TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & PTNT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐẠI ĐỒNG, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện
: VŨ THỊ HẢI YẾN
Lớp
:
Khóa
: 55
Chuyên ngành
:
Người hướng dẫn
:
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu và
kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc,
chưa được sử dụng trong bất cứ một tài liệu khoa học nào. Các tài liệu tham
khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày ..... tháng ….. năm 2014
Sinh viên
Vũ THị Hải Yến
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
quý thầy cô trong khoa Kinh tế và PTNT, trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Phân tích định lượng, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tập thể cán bộ UBND xã Đại Đồng, ban địa chính xã
Đại Đồng và bà con nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện, cung cấp cho
tôi những số liệu cần thiết, những thông tin, ý kiến đóng góp thiết thực phục
vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Ngô Thị
Thuận, giảng viên bộ môn Phân tích định lượng người đã trực tiếp hướng dẫn,
dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè là
chỗ dựa tinh thần vững chắc, luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp của tôi
khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong có được sự giúp đỡ, những ý
kiến đóng góp, xây dựng của quý thầy cô, các bạn để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2014
Sinh viên
Vũ Thị Hải Yến
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là nhu cầu của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, nhắm khai thác tối đa giá trị kinh tế do đất đai
đem lại. Căn cứ vào các quy định pháp luật về đất đai như Nghị định số
181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, căn cứ theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 11 tháng 5 năm 2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Đến
nay nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp và các cá nhân đã tiến hành
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ
việc sử dụng đất đai nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Xã Đại Đồng
là xã có hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp mạnh mẽ. Tình
hình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở xã Đại Đồng đã đạt
được những kết quả gì? Những tác động tiêu cực, tích cực của chuyển đổi mục đích
sử dụng đất nông nghiệp? Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài : “Nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại
Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”
Với mục tiêu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu đã hệ thống
một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến quá trình thực hiện chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cũng tìm hiểu kinh
nghiệm thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của các nước
Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Điển, Canada; tìm hiểu hệ thống các văn bản về
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng tại Việt Nam; tìm hiểu
kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại một số địa
phương như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Trị, An Giang. Từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Để nghiên cứu đề tài, tôi thu thập cả thông tin thứ cấp và sơ cấp. Thông
tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, tình hình phát triển
kinh tế xã hội được thu thập từ ban địa chính, ban thống kê xã trong khoảng
iii
thời gian 2011-2013. Kết hợp với thông tin sơ cấp từ điều tra phỏng vấn trực
tiếp 45 hộ chia làm 3 nhóm: nhóm 1 là các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp,
nhóm 2 là các hộ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các
nhóm đất khác, nhóm 3 là những hộ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông
nghiệp sang các mô hình sản xuất là nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng trọt và
nuôi trồng thủy sản kết hợp chăn nuôi.Đề tài nghiên cứu hai vấn đề chính là
tình hình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và các tác
động tiêu cực, tích cực tới phát triển nông nghiệp- nông thôn. Phỏng vấn cán
bộ địa chính xã và người dân bằng phiếu điều tra cho 45 hộ nông dân về tình
hình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các nôi dung
như: diện tích canh tác sở hữu, diện tích bị thu hồi, diện tích xin chuyển đổi,
năm chuyển đổi, mức độ nắm bắt thông tin, ... Đề tài sử dụng các nhóm chỉ
tiêu phản ánh tình hình thực hiện và kết quả thực hiện chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiêp để thể hiện các nội dung nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu tại xã Đại Đồng, đề tài đã thu được kết quả
nghiên cứu. Thứ nhất, hiểu được tình hình thực hiện chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng về quá trình tổ chức thực hiện chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phổ biến chính sách chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tương đối tốt,công tác lập kế hoạch
triển khai, tổ chức triển khai thực hiện.Thứ hai, đánh giá kết quả thực hiện
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã trên cơ sở thu
thập thông tin về kết quả thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp của xã. Thứ ba, phân tích được tác động tích cưc, tiêu cực của quá
trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến phát triển nông
nghiệp - nông thôn trên các mặt kinh tế, xã hôi, môi trường. Thứ tư, trên cơ
sở đánh giá tình hình thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp, phân tích các tác động tích cực, tiêu cực đưa ra các giải pháp quản lý
chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả. Cuối cùng tôi đưa ra một số
kiến nghị đối với chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chuyển
đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN......................................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH.................................................................................................x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP..............................................................5
2.1. Lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp......................................5
2.1.1. Một số khái niệm...............................................................................................5
2.1.2. Ý nghĩa và vai trò chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.....................7
2.1.3. Các đối tượng và hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất.........................8
2.1.4. Các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất..............................................12
2.1.5.Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp..............18
2.2. Thực tiễn chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam.............................................................................................................................. 19
2.2.1. Tình hình sử dụng và chuyển đổi đất nông nghiệp trên Thế giới.....................19
v
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.............................24
2.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................................28
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................30
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................30
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................30
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội..................................................................................31
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã qua 3 năm 2011-2013...............................36
3.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................38
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...............................................................38
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp............................................................39
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................40
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin....................................................................40
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................................41
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................43
4.1. Thực trạng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.......................................................................................43
4.1.1. Khái quát thực trạng đất nông nghiệp tại địa bàn xã Đại Đồng........................43
4.1.2.Quá trình triển khai chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của xã Đại
Đồng.......................................................................................................................... 50
4.2. Kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng, huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương.......................................................................................................57
4.2.1. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi................................................................57
4.2.2. Diện tích đấtnông nghiệp xin chuyển đổi mục đích sử dụng............................61
4.2.3. Diện tích đất nông nghiệp xin chuyển đổi mục đích sang các mô hình sản xuất
.................................................................................................................................. 64
4.3. Đánh giá tác động của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn xã Đại Đồng..........................................................................65
4.3.1. Tác động tích cực............................................................................................65
4.3.2. Tác động tiêu cực............................................................................................68
vi
4.4. Giải pháp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp..............69
4.4.1. Các giải pháp quản lý .....................................................................................69
4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả s ử dụng đất nông nghiệp................................75
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................77
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 77
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................80
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 82
vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND
Ủy ban nhân dân
TW
Trung ương
QLNN
Quản lý nhà nước
SHTN
Sở hữu tư nhân
SHNN
Sở hữu nhà nước
SDĐ
Sử dụng đất
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
NN PTNT
Nông nghiệp Phát triển nông thôn
ĐBSCL
Đồng bằng Sông Cửu Long
CN-TTCN
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
QSD
Quyến sử dụng
GCNQSD
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GPMB
Giải phóng mặt bằng
CMĐ
Chuyển mục đích
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ đất đai xã Đại Đồng giai đoạn 2011-2013.............32
Bảng 3.2. Cơ cấu dân số của xã Đại Đồng giai đoạn 2011-2013.......................34
Bảng 3.3. Cơ sở hạ tầng xã Đại Đồng năm 2013...............................................34
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu thể hiện phát triển kinh tế của xã Đại Đồng giai đoạn
2011-2013.......................................................................................................... 37
Bảng 4.1: Diện tích đất theo mục đích sử dụng của xã Đại Đồng......................44
Bảng 4.2. Cơ cấu đất đai theo đối tượng sử dụng
và quản lí đất giai đoạn 2011- 2013...................................................................48
Bảng 4.3. Diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm xã Đại Đồng giai
đoạn 2011-2013.................................................................................................49
Bảng 4.4. Đánh giá mức độ nắm bắt thông tin về chính sách chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp của người dân xã Đại Đồng...............................57
Bảng 4.5. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi
đất trên địa bàn xã Đại Đồng..............................................................................59
Bảng 4.6. Tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của các hộ
trên địa bàn xã Đại Đồng....................................................................................62
Bảng 4.7. Tỷ trọng diện tích đất nông nghiệp xin chuyển mục đích sử dụng của
các hộ điều tra....................................................................................................63
Bảng 4.8. Kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang các mô hình sản xuất.................................................................................64
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 4.1
Bảng phân cấp tổ chức thực hiện tại xã Đại Đồng........Error:
Reference source not found
Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Đại Đồng giai đoạn 2011 - 2013........45
Sơ đồ 4.1. Bảng phân cấp tổ chức thực hiện tại xã Đại Đồng.................52
Hình 4.2. Hình ảnh trước khi thu hồi đất để triển khai các dự án...........58
Hình 4.3. Các dự án đang triển khai trênđịa bàn xã................................61
x
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia, đóng vai
trò quan trọng, nó là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế bởi nó vừa là
tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Vì vậy, không có đất đai thì không có
bất kì một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải
vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng tài nguyên đất để tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. Khi loài người biết chăn nuôi, trồng trọt, họ
cũng đã có ý thức bảo vệ đất như: đắp đê, trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, bón phân nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất một cách tốt nhất...
Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nông
nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn
diện, tốc độ tăng trưởng bình quân (5,5 % giai đoạn 2002 - 2007) và đạt 3,79
% năm 2008. Sản xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực
quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa
nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt khoảng 16 tỷ USD
gấp 3,8 lần năm 2000, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2008 là: gạo 13,6%, cà phê 19,4%; cao su
32,5%; điều 27,8%; hải sản 19,1%.
Đất đai là tài nguyên có hạn về diện tích mà nhu cầu sử dụng đất ngày
càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển, đặc biệt là quá trình CNH - HĐH
đất nước đang diển ra ồ ạt. Chính những điều này đã làm cho việc phân bổ đất
đai vào các mục đích khác nhau ngày càng khó khăn, các quan hệ đất đai thay
đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp, quỹ đất nông nghiệp bị thu
hẹp vì phải dành cho phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa và cho cả
những nhu cầu ngày càng cao của con người.
1
Kinh tế càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá nông thôn được đẩy
mạnh góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông
thôn, nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp. Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát
triển các khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là
đối với các tỉnh thuần nông. Một số diện tích đất phù sa màu mỡ chuyên trồng
lúa đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp trong khi
có thể sử dụng diện tích ở những vị trí khác hợp lý hơn.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nhu cầu của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng nhằm khai thác tối đa giá trị kinh tế do đất đai
đem lại. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế từ việc sử dụng đất đai nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.
Đây là hoạt động có ý nghĩa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp
phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, tiến tới
phát triển bền vững.
Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn để thấy được ảnh hưởng của quá trình này đã và
đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên
các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn xã, từ đó đề xuất những
giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất
cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng, huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương”
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình này và các tác động của quá trình chuyển đổi đến
phát triển nông nghiệp, nông thôn, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử
dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại
xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nhiều năm qua.
- Phân tích tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp đến phát triển nông nghiệp nông thôn về các mặt: kinh tế- xã
hội- môi trường.
- Đề xuất các giải pháp, quản lý chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả trong các năm tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm các nội dung và
tiến hành theo trình tự nào?
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đại
Đồng được diễn ra như thế nào?
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn?
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tác động như thế nào
tới đời sống dân cư?
- Giải pháp gì để quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu
quả bền vững?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
3
- Những lý luận và thực tiễn về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp thể hiện qua các tác động sau:
+ Các đơn vị có đất nông nghiệp chuyển đổi
+ Các cơ quan quản lý đất
+ Các quy định phân loại chuyển đổi đất
- Các chính sách của Nhà nước, địa phương trong việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất nông nghiệp và tác động của nó đối với phát triển nông
nghiệp nông thôn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quá trình
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại xã Đại Đồng , từ đó đề xuất
những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững.
- Phạm vi về không gian:
+ Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương.
+ Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở địa bàn xã Đại Đồng,
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi về thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được lấy qua 3 năm 2011-2013.
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được khảo sát năm 2014.
+ Các giải pháp đề xuất cho đến năm 2020.
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1. Lý luận về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
2.1.1. Một số khái niệm
a. Đất nông nghiệp và các loại đất nông nghiệp
Đất đai trong sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt
và không thể thay thế. Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa
bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế văn hóa xã hội. Với sinh vật,
đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng
cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng đất đai. Trên phương diện này, đất đai phát huy tác dụng như một công
cụ lao động. Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai sẽ góp phần làm tăng thu
nhập, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn có tác
dụng quyết định đến sự thành công của các chính sách kinh tế khác.
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân loại như sau:
- Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng
năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
5
- Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt;
- Đất làm muối: Là đất các ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản
xuất muối;
- Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm
tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
b.Mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Mục đích sử dụng đất nông nghiệp là định hướng, kế hoạch về sử dụng
đất nông nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu kinh
tế- xã hội đã đề ra.
c. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất với
những diện tích đất cụ thể từ mục đích này sang mục đích khác theo quy
hoạch sử dụng đất.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là thay đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp trong nội bộ ngành hay thay đổi sang ngành khác theo
quy định sử dụng đất được duyệt bằng quy định hành chính.
Luật đất đai 2003 quy định, Nhà nước căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân
cư nôngthôn; Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư,
đơn xin chuyểnmục đích sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt mà chophép người sử dụng đất được chuyển sang sử dụng
vào mục đích khác ngay trêndiện tích đất mà họ đang sử dụng.Nhà nước
6
không phải thu hồi rồi giao lại mà chỉ cần cho phép người sử dụngđược thực
hiện nghĩa vụ tài chính và công nhận cho họ được chuyển sang sử dụng vào
mục đích khác.
2.1.2. Ý nghĩa và vai trò chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
a. Ý nghĩa
- Đa dạng các hình thức có được đất để sử dụng của người sử dụng.
- Đơn giản thủ tục hành chính trong việc phân phối lại đất đai.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Như vậy, Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép người sử dụng đất
chuyển mục đích sử dụng đất đều là các hoạt động trao quyền sử dụng
đất từ Nhànước cho người sử dụng đất hoặc đồng ý cho người đang sử dụng
đất chuyển sangmục đích khác. Các hoạt động này đều nhằm:
+ Đáp ứng được các nhu cầu đối tượng sử dụng đất, kể cả trong nước
vàngoài nước.
+ Đảm bảo cho đất đai được phân phối và phân phối lại cho các đối
tượng sử
dụng được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích mà Nhà nước đã quy
định, đạt hiệuquả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng làm
cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ đất đai và người sử dụng yên tâm thực
hiện các quyền của mình trên diện tích đất đó.
Nhà nước thu hồi đất nhằm thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước
đối với đất đai để thực hiện quyền quyết định duy nhất của Nhà nước đối với
đất đai và đơngiản hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
b. Vai trò của chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đóng vai trò trung tâm để phát triển
kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của xã hội.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong
7
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa
nhanh chóng.
2.1.3. Các đối tượng và hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất
a. Đối tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Đối với tổ chức kinh tế:
- Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu
tiền sử dụng đất sang đất giao sử dụng ổn định lâu dài có thu tiền sử dụng đất
thì thu tiền sử dụng đất căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị
định này:
+ Diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất là diện tích đất được Nhà nước
giao, được phép chuyển mục đích sử dụng, được chuyển từ hình thức thuê đất
sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
+ Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất
được giao tại thời điểm giao đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành theo quy định của Chính phủ.
- Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu
tiền sử dụng đất sang giao đất sử dụng có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất theo:
+ Dự án có thời hạn sử dụng đất 70 năm, thì thu tiền sử dụng đất được
tính theo căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
+ Dự án có thời hạn sử dụng đất dưới 70 năm, thì giảm thu tiền sử dụng
đất của mỗi năm không được giao đất sử dụng là 1,2% của mức thu 70 năm.
Đối với hộ gia đình, cá nhân:
- Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư
không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng
50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử
dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
- Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng
8
đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử
dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông
nghiệp;
- Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng
của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:
+ Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền
sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở
với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
+ Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không
phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng
đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.
Chuyển mục đích sử dụng từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài
sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất.
Chuyển mục đích sử dụng từ đất giao có thời hạn sang đất ở (thời
hạn ổn định lâu dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử
dụng đất đã nộp theo giá đất của loại đất giao có thời hạn.
Mục 2, phần B, Thông tư 117/2004/TT-BTC quy định cụ thể hơn Điều
6, Nghị định 198/2004/NĐ-CP như sau:
- Khoản 1 quy định đối với tổ chức kinh tế; khi chuyển mục đích sử
dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao đất không thu
tiền sử dụng đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất thì thu đủ tiền sử dụng
đất theo giá đất của mục đích sử dụng mới. Trường hợp đất được chuyển mục
đích sử dụng có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hoặc khi được giao đất
phải bồi thường, hỗ trợ về đất cho người có đất bị thu hồi, thì thu tiền sử dụng
đất theo chênh lệch giá giữa giá đất theo mục đích sử dụng mới với giá đất
theo mục đích sử dụng trước đó tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng.
- Khoản 3 quy định về chuyển mục đích từ đất ở được giao đất sử dụng
ổn định lâu dài đã nộp tiền sử dụng đất hoặc thuộc đối tượng không phải nộp
9
tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 3 Nghị định số
198/2004/NĐ-CP sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì không
phải nộp tiền sử dụng đất.
- Khoản 4 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất từ đất giao có thời
hạn sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử dụng đất
đã nộp tính theo giá của loại đất được giao có thời hạn tại thời điểm chuyển
mục đích sử dụng.
Ví dụ:
Ngày 01 tháng 08 năm 2004, Tổ chức A được giao 20.000 m 2 đất phi
nông nghiệp làm mặt bằng sản xuất kinh doanh có thời hạn sử dụng 50 năm;
giá đất được tính để thu tiền sử dụng đất là 4 triệu đồng/m 2; đã nộp tiền sử
dụng đất theo quy định; đến năm 2006 được phép chuyển sang đất ở, tại thời
điểm này giá đất phi nông nghiệp làm mặt bằng sản xuất kinh doanh tính cho
50 năm là 5 triệu đồng/m2, giá đất ở là 6 triệu đồng/m2.
Tiền sử dụng đất tổ chức A phải nộp khi được phép chuyển
20.000m2 đất phi nông nghiệp sang đất ở được xác định như sau:
20.000m2 x (6 triệu đồng/m2 – 5 triệu đồng/m2) = 20.000 triệu đồng.
[chưa tính miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất mà tổ chức được hưởng thụ (nếu có)]
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 56 của Luật đất đai năm 2003 giá đất được
dùng để tính tiền sử dụng đất là giá đất được UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm.
Các đối tượng trên khi được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất có đầy đủ các điều kiện về hồ sơ theo quy định thể hiện nhu cầu xin
giao đất,xin thuê đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất của họ; phù hợp với
quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ
được cơ quan Nhànước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hay chuyển mục
đích sử dụng đất.
10
b, Các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất
Tại Điều 36, Luật Đất đai năm 2003, đã chia việc chuyển mục đích sử
dụng làm 2 trường hợp sau:
- Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền
+ Chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng
rừng, đất nuôi trồng thủy sản;
+ Chuyển đất trồng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào
mục đích khác.
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất;
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở [9].
- Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Tất cả những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy
định trong 5 trường hợp trên thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ
chức có thẩm quyềnđăng ký quyền sử dụng đất (Văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất) hoặc Uỷ bannhân dân xã nơi có đất.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử
dụng nên sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền và nghĩa vụ của
người sử dụngđất có thể bị thay đổi. Nguyên tắc chung là quyền và nghĩa vụ
của người sử dụngđất, chế độ sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi
chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích
được thực hiện theo quy địnhtại Khoản 3 Điều 67 và Điều 68 Luật Đất đai
2003 [9].
11
2.1.4. Các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất
a. Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 30 nghi định 181/2004/NĐ-CP quy định:
Căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất bao gồm:
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong các văn bản sau:
- Dự án đầu tư của tổ chức có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc dự án có vốn đầu tư nước
ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư;
- Văn bản thẩm định về nhu cầu sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư
của tổ chức kinh tế không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải
là dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định về nhu cầu sử dụng đất
trên cơ sở xem xét hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Dự án xây dựng cơ sở tôn giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương xét duyệt;
- Đơn xin giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu
cầu sử dụng đất đối với trường hợp xin giao đất nông nghiệp trong hạn mức
giao đất hoặc giao đất làm nhà ở;
- Đơn xin giao đất của cộng đồng dân cư có xác nhận của Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất.
Việc chấp hành tốt pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê
đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ. Trên cơ sở bản tự kê khai của người xin giao đất, thuê đất về tất cả
diện tích đất, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó
và tự nhận xét về chấp hành pháp luật về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi
12
trường nơi có đất đang làm thủ tục giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm liên
hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, đã cho thuê để xác
minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất trong quá
trình thực hiện các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết,
quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Trường hợp chưa có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử
dụng đất chi tiết thì căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
b. Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Điều 37 Luật đất đai 2003 quy định:
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết
định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ
gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất
nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không
được ủy quyền.
Khoản 1 điều 31 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định thêm: “Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao đất cho tổ chức phát
triển quỹ đất để quản lí”.
Khoản 3 Điều 31 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định: “Trường hợp
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
13
ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử
dụng đất do điều chỉnh dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xét duyệt thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”.
c. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
Khoản 3 Điều 67 và Điều 68 Luật đất đai 2003 quy định:
- Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục
đích sử dụng đất được quy định như sau:
+ Trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử
dụng vào mục đích khác thì thời hạn được xác định theo thời hạn của loại đất
sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ
thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,
đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối sang trồng rừng
phòng hộ, trồng rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất ổn
định lâu dài;
+ Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất
trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử
dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước tiếp
tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng
pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;
+ Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi
nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất
sau khi được chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất được tính từ
thời điểm được chuyển mục đích sử dụng đất;
14