Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội A- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.4 KB, 10 trang )

RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM NỘI A- BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH QUẢNG NAM.
Ths Trình Trung Phong
Bs Nguyễn Đức Kỳ
Khoa Nội Tổng hợp BVĐK QUẢNG NAM
ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết có rối loạn chuyển hóa” Dự báo của các
chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ trước đã và đang trở thành hiện thực.
Bệnh Đái tháo đường đã, đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả
thế giới và mỗi quốc gia vào thế kỷ 21.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất
hiện nay trên toàn thế giới.Theo hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2004 có
khoảng 171 triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới và con số này có thể gấp đôi
vào năm 2030.Hàng năm nhân loại tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí trực tiếp cho bệnh
nhân ĐTĐ.[5]
ĐTĐ là một bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng
mạn tính. ĐTĐ không chỉ do rối loạn chuyển hóa carbohyđrat mạn tinh làm cho Glucose
máu luôn tăng cao mà còn gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid, protide…
Tại hội nghị lần 6 của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế khu vực Tây Thái Bình Dương, thánh
10 năm 2005, bệnh ĐTĐ được xem là “kẻ giết người thầm lặng- the silent killer”[2]
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn và/ hoặc tăng nồng độ các thành phần
lipid, hậu quả là sự tạo thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch, làm gia tăng nguy cơ biến
chứng tim mạch và đột quỵ, tăng các biến chứng mạch máu khác. Hậu quả nặng nề nhất
là gây tử vong hoặc tàn phế.[2]
Biến chứng mạch máu lớn là một trong những tổn thương phổ biến ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 2, trong đó rối loạn chuyển hóa lipid đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh, cũng là nguyên nhân sâu xa gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2[11][13][14].Điều
trị ĐTĐ phải đồng thời khống chế được các chỉ số lipid thì mới cải thiện được sức khỏe
cho người bệnh.Tuy vậy phần lớn các bác sĩ điều trị chỉ quan tâm đến glucose máu mà ít
chú ý đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ.


Nghiên cứu của Đỗ Thị Tính và Lưu Thị Dương Trang ở bệnh viện Việt Tiệp Hải
Phòng trong 5 năm (1997 - 2001) có 1272 bệnh nhân ĐTĐ có tăng Triglycerid đơn thuần
là 42,9%, tăng Cholesterol đơn thuần là 29%, đa phần đều có rối loạn một hay nhiều
thành phần của lidid máu.[5]
Một nghiên cứu khác trong nước như nhóm nghiên cứu của Đặng Tú Cẩm và cộng
sự tại bệnh viện Thanh Nhàn ở 72 bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng năm 2001 thấy tăng
triglycerid 38,89%, tăng Cholesterol 41,67%, tăng LDL-Cholesterol là 25%.[3]
1
Ở Việt nam còn nhiều nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả như : Đặng Tú
Cẩm, Trần Đức Thọ, Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang, Nguyễn Hải Thủy, Trần
Hữu Dàng…đều thấy có rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 dần dần dẫn đến các
biến chứng về mạch máu làm ảnh hưởng đến chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể.[3]
Ở bệnh viện Quảng nam năm 2004 đã có nghiên cứu của Nguyễn Tấn Bá,Trình
Trung Phong nghiên cứu về vấn đề này song mẫu nghiên cứu còn nhỏ.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Rối loạn lipid máu ở bênh nhân
ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám khoa Nội A bệnh viện Quảng nam” nhằm
mục tiêu:
1. Tìm hiểu đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội A.
2. Xác định một số rối loạn lipid máu thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ typ2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- 100 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang được điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội A
Bệnh viện Quảng nam được chẩn đoán theo ĐTĐ theo tiêu chuẩn ĐTĐ của
ADA( American Diabetes Association lần thứ 57 tại Boston 6/1987 và WHO,1999là:khi
có 1 trong 3 tiêu chuẩn:
+ Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/L( 126mg/dl) khi bệnh nhân nhịn đói sau 6-8 giờ.
+ Đường huyết sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết 2 giờ >
11,1mmol/l(200mg/dl) theo tiêu chuẩn của WHO.
+ Đường huyết >11,1 mmol/l(200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào kèm theo các triệu
chứng : uống nhiều, đái nhiều, giảm cân, đường niệu và có thể có ceton niệu.[2][15]

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Phương pháp mô tả cắt ngang.
3 CÁCH TIẾN HÀNH:
Các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chuẩn được theo dõi, điều trị ngoại
trú tại phòng khám Nội A được khám bao gồm: đo các chỉ số nhân trắc như: chiều cao,
cân nặng, vòng bụng, vòng mông sau đó đo huyết áp.
Xác định tăng huyết áp theo qui định của Hội Tim Mạch Viêt nam, phân loại tăng
huyết áp dựa theo JNC VII( Báo cáo liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa biến chứng,
đánh giá, điều trị tăng huyết áp lần thứ VII) với bảng phân loại huyết áp dành cho người
lớn.
Phân loại huyết áp Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương
(mmHg)
Bình thường < 120 Và < 80
Tiền tăng huyết áp 120- 139 Hoặc 80-89
Tăng huyết áp giai đoạn I 140-159 Hoặc 90-99
Tăng huyết áp giai đoạn II ≥ 160 ≥ 100
2
Xác định béo phì dựa vào tiêu chuẩn của người Châu Á :
Béo phì dạng nam nếu vòng bụng / vòng mông ≥ 0,9 đối với nam
≥ 0,85 đối với nữ.
* Chỉ số khối cơ thể hay chỉ số Quételet:
BMI ( Body Mass Index ) = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m)2
Kết quả bình thường :( theo hội đái đường ASEAN)
Phân loại BMI ( Kg/ m2)
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5- 22,9
Béo
● Dư cân

● Béo độ 1
● Béo độ 2
≥ 23
23- 24,9
25- 29,9
≥ 30
Sau đó bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch lúc đói để làm xét nghiệm:
Ure, creatinin.
Cholesterol toàn phần.
Triglicerid
HDL- Cholesterol.
LDL- Cholesterol.
Khảo sát đường, lipid máu : bệnh nhân nhịn ăn tối thiểu 12giờ, đến lấy máu buổi
sáng chưa ăn. Glucose máu theo phương pháp enzymatic- colorimetric( PAP). Bilan
mỡ(cholesterol toàn phần, triglycerid, HLD- Cholesterol, LDL- cholesterol) đựơc xét
nghiệm theo phương pháp enzymatic – colorimetric test (CHOD-POD).
Tất cả các xét nghiệm trên đều được thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Quảng
nam trên máy sinh hóa HITACHI 717.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu dựa theo khuyến cáo của hội tim mạch
Việt nam.[6]
Lipid huyết thanh Hàm lượng (mmol/L)
Cholesterol toàn phần ≥ 5,2
Triglycerid ≥ 2,3
HDL- Cholesterol ≤ 0,9
LDL- Cholesterol ≥ 3,1
Phân loại rối loạn lipid máu dựa vào phân loại của De Gene.
3
Số liệu thu thập được ghi vào mẫu nghiên cứu và được xử lý theo phương pháp
thống kê y học.
Tiêu chuẩn loại trừ :

● Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu.
● Bệnh nhân đang mắc một số bệnh gây rối loạn chuyển hóa lipid,suy thận, suy
gan,basedow, suy giáp, bệnh tuyến yên…

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A .ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Giới :
Bảng 1: Phân bố giới:
Phân bố giới Nam Nữ
N 45 55
% 45% 55%
Biểu đồ 1:

2. Tuổi :
Tuổi trung bình: 61,61 ± 10,06 (38- 84) tuổi.
3. Phân bố độ tuổi:
Tuổi bệnh nhân nhóm nghiên cứu chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 50 tuổi đến 70
tuổi.
4. Chiều cao trung bình : 1,59 ± 0,05 ( 1,48- 1,72)m.
5. Cân nặng trung bình : 63,36 ± 7,84 (45- 78) kg
6. Béo phì dạng nam :
Bảng 2:
Béo phì Nam Nữ Chung
n % n % n %
Có 14 30 19 35 33 33
Không 31 70 36 65 67 67
Nhận xét: Số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ béo bụng
dạng nam chiếm 33% tổng số bệnh nhân nghiên cứu.
7.Phân bố theo chỉ số khối cơ thể ( BMI):
Bảng 3:

4
Phân loại Nam Nữ Chung
n % n % n %
Gầy 2 4 2 2
Bình thường 10 22 14 25 24 24
Dư cân 9 20 8 14,5 17 17
Béo độ I 30 67 30 54,5 60 60
Béo độ II 3 5 3 3
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân có béo độ 1
chiếm số lượng lớn 60%, bệnh nhân gầy tỷ lệ thấp 2%.
8. Cao huyết áp:
Bảng 4:
Cao huyết áp Nam Nữ Chung
n % n % n %
Có 16 36 10 18 26 26
Không 29 64 45 82 74 74
Nhận xét: số bệnh nhân không có tăng huyết áp trong nghiên cứu chiếm phần lớn
74% .
B.ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LIPID MÁU
1: Rối loạn lipid máu đơn thuần:
Bảng 5:
Loại rối loạn Nam Nữ Chun
g
n % n % n %
Tăng Cholesterol 3 7 1 2 4 4
Tăng Triglycerid 11 24 11 20 22 22
Giảm HDL_C 0 0 0 0
Tăng LDL_C 0 6 11 6 6
Nhận xét :
Trong nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu đơn thuần chiếm 32% trong đó chủ yếu là tăng

Triglycerid 22%.
2: Rối loạn lipid máu hỗn hợp:
Bảng 6 :
5
Loại rối loạn Nam Nữ Chung
n % n % n %
TăngC+T 7 16 8 15 15 15
Tăng C+LDL-C 0 5 9 5 5
Tăng
C+T+LDL-C
15 33 16 30 31 31
Nhận xét:
Trong số bệnh nhân có tăng lipid máu hỗn hợp thì nhóm bệnh nhân có tăng cholesterol
toàn phần kèm tăng triglycerid và LDL- Cholesterol chiếm số lượng lớn 31%, tăng
cholesterol toàn phần kèm tăng triglycerid chiếm 5%.
BÀN LUẬN
- Về giới : trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu nữ gặp nhiều hơn nam.Kết quả này
phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác trong và ngoài nước.
- Về tuổi : trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là từ 50-70
tuổi, đây cũng là độ tuổi thường gặp nhất ở ĐTĐ typ 2.Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Đỗ trung Quân,Đào Thị Dừa và cộng sự, Trần Vĩnh Thủy [1][3][4][7][10]
[12].Do tuổi thọ ngày càng tăng cao nên độ tuổi này cũng còn là lực lượng lao động đáng
kể đóng góp còn nhiều cho xã hội.Vì vậy người thầy thuốc cần phải điều trị tích cực tránh
các biến chứng cho người bệnh.
-Về béo phì : trong số bệnh nhân nghiên cứu có 33% bệnh nhân có béo phì dạng
nam và 60% có béo độ 1.Điều đó cho thấy bệnh nhân ĐTĐ typ 2 của chúng ta không gầy
như quan niệm trước đây.Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả như
Đỗ trung Quân, Trần Đức Thọ…[10]
Như vậy, tình trạng béo phì ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chúng tôi gặp đã ở mức báo động
trong khi đó vấn đề này trước đây chúng ta thường cho rằng người Việt nam thường

không béo và ít được quan tâm.Béo phì cơ thể hình quả táo, kháng Insulin, tăng huyết áp
và ĐTĐ là vấn đề hiện nay được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm.
-Về cao huyết áp có 26% bệnh nhân bị cao huyết áp.Tỷ lệ này thấp hơn so với các
tác giả nước ngoài nhưng phù hợp với tỷ lệ cao huyết áp của người Việt nam.Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ trung Quân là 23,1%[10]
-Về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ rất cao .Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 83% bệnh nhân có rối loạn Lipid máu.ĐTĐ ngoài sự tăng đường
máu còn kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid rất nặng nề.Các rối loạn chuyển hóa kéo dài
sẽ dẫn đến các biến chứng mạn tính, đặc biệt là các biến chứng về mạch máu .Tỷ lệ rối
loạn lipid chung cho nhóm bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Đỗ trung Quân là 94,5%[10].Ở Việt nam, các công trình nghiên cứu của
Trần Đức thọ và cộng sự từ năm 1996-1999 cho thấy 100% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có rối
loạn lipid máu. Trong đó hàm lượng Triglycerid > 2,3 mmol/L gặp 81,82%. [3].Đỗ Thị
6
Mỹ Hạnh, Phạm Thị Thu Vân nghiên cứu trên 55 bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh viện Đà nẵng
năm 1999 thấy 43,6% bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid[6].Các nghiên cứu trên thế
giới cũng như Việt nam đều có chung nhận xét có thể gặp 70-100% bệnh nhân ĐTĐ typ 2
có bất thường một hay nhiều thành phần lipid máu.[12]
-Về rối loạn các thành phần lipid máu: trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi các
thành phần như Cholesterol, LDL- Cholesterol, triglycerid đều có bệnh nhân tăng.
Tăng Triglycerid là rối loạn thường gặp nhất trong bệnh ĐTĐ.Tỷ lệ tăng
Triglycerid đơn thuần của chúng tôi là 22%, tăng kết hợp là 68%.Kết quả này có cao hơn
của Đỗ trung Quân là 46,5%[10], của Tô Văn Hải là 43%[5], của tác giả Nguyễn Kim
Lương là 47,16% song tương tự với nghiên cứu của Trần Đức Thọ 67,8%, Phan thị Minh
Tâm 68% có tăng Triglycerid.[1][11][12]. Sự khác biệt này có lẽ do sự chọn mẫu không
đồng nhất, trong khi nồng độ Triglycerid máu thường không ổn định do nhiều yếu tố như
thời điểm lấy máu, mức độ kiểm soát đường huyết…
Về tăng LDL-Cholesterol trong nghiên cứu của chúng tôi có cao song thấp hơn các
tác giả khác. Vấn đề này chúng tôi chưa lý giải được và sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm.
Mặc dù bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ rối loạn Lipid máu rất cao, nguy cơ tổn thương

mạch máu và các biến chứng mắt, thận, tim, tăng huyết áp, cơn đột quỵ, hoại tử bàn chân
là rất lớn nhưng ít được các bác sĩ quan tâm tới rối loạn này mà chỉ quan tâm đến mức độ
đường huyết cao hay thấp trong quá trình điều trị, nếu có phát hiện rối loạn lipid máu
cũng không điều trị tích cực.Do đó hiệu quả điều trị và ngăn chặn các biến chứng muộn
cũng rất hạn chế.Nhiều tác giả nghiên cứu về rối loạn chuyển hóa lipid máu trong đái
tháo đường typ 2 đã nhận xét: Rối loạn chuyển hóa lipid máu là thường gặp ở người đái
tháo đường và thường rối loạn kết hợp nhiều chỉ số lại với nhau.Vì vậy không nên chỉ
quan tâm khu trú đến xét nghiệm định lượng 1 hoặc 2 chỉ số về lipid máu mà phải đồng
thời định lượng nhiều chỉ số và phải theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ có hệ thống.
Điều đó sẽ giúp choviệc phát hiện sớm những rối loạn lipid máu có ý nghĩa quan trọng
trong công tác dự phòng biến chứng ĐTĐ.[5] Vấn đề quản lý, hướng dẫn chế độ ăn,
luyện tập đặc biệt việc xử dụng các thực phẩm có chứa nhiều mỡ trong chế độ ăn hàng
ngày ở bệnh nhân ĐTĐ còn tùy tiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các nhà dinh dưỡng
và bác sĩ điều trị dẫn đến hạn chế kết quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng cho bệnh
nhân.Bên cạnh đó các yếu tố như tăng cân, béo phì, thói quen ăn nhiều, ít vận động cũng
hạn chế kết quả điều trị rối loạn lipid máu, các yếu tố như xơ vữa động mạch, tăng huyết
áp, tăng đường huyết kéo dài không kiểm soát cũng làm tăng nguy cơ kháng Insulin, làm
tăng mức độ rối loạn lipid máu càng trầm trọng hơn.Đây là vòng xoắn bệnh lý ở bệnh
nhân ĐTĐ, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm tăng thêm các biến chứng cho bệnh nhân.
[9]
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám
Nội A Bệnh viện đa khoa Quảng nam chúng tôi rút ra kết luận sau:
7
1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân: nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam,tuổi chủ yếu từ 50 đến
70 tuổi, cao trung bình 1,59 ± 0,05 m, cân nặng 63,36 ± 7,84 kg, có 33% béo phì
dạng nam, 60% béo phì độ I, 26% có cao huyết áp.
2. Có 83% có rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu, trong đó rối loạn lipid máu đơn
thuần chiếm 32% chủ yếu là tăng Triglycerid 22%, rối loạn lipid máu hỗn hợp
chiếm 61% trong đó tăng Cholesterol toàn phần+ tăng LDL- cholesterol+ tăng

Triglycerid chiếm 31%, tăng Cholesterol toàn phần+ tăng Triglycerid chiếm 15% .
KHUYẾN NGHỊ
Khi thăm khám, điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 các thầy thuốc lâm sàng ngoài việc
chú ý đến nồng độ Glucose máu cần phải thăm khám kỷ một cách toàn diện đặc biệt chú
ý đến các rối loạn lipid máu để có hướng điều trị tích cực tránh các biến chứng muộn có
thể xảy ra.
Trong chế độ ăn ngoài việc tiết thực kiêng khem đường thì hạn chế các thực phẩm
có chứa mỡ trong bữa ăn hàng ngày, béo phì, thói quen ăn nhiều, ít vận động cần được
chú ý đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Tấn Bá, Trình Trung Phong (2004).Vài nhận xét về rối loạn lipid máu ở
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị tại khoa nội A- bệnh viện Quảng nam. .Kỷ
yếu các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị nội tiết đái tháo đường miền trung mở rộng
lần thứ IV.436-441.
2.Tạ Văn Bình ( 2006).Bệnh đái tháo đường tăng glucose máu.Nhà xuất bản Y học,
Hà nội.
3. Đặng Tú Cẩm, Nguyễn Trung Chính, Trần Đức Thọ ( 1996).Rối loạn lipoprotein
huyết thanh trong bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi.Tạp chí hóa sinh học, Tổng hội y
dược học Việt nam, tr 1- 5.
4.Đào Thị Dừa, Cao văn Minh( 2007). Đặc điểm lâm sàng đai tháo đường mới phát
hiện. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học.Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành
nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.Nhà xuất bản Y học, Hà nội 2007.328-332.
5.Tô Văn Hải, Lê Thu Hà( 2005).Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
điều trị nội trú tại khoa nội tiết bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Y học thực hành:
7/2006.158- 165.
6. Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Thu Vân, Bước đầu đánh giá một số yếu tố nguy cơ
của tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.Kỷ yếu các báo cáo khoa học tại hội thảo
Đái tháo đường nội tiết – bệnh chuyển hóa khu vực miền trung lần 1-1999.
7.Trần văn Hiên, Tạ Văn Bình, Lê Quang Toàn, Nguyễn Ngọc Hân ( 2007).Nghiên
cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 lần đầu được phát hiện tại bệnh

viện Nội tiết trung ương. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học.Hội nghị khoa học toàn
8
quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.Nhà xuất bản Y học, Hà nội
2007.661-669.
8. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang ( 2000), Bệnh mạch máu và rối loạn
chuyển hóa lipid ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, kỷ yếu công trình “ nội tiết và các rối
loạn chuyển hóa”.Nhà xuất bản Y học, trang 411-417.
9.Cao Mỹ Phượng và cộng sự ( 2007).Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân
tăng huyết áp trên 40 tuổi tại tỉnh Trà vinh. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học.Hội
nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.Nhà xuất bản Y
học,Hà nội 2007.88-98.
10. Đỗ Trung Quân ( 2009).Nhận xét về đái tháo đường typ 2 và rối loạn lipid
máu.Tạp chí Nội khoa 01/2009.460-464.
11. Nguyễn Hải Thủy ( 2001).Triglycerid và đái tháo đường.Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học Đại hội nội tiết và đái tháo đường Việt nam lần thứ 1 tháng 1/ 2001.
12.Trần Vĩnh Thủy ( 2007).Hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu bằng Mediator ở
bệnh nhân đái tháo đừong typ 2 điều trị tại khoa nội bệnh viện đa khoa trung ương Thái
nguyên. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học.Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên
nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.Nhà xuất bản Y học, Hà nội 2007.871-878.
13. Trần Văn Trung, Phan Nam Hùng, Nguyễn Văn Tâm, Huỳnh thị Dung, Nguyễn
Bá Hảo.( 2004) Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 không béo phì tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định. .Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học hội nghị nội
tiết đái tháo đường miền trung mở rộng lần thứ IV.291-295.
14.J. LARRY JAMESON, HENRY G. BURGER: Lipid abnormalities in diabetes
melitus. Endocrinology volume 1.Copyright 2001 by WB.Saunder Company.USA. 1544-
1550.
15. Reneth L.Becker: Lipoprotein Disorders.In Principles and practive of
Endoclinology and metabolism.Copright 2001 by Lippincott Williams and Wilkins,
Philadenphia.1513-1527.
16. World heath organization.Report of a WHO consultation.Part 1: Diagnossis and

classification of Diabetes Mellitus. Geneva: WHO. 1999.

9
10

×