Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT KINH tế CHÍNH TRỊ CHUYÊN đề CHỦ NGHĨA tư bản độc QUYỀN và CHỦ NGHĨA tư bản độc QUYỀN NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.97 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC
1.Mục đích, yêu cầu:
- Mục đích: Thông qua nghiên cứu bài này thấy rõ bản chất kinh tế và chính
trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước; dù hình thức của nó có
sự thay đổi song về bản chất vẫn là chủ nghĩa tư bản.
- Yêu cầu:
Trong quá trình nghiên cứu phải có tài liệu, tập trung cao độ, nghe kết hợp ghi
những nội dung chính để làm cơ sở nghiên cứu.
Nắm chắc các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Nguyên
nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Thông qua nghiên cứu bài, người học xem xét đánh giá bản chất chủ nghĩa tư
bản hiện nay.
2.Thời gian: 4 tiết
3.Vật chất, Tài liệu:
- Vật chất: Phấn, bảng, giáo án, máy chiếu…
- Tài liệu: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG năm 2008
dùng cho đối tượng không chuyên về kinh tế – quản trị kinh doanh;
Tham khảo thêm: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Kết luận hội
Nghị lần thứ 3 BCH TƯ Đảng Khóa XI, tài liệu học tập dùng cho cán bộ, đảng viên
ở cơ sở do Ban Tuyên giáo Trung ương Nxb CTQG – Sự thật năm 2011. Giáo trình
kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG năm 2008 dùng cho chuyên về kinh tế –
quản trị kinh doanh; Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lênin. Nxb CTQG HCM .
phần TBCN.
4. Nội dung, Phương pháp:
- Nội dung gồm: 2 phần lớn, trọng tâm phần I; trọng điểm phần 2 của phần I
- Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, nêu vấn
đề hướng dẫn nghiên cứu.
Phương pháp học: tập trung cao độ chú ý lắng nghe và giải quyết vấn đề giáo
viên đặt ra; ghi chép nội dung theo ý hiểu của mình


I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
Thời gian: 70 phút
Phương pháp: Dạy học nhóm là chính
Tình huống: Tại sao nói bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự thống
trị của các tổ chức độc quyền?
Yêu cầu đạt được:
- Chỉ rõ nguyên nhân hình thành CNTB và bản chất của nó.
- Các đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
- Trong các đặc điểm đó, đặc điểm nào quan trọng nhất


- Ý nghĩa nghiên cứu
Cách thức tổ chức:
- Các nhóm theo phân công chuẩn bị 15 phút, cử người phát biểu theo chuẩn bị
- Thảo luận lớp 45 phút theo từng vấn đề giảng viên đạt ra
- Giáo viên nhận xét kết luận 10 phút
1. Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền và bản chất của chủ nghĩa tư
bản độc quyền
a. nguyên nhân hình thành tư bản độc quyền
Theo Lênin: “tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản
xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.
Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa
học – kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là
những ngành có trình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình
thức kinh tế tổ chức mới.
Hai là, cạnh tranh tư do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật,
tăng quy mô tích lũy; mặt khác, dẫn đến nhiều xí nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém

hoặc bị các đối thủ cạnh tranh thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững
trong cạnh tranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản nắm địa vị thống trị
một ngành hay trong một số ngành công nghiệp.
Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản;
một số muốn tồn tại bắt buộc phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do
đó thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng trở
thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất.
Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục
cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại vì thế nảy sinh xu
hướng thỏa hiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến một mức độ nhất định thì
xuất hiện các tổ chức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số
ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức
độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong
toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa
tư bản độc quyền. Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang
phát triển mới của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng
chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.


Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, sự phân hóa giữa các
nhà tư bản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật
lợi nhuận bình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là
quy luật lợi nhuận độc quyền.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản
chất của chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một
hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.

2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a. Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền
- Tập trung sản xuất:
Tập trung sản xuất, là sự tập hợp và lớn lên của quá trình sản xuất tư bản
chủ nghĩa nhằm mục đích tăng thêm quy mô bóc lột. Nguyên nhân dẫn đến tập
trung sản xuất là:
- Các hình thức tổ chức độc quyền:
Tổ chức độc quyền, là các nhà tư bản lớn hoặc liên minh giữa những xí
nghiệp lớn nắm trong tay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) những cơ sở sản xuất
hoặc tiêu thụ một số lớn sản phẩm, có khả năng hạn chế cạnh tranh, định giá cả
độc quyền để thu lợi nhuận cao.
Tư bản độc quyền ra đời thống trị toàn bộ nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
chuyển chủ nghĩa tư bản tự cạnh tranh tự do sang chủ nghĩa tư bản độc quyền hay
chủ nghĩa đế quốc. Khi xuất hiện tư bản độc quyền thì sự thống trị của tập thể tư bản
thay cho sự thống trị tư bản cá thể, nhằm tăng cường bóc lột lao động làm thuê.
Khi chuyển sang tư bản độc quyền thì hình thức kinh tế thống trị là công ty cổ
phần. Những công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XVII trong thời kỳ tích
luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản như công ty Đông Ấn của anh (1600) và Hà Lan
(1602) đến cuối thế kỷ XIX công ty cổ phần mới trở thành hiện tượng phổ biến.
Tổ chức độc quyền biểu hiện dưới những hình thức cụ thể sau:
Cácten, là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các
doanh nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô, sản lượng, thị
trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán… còn việc sản xuất và thương nghiệp vẫn do
bản thân mỗi thành viên thực hiện.
Xanhđica, là hình thức độc quyền cao hơn trong đó việc mua, bán do ban
quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn do mọi thành viên thực hiện.
Tơrớt, thống nhất cả việc sản xuất và thương nghiệp trong tay một ban quản
trị chung đảm nhận, còn các thành viên trở thành các cổ đông.
Tiếp đó là sự liên kết dọc, là sự liên kết không chỉ những doanh nghiệp lớn
và cả các Xanhđica, tơrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan với nhau

về kinh tế, kỹ thuật hình thành các côngxoocxiom.
Từ giữa thế kỷ XX xuất hiện một kiểu liên kết mới - liên kết đa ngành, hình
thành các Cônggơlômêrát, consơn, là những tổ chức độc quyền thâu tóm nhiều
công ty, doanh nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau bao gồm cả


vận tải, thương nghiệp, ngân hàng và các dịch vụ khác…
- Vai trò của tổ chức độc quyền:
Nhờ nắm được vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ
chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền để thu lợi nhuận độc quyền.
Kết quả làm cho giá cả sản xuất chuyển thành giá cả độc quyền, qui luật giá trị
chuyển thành qui luật lợi nhuận độc quyền, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Giá cả độc quyền, là giá cả hàng hoá vượt rất xa giá cả sản xuất.
Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + lợi nhuận độc quyền cao.
Biện pháp để thu được lợi nhuận độc quyền cao là, thi hành chính sách thuế
cao để bảo hộ sản xuất độc quyền trong nước; sử dụng bộ máy nhà nước để đảm
bảo giá cả độc quyền…
Tóm lại, độc quyền ra đời từ cạnh tranh tự do, hạn chế cạnh tranh tự do
nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh tự do mà càng làm cho cạnh tranh phát triển
với quy mô lớn hơn và ngày càng găy gắt hơn.
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Tư bản tài chính:
Tư bản tài chính, là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc
quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.
Theo Lênin: “ Sự hợp nhất hay hoà hợp vào nhau giữa ngân hàng và công
nghiệp - đó là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư
bản tài chính”.
+ Độc quyền ngân hàng:
Độc quyền ngân hàng là sự liên minh cấu kết của nhiều ngân hàng nhỏ thành

ngân hàng có quy mô lớn chi phối về kinh tế trong XHTB. Độc quyền ngân hàng ra
đời do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Do sự phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp, dẫn đến chỗ các ngân
hàng nhỏ không đủ khả năng cung cấp vốn cho các ngành công nghiệp, buộc các
ngành sản xuất công nghiệp phải tìm đến các ngân hàng lớn để thích ứng. Trước
tình hình đó các ngân hàng nhỏ phải sát nhập lại với nhau để tồn tại, và cũng từ đó
độc quyền ngân hàng dần dần xuất hiện.
Do sự cạnh tranh gữa các tổ chức ngân hàng trong đầu tư cho các tổ chức
độc quyền công nghiệp, dẫn đến chỗ các ngân hàng nhỏ bị phá sản không đứng
vững trong cạnh tranh, trước tình hình đố các ngân hàng nhỏ muốn tồn tại phải sát
nhập lại với nhau, và cũng từ đó độc quyền ngân hàng dần dần ra đời.
Chức năng của độc quyền ngân hàng:
Nắm và sử dụng hầu hết tư bản tiền tệ trong các ngành của nền kinh tế, biến
hàng nghìn xí nghiệp thành một đầu mối, trong đó tư bản ngân hàng là trung tâm.
Chức năng của tư bản ngân hàng ngày càng lớn, trước đây tư bản ngân hàng
phụ thuộc vào tư bản công nghiệp giờ đây tư bản công nghiệp lại phụ thuộc vào tư
bản ngân hàng. Tư bản ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán, nhận gửi và cho


vay.
+ Độc quyền công nghiệp:
Do quá trình tích tụ, tập trung tư bản làm cho lực lượng sản xuất ngày càng
phát triển, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền công nghiêp
Độc quyền ngân hàng và mối quan hệ dung hợp giữa hai hình thức độc
quyền đó với nhau, làm cho tư bản tài chính tài chính ra đời.
Các hình thức dung hợp giữa tổ chức độc quyền công nghiệp với tổ chức
độc quyền ngân hàng:
Hình thức thứ nhất, là cử đại diện vào cơ quan của nhau. Tư bản công
nghiệp xâm nhập vào tư bản ngân bằng cách mua cổ phần các ngân hàng lớn;
ngược lại tư bản ngân hàng thông qua cho vay, nhận gửi, cử người vào kiểm tra

việc sử dụng vốn vay, sổ sách của tư bản công nghiệp. Lợi ích của chúng xon xuýt
vào nhau, hai bên đều quan tâm đến kết quả hoạt động của nhau, tìm cách xâm
nhập vào nhau, từ đó hình thành nên một loại tư bản mới đó là tư bản tài chính.
Hình thức thứ hai, là dung hợp sử dụng thiết bị. Tư bản Ngân hàng mua
thiết bị, xây nhà xưởng sau đó cho tư bản công nghiệp thuê để lấy lãi. Hình thức
dung hợp này có lợi cho cả tư bản công và tư bản ngân hàng, tư bản Ngân hàng thu
được lãi cao hơn, còn tư bản công nghiệp sử dụng không sợ lạc hậu về thiết bị công
nghệ.
Cả hai hình thức dung hợp trên đây đều làm cho tư bản tài chính ra đời.
Vai trò của tư bản tài chính:
Về mặt kinh tế, tư bản tài chính thống trị trong nền kinh tế các nước tư bản,
nắm lấy mạch máu kinh tế các nước bằng cách: cử đại diện tham gia các ngành;
mua cổ phiếu khống chế công ty mẹ, rồi từ công ty mẹ khống chế công ty con.
Về mặt xã hội, từ chổ thống trị về kinh tế dẫn đến chỗ chi phối mọi hoạt
động về chính trị như: hoạt động đối nội, đối ngoại của các nước tư bản. Biến nền
chuyên chính của các nước tư bản thành nền chuyên chính của bọn đầu sọ tài chính,
phục vụ cho lợi ích của chúng.
Những biểu hiện mới của bọn tư bản tài chính trong giai đoạn hiện nay:
Phạm vi liên kết rộng, tính chất liên kết đa dạng.
Hình thành các tập đoàn tài chính khu vực, khống chế sản xuất của nhiều
nước, hình thành nên các ngân hàng xuyên quốc gia, đa quốc gia…
- Bọn đầu sỏ tài chính:
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị của toàn xã hội tư bản. Lênin gọi
đó là bọn đầu sỏ tài chính.
Sự thống trị của bọn đầu sỏ tài chính thực hiện bằng chế độ tham dự và chế
độ uỷ nhiệm.
Chế độ tham dự, thực chất là nhà tư bản tài chính lớn hoặc tập đoàn tài
chính, nhờ nắm cổ phiếu khống chế mà chi phối các công ty gốc “công ty mẹ, rồi
công ty con, công ty cháu…”.



Chế độ uỷ nhiệm, là sự uỷ thác cổ phần của mình cho cổ đông khác. Vì vậy,
với một lượng tư bản nhất định, bọn đầu sỏ tài chính có thể chi phối một lĩnh vực
sản xuất, lưu thông, dịch vụ rất lớn dẫn đến thao túng nền kinh tế, chính trị của xã
hội tư bản.
c. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản, là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm
đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu.
Xuất khẩu tư bản khác với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản nhằm mục
đích sản xuất giá trị thặng dư và vơ vét các nguồn tài nguyên rẻ mạt ở nước ngoài.
- Nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu tư bản:
Nhiều nhà tư bản, nhiều tổ chức độc quyền và bọn đầu sọ tài chính có khối
lượng tư bản lớn muốn tìm nơi đầu tư để thu lợi nhuận cao.Trong khi đó ở các
nước kinh tế kém phát triển muốn lôi cuốn vào trào lưu kinh tế thế giới nhưng lại
thiếu vốn, cần có sự đầu tư của tư bản bên ngoài.
- Các hình thức xuất khẩu tư bản:
Xuất khẩu tư bản có nhiều hình thức, trong đó có hai hình thức cơ bản là
xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp.
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp, là đưa tư bản ra nước ngoài trực tiếp kinh
doanh thu lợi nhuận cao.
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp, là hình thức cho vay rồi thu lợi tức.
- Đối tượng tiến hành xuất khẩu tư bản :
Xét góc độ sở hữu thì đối tượng xuất khẩu tư bản chia làm hai loại: xuất
khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
Xuất khẩu tư bản nhà nước, là nhà nước lấy ngân quỹ của nhà nước đầu tư
vào các nước nhập khẩu với hai hình thức hoàn lại và không hoàn lại.
Mục đích cuối cùng là biến các nước nhập khẩu lệ thuộc vào các nước phát
triển, lôi kéo các nước vào các khối quân sự, nhằm thực hiện mục đích của các
nước xuất khẩu.

Xuất khẩu tư bản tư nhân, là hình thức tư bản tư nhân trực tiếp đầu tư ra
nước ngoài.
Xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm thường đầu tư vào các ngành vốn ít,
quay vòng nhanh, lợi nhuận cao. Chiếm tỷ lệ cao trong xuất khẩu tư bản và có xu
hướng ngày càng tăng.
- Quá trình xuất khẩu tư bản:
Quá trình xuất khẩu tư bản là quá trình mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ra nước ngoài, là điều kiện để tư bản tài chính bành trướng sự thống trị của
mình ra toàn thế giới; mặt khác xuất khẩu tư bản cũng có những yếu tố tích cực
như đẩy nhanh xu thế mở cửa hội nhập kinh tế, công nghiệp hoá, toàn cầu hoá kinh
tế của các nước… .Quá trình đó tác động trên hai mặt:
Thứ nhất: đối với các nước xuất khẩu tư bản, thu lợi nhuận bình phương; nô
dịch, tăng cường sự bóc lột trên phạm vi toàn thế giới.


Thứ hai: Đối với các nước nhập khẩu tư bản, có điều kiện rút ngắn khoảng
cách phát triển, nhưng có nguy cơ bị lệ thuộc về kinh tế và bị bóc lột nặng nề.
- Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản trong giai đoạn hiện nay:
Trước đây xuất khẩu tư bản chủ yếu là xuất sang các nước kinh tế chậm phát
triển (khối lượng chiếm khoảng 70%), hiện nay xuất khẩu tư bản chủ yếu là xuất
sang các nước kinh tế phát triển (khối lượng chiếm khoảng 65% - 70%).
d. Các tổ chức độc quyền quốc tế phân chia thế giới về mặt kinh tế
- Phân chia thế giới về mặt kinh tế là sự phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản,
phân chia thị trường thế giới.
- Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mởi rộng phạm vi tất yếu dẫn
đến phân chia thế giới về mặt kinh tế vì:
+ Dưới chủ nghĩa tư bản thị trường trong nước luôn gắn với thị trường ngoài
nước.
+ Đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc cuộc đấu tranh dành giật thị trường xẩy
ra hết sức giay giắt giữa các tổ chức độc quyền. Những cuộc đụng đầu trên trường

quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu, lại
được ủng hộ của nhà nước và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn
đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định cũng cố độc quyền của chúng trong
những lĩnh vực và thị trường nhất định. Từ đó hình thành nên các liên minh độc
quyền quốc tế như: Cácten, xanhđica, tơrớt. Đến năm 1934 đã có 350 cácten lớn,
ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của toàn thế giới.
Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc
gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu, lại được nhà nước của mình và các cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến thoả hiệp, ký kết hiệp định thuế quan,
thương mại, đầu tư… mà củng cố địa vị của các tổ chức độc quyền.
e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
- Phân chia thế giới về lãnh thổ là sự phân chia thế giới về mặt chính trị , đó
là biến các khu vực kinh tế các nước khác thành thuộc địa và phụ thuộc vào các
nước đế quốc.
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ.
Phân chia thế giới về lãnh thổ là kết quả trực tiếp của sự phân chia thế giới
về kinh tế.
Lợi ích kinh tế đã thúc đẩy các cường quốc đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa,
dành thị trường, dành nơi đầu tư tư bản, dành căn cứ quân sư. Từ những năm 1880
cuộc xâm chiếm thuộc địa đã xẩy ra mạnh mẽ, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
các nước đế quốc về cơ bản đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới.
Việc phân chia lãnh thổ thế giới gữa các cường quốc đế quốc thường phụ
thuộc vào tương quan lực lượng, nên việc phân chia thế giới về lãnh thổ diễn ra
không đều nhau, nhiều nước tư bản ra đời sau không có hoặc ít khu vực ảnh hưởng
kinh tế thì cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ thế giới lại tiếp tục diễn ra. Hơn nữa
một khi tương quan lực lượng có sự thay đổi thì cuộc đấu tranh đòi chia lại lãnh thổ


thế giới cũng diễn ra. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới
thứ nhất và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và các cuộc chiến tranh cục bộ khác.

Tóm lại, từ năm đặc điểm trên ta có thể rút ra kết luận rằng chủ nghĩa đế
quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền độc quyền. Về
mặt chính trị là sự hiếu chiến, xâm lược và phản động.
II - CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
Thời gian: 50 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính kết hợp gợi mở để
người học nghiên cứu nghiên cứu
1 - Nguyên nhân hình thành và bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính
a. Nguyên nhân hình thành
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước hình thành và phát triển trên cơ sở các
nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà
nước phải đại biểu cho toàn xã hội đứng ra quản lý và điều tiết nền sản xuất. Lực
lượng sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, tất yếu đòi hỏi một hình thức mới của quan hệ sản xuất để
lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển, trong điều kiện còn sự thống trị của
chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới của quan hệ sản xuất đó là chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước.
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mà
các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư vào do
vốn lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận…đòi hỏi nhà nước phải đảm nhận đầu tư.
- Sự thống trị của của các tổ chức độc quyền làm sâu sắc thêm sự đối kháng
giữa giai cấp tư sản với gia cấp vô sản và nhân dân lao động… đòi hỏi nhà nước tư
sản phải có những chính sách xã hội để xoa dịu mâu thuẫn đó.
- Cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của liên minh
độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào các quốc gia dân tộc, sự xung đột lợi
ích kinh tế giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới… tình hình đó, đòi

hỏi có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản,
nhằm giải quyết các mối quan hệ đó.
- Sự ra đời và ngày càng phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong
trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân ở các nước đế quốc, một mặt vừa
thu hẹp thị trường của Chủ nghĩa tư bản, mặt khác vừa đặt chủ nghĩa tư bản trước
nguy cơ sụp đổ.
Tất cả tình hình trên đã thúc đẩy nhà nước tư bản phải can thiệp sâu vào
kinh tế để duy trì chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước


phát triển và trở thành phổ biến.
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được thể hiện ở một số
nội dung cơ bản sau:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp trực tiếp của nhà
nước tư bản vào quá trình kinh tế.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước đóng vai trò là
kẻ canh gác tài sản cho giai cấp tư sản, bảo vệ các các điều kiện chung bên ngoài
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa
thì vận động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế nội tại của chủ nghĩa tư bản.
Đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đần đần can
thiệp sâu vào quá trình kinh tế. Nhà nước tham gia trực tiếp vào việc điều tiết kinh
tế xã hội đối với sản xuất và phân phối, bởi nó không hoàn toàn là nhà nước của
giai cấp tư sản mà chủ yếu là của bọn tư bản độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp hay dung hợp giữa các
tổ chức độc quyền và bộ máy nhà nước tư sản.
Nhằm điều chỉnh được nền kinh tế từ một trung tâm, các tổ chức độc quyền
kết hợp với bộ máy nhà nước, phối hợp lực lượng của nhà nước với lực lượng của
các tổ chức độc quyền thành một tổ chức thống nhất có đầy đủ sức mạnh kinh tế và
chính trị chi phối tất cả. V.I.Lênin nói: tổ chức độc quyền của tư nhân và tổ chức

độc quyền nhà nước thâm nhập vào nhau trong thời kỳ tư bản tài chính, là sự liên
hợp cá nhân giữa những ngân hàng và những xí nghiệp công nghiệp với chính phủ.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước còn là sự phụ thuộc của cơ quan nhà
nước tư bản với các tổ chức độc quyền.
Nhà nước có tính độc lập tương đối với cơ sở kinh tế đã sinh ra nó. Nhưng
về cơ bản, nhà nước phụ thuộc vào cơ sở kinh tế và giai cấp thống trị nền kinh tế
đó. Ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, tính đọc lập tương đối của nha
nước còn bộc lộ rõ nét vì nhà nước ít can thiệp vào kinh tế và nó còn là công cụ của
của toàn bộ giai cấp tư sản. Đến giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhà nước
ngày càng phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, điều này do chính sự thống trị của
tổ chức độc quyền quyết định.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nha nước là sự can thiệp trưc tiếp của
nhà nước tư bản vào quá trình kinh tế, là sự kết hợp giữa tổ chức độc quyền và nhà
nước tư bản, là sự phụ thuộc vào nhà nước tư bản đối các tổ chức độc quyền.
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thức mới của quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Vì:
+ Dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, quan hệ sở hữu tư bản tư nhân
đã có sự cải biến. Ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì hình thức sở
hữu tư bản tư nhân cá thể là hình thức sở hữu thống trị. Đến giai đoạn đầu của chủ
nghĩa tư bản độc thì độc quyền tư nhân chiếm vị trí thống trị. Sau đó hình thành sở
hữu mới, sở hữu nhà nước. Sở hữu độc quyền tư nhân và sở hữu độc quyền nhà


nước kết hợp với nhau thống trị nền kinh tế.
+ Dưới chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành nhà tư
bản tập thể khổng lồ. Nhà nước tư sản cũng là người chủ sở hữu những xí nghiệp
và doanh nghiệp đồ sộ, kinh doanh, sản xuất và bóc lột lao động làm thuê như một
tên chủ tư bản. Hơn nữa, nhà nước còn có nhiều điều kiện hơn tư bản tư nhân trong
việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mối quan hệ giữa nhà nước
tư sản với giai cấp công nhân trước kia chủ yếu chỉ là mối quan hệ chính trị và bạo

lực thì bây giờ còn là mối quan hệ kinh tế và giai cấp…
2 - Những hình thức của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Thời gian: 20 phút
Phương pháp: Thuyết trình kết hợp nêu vấn đề là chính kết hợp gợi mở để
người học nghiên cứu nghiên cứu
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước:
V.I. Lê nin đã từng nhấn mạnh sự liên minh về nhận thức của các ngân hàng
với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh về nhân sự của các ngân hàng và
công nghiệp với chính phủ theo kiểu: hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân
hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng. Điều đó thể hiện:
- Sự kết hợp về nhân sự được thông qua các đảng phái tư sản. Các đảng phái
tư sản đã tạo ra tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trưc
tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.
- Thông qua các hội chủ xí nghiệp, một mặt, các đại biểu của các tổ chức độc
quyền tham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác các
quan chức chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắm
giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hay danh dự, hoạc trở thành người đỡ đầu
các tổ chức độc quyền.
b. Hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước:
- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời
sống, điểm nổi bật nhất là lĩnh vực kinh tế. Cơ sở của nó là sự thay đổi các quan hệ
sở hữu, biểu hiện ở chổ sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân đan kết chặt
chẽ với nhau trong quá trình tái sản xuất.
- Các hình thức sở hữu nhà nước:
+ Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách.
+ Quốc hữu hoá doanh nghiệp tư nhân.
+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp
tư nhân.
Ví dụ: ở các nước Anh, Pháp, Đức nhà nước tư sản nắm khoảng từ 15-25%
tài sản, 20% sản lượng công nghiệp. Ở Mỹ sở hữu nhà nước chiếm gần 23% của cải

quốc dân trong nước.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản:
- Nhà nước tư sản thường dung hợp cả ba cơ chế: Thị trường; độc quyền tư
nhân; vai trò của nhà nước, sự kết hợp cả ba cơ chế nhằm phát huy nét tích cực


trong từng cơ chế, xét đến cùng tất cả sự điều tiết đều nhằm phục vụ cho lợi ích của
chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- Biện pháp điều tiết:
+ Thông qua chế độ thuế khoá
+ Kiểm soát giá cả và điều tiết tín dụng
+ Sử dựng đòn bẩy tài chính và các biện pháp hành chính
+ Kế hoạch hoá nền kinh tế, đây là biện pháp cơ bản và tổng hợp để điều tiết
vĩ mô của nhà nước.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế - xã
hội, quan hệ giai cấp, là hình thức phát triển mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nó có vai trò nhất định đối với sự phát triển của xã hội tư bản, là cơ sở cho
sự đổi mới thích nghi và tiếp tục tồn tại của xã hội tư bản hiện nay. Chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước không phải là một chính sách kinh tế của nhà nước tư sản,
cũng không phải là một phương thức sản xuất mới.
5.Giao nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Phân tích nguyên nhân hình thành, bản chất, đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản độc quyền?
2. Phân tích nguyên nhân hình thành, bản chất, đặc điểm của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước?
3. từ vấn đề nghiên cứu đồng chí xem xét đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện nay?
4. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước
van những biểu hiện mới của CNTB ngày nay
6.Rút kinh nghiệm




×