Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

báo cáo chuyên ngành tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.28 KB, 50 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - SẢN
XUẤT VẠN KIM
1.1.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty Vạn Kim được thành lập theo giấy kinh doanh số 0303962292 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 06 tháng 09 năm 2005.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ - Sản Xuất VẠN KIM.
Tên giao dịch quốc tế: VAN KIM MANUFACTURE SERVICE TRANDING
COMPANY LIMITED.
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ.
Văn phòng chính: 298/20/1 Tân Hòa Đông Khu phố 12, phường Bình Trị Đông,
Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: 0838344775 - 0837517651
Công ty Vạn Kim là một doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân, hạch toán
độc lập, có con dấu riêng, có toàn khoản nội tệ và ngoại tệ tại Ngân hàng để hoạt
động theo luật pháp quy định. Hoạt động kinh doanh của Vạn Kim tuân thủ các quy
định của luật pháp Việt Nam và điều lệ của công ty.
Gần 10 năm xây dựng, công ty Vạn Kim cũng nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức,
quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách của Nhà nước, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, để phù hợp với đường lối mở cửa, phù hợp với chức
năng đăng ký kinh doanh của mình, Công ty TNHH TM-DV-SX Vạn Kim đã cố
gắng không ngừng phát triển, để tạo được kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh
của mình.
Nhờ ý thức kinh doanh năng động, đa dạng hóa nên ngoài việc bảo toàn và phát
triển vốn, doanh thu, lãi công ty còn thực hiện đúng nghã vụ của mình đối với Nhà
nước.


1.2.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV – SX VẠN KIM

Hiện nay, Công ty TNHH TM-DV Sản Xuất Vạn Kim có 32 nhân viên, trong đó có
70% có trình độ đại học và cao đẳng, số còn lại tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.
Nhìn chung đội ngũ nhân viên công ty có tiềm lực rất lớn về tri thức. Nếu tận dụng
hết khả năng của từng nhân viên và có chính sách đào tạo thêm cho nhân viên để
phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay, sẽ góp phần rất lớn cho sự
phát triển của công ty trong tương lai.
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Công ty được tổ chức theo chế độ giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của
đơn vị sản xuất kinh doanh, các phòng ban có nhiệm vụ tham vấn, hỗ trợ cho ban
giám đốc. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức của công ty, ta có sơ đồ sau:

P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG
MARKETING


PHÒNG KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH

NHÂN VIÊN KINH
DOANH

NHÂN VIÊN
MARKETING

KẾ TOÁN VIÊN

Nguồn: phòng nhân sự
1.3.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY

1.3.1. Chức năng
- Kinh doanh buôn bán, giao nhận Gas.
- Đại lý, môi giới, đấu giá: đại lý mua bán, môi giới thương mại, ký gửi hàng hóa.
- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dịch vụ và các kế hoạch
có liên quan nhằm đáp ứng chức năng hoạt động của công ty.
- Quản lý sử dụng nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho nhiệm vụ kinh
doanh.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ và các chế độ chính sách về lao động, tiền lương.
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 2



BÁO CÁO THỰC TẬP

1.3.2. Nhiệm vụ
- Nhiệm vụ của Vạn Kim là xây dựng và tổ chức thực hiện hoat động giao dịch
hàng hóa .
- Bảo đảm tồn và bổ sung vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp
ngân sách Nhà nước.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên cũng
như việc nâng lương khen thưởng.
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, đề ra các biện pháp
nhằm thu hút khách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
1.3.3. Quyền hạn
Thực hiện mọi quyền hạn kinh doanh theo chức năng quy định.
Được quyền vay vốn tại các ngân hàng Việt Nam.
Được sử dụng các hình thức quảng cáo ngoại thương, nghiên cứu tiếp thị để
phục vụ cho định hướng kinh doanh. Mặt khác hỗ trợ cho các đơn vị kinh
doanh Gas mở rộng thị trường qua các khâu giới thiệu khách hàng theo chức
năng nghề nghiệp.
• Được tổ chức mạng lưới dịch vụ phục vụ Gas theo nhiệm vụ đã được cho
phép trong quyết định thành lập công ty.




Hiện nay Công ty TNHH TM-DV Sản Xuất Vạn Kim đang hoạt động trên các lĩnh
vực chính sau:





Hoạt động sản xuất giao nhận Gas và nước khoáng.
Hoạt động đấu giá, ký gửi hàng hóa.
Kinh doanh môi giới thương mại.

1.3.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
Tầm Nhìn: bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền
vững, Vạn Kim phấn đấu trở thành Công ty bán lẻ gas và thiết bị ngành gas hàng
đầu tại TP.HCM và Việt Nam; hướng đến một Công ty mang đẳng cấp trong Khu
vực.Vạn Kim mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí tuệ và
niềm tự hào Việt Nam.
Sứ mệnh:


Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ với chất lượng chính
hãng và am hiểu sâu sắc nhu cầu vốn có của khách hàng; mang tính hữu ích
và an toàn. Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm – dịch
vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu
chính đáng của khách hàng.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP

Đối với khách hàng: Đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển, cam kết trở
thành “Người đồng hành số 1” của khách hàng
• Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng
động, sáng tạo và nhân văn, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển

công bằng cho tất cả nhân viên.
• Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp
tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách
nhiệm công dân và niềm tự hào dân tộc.


1.4.

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

1.4.1. Thuận lợi
Đội ngũ nhân viên có trình độ, đam mê công việc, đoàn kết giúp đỡ nhau.
Là doanh nghiệp luôn tạo uy tín với khách hàng cũ, tạo mối quan hệ lâu dài, bên
cạnh thu hút những khách hàng mới tự tìm đến thiết lập với công ty.
Nhân viên luôn theo dõi và cập nhật kịp thời các khuyến mãi cũng như giá để có thể
tư vấn kịp thời và thay đổi chính xác cho khách hàng.
1.4.2. Khó khăn
Hệ thống kho bãi của công ty chưa đủ lớn nên không thể chứa hết hàng, buộc phải
thuê thêm kho bãi lưu kho hàng hóa. Vì thế hàng năm công ty phải mất một khoảng
chi phí cho việc thuê kho bãi.
Quy mô vốn của công ty còn nhỏ nên xe tải cho công ty còn hạn chế nên đôi lúc
làm chậm quá trình giao nhận vì không đủ xe để nhập và giao hàng.
Nguồn cung cấp là vấn đề quyết định đến việc kinh doanh của Công ty, tìm kiếm
được nguồn cung cấp ổn định sẽ giúp Công ty yên tâm phát triển công tác kinh
doanh mà vừa tiết kiệm chi phí.
Nguồn nhân lực trong công ty có sức trẻ, kiến thức, sự năng động tuy nhiên còn
thiếu kinh nghiệm, làm việc theo cảm tính, một người đôi khi phải nghiệm nhiều
công việc. Mặt khác với kế hoạch phát triển sắp tới của công ty lực lượng nhân lực
này sẽ không thể đáp ứng cả về số lượng cũng như chất lượng.
1.5. MỘT NGÀY LÀM VIỆC ĐIỂN HÌNH CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP

Thời gian

SVTT: MAI HỮU NAM

Nội dung làm việc

Page 4

Phòng/ban


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sáng

7h30

-Sắp xếp tài liệu trong Phòng Marketing.
phòng.

7h40

Phòng Marketing.
-Check và trả lời mail.

8h

Phòng Gíam đốc.
-Kiểm tra và báo lịch làm
việc cho Gíam đốc.


8h10

-Nghe điện thoại, chăm sóc
và khảo sát khách hàng.

Phòng Marketing.

Trưa

11h30-13h

Nghỉ trưa

Chiều

13h

-Hỗ trợ tài liệu, nước,...cần Phòng hợp.
thiết cho cuộc họp.

13h30

-Xem các số liệu, phân tích Phòng Marketing.
các tài liệu có liên quan đến
tiếng Anh về quảng cáo và
marketing cùng các anh, chị.

SVTT: MAI HỮU NAM


Page 5

Phòng dành
nhân viên.

cho


BÁO CÁO THỰC TẬP

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH HIỆN NAY
2.1.1.

Tầm quan trọng của tiếng Anh

Tiếng Anh hiện nay hết sức quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Tiếng Anh đã trở
thành một công cụ thiết yếu trong công việc hàng ngày. Dù công việc nào, lĩnh vực
gì thì khả năng tiếng anh tốt cũng luôn giúp cho công việc hiện tại được thuận lợi
hơn, thành công trong công việc hơn .
Tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong
sự phát triển của đất nước: nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất
yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường
xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người
Việt Nam hiện đại.
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi
dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một
ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó,
lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt
nghiệp đại học hoặc của một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt

Nam
Hướng tới tri thức thế giới hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song:
Internet. Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho
việc cập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí
hết sức quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao
động trong việc khai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học
hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình
mà còn là một phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật
chất và tinh thần của con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết
sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và
phát triển tiềm năng của chính mình.
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh không thể phủ
nhận và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Cùng với sự phát
triển của công nghệ, Y học, Kỹ thuật và Giáo dục… đó là những nơi mà tiếng Anh
đóng vai trò quan trọng nhất.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP

Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng
dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó
vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới
bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý
do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội
dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (phổ biến là tiếng

Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là
tiếng Anh. Thêm nữa, công việc chất lượng cao đòi hỏi phải có khả năng hiểu và
giao tiếp được tiếng Anh. Do đó, các công ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP

các nước khác và những công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp ra
trường có khả năng tiếng Anh cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu.
Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt
sẽ tìm được những công việc tốt hơn so với những người mà trình độ tiếng Anh còn
hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng Anh sẽ thực hiện công việc hiệu
quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu nước ngoài và
trên các trang web.
Trong thế giới công nghệ, hầu như tất cả các lĩnh vực đều được hưởng lợi từ sự phát
triển của nó. Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ cơ bản và dễ dàng nhất để lưu trữ
cũng như hình thành, miêu tả một chương trình - công cụ giao tiếp đơn giản. Vì
vậy, tiếng Anh hầu hết có trong các hệ thống giáo dục trong tất cả các nước trên thế
giới. Trên hết tất cả, các trường đại học muốn trang bị cho sinh viên khả năng tiếng
Anh với ba lý do:
- Tìm được công việc yêu thích liên quan đến chuyên ngành mình được học.
- Có khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài.
- Dễ dàng tìm kiếm thông tin.
Trên quan điểm cá nhân, nhìn chung mỗi người cần một ngôn ngữ chung, trong
nhiều năm trước cũng như trong tương lai thì tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ được sử

dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Vì lý do này, nếu bạn muốn bắt kịp xu thế
thời đại, sự tiến bộ và sự phát triển của công nghệ, sự đổi mới của thế giới… bạn
phải biết tiếng Anh cho dù bạn ở tuổi nào.
2.1.2.

Sự phát triển của ngành Tiếng Anh (Ngôn Ngữ Anh)

Trong xu thế hội nhập, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn cầu, để mọi
người trên thế giới có thể chia sẻ và hiểu nhau. Hiện thế giới có trên 50 quốc gia sử
dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ
thứ hai.Trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến
du lịch, ngoại giao,... tiếng Anh đều đóng vai trò là ngôn ngữ số một.Theo đó, học
ngành Ngôn ngữ Anh đã trở thành xu hướng lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ năng
động khao khát được thể hiện và khẳng định bản thân trong môi trường quốc tế.
Ngoài những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ - văn hóa Anh để làm chủ
và sử dụng tiếng Anh thành thạo, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được trang bị
thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính, ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất
nhập khẩu, quan hệ quốc tế… để các bạn có thể tự tin làm việc trong tất cả các lĩnh
vực của nền kinh tế - xã hội.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nhờ đó, khi ra trường các bạn hòa nhập rất nhanh vào môi trường đa văn hóa, đảm
nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau tùy theo sở thích và sở trường của mình: biên
- phiên dịch trong các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức nước ngoài; dịch thuật

cho các nhà xuất bản; chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, trợ lý trong các công
ty nước ngoài; giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các công ty du
lịch, nhà hàng khách sạn…
Cùng với sự lên ngôi của tiếng Anh trong trường quốc tế, cơ hội nghề nghiệp của
các cử nhân tiếng Anh cũng rộng mở. Là một ngành học không bao giờ bão hòa nhờ
tính mới và thông dụng trong tất cả các lĩnh vực, Ngôn ngữ Anh là chìa khóa mở
cửa cho những giấc mơ thành công vươn xa. Nếu bạn có sở thích hướng ngoại, đam
mê theo đuổi lĩnh vực ngoại giao và khao khát trở thành những “đại sứ” đầu quân
tại các văn phòng lãnh sự hoặc cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước
ngoài, công ty thương mại quốc tế, phòng giao dịch, các hãng thông tấn… thì Ngôn
ngữ Anh là lựa chọn phù hợp. Đây cũng chính là ngành học giúp bạn hiện thực hóa
ước mơ trở thành một phóng viên, biên tập viên báo chí, truyền hình ở mảng quốc
tế, hoặc biên dịch tự do tại các nhà xuất bản, các công ty dịch thuật. Được đào tạo
tiếng Anh một cách bài bản cũng đồng nghĩa với việc bạn đã nắm chắc trong tay
một công cụ giao tiếp quốc tế hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
xu hướng làm “phẳng” thế giới. Từ đó, bạn sẽ tự tin thích ứng và thể hiện bản thân
trong môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp gắn liền với mức lương cao, chế
độ đãi ngộ tốt và những cơ hội thăng tiến vượt trội.
Khả năng hữu dụng của tiếng Anh trên thế giới chưa bao giờ bị giới hạn, và cơ hội
nghề nghiệp của các cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh tràn đầy sức trẻ này
cũng như thế, luôn mở cho những cái chạm đích thành công.
TÌM HIỂU QUẢNG CÁO VÀ TIẾP THỊ SẢN PHẨM TRONG KINH
DOANH
2.2.1. Khái niệm
2.2.

Tiếp thị (Marketing) và quảng cáo là hai khái niệm quan trọng mà người làm kinh
doanh phải chú ý đến, mặc dù chúng rất khác nhau. Biết được sự khác nhau đó,
cộng thêm sự nghiên cứu kỹ càng thị trường, có thể bạn sẽ giúp công ty tiến tới một
mức tăng trưởng đáng kể.


SVTT: MAI HỮU NAM

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP

Quảng cáo: là một thông điệp mang tính công cộng và có sức thuyết phục.
Thông điệp đó hiển thị và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp,
mục tiêu là tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
• Tiếp thị (Marketing): là cả một kế hoạch có hệ thống để thực thi và điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh sao cho người bán và người mua có thể trao
đổi và tiếp nhận sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm.


Sau khi xem xét hai định nghĩa trên, ta dễ dàng nhận thấy quảng cáo là một phần
của quá trình Marketing. Các doanh nghiệp thường được khuyên rằng, hãy bắt đầu
quảng cáo bằng việc ghi ra những từ ngữ liên quan đến doanh nghiệp đó, sản phẩm
hoặc dịch vụ bạn cần giới thiệu. Tiếp sau là quá trình phát triển chiến lược: tìm
kiếm nơi quảng cáo, phương tiện quảng cáo, ... Các doanh nghiệp thường quảng
cáo trên báo chí, thư điện tử, bảng quảng cáo công cộng, TV, Radio và Internet.
Quảng cáo là phần tiêu tốn chi phí nhất trong toàn bộ chiến lược Marketing.
2.2.2. Vai trò
a. Marketing

Nhiều người thường lầm tưởng Marketing với việc bán hàng và các hoạt động kích
thích tiêu thụ vì vậy họ quan niệm Marketing là hệ thống có biện pháp mà người
bán hàng sử dụng để cốt sao bán được hàng và thu được tiền về cho người bán. Tuy
nhiên Marketing hiện đại được định nghĩa như sau:

Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn
của con người hay Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn
nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Từ góc độ doanh nghiệp thì Marketing là một dạng hoạt động chức năng của doanh
nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu thụng qua trao đổi hàng hóa trên thị trường và
trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Vậy nhu cầu, mong muốn, khách hàng mục tiêu… là gì?
Nhu cầu thường được người ta hiểu một cách quá đơn giản là sự đòi hỏi của con
người về một vật phẩm nào đó. Nhưng thực ra thuật ngữ đó bao hàm một nội dung
rộng lớn hơn mà nếu nhà kinh doanh chỉ ddừng ở đó thì khó có thể tăng khả năng
tiêu thụ sản phẩm của mình lớn được. Nhu cầu là một thuật ngữ mà nội dung của nó
hàm chứa ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh
toán.
Nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm. Nhu cầu tự
nhiên là một trạng thái tâm lý của con người, là một sự thiếu hụt cái gì đó mà con
người chủ thể có thể cảm nhận được, nó là nguồn gốc của mọi sự khát khao, là động
lực của hành động. Khi xuất hiện nhu cầu tự nhiên con người có hai cách giải quyết
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP

đó là kiềm chế nhu cầu hoặc tìm cách thỏa mãn nhu cầu bằng cách tìm đối tượng để
thỏa mãn và nhìn chung người ta sẽ chọn cách thứ hai, đây chính là cách thức tồn
tại của con người.
Marketing không thể tạo ra nhu cầu tự nhiên cũng không thể sáng tạo ra nó nhưng
Marketing có khả năng phát hiện ra nhu cầu tự nhiên. Tuy nhiên nếu hoạt động của
các nhà quản trị Marketing chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra nhu cầu tự nhiên của con

người và sản xuất ra loại sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa thỏa mãn nhu cầu đó,
thì trên thực tế họ không cần phải động nóo nhiều. Nhưng kinh doanh như vậy trong
điều kiện hiện nay sẽ mang lại hiệu quả rất thấp, trừ khi doanh nghiệp kinh doanh
loại sản phẩm ở vào vị thế độc quyền.
Rõ ràng người làm Marketing không thể chỉ dừng lại ở nhu cầu tự nhiên, để tạo ra
được sản phẩm hàng hóa thích ứng với nhu cầu thị trường, tăng cường khả năng
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp người ta phải hiểu một khía
cạnh thứ hai của nhu cầu thị trường đó là mong muốn.
Mong muốn là một dạng cụ thể của nhu cầu tự nhiên gắn liền với những điều kiện
cụ thể, những đặc điểm cụ thể về mọi phương diện của con người có thể như trình
độ văn hóa, tính cách có nhân,… Ví dụ, đói là một cảm giác thiếu hụt lương thực,
thực phẩm trong dạ dày, sự đòi hỏi về lương thực và thực phẩm để chống đói là nhu
cầu tự nhiên của con người. Nhưng người này thì muốn ăn cơm, người khác lại
muốn ăn bánh mì, người này muốn ăn cơm khô, người khác lại muốn ăn cơm dẻo…
Những sự khác nhau đó trong nhu cầu đòi hỏi được đáp lại bằng cựng một loại sản
phẩm nhưng có những đặc tính khác nhau phản ỏnh ưíc muốn của con người.
Như vậy mong muốn ở đây là đề cập đến cách thức để thỏa mãn nhu cầu tự nhiên,
nhu cầu chính là cơ sở của mong muốn, mong muốn là dạng đặc thự của nhu cầu tự
nhiên, một nhu cầu có thể huóng tới nhiều mong muốn và do đó mà hướng tới nhiều
hàng hóa khác nhau, vì mong muốn luôn luôn biến đổi rất phong phú do nó mang
dấu ấn văn hóa và tính cách có nhân của con người. Mong muốn đòi hỏi một sản
phẩm cụ thể và chỉ khi doanh nghiệp phát hiện ra mong muốn thì họ mới thiết kế
được sản phẩm cung ứng ra thị trường.
Nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là vụ hạn, nhà kinh doanh không
chỉ phát hiện và sản xuất ra sản phẩm để thích ứng với chóng như là những sản
phẩm cho không, mà phải thụng qua trao đổi để vừa thỏa mãn lợi ích của người tiêu
dùng, vừa thỏa mãn mục đích của nhà kinh doanh. Vì vậy trong khi đáp lại nhu cầu
tự nhiên và mong muốn của con người nhà kinh doanh phải tính đến một nội dung
khác của nhu cầu thị trường đó là nhu cầu có khả năng thanh toán.


SVTT: MAI HỮU NAM

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP

Nhu cầu có khả năng thanh toán là đối tượng khai thác trực tiếp của Marketing vì
đây mới là nhu cầu hiện thực đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhu cầu có khả năng thanh toán chính là mong muốn được hỗ trợ bởi sức mua và
phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. Tức là nó gắn với hai điều kiện
người tiêu dùng phải có mong muốn và người tiêu dùng có khả năng chi trả và sẵn
sàng chi trả.
Để hiểu được nhu cầu thị trường đòi hỏi nhà quản trị Marketing phải nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu người tiêu dùng về các phương diện của nhu cầu. Doanh nghiệp
muốn thắng lợi trong cạnh tranh thương trường, muốn đi đầu trong việc làm thỏa
mãn và khai thác nhu cầu thị trường, muốn khái rơi vào thế đối phú bị động, thì việc
nghiên cứu, tìm hiểu và xác định đúng đắn nhu cầu là một loại hoạt động tất yếu
phải được thực hiện thường xuyên và chủ động bởi một bộ phận chuyên môn.
Trong kinh doanh muốn có cơ hội thực sự thì phải đo lường được cầu về số lượng
và tính chất. Hiểu được nhu cầu thị trường , bưíc tiếp theo doanh nghiệp cần thiết kế
được sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dich vụ có thể đem
chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn nào đó của con
người, gây sự chó ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ. ý nghĩa lớn nhất
của sản phẩm đối với người tiêu dùng không phải là quyền sở hữu chóng mà là
chóng đó thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng như thế nào. Như vậy
nhiệm vụ đặt ra cho cac nhà kinh doanh là phải xác định chính xác nhu cầu mong
muốn và do đó lợi ích mà người tiêu dùng cần được thỏa mãn, từ đó sản xuất và
cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có thể đảm bảo tốt nhất những lợi ích cho
người tiêu dung.

Nhiều nhà kinh doanh thường phạm phải sai lầm là: chỉ chó ý tới bản thân sản
phẩm, mà coi nhẹ những lợi ích do sản phẩm đó có thể mang lại. Trỏi lại, các doanh
nghiệp thực hàng Marketing thành cụng thường hành động theo triết lý: “hãy yêu
quý khách hàng hơn là sản phẩm” hoặc là: “hãy quan tâm tới lợi ích có thể đem lại
cho khách hàng hơn là sản phẩm”
Khi khách hàng quyết định mua sắm một nhãn hiệu hàng hóa cụ thể họ thường kó
vọng vào những lợi ích do tiêu dùng nhãn hàng hóa đó mang lại. Cựng một nhu cầu
có nhiều hàng hóa hoặc nhãn hiệu hàng hóa có thể huóng đến để thỏa mãn nhưng
theo cảm nhận của người tiêu dùng thì mức độ cung cấp những lợi ích của các hàng
hóa đó không giống nhau. Hàng hóa này có ưu thế về cung cấp lợi ích này, nhưng
lại có hạn chế trong việc cung cấp lợi ích khác. Khi quyết định mua buộc người tiêu
dùng phải lựa chọn, để lựa chọn người tiêu dùng phải căn cứ vào khả năng cung cấp
các lợi ích và khả năng thỏa mãn nhu cầu của hàng hóa.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP

Giá trị tiêu dùng đối với một hàng hóa là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả
năng của nó trong việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ. Lợi ích mà người tiêu dùng kó
vọng gồm lợi ích vật chất, tinh thần, xó hội và những lợi ích khác như: sự hài lòng,
thoải mỏi…, những lợi ích này không chỉ do sản phẩm mang lại mà còn do sự nỗ
lực ở tất cả các khõu như: bán hàng, quảng cáo, phân phối hàng hóa tới tận tay
người tiêu dùng…
Việc đánh giá giá trị tiêu dùng đối với các hàng hóa là suy diễn đầu tiên của khách
hàng hướng đến với hàng hóa. Để dẫn tới quyết định mua hàng khách hàng phải
quan tâm tới chi phí đối với nó. Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối

với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được
những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Như vậy để có được những lợi ích
tiêu dùng khách hàng phải chi ra tiền của sức lực, thời gian và thậm chí cả chi phí
do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa.
Những chi phí này bao gồm cả chi phí mua sắm, sử dụng và đào thải sản phẩm. Đây
cũng là cơ sở để khách hàng lựa chọn những hàng hóa khác nhau trong việc thỏa
mãn cựng một nhu cầu.
Khi đó đánh giá được giá trị tiêu dùng và chi phí đối với tdừng hàng hóa khách
hàng đó có căn cứ để lựa chọn hàng hóa. Tất nhiên khách hàng sẽ lựa chọn hàng
hóa nào có khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ tốt nhất. Sự thỏa mãn là mức độ của
trạng thỏi cảm giác của người tiêu dùng bắt nguồn tõ việc so sỏnh kết quả thu được
tõ việc tiêu dùng sản phẩm với những kó vọng của họ. Như vậy người làm
Marketing cần phải rút ra được những kinh nghiệm đó là: để sản phẩm tiêu thụ một
cách dễ dàng cần tăng giá trị tiêu dùng và giảm chi phí sử dụng của người tiêu dùng
và không thể dùng Marketing không trung thực để phát triển kinh doanh như quảng
cáo, lăng xê, gian lận thương mại.
Có thể thấy Marketing xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn thụng qua trao đổi. Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong
muốn tõ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác. Trao đổi là khái
niệm căn bản nhất tạo nền mang cho hoạt động Marketing nhưng để tiến tới trao đổi
cần phải có các điều kiện sau:






Ít nhất phải có hai bên.
Mỗi bên cần phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia.
Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao thứ mình có.

Mỗi bên đều có quyền tự do chấp nhận hay tõ chối đề nghị của bên kia.
Mỗi bên đều tin chắc là mình nờn hay muốn giao dịch với bên kia.

Trao đổi là một quá trình chứ không phải là một sự việc, hai bên được xem là đang
thực hiện trao đổi nếu họ đang thương lượng để đi đến những thỏa thuận. Khi đó đạt
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP

được sự thỏa thuận thì người ta nói rằng một giao dịch đó hoàn thành. Giao dịch là
đơn vị đo lường cơ bản của trao đổi. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất
thương mại những vật có giá trị giữa hai bên.
Như vậy các giao dịch thương mại chỉ có thể diễn ra thực sự khi hội đủ các điều
kiện:





Ít nhất có hai vật có giá trị.
Những điều kiện thực hiện giao dịch đó thỏa thuận xong.
Thời gian thực hiện đó thỏa thuận xong.
Địa điểm thực hiện đó thỏa thuận xong.

Những thỏa thuận này có thể được thể hiện trong cam kết hoặc hợp đồng giữa hai
bên, trên cơ sở một hệ thống luật phỏp buộc mỗi bên phải thực hiện cam kết của
mình.

Khái niệm trao đổi, giao dịch dẫn ta đến khái niệm thị trường. Thị trường là tập hợp
những người mua nhất định có nhu cầu và mong muốn cụ thể mà doanh nghiệp có
thể thỏa mãn được, thị trường bao gồm những người mua hiện tại và tiềm ẩn. Như
vậy theo quan niệm này thì quy mụ thị trường sẽ tựy thuộc vào số người có cựng
nhu cầu và mong muốn, vào lượng thu nhập, lượng tiền vốn mà họ sẵn sàng bỏ ra
để mua sắm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó. Quy mụ thị trường
không phụ thuộc vào số người đó mua hàng và cũng không phụ thuộc vào số người
có nhu cầu và mong muốn khác nhau. Marketing quan niệm những người bán hợp
thành ngành sản xuất cung ứng còn người mua hợp thành thị trường. Do đó thuật
ngữ thị trường được dùng để ỏm chỉ một nhóm khách hàng có nhu cầu và mong
muốn nhất định được thỏa mãn bằng một loại sản phẩm cụ thể, họ có đặc điểm giíi
tính hay tâm sinh lý nhất định, độ tuổi nhất định và sinh sống ở một vựng cụ thể.
Qua những khái niệm trên chóng ta đó có thể hiểu được một cách đầy đủ và đúng
đắn về khái niệm Marketing nói chung. Tõ đó thấy được bản chất của Marketing là
đạt được mục tiêu của chủ thể bằng cách thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách
thể. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì bản chất của Marketing là các hoạt động để
thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của thị trường.
b. Quảng cáo

Quảng cáo có thể là một công cụ hữu ích để duy trì cạnh tranh trung thực và đạo
đức trách nhiệm để góp phần tăng trưởng kinh tế trong việc phát triển ngành công
nghiệp dịch vụ. Quảng cáo thông tin cho mọi người giá trị và tính lợi ích của dịch
vụ hay những sản phẩm mới vừa hợp lý vừa được mong đợi, cải tiến trong những
dịch vụ hay sản phẩm hiện có, giúp người tiêu dùng được thông báo, quyết dịnh
thận trọng, góp phần hiệu suất và hạ giá, kích thích phát triển kinh tế thông qua việc
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 14



BÁO CÁO THỰC TẬP

mở rộng kinh doanh và thương mại. Tất cả những điều này có thể góp phần tạo việc
làm mới, tăng thêm công việc, tạo thu nhập cao hơn.
Nhiều tổ chức xã hội từ thiện, bao gồm những tổ chức mang tính chất tôn giáo sử
dụng quảng cáo để truyền thông điệp của họ hướng đến quan tâm sức khỏe, giáo
dục. Quảng cáo là những thông điệp mang tính xây dựng và có ích để giáo dục,
động viên mọi người trong nhiều cách có lợi.
Thị trường tiêu dùng đã và đang trở nên rất cạnh tranh với một thương hiệu mới ra
đời hầu như hằng ngày. Mối quan tâm của các nhà tiếp thị là quảng bá thương hiệu
của họ bằng một hình ảnh mà tốt hơn hình ảnh của đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo là
để thông báo, truyền đạt một thông điệp của dịch vụ hay sản phẩm mới tới người
tiêu dùng như dòng chảy của thông tin về một dịch vụ hay sản phẩm từ người bán
tới người mua. Tuy nhiên:
Quảng cáo không kết thúc với dòng chảy của thông tin một mình mà nó đi xa
hơn để gây ảnh hưởng và thuyết phục công chúng thực hiện một hành động
mong muốn chẳng hạn như đặt mua sản phẩm.
• Thông tin cho một khách hàng rằng một thương hiệu đang tồn tại là không
đủ. Quảng cáo cần nhắm mục tiêu hướng đến đối tượng tiềm năng theo cách
như vậy thì nó tạo thành tác động tích cực lên khách hàng và trong quá trình
tạo nên việc nhận ra thương hiệu. Vì vậy các nhà tiếp thị thường nhắm mục
tiêu chiến dịch quảng cáo ở các nhóm khách hàng.


Tóm lại, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo nên giá trị thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp. Giá trị của một
thương hiệu tồn tại với đối tượng khách hàng trong lời hứa mà sản phẩm hoặc
dịch vụ sẽ cung cấp. Một thương hiệu có thể gợi nhớ lại ký ức của một kinh
nghiệm xấu, sau đó đối tượng khách hàng sẽ tránh mua thương hiệu đó. Xây
dựng thương hiệu là sự pha trộn của nghệ thuật và khoa học, nó liên quan đến

các thuộc tính vật thể và phi vật thể được chọn lọc để phân biệt thương hiệu
trong một cách bắt buộc nhưng đầy ý nghĩa và hấp dẫn đối với đối tượng mục
tiêu.
2.2.3. Xu hướng quảng cáo và tiếp thị trên mạng xã hội (Marketing online)
 Các phương pháp marketing online

a. Phương pháp quảng cáo tìm kiếm.

Thế giới là một chuỗi thay đổi theo từng ngày, từng giờ, từng giây. Trong nhu cầu
khách hàng đối với các mặt hàng cũng luôn thay đổi từng nhịp. Nhưng với việc bán
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP

hàng trực tuyến thì việc tìm kiếm và đặt hàng qua online là điều mà không còn xa lạ
với khách hàng cũng như doanh nghiệp.
Trên Online khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những món đồ mà mình yêu thích và
mua luôn. Bạn muốn sản phẩm của mình tiếp cận nhanh nhất đến với người dùng
hoặc xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trên các công cụ thì bạn thực hiện dạng
quảng cáo là trả tiền theo Click chuột hoặc thuê công ty về dịch vụ seo để đưa
website lên vị trí cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.
Nếu thực hiện việc trả tiền theo click chuột thì có thể lựa chọn đúng khách hàng
mục tiêu ,tăng hiệu quả tiếp thị, đồng thời có thể theo dõi, thống kê mức độ hiệu
quả của mỗi từ khóa để kiểm soát cả chiến dịch và tạo dựng thương hiệu tốt hơn.
b. Phương pháp quảng cáo trên mạng xã hội

Hệ thống mạng xã hội bây giờ vô cùng đa dạng, phong phú và được nhiều người tin

dùng: Facebook, Google+ Twitter, Go, Yume, Pinterest… Với hình thức này, doanh
nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng phát tán và thu
hút bình luận. Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội của loại hình này so với các
kiểu marketing truyền thống.
Từ đó sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn và kết quả hơn cho nhiều người cùng hệ thống
mạng xã hội và sự quảng cáo này có sức lan truyền và có tác dụng mạnh hơn so với
những hình thức quảng cáo khác. Chi phí cho hoạt động quảng cáo này cũng rất rẻ
và hợp lý, phù hợp với nhiều mặt hàng, nhiều loại hình kinh doanh của bạn.
c. Phương pháp Marketing tin đồn

Nói đến tin đồn thì nhiều người thường nghĩ đến những điều không hay hoặc những
điều quá tốt, quá nổi tiếng thì mới tạo thành làn sóng dự luận này. Nếu như biết tận
dụng những điều đó thì hình thức hoạt động của công ty, hay những thông tin về
chất lượng sản phẩm của công ty sẽ được quảng cáo đến nhiều người, nhiều thị
trường khác nhau, nâng cao được khả năng và lợi thế của công ty.
Hình thức chủ yếu của phương pháp này có thể thông qua một bài viết, một đoạn
video, một topic, một đoạn diễn thuyết… thật hay và thật đáng để chú ý thì từ đó sẽ
có sự lan truyền trên nhiều phương tiện và nhiều hệ thống mạng, tiếp cận được
nhiều người. Đây có thể nói là sự lan tỏa và ảnh hưởng vô cùng sâu rộng nếu như có
sự đầu tư đúng hướng.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP

Qua những điều trên ta thấy tầm quan trọng của Marketing Online và hiệu quả mà
nó mang lại. Đây là những phương pháp marketing online đơn giản, hiệu quả và chi

phí thấp. Nó giúp doanh nghiệp của bạn dần dần có chỗ đứng trên thị trường kinh
doanh online.
ỨNG DỤNG TIẾNG ANH TRONG QUẢNG CÁO VÀ TIẾP THỊ SẢN
PHẨM Ở CÁC CÔNG TY, DOANH NGHIỆP
2.3.1. Vai trò
2.3.

Cộng đồng kinh tế khu vực đang đứng trước cơ hội kinh tế do các rào cản thương
mại sẽ được gỡ bỏ nhanh chóng. Cũng theo lộ trình cắt bỏ hàng rào thuế quan của
TPP, hơn 98% thuế quan sẽ được gỡ bỏ hoàn toàn sau 10 năm. Trước việc ngày
càng nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, điều duy
nhất mà các DN Việt có thể làm đó là nâng cao năng lực quản trị kinh doanh để giữ
chân khách hàng trong nước và tạo vị thế sẵn sàng để gia nhập các thị trường quốc
tế. Trong số các quốc gia ASEAN, Việt Nam được xem là đích đến hấp dẫn đối với
các thương hiệu và nhà đầu tư nước ngoài. Theo nghiên cứu của Deloitte, 70% dân
số Việt Nam nằm trong độ tuổi 15 đến 64, và đây chính là nhân tố chính tạo nên
một thị trường bán lẻ hấp dẫn. Với mức thu nhập khả dụng ngày càng tăng, cùng
với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, Việt Nam được đánh giá là thị trường có tiềm
năng phát triển lớn mạnh trong cả một thập kỷ tới.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là phần lớn các ngành kinh tế của Việt Nam như bán
lẻ, ngân hàng, thực phẩm và đồ uống lại đang phải gánh chịu hậu quả của chất
lượng không cao, dịch vụ yếu kém và chiến lược quảng bá chưa hiệu quả. Do đó, để
hội nhập quốc tế và phát triển doanh nghiệp, chúng ta cần phải tăng cường phát huy
về mọi mặt. Và một trong những điều đáng quan tâm và cần đẩy mạnh nghiên cứu
đó là việc áp dụng tiếng Anh – một ngôn ngữ toàn cầu, vào hệ thống các hoạt động
kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực Quảng cáo và tiếp thị sản
phẩm.
Trong tiến trình tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng, tiếng Anh chính là chiếc
chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa đưa các doanh nghiệp vươn tầm ra thế
giới, với những cơ hội rộng mở và bên cạnh đó còn là đầy rẫy thách thức. Dù là

thách thức hay cơ hội, thì am hiểu, nắm rõ thị trường quốc tế vẫn là một nhu cầu
thiết yếu và tiếng Anh là kênh tối ưu để thực hiện nhiệm vụ này. Theo trang
www.hoinhap.org.vn, “Việt Nam cần thuyết phục được các đối tác rằng chúng ta đã
có rất nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực về môi trường và lao động.”!

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP

Những năm trở lại đây, việc kinh doanh không chỉ dừng lại ở một quốc gia, mà còn
phát triển, liên doanh, liên kết với khu vực và quốc tế, đòi hỏi cần có một ngôn ngữ
giữ vai trò kết nối. Với gần 60 quốc gia sử dụng làm ngôn ngữ chính, bên cạnh
tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử là ngôn ngữ thứ hai, không thể phủ nhận tiếng
Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, ngôn ngữ duy nhất có thể giữ vai trò
cầu nối giữa các quốc gia.
2.3.2. Các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành
 Marketing

Advertising: Quảng cáo
Auction-type pricing: Định giá trên cơ sở đấu giá
Benefit: Lợi ích
Brand acceptability: Chấp nhận nhãn hiệu
Brand awareness: Nhận thức nhãn hiệu
Brand equity: Giá trị nhãn hiệu
Brand loyalty: Trung thành nhãn hiệu
Brand mark: Dấu hiệu của nhãn hiệu
Brand name: Nhãn hiệu/tên hiệu

Brand preference: Ưa thích nhãn hiệu
Break-even analysis: Phân tích hoà vốn
Break-even point: Điểm hoà vốn
Buyer: Người mua
By-product pricing: Định giá sản phẩm thứ cấp
Captive-product pricing:Định giá sản phẩm bắt buộc
Cash discount: Giảm giá vì trả tiền mặt
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP

Cash rebate: Phiếu giảm giá
Channel level: Cấp kênh
Channel management: Quản trị kênh phân phối
Channels: Kênh(phân phối)
Communication channel: Kênh truyền thông
Consumer: Người tiêu dùng
Copyright: Bản quyền
Cost: Chi Phí
Coverage: Mức độ che phủ(kênh phân phối)
Cross elasticity: Co giãn (của cầu) chéo (với sản phẩm thay thế hay bổ sung)
Culture: Văn hóa
Customer: Khách hàng
Customer-segment pricing: Định giá theo phân khúc khách hàng
Decider: Người quyết định (trong hành vi mua)
Demand elasticity: Co giãn của cầu
Demographic environment: Yếu tố (môi trường) nhân khẩu

Direct marketing: Tiếp thị trực tiếp
Discount: Giảm giá
Diseriminatory pricing: Định giá phân biệt
Distribution channel: Kênh phân phối
Door-to-door sales: Bán hàng đến tận nhà
Dutch auction: Đấu giá kiểu Hà Lan
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP

Early adopter: Nhóm (khách hàng) thích nghi nhanh
Economic environment: Yếu tố (môi trường) kinh tế
End-user: Người sử dụng cuối cùng, khách hàng cuối cùng
English auction: Đấu giá kiểu Anh
Evaluation of alternatives: Đánh giá phương án
Exchange: Trao đổi
Exelusive distribution: Phân phối độc quyền
Franchising: Chuyển nhượng đặc quyền kinh tiêu
Functional discount: Giảm giá chức năng
Gatekeeper: Người gác cửa(trong hành vi mua)
Geographical pricing: Định giá theo vị trí địa lý
Going-rate pricing: Định giá theo giá thị trường
Group pricing: Định giá theo nhóm
Hori/ontal conflict: Mâu thuẫn hàng ngang
Image pricing: Định giá theo hình ảnh
Income elasticity: Co giãn (của cầu) theo thu nhập
Influencer: Người ảnh hưởng

Information search: Tìm kiếm thông tin
Initiator: Người khởi đầu
Innovator: Nhóm(khách hàng) đổi mới
Intensive distribution: Phân phối đại trà
Internal record system: Hệ thống thông tin nội bộ
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP

Laggard: Nhóm ( khách hàng) lạc hậu
Learning curve: Hiệu ứng thực nghiệm, hiệu ứng kinh nghiệm, hiệu ứng học tập
List price: Giá niêm yết
Location pricing: Định giá theo vị trí và không gian mua
Long-run Average Cost – LAC: Chi phí trung bình trong dài hạn
Loss-leader pricing: Định giá lỗ dể kéo khách
Mail questionnaire: Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi gửi thư
Market coverage: Mức độ che phủ thị trường
Marketing: Tiếp thị
Marketing chanel: Kênh tiếp thị
Marketing concept: Quan điểm thiếp thị
Marketing decision support system: Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Marketing information system: Hệ thống thông tin tiếp thị
Marketing intelligence: Tình báo tiếp thị
Marketing mix: Tiếp thị hỗn hợp Marketing research: Nghiên cứu tiếpthị
Markup pricing: Định giá cộng lời vào chi phí
Mass-customization marketing: Tiếp thị cá thể hóa theo số đông
Mass-marketing: Tiếp thị đại trà

Middle majority: Nhóm (khách hàng) số đông
Modified rebuy: Mua lại có thay đổi
MRO-Maintenance Repair Operating: Sản phẩm công nghiệp thuộc nhóm cung
ứng
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP

Multi-channel confliet: Mâu thuẫn đa cấp
Natural environment: Yếu tố (môi trường) tự nhiên Need: Nhu cầu
Network: Mạng lưới
Newtask: Mua mới
Observation: Quan sát
OEM – Original Equiment Manufacturer: Nhà sản xuất thiết bị gốc
Optional- feature pricing: Định giá theo tính năng tuỳ chọn
Packaging: Đóng gói
Perecived – value pricing: Định giá theo giá trị nhận thức
Personal interviewing: Phỏng vấn trực tiếp
Physical distribution: Phân phối vật chất
Place: Phân phối
Political-legal environment: Yếu tố (môi trường) chính trị pháp lý
Positioning: Định vị
Post-purchase behavior: Hành vi sau mua
Price: Giá
Price discount: Giảm giá
Price elasticity: Co giãn ( của cầu) theo giá
Primary data: Thông tin sơ cấp

Problem recognition: Nhận diện vấn đề
Product: Sản phẩm
Product Concept: Quan điểm trọng sản phẩm
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP

Product-building pricing: Định giá trọn gói
Product-form pricing: Định giá theo hình thức sản phẩm
Production concept: Quan điểm trọng sản xuất
Product-line pricing: Định giá theo họ sản phẩm
Product-mix pricing: Định giá theo chiến lược sản phẩm
Product-variety marketing: Tiếp thị đa dạng hóa sản phẩm
Promotion: Chiêu thị
Promotion pricing: Đánh giá khuyến mãi
Pulic Relation: Quan hệ cộng đồng
Pull Strategy: Chiến lược (tiếp thị) kéo
Purchase decision: Quyết định mua
Purchaser: Người mua (trong hành vi mua)
Push Strategy: Chiến lược tiếp thị đẩy
Quantity discount: Giảm giá cho số lượng mua lớn
Questionaire: Bảng câu hỏi
Relationship marketing: Tiếp thị dựa trên quan hệ
Research and Development (R & D): Nguyên cứu và phát triển
Retailer: Nhà bán lẻ
Sales concept: Quan điểm trọng bán hàng
Sales information system: Hệ thống thông tin bán hàng

Sales promotion: Khuyến mãi
Satisfaction: Sự thỏa mãn
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sealed-bid auction: Đấu giá kín
Seasonal discount: Giảm giá theo mùa
Secondary sata: Thông tin thứ cấp
Segment: Phân khúc
Segmentation: (Chiến lược) phân thị trường
Selective attention: Sàng lọc
Selective distortion: Chỉnh đốn
Selective distribution: Phân phối sàn lọc
Selective retention: Khắc họa
Service channel: Kênh dịch vụ
Short-run Average Cost –SAC: Chi phí trung bình trong ngắn hạn
Social –cultural environment: Yếu tố (môi trường) văn hóa xã hội
Social marketing concept: Quan điểm tiếp thị xã hội
Special-event pricing: Định giá cho những sự kiện đặc biệt
Straight rebuy: Mua lại trực tiếp
Subculture: Văn hóa phụ
Survey: Điều tra
Survival objective: Mục tiêu tồn tại
Target market: Thị trường mục tiêu
Target marketing: Tiếp thị mục tiêu
Target-return pricing: Định gía theo lợi nhuận mục tiêu

Task environment: Môi trường tác nghiệp
SVTT: MAI HỮU NAM

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP

Technological enenvironment: Yếu tố (môi trường) công nghệ
The order-to-payment eyele: Chu kỳ đặt hàng và trả tiền
Timing pricing: Định giá theo thời điểm mua
Trade mark: Nhãn hiệu đăng ký
Transaction: Giao dịch
Two-part pricing: Định giá hai phần
User: Người sử dụng
Value: Giá trị
Value pricing: Định giá theo giá trị
Vertical conflict: Mâu thuẫn hàng dọc
Want: Mong muốn
Wholesaler: Nhà bán sĩ
 Quảng cáo

TVC (Television Commercial): các quảng cáo trên TV
Print ad: Quảng cáo trên các báo, tạp chí.

SVTT: MAI HỮU NAM

Page 25



×