi tiến hành làm vệ
sinh với tại các địa điểm, cơ quan do công ty đảm nhận, người lao động luôn chịu sự
giám sát chặt chẽ của các giám sát viên cũng như sự phản hồi từ chính các tổ chức là
khách hàng của công ty. Chính điều này khiến các công nhân phải làm việc tích cực, đáp
ứng tốt các yêu cầu về chất lượng của công việc. Mặt khác, bản thân người lao động dù
có thể họ chưa có định hướng giá trị nghề nghiệp hoàn toàn “lý tưởng” nhưng tinh thần
làm việc và trách nhiệm của người lao động với công việc của mình luôn là yếu tố quan
trọng thúc đẩy công nhân làm việc. Trong nội dung trả lời câu hỏi mở (sẽ được phân tích
số liệu cụ thể ở phần sau) mà bảng hỏi đưa ra, các công nhân cũng cho biết:
-Em xác định mỗi người một việc… mình không được học hành tử tế thì phải làm việc
chăm chỉ và cố gắng (phiếu số 38, trả lời tình huống trời đổ mưa to khi đến giờ đi làm).
-Nói chung làm việc thì phải nghiêm túc và tuân thủ phân công, đã làm việc thì phải
sạch sẽ chứ (phiếu số 129, trả lời câu hỏi trong tình huống phát hiện khu vực mình làm
việc có vị trí cần phải làm vệ sinh kỹ càng hơn hàng ngày ).
Từ sự phân tích nói trên ta thấy được hành động có tỷ lệ lựa chọn thứ hai là luôn có
gắng hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất chiếm 72,1% khách thể lựa chọn là điều
dễ hiểu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Định hướng giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng là một
thuộc tính quan trọng của nhân cách con người. Chính vì tầm quan trọng của định hướng
giá trị nhân cách nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng mà vấn đề này đã
được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm cả trong các học thuyết lý luận về nhân cách và các

đề tài nghiên cứu định hướng giá trị trong lĩnh vực cụ thể trong và ngoài nước.
Kết quả nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân đang làm việc tại
công ty TNHH Hoàn Mỹ cho thấy:
Về động cơ làm việc, người lao động làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ tuy
không thực sự biểu hiện một cách rõ nét động cơ làm việc của mình nhưng nhìn chung
các giá trị như làm công việc phù hợp với năng lực, góp phần làm môi trường sạch sẽ,
đóng góp sức lao động cho xã hội và nuôi sống bản thân… có sức thúc đẩy cao hơn các
giá trị khác (tuy sự chênh lệch của các giá trị này với các giá trị khác không quá lớn).
Về mặt nhận thức kết quả nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân
biểu hiện ở việc nhận thức các giá trị nghề nghiệp của mình còn nhiều hạn chế. Số lượng,
tỷ lệ người lao động được hỏi nhận thức đúng về nghề nghiệp của mình, quy trình làm

15
việc, các giá trị cao quý mà nghề nghiệp của họ mang lại cho xã hội còn rất thấp. Đối với
các phẩm chất yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của mình và sự so sánh đánh giá
năng lực của bản thân người công nhân với các yêu cầu đó, kết quả nghiên cứu từ đề tài
cũng cho thấy người lao động còn chưa nhận thức đầy đủ về những giá trị mà công việc
của mình đòi hỏi, thậm chí người lao động còn đánh giá thấp hơn về khả năng làm việc
của mình so với thực tế.
Về mặt thái độ, cảm xúc của công nhân công ty TNHH Hoàn Mỹ với công việc vệ
sinh công nghiệp, kết quả nghiên cứu đã cho thấy các công nhân được hỏi nhìn chung
chưa có cảm xúc, thái độ tích cực với nghề nghiệp làm vệ sinh công nghiệp, tỷ lệ công
nhân yêu tâm, gắn bó với ngành nghề của mình còn chưa cao. Điều đó có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó trực tiếp và quan trọng nhất có thể kể đến chế độ
đãi ngộ cho người lao động trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp còn chưa thỏa đáng dù
công việc rất vất vả, xã hội còn chưa nhìn nhận đúng đắn sự đóng góp và vai trò của
người công nhân vệ sinh công nghiệp trong việc mang lại môi trường trong sạch, văn
mình…
Về hành động nghề nghiệp, kết quả nghiên cứu hành động nghề nghiệp của công
nhân đang làm việc tại công ty TNHH Hoàn Mỹ cho thấy, người lao động đã tích cực

trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Đa số các công nhân được hỏi đã nỗ lực, khắc phục
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao dù có thể người lao động chưa thực sự yên
tâm, yêu thích công việc của mình.
2.Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài xin rút ra một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với công tác giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp trong các nhà
trường cũng như với các cấp quản lý người lao động
- Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng, giáo dục giá trị nghề nghiệp cho
các em học sinh và người lao động nhằm hình thành trong xã hội những quan niệm đúng
đắn về nghề nghiệp, không có sự phân biệt đối xử với các công việc được cho là không
cao quý… Điều quan trọng là người lao động bằng chính sức lao động chân chính của
mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội và những thành quả của người lao động chân
chính luôn được xã hội đánh giá cao.
- Bên cạnh việc được trả lương lao động, các cấp quản lý cần có chế độ đãi ngộ với
người công nhân vệ sinh công nghiệp như khám sức khỏe, phụ cấp độc hại… để người
công nhân có thể yên tâm với công việc của mình.
- Có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương tốt trong lao động
nghề nghiệp của công nhân vệ sinh công nghiệp để người lao động có thể tự tin, tin tưởng
vào các giá trị nghề nghiệp mình đóng góp cho xã hội, đó cũng chính là động lực quan
trọng thúc đẩy người công nhân vệ sinh công nghiệp làm việc.
2.2. Đối với công ty nơi trực tiếp quản lý sử dụng nguồn lao động vệ sinh công
nghiệp

16
- Quan tâm hơn nữa đến chế độ tiền lương, đời sống của người lao động để họ có
thể yên tâm, gắn bó lâu dài với công ty. Thực tế kết quả khảo sát tại công ty TNHH Hoàn
Mỹ cho thấy người lao động chưa thể yên tâm làm việc với mức thu nhập hiện tại.
- Có chiến lược lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực, tránh để tình trạng
người lao động làm việc một thời gian rồi tìm việc khác, điều này dẫn đến sự lãng phí
nguồn nhân lực, công sức đào tạo công nhân, không hình thành được các giá trị như

truyền thống, kinh nghiệm làm việc của người lao động.
- Thường xuyên có các lớp tập huấn, hướng dẫn người lao động trong kỹ năng nghề
nghiệp, các thức ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình lao động… Bởi
đặc thù của lao động vệ sinh công nghiệp luôn phải trực tiếp làm việc trong môi trường
hóa chất tẩy rửa, lau chùi các thiết bị ở độ cao, gần các thiết bị dẫn điện…
2.3. Đối với người công nhân vệ sinh công nghiệp
- Cần không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để có thể đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. Hình thành dần những giá trị nghề nghiệp cao đẹp, đó
chính là con đường dẫn đến thành công trong sự nghiệp của mình.
- Xác định cho mình một hướng đi, một giá trị chân chính để nỗ lực làm việc, tránh
tình trạng không xác định rõ giá trị, phương hướng làm việc dẫn đến tình trạng làm một
thời gian rồi lại tìm công việc khác gây lãng phí cả cho công ty và người lao động về thời
gian, kinh nghiệm làm việc.
- Cần có sự tự tin trong công việc, nhận thức rõ những giá trị công việc mình mang
lại cho xã hội, ngành nghề nào cũng cao quý và đáng được trân trọng miễn là bằng sức
lao động chân chính để nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội, không nên có sự tự ti
vào công việc mình đang làm.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dũng(2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
2. Đỗ Ngọc Hà (2001), Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên hiện nay, luận án
tiến sĩ tâm lý học, Hà Nội
3. Phạm Minh Hạc(2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Minh Hạc (2005), Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế, Đề tài KX.05.07.
5. Cấn Hữu Hải (2002), Ảnh hưởng của truyền thống gia đình đến định hướng giá trị của
lứa tuổi đầu thanh niên, luận án tiến sĩ tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Mai Văn Hải (2011), Xu hướng chọn nghề của sinh viên ngành tâm lý học, Viện Tâm lý

học.

17
7. Đặng Cảnh Khanh (2003), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục các giá trị truyền
thống cho thanh niên, bài viết trong cuốn Thế hệ trẻ Việt Nam – nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, NXB Lao động xã hội, Hà Nội
8. Nguyễn Thị Khoa (1996), Định hướng giá trị chất lượng cuộc sống gia đình nữ tri
thức hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học tâm lý, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Mai Lan(2009), Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ
thông, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.
10. Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
11. Lê Đức Phúc (1992), Giá trị và định hướng giá trị, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 12.
12. Phạm Văn Sơn (2003), Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nghề cho học
sinh ở trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo
dục.
13. Phan Thị Mai Hương, Lê Văn Hảo (2010), Một số đặc điểm tâm lý xã hội cơ bản của
giai cấp công nhân nước ta, Chương trình khoa học cấp bộ (2009 – 2010), Viện Tâm
lý học
14. Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong
điều kiện kinh tế thị trường, Hà Nội.
15. Từ điển bách khoa toàn thư xô viết, Nguyễn Thế Hùng dịch.
16. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mạc Văn Trang(1995), Giá trị - định hướng giá
trị nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX
– 07, Hà nội.
17. Trần Trọng Thủy (2004), Xác định các chỉ số sinh lý và tâm lý cơ bản của học sinh
phổ thông hiện nay, Đề tài cấp bộ trọng điểm 2001 – 49 – 02 TĐ
18. Từ điển Bách khoa toàn thư Xô Viết (1976), NXB Matxcova, tập 28
19. Lã Thị Thu Thủy, Vấn đề kỷ luật lao động ở thanh niên có xuất thân từ nông thôn,
Tạp chí Tâm lý học, tháng 8- 2011.
20. Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Đà Nẵng.

21. A.G.Kovaliov (1971), Tâm lý học Cá nhân, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. A.V. Petrovxki và M.G.Iarosevxki (1995), Từ điển tâm lý học tóm tắt, NXB Sách báo
chính trị, Hà Nội
23. J.H.Fichter, (1973), Xã hội học, NXB Sài Gòn
24. Klimov A.G (1971), Nay đi học, mai làm gì?, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

18
25. Smith Barry D và Harold J.V (2006), Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hóa
thông tin
26. Uzdơnatze D.N (1958). Những cơ sở thực nghiệm về tâm lý học thái độ, Tbilixi








×