Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Xu hướng chọn nghề của học sinh trường THPT trực ninh A, tỉnh Nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.63 KB, 14 trang )

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
TRỰC NINH A, TỈNH NAM ĐỊNH
Sinh viên: Đồng Thị Cúc, Triệu Thị Hậu, Nguyễn Thị Ly
Lớp: QH -2008- S Sư Phạm Vật lý
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Văn Tính
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với giai
đoạn trước đây. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo điều kiện để nhân loại tiến từ
nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản
xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin, trong đó máy tính và các công nghệ truyền thông
viễn thông là những yếu tố chiến lược. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã xác định nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất nước...
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần một lực lượng lao
động có đủ trình độ năng lực và làm chủ được công nghệ kỹ thuật của đất nước, đủ điều kiện đảm
bảo hoàn thành tốt công việc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu chúng ta không chiếm
hữu được tri thức, không sáng tạo và sử dụng được thông tin trong các ngành sản xuất thì không
thể thành công trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ
học vấn, trình độ văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là việc định hướng bậc học và định hướng
nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm hơn
bao giờ hết.
Như vậy nghề nghiệp luôn được coi là một trong nhiều yếu tố quan trọng quyết định đến
tương lai mỗi con người. Vì thế lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là vấn đề được nhiều
bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông (THPT). Trong xã hội hiện nay học sinh
THPT có rất nhiều lựa chọn sau tốt nghiệp: học tiếp lên ĐH, CĐ, học nghề, đi làm, du học… Vậy
họ lựa chọn thế nào? Trong quá trình lựa chọn ngành nghề, đã xuất hiện những yếu tố cơ bản nào
tác động, tầm ảnh hưởng đến đâu ?
Từ những vấn đề trên chúng tôi quyết định tiến hành đề tài: “Xu hướng chọn nghề của học
sinh THPT hiện nay”
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12


trường THPT Trực Ninh A, từ đó phát hiện các yếu tố cơ bản tác động đến xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh làm cơ sở để xây dựng các biện pháp giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn
hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình.
3.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường THPT trường THPT Trực
Ninh A
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 của trường THPT Trực Ninh A.
4. Giả thiết khoa học
Xu hướng lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trường THPT Trực Ninh A hiện nay chịu ảnh
hưởng rất lớn từ nền kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Với xu hướng như
vậy sẽ tạo ra một nguồn nhân lực lớn, mạnh có ảnh hưởng tích cực sự phát triển kinh tế đất nước
và những ứng dụng rất tiện ích về công nghệ kỹ thuật, cơ hội những ngành nghề mới… Nhưng
bên cạnh đó, xu hướng này lại đem đến mặt trái tiêu cực tạo nên các trào lưu chọn nghề gây mất
cân bằng về nhu cầu lao động và phát triển ở nhiều ngành nghề khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp điều tra dùng bảng các câu hỏi;
- Phương pháp quan sát;
- Các phương pháp thống kê toán học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm cơ bản
Xu hướng: Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang
1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào
đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Nghề: là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần, đáp ứng nhu cầu
của xã hội
Vậy Xu hướng chọn nghề: là xu thế thiên về một số ngành nghề nào đó của phần đông học

sinh.
2.Tổng quan về thực trạng chọn nghề của các nhóm ngành tiêu biểu
+ Về nhóm ngành kinh tế:
Năm 2009, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối ngành kinh tế - quản trị kinh
doanh nhận đến 814.072 lượt thí sinh đăng ký, chiếm 38% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó
ngành tài chính - ngân hàng có 214.566 hồ sơ, kế toán 218.367 hồ sơ, kinh tế 127.431 hồ sơ và
quản trị kinh doanh 253.708 hồ sơ.
Năm 2010, dù tổng số hồ sơ đăng ký dự thi giảm khá mạnh nhưng khối ngành kinh tế -
quản trị kinh doanh vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo so với các khối ngành khác. Tuy nhiên, một điều thí
sinh cần hết sức quan tâm là số thí sinh đăng ký dự thi vào các trường chuyên đào tạo khối ngành
kinh tế tăng thật sự không đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn thí sinh theo đuổi
nhóm ngành kinh tế đã không vào các trường chuyên ngành kinh tế bằng mọi giá. Thay vào đó, họ
đã chọn vào khối ngành kinh tế ở rất nhiều trường đào tạo đa ngành lớn nhỏ khác nhau.
Có một thực tế là các ngành quản trị kinh doanh, kế toán hay tài chính - ngân hàng đều
nằm trong tốp 5 ngành đang được nhiều trường tuyển sinh nhất. Trong đó, ngôi quán quân thuộc
về ngành quản trị kinh doanh với ít nhất 360 trường tuyển sinh. Kế đến là kế toán với 298 trường.
Không chỉ thí sinh đổ xô vào dự thi mà cả các trường cũng đang ồ ạt tuyển sinh khối ngành
kinh tế. Nhờ vậy, thí sinh có nhiều phương án lựa chọn cho mình một trường phù hợp.
+ Về nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật:
Năm 2009, tổng số hồ sơ đăng ký vào khối ngành này chiếm đến 32% tổng hồ sơ đăng ký
dự thi. Đến năm 2010, khối ngành này tiếp tục giữ được ưu thế của mình, đặc biệt là những ngành
công nghệ.
Bên cạnh đó, dù không còn gây "sốt" như khoảng 10 năm trước, ngành công nghệ thông
tin vẫn được rất nhiều thí sinh chọn lựa. Năm 2009, có hơn 100.000 thí sinh đăng ký dự thi ngành
công nghệ thông tin, chiếm 5% tổng hồ sơ đăng ký dự thi cả nước.
+ Về nhóm ngành xây dựng kĩ thuật
Trong khi đó, nhóm các ngành kỹ thuật dù nhiều trường cho rằng là ngành khó tuyển
nhưng theo thống kê, đây vẫn là nhóm ngành thu hút khoảng 20% thí sinh lựa chọn mỗi năm. Ở
các trường có thế mạnh về khối ngành này như Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường
ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật

TP.HCM... các ngành kỹ thuật vẫn thu hút nhiều thí sinh.
Có thể thấy rõ điều này đối với ngành xây dựng của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG
TP.HCM) trong tuyển sinh 2010. Đây là ngành có tỉ lệ "chọi" cao nhất của trường. Ngành xây
dựng cầu đường của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng có tỉ lệ "chọi" lên đến 1/21
trong khi tỉ lệ "chọi" trung bình của trường chỉ là 1/7.
+ Về các nhóm ngành khác
Những năm gần đây cũng cho thấy một thực tế không mấy sáng sủa đối với nhóm ngành
nông lâm ngư nghiệp. Đây là nhóm ngành có tổng chỉ tiêu xấp xỉ hai nhóm ngành kỹ thuật - công
nghệ và kinh tế - tài chính - ngân hàng. Thế nhưng, số lượng thí sinh đăng ký lại quá chênh lệch.
Năm 2009, tổng số thí sinh đăng ký nhóm ngành này chỉ chiếm 5%.
Những năm gần đây, số thí sinh chọn các ngành luật, sư phạm đang có dấu hiệu ngày càng
ít dần. Trong năm 2010, số hồ sơ đăng ký dự thi vào Trường ĐH Luật TP.HCM giảm gần 3.000
bộ, còn khoảng 10.000 hồ sơ so với con số 13.200 của năm 2009. Ở khối trường sư phạm, đã có
nhiều phân tích về việc số lượng thí sinh đăng ký ngày càng giảm. Điển hình là Trường ĐH Sư
phạm TP.HCM, nếu năm 2009 có 24.000 hồ sơ đăng ký dự thi, đến năm 2010 chỉ có 15.000 hồ sơ.
Riêng khối ngành khoa học xã hội không có nhiều biến động trong những năm gần đây.
Các ngành nghề xã hội đang rất cần thiết như công tác xã hội, môi trường,… thì chưa được quan
tâm và tỉ lệ lựa chọn thấp.
Trong khi đó dù ngành công nghệ, kinh tế thay phiên nhau "lên ngôi", nhóm ngành y dược
vẫn giữ "phong độ" với việc thu hút một lượng lớn thí sinh có học lực khá, giỏi dự thi.
3. Nhân lực ngành kinh tế: cung vượt cầu
Phân tích chỉ số cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành nghề trên địa bàn TP.HCM năm 2010
của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, được công bố
giữa tháng 12-2010 cho thấy một số ngành thuộc nhóm ngành kinh tế cung đã vượt quá cầu.
Cụ thể, ở nhóm ngành tài chính - ngân hàng tỉ lệ phần trăm cung - cầu là 2,32/0,51. Tỉ lệ
này ở ngành kế toán - kiểm toán 33,27/ 3,28, ngành quản lý - điều hành 4,17/1,35. Cũng theo cơ
cấu nói trên, những ngành nghề “khát” lao động trong năm 2010 bao gồm: dệt - may - da giày
(0,24/11,49); nhựa - bao bì (0,01/10,52); dịch vụ và phục vụ (1,19/9,04); điện tử - viễn thông
(1,24/5,96)…
4. Một số cách phân loại nghề

Theo Sách giáo viên "GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP" lớp 9, Phạm Tất Dong chủ biên,
Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2005, trình bày về phân loại nghề như sau:
4.1.Phân loại theo đối tượng lao động
Căn cứ vào đối tượng lao động, người ta chia các nghề ra thành 5 kiểu. Đó là:
- Nghề “Người tiếp xúc với thiên nhiên” (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ rừng…).
- Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật” (các loại thợ nề, thợ tiện, thợ nguội, lắp ráp máy
truyền hình và máy tính, thợ sửa chữa công cụ…).
- Nghề “Người tiếp xúc với người” (nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ khách sạn, thầy
thuốc, thầy giáo, thẩm phán v.v…).
- Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu” (thư ký đánh máy, chế bản vi tính, ghi tốc ký, sắp
chữ in, lập trình máy tính…).
- Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật” (họa sĩ, nhà soạn nhạc, thợ trang trí, thợ sơn…).
4.2. Phân loại theo mục đích lao động
Căn cứ vào mục đích lao động, người ta chia các nghề thành 3 dạng sau đây:
- Nghề có mục đích nhận thức đối tượng (thanh tra chuyên môn, điều tra vụ án, kiểm tra kho
hàng, kiểm kê tài sản…).
- Nghề có mục đích biến đổi đối tượng (dạy học, chữa bệnh, sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp…).
- Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới (nghiên cứu khoa học, sáng
tác văn học nghệ thuật, tạo giống mới, thiết kế thời trang…).
4.3. Phân loại theo công cụ lao động
Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành 4 loại sau đây:
- Nghề với những hình thức lao động chân tay (khuân vác, khơi thông cống rãnh, lắp đặt
ống nước, quét rác.
- Nghề với những công việc bên máy (tiện, phay, xây dựng, lái xe…).
- Nghề làm việc bên máy tự động (làm việc ở bàn điều khiển, các loại máy thêu, máy dệt,
máy in hoa trên vải, tiện hoặc phay các chi tiết theo chương trình máy tính…).
- Nghề lao động bằng những công cụ đặc biệt như ngôn ngữ, cử chỉ (dạy học, làm thơ, múa
hát, nghiên cứu lý luận…).
4.4. Phân loại theo điều kiện lao động

Điều kiện lao động ở đây được hiểu là những đặc điểm của môi trường làm việc. Căn cứ vào
điều kiện lao động, người ta chia các nghề thành 4 nhóm sau đây:
- Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu (xử án, chữa bệnh, dạy
học, quản giáo tội phạm…).
- Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường (kế toán, đánh máy, trực
điện thoại, lưu trữ tài liệu, thợ may…).
- Nghề làm trong khoảng không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên (chăn gia súc, súc
vật trên đồng cỏ, trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng hoa…).
- Nghề được tiến hành trong điều kiện đặc biệt (du hành vũ trụ, thám hiểm đáy biển, lái máy
bay thí nghiệm, xây dựng dưới nước…).
4.5. Phân loại nghề theo hình thức lao động (Lĩnh vực lao động)
Theo cách phân loại này thì có 2 lĩnh vực khác nhau:
- Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo: Một số nghề như: lãnh đạo các cơ quan,cán bộ, khoa học giáo
dục, y tế ,kinh tế, kỹ thuật nông - công nghiệp, văn hoá nghệ thuật, luật pháp, thư kí các cơ
quan, và một số nghề lao động trí óc khác…
- Lĩnh vực sản xuất: Bao gồm các nghề như: Khai thác, chế biến, luyện kim, chế tạo máy,
gia công kim loại, kỹ thuật điện và điện tử, hóa chất, sản xuất vật liệu, xây dựng, nông
nghiệp, lâm nghiệp, vận tải, thương nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống, bưu chính,
phục vụ công cộng và sinh hoạt, các nghề sản xuất khác…
4.6. Phân loại nghề theo đào tạo
Theo cách phân loại này, các nghề được chia thành 2 loại:
- Nghề được đào tạo
- Nghề không được đào tạo
Khi trình độ sản xuất và khoa học, công nghệ được nâng cao, dân cư được phân bố đồng
đều trong cả nước thì số nghề cần có sự đào tạo qua các trường lớp sẽ tăng lên. Ngược lại quốc gia
nào có trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất, khoa học và công nghệ chậm phát triển, dân cư phân
tán thì tỉ lệ nghề không qua đào tạo rất cao.
Nước ta đã có danh mục các nghề được đào tạo, còn các nghề không được đào tạo rất khó
thống kê. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghề được truyền trong các dòng họ hoặc gia đình, những
nghề này rất đa dạng và trong nhiều trường hợp được giữ bí mật được gọi là nghề gia truyền. Do

vậy, những nghề này được đào tạo trong gia đình và cũng thường chỉ liên quan đến người được
chọn để nối tiếp nghề của cha ông.
4.7. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động

×