Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Văn Hóa Gia Đình Người Tày Ở Huyện Bình Liêu Tỉnh Quảng Ninh Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.6 KB, 123 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ TỔNG
QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH
QUẢNG NINH

10

1.1. Quan niệm về văn hóa gia đình

10

1.2. Cấu trúc văn hóa gia đình

17

1.3. Vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa
- xã hội
1.4. Tổng quan về người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh

19
23

Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI TÀY Ở
HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Khái quát về văn hóa gia đình truyền thống người Tày Bình Liêu


2.2. Diện mạo văn hóa gia đình người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh
Quảng Ninh thời kỳ đổi mới
2.3. Đánh giá chung

30
30
48
76

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH NGƯỜI TÀY HUYỆN
BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH

86

3.1. Dự báo xu hướng biến đổi của văn hóa gia đình người Tày huyện
Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

86

3.2. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
văn hóa gia đình người Tày huyện Bình Liêu
3.3. Kiến nghị, đề xuất

92
112

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


114
116

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CCB

:

Cựu chiến binh

CNH

:

Công nghiệp hóa

HĐH

:

Hiện đại hóa

HĐND

:


Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

HLHPN

:

Hội Liên hiệp Phụ nữ

HTX

:

Hợp tác xã

TCH

:

Toàn cầu hóa

THCS

:


Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

THVN

:

Truyền hình Việt Nam

UBMTTQ :

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNESCO

:

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình
với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù có một vị trí và vai trò đặc biệt
quan trọng trong sự vận động và phát triển của từng chế độ xã hội. Gia đình là
nơi giữ gìn, bảo vệ và chuyển giao các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình là nhân tố góp phần bảo đảm cho sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia dân tộc. Một nhà tư tưởng phương Tây
đã khẳng định: gia đình khó phá bỏ hơn quốc gia, nếu gia đình tan rã thì nhân
loại sụp đổ. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của gia đình đối với sự trường
tồn của mỗi quốc gia dân tộc và nhân loại, Liên Hợp quốc đã lấy năm 1994 là
“Năm quốc tế gia đình” với biểu tượng mái nhà bao bọc trái tim và đưa ra thông
điệp “Gia đình, những nguồn lực và trách nhiệm cho một thế giới đang đổi
thay”. Như vậy, gia đình không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở
thành mối quan tâm của toàn nhân loại.
Ở Việt Nam, vấn đề gia đình luôn được đặt ra ở vị trí mang tầm chiến
lược quốc gia. Cụ Phan Bội Châu - một sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX - đã từng
khẳng định: nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nói
chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1/1959),
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của
xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt
nhân cho tốt” [40, tr.523]. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì quan niệm: “Ba trụ cột
của ý thức cộng đồng người Việt đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay
xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình” [39, tr.2].
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới đất nước cho đến nay, qua các kỳ

Đại hội, Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng đặc biệt của gia
đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước
với các nội dung: gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong


2
sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới; gia đình là
môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, dưới tác động
của mặt trái nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của văn hóa và lối sống
Phương Tây, gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam đang đứng trước nhiều
nguy cơ thách thức. Kết cấu gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, tỷ lệ gia
đình tan vỡ ngày càng cao, các tệ nạn xã hội lan tràn, bạo lực dưới mọi hình
thức diễn ra ở khắp mọi nơi… Nhiều gia đình Việt Nam không còn tế bào
lành mạnh của xã hội, không còn là môi trường trong sáng để nuôi dưỡng,
giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, không góp phần tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...Có ý
kiến đã cho rằng khủng hoảng gia đình đang trở thành vấn đề nóng của xã hội
Việt Nam hiện nay, khủng hoảng gia đình bắt đầu từ sự tha hóa xuống cấp của
văn hóa gia đình. Rõ ràng vấn đề văn hóa gia đình và các vấn đề liên quan
đến văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay đã trở thành vấn đề thời sự nóng
bỏng cấp thiết không những được đặt trên bàn nghị sự của quốc gia mà còn
được đặt trên bàn nghị sự của tất cả các địa phương trong cả nước.
Bình Liêu là một huyện nghèo miền núi, dân tộc, vùng cao biên giới,
nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tỷ lệ dân tộc thiểu số cao nhất
tỉnh (trên 96%), đời sống của đồng bào các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn
nhất là ở vùng sâu, vùng xa… Từ khi đổi mới đến nay, Bình Liêu cũng phải
đối mặt với tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế. Rất nhiều gia đình không còn giữ được bản sắc văn hóa tốt đẹp
của dân tộc mình, lúng túng bất lực khi gia đình khủng hoảng bạo lực, con
hư, ngoại tình, ly hôn, nghèo…. Dân tộc Tày là dân tộc có dân số đông nhất
huyện (chiếm khoảng 58,4%), có ảnh hưởng lớn nhất về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội trên địa bàn nhưng cũng là dân tộc có nguy cơ đánh mất bản sắc
nhiều nhất.


3
Hiện nay UBND huyện đang xây dựng Đề án “Quy hoạch bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng gắn với phát triển kinh tế du lịch
của huyện Bình Liêu đến năm 2020, định hướng đến 2030” để mở ra một
hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu văn hóa gia đình người Tày ở huyện Bình Liêu vào thời
điểm này có tính khả thi cao trong việc góp phần bảo tồn, phát huy và phát
triển bản sắc văn hóa tộc người Tày ở huyện Bình Liêu, đồng thời góp phần
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đề tài “Văn hóa gia đình người Tày
ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh hiện nay” được thực hiện nhằm đáp
ứng yêu cầu cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề văn hóa gia đình
đặt ra hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa gia đình trong
thời kỳ mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, từ khi đổi mới đất
nước cho đến nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, nhiều bài viết về văn hóa gia đình và các nội dung có liên quan đến
văn hóa gia đình với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Xu hướng thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về gia đình, gia đình
Việt Nam truyền thống và gia đình Việt Nam hiện đại, những biến đổi gia đình ở
Việt Nam hiện nay, đề xuất các giải pháp để giúp gia đình Việt Nam thích ứng và
phát triển trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng với quốc tế hiện nay.

Theo xu hướng này có một số công trình tiêu biểu sau:
- Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam (1990) của nhóm tác giả
Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ thuộc Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia biên soạn. Công trình này đề cập đến
một số vấn đề lý luận nghiên cứu về vai trò, vị trí của gia đình trong xã hội,
nhưng mới chỉ đặt vấn đề và gợi ý là chủ yếu.
- Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1991) của tập thể
các tác giả Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia phối hợp với Khoa Xã hội học Trường Đại học Gothenburg (Thụy


4
Điển), Nxb Khoa học xã hội. Các tác giả Việt Nam và Thụy Điển đã tiến hành
khảo sát thực tiễn ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước về đặc điểm gia đình Việt
Nam trước những năm 1990.
- Văn minh Phương Đông và gia đình Việt Nam truyền thống (1994),
Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia do Quỹ Toyota Foundation
tài trợ, đã có những khảo sát và nghiên cứu, đánh giá bước đầu về gia đình
truyền thống ở Việt Nam qua một số mốc lịch sử.
- Gia đình trẻ và việc hình thành nhân cách thanh niên (1999) của Phó
Tiến sĩ Dương Tự Đam, Nxb Thanh niên. Công trình đã đề cập đến một số
vấn đề lý luận và phương pháp tiếp cận về gia đình và gia đình trẻ; thực trạng
gia đình trẻ và chức năng giáo dục phát triển nhân cách thế hệ trẻ; gia đình trẻ
- nội dung và phương pháp giáo dục con cái.
- Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đổi mới
của đất nước (1995) của Giáo sư Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội. Công trình đã
giới thiệu với đông đảo bạn đọc một số hiểu biết về Năm Quốc tế về gia đình
và Chương trình hành động của Ban chỉ đạo Năm Quốc tế về gia đình Việt Nam;
giới thiệu một số ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong
Ban chỉ đạo Năm Quốc tế gia đình Việt Nam; ý kiến của một số chuyên gia khoa

học về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra; vai trò, vị
trí của gia đình trong sự đổi mới của đất nước; những kiến nghị về chính sách
kinh tế, xã hội cần quan tâm để giúp các gia đình làm tròn trách nhiệm được giao
phó, vươn lên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Gia đình & Phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn (2001)
của Tiến sĩ Nguyễn Linh Khiếu. Công trình đã đề cập đến những vấn đề lý
luận mang tính khái quát chung về sự biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tác
động đến gia đình và phụ nữ; kết quả khảo sát gia đình và phụ nữ trong biến đổi
văn hóa - xã hội nông thôn tại 10 điểm nghiên cứu cụ thể của cả 3 miền Bắc Trung - Nam, ở cả đồng bằng và miền núi, cả người kinh và người dân tộc.
- Gia đình, Phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền
vững (2004) của Giáo sư Lê Thi, Nxb Khoa học xã hội. Công trình đã đề cập


5
đến vị trí, vai trò của gia đình và người phụ nữ trong mối quan hệ và tác động
lẫn nhau với vấn đề dân số, văn hóa, cũng như sự phát triển bền vững của môi
trường, hướng tìm ra con đường tốt nhất cho tương lai phát triển của nhân
dân, của gia đình và người phụ nữ Việt Nam.
- Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (2012) của Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Lê Ngọc Văn, Nxb Khoa học xã hội. Công trình đã đề cập đến những
vấn đề lý luận về gia đình và biến đổi gia đình; biến đổi gia đình ở Việt Nam
(về chức năng kinh tế, chức năng sinh đẻ, chức năng xã hội hóa, chức năng
tâm lý - tình cảm; sự biến đổi cấu trúc (về quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ
chồng, quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình); quan điểm và giải pháp chính
sách về những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của gia đình Việt Nam….
Xu hướng thứ hait, nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn
hóa gia đình. Đi sâu tìm hiểu về định nghĩa, cấu trúc của văn hóa gia đình, vai
trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và nhân
cách cá nhân; văn hoá gia đình truyền thống và những biến đổi về giá trị văn hóa
gia đình trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. Vai trò của người phụ nữ

trong việc xây dựng văn hóa gia đình và thực hiện các chức năng của gia đình.
Theo xu hướng này có một số công trình tiêu biểu sau:
- Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em
(2001) của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Như Hoa, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa
– Thông tin. Công trình đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về
văn hóa gia đình và gia đình văn hóa, sự lệch chuẩn văn hóa gia đình và suy
thoái nhân cách trẻ em, Văn hóa gia đình - yếu tố quan trọng của việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ em.
- Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội (2002) của nhiều tác giả,
Nxb Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Công trình này là tập hợp bài
viết của 26 tác giả nghiên cứu về văn hóa gia đình ở nhiều khía cạnh khác nhau
(về khái niệm văn hóa gia đình, văn hóa gia đình Việt Nam và nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường ở Việt Nam, vai trò của giáo dục gia đình trong bài
trừ tệ nạn xã hội, vai trò của âm nhạc trong giáo dục văn hóa gia đình, gia đình


6
và vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, người phụ nữ và vấn đề giáo
dục nhân cách cho trẻ em, sắc thái văn hóa gia đình người Chăm…).
- Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị (2003) của Tiến sĩ Lê Quý
Đức và Thạc sĩ Vũ Thy Huệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình của hai
tác giả đã đề cập đến các vấn đề lý luận chung về văn hóa gia đình và vai trò của
văn hóa gia đình trong đời sống xã hội, văn hóa gia đình Việt Nam trong lịch sử
và vai trò của người phụ nữ, tình hình gia đình và văn hóa gia đình ở đô thị hiện
nay, vai trò của người phụ nữ trong xây dựng văn hóa gia đình ở đô thị hiện nay,
những biến đổi và lựa chọn đối với văn hóa gia đình và vai trò của người phụ nữ.
Xu hướng thứ ba, các luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ nghiên cứu về gia đình
và văn hóa gia đình theo các tiếp cận của các chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Văn hóa học… Theo hướng nghiên cứu này có các luận văn sau:
- Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

(2001), Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của
Nghiêm Sĩ Liêm (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).
- Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam
hiện nay (2003), Luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa
học của Dương Thị Minh (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).
- Gia đình trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em của nước ta hiện nay
(2004), Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
của Phạm Thị Xuân (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).
- Phát huy vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình văn
hóa ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay (2006), Luận văn Thạc sĩ Triết học, chuyên
ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Lê Cẩm Lệ (Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh).
- Gia đình truyền thống với việc xây dựng gia đình văn hóa mới của
người Mường ở Hòa Bình (2005), Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học của Đặng
Trọng Nghĩa (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
- Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Hà Tĩnh hiện
nay (2009), Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học của tác giả Nguyễn
Thị Nguyệt (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh).


7
- Văn hóa gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình hiện nay (2012),
Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học của tác giả Võ Thị Thanh Thủy
(Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)…
Các tác giả Luận án Tiến sĩ và Luận văn Thạc sĩ viết về đề tài gia đình
và văn hóa gia đình đều đã đề cập đến cả lý luận và thực tiễn các vấn đề có
liên quan đến thực trạng gia đình và văn hóa gia đình; vai trò của gia đình và
văn hóa gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ; đối
với việc xây dựng gia đình văn hóa trong phạm vi một địa phương, xây dựng
gia đình văn hóa của một tộc người dân tộc thiểu số; vai trò của người phụ nữ

trong gia đình và trong việc xây dựng gia đình văn hóa…đồng thời các tác giả
đã đưa ra được các nhóm giải pháp thiết thực có tính khả thi phù hợp đề tài
nghiên cứu của bản thân nhằm góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Ngoài ra, ở nước ta còn có hàng trăm bài viết của các tác giả có tâm
huyết, có trách nhiệm nghiên cứu gia đình và văn hóa gia đình trong bối cảnh
đất nước đổi mới, mở cửa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong cơ chế thị
trường…được tăng tải trên các báo và tạp chí.
Nhìn chung, các công trình khoa học kể trên và các bài viết về các vấn
đề có liên quan đến văn hóa gia đình đều đã đề cập đến đề tài nghiên cứu của
bản thân cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Đây là các tài liệu quan trọng
để tác giả tham khảo để thực hiện đề tài. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về văn hóa gia đình tộc người
Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, đề tài “Văn hóa gia đình
người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh hiện nay” không trùng với
bất kỳ công trình nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Từ việc tìm hiểu đặc điểm của văn hóa gia đình truyền thống của người
Tày ở địa phương, luận văn đi sâu phân tích thực trạng văn hóa gia đình


8
người Tày ở huyện Bình Liêu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi cho
đến nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa
gia đình người Tày, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc
người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện được mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, làm rõ cơ sở lý luận chung về văn hóa gia đình, cấu trúc của văn
hóa gia đình, tổng quan về người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.
Hai là, khảo sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa gia
đình người Tày ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh thời kỳ đổi mới đất nước
Ba là, dự báo xu hướng xu hướng biến đổi của văn hóa gia đình người
Tày đến năm 2020, tầm nhìn 2030, từ đó đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn hóa gia đình người Tày ở huyện
Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa gia đình người Tày ở
huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa gia đình người Tày ở huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh theo cấu trúc của văn hóa gia đình.
Về thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu văn hóa gia đình người
Tày truyền thống và đương đại. Về không gian nghiên cứu: các xã và thị trấn
có người Tày tập trung cư trú trên địa bàn huyện Bình Liêu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà nước về


9
văn hóa gia đình. Những thành tựu lý luận nghiên cứu về văn hóa gia đình
của giới học thuật trong và ngoài nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lô

gic và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu trường hợp,
phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp liên ngành.
6. Đóng góp mới của luận văn
Tổng hợp và kế thừa những thành quả nghiên cứu lý luận về văn hóa
gia đình, trên cơ sở những tư liệu tập hợp được, luận văn là công trình đầu tiên
nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về văn hóa gia đình người Tày ở
huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc nghiên cứu văn hóa gia đình của một tộc người thiểu số
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, luận văn đã làm rõ thêm một số vấn đề lý
luận về văn hóa gia đình.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp các cơ quan chức năng
và cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa tham mưu đề xuất các chính sách
nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình
người Tày nói riêng và gia đình các tộc người khác trên địa bàn huyện nói
chung gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các trường THCS và THPT trên
địa bàn khi học sinh tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu số ở địa phương;
đồng thời là tài liệu tham khảo cho cán bộ miền xuôi lên công tác ở Bình Liêu
muốn gắn bó lâu dài với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương, 10 tiết.


10
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH

VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH
1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH

1.1.1. Quan niệm về gia đình
Gia đình là một dạng cộng đồng đặc biệt, một thể chế xã hội có tính
toàn cầu. Là thiết chế xã hội bền vững nhất, khó phá bỏ nhất. Gia đình gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia dân tộc và của
cả nhân loại. Gia đình có tầm quan trọng đặc biệt như vậy, cho nên vấn đề gia
đình từ lâu đã trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học ở
nhiều chuyên ngành khác nhau quan tâm lý giải. Tuy nhiên do gia đình là một
thiết chế xã hội phức tạp gắn chặt với các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa
- xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc…và do mục đích nghiên cứu khác nhau,
cách tiếp cận khác nhau cho nên các quan niệm về gia đình cũng khác nhau.
Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác (C.Mác và Ph.Ăng ghen) quan
niệm: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra
những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ
và con cái, đó là gia đình” [38, tr.41]. Theo quan niệm mác xít, gia đình được
tạo thành bởi hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân (chồng - vợ) và quan
hệ huyết thống (cha mẹ - con cái), đồng thời nhấn mạnh chức năng quan trọng
của gia đình đó là chức năng duy trì nòi giống, bảo đảm sự tồn tại và phát
triển của cá nhân và xã hội.
Các tác giả trong Từ điển Tiếng việt cho rằng gia đình là “Đơn vị xã
hội, thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ, trong
thời đại phong kiến thường có cha, mẹ, con cháu, có khi có cả chắt, trong thời
đại Tư bản chủ nghĩa thường chỉ có vợ chồng và con cái” [67, tr.174]. Định
nghĩa này đã khái quát được một số dấu hiệu đặc trưng của gia đình: gia đình là
tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, có quan hệ huyết thống, có lịch sử hình



11
thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người qua các
hình thái kinh tế xã hội. Sự biến đổi của mô hình gia đình gắn liền với sự biến
đổi của các hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên quan niệm này chưa phản ánh
được vai trò của gia đình đối với xã hội qua các chức năng của nó.
Nhà nghiên cứu xã hội học Lê Thi quan niệm:
Khái niệm gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành
trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ quan
hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng, nội
ngoại), đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình
nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống các thành viên gia đình gắn bó
với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ
thường có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và
bảo vệ (được ghi trong Luật hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời
trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán
quan hệ tình dục giữa các thành viên [59, tr.42].
Ở đây, tác giả đã đề cập tới nhiều nét đặc trưng, bản chất cơ bản của gia
đình nhưng nặng về trình bày phân tích chưa khái quát cô đọng.
Các tác giả trong Ban biên soạn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
quan niệm:
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình
thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết
thống… yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia
đình. Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một
đơn vị tình cảm tâm lý mà còn là một tổ chức kinh tế, tiêu dùng (sở
hữu, sản xuất, thu nhập, chi tiêu); một môi trường giáo dục văn hóa
(văn hóa gia đình và cộng đồng); một cơ cấu - thiết chế xã hội (có
cơ chế và cách thức vận động riêng…) [43. tr.417].
Giáo sư Vũ Hào Quang lại coi “gia đình là tiểu hệ thống trong đại hệ
thống, hay hệ thống con trong hệ thống mẹ” [53, tr.18].

Gia đình là hệ thống quan hệ qua lại có tính lịch sử cụ thể giữa vợ
chồng, cha mẹ, con cái, gia đình với tư cách là nhóm xã hội vi mô


12
mà thành viên của nó bị ràng buộc lẫn nhau bởi một quan hệ hôn
nhân, quan hệ ruột thịt, cộng đồng, tồn tại và trách nhiệm đạo đức
lẫn nhau: gia đình chính là cái tất yếu xã hội mà trong đó cái nhu
cầu xã hội về việc tái tạo dân cư cả về mặt thể xác lẫn tâm hồn
được bảo đảm [53, tr.72].
Các quan niệm trên đã đề cập đến cơ sở hình thành, bản chất, cấu trúc
và một số chức năng của gia đình.
Dưới góc nhìn văn học, nhà văn Ma Văn Kháng quan niệm: “Gia đình
cái đơn vị xã hội nhỏ nhất của xã hội loài người, mặc những biến động lớn,
nhỏ, mặc sự tan có khi của cả một tập thể cộng đồng lớn này khác, vẫn cứ tồn
tại và vững bền” [36, tr.14]. Quan niệm này cũng nhấn mạnh vai trò gia đình
là tế bào của xã hội và khẳng định tính bền vững của gia đình.
Chỉ thị số 49 - CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư “về xây dựng
gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khẳng định:
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường
quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại
các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc [3, tr.1].
Quan niệm của Ban Bí thư đã nhấn mạnh bản chất, vai trò của gia đình
đối với sự phát triển của con người và xã hội.
Gia đình là một khái niệm mở mang một nội hàm khá phức tạp, vì bản
thân gia đình là một yếu tố “động”, nó cũng vận động và biến đổi không
ngừng theo quy luật của sự phát triển. Vì thế, có nhiều quan niệm khác nhau
về gia đình, mỗi quan niệm có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về gia

đình song chưa có quan niệm nào phản ánh đầy đủ, toàn diện về cơ sở hình
thành, đặc trưng, bản chất, vai trò, chức năng của gia đình.
Trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa các quan niệm về gia đình nêu trên, dưới
góc độ chuyên ngành văn hóa học, có thể quan niệm về gia đình như sau: gia
đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ


13
sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được nảy sinh từ quan hệ hôn
nhân (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại …) có chung một không
gian sinh tồn. Gia đình là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, là nơi lưu giữ và sáng
tạo văn hóa của cộng đồng dân tộc, quốc gia và nhân loại, là nhân tố thúc đẩy
xã hội phát triển.
Cấu trúc gia đình thường được xem xét trên các tiêu chí sau:
Hình thái cấu trúc mẫu hệ hay phụ hệ, hình thái cấu trúc đa hệ hay gia
đình hạt nhân, cấu trúc gia đình đầy đủ hay gia đình không đầy đủ (gia đình
khuyết), cấu trúc hôn nhân một vợ, một chồng hay đa phu đa thê.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, hình thái gia đình phụ hệ (đàn
ông giữ vai trò chủ thể, quyết định mọi việc trong gia đình), gia đình đa thế hệ
(thường gồm 3 thế hệ trở lên cùng chung sống: cụ, ông bà, cha mẹ, con cháu,
chắt…) phổ biến. Còn trong xã hội hiện đại, hình thái gia đình hạt nhân (chỉ
có vợ, chồng, hoặc gia đình gồm có bố mẹ và những người con chưa trưởng
thành (gia đình có một hoặc hai thế hệ) chiếm đại đa số. Bên cạnh đó, trong
xã hội hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều cấu trúc gia đình không đầy đủ (gia
đình chỉ có một người hay có bố hoặc mẹ cùng với con cái do góa, ly hôn, ly
thân hoặc chỉ có phụ nữ đơn thân không lấy chồng nhưng có con). Với tư
cách là một tế bào xã hội, gia đình chịu ảnh hưởng rất nhiều của quá trình
biến đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, văn hóa, khoa học kỹ thuật.
Song gia đình lại không chịu sự tác động của môi trường xã hội bên ngoài

một cách thụ động, mà có sự phát triển tương đối độc lập, vừa có tính liên tục
kế thừa, vừa có tính đổi mới. Gia đình có sức sống dẻo dai, bền bỉ, năng động
nhưng có khi lại cố hữu trong việc duy trì truyền thống cũ, phản kháng, chống
lại sự xâm nhập của cái mới.
1.1.2. Quan niệm về văn hóa gia đình
1.1.2.1. Quan niệm về văn hóa
Thuật ngữ văn hóa xuất hiện trong ngôn ngữ nhân loại từ rất sớm. Ngay
từ thời La Mã cổ đại, trong tiếng La Tinh đã xuất hiện từ “văn hóa” (culture).


14
Từ Văn hóa lúc đầu có nghĩa “gieo trồng trên đất đai” sau chuyển nghĩa sang
“vun trồng trí tuệ, vun trồng tinh thần, giáo dục con người”. Theo định nghĩa
của từ Hán - Việt “văn hóa” có nghĩa là “văn trị giáo hóa”, “hóa nhân tịch
dục” tức là phải giáo dục cảm hóa con người để có thể quản lý, điều hành xã
hội bằng “văn”. Thông qua nhân nghĩa, nhân văn coi trọng giáo dục để bình
ổn xã hội, tạo lập kỷ cương. Văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và
phương Tây đều có chung một nghĩa căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân
cách con người, làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Từ đó cho đến nay đã có hàng trăm quan niệm khác nhau về văn hóa,
có thể kể đến một số quan niệm về văn hóa được nhiều người biết đến như
quan niệm về văn hóa của F.Mayor, nguyên tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục,
khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNETSCO), quan niệm về văn
hóa của UNETSCO, quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi nghiên cứu các quan niệm về văn hóa, chúng tôi đồng tình với
nhận định đánh giá chung về những đặc điểm cơ bản của văn hóa như sau:
Thứ nhất, theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ hoạt động sáng tạo
của con người nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người
trong quá trình lịch sử. Như vậy, có văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Gắn với văn hóa vật chất là toàn bộ những gì do con người sản xuất ra nhằm

đáp ứng nhu cầu vật chất như ăn, mặc, ở, sinh hoạt, đi lại, công cụ sản xuất,
phương tiện chiến đấu…nói lên mức độ biểu hiện và trình độ phát triển trong
lĩnh vực sản xuất và đời sống vật chất của con người. Gắn với văn hóa tinh
thần là toàn bộ những thành tựu về khoa học, các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, phong tục, ngôn ngữ…nói lên mức độ biểu hiện và
trình độ phát triển các lực lượng bản chất người trong sản xuất tinh thần.
Thứ hai, trong văn hóa có văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Văn
hóa cá nhân là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà cá nhân tích lỹ
được trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nó chi phối sự lựa chọn và quyết
định của mỗi cá nhân trong những hành vi ứng xử xã hội của họ. Văn hóa
cộng đồng (xã hội) là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần thể hiện thành


15
hệ thống các giá trị và chuẩn mực ứng xử xã hội do cộng đồng (xã hội) sáng
tạo, sàng lọc và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nó có khả năng
liên kết và điều tiết mọi hành xử của các thành viên trong cộng đồng ấy.
Thứ ba, văn hóa là mô hình các thiết chế xã hội để đảm bảo cho sự trao
truyền, vận thông các giá trị, chuẩn mực văn hóa. Hệ thống thiết chế xã hội văn hóa bao gồm: gia đình, nhà trường, nhà nước, các đoàn thể chính trị xã
hội, tôn giáo. Trong các mô hình thiết chế xã hội đó, tổ chức gia đình có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn và trao truyền hệ giá trị với các
chuẩn mực văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ kế tiếp.
Thứ tư, văn hóa chính là phương thức ứng xử của con người. Các
phương thức, quy tắc ứng xử tạo nên hệ thống giá trị chuẩn mực, khuôn mẫu
được tích lũy trong đời sống cộng đồng tạo thành hệ giá trị văn hóa của mỗi
cộng đồng. Và gia đình chính là môi trường đặc biệt, thể hiện phương thức
ứng xử đầu tiên của con người, để ứng xử xã hội.
Thứ năm, văn hóa gắn với giáo dục, đào tạo con người. Giáo dục là
một hiện tượng văn hóa và cũng là một phương thức trao truyền văn hóa. Nếu
không có giáo dục con người sẽ trở về trạng thái mông muội, dã man như

động vật. Như vậy, văn hóa chỉ có ở con người.
Thứ sáu, văn hóa trong thời đại ngày nay là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Từ nội dung văn hóa, có thể thấy gia đình là một hiện tượng văn hóa
của con người, xuất hiện và tồn tại gắn với sự tồn tại và phát triển của con
người. Văn hóa là tiền đề quan trọng trong sự hình thành gia đình và là yếu tố
cơ bản của gia đình.
1.1.2.2. Quan niệm về văn hóa gia đình
Trước hết phải khẳng định rằng gia đình là một hiện tượng văn hóa.
Gia đình chỉ có trong xã hội loài người, không có trong thế giới động vật.
Biểu hiện rõ nhất là trong quan hệ tính giao. Trong gia đình của con người có
sự cấm đoán tính giao giữa những người cùng huyết thống (cha mẹ, con cái,
anh (chị) em ruột, họ hàng gần, thậm chí cả cha mẹ nuôi với con nuôi). Động


16
vật không có ý thức về điều đó. Con người đi từ hôn nhân cùng huyết thống
(quần hôn) đến hôn nhân một vợ, một chồng là một bước tiến về văn hóa (trí
tuệ, đạo đức, pháp luật). Quan hệ tính giao của con người không chỉ nhằm mục
đích sinh sản, duy trì nòi giống, thỏa mãn nhu cầu bản năng mà còn nhằm đáp
ứng nhu cầu tình cảm, nhu cầu tinh thần, đạo đức, nhu cầu sức khỏe…
Gia đình hình thành các mối quan hệ rộng lớn theo chiều dọc và chiều
ngang. Theo chiều dọc có mối quan hệ huyết thống từ kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ
- con cái - cháu chắt - chút chít đến anh chị em ruột. Theo chiều ngang, gia
đình có các mối quan hệ liên quan, ràng buộc: họ hàng nội, họ hàng ngoại
của ông bà, bố mẹ, của vợ hoặc chồng… Các mối quan hệ đó đều được coi
trọng và ứng xử theo những chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận. Đây là
một đặc trưng văn hóa chỉ có ở con người không có trong đời sống bầy đàn
của động vật.
Từ đây có thể khẳng định rằng, gia đình của con người là một hiện

tượng văn hóa, một thiết chế sinh học xã hội đặc biệt.
Thứ hai, gia đình là một giá trị văn hóa. Gia đình đáp ứng nhu cầu tồn
tại và các nhu cầu đặc biệt thiêng liêng không vụ lợi đó là tình thương, tình
yêu, hạnh phúc, trách nhiệm, nghĩa vụ tinh thần mang tính người của con người.
Gia đình vừa là kết quả, vừa là nơi nuôi dưỡng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi gắn
với những điều bí ẩn của quan hệ tình dục và bản năng duy trì nòi giống [23,
tr.29]. Gia đình là bến đỗ bình yên, điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho con
người trong suốt cả cuộc đời. Gia đình là một giá trị văn hóa thiêng liêng thấm
sâu vào tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống của mỗi con người.
Thứ ba, gia đình là một thực thể văn hóa [23, tr.31]. Bởi vì, tất cả các
quan hệ và hoạt động sống của gia đình đều biểu hiện đặc trưng văn hóa của
con người. Trong gia đình hệ giá trị và chuẩn mực xã hội được các thành viên
chấp nhận, chia sẻ và thực hiện để ứng xử với nhau và ứng xử với cộng đồng.
Hệ thống giá trị văn hóa gia đình được thể chế hóa bằng gia đạo, gia huấn, gia
lễ và bằng pháp luật của Nhà nước, bằng dư luận xã hội. Hệ thống giá trị đó


17
là cơ sở tồn tại của gia đình, giữ cho đời sống gia đình bền vững, an sinh,
hạnh phúc.
Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm khác nhau về văn hóa gia đình,
chúng tôi đồng tình với quan niệm về văn hóa gia đình của nhà nghiên cứu Lê
Quý Đức và Vũ Thy Huệ như sau:
Văn hóa gia đình là dạng đặc thù của văn hóa cộng đồng, bao gồm
tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang đặc trưng
văn hóa bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu
của một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa để ứng
xử với nhau trong gia đình và ngoài xã hội [23, tr.33].
CẤU TRÚC VĂN HÓA GIA ĐÌNH


Các nhà nghiên cứu trong sách chuyên khảo “Người phụ nữ trong văn
hóa gia đình đô thị”, đã phân tích cấu trúc văn hóa gia đình theo các dạng hoạt
động cơ bản của gia đình và theo các hệ giá trị của gia đình.
Theo các dạng hoạt động cơ bản của gia đình, các nhà nghiên cứu
đã chia cấu trúc văn hóa gia đình thành ba dạng:
Thứ nhất, văn hóa sản sinh và nuôi dạy con cái
Để đáp ứng nhu cầu trên, văn hóa gia đình đã tích lũy một loạt những tri
thức, kinh nghiệm, cách thức, thái độ và các thể chế cho sinh nở và nuôi
dạy con người. Từ những hiểu biết về quan hệ tính giao (rộng hơn quan
hệ tình dục) đến việc chăm sóc giáo dục thai nhi (thai giao) ở trong
bụng mẹ đến lúc trưởng thành. Từ những thể chế đón nhận một sinh thể
người ra đời cho đến lúc làm lễ trưởng thành. Từ những tri thức của
“thủa còn thơ” đến những kinh nghiệm, bản năng sống, phương thức
ứng xử trong gia đình và xã hội [23, tr.34 -35].
Thứ hai, văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất
Để đáp ứng nhu cầu vật chất, gia đình và các thành viên của nó phải
tiến hành sản xuất ra các sản phẩm vật chất cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Những sản phẩm ấy và
các phương thức sử dụng nói lên trình độ chiếm lĩnh, khai thác các


18
vật thể trong tự nhiên, trình độ phát triển lực lượng bản chất của con
người trong lĩnh vực sản xuất và đời sống vật chất. Từ những kinh
nghiệm hiểu biết, kỹ năng, bí quyết trong sản xuất sản phẩm tiêu
dùng đến cách thức, kỹ thuật công nghệ chế tác công cụ sản xuất,
các phương tiện sử dụng, vũ khí chiến đấu… từ cách tiêu dùng,
phân phối, hưởng thụ, trao đổi, dâng biếu các sản phẩm vật chất đến
thể chế phân chia tài sản, thừa kế gia sản đã tạo nên văn hóa vật chất
của gia đình [23, tr.34 - 35].

Thứ ba, văn hóa tinh thần và hưởng thụ các sản phẩm tinh thần
Bên cạnh những biểu hiện, kinh nghiệm, cách thức ứng xử trong văn
hóa sản sinh, nuôi dạy con người, văn hóa sản xuất và tiêu dùng vật
chất của gia đình là toàn bộ những giá trị đạo đức, tín ngưỡng tâm
linh, phong tục tập quan, thị hiếu thẩm mỹ và cả những bí quyết
nghề nghiệp truyền thống… là phương diện văn hóa tinh thần của
gia đình. Chúng được đúc kết lại thành hệ giá trị, chuẩn mực, khuôn
mẫu văn hóa của gia đình (trong gia đình cổ truyền gọi là gia
phong). Hệ giá trị văn hóa gia đình là yếu tố cốt lõi làm nên đặc
điểm riêng của mỗi loại hình gia đình và có sức mạnh chi phối đời
sống tâm lý, tâm linh, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia
đình [23, tr.35 - 36].
Theo các hệ giá trị của gia đình, cấu trúc văn hóa gia đình cũng
được chia làm 3 loại:
Một là, các giá trị cấu trúc. Đó là các giá trị gắn với các quan hệ bên
trong và bên ngoài của gia đình như quan hệ vợ - chồng; quan hệ giữa cha mẹ
- con cái; quan hệ giữa các anh, chị, em; quan hệ giữa ông bà và các cháu
trong gia đình; quan hệ giữa gia đình với họ tộc và cộng đồng. Chúng thể hiện
thái độ, phương thức ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia
đình với họ tộc và cộng đồng.
Hai là, các giá trị chức năng. Đó là các giá trị thể hiện vị trí, vai trò của
gia đình đối với sự phát triển xã hội qua các chức năng: sinh sản - tái sản xuất ra


19
con người, giáo dục, kinh tế, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của các
thành viên trong gia đình.
Ba là, các giá trị tâm linh. Đó chính là hạt nhân bất biến của văn hóa gia
đình. Các gia đình tuân theo, tôn thờ những giá trị không vụ lợi, những giá trị bắt
nguồn từ cái thiêng liêng và cái bí ẩn trong đời sống tâm linh của con người.

Tuy nhiên, sự chia tách cấu trúc văn hóa gia đình theo hai dạng kể trên
cũng chỉ là tương đối, bởi nhiều yếu tố thể hiện trong các dạng hoạt động cơ
bản của gia đình và thể hiện ở hệ giá trị của gia đình không phải lúc nào cũng
có sự tách biệt rõ ràng mà chúng vừa có mặt ở dạng này, vừa có mặt ở dạng
kia (như văn hóa sản sinh nuôi dạy con người với chức năng sinh sản tái sản
xuất ra con người và chức năng giáo dục, văn hóa vật chất với chức năng kinh
tế, văn hóa tinh thần với các giá trị tâm linh…).
Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa gia đình người Tày chúng tôi tập
trung nghiên cứu ở một số lĩnh vực chủ yếu sau:
Một là, văn hóa sản sinh nuôi dạy con cái.
Hai là, văn hóa vật chất và tiêu dùng các sản phẩm vật chất.
Ba là, văn hóa tinh thần và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần.
Bốn là, văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ của gia đình.
1.3. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

1.3.1. Vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển kinh tế
Gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ và năng động có đóng
góp lớn trong nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm
và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Thực hiện chức
năng kinh tế, các gia đình tiến hành các hoạt động lao động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần trước hết là để đáp
ứng nhu cầu của gia đình, sau là để phục vụ cho nhu cầu xã hội, tăng thêm thu
nhập chính đáng, phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, xóa đói giảm
ghèo, làm giàu chính đáng. Thực hiện chức năng kinh tế còn là việc các gia


20
đình sử dụng nguồn thu nhập để mua sắm rất nhiều loại sản phẩm, phương

tiện, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên
trong gia đình như: lương thực, thực phẩm, nhà ở, quần áo, phương tiện đi lại,
các đồ dùng, vật dụng trong gia đình, nuôi dạy con cái, chữa bệnh, vui chơi giải
trí…thông qua đó góp phần thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, giúp tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân. Vai trò của văn hóa gia đình trong việc thực hiện
chức năng kinh tế hết sức quan trọng. Sản xuất kinh doanh vì mục đích gì?
Phương thức thực hiện ra sao?... Văn hóa giữ vai trò định hướng, hướng dẫn các
hoạt động của gia đình. Định hướng đúng giúp cho gia đình tổ chức thực hiện
một cách phù hợp, chính đáng, kích thích lao động sản xuất phát triển, tạo ra các
sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng. Ở đây,
văn hóa và đạo đức gia đình có vai trò quan trọng chi phối mục đích sản xuất,
kinh doanh của các gia đình theo hướng nhân văn, nhân bản “mình vì mọi
người”. Văn hóa gia đình cũng ngăn cản những hoạt động bất chính trong sản
xuất kinh doanh như hám lời, kinh doanh bất chính, chỉ vì lợi nhuận mà làm thiệt
hại đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng… qua đó văn hóa gia đình góp
phần làm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững.
Gia đình là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng, chăm sóc con người về thể
chất, là môi trường quan trọng giáo dục con người về đạo đức, về tri thức để
con người tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động phát triển
kinh tế của gia đình và đất nước. Rõ ràng, với chức năng sản sinh ra con
người và chức năng giáo dục, gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo động lực cho nền kinh
tế đất nước phát triển bền vững.
1.3.2. Vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển văn hóa
dân tộc
Thứ nhất, văn hóa gia đình là nơi giữ gìn sống động nhất bản sắc văn
hóa dân tộc. Tất cả những giá trị tốt đẹp nhất của nền văn hóa dân tộc được
hình thành trong lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước hầu hết đều
được các gia đình trân trọng, giữ gìn, vun đắp và phát huy. Đó là lòng yêu quê



21
hương, đất nước; lối sống nghĩa tình, nhân ái, bao dung; tinh thần hiếu hoc,
đức tính cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu; tinh
tế, mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trước
mọi khó khăn thử thách….Các giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, họ tộc và ngoài xã hội luôn được gìn giữ trong như:
vợ chồng hòa thuận, chung thủy; ông bà, cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm
sóc, dạy bảo con cháu; con cháu hiếu thuận với ông bà, cha mẹ; anh (chị) em
ruột yêu thương đùm bọc lẫn nhau; họ tộc quan tâm đoàn kết, giúp đỡ nhau
trong cuộc sống; hàng xóm láng giềng “tối lửa, tắt đèn” có nhau. Các phong
tục tập quán tốt đẹp của cha ông được lưu truyền qua các thế hệ như: thờ cúng
tổ tiên, người có công với nước; thực hiện các nghi lễ trang trọng trong ngày
cưới, ngày tang; làm lễ mừng thọ cho người cao tuổi; kính già, yêu trẻ; kính
trên nhường dưới; tôn kính thầy giáo, thầy thuốc; kính trọng bậc hiền tài…
Các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc không chỉ được các gia đình gìn
giữ mà còn được các gia đình trao truyền lại cho các thế hệ con cháu nối tiếp
qua cách ứng xử hàng ngày với người thân và với xã hội. Mỗi gia đình trong
cộng đồng các dân tộc Việt nam bên cạnh việc lưu giữ những giá trị văn hóa
tốt đẹp chung của cả dân tộc Việt Nam còn lưu giữ và trao truyền những giá
trị văn hóa đặc sắc của tộc người mình cho con cháu. Có thể dễ dàng nhận
thấy điều này, khi trong gia đình người Việt, người Tày, người Dao, Sán Chỉ,
H.Mông…có những nét riêng đặc sắc không giống nhau. Chính điều này đã
tạo nên tính chất phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Chính văn hóa gia đình đã làm cho văn hóa dân tộc ăn sâu vào máu thịt
của tất cả những người con Việt Nam, đã tạo ra cái thẻ căn cước để mỗi người
Việt Nam ra nước ngoài không lẫn với bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Đồng
thời tạo ra sức mạnh đề kháng để chống lại tác động tiêu cực của nền kinh tế
thị trường và sự xâm lăng của các nền văn hóa ngoại bang.
Thứ hai, văn hóa gia đình góp phần phát triển văn hóa dân tộc

Trong văn hóa gia đình không chỉ vận hành những giá trị tốt đẹp của
nền văn hóa dân tộc mà còn vận hành cả những yếu tố mới của thời đại được


22
cộng đồng chấp nhận. Đó lối sống khoa học, thực tế phù hợp với quy luật của
tự nhiên; tinh thần bình đẳng, dân chủ; đề cao tính năng động, sáng tạo; coi
trọng khả năng độc lập, tự chủ; khuyến khích, tạo điều kiện cho tài năng phát
triển, yêu cái đẹp, thích nghi nhanh với môi trường mới, khát vọng vươn lên
làm giàu chính đáng, sự tiêu dùng có tính văn hóa…
Từ đây, có thể khẳng định rằng văn hóa gia đình thực sự là cái nôi, là
cái gốc để nền văn hóa dân tộc phát triển.
1.3.3. Vai trò của văn hóa gia đình đối với sự phát triển xã hội
Gia đình là một thiết chế xã hội, nó là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng hết sức quan trọng: tái sản
xuất ra con người, duy trì nòi giống, cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho xã hội,
tái sản xuất ra sức lao động qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các
thành viên trong gia đình. Gia đình gánh vác trách nhiệm nặng nề trong việc tái
sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Nó cũng là đơn vị tiêu dùng
mà những nhu cầu đa dạng phong phú là yếu tố thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Rõ ràng văn hóa gia đình chiếm vị trí hàng đầu trong sự phát triển xã hội.
Một xã hội phát triển là một xã hội ổn định có của cải dồi dào, con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Khi còn ấu thơ thì được ấp ủ,
yêu thương. Khi trưởng thành thì được hưởng những niềm vui của cuộc đời.
Khi gặp khó khăn, bệnh tật, rủi ro thì được an ủi, chăm sóc. Về già thì có nơi
nương tựa, không bị hiu quạnh, cô đơn. Đến khi từ giã cõi đời thì có người
khóc thương, chăm lo chu đáo phần mộ… Tất cả những điều ấy chỉ có thể tìm
thấy trong văn hóa gia đình. Như thế đủ thấy văn hóa gia đình có vị trí quan
trọng như thế nào đối với con người và xã hội.
Gia đình là cái gốc của con người đồng thời là cái gốc của xã hội. Văn

hóa gia đình là nền tảng của văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. Vì thế,
văn hóa gia đình tốt sẽ có con người tốt, có con người tốt sẽ có xã hội tốt. Còn
văn hóa gia đình không tốt, sẽ tạo ra những con người không tốt. Con người
không tốt sẽ gây ra những hành động gây bất ổn cho xã hội. Rõ ràng xã hội
không thể phát triển lành mạnh nếu thiếu yếu tố văn hóa trong gia đình.


23
1.4. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH

1.4.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử xã hội huyện Bình Liêu
1.4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, dân tộc nằm ở phía đông bắc
tỉnh Quảng Ninh có tọa độ địa lý từ 21026’15’’ đến 210 39’50 vĩ độ Bắc và từ
107016’20’’ đến 107035’50 kinh độ Ðông [69, tr.5].
Bình Liêu cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh
120km. Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện
Đình Lập (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Ðầm Hà và Tiên Yên (Quảng
Ninh), phía Bắc có tuyến biên giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành Thành phố Phòng Thành và huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây
- Trung Quốc) với khu kinh tế Cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, đây là cầu
nối giao lưu kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh
Quảng Ninh với khu Phòng Thành - tỉnh Quảng Tây Trung Quốc [69, tr.5].
Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47. 510, 05 ha. Phía đông có
nhiều dãy núi cao, cao nhất là ngọn Cao Xiêm cao 1.333m và ngọn núi Cao Ba
Lanh cao 1.050m. Diện tích đất nông nghiệp của huyện rất hẹp, khoảng 7.000 ha
chiếm 15,6% tổng diện tích đất đai toàn huyện (trong đó hơn 4.000ha là đồi cỏ có
thể chăn thả đại gia súc, đất trồng lúa và hoa màu hơn 164ha chủ yếu là ruộng bậc
thang trải dài theo các thung lũng, sườn dồi, bãi bồi ven sông). Ðất rừng rất rộng
với diện tích 34.683, 78 ha chiếm 73% diện tích tự nhiên của huyện (trong đó đất
rừng phòng hộ là 14.524,37ha, rừng sản xuất là 20.159,41ha) [69, tr.7].

Ở vị trí xa biển, có nhiều núi cao, ít sông suối, Bình Liêu chịu ảnh
hưởng của khí hậu lục địa. Vì vậy, khí hậu ở dây có bốn mùa rõ rệt, mùa đông
lạnh và rét kéo dài 6 tháng trong một năm, có khi xuống tới 40C, thường có
sương muối ảnh hưởng xấu đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng trên 2.400mm nên độ ẩm tương đối cao [13, tr.7].
1.4.1.2. Lịch sử xã hội
Bình Liêu ngày nay dưới thời phong kiến Việt Nam khi Pháp chưa xâm
lược gồm hai tổng Bình Liêu và Kiến Duyên của Châu Tiên Yên, thuộc phủ


×