Tải bản đầy đủ (.doc) (208 trang)

Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.2 KB, 208 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số
liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Đức Lự


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG
TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG XÂY
DỰNG CHÍNH QUY Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH
ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1.
Đơn vị cơ sở và xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các
binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
1.2.
Những vấn đề cơ bản về công tác đảng, công tác chính
trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các binh
đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG


TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG XÂY
DỰNG CHÍNH QUY Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH
ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM
2.1.
Thực trạng công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng
chính quy ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội
nhân dân Việt Nam
2.2.
Nguyên nhân và kinh nghiệm công tác đảng, công tác
chính trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các
binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG
3
TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG XÂY
DỰNG CHÍNH QUY Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ CÁC BINH
ĐOÀN CHỦ LỰC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường công tác đảng, công
tác chính trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các binh
đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay
3.2.
Những giải pháp tăng cường công tác đảng, công tác
chính trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các
binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam giai
đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ


Trang

5
10

28
28
44

73
73
95

112
112

127
171
173


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

174
190


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT
1
2
3
4
5

Chữ viết đầy đủ
Ban Chấp hành Trung ương
Binh đoàn chủ lực
Bộ Quốc phòng
Bộ Tổng Tham mưu

Chữ viết tắt
BCHTW
BĐCL
BQP
BTTM

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

6
7
8
9
10
11
12


Công tác đảng, công tác chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng ủy Quân sự Trung ương
Đơn vị cơ sở
Hà Nội
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

CTĐ, CTCT
ĐCSVN
ĐUQSTW
ĐVCS
H
Nxb. QĐND

Quân ủy Trung ương

QUTW

13

Sẵn sàng chiến đấu

SSCĐ

14

Tổng cục Chính trị

TCCT


15
16
17

Vững mạnh toàn diện
Xã hội chủ nghĩa
Xây dựng chính quy

VMTD
XHCN
XDCQ


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài: “Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng chính quy ở
đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn
hiện nay” là vấn đề được nghiên cứu sinh quan tâm trăn trở, ấp ủ, đầu tư trí
tuệ và công sức nghiên cứu từ lâu, xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm học
tập, công tác của nghiên cứu sinh ở các nhà trường quân đội và ĐVCS các
BĐCL. Quá trình triển khai đề tài nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở hệ thống
nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội kiểu mới của giai
cấp công nhân; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà
nước ta về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại; tham khảo kết quả các công trình khoa học nghiên cứu
ở nước ngoài và trong nước có liên quan; dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn
XDCQ và CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL từ năm 2006 đến nay.
Đề tài luận án tập trung luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về XDCQ

và CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam;
đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong XDCQ;
xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường CTĐ, CTCT trong XDCQ ở
ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy là yêu cầu khách
quan, yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho quân đội luôn
tập trung thống nhất, chặt chẽ về tổ chức và hoạt động; chuẩn mực về lễ tiết,
tác phong quân nhân; nghiêm minh về kỷ luật; tập trung thống nhất trong lãnh
đạo, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến; mọi quân nhân có ý chí, trách nhiệm cao
trong huấn luyện, SSCĐ và công tác. XDCQ đã trở thành nhiệm vụ cơ bản,
thường xuyên của các cơ quan, ĐVCS trong toàn quân.


6
CTĐ, CTCT trong xây dựng chính quy luôn giữ vai trò đặc biệt quan
trọng, là nhân tố quyết định giữ vững định hướng chính trị, tạo nên sự thống nhất
ý chí và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp và nâng cao chất lượng, hiệu
quả XDCQ. Tiến hành CTĐ, CTCT trong XDCQ vừa là vấn đề có tính nguyên
tắc, vừa là nội dung, nhiệm vụ cơ bản, cấp thiết đối với các cấp ủy, tổ chức đảng,
cơ quan chính trị, đội ngũ chính ủy, chính trị viên và cán bộ, đảng viên ở
ĐVCS trong toàn quân hiện nay.
Đơn vị cơ sở ở các BĐCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong
quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ; huấn luyện quân sự, trực ban sẵn
sàng chiến đấu, XDCQ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất,
công tác của các BĐCL. Nhiệm vụ XDCQ và CTĐ, CTCT trong XDCQ của
các BĐCL được thực hiện chủ yếu ở ĐVCS. Tiến hành CTĐ, CTCT trong
XDCQ ở ĐVCS là vấn đề đặc biệt quan trọng, trực tiếp góp phần xây dựng
đơn vị cơ sở VMTD, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu
của các BĐCL ngang tầm đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ xây dựng quân đội

cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ mới.
Những năm qua, ĐVCS các BĐCL đã tập trung quán triệt và tổ chức
thực hiện các chỉ thị của Thường vụ ĐUQSTW (nay là Thường vụ QUTW)
“Về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy trong giai đoạn mới”
[51] và Chỉ thị của Bộ trưởng BQP “Về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
trong toàn quân” [17]; đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, kế hoạch, nội
dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT trong XDCQ và đã thu
được nhiều kết quả; trực tiếp góp phần xây dựng đơn vị cơ sở VMTD, hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL còn nhiều mặt hạn
chế cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện; nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTĐ, CTCT còn
chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp; chất lượng xây dựng văn bản chưa


7
có sự thống nhất về hình thức, tính chính quy về nội dung còn nhiều hạn chế.
Công tác giáo dục pháp luật cho bộ đội tiến hành chưa đồng bộ, thường xuyên;
phương pháp, tác phong công tác của một số cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ
chính trị cấp cơ sở còn biểu hiện lúng túng, thiếu tỉ mỉ, cụ thể, chưa thật sự khoa
học, chưa đáp ứng kịp sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ huấn
luyện, SSCĐ và chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, VMTD.
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng XHCN và đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta đang phát triển nhanh chóng, đứng trước những thời cơ,
thuận lợi đan xen với những nguy cơ, thách thức không thể xem thường. Tranh
chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên biển Đông tiếp tục diễn
ra gay gắt, phức tạp. Nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc có bước phát triển mới, yêu cầu ngày càng cao. Nhiệm vụ huấn luyện,
SSCĐ, XDCQ, xây dựng đơn vị VMTD, sản xuất, công tác của ĐVCS các

BĐCL đang diễn biến nhanh chóng và ngày càng phức tạp đang đặt ra đòi hỏi
phải tăng cường CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Công tác đảng, công tác chính
trị trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân
dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và
Chính quyền Nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Luận giải làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề
xuất những giải pháp tăng cường CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các
BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về XDCQ và CTĐ, CTCT
trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam.


8
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm
CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường CTĐ,
CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL
Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn, thực trạng, kinh nghiệm, yêu cầu và giải pháp CTĐ, CTCT
trong XDCQ ở ĐVCS đủ quân, làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ ở các BĐCL
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát ở ĐVCS các BĐCL (Binh đoàn

Quyết Thắng, Binh đoàn Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên và Binh đoàn
Cửu Long) chủ yếu giới hạn từ năm 2006 đến 2016.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Là hệ thống những nguyên lý, nguyên tắc, quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân; tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về xây dựng quân đội chính quy và tiến hành
CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Các nghị quyết, chỉ thị của
QUTW, BQP và TCCT về CTĐ, CTCT trong xây dựng quân đội chính quy
và xây dựng đơn vị VMTD trong giai đoạn hiện nay.
* Cơ sở thực tiễn: Hiện thực XDCQ và hoạt động CTĐ, CTCT trong
XDCQ ở ĐVCS các BĐCL; các báo cáo, tổng kết về CTĐ, CTCT trong
XDCQ và xây dựng đơn vị VMTD ở ĐVCS các BĐCL; các kết quả điều tra,
khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh ở Binh đoàn Quyết Thắng, Binh đoàn


9
Hương Giang, Binh đoàn Tây Nguyên và Binh đoàn Cửu Long Quân đội nhân
dân Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của
khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp:
lôgic - lịch sử; phân tích - tổng hợp; tổng kết thực tiễn; phương pháp điều tra,
khảo sát và phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải làm rõ về quan niệm, vai trò, đặc điểm CTĐ, CTCT trong XDCQ
ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Khái quát rút ra một số kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong XDCQ ở
ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đề xuất một số nội dung, hình thức, biện pháp cụ thể có tính khả thi

tăng cường CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL Quân đội nhân dân
Việt Nam giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn
đề lý luận về CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL; cung cấp thêm
cơ sở khoa học giúp cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị
các cấp nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến
hành CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS. Luận án có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ,
CTCT ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Gồm phần: Mở đầu; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục các công
trình của tác giả đã được công bố; danh mục các tài liệu tham khảo; phụ
lục.


10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề xây dựng quân đội chính quy và CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ xây
dựng quân đội chính quy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước và
nước ngoài có liên quan được công bố dưới dạng sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo, đề tài khoa học nghiên cứu cơ bản, đề tài luận án, các bài báo
khoa học, các bài viết tham gia hội thảo khoa học... Theo đó, tác giả lựa chọn
tổng quan về một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
1. Các công trình nghiên cứu về xây dựng quân đội chính quy
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về xây dựng quân
đội chính quy
“Các lực lượng vũ trang Liên Xô” [20] ; “Lực lượng vũ trang các
nước trên thế giới” [84]; “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thế kỷ

21” [104]; “Xu hướng mới trong xây dựng quân đội thế kỷ 21” [169];
“Lược sử quân đội các nước Đông Nam Á” [85]; “Mài sắc răng hổ” [87];
“Hiện đại hóa người lính - phụ thuộc ngân sách nhưng tiềm năng lớn”
[71]; “Nhật Bản: Dự đoán tiềm lực quân sự trong 10 năm tới” [95];
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tiếp cận và luận giải những
vấn đề về xây dựng sức mạnh tổng hợp của quân đội nói chung và xây
dựng quân đội chính quy, hiện đại nói riêng; chỉ ra vấn đề tất yếu khách
quan về xây dựng sức mạnh tổng hợp đối với mọi quân đội trong lịch sử
phát triển quân sự thế giới. Đồng thời, đã đưa ra nhận định: trong thế kỷ
XXI, việc xây dựng quân đội chính quy, hiện đại là một xu hướng lớn,
mang tính quốc tế hóa ngày càng rõ rệt; đặc biệt là đối với các quân đội
hiện đại của các nước lớn như Mỹ, Trung quốc, Nga, Anh, Pháp, Ấn
Độ…. Trong đó, xây dựng quân đội chính quy cần tập trung vào những
nội dung cụ thể như: ngày càng hoàn thiện về tổ chức biên chế, hiện đại
hóa vũ khí, trang bị, phương tiện quân sự, hệ thống điều lệnh, điều lệ và


11
các quy định thống nhất về hệ thống tổ chức chỉ huy, quản lý, điều hành
các lĩnh vực hoạt động của quân đội được xây dựng dựa trên cơ sở pháp
luật của nhà nước, phù hợp với đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội
và tiềm lực quốc phòng của mỗi quốc gia.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước về xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam chính quy
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, sự cần thiết phải
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy
Khi bàn về “Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân
dân” [67], Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định:
“Trên cơ sở giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng của
quân đội, cần phải đẩy mạnh chính quy hóa và hiện đại hóa quân đội.

Chính quy hóa là bước đi tất yếu của mọi quân đội khi mà tổ chức quân
đội đã phát triển đến một trình độ hoàn chỉnh nhất định. Quân đội càng
tiến lên hiện đại thì yêu cầu tập trung thống nhất càng cao, vấn đề chính
quy hóa càng phải được đẩy mạnh” [67, tr.135].
Đồng thời, tác giả chỉ rõ: chính quy hóa là thực hiện sự thống nhất quân
đội về mặt tổ chức dựa trên những chế độ, điều lệnh, quy định nhằm đưa toàn
bộ hoạt động của quân đội vào nền nếp thống nhất, nâng cao tính tổ chức, tính
tập trung, tính kỷ luật, tính khoa học, đạt đến trình độ kiên quyết và nhất trí
cao, đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận của quân đội trong chiến
tranh. Chính quy hóa gắn với việc xây dựng, ban hành và không ngừng hoàn
thiện các chế độ, điều lệnh, điều lệ và việc chấp hành các chế độ, điều lệnh,
điều lệ đó. Yêu cầu về xây dựng chính quy quân đội phải trên cơ sở các
nguyên tắc về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản và cần phải
xuất phát từ tình hình và nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
không ngừng phát triển của quân đội. Để đẩy mạnh chính quy hóa quân đội,
một trong những vấn đề hết sức quan trọng là phải nâng cao ý thức tổ chức và


12
kỷ luật của quân đội. Cần phải tiếp tục làm cho bộ đội có nhận thức sâu sắc về
vai trò và yêu cầu của kỷ luật đối với một quân đội chính quy, hiện đại; phải tạo
nên một bước chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tổ chức, kỷ luật cũng như nền nếp
quản lý bộ đội, làm cho toàn quân nghiêm chỉnh thực hiện các chế độ, điều lệnh,
điều lệ, triệt để chấp hành mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên. Trong quá trình
đẩy mạnh chính quy hóa quân đội, cần phải giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa
tập trung và dân chủ, giữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và vai trò của người chỉ
huy, chủ trì, quan hệ giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới. Phải kết
hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, gắn chặt việc giáo dục
thuyết phục với việc rèn luyện, quản lý nghiêm ngặt; kết hợp nâng cao tính tự
giác với yêu cầu cương vị, chức trách, nhiệm vụ cần phải làm; tiến hành thưởng

phạt nghiêm minh. Phải phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ tập thể
của cán bộ và chiến sĩ đối với việc quản lý kỷ luật, chấp hành điều lệnh, điều lệ,
chế độ quy định. Trong đó, vai trò gương mẫu và trình độ tổ chức, quản lý của
cán bộ có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong cuốn “Đẩy mạnh xây dựng chính quy nâng cao chất lượng chiến
đấu của quân đội ta” [30], Đại tướng Văn Tiến Dũng khẳng định: Chính quy
hóa là bước đi tất yếu của mọi quân đội thường trực của các nhà nước trong
lịch sử; chính quy hóa càng phải cao khi quân đội càng được trang bị hiện đại;
chính quy hóa của mọi quân đội phản ánh trước hết bản chất giai cấp của
quân đội đó; đẩy mạnh chính quy hóa trên cơ sở tăng cường bản chất giai cấp
công nhân, đi đôi với nâng cao trình độ hiện đại hóa là một yêu cầu cấp thiết
đối với quân đội ta hiện nay. Quân đội ta đang đứng trước những nhiệm vụ
quân sự trọng đại trong giai đoạn cách mạng mới, để bảo đảm cho quân đội có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vấn đề tất yếu là phải tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, hiện đại.
Sức mạnh chiến đấu của quân đội ta là kết quả tổng hợp của ba mặt xây dựng:
cách mạng, chính quy và hiện đại. Ba mặt đó đều rất quan trọng và liên quan


13
mật thiết với nhau. Vấn đề đẩy mạnh chính quy hóa của quân đội ta là vấn đề
tăng cường sự thống nhất tập trung của quân đội về mặt tổ chức, dựa trên sự
thống nhất về tư tưởng chính trị nhằm đạt đến sự thống nhất cao trong mọi
hành động: chiến đấu, công tác, sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng
chiến đấu của quân đội, bảo đảm cho quân đội ta phát huy hơn nữa sức mạnh
tổng hợp của mình, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng,
công tác trong giai đoạn mới cũng như về lâu dài. Trong vấn đề chính quy hóa
quân đội có nhiều nội dung như: thống nhất về biên chế, tổ chức, trang bị của
quân đội; thống nhất về lãnh đạo, chỉ huy, quản lý bộ đội; thống nhất về cách
đánh, huấn luyện, giáo dục, công tác, sinh hoạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ …;

thống nhất về kỷ luật (khen thưởng và xử phạt …). Thực hiện đầy đủ, có chất
lượng và hiệu quả các nội dung chính quy hóa quân đội là:
“nhằm nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, tính tập trung thống nhất, tính
khoa học trong toàn bộ hoạt động của quân đội, tăng cường sự thống nhất
đến mức cao độ của quân đội ta cả trong chiến đấu, xây dựng, học tập,
công tác và sinh hoạt, khiến cho quân đội ta khi hành động thì trăm vạn
người chỉ như một người, phát huy đến mức cao độ sức mạnh của mình,
chiến thắng quân thù, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ” [30, tr. 6].
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề xây
dựng sức mạnh tổng hợp của quân đội càng trở nên cấp thiết. Nghiên cứu về
“Xây dựng quân đội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
[74], Đại tướng Đoàn Khuê nhấn mạnh:
“Vấn đề mấu chốt hiện nay là tập trung sức tạo một bước chuyển
biến mạnh mẽ về chất lượng tổng hợp, toàn diện của quân đội nhân dân
trong đó lấy chất lượng chính trị làm cơ sở, bảo đảm cho quân đội luôn
là một lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy
của Đảng, của Nhà nước và nhân dân” [74, tr. 251].


14
Nội dung xây dựng sức mạnh tổng hợp của quân đội bao gồm: Xây
dựng quân đội nhân dân thực sự là quân đội cách mạng; tập trung xây dựng
quân đội thực sự chính quy, có trình độ tổ chức kỷ luật cao, tự giác và nghiêm
minh, bảo đảm cho toàn quân, từ ĐVCS đến các học viện, nhà trường và các
cơ quan chiến lược, là một khối thống nhất, vững chắc trong tư tưởng và hành
động, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó; tiếp tục chấn chỉnh, ổn định tổ chức, biên chế quân đội, phù hợp với yêu
cầu của thời bình và sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các tình huống xảy ra;
nâng cao chất lượng huấn luyện bộ đội theo yêu cầu mới của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và vấn đề xây dựng Quân đội nhân dân hiện đại.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về nội dung xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam chính quy
Tiếp tục nghiên cứu về “Xây dựng Quân đội vững mạnh bảo vệ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [151], Thượng tướng Phạm Văn Trà đã
đề cập nhiều vấn đề quan trọng định hướng cho nhiệm vụ xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cần phải
được quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh
vực trong toàn quân, trọng tâm hướng về xây dựng ĐVCS vững mạnh toàn diện.
Trong đó, tác giả nhấn mạnh:
“Trong xây dựng đơn vị cơ sở, phải đặc biệt quan tâm xây dựng chính quy
và quản lý kỷ luật quân đội. Tiếp tục tăng cường duy trì nghiêm nền nếp chính quy,
giữ nghiêm kỷ luật quân đội. Trước mắt phải chấn chỉnh bằng được, tiến tới xây
dựng thành ý thức tự giác, thói quen việc mang mặc, tác phong quân nhân nơi làm
việc, hội họp và khi ra ngoài doanh trại, thực hiện nghiêm chế độ quản lý con
người, quản lý vũ khí, trang bị, chế độ giáo dục, huấn luyện và chế độ sẵn sàng
chiến đấu, làm việc theo chức trách, hiệp đồng theo điều lệnh, mọi vi phạm kỷ luật
quân đội, pháp luật nhà nước phải được xử lý nghiêm, kịp thời, bảo đảm tính giáo
dục cao” [151, tr. 17].


15
Những nội dung nêu lên tuy mới là bước đầu nghiên cứu nhưng đó là
những tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình xây dựng lực
lượng vũ trang, quân đội cách mạng của Đảng. Qua đó, góp phần phát triển
thêm một bước lý luận về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn cả nước đi lên
CNXH, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm
cho Quân đội nhân dân luôn là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của
Đảng, Nhà nước và nhân dân, có đủ sức mạnh tổng hợp, sẵn sàng chiến đấu
và chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi

tình huống. Đây là những khối lượng kiến thức mà tác giả có thể tiếp thu có
chọn lọc để tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận của đề tài luận án.
Đề tài “Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về mọi mặt trong giai
đoạn mới” [169], là đề tài thuộc Chương trình khoa học “Những luận cứ khoa
học của chiến lược quốc phòng - an ninh trong giai đoạn mới”, mã số KX-0913, theo Quyết định 246-CT, ngày 08 tháng 8 năm 1991 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Mục tiêu của đề tài bao gồm
việc xác định những luận cứ khoa học xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
trong giai đoạn mới; kiến nghị phương hướng và giải pháp tổng quát xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, giải pháp riêng xây dựng Quân đội nhân
dân và Công an nhân dân. Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; an ninh nhân dân, cảnh sát nhân
dân, bộ đội biên phòng và an ninh quần chúng, là những lực lượng nòng cốt
của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; trong đó, đối tượng nghiên
cứu chủ yếu là Quân đội nhân dân gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương
và Công an nhân dân gồm an ninh nhân dân và cảnh sát nhân dân. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài KX-09-13 tập trung nghiên cứu xây dựng Quân đội
nhân dân và Công an nhân dân về chính trị, tổ chức, cán bộ, chính sách.
Nghĩa là tập trung xây dựng con người, các yếu tố chính trị - tinh thần và kinh


16
tế - xã hội của lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng mối quan hệ giữa con
người và con người trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, xây dựng
mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang nhân dân với toàn xã hội. Trên cơ sở đó,
đề xuất những giải pháp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về
mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN trong giai đoạn mới.
Đề tài cấp BQP “Xây dựng chính quy Quân đội nhân dân Việt Nam
trong thời kỳ mới” [166], trong đó đã luận giải làm rõ những tư tưởng chủ yếu
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm của Đảng ta về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy và
thực tiễn xây dựng quân đội chính quy qua các thời kỳ. Bước đầu xây dựng
được khái niệm về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy trong
thời kỳ mới; chỉ ra được chủ thể, lực lượng, đối tượng, nội dung xây dựng
quân đội chính quy trong thời kỳ mới. Xác định những vấn đề có tính nguyên
tắc và tiêu chí đánh giá xây dựng quân đội chính quy trong thời kỳ mới; đánh
giá thực trạng trên một số vấn đề, rút ra nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm
xây dựng quân đội chính quy trong thời gian vừa qua. Xác định sự tác động
của tình hình thế giới, khu vực, trong nước; đặc điểm xây dựng quân đội và
những thuận lợi, khó khăn về xây dựng quân đội trong thời kỳ mới; đề xuất
được những giải pháp cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính
quy trong thời kỳ mới.
Thành công của các đề tài này đã kịp thời cung cấp thêm những cơ sở
khoa học cho Đảng, Nhà nước, ĐUQSTW (nay là QUTW), BQP, Đảng ủy
Công an Trung ương, Bộ Công an trong việc hoạch định đường lối quân sự
quốc phòng và an ninh, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội
dung, biện pháp xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong giai đoạn mới.


17
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về hình thức, biện pháp xây dựng chính
quy, rèn luyện kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Trọng Thắng, “Quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 86
của ĐUQSTW về công tác giáo dục - đào tạo” [127]; Phí Minh Hải, “Một số
vấn đề về đẩy mạnh chính quy hóa quân đội ta hiện nay” [69]; Phùng Quang
Thanh, “Từng bước hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập, phát triển” [123]; Trần Phước Tới, “Tình hình chấp hành kỷ luật
trong Quân đội năm 2010 và những vấn đề đặt ra” [151]; Phạm Đức Lâm,
“Một số kinh nghiệm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện ở Đoàn B.95 ”

[79]; Trần Văn Kình, “Sư đoàn 3 đẩy mạnh xây dựng chính quy, rèn luyện
kỷ luật” [75]; Tô Đình Phùng, “Đẩy mạnh xây dựng chính quy Quân đội
nhân dân Việt Nam trong tình hình mới” [102]; Nguyễn Công Tính,
“Kinh nghiệm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện ở đoàn 968” [134];
Nguyễn Đức Hải, “Một số giải pháp xây dựng Binh đoàn Tây Nguyên
vững mạnh toàn diện” [68]; Nguyễn Tân Cương, “Quân đoàn 1 đẩy mạnh
xây dựng chính quy” [27]; Phan Thành Chung, “Một số giải pháp xây
dựng chính quy ở Trung tâm Huấn luyện thực hành và huấn luyện kíp
tàu” [22]; Nguyễn Văn Thái, “Ngành kỹ thuật Quân khu 1 đẩy mạnh xây
dựng chính quy” [121]; Nguyễn Văn Cốc, “Lữ đoàn Công binh 229 tập
trung nâng cao chất lượng huấn luyện” [24]; Nguyễn Văn Khánh, “Tiếp
tục đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp trong quân đội” [73]; Nguyễn
Quang Luyến, “Sư đoàn Phòng không 365 tập trung xây dựng vững mạnh
toàn diện [83]; Lương Đình Lành, “Sư đoàn 9 tập trung xây dựng vững
mạnh toàn diện” [78]; Lê Minh Quang, “Sư đoàn 330 gắn công tác quản lý
tư tưởng với giáo dục pháp luật” [103]; Ngô Xuân Lịch, “Đẩy mạnh xây
dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại” [82]; Trương Quang Lệnh, “Giải pháp nâng cao chất lượng huấn luyện,
sẵn sàng chiến đấu ở Lữ đoàn Pháo binh 572” [81]; Nguyễn Văn Nhạc, “Sư


18
đoàn Phòng không 375 tập trung huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ
thuật” [94].
Đây là các công trình nghiên cứu quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII của Đảng vào thực tiễn xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại; đồng thời tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ thị 37CT/ĐUQSTW, ngày14/4/1993 của Thường vụ ĐUQSTW (nay là QUTW) về
“Đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy trong giai đoạn mới” [51] và Chỉ
thị 917/1999/CT-QP, ngày 22/6/1999, của Bộ trưởng BQP về “Xây dựng đơn

vị vững mạnh toàn diện trong toàn quân” [17]. Các tác giả tập trung phân tích
làm rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng sức mạnh tổng hợp của
quân đội và xây dựng đơn vị VMTD trong toàn quân. Trong đó nhấn mạnh,
cùng với việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng
cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội và xây dựng đơn
vị VMTD, vấn đề xây dựng quân đội chính quy là một đòi hỏi khách quan và
cấp thiết. Mục đích của XDCQ là nhằm tạo sự tập trung thống nhất cao về tư
tưởng chính trị, ý chí và hành động, đảm bảo cho quân đội có tổ chức chặt
chẽ, thống nhất về trang phục, mẫu mực về lễ tiết, tác phong quân nhân,
nghiêm minh về kỷ luật, khoa học trong hiệp đồng tác chiến. Xây dựng quân
đội chính quy có nội dung rất rộng lớn, liên quan tới mọi tổ chức, mọi quân
nhân, mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của quân đội, đơn vị. Phải coi trọng
tính toàn diện, đồng thời tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc từng mặt, làm cơ sở để xây dựng đơn
vị VMTD. Thời gian tới, cần chú ý nâng cao trình độ chính quy trong huấn
luyện, SSCĐ; quản lý bộ đội, quản lý vũ khí, trang bị; thống nhất về trang
phục, lễ tiết, tác phong quân nhân; thực hiện chức trách và chế độ quy định.
Kết hợp chặt chẽ xây dựng nền nếp chính quy với duy trì nghiêm kỷ luật quân
đội, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Cần phải có nhận thức đúng đắn và


19
đầy đủ về mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển
của các yếu tố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính
trị trong xây dựng quân đội chính quy
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về công tác đảng,
công tác chính trị trong xây dựng quân đội chính quy
“Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng
vũ trang Liên Xô từ năm 1918 - 1973” [135]; “Giáo trình công tác đảng công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô viết” [66]; “Giáo trình

công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [65]; “Điều
lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [60];
Dựa trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây
dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản và đặc điểm hoạt động của quân
đội các nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, các công trình nghiên cứu
đã đi sâu luận giải làm rõ về vị trí, vai trò, bản chất, chức năng, nhiệm vụ của
quân đội; bổ sung, phát triển lý luận về xây dựng sức mạnh chiến đấu tổng
hợp của quân đội và khẳng định: tiến hành CTĐ, CTCT trong xây dựng quân
đội vô sản là một nguyên tắc cơ bản, bất di, bất dịch; đồng thời chỉ rõ vị trí,
vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ,
CTCT trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của quân đội, bảo đảm cho việc xây
dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng
hợp, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang, quân đội. Hoạt động
CTĐ, CTCT luôn chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cơ sở
chính trị, kinh tế - xã hội, tiềm lực quốc phòng, ... Các chủ thể, các lực lượng
tiến hành CTĐ, CTCT cần nắm vững xu hướng vận động phát triển của tình
hình, đặc điểm tổ chức và hoạt động của quân đội và yêu cầu nhiệm vụ xây
dựng quân đội để không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả
CTĐ, CTCT trong quân đội. Tuy nhiên, vấn đề tiến hành CTĐ, CTCT trong
XDCQ ở đơn vị chủ lực cơ động, làm nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ chưa có


20
công trình nào luận bàn một cách trực tiếp, cụ thể, có hệ thống với tính chất là
một công trình khoa học chuyên biệt.
2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy
Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chủ thể, lực lượng, đối tượng, nội dung,
hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ, đã có một số sách, giáo
trình, tài liệu, bài tham luận hội thảo, các đề tài nghiên cứu cơ bản, các đề tài

luận án và các bài báo khoa học đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau:
“Điều lệ công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân
Việt Nam” [56], khẳng định rằng: “Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành của Quân đội, CTĐ, CTCT đã góp phần quan trọng giữ vững
và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội; xây dựng quân đội
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị, lực
lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước XHCN và của
nhân dân [56, tr. 6]; Giáo trình Lịch sử CTĐ, CTCT trong Quân đội nhân dân
Việt Nam [137], quán triệt và vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của chủ
nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản, để
lãnh đạo chặt chẽ quân đội về mọi mặt, trong mọi tình huống, ngay từ khi mới
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
quan tâm đến chế độ CTĐ, CTCT trong quân đội; “CTĐ, CTCT trong Quân
đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời những hoạt động
lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; là một phương thức quan trọng để thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, để xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; là cơ sở chính trị tinh thần cho quân
đội hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cùng với sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội, CTĐ, CTCT
cũng được hình thành và ngày càng phát triển cả về lý luận, tổ chức và hoạt
động thực tiễn, góp phần to lớn vào việc giữ vững và phát huy bản chất giai


21
cấp công nhân và truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội, xây dựng
quân đội vững mạnh về mọi mặt, đoàn kết nội bộ, gắn bó mật thiết với nhân
dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đoàn kết với bạn bè quốc tế, làm cho
quân đội không ngừng trưởng thành và chiến thắng” [137, tr. 4].
“Giáo trình CTĐ, CTCT (Dùng cho đào tạo cán bộ cấp chiến thuật,
chiến dịch)” [141], đề cập hệ thống các kiến thức cơ bản về CTĐ, CTCT theo

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta;
gắn liền với đặc điểm hoạt động của ĐVCS, phổ biến những kinh nghiệm
thực tiễn và hướng dẫn tay nghề CTĐ, CTCT phù hợp với mục tiêu, yêu cầu
đào tạo của các học viện, nhà trường quân đội.
“Giáo trình CTĐ, CTCT (Dùng cho đào tạo cán bộ cấp phân đội)”
[142], khẳng định rằng, CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ xây dựng chính quy ở
đại đội có vai trò rất quan trọng, nhằm góp phần tạo nên sự thống nhất ý chí
và hành động trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng đơn vị chính quy,
VMTD. Đồng thời, xác định các yêu cầu và nội dung, hình thức, biện pháp
CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ XDCQ ở đại đội.
Kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy: CTĐ, CTCT trong
lực lượng vũ trang, quân đội và trong các nhiệm vụ của đơn vị quân đội có vị trí,
vai trò rất quan trọng, là linh hồn, mạch sống của Quân đội ta. Vì vậy, tiến hành
CTĐ, CTCT ở từng cơ quan, ĐVCS, trong tất cả các nhiệm vụ, trong đó có
nhiệm vụ xây dựng quân đội chính quy, đây vừa là vấn đề có tính nguyên tắc,
vừa là một hoạt động cơ bản trong xây dựng và hoạt động của mỗi đơn vị và
toàn quân. Các công trình trên, một mặt đang đề cập chung cho các đối tượng;
mặt khác, do mục đích, mục tiêu nghiên cứu khác nhau nên cách tiếp cận và đi
vào nghiên cứu từng đối tượng cụ thể, đa dạng và phong phú. Song, chưa có
công trình nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống, cụ thể về vị trí, vai trò, nội
dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ XDCQ ở ĐVCS các
BĐCL Quân đội nhân dân Việt Nam.


22
Ngô Văn Quỳnh,“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kỷ luật vào
giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội” [114]; Nguyễn Văn Nghĩa, “Công tác
đảng, công tác chính trị trong xây dựng thế trận phòng không bảo vệ Tổ
quốc giai đoạn hiện nay” [97; Nguyễn Như Hội, “Công tác đảng, công
tác chính trị trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh trên địa bàn Tây

Nguyên hiện nay” [72]; Trần Đại Nghĩa, “Công tác đảng, công tác chính
trị trong nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Quần đảo Trường Sa của
các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân hiện nay” [98]; Lê Văn Bình,
“Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, xây dựng tinh thần đoàn kết trong
quân đội trước yêu cầu mới” [5]; Trịnh Minh Sơn, “Tiếp tục giáo dục
pháp luật và kỷ luật quân đội cho quân nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
[116]; Phạm Hồng Thái, “Kết quả và một số kinh nghiệm hoạt động CTĐ,
CTCT ở Lữ đoàn Phòng không 241, Quân đoàn 1” [122]; Nguyễn Mạnh
Thủy, “Chủ động khắc phục tình trạng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của
Hạ sĩ quan, Binh sĩ hiện nay” [130]; Nguyễn Văn Biên, “Công tác đảng,
công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống bạo loạn lật đổ của bộ
đội địa phương các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc” [4]. Lê Văn Nhựt, “Một
số kết quả hoạt động CTĐ, CTCT ở Sư đoàn 330, Quân khu 9” [96];
Nguyễn Xuân Sơn, “Kết quả và kinh nghiệm hoạt động CTĐ, CTCT ở Sư
đoàn 9, Quân đoàn 4” [115]; Nguyễn Văn Thành, “Hoạt động CTĐ,
CTCT trong tổ chức cơ động tác chiến của quân đoàn trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc” [126].
Trong các công trình khoa học trên đây, mặc dù mỗi tác giả có cách
tiếp cận khác nhau, đều khẳng định XDCQ và tăng cường kỷ luật là một đòi
hỏi tất yếu khách quan, được tiến hành đồng bộ bằng hệ thống các giải pháp,
trong đó CTĐ, CTCT là biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm quán triệt và giữ
vững định hướng chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng,
năng lực chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn tổ chức của đội ngũ cán bộ chủ trì, chỉ
huy các cấp và cơ quan chính trị ở ĐVCS trong toàn quân; là một nội dung


23
cơ bản, thường xuyên trong hoạt động của cấp ủy, chỉ huy và cơ quan chính
trị các cấp, là trách nhiệm của mọi tổ chức, lực lượng tham gia và của mọi
cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường trong toàn quân. Các tác

giả của nhóm công trình trên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
CTĐ, CTCT trong huấn luyện, SSCĐ, XDCQ, rèn luyện kỷ luật; đánh giá
thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm; đề xuất giải
pháp tăng cường, nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong XDCQ và rèn
luyện kỷ luật ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội hiện nay. Đây là
các tài liệu có giá trị về mặt lý luận mà tác giả có thể kế thừa và tiếp thu có
chọn lọc trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu.
2.3. Các công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác
đảng, công tác chính trị trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam
chính quy
“Nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội
nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [139]; “Dân chủ và kỷ
luật” [160].
Các công trình trên đã tập trung luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn,
đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và bước đầu rút ra một
số kinh nghiệm thực tiễn của từng đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, đưa ra
những nhận định về những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và một số giải
pháp nâng cao hiệu lực CTĐ, CTCT, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong giai đoạn mới.
Thành công của các công trình trên đã cung cấp thêm những luận cứ
khoa học cho việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội; giúp cho cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan, đơn vị các cấp, nhà trường trong
toàn quân nghiên cứu, vận dụng vào quá trình xác định những chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong
các nhiệm vụ, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, xây dựng các cơ quan,
đơn vị trong toàn quân VMTD, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn


24
mới. Song, các công trình này chưa đi vào luận giải một cách có hệ thống về

vấn đề CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL.
Ngô Văn Quỳnh, “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác
chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu ở đơn vị cơ sở các binh đoàn
chủ lực hiện nay” [113]; Phạm Thanh Lân, “Nâng cao chất lượng công tác
đảng, công tác chính trị trong điệp báo quân sự hiện nay” [80]; Nguyễn
Phương Đông, “Xây dựng kỹ năng công tác đảng, công tác chính trị của đội
ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở các đơn vị binh chủng hợp thành làm
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt
Nam giai đoạn hiện nay” [63]; Vũ Văn Chuyên, “Nâng cao hiệu quả công
tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới ở đơn vị
cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” [23]; Hà Sĩ Chiến,
“Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong quản lý, bảo
quản, sử dụng trang bị kỹ thuật ở các trung, lữ đoàn thông tin Quân đội
nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” [21]; Mai Quang Phấn, “Tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách đối với quân đội và hậu
phương quân đội” [99]; Phạm Văn Hào, “Yêu cầu nâng cao chất lượng
CTĐ, CTCT trong huấn luyện chiến đấu của các lữ đoàn tàu mặt nước,
Quân chủng Hải quân” [70]; Nguyễn Thành Cung, “Tiếp tục đổi mới, nâng
cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội” [26];
Nguyễn Quang Phát, “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo
dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” [100]; Nguyễn Đức Độ, “Nâng
cao năng lực thực thi pháp luật của Cảnh sát biển Việt Nam hiện nay” [62].
Trên đây là nhóm các công trình khoa học tập trung nghiên cứu về
CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các tác giả đã
tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về CTĐ, CTCT trong một số nhiệm vụ chủ
yếu; luận giải làm rõ và khẳng định bản chất CTĐ, CTCT là hoạt động lãnh
đạo của Đảng đối với quân đội, có vị trí, vai trò quan trọng là “linh hồn,



25
mạch sống” của quân đội, là nhân tố giữ vững định hướng chính trị, là cơ
sở bảo đảm sự thống nhất về ý chí và hành động của mọi quân nhân và mọi
tổ chức của quân đội. Đồng thời, các tác giả đã xác định rõ mục tiêu, đối
tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của từng đề tài. Đi sâu nghiên cứu,
phân tích làm rõ những luận cứ khoa học cả trên phương diện lý luận và
thực tiễn; khảo sát và đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của những
khuyết điểm và hạn chế, bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm thực
tiễn trên từng đối tượng nghiên cứu. Dự báo những nhân tố tác động đến
hoạt động CTĐ, CTCT trong một số nhiệm vụ cụ thể của quân đội, ĐVCS
trong thời gian tới; trên cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong
huấn luyện, SSCĐ, rèn luyện kỷ luật, quản lý, bảo quản, sử dụng vũ khí
trang bị kỹ thuật quân sự; xây dựng khu vực phòng thủ; phòng chống bạo
loạn lật đổ…
Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã cung cấp bổ
sung những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP trong việc
xác định phương hướng, nội dung, nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; các cấp ủy, chỉ huy
các cấp trong toàn quân nghiên cứu, vận dụng trong xây dựng cơ quan, đơn vị
VMTD, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong giai đoạn hiện nay. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên biệt về CTĐ, CTCT trong XDCQ ở ĐVCS các BĐCL. Do đó, những
thành công của các công trình đã nghiên cứu vừa là cơ sở khoa học để tác giả
xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài luận án của mình không bị trùng
lắp với các đề tài trước đó, vừa là những đơn vị kiến thức mà tác giả có thể kế
thừa có chọn lọc phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thiện đề tài luận án.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung
giải quyết



×