Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía na1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.11 KB, 2 trang )

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đón làn sóng đầu tư nước ngoài
Thứ Tư, 17/01/2007, 13:51
Theo VOV

Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) đã công bố mở rộng diện tích nhà máy tại Khu công nghệ cao
TP.HCM
Các tỉnh phía Nam không ngồi đợi các nhà đầu tư đến mà đã chủ động ra nước
ngoài mời gọi các nhà đầu tư. Lãnh đạo một tỉnh phía Nam nói rằng, đã đến lúc
phải đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, hậu xúc tiến đầu tư; không thể “kêu" nữa mà
phải "mời" và đón nhà đầu tư một cách thân thiện, tạo ấn tượng tình cảm tốt đẹp.
Miền Đông khởi sắc
Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, hàng loạt các dự án lớn đã, đang và sắp triển khai tại một
số tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình
Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh với số
vốn đầu tư của mỗi dự án từ hàng chục, hàng trăm lên đến cả tỉ USD.
Đó là tại thành phố Hồ Chí Minh, tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) đã công bố
quyết định mở rộng diện tích nhà máy lắp ráp và kiểm định chíp bán
dẫn tại Khu công nghệ cao từ 13.900 m2 lên 46.450m2, đồng thời tăng
vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên 1 tỉ USD. Trước đó, dự án xây dựng
cảng container trung tâm Sài Gòn (SPCT) tại Khu công nghiệp Hiệp
Phước, công suất 30 triệu tấn hàng hóa/năm với tổng vốn đầu tư 249
triệu USD vừa được cấp phép. Liên doanh cảng Sài Gòn và APM
Terminals của Phần Lan cũng đã quyết định khởi công xây dựng một
cảng container ở phía Nam thành phố vào cuối năm nay. Dự án Khu
liên hợp Kumho Asiana của Hàn Quốc đã chính thức khởi công xây
dựng tại khu thương mại sầm uất bậc nhất ngay chính giữa trung tâm
của thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn 230 triệu USD. Tại Khu công
nghiệp Mỹ Phước ở tỉnh Bình Dương cũng đã khởi công một dự án
nhà máy sản xuất lốp ôtô của Kumho có số vốn đầu tư 300 triệu USD.
Ở Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng khởi


công xây dựng dự án nhà máy sản xuất thép mạ hợp kim, với vốn đầu
tư 136 triệu USD. Đây là dự án lớn nhất của Australia tại Việt Nam và
là một phần trong kế hoạch đầu tư trị giá 2 tỉ USD của Tập đoàn
BlueScope Steel tại châu Á và Bắc Mỹ. Dự án sản xuất thép cán nguội
và cán nóng của Công ty Posco-Việt Nam tại KCN Phú Mỹ II huyện
Tân Thành, được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp phép chỉ trong 8 ngày.


Dự án này có tổng vốn 1,128 tỉ USD, chia ra nhiều giai đoạn. Khi hoàn
thành, sản phẩm của nhà máy sẽ chiếm từ 1/3 đến 1/2 nhu cầu thép
cán nguội của cả nước, giải quyết việc làm cho 10 ngàn người. Không
chịu thua trên sân nhà, Tổng công ty Thép Việt Nam đang xúc tiến
thành lập liên doanh với Tập đoàn thép Essar của Ấn Độ để xây dựng
một nhà máy cán tấm nóng công suất 2 triệu tấn/năm tại Phú Mỹ (Bà
Rịa -Vũng Tàu) có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Năm 2007, liên
doanh Công ty du lịch Thanh Long - Công ty Việt Thắng sẽ khởi công
xây dựng khu du lịch Sea Dragon Hill tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà RịaVũng Tàu với tổng vốn đầu tư lên đến 900 triệu USD.
Miền Tây nỗ lực
Tính đến nay, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút được
255 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 616
triệu USD. Kết quả này chỉ bằng 12% so với tổng số dự án đầu tư
nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thu hút đầu tư ở các tỉnh miền Tây Nam bộ không nhiều và cũng
không nổi bậc như các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tuy nhiên, đứng trước
những kết quả vượt bậc của Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và thành
phố Hồ Chí Minh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã có những
động thái tích cực. Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã cùng với Trung tâm
Đầu tư nước ngoài phía Nam, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt
Nam và G18 doanh nghiệp phía Nam tiến hành xây dựng kế hoạch
xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho cả đồng bằng sông Cửu

Long. Tháng 8/2006, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ triệu tập cuộc họp với
các tỉnh, thành Tây Nam bộ tại thành phố Cần Thơ, thông báo kế
hoạch thực hiện kêu gọi đầu tư của các tỉnh. Tháng 9 và 10/2006, Ban
Biên tập Niên giám Mekong Delta giới thiệu dự án đầu tư cùng các chủ
trương khuyến khích của Chính phủ và các địa phương mời gọi đầu
tư, triển khai nắm thông tin thêm ở các tỉnh, tập hợp thông tin, kế
hoạch tài chính, biên soạn, in ấn và phát hành trong và ngoài nước.
Tháng 11, 12/2006, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã triển khai chương
trình xúc tiến thương mại mời gọi đầu tư tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn
Quốc để kêu gọi đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long.
Các tỉnh phía Nam không ngồi đợi các nhà đầu tư đến mà đã chủ
động ra nước ngoài mời gọi các nhà đầu tư, bằng các chương trình
xúc tiến đầu tư nhộn nhịp. Lãnh đạo một tỉnh phía Nam nói rằng, đã
đến lúc phải đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, hậu xúc tiến đầu tư;
không thể kêu nữa mà phải mời và đón nhà đầu tư một cách thân
thiện, tạo ấn tượng tình cảm tốt đẹp để “níu chân” nhà đầu tư. Muốn
nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào địa phương thì lãnh đạo tỉnh phải thân
chinh ra nước ngoài, đến tận nơi mời nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư đến
rồi thì tìm mọi cách không để họ bỏ đi. Chỉ có như vậy mới mong thu
hút đầu tư nước ngoài đến với địa phương mình ngày càng nhiều. Đó
là cách xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất trong tình hình Việt Nam đã
chính thức hội nhập WTO.



×