Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SXVC và quy luật về MQH biện chứng giữa LLSX QHSX.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.58 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ
BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN
Tiểu luận cuối kỳ
(Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin)

BUỔI: Chiều thứ 3 TIẾT: 7-11
NHÓM THỰC HIỆN: Trất’ss

HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2016-2017
GVHD: ThS. Trần Ngọc Chung

TP.HỒ CHÍ MINH – 12/2016
1


Họ tên SV thực hiện đề tài:
1. Nguyễn Tiến Phát
2. Nguyễn Phạm Thành Đạt
3. Trương Quang Huy
4. Huỳnh Nguyễn Gia Phong
5. Lê Tấn Phát
6. Võ Quốc Anh

- MSSV: 16142173 – 0986644651
- MSSV: 16142082
- MSSV: 16142116


- MSSV: 16142176
- MSSV: 16142172
- MSSV: 16142048

Đề tài thực hiện
Đề tài 9: SXVC và quy luật về MQH biện chứng giữa LLSX - QHSX.
Vận dụng nội dung phương pháp luận để xem xét 1 vấn đề của thực
tiễn :





SXVC, PTSX,vai trò của SVC và QHSX.
Quy luật QHSX – LLSX
Ý nghĩa PP luận
Vận dụng: liên hệ với 1 vấn đề thực tiễn của XH (trong 1 công ty /
doanh nghiệp / lĩnh vực / ngành nghề)

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Chung
ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:
GV ký tên

2


MỤC LỤC


Nội dung

Trang

DANH SÁCH NHÓM........................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG..................................................................... 2
1.
2.
3.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
BỐ CỤC

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG.................................................................................. 3
VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1.
2.
3.

Các Khái Niệm:........................................................................................ 4
Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội …………………………………………………… 5
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 6

QUY LUẬT GIỮA QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất ………. 7

2.
3.
4.

Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất..... 8
Nội dung quy luật ……………………………………………………… 9
Chứng minh quy luật ………………………………………………….. 10

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN …………………………………………. 11
VẬN DUNG ………………………………………………………………….. 12
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.................................................................................. 14
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………...... 15

3


Phần I: Lời mở đầu
Xã hội loài người đã phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã
hội nối tiếp nhau, Mác đã tiếp cận nghiên cứu sự biến đổi xã hội một
cách có hệ thống rằng: “ Lịch sử phát triển xã hội loài người từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện “ và đưa ra khái niệm hình thái
kinh tế xã hội.
Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt không
ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát
triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX
với trình độ phát triển của LLSX, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng và các quy luật khác. Sự phát triển của LLSX là nguồn
gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội, chính nó đã quyết
định, làm thay đổi QHSX.
Học thuyết cũng chỉ ra rằng: xã hội không phải là sự kết hợp một

cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân mà là một cơ thể sinh động,
các mặt thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó QHSX
là quan hệ cơ bản, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
Điều đó cho thấy, muốn nhận thức đúng đời sống xã hội, phải phân
tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ giữa
chúng, đặc biệt phải đi sâu nghiên cứu về QHSX và LLSX thì mới có
thể hiểu một cách đúng đắn về đời sống xã hội.
Do đó em chọn đề tài “ SXVC và quy luật về MQH biện chứng
giữa LLSX - QHSX. Vận dụng nội dung phương pháp luận để xem xét 1
vấn đề của thực tiễn ”

4


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
− Tìm hiểu về sản xuất vật chất và quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
− Cùng đó biết được sản xuất vật chất, phương thức sản xuất, vai trò của sản
xuất vật chất và phương thức sản xuất; quy luật QHSX – LLSX; ý nghĩa phương
pháp luận và vận dụng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

− Phương pháp luận,duy vật biện chứng
− Phương pháp thống kê, lịch sử…
− So sánh đối chiếu.
− Có ví dụ, dẫn chứng cụ thể.
3. BỐ CỤC :Tiểu luận được chia làm 3 phần.

Phần I: Phần mở đầu
− Mục đích, ý nghĩa
− Phương pháp phân tích đánh giá
Phần II: Nội dung
− Tìm hiểu chung về SXVC và quy luật về MQH biện chứng giữa LLSX QHSX.



Các khái niệm về SXVC, PTSX.
Ý nghĩa PP luận và vận dụng.

Phần III: Kết luận
5


CHƯƠNG II: NỘI DUNG

A. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT VỀ
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN SUẤT
VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1. Các khái niệm
* Khái niệm sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động
tác động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
− Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài
người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con
người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong
đó sản xuát vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Theo Ph.
Ăngghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở
chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất”

− Sản xuất vật là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử
và tính sáng tạo.
* Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận
dụng, sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất. Sức lao động và lao động là hai
khái niệm khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Lao động là quá trình con người
sử dụng sức lao động trong quá trình sản xuất vật chất.
Sức lao động là tiền đề để có quá trình lao động nhưng nếu không có quá trình
lao động thì sức lao động chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng.
* Đối tượng lao động là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động
vào chúng trong quá trình lao động.
* Tư liệu lao động là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng trong quá
trình lao động để tác động vào đối tượng lao động.
* Khái niệm phương thức sản xuất là phương thức sản xuất là những cách thức
mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn
lịch sử nhất định.
6


− Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện cơ bản của nó là kỹ thuật
và kinh tế.
− Phương diện kỹ thuật của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được
tiến hành bằng cách thức kỹ thuật, công nghệ nào để biến đổi các đối tượng lao
động.
− Phương diện kinh tế của phương thức sản xuất là chỉ quá trình sản xuất được
tiến hành với những cách thức tổ chức kinh tế nào.
* Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, phương thức kỹ thuật chủ yếu của
quá trình sản xuất là các công cụ kỹ thuật thủ công với quy mô nhỏ và khép kín về
phương diện kinh tế. Ngược lại, trong các xã hội hiện đại, quá trình sản xuất được
tiến hành với phương thức kỹ thuật công nghiệp và tổ chức kinh tế thị trường với
quy mô ngày càng mở rộng.

* Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng gồm ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động.
2. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự

tồn tại và phát triển của xã hội
* Vai trò của sản xuất vật chất:

− Sản xuất vật chất, với nghĩa chung nhất, là quá trình con
người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên nhằm cải
biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cần
thiết cho đời sống con người và cho xã hội.
Chính nhờ có hoạt động lao động bản thân con người và xã
hội loài người tồn tại, phát triển; đem lại những sự biến đổi to lớn
và có tính chất quyết định: cơ thể con người không ngừng hoàn
thiện về phát triển, có dáng đi đứng thẳng, phân hoá rõ chức năng
tay và chân, óc và các giác quan phát triển - thoát khỏi loài động
vật; ngôn ngữ, phương tiện giao tiếp, trao đổi, tích luỹ, truyền đạt
kinh nghiệm lao động xã hội xuất hiện và phát triển; hình thành
nên những quan hệ xã hội về vật chất và tinh thần, tức là hình
thành xã hội. Trên ý nghĩa đó mà Ăngghen đã nói: lao động sáng
tạo ra con người và xã hội loài người.
7


− Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội
− Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn
của xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng (thức
ăn, quần áo, nhà ở và các đồ dùng khác). Muốn vậy thì phải sản
xuất. Bởi vì, sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuất vật chất
càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng

cao; và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại được
nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất.
− Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành tất cả các quan hệ xã
hội khác như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật v.v..
− Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản
xuất vật chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên từ thấp
lên cao. Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách
thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng
suất lao động nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá
trình sản xuất thay đổi thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay
đổi theo.
* Vai trò của phương thức sản xuất:

− Phương thức sản xuất và nhân tố quyết định tính chất, kết
cấu của xã hội, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội
− Trong mỗi xã hội, phương thức sản xuất thống trị như thế
nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai cấp và
tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các
quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v, đều do
phương thức sản xuất quyết định.
− Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội
loài người qua các giai đoạn lịch sử. Khi một phương thức sản xuất
mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi
mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu
kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến
các tổ chức xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã biết đến năm
phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp lên cao, tương ứng với
nó có năm xã hội cụ thể: cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến,
8



tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (mà chủ nghĩa xã hội là
giai đoạn thấp). Do đó, lịch sử xã hội loài người trước hết là lịch sử
của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau
trong quá trình phát triển. Việc thay thế phương thức sản xuất cũ
bằng phương thức sản xuất mới diễn ra không đơn giản, dễ dàng.
Đó là quá trình cải biến cách mạng. Phương thức sản xuất mới
muốn trở thành phương thức sản xuất thống trị thì phải trải qua
cách mạng xã hội và gắn liền với chế độ chính trị.
Từ đó có thể rút ra kết luận: Cái chìa khoá để nghiên cứu
những quy luật của lịch sử xã hội không phải tìm thấy ở trong óc
người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội, mà là ở trong phương
thức sản xuất của xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch
sử.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất
* Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất biện chứng trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan
hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất
là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh
tế của quá trình đó.
* Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo
nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phụ thuộc vào thực trạng phát triển của
lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò quyết định của lực
lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất được thể hiện ở chỗ:
− Lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất phải thế ấy tức là quan hệ sản
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. - Khi lực lượng
sản xuất biến đổi quan hệ sản xuất sớm muộn cũng phải biến đổi theo. - Lực lượng

sản xuất quyết định cả ba mặt của quan hệ sản xuất tức là quyết định cả về chế độ
sở hữu, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm.
* Tuy nhiên, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế của quá trình sản
xuất luôn có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này diễn ra theo cả
9


hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay
không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng của lực lượng sản xuất.
− Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ tạo ra tác động tích
cực, thúc đẩy và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

− Nếu không phù hợp sẽ tạo ra tác động tiêu cực, tức là kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
* Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống
nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu
thuẫn.
* Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thống nhất với nhau trong một phương
thức sản xuất, tạo nên sự ổn định tương đối, đảm bảo sự tương thích giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
* Lực lượng sản xuất không ngừng biến đổi, phát triển, tạo ra khả năng phá vỡ sự
thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm xuất hiện nhu cầu
khách quan phải tái thiết lập quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan
hệ sản xuất phải phù hợp với yêu cầu phát triển của lực
* Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức
sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học vềnguồn gốc sâu xa của toàn
bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.

B. QUY LUẬT GIỮA QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ LỰC LƯỢNG

SẢN XUẤT
1. Vai trò quết định của lực lượng sản xuất với Quan hệ sản xuất:
* Sản xuất chỉ phát triển thuận lợi khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển củalực lượng sản xuất .
− Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, Quan hệ sản xuất là
hình thức xã hội
10


− Lực lượng sản xuất là động nhất và cách mạng nhất . động nhất thường xuyên
biến đổi, Cách mạng nhất là thường xuyên đổi mới kéo theo quan hệ sản xuất đổi.
− Lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, Quan hệ sản xuất tương đối ổn
định
− Lực lượng sản xuất phát triển đến 1 lúc nào thì mâu thuẩn với Quan hệ sản
xuất và dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, kết quả là phá vỡ Quan hệ sản xuất cũ, thiết lập
Quan hệ sản xuất mới phù hợp. Sự thay đổi này thường thường trong xã hội thông
qua cách mạng xã hội. Vì Cách mạng xã hội nhằm đổi mới phương thức sản xuất.
2. Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất :

* Vì sao Quan hệ sản xuất tác động trở lại: Vì Quan hệ sản xuất là hình thức xã
hội, còn lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất. Vì thế hình thức tác
động trở lại nội dung.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của nền sản xuất, sản xuất cho ai, đem lại lợi
ích cho ai, nó kích thích động lực để người sản xuất sáng tạo hoặc không kích thích
* Quan hệ sản xuất tác động thế nào đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất thì thúc đẩy lực lượng sản xuất
và sản xuất phát triển, ngược lại, Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực
lượng sản xuất thì cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
− Trình độ lực lượng sản xuất là trình độ của công cụ lao động, trình độ của
người lao động, trình độ phân công lao động.

Ví dụ: ở Việt Nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, phân công chi tiết,
thiết bị mua của nhiều nước.
− Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất nghĩa là Quan
hệ sản xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất giữa người lao động với tư liệu sản
xuất để sản xuất ra sản phẩm.
Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơquan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều
và tốt, năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
− Quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất: thể hiện
hai khía cạnh: Quan hệ sản xuất lạc hậu lỗi thời với trình độ lực lượng sản xuất
Ví dụ: Mác thường nói: Trong xã hội tư bản, lực lượng sản xuất có tính xã hội
hóa, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
* Bây giờ lực lượng sản xuất có tính toàn cầu hóa, quốc tế hóa.
Ví dụ: sản phẩm máy moc thủ công – hai người lái máy cày bằng người cuốc
ruộng suy ra không còn đúng, dẫn đến cản trở.
* Khía cạnh thứ 2 là quan hệ sản xuất vượt quá xa trình độ lực lượng sản xuất.
11


Ví dụ: ở Việt Nam xây dựng hợp tác xã cấp cao quá nhanh (cấp xã) cải tạo công
thương nghiệp ồ ạt, mang tính chiến dịch trong khi trình độ lực lượng sản xuất thấp
kém.
* Ai là người phát hiện ra phù hợp hay không phù hợp.
− Chính là nhân tố chủ quan, là con người, chính con người phát hiện. Nếu phát
hiện sớm thì trả giá ít, phát hiện muộn thì trả giá nhiều.
− Như vậy, biện chứng giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự tác động
qua lại giữa chúng được thực hiện theo công thức sau:
+ Phù hợp – không phù hợp - phù hợp - không phù hợp - phù hợp...
+ Chính nhờ vào Phương thức sản xuất luôn vận động làm cho xã hội phát triển
từ hình thái này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.
3. Nội dung quy luật:

* Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất, biện chứng trong
đó LLSX quyết định QHSX
+ Vai trò quyết định của LLSX với QHSX
+ LLSX và QHSX là 2 mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất trong đó LLSX là
nội dung vật chất của quá trình sản xuất vật chất còn QHSX là hình thức kinh tế
của quá trình đó, 2 yếu tố này thống nhất với nhau trong 1 phương thức sản xuất.
- LLSX là cái thường xuyên biến đổi vì người lao động luôn muốn giảm nhẹ sức
lao động và tăng năng suất lao động, do đó TLSX và công cụ lao động phải biến
đổi hàng ngày, hơn nữa con người không những cải tiến công cụ lao động mà còn
làm ra những cộng cụ mới, do đó LLSX mang tính năng động, rõ dệt là nhân tố cơ
bản nhất.
- QHSX là yếu tố tương đối ổn định , biến đổi chậm và nó chỉ thay đổi khi LLSX
thay đổi.Trong XH có giai cấp thì QHSX lại nằm trong tay của gia cấp thống trị mà
giai cấp thống trị lại muốn duy trì quyền lực của mình nên nó lại càng biến đổi
chậm hơn.
* Mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.Thực tiễn SX đặt ra nhu cầu khách quan là phải
biến đổi kiểu QHSX chậm phát triển cho phù hợp vs LLSX thường xuyên biến
đổi.Kết quả nhất định dẫn tới là phương thức SX lỗi thời sẽ bị diệt vong và bị thay
thế bằng PTSX mới ra đòi bao gồm: LLSX và QHSX lại mới mâu thuẫn lại được
giải quyết.Quá trình đó diễn ra mang tính quy luật.
- Trình độ của LLSX: là trình độ tiên tiến hay lạc hậu của người lao động và TLSX
- Phù hợp: dấu hiệu để nhận ra sự phù hợp suy đến cùng là QHSX có tạo điều kiện
để giải phóng LLSX hay không, có khai thác hết sức lao động của công cụ lao
động hay không, người lao động có thiết tha với công việc của mình hay không, có
tạo ra năng suất lao động hay không
12


+ LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại LLSX.QHSX tác động đến LLSX theo 2 khả năng:

- Khả năng 1: nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nó
sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.
- Khả năng 2: QHSX không phù hợp tác động tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển
SX.
=> Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật khách
quan quy định sự tồn tại vận động và phát triển của mọi chế độ XH, là nhân tố
quyết định sự tồn tại XH, là động lực quan trọng thúc đẩy tiến bộ XH.
4. Chứng minh quy luật:
- Trong XH cộng snar nguyên thủy: LLSX thấp kém do QHSX là cộng đồng bầy
đàn
- Trong XH chiếm hữu nô lệ: LLSX thay đổi phát triển hơn nên QHSX là tư hữu
và giai cấp ra đời.
- Lịch sử XH loài người là lịch sử kế tiếp nhau cảu các phương thức sản xuất.Tuy
nhiên trong quy luật chung vẫn có một số quốc gia, dân tộc không đi theo trật tự
chặt chẽ mà trong những điều kiện nhất định no có thể bỏ qua 1 hoặc 2 PTSX trong
quá trình tiến lên nhưng nó có những điều kiện chín muồi.

C. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Phải thấy được mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, không chú ý đến
riêng cái nào cả.
- Thấy được rằng LLSX quyết định QHSX và QHSX cũng có tác động trở lại
LLSX
- Không có thái độ chủ quan, phải căn cứ vào thực tế
- Chủ động tạo ra những QHSX đang phù hợp triệt tiêu cái không phù hợp.
- Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức
sản xuất. Nó là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn
bộ hiện tượng xã hội và sự biến động trong đời sống chính trị, văn hóa của xã hội.
- Sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất vào lịch sử đã đưa xã hội loài người trải qua các phương thức sản

xuất: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng trải qua tuần tự từ thấp lên cao
mà thực tiễn lịch sử đã chứng minh nhiều nước đã bỏ qua một số phương thức sản
xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn.
13


D. VẬN DỤNG
1. Vận dụng quy luật vào công cuộc đổi mới của nước ta:
* Ở nước ta trước đổi mới 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN nước ta đã
lựa chọn con đường phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
XHCN, điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình
độ phát triển của LLSX, bởi lẽ trình độ LLSX ở nước ta vừa thấp vừa không đồng
đều, chúng ta phát triển KT nhiều thành phần mới phát huy được mọi tiền năng cảu
các thành phần KT, phát triển mạnh mẽ LLSX để xây dựng cơ sở vật chất
XHCN.Trong quá trình phát triển KT nhiều thành phần sự lãnh đạo của Đảng có
vai trò vô cùng quan trọng.
* Đại hội Đảng X đã xác định : "... nền kinh tế đang ở trình độ phát triển thấp, quy
mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, còn tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực,
chưa vượt qua khỏi nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp ; trong khi yêu
cầu về phát triển nhanh và bền vững rất cấp bách, yêu cầu về hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn"
Như vậy là chúng ta đang tiến từ một PTSX thấp kém lên một PTSX cao. Chúng ta
cần phải xuất phát từ thực tế phát triển của tính chất và trình độ của LLSX của
nước ta để xác định và xây dựng một PTSX thích hợp.
Để tránh và khắc phục những thiếu sót và sai lầm có thể xảy ra (chủ quan, duy ý
chí, bất chấp quy luật khách quan), Đảng ta đã xác định nội dung cơ bản của đường
lối đổi mới về kinh tế là : "Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo ; kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh

tế quốc dân". (Trong đó, ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế như sau :
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân)
- Kinh tế tư bản nhà nước
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)
* Nhìn từ góc độ quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của
LLSX thì đường lối trên có nghĩa là : thực trạng nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội có
nhiều loại trình độ và tính chất của LLSX, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần
(tương ứng với mỗi QHSX là một thành phần kinh tế)
14


* Thực tiễn đã chứng minh rằng, đường lối đổi mới mà Đảng ta đã và đang đưa ra
là đúng đắn và sáng tạo, như đánh giá của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ X :
việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX "đã đạt những thành tựu rất quan trọng".
Công cuộc đổi mới ở nước ta "đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử".
"Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát
triển tương đối toàn diện"
2. Vận dụng quy luật vào một công ty, doanh nghiệp
* Một công ty điện và thuê lực lượng nhân công là kỹ sư về cầu đường
thì công ty không thể phát triển. Hay nếu như là thuê kỹ sư điện nhưng
cơ sở vật chất, công trình không đáp ứng được thì cũng không thể phát
triển.
* Trong xã hội tư bản , tính chất nền sản xuất hàng hóa cao (dây
chuyền, công nghệ mang tính xã hội công cụ phát triển , con người trình
độ phát triển nhưng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất bởi chế độ chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dẫn đến giá trị thặng dư mà công nhân
hưởng rất ít ) coi lao động là bắt buộc do không phù hợp giữa quan hệ
sản xuất và lực lượng sản xuất

=> mâu thuẫn giai cấp ( tư sản và vô sản ) , nảy sinh đấu tranh giai cấp
để thay đổi quan hệ sản xuất cũ thành quan hệ sản xuất mới
=> cộng sản chủ nghĩa bình đẳng.
* Giả sử một người lao động có trong tay giá trị nguyên vật liệu là 1000
đồng. Trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra, người lao động đó sẽ làm ra
được sản phẩm mới có giá trị 1100 đồng. Số tiền 100 chênh lệch đó
chính là giá trị thặng dư sức lao động. Tuy nhiên nhà tư bản chỉ trả
lương cho anh ta 50 đồng/1 sảnphẩm, có nghĩa 50 đồng còn lại là phần
nhà tư bản chiếm của người lao động.
=> Đấu tranh để thay đổi.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Chúng ta cần phải hiểu và vận dụng một cách tốt nhất qui luật quan hệ sản xuất
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế bất
cứ ở đâu và vào lúc nào cũng không thể có được sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ
sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng phải tuỳ
15


theo tình hình thực tế mà chọn giải pháp phù hợp. Trong quan hệ giữa lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất nói chung cũng có sự ràng buộc xuất phát từ chúng.
Tuy nhiên chính bản thân các quan hệ sản xuất lại có mối quan hệ chặt chẽ với lực
lượng sản xuất. Vấn đề đặt ra là ta sử dụng mối quan hệ ấy như thế nào cho phù
hợp. Đặc biệt quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại có nhiều lộn
xộn trong việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển các phương thức sản xuất tức là
quá trình "Đa dạng hoá" cụ thể hơn là quá trình "phù hợp hoá" các loại phương
thức sản xuất vào điều kiện thực tế hiện nay của nước ta. Nếu chúng ta sử dụng
đúng các qui luật trên cộng với điều hoà quan hệ lực lượng sản xuất với quan hệ
sản xuất thì không lâu sau nước ta sẽ tiến nhanh cùng với các nước phát triển tiến
nhanh trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chọn.


Nước ta là một nước đông dân, có nguồn lao động rất dồi dào, để tạo ra một
nguồn lực to lớn để phát triển nền kinh tế xã hội. Hơn nữa người lao động nước ta
rất trẻ trung, năng động, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.
Từ sau năm 1945, sau khi giành được chính quyền, nhân dân ta đã rất hăng hái
tham gia lao động sản xuất. Từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ nhưng nước ta vẫn không ngừng sản xuất và vươn lên sau khi đất nước
được thống nhất năm 1975, nhân dân ta đã thực hiện chiến lược khôi phục kinh tế
và hàn gắn vết thương chiến tranh và đã đạt được những kết quả khả quan. Từ năm
1986 đến nay thì ta tiến hành đổi mới, thực hiện những chiến lược lâu dài, áp dụng
những thành tựu khoa học kĩ thuật lần thứ hai, theo phương châm đi tắt đón đầu và
chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nổ lực phấn đấu vươn lên của nhân
dân cả nước, nước ta đã từng bước xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân. Đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế kém phát
triển thành một nước có nền kinh tế phát triển năng động trong khu vực Đông Nam
Á và Châu Á Thái Bình Dương. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương
đối cao và ổn định vào khoảng hơn 7% một năm và cố gắng phấn đấu đến năm
2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp.
Là sinh viên, là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải hành động
ngay hôm nay, ngay bây giờ bằng cách cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập,
16


trao dồi rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân có ích cho xã hội,
cùng tham gia lao động sản xuât với toàn dân để xây dựng nước Việt nam ta ngày
càng văn minh, giàu đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/Giáo trình Triết học Mác - Lênin Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2009.

2/Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. NXB Chính trị
quốc gia - 2013.

17


3/Bảng công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2012, Cổng thông tin điện tử
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4/C.Mác và Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - 1995.

18



×