Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Lễ Hội Ở Tỉnh Bến Tre Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.86 KB, 108 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: QUAN NIỆM VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ
HỘI VÀ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE

8

1.1. Quan niệm về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội

8

1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Bến Tre

25

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI Ở TỈNH
BẾN TRE HIỆN NAY

33

2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền ở tỉnh Bến Tre
hiện nay qua một số lễ hội tiêu biểu

33

2.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy lễ hội hiện đại ở tỉnh Bến Tre
hiện nay qua một số lễ hội tiêu biểu



55

2.3. Đánh giá chung về bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre
hiện nay

64

Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI Ở BẾN TRE

76

3.1. Dự báo về vấn đề lễ hội trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Bến Tre thời gian tới

76

3.2. Những vấn đề đặt ra trong bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở
Bến Tre

81

3.3. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre

89

KẾT LUẬN

99


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN

:

Các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BQL

:

Ban quản lý

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT


:

Chỉ thị

ĐA

:

Đề án

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS

:

Phó Giáo sư



:

Quyết định

Tp


:

Thành phố

Tr

:

Trang

TS

:

Tiến sĩ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VHTT

:

Văn hóa Thông tin

VHTT&DL


:

Văn hóa thể thao và Du lịch

WTO

:

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

Trang
Biểu đồ 2.1: Khách du dịch

69

Biểu đồ 3.1: Về ý nghĩa của lễ hội

83

Biểu đồ 3.2: Nguyện vọng của người dân đối với việc phát triển lễ hội

84

Biểu đồ 3.3: Sự quan tâm, hiểu biết của người dân về các lễ hội

85


Biểu đồ 3.4: Đánh giá về quản lý lễ hội

88


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bảo vệ di sản văn hoá nói chung và gìn giữ, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm một cách
nhất quán. Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đến Nghị quyết 05
của Bộ Chính trị (khóa VI) năm 1987 - Đặc biệt là từ Nghị quyết V của Ban
Chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm 1998 đến nay, Đảng ta xác định rõ:
văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường
văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc
gia. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa và đô thị
hóa theo hướng hiện đại, chúng ta quyết tâm xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đầm đà bản sắc dân tộc, để đạt tới mục tiêu Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Những năm gần đây, cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất
nước, nhiều sinh hoạt lễ hội truyền thống được phục hồi và phát triển nhộn
nhịp; một số lễ hội hiện đại ra đời và cũng được nâng cao, hoàn thiện dần;
một số lễ hội vốn có qui mô nhỏ từ một làng, nay đã phát triển thành những lễ
hội tiểu vùng, lễ hội vùng thu hút đông đảo người tham gia, không chỉ là cư
dân tại chỗ mà còn có những người ngoài địa phương, du khách quốc tế, v.v...
Sự phát triển của lễ hội đã thúc đẩy nhu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu
lễ hội. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa và bản
sắc văn hóa dân tộc được thực hiện. Nhiều lễ hội dân gian với tư cách là một
bộ phận quan trọng của văn hoá cổ truyền đã và đang được nhiều người quan

tâm khảo cứu trên những góc độ khác nhau, từ đó đã tạo cho chúng ta có
những điều kiện để tìm hiểu và so sánh với nhiều lễ hội của các cộng đồng
dân cư trong cả nước.


2
Có thể nói, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được
hình thành sớm và tồn tại lâu bền trong lịch sử loài người. Lễ hội có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học, tiềm ẩn trong trí nhớ tâm thức của con người và
chỉ bộc lộ ra thông qua hành vi hoạt động, qua sự tiếp nhận và thể hiện của
từng con người cụ thể và vai trò sáng tạo của cá nhân rất rõ rệt. Bản chất lễ
hội là đa dạng và phong phú, vừa mang tính bền chắc, vừa mỏng manh, nó âm
thầm, lặng lẽ mai một, đôi khi biến mất mà ít khi nghe được tiếng chuông
cảnh báo. Cho nên sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về các giá trị lễ hội đối với
việc giữ gìn bản sắc và phát huy những giá trị vốn có của nó trong đời sống
đương đại và có biện pháp, có cơ chế chính sách thích hợp đối với công tác
bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội rất là cấp bách, cần thiết, là trách nhiệm của
mỗi chúng ta.
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành của Đồng bằng sông Cửu Long.
Là một trong những vùng đất giàu truyền thống yêu nước, bất khuất, được các
thế hệ người dân Bến Tre bền bỉ nối tiếp nhau kế thừa một cách xuất sắc, từ
buổi đầu khai hoang lập ấp, chống quân xâm lược, đến thời kỳ thành lập
Đảng, rồi kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đất cù lao chính là nơi sinh ra
và hội tụ của những danh nhân như: Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Sương Nguyệt Anh... Trong sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, nổi bật là trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bến
Tre đã lập nhiều thành tích vang dội như: Phong trào Đồng Khởi diễn ra ngày
17/1/1960 rồi nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam, với sự ra đời của Đội quân
tóc dài và Ba mũi giáp công (đã được ghi vào Từ điển lịch sử quân sự Việt Nam)
và tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn miền Nam, Bến Tre được tuyên

dương danh hiệu Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ diệt ngụy.
Truyền thống văn hóa Bến Tre luôn được kế thừa và sáng tạo trong
tiến trình lịch sử. Từ truyền thống tự lực tự cường, đoàn kết chống lại thú dữ
trong thời kỳ khai hoang lập ấp, được sáng tạo nâng lên thành chủ nghĩa anh


3
hùng cách mạng trong sự nghiệp chống ngoại xâm với phong trào Đồng Khởi
năm 1960 và sáng tạo nên phong trào Đồng Khởi mới trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mỗi giai đoạn đều có sự sáng tạo nên
thang bậc giá trị văn hóa mới, sức mạnh tinh thần mới, đáp ứng yêu cầu mới
của lịch sử. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre vẫn còn các di tích lịch sử của
người Việt cổ, với một số lễ hội và các kho tàng văn hóa dân gian phong phú
và đa dạng. Tuy nhiên, trải theo tiến trình lịch sử của dân tộc thì tỉnh Bến Tre
do ảnh hưởng của chiến tranh khốc liệt, do biến đổi của lịch sử, nên lễ hội ít
được chú ý và chưa phát huy được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị
lễ hội tại đây bị mai một, thất truyền, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội chưa
được quan tâm đúng mức…
Với tư cách là người con của Bến Tre, được sinh ra và lớn lên từ
chính mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, được hiểu và gắn bó cũng như
được hưởng thụ từ nhiều khía cạnh của lễ hội. Trong phạm vi đề tài luận văn
Thạc sĩ của mình. Tác giả chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở
tỉnh Bến Tre hiện nay” để nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao hiểu biết những
giá trị lễ hội của địa phương, làm giàu cho hành trang tri thức của mình để
phục vụ công tác được tốt hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội nói
chung, nghiên cứu về lễ hội ở các vùng văn hóa, của các tộc người. Việc
nghiên cứu về lễ hội ở một địa phương cụ thể, chẳng hạn ở Bến Tre, cho đến
nay vẫn còn thưa vắng. Liên quan đến những công trình này, có thể kể đến:

Các cuốn sách, đề tài khoa học, trong đó có đề cập đến lễ hội:
- Lễ hội cổ truyền của Viện Văn hóa dân gian, Nxb khoa học xã hội
(1992). Công trình đề cập đến các vấn đề lễ hội trong đời sống tinh thần, môi
trường tự nhiên và xã hội liên quan đến việc hình thành lễ hội, lịch sử lễ hội,
cơ cấu, phân loại lễ hội.


4
- Lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch của Dương Văn Sáu, Hà
Nội 2004. Tác giả xây dựng mô hình, cơ cấu tổng thể về hệ thống xã hội nói
chung, đề cập đến vai trò của lễ hội, đồng thời cụ thể hóa những biện pháp,
cách thức tiến hành, triển khai các nội dung của từng công việc trong lễ hội.
- Trịnh Hoài Đức với công trình Gia Định thành thông chí (1820 1822). Trong công trình này, tác giả có nhắc đến một hình thức sinh hoạt
tín ngưỡng điển hình đó là lễ cúng Kỳ yên của người Việt [17, tr.184].
Đây là công trình đầu tiên viết về đất nước, con người thành Gia Định,
(bao gồm vùng đất Nam Bộ ngày nay), công trình này không miêu thuật
một lễ hội nào cụ thể.
- Những năm đầu thế kỷ XX, Phan Kế Bính viết về “Việt Nam phong
tục” (1915), ông không miêu tả một lễ hội nào cụ thể mà chỉ đề cập đến việc
thờ thần, việc tế tự, nhập tịch, Đại lễ, Lễ Kỳ an. Thu Linh - Đặng Văn Lung với
Lễ hội truyền thống và hiện đại (1984) [37, tr.92], GS. Đinh Gia Khánh tiếp cận
lễ hội cổ truyền như một thành tố văn hóa dân gian (folklore) [33, tr.76].
- Công trình văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửa Long - của
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm Mạc Đường được công bố. Trong cuốn sách
này tác giả đề cập đến 5 lễ hội tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long để minh
chứng sự đa dạng về văn hóa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có
Bến Tre. Công trình Văn hóa dân gian của người Việt ở Nam Bộ. Cuốn Từ điển
hội lễ Việt Nam (1993). Tác giả đã giới thiệu, miêu thuật 403 mục từ về nghi lễ,
các trò chơi, trò diễn...trong đó có một số lễ hội tiêu biểu liên quan ở Bến Tre.
Ngoài ra trong nhiều công trình khác, nghiên cứu văn hóa Việt Nam

cũng đề cặp đến lễ hội dưới nhiều gốc độ khác nhau.
* Những luận án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về lễ hội ở
các địa phương trong cả nước như:
- Năm 2003 - Luận án Tiến sĩ “Về biểu tượng trong lễ hội dân gian
truyền thống (qua khảo sát lễ hội dân gian truyền thống vùng châu thuộc Bắc
bộ nước ta)” - Của tác giả Nguyễn Văn Hậu.


5
- Luận án tiến sĩ “ Lễ hội truyền thống Việt Nam nhìn từ gốc độ Mỹ
học” - Của tác giả Hồ Hoàng Hoa.
- Năm 2005 - Luận án Tiến sĩ “Lễ hội là một trong những đối tượng
của Mỹ học”.
- Năm 2010 - Luận án Tiến sĩ “Lễ hội của người Việt Đồng bằng sông
Cửu Long, truyền thống và phát triển” - Của tác giả Nguyễn Xuân Hồng.
- Năm 2010 - Luận văn Thạc sĩ “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản lễ hội
truyền thống Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ” - Của tác giả Tống Minh Toàn,....
* Các công trình nghiên cứu về tỉnh Bến Tre, có:
- Thạch Phương - Đoàn Tứ (chủ biên), “Địa chí Bến Tre” (Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2001). Quyển sách này có tính chất như một cuốn “Bách
khoa toàn thư” về Bến Tre, đặc biệt khi trình bày và luận giải vấn đề để lấy
phương pháp lịch sử làm nòng cốt. Mặc dù, cuốn sách ít đề cập đến lễ hội nhưng
đã giúp cho luận văn này có cái nhìn tổng quát về đất và người của Bến Tre.
- Năm 2005, tác giả Lư hội công bố bộ sưu tập “Các hình thức diễn
xướng dân gian ở Bến Tre”. Cuốn sách này được ra đời bên cạnh giá trị về
âm nhạc, cuốn sách còn đề cập đến những giá trị lễ hội truyền thống với
những bài hát mang tính lễ nghi trong hát sắc bùa Phú Lễ, vì nó vừa mang
tính lễ nghi nông nghiệp pha tạp với pháp thuật đạo giáo, vừa phục vụ nhu
cầu vui chơi, giải trí của nhân dân trong dịp tết Nguyên đán.
- Năm 2006, Lư Hội với “Các hoạt động lễ hội tại Bến Tre” và “Di

sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bến Tre”. Tác giả đi sâu giới thiệu các giá trị văn
hóa của đình làng Bến Tre, đặc biệt ông dành cả chương IV để viết về lễ hội
Kỳ yên và các giá trị nhân văn.
- “Dân ca Bến Tre” - Sở VHTT Bến Tre - 2000 do Lưu Nhất Vũ và
Lê Giang chủ biên.
* Kịch bản phim tài liệu, phóng sự: Các lễ hội truyền thống và lễ hội
hiện đại - Do Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bến Tre sản xuất, cùng một
số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, website…


6
Các công trình đã nêu trên thực sự là những gợi ý quý báu, đề cập đến lễ
hội với nhiều nội dung, nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chưa có
công trình nào nghiên cứu sâu về lễ hội ở tỉnh Bến Tre hiện nay. Trên cơ sở các
công trình của tác giả đi trước, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng lễ hội ở
tỉnh Bến Tre hiện nay, đề xuất những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá
trị của lễ hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về lễ hội, luận văn nghiên cứu
thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội trong phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lễ hội, và vai trò của lễ hội ...
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội trong phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo
tồn và phát huy giá trị lễ hội vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bến

Tre trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động bảo tồn
và phát huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy
giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre từ năm 1986 đến nay.
- Về không gian: Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre.


7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; về bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Văn hóa học, luận văn
còn sử dụng hệ thống các phương pháp liên/đa ngành: phân tích - tổng hợp;
phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, đối chiếu và so sánh, logic và lịch
sử, thống kê và phân loại văn bản… để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống
về giá trị lễ hội trong đời sống cộng đồng người Bến Tre. Trên cơ sở đó, góp phần
giúp cho công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa ở tỉnh Bến Tre có những cơ sở khoa
học trong thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về bảo tồn và phát
huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre.
- Luận văn là tài liệu tham khảo đối với những người quan tâm về văn

hóa lễ hội, văn hóa vùng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


8
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI
VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA TỈNH BẾN TRE
1.1. QUAN NIỆM VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỄ HỘI

1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
1.1.1.1. Quan niệm về giá trị văn hóa
Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo của con người trong quá
trình sinh tồn. Hoạt động sáng tạo ấy đã sản sinh ra những kinh nghiệm sống
được đúc kết lại thành truyền thống và thị hiếu, các giá trị và các chuẩn mực
xã hội có tính định hướng cho một cộng đồng nhất định.
Giá trị từng được coi “là cái làm cho mọi vật có ích, có lợi có ý nghĩa,
là cái đáng quý về mặt nào đó” [63, tr.371] hoặc là “giá trị là phạm trù triết
học, xã hội học chỉ tính có ích, có ý nghĩa của sự vật hiện tượng tự nhiên hay
xã hội, có khả năng thỏa mãn nhu cầu phục vụ lợi ích của con người” [64,
tr.97]. Nhấn mạnh đến vai trò tiếp nhận của chủ thể đối với giá trị, các nhà
nghiên cứu xã hội học Việt Nam khẳng định: Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể
xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay tư tưởng, miễn là nó được người ta thừa
nhận, người ta cần đến nó như một nhu cầu hoặc cấp cho nó một vị trí quan
trọng trong đời sống của họ… Trong giá trị đều chứa đựng những yếu tố nhận
thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự
vật, hiện tượng mang giá trị thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể.

Như vậy, có thể thấy, xét về mặt nguyên tắc, giá trị là phạm trù mang
tính xã hội, được biểu hiện như những chuẩn mực, những biểu tượng văn hóa
có tính định hướng, được cộng đồng xã hội lựa chọn, cùng nhau chia sẻ và tôn
vinh. Cho nên, khi xem xét các giá trị văn hóa nói chung, giá trị văn hóa


9
truyền thống nói riêng cần phải có nhận thức thống nhất quan niệm về giá trị,
từ đó soi vào những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể để hiểu rõ hơn về các
giá trị văn hóa hiện tồn tại.
Giá trị văn hoá là giá trị xã hội thuộc về lĩnh vực tinh thần (chân - thiện
- mỹ) được phản ánh trong các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, tư tưởng, tình
cảm của mỗi cá nhân về cộng đồng. Giá trị văn hóa là toàn bộ các giá trị vật
chất và tinh thần thể hiện chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng
nhân văn, được biểu hiện trong hoạt động sống cũng như được kết tinh trong
các sản phẩm của cá nhân, cộng đồng dân tộc. Trong sự biến đổi và phát triển
của lịch sử, những giá trị văn hóa ngày một phát triển bám rễ sâu vào đời sống
cộng đồng, dần trở thành những hạt nhân hun đúc nên hệ giá trị đặc trưng của
nền văn hóa và là chỉ số đánh giá trình độ và tính chất đã đạt được của một
cộng đồng.
Văn hóa nhân loại là văn hóa đa bản sắc với nhiều hệ giá trị tồn tại
song song, đan xen nhau. Nói khác đi, đằng sau mỗi nền văn hóa đều ẩn tàng
một hệ giá trị, và đằng sau mỗi hệ giá trị có ẩn dấu một nền văn hóa đặc
trưng. Vì vậy, có thể nói rằng, giá trị văn hóa là cốt lõi của vấn đề văn hóa, là
căn cứ để xem xét, đánh giá và xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc. Khi
hệ giá trị văn hóa đã hình thành thì nó có vai trò định hướng cho các mục tiêu,
phương thức và hành động của con người trong xã hội, trở thành vốn xã hội,
nguồn lực xã hội trong phát triển.
1.1.1.2. Quan niệm về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Trong nghiên cứu, cũng như trong hoạt động bảo tồn chúng ta thường

hay bắt gặp ba thuật ngữ đó là: bảo quản, bảo vệ và bảo tồn.
Nếu bảo quản cho thấy việc sử dụng những biện pháp kỹ thuật để gìn
giữ, chăm sóc để đối tượng có thể tồn tại lâu dài; bảo vệ là làm cho đối tượng
được chăm sóc không bị xâm phạm thì bảo tồn mang ý nghĩa rộng hơn của


10
hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá
hại và đảm bảo sự bền vững cho đối tượng.
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về bảo tồn, song tựu
chung lại có những hướng cơ bản sau:
Bảo tồn nguyên vẹn hay còn gọi là bảo tồn trong dạng “tĩnh”. Trong đó,
chủ yếu là vận dụng kỹ thuật để đảm bảo giữ nguyên trạng thái hiện vật như
sự vật vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng đối với di
sản vật thể. Đối với văn hóa phi vật thể, bảo tồn ở dạng “tĩnh” là tiến hành
điều tra sư tầm, thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó vốn có, lưu
giữ chúng ở dạng bản ghi chép hoặc mô tả bằng băng hình, bằng băng hoặc
các dạng khác để có thể lưu giữ được lâu nhất…
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa hay bảo tồn ở dạng “động” tức là bảo tồn
các hiện tượng văn hóa vốn cổ giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố
gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật thể. Đối với các di sản
văn hóa phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện
tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng, giữ gìn, bảo vệ
vốn cổ đồng thời làm giàu và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trong quá
trình phát triển. Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng di sản văn
hóa phi vật thể chính là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu
không thể bảo tồn nguyên dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có.
Bởi theo quy luật của thời gian thì các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng
có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy, nếu không thể khôi phục được
nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều cần phải thực hiện và có ý nghĩa

khả thi nhất, làm cho di sản văn hóa đó có thể tiếp tục song hành cùng xu
hướng phát triển của cuộc sống.
Phát huy gía trị văn hóa là những hành động nhằm đưa văn hóa vào
thực tiễn xã hội với ý nghĩa là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự
phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người,


11
cũng là theo đuổi tính mục tiêu của văn hóa đối với sự phát triển xã hội. Phát
huy còn bao hàm ý nghĩa đó chính là môi trường tốt nhất để bảo tồn và làm
giàu chính bản thân văn hóa.
Xét cho cùng văn hóa không thể được bảo tồn và làm giàu nếu như
không được phát huy trong đời sống xã hội. Chính trong môi trường xã hội
sống động, văn hóa sẽ được nuôi dưỡng, bảo tồn, được sinh sôi, nảy nở như
một cơ thể sống. Phát huy giá trị văn hóa chính là việc khai thác, sử dụng các
sản phẩm văn hóa một cách có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, xét cho cùng, bảo tồn và phát huy là hai mặt của một vấn
đề, có mối liên quan hữu cơ với nhau, cái này là tiền đề cho sự tồn tại của cái
kia, thiếu đi một cái sẽ làm mất đi ý nghĩa tổng thể và toàn vẹn. Bởi lẽ, văn
hóa là cái thể hiện sức sống của làng xã, quốc gia, dân tộc, được trao truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác, nếu chỉ bảo tồn mà không đem ra sử dụng thì
không phát huy được giá trị ẩn chứa trong mỗi di sản văn hóa, theo quy luật
thời gian sẽ làm phai mờ và nhanh chóng bị chìm vào quên lãng. Chỉ khi giá
trị di sản văn hóa được phát huy thì mới có cơ sở, và điều kiện để bảo tồn di
sản một cách trọn vẹn. Bảo tồn sẽ làm cơ sở cho sáng tạo, phục vụ phát huy
và ngược lại phát huy giúp cho bảo tồn di sản văn hóa được tốt hơn. Vì vậy,
cần xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, để bảo tồn không cản
trở sự phát triển, trái lại còn tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Đồng thời
khi xem xét một hiện tượng văn hóa cụ thể, nhất là các hiện tượng văn hóa
phi vật thể thì bảo tồn và phát huy là hai mặt của một hoạt động cần được

nhận thức và thực hiện nhất quán.
1.1.2. Quan niệm về bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội và việc nghiên
cứu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội ở tỉnh Bến Tre hiện nay
1.1.2.1. Quan niệm về lễ hội
Lễ hội xuất hiện sớm, không ngừng vận động và trường tồn trong tiến
trình lịch sử - văn hóa, lễ hội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển luôn luôn


12
là một hình thức sinh hoạt cộng đồng tổng hợp cao nhiều loại hình sinh hoạt
văn hóa và là thành tố không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa bình thường
của mọi cộng đồng dân tộc, quốc gia.
Lễ hội của mỗi cộng đồng thường gắn bó với lịch sử khai phá, bảo vệ
và xây dựng của cư dân trên từng vùng đất cụ thể, được tạo nên bằng sự kết
hợp của nhiều thành tố văn hoá, chứa đựng những phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn…trong một không gian nhất định. Văn
hóa lễ hội là minh chứng cho sự tồn tại và hòa hợp của con người và tự nhiên
trong tiến trình lịch sử. Gắn liền với những bước đi lịch sử, lễ hội cổ truyền là
một bảo tàng phong phú về đời sống văn hóa của cộng đồng, nó cũng phán
ánh quá trình lao động, chiến đấu đầy khí phách của nhân dân cùng những
biến cố xã hội quan trọng. Lễ hội là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lý, tình cảm, những mỹ tục, thuần phong những khát
vọng cao đẹp, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình yêu quê hương, đất
nước và lòng tự hào về nguồn gốc lịch sử của mình.
Hiện nay, định nghĩa hay khái niệm lễ hội còn nhiều cách hiểu cách lý
giải khác nhau trong giới nghiên cứu. Theo Từ điển tiếng Việt, đó là cuộc vui
chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính văn hóa truyền thống của
dân tộc. Lễ hội gồm hai phần: lễ và hội. Trong lễ hội thì sự phân chia giữa lễ và
hội chỉ là tương đối, thực tế có những sinh hoạt văn hoá dân gian chỉ có lễ mà
không có hội hoặc ngược lại. Theo nhà nghiên cứu Bùi Thiết “lễ hội là các hoạt

động đạt đến các trình độ lễ nghi, hội là các hoạt động lễ nghi đã đạt đến các
trình độ cao hơn, trong đó có các hoạt động văn hóa truyền thống” [56].
Khác một chút với quan niệm trên, một chuyên gia về lĩnh vực văn
hóa dân gian GS, TS. Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Lễ hội là một tổng thể
gồm nhiều yếu tố, mang nhiều ý nghĩa, gồm lễ và hội, có phần linh thiêng và
có phần đời thường, có cả ước mong và hiện thực, có tính văn nghệ giải trí và
có cả tinh thần thượng võ” [36, tr.44].


13
Theo quan điểm trong công trình nghiên cứu: Lễ hội Việt Nam trong
sự phát triển du lịch của Dương Văn Sáu chủ biên, cho rằng: Lễ hội là một
sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng
lớp nhân dân, diễn ra trong những chu kỳ về không gian và thời gian nhất định
để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ
cúng. Những hoạt động này nhằm để tỏ rõ những ước vọng của con người, để
vui chơi giải trí trong tính cộng đồng cao. Lễ hội là những hoạt động sinh hoạt
văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức
của hai thành tố cơ bản là lễ và hội…Từ đó tác giả cho rằng:
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, diễn ra trên một
địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định, nhằm nhắc
lại một sự kiện nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại, đồng thời là dịp
để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên,
thần thánh và con người trong xã hội [50, tr.35].
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa vẫn chưa nhất quán trong việc
sắp xếp cụm từ “lễ hội” hay “hội lễ” nên GS. Ngô Đức Thịnh chỉ ra một cách
cụ thể:
Lễ hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi
(phần lễ và phần hội) một cách tách biệt như một số học giả đã quan
niệm mà nó được hình thành trên cơ sở một cốt lỗi nghi lễ tín

ngưỡng nào đó, rồi từ đó nảy sinh là tích hợp các hiện tượng sinh
hoạt văn hóa, phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên
trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phát
sinh tích hợp [58, tr.13].
Trong cuốn Hội hè Việt Nam, các tác giả đã định nghĩa khái niệm lễ
hội như sau: “Hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam
chúng ta. Hội và lễ có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội để trở


14
thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ” [45,
tr.32]. Theo tác giả thì lễ hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh hoạt văn
hóa cộng đồng hoàn chỉnh. Và tác giả đi đến khẳng định “lễ và hội là một thể
thống nhất không chia tách trong hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo của con
người. Lễ là phần đạo, phần tín ngưỡng, phần thế giới tâm linh sâu lắng của
con người. Còn hội là tập hợp các trò diễn có tính lễ nghi, có nhiệm vụ bổ
sung cho lễ, hoàn chỉnh ý nghĩa và nội dung của một sinh hoạt cộng đồng tại
một thời điểm nhất định.
Trong các công trình nghiên cứu: Lễ hội truyền thống trong xã hội
hiện đại của GS. Đinh Gia Khánh và GS.TS. Lê Hữu Tầng chủ biên [36,
tr.76], Lễ hội cổ truyền và hiện đại của PGS.TS. Thu Linh, PGS.TS. Đặng
Văn Lung [37, tr.92], Quản lý lễ hội truyền thống trong tình hình hiện nay của
PGS.TS. Lê Hồng Lý, các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở việc
xem cấu trúc lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội và chúng có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Nhà nghiên cứu Trần Bình Minh còn chỉ ra rằng: “lễ và hội hòa
quyện xoắn xít với nhau để cùng biểu thị một giá trị nào đó của một cộng
đồng, trong lễ có hội và trong hội có lễ [40, tr.120].
Một nhà văn hóa người Nga Mikhail Bakhtin, đã cung cấp một sự
kiến giải có tính nguyên lý về lễ hội. Ông viết: “Hội hè (mọi kiểu) - đó là một
hình thái nguyên sinh rất quan trọng của văn hóa nhân loại. Không thể tìm

nguồn gốc và không thể cắt nghĩa nó xuất phát từ những điều kiện thực tiễn
và những mục tiêu của lao động xã hội, hoặc là - hình thức giải thích còn
dung tục hơn - từ nhu cầu sinh vật (sinh lý) là được nghỉ ngơi thường kỳ. Hội
hè bao giờ cũng có một nội dung hàm nghĩa sâu, một nội dung thế giới quan
cơ bản và sâu sắc”. Theo ông, không có một khâu nào trong toàn bộ quá trình
lao động, “tự thân chúng lại có thể trở thành hội hè”. Hay hiểu một cách khác
là lễ hội không chỉ xuất phát thuần túy từ quá trình lao động, từ những


15
phương tiện vật chất, mà trước hết từ mục tiêu cao nhất của sự tồn tại nhân
sinh tức là từ thế giới tinh thần, tư tưởng, từ lý tưởng sống [2, tr.31-32].
Từ các quan điểm về lễ hội của các nhà nghiên cứu, các học giả nêu
trên cho thấy có nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về lễ hội, tùy thuộc
vào gốc độ tiếp cận, nhưng nhìn chung các học giả, các nhà nghiên cứu điều
đã chỉ ra cấu trúc hai mặt trong một chỉnh thể của lễ hội, đó là hai yếu tố:
“Lễ” và “Hội”, phần lễ có tính nghiêm trang bắt buộc một cách bài bản với
những quy định cụ thể về các nghi lễ, lễ tiết cặn kẽ để mọi người tuân thủ; phần
hội với các trò vui, trò diễn, cuộc đấu phong phú, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí, tâm linh, tính ngưỡng của mọi người dự hội. Hội gắn liền với lễ và
chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội [37, tr.32]. Phần “Lễ” gắn
với những tín ngưỡng của đời sống tâm linh bằng các nghi thức, nghi lễ thể hiện
sự tôn kính, ngợi ca, cầu xin...Phần “Hội” là dịp các thành viên trong cộng đồng
và khách thập phương gặp gỡ, trao đổi; là dịp mà các sinh hoạt vui tươi giải trí
của cộng đồng được tổ chức cho đông đảo người dự.
Như vậy, tính định hình tương đối của một hiện tượng văn hóa đã cho
phép chúng ta phác thảo ra diện mạo của lễ hội. Các yếu tố và thành phần của
lễ hội không chỉ gắn với nhau một cách hình thức mà chúng còn quy định lẫn
nhau. Với một cấu trúc độc đáo nên lễ hội là hệ thống mở, cho phép tiếp nhận
nhiều loại hình hoạt động văn hóa khác vào trong tổ hợp của nó, lại vừa đủ

định loại về mặt hình thái để phản ánh một cách cao nhất tư tưởng và tình
cảm của nhân dân qua các thời đại và để làm tròn chức năng của nó trong đời
sống tinh thần của con người. Có ý nghĩa quan trọng trong một không gian và
thời gian thiêng liêng và bằng những lễ thức trang trọng cùng các loại hình
văn hóa cộng đồng hướng đến sự kiện đó; các lễ hội đều xuất phát từ nhu cầu
của nhân dân thường diễn ra như một cơ hội để con người thể hiện tấm lòng
sùng kính của mình với đức tin mà mình đã chọn.


16
Đặc trưng của lễ hội
Là một hoạt động văn hóa xã hội mang tính tổng thể, lễ hội vừa
biểu hiện tính đặc trưng vừa mang tính khái quát, nó phản ánh sự ra đời và
tồn tại trong những điều kiện khác nhau của đời sống xã hội. Lễ hội là một
công đoạn của sản xuất nông nghiệp, là kết thúc một chu kỳ sản xuất cũ,
mở đầu một chu kỳ mới, lễ hội đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá trị văn
hóa tinh thần của người nông dân, phản ánh đặc điểm tính ngưỡng, phong
tục tập quán, sự phân tầng xã hội, vai vế trong làng xã qua tế lễ; thể hiện
khát vọng của người nông dân cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màn
tươi tốt, con cháu đầy đàn, thể hiện sự khát khao vươn tới cái đẹp của
người nông dân. Do đó, đặc trưng của lễ hội được biểu hiện ở nhiều tính
chất khác nhau như:
Tính thời gian: Bất kỳ lễ hội nào cũng phải tồn tại trong không gian
của nó, không có lễ hội phi thời gian, không gian. Nghi thức thờ cúng tổ tiên,
thần thánh theo những chu kỳ thời gian nhất định, hoặc tồn tại trong tâm thức
người dân và dần dần trở thành lịch trình sinh hoạt của họ.
Qua thực tế thì thường lễ hội cổ truyền gắn liền với mùa xuân, cũng
có nhiều lễ hội được tổ chức theo xuân thu nhị kỳ; ngoài ra với những lễ hội
hiện đại thường diễn ra trọng thể vào những năm chẳn, những dịp kỷ niệm
tròn năm năm, mười năm, năm mươi năm...các sự kiện chính trị, quân sự,

văn hóa xã hội của đất nước.
Tính không gian: Lễ hội bao giờ cũng gắn với một địa điểm, một địa
phương nhất định, do người dân ở khu vực đó tổ chức và trước hết dành cho
nhân dân địa phương đảm nhận và hưởng thụ những giá trị và lợi ích do lễ hội
đem lại, sau đó mới dành cho khách du lịch gần xa. Chủ nhân của lễ hội chính
là nhân dân, họ là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và tổ chức lễ hội. Mỗi lễ
hội đều gắn với kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của cư dân nơi đó; ra đời,


17
tồn tại và phát triển trong nhân dân, do vậy, lễ hội bao giờ cũng mang bản sắc
văn hóa dân tộc, vùng miền đặc sắc.
Mỗi địa phương có một tục lệ riêng góp phần vào kho tàng bản sắc văn
hóa truyền thống, thông qua việc tìm hiểu tục lệ sẽ làm rõ một phần lịch sử của
địa phương; chính vì thế, lễ hội là nơi góp phần giữ gìn truyền thống lịch sử. Ở
mỗi địa phương, không gian trung tâm của lễ hội truyền thống gắn với các công
trình Di tích lịch sử văn hóa của nơi đó như: Đình, đền, chùa, miếu...
Đối với những lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các trung tâm đô thị,
trung tâm hành chính, chính trị văn hóa xã hội của các địa phương, diễn ra ở
chính những nơi diễn ra các sự kiện chính trị, quân sự nổi bậc mà hệ quả của
nó có tác động, ảnh hưởng sâu sắc, mạnh mẽ đến đời sống xã hội, góp phần
quyết định tiến trình phát triển của lịch sử, địa phương, quốc gia, dân tộc.
Phân loại lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh họat văn hóa của một tập thể người. Bản
chất của lễ hội là đa dạng. Nhiều nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận và
đặt ra những tiêu chí để phân loại lễ hội.
Quy chiếu theo lịch đại, lễ hội được phân loại thành lễ hội cổ truyền
và lễ hội hiện đại. Lễ hội cổ truyền là những lễ hội được hình thành từ trong
lòng xã hội tiền công nghiệp, được lưu truyền đến ngày nay, gồm có lễ hội
dân gian - một bộ phận của văn hóa dân gian truyền thống và lễ hội tôn giáo

gắn với sinh hoạt của các tôn giáo. Lễ hội hiện đại (còn được gọi là lễ hội
mới, lễ hội cách mạng,…) được ra đời trong thời đại ngày nay.
Quy chiếu theo cấp độ tổ chức và quy mô xã hội, lễ hội được phân
loại thành lễ hội làng; lễ hội tiểu vùng hoặc lễ hội vùng (thường gắn với
những cơ sở tín ngưỡng tôn giáo của địa phương như đình, miếu, lăng, đền...;
đã được thiết chế hóa mang tính “chuyên môn”, tương đối nền nếp, ổn định;
có những nét đặc thù và chi phối mạnh mẽ cộng đồng người của một làng


18
hoặc một vùng,…); lễ hội quốc gia, dân tộc (có quy mô to lớn và tổ chức chi
phối sâu rộng tới mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc, quốc gia,...)
Quy chiếu theo, đặc điểm nội dung và đối tượng cử lễ, lễ hội đuợc
phân loại thành những loại hình, như: Lễ hội gắn với các nghi lễ nông nghiệp
cổ truyền, lễ hội tưởng niệm các nhân vật lịch sử, lễ hội gắn với tín ngưỡng
phồn thực và giao duyên, lễ hội tôn vinh truyền thống nghề nghiệp, lễ hội lịch
sử - văn hóa, lễ hội tôn giáo, lễ hội thi tài… Có thể nói, việc phân loại lễ hội
chỉ mang tính tương đối, nhưng là cơ sở để tìm ra những đặc trưng bản chất
của từng lễ hội.
1.1.2.2. Quan niệm về giá trị lễ hội
Trước hết, phải khẳng định rằng, giá trị lễ hội là một loại giá trị văn
hoá. Lễ hội vốn là một sinh hoạt văn hóa mang tính nguyên hợp, chứa đựng
nhiều thành tố từ những sáng tác ngôn từ truyền miệng đến hình thức, nội
dung tế lễ và nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật âm nhạc,
múa… làm nên một không gian sinh hoạt tinh thần sống động, đáp ứng những
nhu cầu nhất định của cộng đồng. Giá trị của lễ hội chính là những khía cạnh
nhân văn, nhân bản hướng đến chân, thiện, mỹ mà lễ hội mang lại cho cộng
đồng, được khái quát thành các nội dung cơ bản sau:
Giá trị cố kết cộng đồng
Lễ hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong văn hoá và phong tục, mang

đậm bản sắc dân tộc, phản ánh tâm hồn của những người lao động, có ý nghĩa
và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống tinh thần, đặc biệt là trong đời sống
ở nông thôn. Lễ hội thường hướng tới những đối tượng thiêng liêng mà cộng
đồng cho rằng cần phải suy tôn, là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lý tình cảm cùng những mỹ tục và khát vọng cao đẹp,
lễ hội còn là cái cầu nối của quá khứ và hiện tại, củng cố tinh thần cố kết cộng
đồng tình yêu quê hướng đất nước, lòng tự hào về cội nguồn và lịch sử của


19
mình. Chính vì vậy mà 1ễ hội bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối
với nhiều lớp người, nhiều lứa tuổi khác nhau.
Thực tế cho thấy lễ hội nào cũng thuộc về của một cộng đồng người
nhất định, lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng là chất kết dính
tạo nên sự cố kết cộng đồng, là môi trường góp phần quan trọng tạo nên sự
cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày nay trong điều kiện
đổi mới, một xã hội hiện đại, khi con người có điều kiện khẳng định bản thân
của mình thì tự thân mỗi người đôi khi lại rơi vào tình trạng độc lập, riêng
biệt, tách rời cuộc sống xã hội. Trong điều kiện như vậy, con người càng
muốn bù đắp sự thiếu hụt của mình từ cộng đồng để thoát khỏi tâm trạng cô
đơn của mình trong xã hội hiện đại, sự bù đắp đó được tìm thấy trong các kỳ
lễ hội. Do đó, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng
đồng và tạo nên sự kết cấu cộng đồng ấy [59, tr.185].
Giá trị tâm linh
Gắn liền với các chặng đường lịch sử, lễ hội là một bảo tàng phong
phú về đời sống tinh thần - văn hoá của cộng đồng, đồng thời nó cũng phản
ánh quá trình lao động, chiến đấu đầy khí phách của nhân dân và những biến
cố quan trọng của xã hội. Do đó, lễ hội có tác động sâu sắc đến đời sống tâm
linh, tư tưởng tình cảm và tính cách của con người ở mỗi vùng đất qua nhiều
thế hệ. Thực tế cho thấy, sức lan tỏa của lễ hội diễn ra liên tục và mạnh mẽ,

tác động đến tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, cốt cách của nhiều thế hệ,...
Nói đến tâm linh là nói đến “cái ý niệm sâu xa bên trong được bao
trùm bởi cái gì đó thật linh diệu huyền bí mà con người tự cảm nhận được”
[48, tr.62]. Lễ hội là trung tâm tích tụ, lưu truyền văn hóa của dân tộc, của địa
phương, thể hiện đời sống tâm linh của cộng đồng làng xóm đối với thần
thánh, là dịp để nhân dân bày tỏ lòng sùng kính, biết ơn, cầu nguyện những
điều mong ước trong cuộc sống, là dịp để dân làng tiếp cận với thần để thần


20
ban sức mạnh vật chất và tinh thần. Trong cuộc sống không lúc nào mọi ước
mong trong lao động của con người cũng được thực hiện trôi chảy đầy đủ, mà
trái lại, đôi khi những yếu tố khách quan làm hủy hoại những ước muốn trong
đời sống của con người, thì con người không chỉ khổ sở vì thiếu thốn vật chất,
mà còn rất căng thẳng về mặt tinh thần, về tâm linh. Do vậy con người cần tổ
chức các lễ hội để cúng thần linh, cầu mong thần linh phù hộ để vượt qua khó
khăn trong cuộc sống. Khi thực hiện xong lễ hội, tâm linh của họ cảm thấy
thanh thản, nhẹ nhàng và tự tin trong cuộc sống, trong lao động sản xuất.
Trong đời sống, con người luôn hướng về cái cao cả thiêng liêng
“chân, thiện, mỹ”, cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó
có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng thuộc về đời
sống tâm linh; chính tôn giáo, tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm
thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, làm trạng thái thăng
hoa từ đời sống trần tục, hiện hữu. Trở về với lễ hội, con người dường như
được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hóa dân tộc, tận
hưởng những giây phúc thiêng liêng, cao cả, được sống trong những giờ phút
giao cảm đầy tinh thần cộng đồng. Từ đó, có thể thấy rằng lễ hội đã thuộc về
phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh [59, tr.186]
Giá trị giáo dục
Lễ hội góp phần nâng cao hiểu biết về cội nguồn và bản sắc văn hóa

dân tộc. Dù ở đâu, trong lễ hội nào, những hoạt động diễn ra trong lễ hội đều
nhằm ôn lại quá khứ một địa phương, một cộng đồng dân cư. Những hoạt
động đó nhằm nhắc lại vai trò, công lao của thành thần, của các bậc tiền nhân.
Đó cũng là cội nguồn của tự nhiên, đất nước, xóm làng và cội nguồn của cả
hệ thống tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống. Hoạt động lễ hội là hoạt động
văn hóa mang tính tưởng niệm hướng về sự kiện và nhân vật lịch sử được dân
chúng địa phương thờ cúng. Nó trở thành nền tảng cơ sở để giáo dục quần


21
chúng nhân dân, nhắc nhở các thế hệ con cháu ôn lại truyền thống của cha
ông, nhớ ơn các bậc tiền nhân có công với nước, với địa phương. Các lễ thức,
nghi thức, trò diễn, huyền tích về thần thánh...đều thể hiện đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn” trong hằng số tâm thức Việt Nam. Những lễ hội với nhiều nội
dung và hình thức khác nhau nhưng đều bày tỏ thái độ trân trọng quá khứ, tôn
vinh tiền nhân, những người có công với nước. Đây chính là động thái hướng
về truyền thống của thế hệ đương thời” [50, tr.42].
Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa, con người
càng có nhu cầu hướng về tìm lại cái cội nguồn tự nhiên của mình, hòa mình
vào với môi trường thiên nhiên, trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc
cộng đồng và bản sắc văn hóa của mình trong cái chung của văn hóa nhân
loại. Chính nền văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội là một biểu tượng
đáp ứng nhu cầu ấy và đó cũng là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ
hội đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại [59, tr.185]
Giá trị nguồn lực văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội
Như trên đã đề cập, phát huy giá trị văn hóa là những hành động
nhằm đưa văn hóa vào thực tiễn xã hội với ý nghĩa là nguồn nội lực, tiềm
năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất
và tinh thần cho con người, cũng là theo đuổi tính mục tiêu của văn hóa đối
với sự phát triển xã hội, là tạo môi trường tốt nhất để bảo tồn và làm giàu

chính bản thân văn hóa.
Lễ hội chính là một giá trị nguồn lực văn hoá có chức năng điều tiết
và thúc đẩy xã hội theo những mục tiêu phát triển của từng thời kỳ, giai đoạn
khác nhau. Lễ hội không chỉ đơn thuần là một giá trị tinh thần đặc thù. Thông
qua tổ chức lễ hội, hoạt động của cộng đồng hoàn toàn có thể được gắn kết
với các cuộc triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, các
hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng thủ công mỹ nghệ, các liên hoan


22
du lịch làng nghề truyền thống... nhằm khai thác, phát huy các thế mạnh của
địa phương cũng như liên kết giữa các địa phương, các vùng với nhau trong
phát triển kinh tế, xã hội.
Giá trị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân
Lễ hội là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần
của nhân dân, đến với lễ hội chúng ta hình như.
Được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn, tận hưởng những
giây phút thiêng liêng, được sống trong những giờ phút giao cảm hồ
hỡi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày những gì tinh
túy, đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức
trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn
ngày thường [57, tr.07].
Chính vì lẽ đó, lễ hội đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của đời sống văn hóa
tinh thần của con người.
Người dân sau một thời gian lao động sản xuất vất vả và muốn nghỉ
ngơi, vui chơi, bù đắp thiếu hụt đều có nhu cầu bổ sung nguồn năng lượng
tiêu hao thông qua việc tham gia các lễ hội, ở đây họ được bù đắp, khám phá
những điều mới mẻ, hấp dẫn của đời sống văn hóa.
Lễ hội chính là thời điểm mà ở đó đông đảo các tầng lớp nhân dân
giành thời gian nhàn rỗi, tiền bạc của mình cho quá trình vui chơi,

giao thoa với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, giải tỏa
những ức chế trong công việc, trong cuộc sống thường nhật, đồng
thời là dịp gặp gỡ, đón tiếp giao lưu với những người bà con, họ
hàng, bạn bè trong từng vùng, trong khu vực được giao lưu với
nhau...Đây là một trong những nguyên nhân đầy tinh thần nhân bản,
giúp lễ hội có sức sống mạnh mẽ trong đời sống xã hội qua hàng
nghìn năm lịch sử [50, tr.49].


×