Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận mĩ thuật về Tranh Hàng Trống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.97 KB, 5 trang )

I. MỞ ĐẦU:
Bấy lâu nay chúng ta đều biết tranh dân gian Việt Nam rất phong phú với các
dòng tranh chính như: Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội),
tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh làng Sình (Huế)… Trong đó, được biết đến
nhiều hơn cả là tranh làng Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
Với tranh dân gian Hàng Trống, ẩn sau nó là ý nghĩa tượng trưng, huyền thoại
hay giáo lý ẩn sau những hình hài cụ thể, cảm nhận thấy hết sự tinh tế về nghệ
thuật của cha ông, cũng là để hiểu được, tìm được cơ sở tâm hồn người Việt Nam
nói chung và người đất Thăng Long - Hà Nội nói riêng.
II. NỘI DUNG:
1. Khái quát về dòng tranh dân gian Hàng Trống:
Sở dĩ được gọi là “tranh Hàng Trống” bởi vì loại tranh này chủ yếu được sản
xuất tập trung ở phố Hàng Trống, Hà Nội. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tranh
Hàng Trống ở nơi linh thiêng nhất trong các đền, miếu, điện thờ, trong các bộ sưu
tập tranh quý giá nhất của các tư nhân và các viện bảo tàng ở nhiều nước trên khắp
các châu lục.
2. Đặc điểm:
Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt Tranh Đông Hồ. Nếu
như ở Tranh Đông Hồ, in viền nét và in màu đều dùng bản khắc gỗ thì ở tranh
Hàng Trống in tranh chỉ dùng ván khắc gỗ in nét tranh trên chất liệu giấy dó, còn
màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu,
còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng
tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài
nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có
tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì
mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức
tranh
Do cách tô màu bằng tay cho nên tranh Hàng Trống có đặc điểm ở mỗi tờ tranh
đều có nét sáng tạo riêng. Nét riêng của tranh Hàng Trống chính là uyển chuyển
hơn, màu sắc dịu hơn. Khách mua tranh Hàng Trống


cũng
khác. Họ là thị dân, các phường, đền, đình.

Chủ đề của tranh Hàng Trống rất đa
dạng và phong phú, nhưng chủ yếu là hai
đề chính là tranh Tết và tranh Thờ.
Tranh Thờ là loại tranh phục vụ cho
nhu cầu thờ cúng trong các điện, miếu. Do
yêu cầu ấy, tranh thờ mang mầu sắc tôn
giáo, hình tượng được thể hiện là con

chủ

Giấy dó

Ván khắc


người và vật tuy gần gũi mà vẫn rất thần bí. Đáp ứng ước vọng của tầng lớp trên và
thị dân, có loại tranh “Phúc Lộc Thọ” (Tam Đa), đông con cháu để nối dõi “Tôn tử
vạn đại” ..

Lộc Thọ
Bà của
chúangười
Thượng
Ngàn
Tranh TếtPhúc
chú trọng
đến những phong tục tập quán

Việt
trên các
(Tam Đa)
hình ảnh mà dân gian ưa chuộng đó là sự phát đạt trong gia đình, hình ảnh tươi vui
qua các loại hoa ngày Tết lồng vào màu sắc lộng lẫy, tươi tắn khiến mùa Xuân
được diễn tả trọn vẹn trong toàn xã hội.


Múa lân
Bên cạnh những hình ảnh quen thuộc mà người dân thờ kính, tranh Hàng
Trống còn miêu tả các hình tượng khác mà một tầng lớp dân gian xem như biểu
tượng của sức mạnh thần thánh, có thể che chở cho gia đình họ trước những sức
mạnh tà thần, đó là tranh “Ngũ Hổ”, “Xích hổ thần tướng”, “Bạch hổ”, “Hắc hổ”,...
Tranh Hàng Trống đặc sắc hơn dòng tranh Đông Hồ qua cách khắc vẽ tỉ mỉ
trên bảng gỗ, kỹ thuật tô màu cũng công phu và sáng tạo nên các tác phẩm "Hổ",
"Tố Nữ", "Lý ngư vọng nguyệt" hay "Thất đồng" vượt xa kỹ thuật của tranh Đông
Hồ.

Tố nữ

Lý ngư
vọng
nguyệt
Thất
đồng


3. Vài nét về bức tranh “Ngũ hổ”

Ngũ hổ

Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có kích cỡ 0,55m x 0,75m. Tranh vẽ năm con hổ
được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: con thì đứng, con thì
ngồi, con cưỡi mây lướt gió... Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến
những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống
mãnh liệt của loài “chúa sơn lâm”.
Đây là loại tranh khắc gỗ in trên giấy. Nhưng cách thức của dòng tranh Hàng
Trống là chỉ in bản nét rồi dùng bút lông tô màu. Để thổi hồn cho bức tranh, các
nghệ nhân đặc biệt chú ý phối màu khi vẽ tranh ngũ hổ. Màu sắc trong tranh cũng
phải lộng lẫy, uy linh, giống với những bức tranh khác của dòng tranh Hàng Trống,
Ngũ Hổ được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút lông
để tô màu.
Năm con hổ với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển.
Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã vờn chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng,
tối khác nhau. Nên các nhân vật trong tranh không còn là mảng bẹt như cách thể
hiện của các dòng tranh đương thời. Với bút pháp diễn tả ấy, các nhân vật đã “nổi
khối”. Đồng thời với việc vờn chuyển diễn tả khối này, các nghệ nhân còn đi sâu
vào việc phát huy khả năng diễn tả của nét. Cùng với những nét được khắc in qua
bản gỗ, khi cần nhấn, đẩy các chi tiết, các nghệ nhân Hàng Trống không ngần ngại
dùng bút để nẩy, tỉa. Với cách thức sáng tạo của riêng mình, các nghệ nhân Hàng
Trống không chỉ tạo nên nét riêng cho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội
tại của nhân vật. Điều này người xem rất dễ dàng nhận thấy thông qua các nhân vật
hổ: những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong
đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà
bật chồm lên. Và những con mắt hổ hừng hực nội lực của loài mãnh chúa.


Màu sắc trong tranh Ngũ Hổ là một thế giới hòa sắc, lộng lẫy, uy linh. Nhưng
nó vẫn được khu biệt với năm màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen trên năm nhân vật,
mang một ý nghĩa tượng trưng cho Ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của
hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu

sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Nếu như trong tranh Ngũ Hổ của làng tranh
Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì Ngũ Hổ
của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ.
Nhiều người còn cho rằng: nhìn “Ngũ hổ” gợi cho người xem cảm giác về một
lá bùa chú nhưng cũng có ý kiến cho rằng tranh này thể hiện sự sum vầy đầy đủ vì
thế treo tranh Ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.
III.

KẾT LUẬN:
Cùng với tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng và một vài chi nhánh tranh nhỏ
khác ở các nơi trong nước, tranh Hàng Trống đã góp phần rất lớn tạo nên nét độc
đáo, có một không hai, sự đa dạng, sâu sắc, vẻ đẹp rực rỡ của tranh dân gian Việt
Nam, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm tranh dân gian, làm
cho nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một thời.
Mặc dù có những hạn chế nhất định – do hoàn cảnh lịch sử, môi trường địa lý
và đặc điểm tâm lý thị dân, nhưng dòng tranh Hàng Trống vẫn có những đóng góp
đáng kể vào kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, đã để lại những kiệt tác sống
mãi với thời gian, những tác phẩm ấy, tranh dân gian Hàng Trống còn lưu lại mãi
mãi trong tâm trí mỗi người. Những bức tranh tuyệt mỹ của dòng tranh này đến
nay vẫn được nhân dân Việt Nam ưa chuộng và là một niền tự hào của chúng ta.
Hiện nay, thú chơi tranh của mọi người đã thay đổi khiến cho những người làm
tranh Hàng Trống trước đây đổi sang nghề khác, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê
Đình Nghiên (Hà Nội) vẫn còn duy trì dòng tranh này, đây thực sự là một điều rất
đáng tiếc. Là một người trẻ, trước sự mai một của dòng tranh quý này, bản thân em
đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì và “lan tỏa” tình yêu đối với dòng tranh Hàng Trống
nói riêng, tranh dân gian Việt Nam nói chung đến với mọi người. Để tất cả có thể
cùng nhau chung sức giữ gìn và phát huy nghệ thuật dân gian Việt Nam.




×