Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía na2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.01 KB, 1 trang )

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Đề xuất mô hình tập trung
đa cực Ngày 18/12, tại TPHCM, Bộ Xây dựng, UBND các
tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã
họp nghe Phân viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn miền Nam
(gọi tắt là Phân viện) báo cáo Quy hoạch xây dựng vùng
TPHCM (trùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam).
Tại hội nghị, Phân viện đã đề xuất vùng nên phát triển
theo mô hình tập trung đa cực bởi như vậy mạng lưới giao thông sẽ được kết nối
tốt và hiệu quả hơn; nguồn nước được khai thác hài hòa và dài hạn; tài nguyên
thiên nhiên được khai thác hợp lý hơn so với các mô hình tập trung cao và phân
tán. Về phát triển kinh tế, Phân viện đề xuất: phía Bắc bao gồm các tỉnh Tây
Ninh và Bình Dương tập trung phát triển lâm nghiệp và cây công nghiệp, du lịch
sinh thái, kinh tế cửa khẩu; phía Nam bao gồm tỉnh Long An tập trung phát triển
nông nghiệp sinh thái, công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp đa ngành;
phía Đông bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển công nghiệp
dầu khí, hóa dầu, dịch vụ cảng, du lịch nghỉ dưỡng; vùng đô thị trung tâm hạt
nhân và phụ cận, chủ yếu là TPHCM, phát triển công nghiệp sạch kỹ thuật cao,
viễn thông, tài chính, ngân hàng và các dịch vụ cao cấp khác…
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhận định: Quy hoạch vùng là việc
làm cần thiết để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và lợi thế của từng địa
phương. Bộ trưởng cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải đẩy
nhanh việc quy hoạch xây dựng vùng TPHCM. Được biết, Phân viện sẽ nghe
thêm ý kiến phản biện của các chuyên gia trước khi hoàn thiện quy hoạch trình
Chính phủ. Được biết cả nước có 2 quy hoạch vùng là vùng TPHCM và vùng Hà
Nội.



×