Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ứng dụng kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.1 KB, 2 trang )

Sau thời gian hơn 1 tháng học môn Kinh tế vi mô, bản thân em đã thu hoạch được
nhiều kiến thức. Và những kiến thức ấy giúp bản thân em giải thích được phần
nào những vấn đề xung quanh bản thân, những vấn đề mà trước khi học vi mô em
chưa từng để ý.
Đầu tiên, chính là giá các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm… ở trên
các khu đô thị như Hà Nội luôn đắt hơn. Một phần là do HN là nơi có mật độ dân
số cao, nên nhu cầu về hang hóa thiết yếu luôn lớn hơn các vùng khác và lớn hơn
khả năng cung, vì vậy giá hang hóa sẽ cao. Điều đó sau khi giải thích bằng vi mô là
do sự tang lên của cầu biểu diễn trên đồ thị là sự dịch chuyển sang phải của
đường cầu, khiến giá tang lên và lượng cầu tăng lên. Bên cạnh đó cầu về hang
hóa thiết yếu có độ co dãn so với giá nhỏ hơn 1,(ít co dãn) tức là khi giá tăng lên
1% thì cầu giảm nhỏ 1%, vì thế khi giải thích được hiện tượng giá cả cá hàng hóa
cao mà lượng cầu giảm rất ít! và gía cả tăng lên, khiến lượng cung hàng hóa tăng,
vì thế ở HN mặc dù k phải là nơi sản xuất hàng hóa thiết yếu nhưng lượng cung về
các hàng hóa thiết cao và có thể hơn một số vùng có khả năng sản xuất vì do sự
điều tiết của cung cầu, của thị trường.
Sau đó là vấn hiện tượng giá lợn hơi “trượt giá không phanh” như một số trang
báo đưa tin đầu năm 2017 ( vào khoảng giáp tết nguyên đán), hiện tượng ảnh
hưởng sâu sắc đến kinh tế của gia đình em nói riêng, quê hương em Hưng Yên , và
các vùng chăn nuôi lợn hơi chính như Thái Bình, Sơn Tây, Đông Nai nói chung. Cụ
thể khoảng giữa năm 2016, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lợn hơi, cầu tăng
biểu hiện là sự dịch chuyển đường cầu dẫn tới giá tăng nên các địa phương tăng
cung bằng cách dồn sức chăn nuôi gia súc, vì vậy sản lượng lợn hơi cuối năm 2016
tăng mạnh so với giữa năm. Tuy nhiên, phía TQ ngừng nhập khẩu lơn hơi vào
khoảng cuối năm khiến lượng cung dư thừa, dẫn tới giá lợn giảm mạnh, còn
25000-28000/kg giảm ½ so với giữa năm là 48-50/1kg. Gía lợn hơi giảm, tức
nguyên liệu đầu vào của một số hang hóa như giò, chả, lem… giảm khiến các sản
phẩm ấy giảm giá mạnh .
Tiếp theo là vấn đề của chính bản thân em, hợp lý hóa lợi ích trong tiêu dùng hàng
ngày. Mỗi tháng được bố mẹ cho 1 khoản tiền cố định để chi tiêu khi đi học. Trước
khi học vi mô, bản thân em không hề có suy nghĩ xem xét tổng lợi ích thu được khi


chi tiêu hết khoản tiền này, hoàn toàn là chi tiêu theo cảm tính( thích gì sẽ mua,
không xét như cầu hay lợi ích khi mua). Nhưng sau khi học vi mô , em học được
cách suy nghĩ tính toán làm sao để thu được lợi ích tối đa từ việc tiêu dung hang


hóa, dịch vụ khi chi tiêu khoản tiền đó. Ví trong chi tiêu hang ngày là việc đi chợ,
hiểu và chọn sử dụng hang hóa thay thế khi có sự chênh lệch giá tương đối lớn
giữa 2 hh cùng 1 loại lợi ích, xem xét mua hang hóa này so với hang hóa kia, cái
nào mang lại lợi ích tiêu dung cao hơn , … từ đó quyết định chi tiêu sao cho vẫn
khoản tiền đó, lợi ích mang lại là cao nhất! ,
Trên đây chỉ là 1 trong vô số điều theo bản thân em là thành tựu sau 6 tuần học vi
mô. Cách giảng dạy hay lấy ví dụ trong thực tiễn của thầy khiến bản thân em cảm
thấy vi mô k chỉ là môn học trên sách vở hay môn học để thi mà là môn học ứng
dụng, môn học ngay trong thực tế. Trong tương lai, em mong bản thân có thể nhờ
học kinh tế vi mô mà hiểu được những tin tức khó hiểu mà các bản tin thời sự đưa
tin về tình hình kinh tế, có thể tự tin nói cho bố mẹ đây là những thứ hữu ích em
học được khi lên ĐH.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×