Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Ảnh hưởng của facebook đến lối sống của học sinh trường THPT bắc duyên hà tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.45 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển đặc biệt
với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong khoảng thời gian một thập niên trở lại
đây, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống, cách làm việc của giới
trẻ. Đó là trào lưu sử dụng mạng xã hội như: Twitter, Zing, Zalo, Instargram, Viber,
Kakaotalk…..nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là Facebook.
Mạng xã hội Facebook ra đời không lâu, nhưng đã phát triển với tốc độ rất
nhanh chóng, thu hút được đông đảo người dùng tham gia. Đối với cuộc sống đang
trên đà phát triển tổng thể về kinh tế, văn hóa, chính trị như hiện nay thì việc tìm hiểu
nhiều thông tin và cập nhập thông tin một cách nhanh chóng là một nhu cầu thiết yếu
của tất cả mọi người. Vì vậy, rất nhiều người cần có một tài khoản Facebook cho
riêng mình, đặc biệt là đối với giới trẻ trong đó học sinh chiếm một số lượng không hề
nhỏ . Nhiều người sử dụng Facebook như một phương tiện để tìm lại những người bạn
cũ của mình và là công cụ kết nối với những người bạn mới. Từ việc thăm hỏi, trao đổi
thông tin, buôn bán…được chủ nhân của Facebook ấy sử dụng và đem lại cho họ một
nguồn lợi ích không nhỏ, thậm chí nhiều người đã tận dụng mạng xã hội này là nơi tìm
kiếm những cơ hội thích hợp đối với mình. Điều đó cho chúng ta thấy Facebook có tác
động, ảnh hưởng đến các mặt về đời sống của mỗi cá nhân. Bên cạnh việc tham gia
vào mạng xã hội này thì việc sử dụng Facebook một cách có hiệu quả là điều vô cùng
quan trọng. Bởi mỗi người sử dụng Facebook với nhiều mục đích khác nhau và
Facebook tốt hay xấu lại tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người.
Trong cuộc sống thì mỗi người có một lối sống khác nhau sao cho phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thế nhưng, khi họ cùng sử dụng mạng xã hội đặc biệt
là Facebook thì lối sống của họ ít nhiều đều thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực
đặc biệt là học sinh THPT. Học sinh THPT đây là lứa tuổi mới lớn ham hiểu biết, thích
tìm tòi, học hỏi,… nhưng còn non yếu, tiếp thu chưa có sự chọn lọc, nhạy cảm nên họ


chịu sự tác động mạnh mẽ của Facebook với sự thay đổi về cuộc sống đặc biệt là lối
sống. Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình nói
riêng khi sử dụng Facebook thì lối sống ít nhiều thay đổi theo hướng tích cực và tiêu
cực nhưng về tiêu cực là chủ yếu. Vậy nên, chúng ta cần đưa ra những biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực của Facebook đến học sinh THPT Bắc

22


Duyên Hà tỉnh Thái Bình sao cho học sinh có một lối sống tích cực và lành mạnh. Từ
những điều trên đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi đối với vấn đề này. Vì thế chúng
tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Facebook xuất hiện cách đây không lâu, mới hơn một thập kỉ, được coi là một
lĩnh vực mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứu sâu về đề tài này, hiện nay chưa có
công trình nào đào sâu về đề tài này, chỉ có một số bài nghiên cứu tìm hiểu mang tính
chất khái quát:
“Tìm hiểu tác động của Facebook đối với sinh viên Đại học Nông lâm Thành
phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Ngọc Châu, nghiên cứu về thực trạng sử dụng
Facebook và tác động tích cực, tiêu cực của nó đến sinh viên trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đưa ra giải pháp giúp sinh viên sử dụng
Facebook hiệu quả.
“Internet với hoạt động giao tiếp của thanh niên hiện nay” (năm 2009) của
Nguyễn Thùy Linh đã trình bày những hoạt động giao tiếp của thanh niên trong đời
sống hàng ngày dưới ảnh hưởng của internet.
“Lối sống của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay”
của Trịnh Thị Hồng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nghiên cứu về lối sống của
sinh viên dưới tác động của hội nhập quốc tế và đưa ra những giải pháp để xây dựng

một lối sống có văn hóa.

Trong tác phẩm “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu
hóa hiện nay”của Nguyễn Văn Huyên có viết: Trong những năm đất nước ta đổi
mới, mở cửa, hội nhập và giao lưu quốc tế, đặc biệt là qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các giá trị của toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ tới lối
sống của người Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống.
Lối sống con người được thể hiện qua cơ cấu kinh tế - xã hội, hoạt động tiêu
dung, về nhu cầu và sở thích, về giao tiếp. Toàn cầu hóa đã tác động rất lớn đến
sự phát triển lối sống của xã hội hiện nay song nó cũng đặt ra những thách thức
vô cùng bức xúc và nan giải. Và một vấn đề đặt ra là tác phẩm này nghiên cứu
chủ yếu về sự thay đổi lối sống của người Việt Nam nói chung dưới sự ảnh

33


hưởng của toàn cầu hóa, còn với đối tượng cụ thể là học sinh thì tác phẩm chưa
đề cập đến.
Trong tác phẩm “Lối sống của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập văn hóa hiện nay” của ThS. Đào Thu Hương đã chỉ ra những biểu hiện
tích cực trong lối sống của thanh niên Việt Nam nói chung trong thời kì hội
nhập văn hóa như: tinh thần yêu nước, tinh thần hiếu học, đức tính cần cù, chịu
khó, lòng nhân ái, lòng bao dung, năng động, tự tin, dám nghĩ, dám làm. Và qua
đó cũng có một vìa biểu hiện tiêu cực như: có các quan niệm sai trái, văn hóa
phẩm độc hại, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân,…làm xói mòn truyền
thống cảu dân tộc, ảnh hưởng tói quá trình hình thành và phát triển nhân cách,
lối sống của thành niên. Trong tác phẩm này cũng chỉ đưa ra những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực của bối cảnh hội nhập văn hóa hiện nay, chỉ ra những sự
thay đổi lối sống của sinh viên chứ chưa đề cập tới học sinh.
“Văn hóa giao tiếp trên Faceboook” là tác phẩm của nhóm sinh viên

khoa Việt nam học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong tác phẩm cũng đã
đưa ra được thực trạng văn hóa giao tiếp trên Facebook của một bộ phận nhỏ
trong giới trẻ (sinh viên K63, khoa Việt Nam học) và có đưa ra những đề xuất để
sử dụng mạng xã hội Facebook một cách hiệu quả nhất. Nhưng trong tác phẩm
này chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của Facebook đến văn hóa giao tiếp
của sinh viên, tuy giao tiếp là một khía cạnh của lối sống nhưng tác phẩm cũng
chưa đề cập đến lối sống.
Tác phẩm “Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên” của tác giả Lê
Thị Cẩm Nhung đã chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực khi người dung sử
dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, thực trạng việc sử dụng và các giải pháp để phát
huy mặt tích cực khi sử dụng mạng xã hội là chưa được đề cập đến một cách cụ
thể và đối tượng nghiên cứu ở đây là sinh viên.
“Bàn về Facebook đối với học sinh” của cô giáo Phạm Thị Loan, đã đưa
ra những mặt tích cực và đồng thời cũng chỉ ra những mặt tiêu cực của
Facebook, đặc biệt đối tượng chủ yếu là học sinh. Đã đưa ra những giải pháp để
sao cho người dùng không chỉ riêng học sinh mà tất cả mọi người cùng sử dụng
44


sao cho hợp lí, hiệu quả. Tuy nhiên, bài viết cũng chưa chỉ ra được thực trạng
cũng như là sự ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh.
Trên đây chỉ là một số những công trình nghiên cứu cơ bản của những nhà
nghiên cứu đã từng nghiên cứu vấn đề này trước đây. Facebook được mọi người cũng
như học sinh sử dụng khá phổ biến tuy nhiên nó là mạng xã hội vẫn còn mới nên
những công trình nghiên cứu về Facebook còn hạn chế. Trên cơ sở kế thừa những kết
quả nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp thu những thành quả của các công trình nghiên cứu
khoa học trước đó và kết hợp với khối kiến thức bản thân thu thập, tìm hiểu, tích lũy,
chọn lọc trong quá trình học tập, khảo sát thực tế. Qua đó, chúng tôi đưa ra giải pháp
nhằm giúp các em học sinh sử dụng Facebook một cách hiệu quả và có được một lối
sống lành mạnh, văn minh, tích cực.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Facebook đến
lối sống của học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình, để thấy được tầm
quan trọng của lối sống đối với sự phát triển nhân cách của học sinh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu 3 vấn đề chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về lối sống và mạng xã hội Facebook. Trong chương
này chúng tôi sẽ làm rõ cơ sở của lối sống và các khái niệm liên quan như: khái niệm
mạng xã hội, khái niệm lối sống và khái niệm học sinh trung học phổ thông. Và quá
trình hình thành và phát triển Facebook.
Chương 2: Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình. Trong chương này thực trạng sự ảnh hưởng của
Facebook sẽ được chúng tôi làm rõ bằng hai phương pháp đó là phương pháp khảo sát
và phương pháp phỏng vấn. Cùng với đó là những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu
cực của Facebook cũng được làm rõ.
Chương 3: Nguyên nhân, giải pháp xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực
và văn minh cho học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình. Từ những ảnh
hưởng ở chương 2, chúng tôi đã đưa ra một số nguyên nhân và từ đó có những giải
pháp để giúp học sinh có được một lối sống lành mạnh, tích cực, văn minh với các giải

55


pahps nói chung như: giải pháp về cá nhân, giải pháp về gia đình, về nhà trường và về
xã hội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của

học sinh Trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: về sự ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường
THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình
Về thời gian:Học kỳ 1 năm học 2015 - 2016.
Về không gian: Trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình

5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp tiếp cận nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng; phương
-

pháp logic - lịch sử.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp tập hợp, phân loại và xử lý số

-

liệu; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra; phương pháp thống

kê.
6. Những đóng góp của đề tài
Làm rõ thêm thực trạng sự ảnh hưởng của Facebook đến học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình. Chỉ ra nguyên nhân để từ đó đề ra giải phápnhằm giúp
học sinh sử dụng Facebook sao cho hợp lý, hiệu quả nhất và xây dựng lối sống lành
mạnh, tích cực.

7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm ba
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về lối sống và mạng xã hội Facebook

Chương 2: Ảnh hưởng của Facebook đến lối sống của học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình
Chương 3: Nguyên nhân, giải pháp xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực
và văn minh cho học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình

66


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỐI SỐNG VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LỐI SỐNG

Trong nền văn hóa Việt Nam cổ truyền không có khái niệm lối sống. Trước
Cách mạng tháng Tám, khái niệm phong hóa và phong tục được dùng rộng rãi trong
ngôn ngữ nói và viết. Khái niệm phong hóavừa phản ánh sự bền vững của phong tục
tập quán vừa chỉ rõ mức độ thấm đượm nhuần nhuyễn và tinh tế của giáo dục và văn
hóa dân tộc trong cuộc sống đời thường. Trong khi đó, phong tục là lối sống đã thành
nền nếp, nếp sống và tập quán lâu đời. Trên cơ sở ấy, gia đình có gia phong, làng xã có
hương phong, quân đội có quân phong, đất nước có quốc pháp.
Phong trào đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ những năm
1946 đã phát triển mạnh mẽ. Từ đó việc tổ chức cuộc sống lành mạnh, khoa học trong
gia đình, ngoài thôn xóm, phố phường được mọi người quan tâm. Cách xưng hô mới,
cách quan hệ mới, cách lao động mới, cách giao tiếp mới,… trở thành phong trào sâu
rộng khắp cả nước. Từng bước một, đời sống mới được hình thành trong quá trình cải
biến kinh tế - xã hội diễn ra toàn diện, sâu sắc và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.
Đời sống mới tạo ra nền văn hóa mới và con người mới với lối sống mới. Lối

sống mới trở thành thuật ngữ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống
khoa học. Hơn thế, trong khuôn khổ của chủ nghĩa xã hội thế giới trước đây, từ những
năm 70 của thế kỷ XX, một hội đồng nghiên cứu về lối sống xã hội chủ nghĩa được
thành lập và Việt Nam làm một thành viên tích cực.
Có thể nói, thuật ngữ lối sống xuất hiện như là kết quả của quá trình cải biến xã
hội nói chung và xây dựng đời sống văn hóa mới nói riêng. Và cùng với quá trình xây
dựng con người mới, lối sống mới được nghiên cứu sâu rộng trên bình diện khoa học.
Cho đến nay, chủ đề lối sống đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội nhân văn ở nước ta.

77


1.2. CÁC KHÁI NIỆM

1.2.1. Khái niệm mạng xã hội
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về mạng xã hội, tuy nhiên ở nước ta khái niệm
này vẫn còn mới và chưa có một khái niệm cụ thể và hoàn chỉnh. Tùy theo các tiếp cận
của mỗi người mà họ đưa ra những quan điểm khác nhau về mạng xã hội.
Có ý kiến cho rằng mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã hội ảo là dịch vụ nối
kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác
nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã
hội còn được gọi là dân cư mạng.
Cũng có ý kiến khác cho rằng: mạng xã hội là một đại diện tiêu biểu của
web2.0. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia
sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, xây dựng
lên một mẫu định danh trực truyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và
những giá trị của xã hội.
Theo chúng tôi, mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong
cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi

thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích tạo nên một
mạng lưới rộng lớn để truyền tải thông tin.
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng khác
nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải thông tin và tích
hợp những ứng dụng. Trang web thông thường cũng giống như truyền hình, cung cấp
càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn thì càng tốt; còn mạng xã hội tạo ra các
ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác với nhau và tạo ra
những dòng tin rồi cùng lan truyền những dòng tin đó.
Và Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí, là nơi kết nối
mọi người ở mọi nơi lại với nhau, nơi các thành viên cùng tương tác với nhau như
chat, đăng tải hình ảnh, bình luận… Facebook xóa tan mọi khoảng cách do địa lý.
1.2.2. Khái niệm lối sống
Đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về phạm trù “lối sống”, nội hàm của
phạm trù này được xác định tùy theo cách tiếp cận của các khoa học.

88


Theo từ điển Tiếng Việt thì lối sống là hình thức diễn ra của hoạt động đã trở
thành ổn định, mang đặc điểm riêng như lối sống tiểu tư sản, lối châm biếm, kín đáo,
tế nhị [13,tr606].
Dựa trên nguyên tắc Mác xít, các nhà tâm lý học xem xét vấn đề lối sống một
cách khách quan, khoa học, duy vật. Căn cứ vào định nghĩa lối sống của các nhà tâm
lý học có thể khái quát: lối sống là phương thức hoạt động đã xác định của cá nhân hay
nhóm xã hội, thể hiện sự lựa chọn các hoạt động và cách thực hiện các hoạt động đó
của con người trong những điều kiện chủ quan và khách quan nhất định. Sự lựa chọn
lối sống được hiểu là con người ưu tiên hoạt động nào trước và bằng cách nào để đạt
được mục đích tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Hoạt động
sống của mỗi con người không chỉ chịu sự tác động và điều chỉnh của nhân tố chủ
quan như: niềm tin, hứng thú, thói quen… mà còn chịu sự tác động của nhân tố khách

quan như điều kiện kinh tế xã hội. Vì thế lối sống là sự tương tác biện chứng giữa yếu
tố chủ quan và khách quan trong con người [10,tr8].
Khác với cách tiếp cận của tâm lý học, các nhà xã hội học đi sâu vào điều tra và
thống kê, những biểu hiện của lối sống con người về mặt chất và lượng trong những
điều kiện lịch sử xã hội nhất định. Các nhà xã hội học cho rằng: lối sống phản ánh một
mặt của thực tiễn xã hội, đồng thời phản ánh những nét chung của đời sống xã hội.
Nhà xã hội học Đức, Max Weber cho rằng: “Lối sống là kiểu sống của một
nhóm xã hội có cùng những điều kiện kinh tế xã hội nhất định” [14,tr40]. Nhóm xã hội
của ông là những người có chung điều kiện kinh tế, sinh hoạt và địa vị xã hội gồm:
mức lương, thu nhập, cơ may, tiện nghi, nhu cầu nghỉ ngơi… Dean Mac Connell cho
rằng: lối sống không chỉ biểu hiện trong lĩnh vực nghề nghiệp mà còn biểu hiện trong
cách tiêu thụ và trong cách giải trí.
Trong công trình “Lối sống xã hội chủ nghĩa” do G.E.Gledơman chủ biên đã
định nghĩa: lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên
hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những
điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định [7,tr32]
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - bước ngoặt của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong
triết học được Các Mác và Ph.Ăngghen tiếp cận từ quan điểm về con người và nhu cầu
về lối sống được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, trong tác phẩm
này, để làm rõ mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, điều kiện sống của nó. Các

99


Mác đã bổ sung vào khái niệm “phương thức sản xuất” khái niệm “phương thức sinh
sống”: không nên nghiên cứu phương thức sản xuất đơn thuần theo khía cạnh của nó là
sự tái sản xuất ra đời sống thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức
hoạt động nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định
của họ [1,tr30]. Như vậy, sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại của các cá
nhân và phương thức sản xuất là hình thức sản xuất cơ bản của con người, là mặt cơ

bản của lối sống. Hay nói cách khác lối sống chịu sự quyết định của phương thức sản
xuất. Từ đây, Các Mác - Ăngghen cho rằng, ở những hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau có lối sống khác nhau. Đặc biệt trong hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp, lối
sống tất yếu mang tính giai cấp. Mác viết: hàng triệu gia đình sống trong điều kiện
khác biệt và đối lập kình địch giữa lối sống, quyền lợi và giáo dục của họ với lối sống
quyền lợi và giáo dục của giai cấp khác. Tuy nhiên, ngoài yếu tố phương thức sản
xuất, lối sống còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác. Bởi ngoài yếu tố vật chất,
con người còn có các hoạt động tinh thần, xã hội khác. Từ đó khẳng định rằng, tương
ứng với một hình thái kinh tế - xã hội sẽ hình thành lối sống khác nhau, phản ánh điều
kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần ở một giai đoạn nhất định.
Ở Việt Nam, khái niệm lối sống được xem xét với góc nhìn tổng hợp trên cơ sở
tiếp thu quan điểm, nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có mối quan hệ giữa
hoạt động sống và điều kiện sống, giữa hoạt động sản xuất và hoạt động tinh thần. .
Trong giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng cộng sản
Việt Nam” (2000 - NXB Chính trị Quốc gia) đã cho rằng: Lối sống là một phạm trù xã
hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội,
các cá nhân trong điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa
người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa [3, tr11].
PGS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng: lối sống của con người là các chiều cạnh
chủ quan của văn hóa, là quá trình hiện thực hóa các giá trị văn hóa thông qua hoạt
động sống của con người. Lối sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương
thức tiến hành các hoạt động sống được một bộ phận lớn hoặc toàn thể nhóm hay cộng
đồng người chất nhận và thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt
trong mối tương tác biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên
hệ lịch sử của chúng [15,tr277].

10



Như vậy, hầu hết các tác giả đều cho rằng, lối sống gồm tất cả các lĩnh vực hoạt
động sống cơ bản của con người - lao động, hoạt động chính trị - xã hội và giải trí. Từ
phạm vi rất rộng của lối sống, chúng ta có thể tán thành với định nghĩa lối sống: Lối
sống là phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, giai cấp, các
nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất
định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong
quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa.
Nổi lên trong lối sống là hoạt động của con người. Về thực chất, đó là cách thức
con người ứng xử với tự nhiên và xã hội để bảo tồn và phát triển đời sống của mình.
Vì vậy, khái niệm lối sống bao gồm cả hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách
quan là điều kiện sống của con người, trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình
thái kinh tế - xã hội nhất định mà cốt lõi là phương thức sản xuất. Mặt chủ quan chính
là ý thức của con người trong sự lựa chọn cho mình lối sống, một thái độ sống cụ thể,
những mục tiêu mà con người đặt ra.
Hiện nay, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu
đều cho rằng, mức sống cho chúng ta một chỉ báo về lối sống, nó phản ánh điều kiện
sinh hoạt vật chất của con người. Xây dựng lối sống lành mạnh, có văn hóa không thể
không quan tâm nâng cao mức sống cho cộng đồng. Để hiểu rõ hơn khái niệm lối
sống, có thể tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa lối sống với các khái niệm có liên quan
như: lẽ sống, nếp sống, mức sống, phong cách sống…
“Nếp sống” là mặt ổn định của lối sống. Đó là những hoạt động đã trở thành
thói quen, phong tục, tập quán, thành quy ước của cộng đồng. Nếp sống cho thấy khả
năng thích nghi và sức sáng tạo của con người trong những điều kiện sống cụ thể. Nếp
sống làm nên sự đa dạng của lối sống, giúp duy trì những kinh nghiệm sống mà loài
người đã nhận thức được [10,tr14].
“Lẽ sống” là khái niệm, thuật ngữ triết học, đạo đức, tâm lý, phản ánh mặt ý
thức của lối sống. Đây chính là sự lựa chọn chủ quan của con người về lối sống. Sự
lựa chọn này thể hiện sự khẳng định của cá nhân hay một dân tộc đối với lối sống,
nhưng không phải không bị quy định bởi yếu tố khách quan như hoàn cảnh sống, chế
độ kinh tế, chính trị, xã hội. Lẽ sống có chức năng định hướng cho lối sống, bởi nó

như thế giới quan, nhân sinh quan của con người. Vai trò của lẽ sống như “kim chỉ
nam” cho cá nhân điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc cá nhấn, vì cộng đồng xã

11


hội. Một người có lẽ sống đúng đắn sẽ góp phấn hình thành lối sống tốt đẹp. Do vậy,
có thể nói lẽ sống là mặt lý tưởng của lối sống, là nhân lõi của lối sống [10,tr14].
“Phong cách sống” là hình thức biểu hiện của lối sống thông qua hoạt động và
những quan hệ xã hội là nên nét riêng trong lối sống của các cá nhân và nhóm xã hội
[10,tr14].
Tóm lại, theo chúng tôi: lối sống là toàn bộ các mô hình, cách thức, phong thái
sống của con người thể hiện trong lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh
hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối sống ứng xử giữa con người với con người,
giữa chủ thể với đối tượng,… Lối sống là một thói quen có định hướng, là phương
cách thể hiện tổng hợp tất cả các điều kiện sống, đặc trưng văn hóa của một người hay
một cộng đồng. Xét theo cấu trúc của lối sống có thể kể đến các mặt sau: cách thức lao
động, phong tục tập quán, cách ứng xử giao tiếp, hành vi, cử chỉ, thói quen…
Về lối sống thì có lối sống cá nhân và lối sống cộng đồng. Bởi con người không
thể tồn tại một cách độc lập, mà phải luôn tồn tại trong một cộng đồng người nhất
định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những quy tắc nhất
định thành văn hoặc bất thành văn bao trùm trong tất cả các lĩnh vực. Những quy tắc
dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen, trở thành lối sống của cá nhân. Có
những quy tắc được thừa nhận rộng rãi trong nội bộ cộng đồng nào đó, được người ta
tuân thủ gần như vô điều kiện, như một lẽ đương nhiên, đó là lối sống cộng đồng.
1.2.3. Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên
thường bắt đầu từ 14, 15 tuổi cho đến 17, 18 tuổi hay còn gọi là thanh niên mới lớn,
thanh niên học sinh. Tuổi thanh niên học sinh là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về
mặt thể lực nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người

lớn. Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng đã chậm lại. Sự phát triển của hệ thần
kinh đã có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các
chức năng của não phát triển. Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Nhìn chung
đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối khỏe và đẹp. Đa số các em có thể
đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người lớn.
Hoạt động của học sinh THPT ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò xã
hội và hứng thú xã hội của các em không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn
biến đổi cả về chất lượng. Xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và thực hiện những

12


vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm hơn. Trong tổ chức đoàn,
các em có thể tham gia các công tác của tập thể và công tác xã hội. Khi đủ 18 tuổi các
em đã có quyền bầu cử, có chứng minh thư, nghĩa vụ lao động. Tất cả các em đều có
suy nghĩ về việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Đối với gia đình, các em đã có
nhiều quyền lợi và trách nhiệm của một người lớn, cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em
một số vấn đề trong gia đình và các em cũng biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt
trong gia đình. Nhìn chung các em đã có một vị trí nhất định trong gia đình và xã hội,
nhưng nó lại có tính chất không ổn định.
1.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
FACEBOOK

1.3.1. Lịch sử hình thành của Facebook
Hiện nay Facebook có hơn một tỉ người dùng trên khắp thế giới. Thế nhưng vào
năm 2004, tức là thời điểm Facebook mới ra đời, Facebook chỉ là trang mạng tổng hợp
hồ sơ cá nhân của những người bạn có cùng sở thích với nhau. Nó phát triển dựa trên
mô hình nhóm đơn giản và trông có vẻ giống như là một cơ sở dữ liệu hơn là một
trang mạng xã hội có khả năng kết nối mọi người. Chỉ trong một khoảng thời gian
ngắn, mạng xã hội này đã trở nên phổ biến khắp nước Mỹ, rồi vươn ra toàn cầu ở một

tốc độ nhanh chóng, dần trở thành mạng xã hội số một trên thế giới. Mặc dù đã có
nhiều mạng xã hội mới xuất hiện, từng lăm le chiếm lấy vị trí dẫn đầu của Facebook
nhưng vẫn chưa ai có thể làm được chuyện đó.
Facebook được sáng lập bởi Mark Zuckerberg, ở một trường Đại học ở Mỹ, đây
là một dự án tại trường nhưng đã trở thành một tổ chức quyền lực về công nghệ và tầm
ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sống hiện tại.
Facebook đầu tiên được xây dựng dưới phiên bản “HOT OR NOT” với tên gọi
Facemarsh. Mục đích là tìm ra người bạn hâm mộ nhất trường, các ảnh hưởng cho
trang web Facemarsh đến từ tên gọi “Facebook” được duy trì bởi mỗi ký túc xá Đại
học Harvard, nơi sinh viên sinh sống. Nhưng trang web này bị người quản lí tắt đi vài
ngày sau đó, Zuckerberg bị ban an ninh phạt vì vi phạm an ninh vì lí do xâm phạm
quyền cá nhân với sinh viên và có nguy cơ bị đuổi học, sau đó thì cáo buộc đã được
hủy bỏ. Chính những khó khăn đó đã thúc đẩy Mark Zuckerberg phát triển trang web
này mạnh mẽ hơn nữa, đồng thời minh chứng cho mọi người thấy rằng việc làm của
anh là đúng đắn. Chính từ đó, Mark Zuckerberg đã rút ra nhiều bài học từ thực tế mà
sách vở không có. Học kì tiếp theo, anh thành lập “thefacebook.com”. Trang web này

13


mượn ý tưởng của Facemarsh và course Match cùng một hệ thống có tên Friendster
mà Zuckerberg là thành viên. Friendster là một mạng xã hội, một hệ thống mà các cá
nhân sử dụng lập ra một hồ sơ bao gồm sở thích, gu âm nhạc, và các thông tin cá nhân
khác. Từ những hệ thống như vậy, mọi người liên kết trang cá nhân của mình với bạn
bè, từ đó xác định “mạng xã hội” cho riêng mình. Từ những hiểu biết đơn giản này,
cùng với mong muốn của Zuckerberg là lập nên một bảng danh mục đáng tin cậy dựa
trên những thông tin thật từ sinh viên, trở thành khái niệm chủ yếu của “ the
facebook”. Zuckerberg chia sẻ: “công trình của chúng tôi bắt đầu chỉ là giúp mọi
người chia sẻ nhiều hơn ở Harvard , để giúp mọi người có thể thấy được nhiều hơn về
những gì đang diễn ra ở trong trường, tôi tạo ra nó để có thể cập nhật thông tin của bất

cứ ai, và bất cứ ai có thể chia sẻ những gì mình muốn”. Hệ thống này của anh không
phải là một trang web tìm bạn như Friendster, nó là một công cụ liên lạc cơ bản, nhằm
giải quyết những vấn đề đơn giản đó là cập nhật về những người bạn cùng trường và
những gì đang xảy ra về họ.
1.3.2. Quá trình phát triển Facebook
Mạng xã hội Facebook thành lập vào tháng 2 năm 2004. Ban đầu chỉ dành riêng
cho các sinh viên trường Đại học Harvard, trong vòng 23 giờ, hơn 1200 sinh viên
Harvard đã đăng ký tham gia sử dụng, và chỉ sau một tháng, hơn một nửa số sinh viên
của trường đã tạo cho mình một hồ sơ trên này. Mark Zuckerberg cùng những người
bạn của mình đã đẩy mạnh mở rộng quảng cáo sang các trường đại học khác ở Boston,
sau đó đến các trường lớn hơn, và lan đến tất cả mọi cơ sở, giáo dục đại học ở Mỹ.
Tháng 9 năm 2004, trụ sở của Facebook chuyển về Palo, Alto, California. Mark
Zuckerberg đổi tên thefacebook.com chuyển thành Facebook.com
Facebook nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc đối với người sử dụng các
dịch vụ mạng xã hội. Đến tháng 12 năm 2004, nghĩa là chỉ 10 tháng sau khi thành lập,
Facebook đã chạm mốc gần một triệu người dùng.
Năm 2005, với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động, người sử dụng
điện thoại có thể truy cập Facebook vì phiên bản Facebook Mobile đã được đưa vào
hoạt động. Cho đến nay, nhờ những thuận lợi đem lại, thì việc online Facebook trên điện
thoại di động đã trở nên phổ biến hơn, và được sử dụng nhiều hơn khi online trên máy
tính. Người dùng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi nếu muốn.

14


Tháng 10 năm 2007, số lượng người sử dụng Facebook tăng vượt lên con số 50
triệu, liên tục cập nhật những chức năng mới lạ, thiết yếu cho người dùng.
Tháng 4 năm 2008, Facebook ký hợp đồng quảng cáo với Microsoft. Số lượng
thành viên tham gia đã vượt lên con số 100 triệu người dùng. Và cập nhật 21 ngôn
ngữ khác nhau trên thế giới.

Năm 2009, Facebook nâng cấp đáng kể khi đồng bộ thời gian New Feed và cho
phép mọi người chia sẻ trạng thái. Số lượng người dùng vượt quá 400 triệu người.
Tháng 10/2010 số người dùng chạm mốc 500 triệu người trên toàn thế giới.
Facebook đã đem lại sự hài lòng cho người dùng bằng việc đổi mới thiết kế giao diện
và nâng cấp trang Profile, và cũng trong năm 2010, Facebook đã khá nhanh nhẹn khi
kịp thời nắm bắt thị yếu người dùng thông qua việc phát triển tính năng Facebook
Page, những người có cùng chung niềm đam mê, sở thích,… có thể lập Page riêng để
giao lưu và trao đổi với nhau. Nếu thích Page ấy, bạn có thể bấm Like.
Tháng 1/2011, Facebook trở nên lợi hại hơn khi bổ sung ticker. Với chức năng
này, bạn có thể theo dõi mọi hoạt động của bạn bè xung quanh một cách nhanh chóng.
Cũng trong năm 2011, Facebook bổ sung tính năng gọi điện trực tuyến bằng hình ảnh,
tạo thêm sự tiện lợi. Nổi bật hơn là sau khi mạng xã hội này thay đổi Profile sang giao
diện Timeline thì đem lại nhiều trải nghiệm mới cho người dùng. Nó giống như một
trang nhật ký cá nhân của mỗi người. Đến khoảng thời gian này thì có hơn 600 triệu
người có tài khoản mạng xã hội Facebook. Số người truy cập Facebook nhiều hơn cả
số người sử dụng Google.
Hiện tại với hơn 1 tỷ ngươi dùng trên thế giới và tiếp tục gia tăng, Facebook
đangbùng nổ và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh
vực, nhất là lĩnh vực giải trí - truyền thông và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống
của mọi người
Ở Việt Nam có khoảng hơn 20 triệu người sử dụng Facebook ở các lứa tuổi,
đặc biệt là ở thế hệ học sinh, sinh viên.

15


CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK ĐẾN LỐI SỐNG CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ TỈNH THÁI BÌNH
2.1. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA FACEBOOK ĐẾN LỐI SỐNG CỦA

HỌC SINH TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ TỈNH THÁI BÌNH
2.1.1. Kết quả khảo sát
Kế hoạch khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát với 200 em học sinh trong
trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình. Kết quả thu lại được là 194 phiếu. Trong
đó có 60 phiếu được khảo sát ở học sinh lớp 10, 65 phiếu ở lớp 11 và 69 phiếu ở học
sinh lớp 12; gồm có 113 em học sinh nam và 81 em học sinh nữ. Dưới đây là kết quả
khảo sát:
Bảng kết quả điều tra

A.
B.
C.
D.
A.
B.
C.
D.
A.
B.
A.
B.
C.
D.
E.
A.
B.
C.

Câu hỏi
Câu 1: Theo bạn lối sống có vai trò như thế nào đối với

mỗi học sinh trong giai đoạn hiện nay?
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Không biết
Câu 2: Nhân tố nào ảnh hưởng đến lối sống của các bạn?
Gia đình
Mạng xã hội (Facebook)
Sách báo đồi trụy
Thực tế xã hội
Câu 3: Các bạn có bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng
hay không?

Không
Câu 4: Thời gian rảnh rỗi bạn thường làm gì?
Truy cập mạng xã hội
Nghe nhạc/ xem phim
Giúp gia đình làm việc nhà
Học tập (đọc sách, đọc báo…)
Ý kiến khác
Câu 5: Đối với bạn Facebook có vai trò như thế nào?
Cực kỳ quan trọng
Quan trọng
Bình thường

16

%
45,9
43,3

8,2
2,6
50,5
45,4
3,6
0,4

62,9
37,1
38,6
41,6
16,5
3,3
0,0
20,1
56,2
22,4


1,0

D. Không là gì cả
A.
B.
C.
D.
A.
B.
C.
D.


Câu 6: Một ngày các bạn dành bao nhiêu thời gian để
truy cập Facebook?
20 - 30 phút
30 phút - 1 giờ
1 - 2 giờ
Trên 2 giờ
Câu 7: Các bạn truy cập Facebook với mục đích chính là gì?
Nói chuyện với bạn bè, người thân…
Chia sẻ thông tin, thông điệp với mọi người
Chia sẻ trạng thái cảm xúc, tâm trạng của mình cho mọi người
Cập nhật thông tin của bạn bè

A.
B.
C.
D.
A.
B.
C.
A.
B.
C.
D.
A.
B.
A.
B.
C.


50,0
2,8
4,9
42,3
0

E. Ý kiến khác
A.
B.
C.
D.

1,0
13,5
68,0
17,5

Câu 8: Danh sách bạn bè của bạn trên Facebook hiện
nay có bao nhiêu người?
Dưới 300
Từ 300 - 700
Từ 700 - 1200
Từ 1200 trở lên
Câu 9: Số bạn bè thực mà bạn biết ở ngoài đời chiếm bao
nhiêu % trong tổng số bạn bè trên Facebook?
Dưới 50%
Từ 50% đến 70%
Từ 70% đến 90%
Từ 90% đến 100%
Câu 10: Facebook ảnh hưởng đến việc học của bạn như

thế nào?
Rất nhiều
Thỉnh thoảng
Chưa lần nào
Câu 11: Các bạn được gì khi truy cập Facebook ?
Không được gì
Biết thêm nhiều bạn bè và được nhiều người biết đến
Được nói chuyện, giao lưu , chia dẻ với mọi người
Ý kiến khác
Câu 12: Theo bạn, Facebook có ảnh hưởng đến lối sống
của mình hay không?

Không
Câu 13: Tình hình lối sống học sinh trong trường đang
diễn ra như thế nào?
Rất tốt
Có những biểu hiện đáng báo động
Xuống cấp một cách trầm trọng

17

45,9
42,2
9,3
2,6

16,0
9,8
25,2
49,0


11,9
56,2
31,9
0,0
24,7
72,7
2,6

58,2
41,8

22,2
45,9
31,9


A.
B.
C.
A.
B.
C.

Câu 14: Theo bạn, Nhà trường có vai trò như thế nào đối
vớiviệc giáo dục kỹ năng sống, lối sống cho học sinh?
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Câu 15: Theo bạn, môn Giáo dục công dân ở trường THPT

có vai trò như thế nào đối với việc giáo dục đạo đức lối sống ?
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết

24,2
44,3
31,5

65,5
33,5
1,0

Qua kết quả khảo sát các em học sinh, chúng tôi đưa ra một số nhận xét như sau:
Khi được hỏi về vai trò của lối sống đối với bản thân mỗi học sinh trong giai
đoạn hiện nay, chỉ có 8,2% học sinh cho rằng là không quan trọng và bên cạnh đó có
2,6% học sinh các em không định hướng được vai trò của lối sống đối với cuộc sống
của mình. Như vậy, kết quả trên cho chúng ta thấy được đại đa số các em học sinh đã
nhận thức được tầm quan trọng của lối sống.
Có tới 20,1% các em học sinh cho rằng Facebook có vai trò cực kỳ quan trọng
và 56,2% cho rằng Facebook có vai trò quan trọng đối với bản thân. Điều đó cho thấy
rằng Facebook là một mạng xã hội được rất nhiều các em học sinh sử dụng và cảm
thấy nó cần thiết đối với cuộc sống của mình.
Thời gian mà các em dành cho việc truy cập Facebook từ 1-2 giờ chiếm 68% và
chỉ có 1% các em học sinh truy cập từ 20-30 phút cho thấy các em dành khá nhiều thời
gian để truy cập Facebook. Có tới 50% học sinh truy cập Facebook với mục đích chính
là nói chuyện với bạn bè và người thân mà chưa đề cập đến việc học.
Facebook đã ảnh hưởng đến việc học của các em rất nhiều với 11,9% và thỉnh
thoảng việc học cũng bị ảnh hưởng bởi Facebook chiếm 56,2%. Điều đó cho thấy các
em sử dụng Facebook còn chưa hợp lý, chưa biết cách phân bổ thời gian một cách hợp

lý, hiệu quả. Và có tới 58,2% các em học sinh cho rằng Facebook có ảnh hưởng đến
lối sống của mình.
Theo các em, nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với việc giáo dục kĩ năng
sống, lối sống cho học sinh (24,2%) và nhà trường có vai trò quan trọng chiếm 44,3%.
Và có tới 65,5% các em học sinh cho rằng môn Giáo dục công dân ở trường THPT là
rất cần thiết đối với việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.

18


Qua kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy lối sống của học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình đã bị ảnh hưởng bởi Facebook, các em còn chưa biết
cách sử dụng hợp lý, lối sống của các em cũng đã bị ảnh hưởng bởi Facebook. Vậy
nên cần có những biện pháp để các em sử dụng Facebook hiệu quả và quan trọng hơn
là xây dựng cho các em một lối sống lành mạnh, tích cực.
2.1.2. Kết quả phỏng vấn
Tổng hợp các ý kiến trao đổi về sử dụng Facebook, về lối sống của các em, về
sự ảnh hưởng của Facebook đến lối sống cũng như các biện pháp để xây dựng lối sống
lành mạnh, tích cực của một số học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình.
Chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Về thời gian truy cập Facebook, đa số các em truy cập vào thời gian rảnh và
bên cạnh đó cũng không ít học sinh truy cập mọi lúc mọi nơi. Điều đó cho thấy
Facebook được các em rất ưa chuộng, tận dụng thời gian của mình để truy cập
Facebook nên khi được hỏi rằng “Các em cảm thấy như thế nào khi một ngày không
truy cập Facebook?” thì đã có câu trả lời là cảm thấy bứt rứt khó chịu, không yên,
thậm chí quên ăn, quên ngủ để truy cập Facebook, đó là hiện tượng chúng tôi cho rằng
những em này bị “nghiện Facebook”.
Về cách sử dụng Facebook, các có câu trả lời cho rằng các em mải mê với cuộc
sống trên Facebook mà quên đi cuộc sống thực cho câu hỏi “Facebook có làm các em
quên đi cuộc sống thực không?”. Việc các em truy cập Facebook còn chưa chú trọng

cho việc học, bởi khi được hỏi “Các em truy cập Facebook có phục vụ cho việc học
của mình không?” thì câu trả lời mà chúng tôi nhận được thường là “Không” mà câu
trả lời chủ yếu là để trò chuyện, tán gẫu với bạn bè….
Về biện pháp sử dụng Facebook hiệu quả. Chúng tôi đưa ra câu hỏi “Các em
cần làm gì để sử dụng Facebook một cách hiệu quả mà không bị ảnh hưởng đến việc
học và cuộc sống của mình?”. Đa phần các em đã có câu trả lời là: truy cập Facebook
ít nhưng hiệu quả, chú trọng đến việc học hơn là những trò giải trí, thời gian rảnh nên
phụ giúp gia đình, tham gia các hoạt động của trường lớp,…
Như vậy, các em cũng đã nhân thức được sự ảnh hưởng của Facebook đến cuộc
sống và học tập của bản thân. Và cũng đã tự đưa ra cho mình một số những biện pháp
để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của Facebook.

19


Tóm lại:Qua phần khảo sát và phỏng vấn từ phía học sinh cho chúng ta thấy
rằng: hiện nay Facebook là một mạng xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đối với học sinh
trường THPT Bắc Duyên Hà tỉnh Thái Bình. Nó đã làm sao nhãng việc học tập của
các em mà trong khi đây là lứa tuổi cần phải trang bị những kiến thức, kĩ năng cần
thiết làm hành trang cho tương lai. Do đó, các em cần biết sử dụng Facebook một cách
hợp lí đồng thời gia đình cần quan tâm, gần gũi để hiểu được tâm tư, tình cảm của lứa
tuổi này để từ đó định hướng lối sống cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường cần có
những buổi, những chuyên đề giáo dục đạo đức lối sống và các thầy cô dạy môn Giáo
dục công dân cần nhận thấy được vai trò của bản thân và môn học là rất cần thiết đối
với việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Và quan trọng hơn cả là bản thân các
em phải nhận thức được mối quan tâm hàng đầu của mình bây giờ là học tập để việc
học được đi lên thì trước hết đừng để lối sống của mình ảnh hưởng đến việc học tương lai sau này. Vậy nên, các em cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh,
tích cực và văn minh.
2.2 ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC CỦA FACEBOOK ĐẾN LỐI SỐNG CỦA HỌC
SINH TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ TỈNH THÁI BÌNH


Thời đại thông tin ngày nay đã tạo những điều kiện và cơ hội cho con người giao
lưu, liên kết, chia sẻ những sở thích, sự quan tâm, những ý tưởng, những việc làm bằng
các phương tiện truyền thông hiện đại - nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của
internet, trong đó có các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Sự xuất hiện với những tính
năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, Facebook đã cho phép người dùngtiếp nhận,
chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và
thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Nó giúp nâng cao vai trò của mỗi công
dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung
trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội . Do chức năng đa dạng
và sự gia tăng ngày càng nhanh số lượng thành viên, Facebook đã có tác động làm thay
đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn
hóa… ở một bộ phận khá lớn những người sử dụng, trong đó có học sinh trường THPT
Bắc Duyên Hà. Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng và hiện đại của Facebook, xu
hướng mới của xã hội công nghệ thông tin đã đặt ra những câu hỏi khá lý thú nhưng
cũng rất phức tạp về việc quản lý các mạng xã hội ảo như thế nào? Làm sao để phát huy
được mặt tích của loại tổ chức “ảo” phục vụ cho xã hội “thực”, nhất là đối với học sinh?

20


Có thể nhận thấy những ảnh hưởng của Facebook đến lối sống học sinh hiện
nay, thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, mục đích và các hình thức sử dụng mạng xã
hội của họ. Mặt tích cực của Facebook, những tiện ích mà nó mang lại cho cộng
đồng như sử dụng trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Những
thành viên của Facebook liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở
thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới
sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính chất tích cực từ “mạng ảo” đã xuất
hiện trong “đời thực” như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết,
giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhiều nhóm chia

sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh; những
nhóm quan tâm đến các vấn đề lịch sử văn hoá Việt Nam, lập diễn đàn trao đổi tranh
luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá cổ xưa như đồ cổ sách cũ,… Nhiều cuộc
trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã hội cũng đã giúp nâng cao nhận
thức của học sinh về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên
truyền về Biển - Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ
nói chung và học sinh nói riêng. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội
mang lại. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn,đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái
màng lọc mà mỗi thành viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với
sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn
luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và
phát triển ý thức xã hội của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày
tỏ thái độ và hành động vì cộng đồng, qua đókhuyến khíchtinh thần trách nhiệm cá
nhân với thái độ và hành động của chính mình.
Facebook rất dễ sử dụng và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng, nó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập cũng như các mối giao tiếp trong công việc
của người dùng. Đối với học sinh, Facebook sẽ mang đến cho các em rất nhiều những
cơ hội để phát triển khả năng tìm kiếm, học hỏi, làm ăn kiếm tiền, để đạt được những
kỳ tích như mơ. Ví như các em muốn mở một của hàng thời trang chẳng hạn thì các
em có thể mở một cửa hàng online thay vì thuê một địa điểm để mở của hàng và kêu
gọi sự ủng hộ từ bạn bè trên Facebook. Những hình ảnh, kích thước, giá cả của sản
phẩm sẽ được đăng công khai trên mạng, chả tốn kém một chi phí nào cả mà lợi nhuận
thu được thì không phải là nhỏ. Hơn nữa, các em vẫn có thể tham gia vào các công

21


việc khác mà các em thấy phù hợp. Điều này chứng minh rằng Facebook quả là tuyệt
vời với những ai biết tận dụng nó. Nó giống như những cánh cửa mở ra một con
đường đi tới vinh quang cho những ai có những khát vọng chinh phục đỉnh cao của

cuộc sống.
Facebook còn có thể giúp cho những ai có người thân, bạn bè bị thất lạc hoặc
do khoảng cách về địa lý sẽ dễ dàng tìm được họ và giữ liên lạc với nhau. Ví dụ, em
Nguyễn Thu Trang là học sinh lớp 11A 3 có người thân sinh sống ở nước ngoài, do có
mạng xã hội Faceboook em và người đó đã kết nối, liên lạc với nhau để mọi người
trong gia đình được trò chuyện, biết thêm về cuộc sống của nhau đặc biệt là để giảm
bớt đi khoảng cách xa xôi do địa lý.
Một trong những đặc tính nổi bật nhất của Facebook đó chính là các em có thể
cập nhật trạng thái (status) và bộc lộ những suy nghĩ của bản thân. Mọi người có thể
bình luận bên dưới các trạng thái bằng văn bản hay biểu tượng hình ảnh để cùng nói
chuyện, trao đổi với nhau.
Ngoài ra, các em có thể đăng tải hình ảnh, video của mình lên trang Facebook.
Nó giúp các em chia sẻ những hình ảnh, video với bạn bè và người thân. Chức năng
này được các em đặc biệt yêu thích. Xét về độ tiện lợi, các em có thể cập nhật hình ảnh
hay video ở bất kì đâu, khi đi ăn, đi chơi, hay thậm chí là khi vừa mua một chiếc áo
mới, có thể chụp ảnh ngay và đăng tải lên facebook. Và với chức năng “thêm các sự
kiện vào maps trên Facebook”, người sử dụng có thể chia sẻ những điều thú vị và hấp
dẫn với bạn bè, những nơi mà bạn đã đi qua trên facebook.
Chức năng “message” của Faceboook giúp các em có thể chatbox và nói
chuyện riêng với bạn bè của mình để đáp ứng nhu cầu nói chuyện, trao đổi riêng. Các
em có thể trò chuyện, giao tiếp với rất nhiều người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ đó,
luyện cho các em phát triển một phần kĩ năng giao tiếp. Cùng với những hình ảnh biểu
hiện cảm xúc sinh động, gần gũi giúp các em dễ bày tỏ cảm xúc. Đối với chức năng
“message” này, các em có thể trao đổi với nhiều người bằng hình thức sử dụng phòng
chat nhóm.
Đối với một số câu lạc bộ, đội nhóm, lớp học…Facebook thực sự là một kênh
truyền thông tích cực, bởi lẽ, hầu hết những thông tin, kế hoạch hoạt động của câu lạc
bộ, đội nhóm, lớp học…đều được chia sẻ trên trang Facebook riêng của nhóm. Các em
cũng có thể lập một nhóm học tập trên Faceboook để hỏi đáp, trao đổi thông tin của


22


bài học mà không cần phải tụ tập, gặp mặt thông qua nhóm các em nhận được sự giúp
đỡ từ nhiều bạn bè đặc biệt là thầy cô cũng có thể giúp đỡ các em. Bên cạnh đó, các
em cũng có thể tham gia vào các diễn đàn học tập, từ đó học hỏi được kinh nghiệm
học tập của bạn bè và thầy cô trên mọi miền tổ quốc, tìm kiếm được nhiều bài tập khác
lạ để kiến thức ngày càng được khắc sâu. Qua đó, giúp các em hình thành được kĩ
năng tổng hợp và giải quyết vấn đề, trau dồi kiến thức và hiểu bài một cách sâu sắc.
Ngoài những tiện ích trên, Facebook còn là trang mạng xã hội mang tính giải trí
cao, kết nối các bạn trẻ có chung niềm đam mê, sở thích. Một thực tế đang diễn ra khá
phổ biến trên Facebook hiện nay là sự xuất hiện của nhiều trang nhóm, hội sở thích
như: Hội những người thích học tiếng Anh, Hội những người đam mê văn học, Hội
những người thích nghe nhạc Kpop… Học sinh có thể được tham gia các nhóm có
cùng sở thích như về ca nhạc, hội họa, thơ ca, thể thao,… Từ đó, các em có thêm rất
nhiều cơ hội để phát triển khả năng, học hỏi kinh nghiệm từ những người có cùng sở
thích, có những buổi offline được tổ chức để trao đổi kinh nghiệm để các bạn trong
nhóm có cơ hội được thể hiện mình.
Tóm lại, khi nhắc đến Facebook thì không ai là không biết đến, nó là một mạng
xã hội lớn nhất trên thế giới với số lượng người truy cập và sử dụng hàng ngày lên tới
con số hàng tỉ người. Điều này chứng tỏ rằng mạng xã hội Facebook có sức hút rất
lớn. Nó có nhiều tính năng đa dạng và phong phú, nó là một phương tiện hay một công
cụ để kết nối mọi người trên toàn cầu lại với nhau không kể không gian hay thời gian,
không phân biệt tuổi tác, giới tính, giàu nghèo, hay bất kỳ địa vị nào đó trong xã hội.
Nó là cầu nối giúp mọi người trở nên gần gũi với nhau nhiều hơn, đặc biệt là những
người có chung sở thích hay những ý tưởng thì Facebook sẽ tạo điều kiện để các bạn
có thể gặp gỡ và hợp thành những tổ chức. Phải công nhận rằng mạng xã hội Facebook
hiện nay đang có những tác động rất lớn vào đời sống và văn hóa của con người.
Nhưng chúng ta cần phải biết cách hợp lý và khoa học thì Facebook mới phát huy hết
những mặt tích cực mà nó mang lại cho người dùng.

2.3. ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA FACEBOOK ĐẾN LỐI SỐNG HỌC SINH
TRƯỜNG THPT BẮC DUYÊN HÀ TỈNH THÁI BÌNH

Như đã nói ở trên, Facebook rất tốt với những ai sử dụng nó theo đúng nghĩa
khoa học, còn nó sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với những người nào sử dụng nó vào những
mục đích không hay hoặc những mục đích thiếu văn hóa lành mạnh, lối sống của họ
cũng dễ dàng thay đổi từ đó. Việc ảnh hưởng xấu này thường xảy ra đối với các bạn

23


trẻ, đặc biệt là học sinh, bởi đây là lứa tuổi rất hiếu kỳ, tò mò, muốn khám phá tất cả
mọi thứ, dù rẳng có những điều đã biết là không nên nhưng không thể kìm hãm lại
được nhu cầu muốn khám phá, nhu cầu khẳng định mình một cách thái quá. Dưới đây
là một số ảnh hưởng tiêu cực của Facebook đến lối sống của học sinh khi các em sử
dụng một cách không khoa học:

24


Một là, lối nói tiêu cực, thiếu văn hóa.
Những học sinh lạm dụng Facebook có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lối nói tiêu
cực. Bởi trên Facebook mọi người thích nói gì cũng được, không có sự ngăn cấm từ
người khác. Vì thế khi các em online thường xuyên sẽ chịu ảnh hưởng và vô tình học
được lối nói ấy, biểu hiện là những lời bình luận comment “ẩu”, “bừa” thích gì bình
luận đó không có sự cân nhắc, suy nghĩ. Trong danh sách bạn bè có những người có
danh tính không rõ, các em có thể dễ dàng cư xử thiếu tôn trọng bằng cách nói tiêu
cực, ăn nói thô lỗ. Điều này trái ngược với việc tiếp xúc trực tiếp, mỗi cá nhân phải
suy nghĩ kỹ càng trước khi có bất kỳ nhận xét nào.
Hai là, sự nghi ngờ người khác.

Như đã đề cập, những người không biết nhau nhưng vẫn kết bạn, khi có ấn
tượng không tốt thì họ có suy nghĩ mình có thể thoải mái gây khó chịu bởi cách cư xử
hung hăng, thiếu văn hóa của mình mà không lo sợ điều gì. Điều này khiến cho các em
có thể nghĩ rằng lối cư xử này được chấp nhận trong thực tế. Đây là một trong những
nguyên nhân gây nên sự mất lòng tin đối với những người chưa quen biết và cũng có
thể không loại trừ những người mà mình biết.
Ba là, sự đe dọa trên mạng.
Điều này xảy ra khi một hay nhiềuhọc sinh sử dụng Facebook để thực hiện
hành vi đe dọa đối với một người nào đó hoặc ngay chính người bạn mà học sinh đang
có xích mích thông qua một bài đăng hay thông qua việc gửi tin nhắn.
Bốn là, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.
Các em thường không đọc hoặc không hiểu rõ đầy đủ các thông tin bảo mật cá
nhân khi đăng ký và sử dụng tài khoản của các em. Các em không nhận thức được
những mối nguy hiểm của việc tiết lộ thông tin cá nhân mà các em thường cho là
không cần thiết. Đa số các học sinh nghĩ rằng việc gửi thông tin cá nhân và hình ảnh
trực tuyến là hoàn toàn an toàn. Điều này dễ dàng dẫn đến việc các em trở thành nạn
nhân của việc trộm cắp danh tính làm xấu hình ảnh của các em trong mắt bạn bè và
những người xung quanh. Do đó các em trở nên e ngại, rụt rè trong cuộc sống, ngại
giao tiếp…
Năm là, sự quấy rối trên mạng xã hội.
Đây là hành vi theo dõi và quấy rầy người dùng Facebook bằng nhiều cách
khác nhau. Bạn trai cũ hoặc người yêu của em có thể nổi giận vì mối quan hệ trước

25


×