Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tiểu luận địa lý kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía nam có liên kết mới phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.44 KB, 3 trang )

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có liên kết mới phát triển
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) phía Nam gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An. Tuy phát
triển chưa đồng bộ và chưa xứng với tiềm năng của vùng, nhưng tính đến nay, đây
vẫn là một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững của cả nước. Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam (thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hàng loạt các dự án lớn đã, đang và sắp triển khai tại đây
có số vốn đầu tư mỗi dự án từ hàng chục, hàng trăm đến cả tỉ USD. Đây là tín hiệu
đáng mừng cho thấy, VKTTĐ phía Nam ngày càng “hút” các nhà đầu tư.
Tín hiệu lạc quan từ những dự án lớn
Theo thống kê, hiện nay, chỉ tính riêng 46 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất
nằm trong VKTTĐ phía Nam đã thu hút hơn 1.800 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số
vốn đầu tư hơn 15 tỉ USD, giải quyết việc làm cho gần 600.000 lao động nông thôn.
Là tâm điểm của sự phát triển, thời gian gần đây, TP.HCM đã thu hút được hàng
loạt dự án lớn: Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ) quyết định mở rộng diện tích nhà máy lắp ráp và
kiểm định chíp bán dẫn tại Khu công nghệ cao từ 13.900m2 lên 46.450m2, đồng thời
tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên 1 tỉ USD; Dự án xây dựng cảng container trung tâm
Sài Gòn (SPCT) tại KCN Hiệp Phước, công suất 30 triệu tấn hàng hoá/năm với tổng vốn
đầu tư 249 triệu USD; Dự án Khu liên hợp Kumho Asiana (Hàn Quốc), tổng vốn 230
triệu USD. Liên doanh Cảng Sài Gòn và APM Terminals (Phần Lan) cũng đã quyết định
khởi công xây dựng một cảng container ở phía Nam Thành phố vào cuối năm. TP.HCM
thu hút được nhiều dự án khổng lồ do có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư,
mở rộng hợp tác kinh doanh, đặc biệt là thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ cao cấp và
công nghệ cao. Hiện nay, số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài tại TP.HCM chiếm 17% tổng
vốn đăng ký cả nước. Đến hết tháng 11-2006, tổng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn
TP.HCM đạt 2,08 tỉ USD, trong đó vốn mới chiếm 1,38 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh
vực chính: Sản xuất, xây dựng nhà ở, xử lý chất thải, dịch vụ...
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, KCN Phú Mỹ I có dự án nhà máy sản xuất thép mạ hợp kim,
với vốn đầu tư 136 triệu USD. Đây là dự án lớn nhất của Úc tại Việt Nam và là một phần
trong kế hoạch đầu tư trị giá 2 tỉ USD của Tập đoàn BlueScope Steel tại châu Á và Bắc
Mỹ; Dự án sản xuất thép cán nguội và cán nóng của Công ty Posco - Việt Nam tại KCN


Phú Mỹ II (huyện Tân Thành), tổng vốn 1,128 tỉ USD, chia ra nhiều giai đoạn, khi hoàn
thành, sản phẩm của nhà máy sẽ chiếm từ 1/3 đến 1/2 nhu cầu thép cán nguội của cả
nước, giải quyết việc làm cho 10.000 người. Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng đang
xúc tiến thành lập liên doanh với Tập đoàn thép Essar của Ấn Độ, để xây dựng một nhà
máy cán tấm nóng công suất 2 triệu tấn/năm tại Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư 500 triệu
USD. Theo dự kiến, sang năm 2007, liên doanh Công ty Du lịch Thanh Long và Công ty
Việt Thắng cũng khởi công xây dựng Khu du lịch Sea Dragon Hill tại huyện Đất Đỏ, tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư lên đến 900 triệu USD. Tỉnh Bình Dương cũng
không chịu lép vế khi tiếp nhận dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô của Kumho (Hàn Quốc)
với vốn đầu tư 300 triệu USD tại KCN Mỹ Phước.
Trên tổng thể, VKTTĐ phía Nam đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực này đạt 10,74%; tỉ trọng đóng góp của vùng
trong GDP (tổng giá trị sản phẩm quốc nội) của Việt Nam tăng từ 24,6% năm 1990 lên


28,9% năm 1995, 31,1% năm 1999 lên gần 32% vào năm 2002. Tỉ trọng này hiện chiếm
đến 35-36%, là mức đóng góp cao nhất cho GDP quốc gia.
Với những đóng góp này, VKTTĐ phía Nam được xem là vùng kinh tế quan trọng
và đầu tàu phát triển kinh tế quốc gia. Tuy vậy, sự phát triển này chưa đạt được “tầm” của
một VKTTĐ như tiềm năng của nó. Đã qua một khoảng thời gian khá dài mà vùng này
chưa xác lập được một nền kinh tế vùng, chưa tạo được động lực phát triển cho bản thân,
cũng như góp sức thúc đẩy sự phát triển của những tỉnh, thành lân cận. Khi nói đến
VKTTĐ phía Nam, các nhà quản lý cũng như những nhà kinh tế chưa biết được một cách
rõ ràng thế mạnh của vùng là gì. Đó là công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, dầu khí, cảng
biển, tài chính, ngân hàng, hay công nghệ mới...?
Những vướng mắc chưa được giải quyết
VKTTĐ phía Nam là hạt nhân của vùng Đông Nam bộ, có mối quan hệ chặt chẽ với
Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, nhắc đến những tỉnh trong
VKTTĐ này, người ta chỉ biết đến những KCN hơn là biết một cách cụ thể những ngành
hay lĩnh vực nào khác ngoài cảng biển và dầu khí ở Vũng Tàu. Chẳng hạn, TP.HCM là

vùng kinh tế phát triển, nhưng lại không nhận thức rõ điểm mạnh của Thành phố này là
công nghiệp, dịch vụ, trung tâm tài chính hay khoa học kỹ thuật...(?) Một số ý kiến phân
tích, TP.HCM nên là trung tâm dịch vụ, tài chính hơn là phát triển lĩnh vực công nghiệp,
vì không có thế mạnh về đất đai và lao động. Thành phố nên chuyển giao lĩnh vực này
cho những tỉnh, thành lân cận. Trong khi đó, TP.HCM cũng được hoạch định theo
chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; điều này cũng có nghĩa là TP.HCM cần phát
triển trọng tâm ngành Công nghiệp.
Các chuyên gia kinh tế đang tỏ ra lo ngại về sự cạnh tranh thu hút dự án đầu tư và
thiếu qui hoạch tổng thể VKTTĐ phía Nam, bởi thực tế, ở đây còn tồn tại nhiều vấn đề
cạnh tranh, qui hoạch và định hướng phát triển. Các KCN trong VKTTĐ phía Nam phát
triển tự phát ở mỗi tỉnh, thành, không theo qui hoạch tổng thể vùng, không gian phát triển
bị cắt khúc, phân đoạn bởi ranh giới hành chính.
Từng tỉnh, thành có qui hoạch tổng thể phát triển KCN riêng, nhưng các tỉnh, thành
trong vùng kinh tế lại không có qui hoạch chung, không có qui hoạch định hướng của
vùng, nên “mặc sức” thu hút dự án đầu tư mà không định hướng tập trung hay ưu tiên gì.
Các KCN gần như giống nhau, trong đó chủ yếu phát triển những ngành nghề truyền
thống như giày dép, dệt may..., còn những ngành có tính hiện đại hóa cao, có tính chất lôi
kéo sự phát triển kinh tế của tỉnh và vùng thì không có, hoặc không đáng kể. Đơn cử, tại
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ nhà máy sắt thép đến nhà máy sản xuất bột mì, đều có thể nằm
ngay cạnh nhau trong một KCN. Ở Bình Dương, những KCN phát triển nóng đã trở
thành những lò xả chất thải tàn phá những vườn tược trù phú cả trăm năm nay ở vùng Lái
Thiêu và dọc sông Sài Gòn. Điều này không phù hợp và không chấp nhận được đối với
qui hoạch kinh tế vùng.
Khi không có qui hoạch vùng, sự phát triển của các KCN cũng bị ảnh hưởng, nhất
là trình độ phát triển hạ tầng cơ sở. Các tiện ích như đường sá, điện nước, dịch vụ
internet, bưu điện... còn kém và không đồng bộ giữa các khu. Tỉnh, thành nào tập trung
cải thiện được tiện ích gì thì nhà đầu tư ở đó được hưởng, chứ chưa có sự chia sẻ để cùng
hưởng giữa các tỉnh, thành. Thiếu qui hoạch vùng, quỹ đất dành cho phát triển KCN
không hiệu quả và nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và đặc biệt là kéo theo
sự phát triển của hệ dân cư, hiện tượng đang đeo bám các KCN mà chưa có biện pháp

khắc phục. Một số nơi qui hoạch KCN tràn lan, “trải thảm đỏ” nhưng... vẫn ít người đến


do: Hạ tầng, nhân lực, giao thông, khoảng cách địa lý (đến cảng hoặc thị trường) chưa
thích hợp, chưa thuyết phục nhà đầu tư… Tỉnh Bình Phước với 5 KCN buồn tênh đang là
một ví dụ. So với 6 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì Bình Phước
được đánh giá là có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng và khoáng sản.
Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng còn yếu nên tỉnh bị tách biệt, không giao lưu được với các
tỉnh trong nội bộ vùng. Mạng lưới giao thông 270 km dọc theo tuyến biên giới hiện chỉ
mới đầu tư được 71 km, tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh chưa xây dựng, đường 322
nối trung tâm Bình Phước với Đồng Nai cũng chưa được nâng cấp mở rộng. Tuy có mức
độ tăng trưởng khá cao với tổng sản phẩm trong TỈNH tăng bình quân hằng năm 13,3%,
song Tây Ninh chưa thực sự phát triển vững chắc. Nguyên nhân vì xuất phát điểm về
kinh tế của Tỉnh thấp, sức cạnh tranh sản phẩm chưa cao, thu hút đầu tư trong và ngoài
nước vào tỉnh còn hạn chế. Chất lượng quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị chưa tốt đã
ảnh hưởng tới môi trường đầu tư của Tỉnh.
Từ năm 2005, Chính phủ đã lập ra Ban chỉ đạo các VKTTĐ do Phó thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng) phụ trách. Mặc dù những nỗ lực của Chính phủ
cũng đem lại những tác động nhất định, nhưng vẫn chưa tạo ra sự kết nối mang tính tự
giác của vùng. Một cơ chế chính sách tạo sự nối kết toàn vùng vẫn đang thiếu. Ban chỉ
đạo vùng thỉnh thoảng cũng có họp, nhưng cụ thể các vấn đề liên kết thế nào, làm cái gì,
địa phương làm gì, trung ương làm gì... thì chưa rõ.
Theo Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu phát triển chủ
yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm đạt 1,2 lần (giai đoạn 2006-2010) và 1,1 lần (giai đoạn 2011-2020) so với tốc độ
tăng trưởng bình quân của cả nước. Tỉ lệ đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% hiện
nay lên 40-41% vào năm 2010 và 43-44% vào năm 2020. Để thực hiện được những mục
tiêu này, các tỉnh thuộc VKTTĐ phía Nam nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau,
nhằm tạo ra những chính sách chung, như thế mới có sự phối hợp nhịp nhàng và nhà đầu
tư mới nhìn thấy ở đó cơ hội đầu tư công khai, bình đẳng. Trong sự liên kết đó, các địa

phương vẫn hoàn toàn phát huy thế mạnh riêng của mình mà không sợ ảnh hưởng đến qui
hoạch chung. Mặt khác, chính sách mở cửa và hội nhập của các tỉnh nói chung và
VKTTĐ phía Nam nói riêng cần được nghiên cứu, phát triển sao cho hài hòa với chủ
trương phát triển nội lực và phát triển theo thị trường trong nước. Theo đó, một số mục
tiêu phát triển của vùng cần phải làm rõ hơn cùng với các chính sách hỗ trợ kèm theo. Có
như vậy, bản thân VKTTĐ phía Nam mới phát triển đồng bộ và bền vững.



×