Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyên đề: Truyện ngụ ngôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.08 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1
2
3
4
5
6

XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ ĐẶT TÊN CHO CHUYÊN ĐỀ
XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
MỤC TIÊU
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP KTĐG
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
DẠY THỬ NGHIỆM
A. XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ ĐẶT TÊN CHO CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ

TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT
NAM

BÀI TƯƠNG ỨNG
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi
3. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. (Đọc thêm)

B. XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Tên
chuyên
đề
Truyện


ngụ
ngôn
Việt
Nam

Bài tương ứng
- Ếch ngồi đáy
giếng
- Thầy bói xem
voi
- Chân, Tay,
Tai, Mắt,
Miệng. (Đọc
thêm)

Tổng số
tiết dự
kiến
1
1
1

Thứ tự
trong
KHDH
- Tiết 39
(Tuần10)
- Tiết 40
(Tuần10)
- Tiết 45

(Tuần12)

Hình
thức tổ
chức
Trên
lớp
Ở nhà

Năng lực cần hình thành
-Năng lực chung :
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết
vấn đề
+ Năng lực sáng tạo
+Năng lực quản lí bản
thân
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực sử dụng
ngôn ngữ tiếng Việt
- Năng lực chuyên biệt :
+Năng lực thưởng thức
văn học, cảm thụ thẩm


C. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm chung của truyện ngụ ngôn.



- Học sinh nắm được nghệ thuật, cốt truyện, nội dung và ý nghĩa mỗi
truyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu truyện dân gian: Học sinh biết đọc sáng tạo các
câu chuyện ( đọc sắm vai, đọc diễn cảm…), biết kể sáng tạo truyện: kể bằng lời
văn của HS, đóng vai, kể theo một kết thúc mới, hiểu được truyện.
- Học sinh biết nhận diện, phân biệt được đặc trưng và nghệ thuật ở từng
truyện.
- Học sinh biết sửa lỗi diễn đạt, có kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
3. Thái độ:
- Từ ý nghĩa, bài học trong truyện HS biết liên hệ, tự điều chỉnh bản thân,
biết tin vào đạo đức, công lí trong xã hội; sống yêu đời, lạc quan.
- Có ý thức, thái độ trân trọng những tác phẩm văn học dân gian – một bộ
phận văn học đậm chất fonklore và tính trí tuệ của nhân dân .
4. Năng lực:
Qua việc dạy học chủ đề, bồi dưỡng và phát triển cho HS những năng lực
sau:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
D. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/ BÀI TẬP KTĐG

Nội dung
- Thể loại
văn bản
- Đề tài,
chủ đề,
cốt
truyện
- Nội
dung, ý
nghĩa,
bài học
- Giá trị
nghệ
thuật,

Nhận biết
- Học sinh nhận
biết thông tin
về tác giả, tác
phẩm
- Học sinh tóm
tắt được cốt
truyện, chỉ ra
được đề tài và
chủ đề của câu
chuyện
- Học sinh nhận
diện được hệ
thống nhân vật


Thông hiểu
- Học sinh hiểu
được đặc điểm
thể loại truyện
ngụ ngôn
- Học sinh lí
giải được sự
phát triển của
các sự kiện,
tình huống
- Học sinh chỉ
được nguồn gốc
ra đời, đặc điểm
tính cách, số

Vận dụng thấp
-Học sinh lí giải
được giá trị nội
dung và nghệ
thuật của từng tác
phẩm, từng thể
loại
- So sánh được
giữa các tình tiết,
sự kiện ở trong
một hay giữu các
tác phẩm để thấy
điểm giống và
khác nhau


Vận dụng cao
- Trình bày
được những
kiến giả riêng,
phát hiện sáng
tạo về văn bản
- Tự đọc và
khám phá các
giá trị của một
văn bản mới
có cùng thể
loại
- Học sinh
kiến tạo được


(chi tiết,
hình ảnh,
biện
pháp
nghệ
thuật

(chính - phụ,
chính nghĩa và
phi nghĩa )
- Chỉ ra được
các chi tiết,
hình ảnh nghệ
thuật đặc sắc

của mỗi truyện
và các đặc điểm
nghệ thuật của
truyện

phận của nhân
vật, ý nghĩa
nhân vật
- Lí giải được ý
nghĩa, tác dụng
của các chi tiết,
hình ảnh, nghệ
thuật trong tác
phẩm

- Khái quát được
về giá trị nội
dung, nghệ thuật
của tác phẩm, chỉ
ra điểm khác biệt
giữa các chi tiết
trong cùng một
tác phẩm, cùng
một hình ảnh
- Đọc diễn cảm
tác phẩm
- Kể chuyện theo
ngôi
- Thuyết trình về
tác phẩm


những giá trị
sống của cá
nhân ( những
bài học rút ra
và được vận
dụng vào cuộc
sống.)
- Kể sáng tạo
- Chuyển thể
văn bản
(thơ, kịch, vẽ
tranh…)
-Nghiên cứu
khoa học dự
án

XÂY DỰNG CÂU HỎI – BÀI TẬP, DỰ KIẾN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (15’)
I.
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1: Dòng nào kể đúng các truyện ngụ ngôn?
A. Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng
B. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thạch Sanh
C. Em bé thông minh, Thầy bói xem voi
D. Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi.
Câu 2: Nội dung ý nghĩa của truyện ngụ ngôn là:
A. Giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán, hiện tượng thiên nhiên.
B. Những bài học đạo đức, lẽ sống, phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp
hòi.
C. Chế giễu, châm biếm, phê phán những tính xấu, thích khoe khoang, tham

lam.
D. Ca ngợi anh hùng dân tộc, dũng sĩ vì dân diệt ác,người nghèo thông minh,
tài trí.
II.
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 3: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?
Đáp án: Có thể là vật, đồ vật, người, cũng có khi nhân vật là bộ phận cơ thể…
Câu 4: Mục đích của người sáng tác truyện ngụ ngôn là gì?
Đáp án: Là mượn câu chuyện để thể hiện điều muốn nói một cách bóng bảy kín
đáo, để điều muốn nói thêm sâu sắc, tăng sức thuyết phục.
Câu 5: Bài học rút ra qua các truyện ngụ ngôn em vừa học là gì:
Đáp án:
- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật, sự việc gì
chúng ta cũng đều cần phải xem xét, nhận xét, đánh giá một cách thận trọng, toàn
diện bằng nhiều giác quan, tổng hợp ý kiến của nhiều người, cần tránh “thấy cây


mà chẳng thấy rừng”. Một mặt cũng cần mạnh dạn tự tin bảo vệ ý kiến của mình
kết hợp lắng nghe, tham khảo ý kiến của người khác.
- Ếch ngồi đáy giếng: Chế giễu, phê phá những người “thùng rỗng kêu to”, kiêu
ngạo chủ quan là thụt lùi, khiêm tốn, cẩn trọng là dẫn đến tiến bộ, thành công.
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:Trong một tập thể, một cộng đồng, xã hội mỗi
thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa
vào nhau để cùng tồn tại và phát triển, so bì, tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen là những
tính xấu cần tránh, cần phê phán.
III. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
Câu 6: Kể thêm một số truyện ngụ ngôn khác mà em biết? Kể thật diễn cảm lại
chuyện đó?
Gợi ý: - Đẽo cày giữa đường
-Thế thì không mất

Câu 7: Tập sử dụng thành ngữ thầy bói xem voi bằng cách đặt ra một tình huống
giao tiếp có vận dụng thành ngữ này?
Gợi ý: VD tình huống:
Một cuộc thảo luận giữa ba hoặc bốn học sinh để đưa ra nhận xét đánh giá về
một sự vật nào đó, những nhận wets đưa ra đều không đầy đủ, chỉ đúng ở một khía
cạnh nào đó. Cách xem xét đó đúng là theo kiểu thầy bói xem voi.
IV.CÂU HỎI VÂNJ DỤNG CAO
Câu 8: Dựa vào những câu tục ngữ hay thành ngữ em hãy tập sáng tác một truyện
ngụ ngôn ngắn mà nhân vật là những con vật quen thuộc trong đời sống hằng
ngày?
Câu 9: Chuyển thể thành đoạn kịch nói để diễn một trong các truyện ngụ ngôn đã
học?
* GV định hướng: Khi chuyển thể chú ý tạo ngôn ngữ đối thoại cho các nhân vật
trong truyện cho phù hợp.
E. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuẩn bị (trước 1 tuần)
- GV: Nghiên cứu bài, thiết kế chuyên đề, sưu tầm tài liệu, phân loại, định
hướng sử dụng
- HS: soạn bài, sưu tầm tài liệu, nghiên cứu bài trước ở nhà
Bước 2: Tiến trình dạy học
I.
Mô tả tiến trình dạy học
STT Các hoạt
Thời gian
Mục tiêu
động chính
1
Khởi động 10 phút
Huy động tri thức sẵn có tạo hứng thú vào bài
mới

2
Hình
85 phút
- Học sinh hiểu được đặc điểm thể loại truyện
thành kiến
ngụ ngôn.
thức
- Học sinh tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được
đề tài và chủ đề của câu chuyện.
- Nhận diện được hệ thống nhân vật (chính phụ, chính nghĩa và phi nghĩa ).


- Chỉ ra được các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật
đặc sắc của mỗi truyện và các đặc điểm nghệ
thuật của truyện
- Lí giải được sự phát triển của các sự kiện, tình
huống
- Học sinh chỉ được nguồn gốc ra đời, đặc điểm
tính cách, số phận của nhân vật, ý nghĩa nhân
vật
- Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết,
hình ảnh, nghệ thuật trong tác phẩm
-Học sinh lí giải được giá trị nội dung và nghệ
thuật của từng tác phẩm, từng thể loại
- So sánh được giữa các tình tiết, sự kiện ở
trong một hay giữa các tác phẩm để thấy điểm
giống và khác nhau
- Khái quát được về giá trị nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm, chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi
tiết trong cùng một tác phẩm, cùng một hình

ảnh
- Đọc diễn cảm tác phẩm, kể chuyện theo ngôi,
kể sáng tạo…
- Trình bày được những kiến giả riêng, phát
hiện sáng tạo về văn bản
- Tự đọc và khám phá các giá trị của một văn
bản mới có cùng thể loại
- Học sinh kiến tạo được những giá trị sống của
cá nhân ( những bài học rút ra và được vận
dụng vào cuộc sống.)
- Chuyển thể văn bản (thơ, kịch, vẽ tranh…)
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để làm
bài, khắc sâu tri thức.
- Vận dụng tri thức bài học để giải quyết nhiệm
vụ thực tế.
- Tập sáng tác truyện ngụ ngôn, diễn kịch…

3

Thực hành 30 phút

4

Ứng dụng

10 phút

5

Bổ sung


ở nhà

II.

Dạy học văn bản theo chuyên đề

TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM
Tiết 1( Tiết 39)
Văn bản:
A. Mục tiêu cần đat:

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)


1. Kiến thức: Nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn, đặc điểm của nhân vật, sự
kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngụ ngôn.
- Ý nghĩa sâu sắc của truyện ngụ ngôn.Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn
chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ,
hài hước.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. Liên hệ các sự việc trong
truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.Kể lại được truyện.
3.Thái độ: Giáo dục học sinh sự chăm chỉ, cần cù học tập, rút kinh nghiệm từ bài
học trong truyện
-Tự nhận thức giá trị cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc
sống.
- Giao tiếp: phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận
của bản thân, về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
4.Năng lực:

- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực quản lí bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
B.chuẩn bị :
1.Chuẩn bị của giáo viên : Tham khảo SGV, soạn giáo án, tranh minh họa, đọc
tư liệu, máy tính có kết nối In-tơ-nét,máy chiếu.
-Phương án tổ chức lớp học:hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm...
2. Chuẩn bị của học sinh : Đọc, tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn, đọc văn
bản, trả lời câu hỏi SGK, tập kể chuyện.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ :
*Hỏi :
Câu 1: Đặc điểm thường thấy trong truyện cổ tích, truyền thuyết là gì?
Câu 2 : Nhận xét sau đúng với thể loại tự sự nào?
Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng.
A, Truyền thuyết. B, Cổ tích. C, Truyện cười.
D, Truyện ngụ ngôn.
*Dự kiến trả lời :
Câu 1: Đặc điểm thường thấy trong truyện cổ tích,truyền thuyết là yếu tố
tưởng tượng kì ảo.
Câu 2: Đáp án : B.
2.Giới thiệu bài mới:
Các em đã được bước vào thế giới lung linh sắc màu kì ảo của truyện cổ tích.
Nhưng truyện dân gian không chỉ dừng lại ở đó, vẫn còn nhiều thể loại khác. Mỗi

thể loại mang một sự thú vị, hấp dẫn riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một thể
loại khác đó là truyện ngụ ngôn,văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.


Hoạt động Hình thành kiến thức mới
I. Tìm hiểu chung:
. Khái niệm truyện ngụ ngôn:
HS đọc chú thích * sgk
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về truyện ngụ ngôn.
- ? Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo
- ? Ngôn: Lời nói
- ? Ngụ ngôn: Lời nói hàm chứa ý kín đáo
- *GV giảng thêm: Ngụ ngôn là nói có ngụ ý, nghĩa là không nói trực tiếp
điều mình muốn nói, trong đó có nghĩa đen và nghĩa bóng mà nghĩa bóng là
ý sâu kín gởi gắm trong câu chuyện
? Qua việc tìm hiểu chú thích trên em hiểu truyện ngụ ngôn là gì?
-HS trả lời, GV chốt:
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về
đồ vật, loài vật hoặc về chính con người để nói kín đáo chuyện con người, nhằm
khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó trong cuộc sống.
II Đọc và tìm hiểu văn bản
1.Đọc văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc truyện
Đọc diễn cảm,có ngữ điệu, cần chú ý thái độ ngông nghênh của ếch.
GV: Đọc mẫu
– Gọi HS đọc, hs nhận xét cách đọc của bạn
? Truyện này chia làm mấy đoạn? Nêu ý nghĩa mỗi đoạn?
T: Truyện chia làm 2 đoạn:
+ Đoạn 1:Từ đầu đến chúa tể → Hoàn cảnh của ếch trong đáy giếng .
+ Đoạn 2: Phần còn lại → Ếch ra khỏi giếng và bị giẫm bẹp .

? Dựa vào bố cục vừa nêu em hãy kể lại chuyện bằng lời văn của em.
HS dựa vào bố cục kể lại truyện.
2. Tìm hiểu văn bản
? NV chính trong truyện?
a. Ếch kiêu ngạo
? Ếch được giới thiệu là con vật thế nào?
? Với tính kiêu ngạo ếch đã có suy nghĩ gì về mình và mọi vật xung quanh?
? Tại sao ếch lại tởng nh vậy?
-Ếch tưởng như vậy vì :
- Ếch sống lâu năm trong giếng
-Xung quanh ếch chỉ có một vài loài vật bé nhỏ. Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu
làm các loài vật kia rất hoảng sợ.
? Những chi tiết ấy cho biết điều gì về cuộc sống của ếch?
Môi trường, cuộc sống của ếch rất nhỏ bé, hạn hẹp, ếch cha bao giờ tiếp xúc
với môi trờng khác,với thế giới khác.  Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh
của nó rất hạn hẹp. Nó ít hiểu biết nhưng chủ quan, kiêu ngạo.
b. Hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo
? Do đâu ếch bị trâu dẫm bẹp?


-Tiếp xúc với môi trường mới nhưng vẫn giữ thói quen cũ “ nhâng nháo đưa
cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”.
? Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “nhâng nháo”.
• Nhâng nháo => ngông nghênh
-G/v:Do thói quen ngông nghênh ếch đã gánh hậu quả là bị trâu giẫm bẹp
c. Bài học
? Qua truyện trên, em rút ra bài học gì?
-Dù môi trường, hoàn cảnh sống có hạn hẹp, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng
sự hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Kẻ

chủ quan kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt thậm chí bằng tính mạng.
? Hình ảnh cái giếng, bầu trời, con ếch có ý nghĩa nh thế nào?
Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi ngời, ở mọi
lĩnh vực, nghề nghiệp, không phân biệt công việc cụ thể.phải biết nhìn xa trông
rộng .
III. Hoạt động thực hành.
Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện.
Câu 1
? Tìm gạch chân hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất ?
Đáp án:
"Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bế bằng cái vung ................chúa tể"
"Nó nhâng nháo..................trâu đi qua giẫm bẹp".
Câu 2
Giải thích thành ngữ: “ Ếch ngồi đáy giếng”?
Đáp án:
Chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp, nói về sự chủ quan, coi
thường thực tế.
IV. Hoạt động ứng dụng
Giáo dục thái độ sống, biết liên hệ với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù
hợp trong cuộc sống.
Em hãy nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “ Ếch ngồi
đáy giếng”?
V. Hoạt động bổ sung
? Tìm và kể tên những thành ngữ có nội dung tương tự thành ngữ “ ếch ngồi đáy
giếng”?
? Tìm những thành ngữ, tục ngữ có nội dung khuyên nhủ người ta mở rộng tầm
hiểu biết của mình?
? Với bộ môn Ngữ văn em đã làm gì để mở mang thêm vốn kiến thức văn học
của mình?



Tiết 2( Tiết 40) : Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
( Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Nắm được đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn
- Hiểu được một số nét nghệ thuật đặc sắc ;nội dung, ý nghĩa, bài học của
truyện.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tìm hiểu truyện ngụ ngôn
- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, kể chuyện sáng tạo.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp rèn kĩ năng viết đoạn, làm bài văn tự sự
3. Thái độ :
- Trân trọng , biết thưởng thức văn học, cảm thụ giá trị thẩm mĩ từ truyện
dân gian
- Giáo dục HS cách nhìn, cách liên hệ thực tế với bản thân cho phù hợp.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển cho HS :
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực quản lí bản thân
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mĩ
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án, SGK,STK, mẫu phiếu học tập, giấy Ao, bảng phụ
- Tranh minh họa cảnh năm thầy bói xem voi,
2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài cũ, làm bài tập , học bài
- Soạn bài mới
C: Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động Khởi động:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”
- Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp
của ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn
hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu
biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
2. Giới thiệu bài mới.
? Ở lớp mình , đã bao giờ các em bất đồng quan điểm khi đánh giá về một con
người hay một sự vật sự việc chưa .
+ HS : Suy nghĩ – trả lời


* GV : Để có sự đồng thuận khi đánh giá về sự vật sự việc, chúng ta cần phải làm
gì ? Tiết học hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm đến đáp án của câu trả lời này. Các em
mở SGK trang 103 ,Tiết 40 : Văn bản : ‘‘Thầy bói xem voi’’.
* Hoạt động Hình thành kiến thức mới
1. Đọc văn bản
GV: Hướng dẫn cụ thể cách đọc văn bản cho HS :
Đọc rõ giọng từng thầy, thầy nào cũng quả quyết, hăm hở, tự tin
Đọc mẫu một phần, đoạn.
Phân vai cho HS
? Các em hãy đọc truyện ( theo vai đã phân )
+ HS : Đọc văn bản
GV: Nhận xét cách đọc
? Đọc sáng tạo, đọc diễn cảm
Truyện “Thầy bói xem voi ” : 6 HS đọc : lời của người kể chuyện, lời thoại của

năm ông thầy bói).
2. Tìm hiểu văn bản:
?Tác phẩm thuộc thể loại nào .
+ HS :Thể loại truyện ngụ ngôn.
? Hãy nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn .
+ HS trả lời.
? Truyện ngụ ngôn khác với các thể loại truyện dân gian đã học ở những điểm
nào .
+ HS :
+ Nhân vật : Loài vật đồ vật hoặc con người
+ NT : NT ẩn dụ, nhân hóa, tình huống bất ngờ...
+Nội dung: Kể chuyện loài vật hoặc con người.
+ Ý nghĩa : Bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy bài học nào đó...
GV: Yêu cầu HS kể chuyện
? Em hãy kể tóm tắt lại câu chuyện. + HS kể chuyện
+ HS nhận xét
*GV nhận xét, sửa lỗi
Theo dõi chú thích SGK
? Em hiểu thế nào là "phàn nàn", "hình thù", "quản voi"
+ 1->2 HS giải thích( 1 phút)
GV : nhận xét
? Em hãy chia bố cục của truyện
+ HS : trả lời
GV : nhận xét, điều chỉnh :
Chia làm 3 phần:
- P1 ( Từ đầu đến … sờ đuôi” : Giới thiệu về cuộc xem voi
- P2 ( tiếp theo … chổi sể cùn ): Cuộc tranh luận
- P3: (Còn lại ): Kết cục
? Truyện được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Vì sao .
+ HS: Phương thức biểu đạt : Tự sự

a. Giới thiệu cuộc xem voi


? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy, thứ tự kể như thế nào.
+ HS: Được kể theo ngôi thứ 3, kể theo trình tự tự nhiên của các sự việc
? Chi tiết “ năm ông chưa biết…” giúp em hiểu gì về hoàn cảnh bản thân các
thầy.
+ HS trả lời:
? Các thầy đã có quyết định ra sao.
+ HS trả lời :
? Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào.
+ HS : -Hoàn cảnh :
+ Ế hàng, chưa biết voi, thấy voi đi qua
+ Chung tiền để được xem voi.
? Câu văn nào kể lại quá trình xem voi của các thầy. Các thầy đã xem như thế
nào.
+ HS: - Cách xem :
+ Xem bằng tay
+ Mỗi thầy sờ một bộ phận.
* GV: Cho HS quan sát bức tranh, giới thiệu : Cảnh năm thầy bói xem voi
*: GV Cho HS quan sát bức tranh : cảnh xem voi
? Qua đây, các em có suy nghĩ gì về cuộc xem voi . Em có nhận xét gì về cách
mở truyện ?
+HS: Mở truyện ngắn gọn, giới thiệu cuộc xem và cách xem voi thật đặc biệt.
*GV : chốt kiến thức ->
b. Cuộc tranh luận
Kể lại lời miêu tả của mỗi thầy.
+ HS :
? Kết quả việc xem voi bằng tay là gì.
+ HS :

? Các thầy bói đã tả voi bằng những từ ngữ thế nào, kết luận voi ra sao, cái hay
cách miêu tả này.
- Cách tả voi :
+ Dùng hình ảnh ví von và từ láy để miêu tả, câu có cấu trúc phủ định .
( Tích hợp Tiếng Việt lớp 8: Câu phủ định)
+ Miêu tả đúng với từng bộ phận mà các thầy xem được.
? Các thầy kết luận về con voi như thế nào.
+ HS : Cách đánh giá voi :
+ Kết luận mỗi một bộ phận là con voi, ai cũng cả quyết cho là mình đúng.
+ Sai với con voi thực (vì mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận mà kết luận cả con voi).
* GV bình : Thầy nào cũng khẳng định cái sai lầm là đúng làm cho câu chuyện
hấp dẫn.
? Việc miêu tả như vậy có đúng với quá trình xem voi không ? Có đúng với con
voi thực không?
+ HS :
? Thái độ của thầy bói khi xem xong voi như thế nào? Vì sao ?
+ HS :
Đều phấn khởi, tự tin


Vì các thầy đều được sờ tận tay.
? Năm thầy đều phán sai về con voi nhưng thực sự các thầy lại khẳng định
mình là đúng và bác bỏ ý kiến của nhau? Vì sao?
? Suy nghĩ của em về cánh kết luận của các thầy bói
* GV : chốt
? Em thấy diễn biến các sự việc trong truyện diễn ra NTN?
+ HS : Diễn biến các sự việc dồn dập, căng thẳng, hấp dẫn, thú vị.
*GV : chốt kiến thức ->
c. Kết quả cuộc tranh luận
? Kết quả cuộc tranh luận ban đầu là gì?

- + HS: Không ai chịu ai
? Các thầy không thống nhất quan điểm cuối cùng đã dẫn tới hậu quả ra sao ?
- Đánh nhau toác đầu, chảy máu .
? Nhưng ai đúng, ai sai? Đúng, sai ở chỗ nào? Vì sao?
? Có ý kiến cho rằng cả năm thầy đều đúng và cả năm thầy đều sai. ý kiến của
em như thế nào?
? Tại sao cả năm thầy đều đánh giá chưa đúng về voi .
? Kết thúc như vậy có hợp lí không ? Vì sao?
=> Kết thúc hợp lí, buồn cười.
* GV: Bình...
? Bài học rút ra từ truyện này là gì.
GV chia lớp thành 3 nhóm
+ HS: 3 nhóm trình bày
* GV đưa đáp án
* GV bổ sung các bài học khác
* GV: Những bài học trên là bài học về cách xem xét , tìm hiểu sự vật. Đây là
những bài học lí thú, bổ ích đối với mỗi chúng ta.
Bài học :
- Muốn kết luận đúng về sự vật, sự việc phải xem xét một cách kĩ lưỡng, toàn diện
* Bổ sung các bài học khác:
+ Không nóng vội, biết lắng nghe ý kiến người khác...
III. Tổng kết
? Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
:? Nhắc lại nội dung , ý nghĩa truyện .
1.Nghệ thuật
NT ẩn dụ, , chi tiết bất ngờ, gây cười,…, lời kể bình dị, gần gũi với nhân dân lao
động…
2.Nội dung: Nắm được nội dung chính, ý nghĩa ( bài học) từ câu chuyện
- Nội dung: kể về chuyện năm thầy bói xem voi
- Ý nghĩa ( bài học ): Khuyên người ta nên nhìn nhận , đánh giá sự vật một cách

tổng thể; không nên chủ quan, không nên nóng vội ;...
? Em hãy đọc ghi nhớ.
+ HS : đọc ghi nhớ/SGK/103
* Hoạt động thực hành
? Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em trong 2 phút.


+ HS kể
GV: Nhận xét
GV sửa lỗi diễn đạt, kiến thức cho HS
Bài tập
? Hãy hoàn thiện kiến thức bài học bằng cách điền vào chỗ trống trong bản đồ
tư duy sau:
+ HS: thảo luận nhóm ( 3 nhóm), trình bày từng đợn vị kiến thức được giao + HS
mỗi nhóm hoàn thiện một nhánh bản đồ.
GV : Cho các nhóm nhận xét
GV chữa bài cho HS
Bản đồ tư duy:
GV đưa đáp án chuẩn

* Hoạt động ứng dụng
* Liên hệ với thực tế
Bài tập SGK trang 103
? Kể một số ví dụ của em hoặc của bạn về những trường hợp mà em hoặc các
bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “
Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
+ HS trả lời:
* GV : nhận xét:
* GV : định hướng
* Hoạt động bổ sung

Bài tập
? Sưu tầm trong sách báo, trên mạng, kể lại một câu chuyện giống với câu
chuyện “ Thầy bói xem voi”.
+ HS sưu tầm truyện:
* GV : nhận xét
* Bổ sung kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
Tiết 3 (Tiết 45)


Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)
A – Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Chân, tay, tai, mắt,
miệng”
- Biết ứng dụng truyện vào thực tế đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs ý thức sống trong một tập thể là không nên và không thể suy bì, tị
nạnh mà phải tuân theo sự phân công, hợp tác hợp lí đồng thời phải biết nương tựa,
gắn bó, đoàn kết với nhau “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, quản lý bản thân, hợp tác, giao
tiếp.
- Năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
B – Chuẩn bị
- GV: Máy chiếu, máy tính, giáo án, tranh minh hoạ (tự vẽ tranh nhân hoá các
nhân vật – là bộ phận là thân thể con người qua câu truyện)
- HS: Soạn bài, làm bài tập + tài liệu và đồ dùng học tập.

C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Hoạt động khởi động
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại các truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”.
- Nêu những bài học cuộc đời được rút ra từ hai truyện trên.
- Trong hai truyện này, truyện nào có sức hấp dẫn nhất đối với em? Vì sao?
2. Giới thiệu bài mới:
Gv trình chiếu tranh vẽ minh hoạ các bộ phận cơ thể người nhân hoá thành các
nhân vật trong câu truyện.
Hs quan sát và mô tả nội dung bức tranh
- Gv dẫn dắt, giới thiệu vào bài:
Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi
bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại có chung mục đích. Không hiểu điều sơ
đẳng này các nhân vật (chân, tay, tai, mắt) đã bất bình với lão “miệng” và đã chịu
hậu quả đáng buồn may còn kịp thời cứu được.
Đây chính là nội dung truyện ngụ ngôn “Chân, tay, tai, mắt, miệng” mà trong đó
nhân vật là các bộ phận được nhân hoá để nói truyện của con người. Vậy đó là
truyện gì chúng ta cùng tìm hiểu.
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
Gv hướng dẫn hs đọc giọng sinh động, thay đổi phù hợp với từng nhân vật.


VD: Cô mắt giọng ấm ức; cậu Chân, tay giọng bực bội, đồng tình; bác Tai giọng
ba phải.
- Đọc giọng hối hận của cả 4 người khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Gv đọc mẫu một lượt.
Gọi hs đọc
Gọi hs khác nhận xét.

* Gv gọi Hs đọc và giới thiệu một số từ khó trong phần chú thích.
* Qua phần đọc, hãy nêu bố cụ truyện?
Hs trả lời – Hs khác bổ sung – Gv chốt kiến thức:
Bố cục truyện 3 phần:
A – Nguyên nhân và tình huống truyện
B – Hành động và kết quả
C – bài học rút ra.
2. Tìm hiểu văn bản:
Gv hỏi: Truyện có bao nhiêu nhân vật?
Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?
- Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, câu Tay, bác Tai, lão Miệng?
Hs thảo luận tiếp – trả lời.
- Gv cho Hs bổ sung ý kiến – chốt kiến thức như sau:
+ Cả nhóm hăm hở kéo đến gặp lão miệng nói thẳng vào mặt lão miệng sự
thật ấm ức bấy lâu nay của cả bọn.
+ Lão Miệng hoàn toàn bị bất ngờ, ớ ra, ngạc nhiên nhưng không được
thanh minh dãi bày đành cam chịu.
+ Lão Miệng không được thanh minh vì bọn họ hăng hái quyết làm cho bằng
được việc cho hả cơn giận.
+ Công ly có vẻ như được thi hành. 4 người hả hê ra về hân hoan thắng lợi.
- Gv nêu câu hỏi:
Câu hỏi 1: Kết quả của việc làm bực bội ntn?
Tình huống truyện có gì thay đổi? vì sao?
Cách tả từng bộ phận cơ thể, từng nhân vật có gì lý thú?
Học sinh tìm tòi bàn bạc, thảo luận, trả lời.
Gv định hướng, chốt kiến thức.
Lão Miệng bị bỏ đói do cả 4 người đồng tâm không chịu làm việc.
- Hậu quả:
+ Cả 4 người thì mệt mỏi, chán chường, uể oải, gần như sống chết.
+ Chân tay không muốn và không thể hoạt động.

+ Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không thể ngủ
+ Tai lúc nào cũng ù ù như say lúa.
+ Lão Miệng thì 2 môi nguyệch ra, xám ngắt, ruồi bâu chẳng muốn xua.
Cách tả trên cho thấy biểu hiện sự thiếu ăn của từng bộ phận cơ thể đồng
thời cho thấy sự thống nhất cao độ của từng bộ phận, cơ quan tạo nên sự
sống của toàn bộ cơ thể. Suy rộng ra là sự thống nhất của cả cộng đồng.
- Hs tìm hiểu, thống kê, phát biểu – Gv cho nhận xét, chốt kiến thức.


Đáp án: Truyện có 5 nhân vật không có nhân vật nào là chính.
+ Cách đặt tên lấy tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho từng nhân
vật. Đó là biện pháp nhân hoá ẩn dụ trong truyện ngụ ngôn thường thấy.
Cách xưng hô đối với từng nhân vật là có dụng ý của người sáng tạo truyện:
+ Cô Mắt: Duyên dáng, đẹp (gọi là cô)
+ Cậu Chân, cậu tay: quen làm việc phải là trai trẻ (gọi là cậu)
+ Bác Tai: chuyên nghe mọi chuyện nên 3 phải (gọi là bác)
+ Miệng vốn bị tất cả ghét nên gọi là lão.
Câu hỏi 2:
Đang sống hoà thuận giữa bốn người và lão Miệng bỗng xảy ra chuyện gì?
Ai là người phát hiện ra vấn đề?
Cách suy nghĩ như vậy có hợp lý không? Vì sao?
Hs: bàn bạc, trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiên.
Gv: Cho hs nhận xét, bổ xung và định hướng trả lời.
Đáp án:
- Cô Mắt là người phát hiển ra sự bất hợp lý trong cách phân chia công việc
và giữa bốn người với lão Miệng.
- Sự phát hiện này là hợp lý vì mắt vốn chuyên quan sát, nhìn, trông,...
- Phát hiện của cô Mắt được Chân, Tay đồng tình nhiệt liêt vì sự thật này giờ
mới nhận ra. Còn bác Tai luôn im lặng như đang nghe ngóng điều gì cũng
lập tức đồng tình.

Giáo viên kết luận: Như vậy là đã có sự nhất trí cao trong tập thể 4 người.
Tình huống truyện có vẻ đã được mở ra.
Câu hỏi 3:
- Sau khi đã có sự đồng tình,cả 4 người đã làm gì?
- tại sao cả nhóm không để cho lão Miệng được thanh minh?
- Những lời buộc tội của cả nhóm với lão Miệng có công bằng không? Vì
sao?
Sự đồng tâm, nhất trí của cả nhóm nói lên điều gì
Câu hỏi 5:
Gv nêu câu hỏi:
- Đến đây xuất hiện lời nói và thái độ chủ động nào của bác T ai?
- Lời nói của bác với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay có ý nghĩa gì?
- Tại sao cả bọn lại nhanh chóng đồng tình với ý kiến của bác Tai như vậy?
- Hs tiếp tục thảo luận – phát biểu ý kiến.
Gv nhận xét và chốt kiến thức
Đáp án:
- qua sự thật đáng buồn, bác Tai là người nhận ra đầu tiên sai lầm nóng vội
cả cả 4 người...


- Lời nói của bác chứng tỏ sự ăn năn, hối lỗi thành thật bác đem suy nghĩ
này trao đổi với cả 4 người, ngay lập tức nhận được sự cảm thông vì cả 4 đã
thấm thía ốm đòn do chính mình gây ra (lão Miệng không ăn chúng ta cũng
bị tê liệt. Lão Miệng có ăn chúng ta mới khoẻ được). Như vậy là lão miệng
không lười, chúng ta giận lão là vô lý.
=> Câu nói của bác Tai thể hiện đúng mối quan hệ giữa các bộ phận khác
nhau trong cơ thể con người. Suy rộng ra là trong cộng đồng xã hội
Câu hỏi 6: Gv nêu câu hỏi:
- Truyện kết thúc ntn?
- bài học rút ra cuối cùng sau khi đọc truyện là gì?

- Hs kể lại kt truyện? rút ra bài học?
Đáp án: Cả 4 người xúm vào chăm sóc cho lão Miệng.
Sau khi lão Miệng ăn, lão khoan khoái, cả bọn thấy dễ chịu.
- Kể từ hôm nay ai làm việc ấy theo sự phân công của cô thể. Không có sự
suy bì... tất cả trở lại thân thiết như xưa, mỗi người một việc
* Bài học rút ra:
- trong một tập thể, một cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống
đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó, nương tựa với nhau, để sống và
cùng tồn tại, phát triển.
- Hợp tác, tôn trọng là con đường sống, phát triển của xã hội ngày nay. So
bì, tị nạnh, nhỏ nhen là những tính xấu cần phê phán, tránh xa.
* Đây chính là phần ghi nhớ SGK
* Đọc ghi nhớ:
II – Tổng kết chung về truyện ngụ ngôn
Câu 1: Qua 3 truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm, em hãy trình bày nhận
thức của bản thân về:
- khái niệm truyện ngụ ngôn?
- truyện ngụ ngôn giống và khác gì với truyện cổ tích? Truyền thuyết? thần
thoại?
- Nhân vật truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?
- Cách mở đầu và kết thúc truyện có gì đáng chú ý?
- Các bài học cuộc sống được rút ra từ truyện ngụ ngôn đã học có điểm gì
chung?
- Sự hấp dẫn của truyện ngụ ngôn là nhờ các yếu tố nào?
* Hoạt động thực hành:
- Kể lại diễn cảm một truyện ngụ ngôn mà em thích nhất?
- Nêu bài học rút ra từ truyện em kể?
- Có thể tìm một câu tục ngũ có nội dung tương ứng?
* Hoạt động ứng dụng



(Giáo dục Hs biết ứng dụng nội dung truyện ngụ ngôn vào thực tế cuộc
sống)
1. Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi
đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, và truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
2. Dựa vào một câu tục ngữ thử tập sáng tác một truyện ngụ ngôn ngắn mà
nhân vật là những con vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
* Hoạt động bổ sung:
1. Đọc thêm truyện ngụ ngôn “Thế thì không mât”
2. Cái Nụ - một nhân vật trong truyện ngụ ngôn giải thích từ “mất” như vậy có
đúng không? Vì sao?
3. Soạn: Truyện cười “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”

* Hoạt động 4 : Hoạt động ứng dụng
* Liên hệ với thực tế
Bài tập SGK trang 103
? Kể một số ví dụ của em hoặc của bạn về những trường hợp mà em hoặc các
bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “
Thầy bói xem voi” và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
+ HS trả lời:
* GV : nhận xét:
* GV : định hướng
* Hoạt động 5 : Hoạt động bổ sung
Bài tập


? Sưu tầm trong sách báo, trên mạng, kể lại một câu chuyện giống với câu
chuyện “ Thầy bói xem voi”.
+ HS sưu tầm truyện:
* GV : nhận xét

* Bổ sung kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.



×