Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH điều TRỊ rối LOẠN LIPID máu ở BỆNH NHÂN hội CHỨNG VÀNH cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.84 KB, 2 trang )

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN HỘI
CHỨNG VÀNH CẤP
Châu Ngọc Hoa *, Nguyễn Vĩnh Trinh **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) là một cấp cứu nội khoa nguy hiểm với vai
trò sinh lý bệnh nổi bật của rối loạn lipid máu (RLLM). Bệnh nhân (BN) bị HCMVC có tỷ lệ cao bị
các biến cố mạch vành và tử vong trong vòng 30 ngày sau đó. Theo các khuyến cáo, sử dụng statin
sớm ngay từ đầu với liều cao khi nhập viện làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong tim mạch cho
BN có HCMVC. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát sự sử dụng statin theo
khuyến cáo trên BN bị HCMVC và sự thay đổi của nồng độ LDL-C sau điều trị.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các BN điều trị tại khoa Nội Tim
mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 02/2015 đến tháng 06/2015.
Kết quả: Có 207 BN HCMVC tham gia vào nghiên cứu trong 6 tháng tiến hành đề tài. Dân
số nghiên cứu có tuổi trung bình 64,52 tuổi, nam chiếm 65,7%. Hầu hết BN đều có ít nhất 2 yếu tố
nguy cơ (YTNC) tim mạch. Các YTNC có thể thay đổi được chiếm tỷ cao. 100% BN có RLLM lúc
nhập viện, trong đó giảm HDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất (59,4%). Tỷ lệ BN có sử dụng statin trước nhập
viện là 32,4%. Thuốc Statin điều trị chủ yếu là Rosuvastatin, chiếm tỷ lệ gấp 3,14 lần so với
Atorvastatin. Sử dụng liều điều trị statin mạnh (75,84%), statin liều trung bình (24,16%). Liều trung
bình Rosuvastatin 19,43 ± 3,05 (mg/ngày) và Atorvastatin là 24 ± 8,81 (mg/ngày). Tỷ lệ BN đạt LDLC mục tiêu (< 70 mg%) sau 1 tháng điều trị tăng gấp 3 lần so với lúc nhập viện (31,88% so với
11,59%).
Kết luận: Hầu hết các YTNC có thể thay đổi được. Rosuvastatin và Atorvastatin đều được
khuyến cáo trong các tài liệu hướng dẫn điều trị và tỷ lệ đạt LDL-C mục tiêu còn thấp.
Từ khóa: LDL-c, hội chứng vành cấp, statin, rosuvastatin, atorvastatin.
SUMMARY
DYSLIPIDEMIA TREATMENT IN PATIENTS WITH ACUTE
CORONARY SYNDROME
Chau Ngoc Hoa *, Nguyen Vinh Trinh **
Objectives: Acute coronary syndrome (ACS) is life-threatening medical emergency, in which
atherothrombosis plays a central role in pathogenesis. Patients with ACS has high rate of mortality
and cardiovascular events within the first 30 days of follow-up. Current guidelines strongly
recommend early initiation of high-intesity statin to decrease cardiovascular events and mortality. In


Vietnam, there has not been any research on statin guideline adherence in patients with ACS and
changes in LDL cholesterol levels after treatment.
Methodes: Cross-sectional prospective study of all patients with ACS admitted to Cho Ray
hospital, from February to June 2015.


Results: This study included 207 patients diagnosed with ACS. The mean age was 64.52
years, 65.7% were male. 100% had at least 2 cardiovascular risk factors, most of which were
reversible. 100% had dyslipidemia on admission and 59.4% had low levels of HDL-c. Rate of preadmission statin use was 32.4%. Rosuvastatin were the most commonly prescribed drug, 3.14 times
more frequent than Atorvastatin. 75.84% received high-intensity statin therapy and 24.16% received
moderate-intensity one. The average dose of Rosuvastatin was 19.43 ± 3.05 (mg/day) and that of
Atorvastatin was 24 ± 8.81 (mg/day). After one month of treatment, the proportion of patients
achieving target LDL-c (<70 mg%) tripled (31.88% compared to 11.59% on admission).
Conclusions: Most risk factors were reversible. Both rate of statin treatment as recommended
by guidelines and that of achieving target LDL-c level remained low.
Keywords: LDL-c, acute coronary syndrome, statin, rosuvastatin, atorvastatin.



×