Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

XÂY DỰNG và QUẢN TRỊ SERVER 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
_____________________________

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NGÀNH: TIN HỌC ỨNG DỤNG

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ SERVER 2003

Hà Nội, 03/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
_____________________________

ĐỒ ÁN

TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG
NGÀNH: TIN HỌC ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ SERVER 2003

Nhóm sinh viên thực hiện: Hồ Như Tuấn Hiệp
Đinh Thị Lan Hương
Lớp
: CĐ Tin2-K14
Giảng viên hướng dẫn


: Th.S. NGUYỄN TUẤN TÚ

Hà Nội, 03/2015


MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, để xây dựng và hoàn thành được đồ án này thì
không thể thiếu được sự hướng dẫn, chỉ dạy của các thầy cô bộ môn
khoa Công nghệ thông tin và đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Tuấn
Tú đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt được đồ án do
nhà trường và khoa đưa ra.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Các thầy cô bộ môn khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại Học
Công Nghiệp Hà Nội.
- Cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Tuấn Tú.
- Cảm ơn Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Mặc dù đã cố gắng xong với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế
không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được những
nhận xét chỉ đạo của các thầy cô giáo để em có thêm kinh nghiệm phát
triển tốt hơn khi ra trường.
Kính chúc toàn thể thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc!

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2015.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
1.1


CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN MẠNG MÁY TÍNH

Mạng máy tính hai hoặc nhiều máy tính được kết nối với nhau để
trao đổi thông tin và dùng chung các dữ liệu hay tài nguyên. Mạng máy
tính hình thành từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung các thông tin giữa các
máy tính với nhau.
Ưu điểm của mạng máy tính:
• Giảm các chi phí khi dùng chung các tài nguyên mạng bao gồm các
thiết bị ngoại vi và dữ liệu
• Chuẩn hoá các ứng dụng
• Thu thập dữ liệu 1 cách kịp thời
• Tăng thời gian làm việc
Nhược điểm:
• Dễ bị mất mát hay thất lạc thông tin khi truyền hoặc khi thiết lập chế độ
bảo mật không tốt.
1.2

PHÂN LOẠI MÁY TÍNH
1.2.1 Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)

Mạng LAN là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông
mạng được nối kết với nhau trong một khu vực nhỏ như một toà nhà cao
ốc, khuôn viên trường đại học, khu giải trí ...
Các mạng LAN thường có đặc điểm sau:
- Băng thông lớn, có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem
phim, hội
thảo qua mạng.
- Kích thước mạng bị giới hạn bởi các thiết bị.
- Chi phí các thiết bị mạng LAN tương đối rẻ.

- Quản trị đơn giản

2


Hình 1.1: Mô hình mạng cục bộ (LAN)
1.2.2

Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network)

Mạng MAN gần giống như mạng LAN nhưng giới hạn của nó là
một thành phố hay một quốc gia. Mạng MAN nối kết các mạng LAN lại với
nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang,cáp đồng,
sóng...) và các phương thức truyền thông khác nhau.
Đặc điểm của mạng MAN:
- Băng thông mức trung bình, đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố
hay quốc gia như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các ứng dụng của
các ngân hàng...
- Do MAN nối kết nhiều LAN với nhau nên độ phức tạp cũng tăng đồng
thời công tác quản trị sẽ khó khăn hơn.
- Chi phí các thiết bị mạng MAN tương đối đắt tiền.
1.2.3

Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network)

Mạng WAN bao phủ vùng địa lý rộng lớn có thể là một quốc gia, một lục địa
hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các công ty đa quốc gia hay
toàn cầu, điển hình là mạng Internet. Do phạm vi rộng lớn của mạng WAN
nên thông thường mạng WAN là tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với
3



nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave),
cáp quang, cáp điện thoại…
Đặc điểm của mạng WAN:
- Băng thông thấp, dễ mất kết nối, thường chỉ phù hợp với các ứng dụng
offline như e-mail, web, ftp

- Phạm vi hoạt động rộng lớn không giới hạn.
- Do kết nối của nhiều LAN, MAN lại với nhau nên mạng rất phức tạp và có
tính toàn cầu nên
thường là có tổ chức quốc tế đứng ra quản trị.
- Chi phí cho các thiết bị và các công nghệ mạng WAN rất đắt tiền.

Hình 1.2: Mô hình mạng diện rộng(WAN)
1.2.4

Mạng Internet

Mạng Internet là trường hợp đặc biệt của mạng WAN, nó cung cấp
các dịch vụ toàn cầu như mail, web, chat, ftp và phục vụ miễn phí cho
mọi người.
1.3 CÁC MÔ HÌNH MẠNG MÁY TÍNH
Cơ bản có ba loại mô hình xử lý mạng bao gồm:
- Mô hình xử lý mạng tập trung
4


- Mô hình xử lý mạng phân phối
- Mô hình xử lý mạng cộng tác.

1.3.1

Mô hình xử lý mạng tập trung

Toàn bộ các tiến trình xử lý diễn ra tại máy tính trung tâm.Các máy
trạm cuối (terminals) được nối mạng với máy tính trung tâm và chỉ hoạt
động như những thiết bị nhập xuất dữ liệu cho phép ngườidùng xem trên màn
hình và nhập liệu bàn phím.Các máy trạm đầu cuối không lưu trữ và xử lý dữ
liệu.
Mô hình xử lý mạng trên có thể triển khai trên hệ thống phần cứng hoặc phần
mềm được cài đặt trên server.
Ưu điểm: dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí cho
các thiết bị thấp.
Khuyết điểm: khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau,
tốc độ truy xuất chậm.

Hình 1.3: Mô hình sử lý mạng tập trung
1.3.2.

Mô hình xử lý mạng phân phối

Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được
tách nhỏ và giao cho nhiều máy tínhkhác nhau thay vì tập trung xử lý trên
máy trung tâm.Tuy dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại máy cục bộ nhưng
các máy tính này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ
5


liệu và dịch vụ.
Ưu điểm: truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng.

Khuyết điểm: dữ liệu lưu trữ rời rạc khó đồng bộ, backup và rất dễ nhiễm
virus.

Hình 1.4: Mô hình sử lý mạng phân phối
1.3.3.

Mô hình xử lý mạng cộng tác.

Mô hình xử lý cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để
thực hiện một công việc.Một máytính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách
chạy các chương trình trên các máy nằm trong mạng.
Ưu điểm: rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép
toán lớn.
Khuyết điểm: các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó
đồng bộ và backup, khảnăng nhiễm virus rất cao.
1.3.4. Workgroup
Trong mô hình này các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các
máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy
tính tự bảo mật và quản lý các tài nguyên của riêng mình.Đồng thời các máy
tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ.
6


1.3.5. Domain
Ngược lại với mô hình Workgroup, trong mô hình Domain thì việc quản lý
và chứng thực người dùngmạng tập trung tại máy tính Primary Domain
Controller.Các tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền
hạn cho từng người dùng.Lúc đó trong hệ thống có các máy tính chuyên
dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các máy trạm.
1.4.


CÁC MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MẠNG

1.4.1. Mạng ngang hàng (peer to peer)
Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính
nhưng không có bất kỳ một máy tínhnào đóng vai trò phục vụ.Một máy
tính trên mạng có thể vừa là client, vừa là server.Trong môitrường này,
người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ các
tài nguyên của máy tính mình.Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức
nhỏ, số người giới hạn (thông thuờng nhỏ hơn 10 người), và không quan
tâm đến vấn đề bảo mật. Mạng ngang hàng thường dùng các hệ điều hành
sau: Win95, Windows for workgroup, WinNT Workstation, Win2000
Proffessional, OS/2...
Ưu điểm: do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức
và quản trị, chi phí thiết bị cho mô hình này thấp.
Khuyết điểm: không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả
năng bảo mật thấp, rất dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên không được sắp
xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm.

7


Hình 1.5: Mô hình mạng ngang hàng
1.4.2. Mạng khách chủ (client- server)
Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp các tài
nguyên và dịch vụ cho cảhệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ
(server). Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này
được gọi là máy khách (client). Các server thường có cấu hình mạnh (tốc
độ xử lý nhanh, kích thước lưu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng.
Dựa vào chức năng có thể chia thành các loại server như sau:

- File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng.
- Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng.
- Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả
về kết quả cho client.
- Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail.
- Web Server: cung cấp các dịch vụ về web.
- Database Server: cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin.
- Communication Server: quản lý các kết nối từ xa.
Hệ điều hành mạng dùng trong mô hình client - server là WinNT, Novell
8


NetWare, Unix, Win2K...
Ưu điểm: do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và
đồng bộ với nhau. Tàinguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và
quản lý và có thể phục vụ cho nhiều người dùng.
Khuyết điểm: các server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho
hệ thống.

Hình 1.6: Mô hình mạng khách chủ()
1.5.CÁC DỊCH VỤ MẠNG
1.5.1.Các dịch vụ mạng phổ biến nhất là:
-Dịch vụ tập tin.
-Dịch vụ in ấn.
-Dịch vụ thông điệp.
-Dịch vụ thư mục.
-Dịch vụ ứng dụng.
-Dịch vụ cơ sở dữ liệu.
9



-Dịch vụ Web.
1.5.2. Dịch vụ tập tin (Files Services)
Dịch vụ tập tin cho phép các máy tính chia sẻ các tập tin, thao tác trên
các tập tin chia sẻ này như: lưu trữ, tìm kiếm, di chuyển...
Truyền tập tin: không có mạng, các khả năng truyền tải tập tin giữa các
máy tính bị hạn chế. Ví dụ như chúng ta muốn sao chép một tập tin
từmáy tính cục bộ ở Việt Nam sang một máy tính server đặt tại Pháp thì
chúng ta dùng dịch vụ FTP để sao chép. Dịch vụ này rất phổ biến và
đơn giản.
Lưu trữ tập tin: phần lớn các dữ liệu quan trọng trên mạng đều được lưu
trữ tập trung theo nhiều cách khác nhau:
Lưu trữ trực tuyến (online storage): dữ liệu được lưu trữ trên đĩa cứng
nên truy xuất dễ dàng, nhanh chóng, bất kể thời gian. Nhưng phương
pháp này có một khuyết điểm là chúng không thể tháo rời để trao đổi
hoặc lưu trữ tách rời, đồng thời chi phí lưu trữ một MB dữ liệu tương
đối cao.
Lưu trữ ngoại tuyến (offline storage): thường áp dụng cho dữ liệu ít khi
cần truy xuất (lưu trữ,backup). Các thiết bị phổ biến dùng cho phương
pháp này là băng từ, đĩa quang.
Lưu trữ cận tuyến (near- line storage): phương pháp này giúp ta khắc
phục được tình trạng truy xuất chậm của phương pháp lưu trữngoại
tuyến nhưng chi phí lại không cao đó là chúng ta dùng thiết bị Jukebox
để tự động quản lý các băng từ và đĩa quang.
Di trú dữ liệu (data migration) là công nghệtự động dời các dữliệu ít
dùng từkho lưu trữtrực tuyến sang kho lưu trữ cận tuyến hay ngoại
tuyến. Nói cách khác đây là quá trình chuyển các tập tin từ dạng lưu trữ
này sang dạng lưu trữ khác.
Đồng bộ hóa việc cập nhật tập tin: dịch vụ này theo dõi các thay đổi
khác nhau lên cùng một tập tin để đảm bảo rằng tất cả mọi người dùng

đều có bản sao mới nhất của tập tin và tập tin không bị hỏng.
Sao lưu dự phòng (backup) là quá trình sao chép và lưu trữ một bản sao
dữ liệu từ thiết bị lưu trữ chính. Khi thiết bị lưu trữ chính có sự cố thì
chúng ta dùng bản sao này để phục hồi dữ liệu.
10


1.5.3 .Dịch vụ in ấn (Print Services)
Dịch vụ in ấn là một ứng dụng mạng điều khiển và quản lý việc
truy cập các máy in, máy fax mạng.
Các lợi ích của dịch vụ in ấn:
Giảm chi phí cho nhiều người có thể chia nhau dùng chung các thiết bị
đắt tiền như máy in màu, máy vẽ, máy in khổ giấy lớn.
Tăng độ linh hoạt vì các máy tính có thể đặt bất kỳ nơi nào, chứ không
chỉ đặt cạnh PC của người dùng.
Dùng cơ chế hàng đợi in để ấn định mức độ ưu tiên nội dung nào được
in trước, nội dung nào được in sau.
1.5.4. Dịch vụ thông điệp (Message Services)
Là dịch vụ cho phép gởi/nhận các thư điện tử(e-mail). Công nghệ
thư điện tử này rẻ tiền, nhanh chóng, phong phú cho phép đính kèm
nhiều loại file khác nhau như: phim ảnh, âm thanh... Ngoài ra dịch vụ
này còn cung cấp các ứng dụng khác như: thư thoại (voice mail), các
ứng dụng nhóm làm việc (workgroup application).
1.5.5. Dịch vụ thư mục (Directory Services)
Dịch vụ này cho phép tích hợp mọi thông tin về các đối tượng trên mạng
thành một cấu trúc thư mục dùng chung nhờ đó mà quá trình quản lý và
chia sẻ tài nguyên trở nên hiệu quả hơn.
1.5.6 .Dịch vụ ứng dụng (Application Services)
Dịch vụ này cung cấp kết quảcho các chương trình ở clientbằng cách
thực hiện các chương trình trên server. Dịch vụ này cho phép các ứng

dụng huy động năng lực của các máy tính chuyên dụng khác trên mạng.
1.5.7.Dịch vụ cơ sở dữ liệu (Database Services)
Dịch vụ cơ sở dữ liệu thực hiện các chức năng sau:
-Bảo mật cơ sở dữ liệu.
-Tối ưu hóa tiến trình thực hiện các tác vụ cơ sở dữ liệu.
-Phục vụ số lượng người dùng lớn, truy cập nhanh vào các cơ sở dữ liệu.
11


-Phân phối dữliệu qua nhiều hệphục vụCSDL.
1.5.8.Dịch vụ Web
Dịch vụ này cho phép tất cảmọi người trên mạng có thể trao đổi các
siêu văn bản với nhau. Các siêu bản này có thể chứa hình ảnh, âm thanh
giúp các người dùng có thể trao đổi nhanh thông tin và sống động hơn.
1.6CÁC LỢI ÍCH THỰC TẾ CỦA MẠNG.
1.6.1.Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng.
Khi các máy tính của một phòng ban được nối mạng với nhau thì
chúng ta có thể chia sẻ những thiết bị ngoại vi như máy in, máy FAX, ổ
đĩa CDROM... Thay vì trang bị cho từng máy PC thì thông qua mạng
chúng ta có thể dùng chung các thiết bị này.
1.6.2.Trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Theo phương pháp truyền thống muốn chép dữ liệu giữa hai máy tính
chúng ta dùng đĩa mềm hoặc dùng cáp link để nối hai máy lại với nhau
sau đó chép dữ liệu. Chúng ta thấy rằng hai giải pháp trên sẽ không thực
tế nếu một máy đặt tại tầng trệt và một máy đặt tại tầng 5 trong một tòa
nhà. Việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính ngày càng nhiều hơn, đa dạng
hơn, khoảng cách giữa các phòng ban trong công ty ngày càng xa hơn nên
việc trao đổi dữ liệu theo phương thức truyền thống không còn được áp
dụng nữa, thay vào đó là các máy tính này được nối với nhau qua công
nghệ mạng.

1.6.3.Chia sẻ ứng dụng.
Các ứng dụng thay vì trên từng máy trạm chúng ta sẽ cài trên một
máy server và các máy trạm dùng chung ứng dụng đó trên server. Lúc đó
ta tiết kiệm được chi phí bản quyền và chi phí cài đặt, quản trị.
1.6.4.Tập trung dữ liệu, bảo mật và backup tốt.
Đối với các công ty lớn dữ liệu lưu trữ trên các máy trạm rời rạc dễ
dẫn đến tình trạng hư hỏng thông tin và không được bảo mật. Nếu các dữ
liệu này được tập trung về server để tiện việc bảo mật, backup và quét
virus.

1.6.5.Sử dụng các phần mềm ứng dụng trên mạng.
12


Nhờ các công nghệ mạng mà các phần mềm ứng dụng phát triển mạnh và
được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như hàng không (phần mềm bán vé máy
bay tại các chi nhánh), đường sắt (phần mềm theo dõi đăng ký vé và bán vé
tàu), cấp thoát nước (phần mềm quản lý công ty cấp thoát nước thành phố)...
1.6.6.Sử dụng các dịch vụ Internet.
Ngày nay Internet rất phát triển, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể
trao đổi Email với nhau một cách dễ dàng hoặc có thể trò chuyện với nhau
mà chi phí rất thấp so với phí viễn thông. Đồng thời các công ty cũng dùng
công nghệWeb để quảng cáo sản phẩm, mua bán hàng hóa qua mạng (thương
mại điện tử) ...
Dựa trên cơ sở hạ tầng mạng chúng ta có thể xây dựng các hệ thống ứng
dụng lớn như chính phủ điện tử, thương mại điện tử, điện thoại Internet nhằm
giảm chi phí và tăng khả năng phục vụ ngày càng tốt hơn cho con người.

13



Chương 2
PHÂN TÍNH XÂY DƯNG HỆ THỐNG MẠNG
2.1.LỰA CHỌN HỆ THỐNG VÀ PHẦN MỀM
2.1.1.Lựa chọn hệ thống mạng
Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)
Trong những năm 80 vừa qua, mạng cục bộ LAN đã phát triển một
cách nhanh chóng. Khi trong một tổ chức nào đó (cơ quan, nhà máy,
trường đại học…) có nhiều hệ thống nhỏ đó được sử dụng thì nảy sinh
nhu cầu kết nối chúng lại với nhau
Tên gọi “ Mạng cục bộ ” được xem xét từ quy mô của mạng hay
khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, đó không phải là đặc tính duy nhất của
mạng cục bộ, nhưng trên thực tế quy mô của mạng quyết định nhiều
đặc tính và công nghệ của mạng.
Vậy Mạng cục bộ (Local Area Networks - LAN) là mạng được thiết
lập để liên kết các máy tính trong một phạm vi tương đối nhỏ (như
trong một toà nhà, một khu nhà, trường học ...)với khoảng cách lớn
nhất giữa các máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục km trở lại.
Đề phân biệt mạng LAN với các loại mạng khác người ta dựa trên một
số đặc trưng sau:
+ Đặc trưng địa lý: mạng cục bộ thường được cài đặt trong phạm vi nhỏ
(toà nhà, một căn cứ quân sự ...) có đường kính từ vài chục mét đến vài
chục km trong điều kiện công nghệ hiện nay.
+ Đặc trưng về tốc độ truyền: mạng cục bộ có tốc độ truyền cao hơn so
với mạng diện rộng, khoảng 100 Mb/s và tới nay tốc độ này có thể đạt
tới 1Gb/s với công nghệ hiện nay.
+ Đặc trưng độ tin cậy: tỷ suất lỗi thấp hơn so với mạng diện rộng (như
mạng điện thoại chẳng hạn), có thể đạt từ 10-8 đến 10-11.

14



+ Đặc trưng quản lý: mạng cục bộ thường là sở hữu riêng của một tổ
chức nào đó (như trường học, doanh nghiệp ...) do vậy việc quản lý khai
thác mạng hoàn toàn tập trung và thống nhất.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mạng hiện nay
các đặc trưng nói trên chỉ mang tính tương đối.Sự phân biệt giữa mạng
cục bộ và mạng diện rộng sẽ ngày càng “mờ” đi.
2.1.2.Kỹ Thuật Mạng Cục Bộ
Hình trạng mạng (Topology)
a, Mạng hình sao (Star)
Mạng ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung
tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến trạm
đích với phương thức kết nối là phương thức điểm-điểm (point - to point).Thiết bị trung tâm hoạt động giống như một tổng đài cho phép
thực hiện việc nhận và truyền dữ liệu từ trạm này tới các trạm khác.
Tùy theo yêu cầu truyền thông trong mạng , thiết bị trung tâm có thể là
một bộ chuyển mạch (switch), một bộ chọn đường (router) hoặc đơn giản
là một bộ phân kênh (Hub). Có nhiều cổng ra và mỗi cổng nối với một
máy. Theo chuẩn IEEE 802.3 mô hình dạng Star thường dùng:


10BASE-T: dùng cáp UTP (Unshield Twisted Pair_ cáp không bọc
kim), tốc độ 10 Mb/s, khoảng cách từ thiết bị trung tâm tới trạm tối đa
là 100m.
• 100BASE-T tương tự như 10BASE-T nhưng tốc độ cao hơn 100
Mb/s.
Ưu và nhược điểm

Ưu điểm: Với dạng kết nối này có ưu điểm là không đụng độ hay
ách tắc trên đường truyền, tận dụng được tốc độ tối đa đường truyền vật

lý, lắp đặt đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt trạm). Nếu có
trục trặc trên một trạm thì cũng không gây ảnh hưởng đến toàn mạng qua
đó dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố.

15



Nhược điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung
tâm bị hạn chế (trong vòng 100 m với công nghệ hiện nay) tốn đường dây
cáp nhiều.

Hình 2.1: Mô hình mạng hình sao

b, Mạng hình vòng (Ring)
Tín hiệu được lưu chuyển theo một chiều duy nhất. Các máy tính được
liên kết với nhau thành một vòng tròn theo phương thức điểm-điểm (point
- to - point), qua đó mỗi một trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng
một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói một. Mỗi trạm của mạng
được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (Repeater) có nhiệm vụ nhận
tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được
lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi các liên kết điểm - điểm giữa các
Repeater do đó cần có giao thức điều khiển việc cấp phát quyền được
truyền dữ liệu trên vòng cho các trạm có nhu cầu.
Mỗi gói dữ liệu đều có mang địa chỉ trạm đích, mỗi trạm khi nhận được
một gói dữ liệu nó kiểm tra nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy
còn nếu không phải thì nó sẽ phát lại cho trạm kế tiếp, cứ như vậy gói dữ
liệu đi được đến đích.
Để tăng độ tin cậy của mạng, phải lắp vòng dự phòng, khi đường truyền
trên vòng chính bị sự cố thì vòng phụ được sử dụng với chiều đi của tín

hiệu ngược với chiều đi của mạng chính.
16


Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Với dạng kết nối này có ưu điểm là không tốn nhiều
dây cáp, tốc độ truyền dữ liệu cao, không gây ách tắc

Nhược điểm: Các giao thức để truyền dữ liệu phức tạp và nếu
có trục trặc trên một trạm thì cũng ảnh hưởng đến toàn mạng.


Hình 2.2: Mô hình mạng hình Vòng

c, Mạng trục tuyến tính (Bus)
Trong dạng đường thẳng các máy tính đều được nối vào một đường dây
truyền chính (bus).Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một
loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator(dùng để nhận biết là đầu cuối để kết
thúc đường truyền tại đây). Mỗi trạm được nối vào bus qua một đầu nối chữ
T (T_connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver).
Khi một trạm truyền dữ liệu tín hiệu được quảng bá trên cả hai chiều của
bus (tức là mọi trạm còn lại đều có thể thu được tín hiệu đó trực tiếp) theo
từng gói một, mỗi gói đều phải mang địa chỉ trạm đích. Các trạm khi thấy
dữ liệu đi qua nhận lấy, kiểm tra, nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận
lấy còn nếu không phải thì bỏ qua.
Đối với bus một chiều thì tín hiệu chỉ đi về một phía, lúc đó các terminator
phải được thiết kế sao cho các tín hiệu đó phải được dội lại trên bus để cho
các trạm trên mạng đều có thể thu nhận được tín hiệu đó. Như vậy với topo
mạng dạng bus dữ liệu được truyền theo các liên kết điểm - nhiều điểm
(point - to - multipoint) hay quảng bá (broadcast).


17


Sau đây là vài thông số kỹ thuật của topology bus. Theo chuẩn IEEE 802.3
(cho mạng cục bộ) với cách đặt tên qui ước theo thông số: tốc độ truyền
tính hiệu (1,10 hoặc 100 Mb/s); BASE (nếu là Baseband) hoặc BROAD
(nếu là Broadband).

10BASE5: Dùng cáp đồng trục đường kính lớn (10mm) với trở
kháng 50 Ohm, tốc độ 10 Mb/s, phạm vi tín hiệu 500m/segment, có tối đa
100 trạm, khoảng cách giữa 2 tranceiver tối thiểu 2,5m (Phương án này
còn gọi là Thick Ethernet hay Thicknet)

10BASE2: tương tự như Thicknet nhưng dùng cáp đồng trục nhỏ
(RG 58A), có thể chạy với khoảng cách 185m, số trạm tối đa trong 1
segment là 30, khoảng cách giữa hai máy tối thiểu là 0,5m.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Với dạng kết nối này có ưu điểm là không tốn nhiều dây
cáp, tốc độ truyền dữ liệu cao, dễ thiết kế.


Nhược điểm: Nếu lưu lượng truyền tăng cao thì dễ gây ách tắc và nếu có
trục trặc trên hành lang chính thì khó phát hiện ra.

Hình 2.3: Mô hình mạng hình mạng trục tuyến tính.

18



Chương 3
THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG MÁY TÍNH

3.1. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
3.1.1.Sơ đồ tổng quan tầng 6-A1
Trong tầng 6-A1 có các phòng Khoa Công Nghệ Thông Tin
Gồm có các phòng sau:
+ Phòng Bộ Môn Hệ Thống Thông Tin
+ Bộ Môn Kỹ Thuật Máy Tính
+ Mạng Máy Tính
+ Phòng Kỹ Thuật Phần Mềm
+ Phòng Văn Phòng Khoa Công Nghệ Thông Tin
+ 2 Phòng Phó Khoa Công Nghệ Thông Tin
+ Phòng Hội Thảo Công Nghệ Thông Tin
+ Phòng Trưởng Khoa

Hình 3.1: Văn Phòng Khoa CNTT – Tầng 6 Nhà A1
Phần còn lại của địa chỉ IP vẫn dành cho tất cả các nút trên ba mạng con như với mạng
139.12.0.0. Các router khác trong mạng sẽ không nhận ra việc phân chia mạng 139.12.0.0 và

19


vì vậy không cần cấu hình lại.

Hình 3.2: Mạng 139.12.0.0 sau khi chia mạng con

3.1.2.Sơ đồ tổng quát tầng 7-A1

Hình 3.3: Phòng Thực Hành Tầng 7 Nhà A1


Trong tầng 7 này có 4 phòng thực hành và 1 phòng trực, Phòng G.s-Ts-T.s
Vì vậy:
Thiết kế lắp đặt mạng và quản trị của các phòng máy này sẽ khác nhau
Trên phòng máy trên sẽ có địa chỉ IP cho từng phòng và căn cứ vào đó để lấy
tên IP đó làm tên máy của từng phòng.
+ Sơ đồ thiết kế các phòng máy.
20


Hình 3.4: Sơ Đồ Thiết Kế Phòng máy 1 –Nhà A1

Sơ đồ trên thiết kế cho phóng máy 1 gồm có 40 máy tính trong đó có 1
máy tính dành cho các thấy cô giáo có thể sự dụng để giảng dạy
Trong sơ đồ phòng máy có chiều dài là 14m và chiều rộng là 7,5m trong
phòng có 4 dãy máy tính dành cho sinh viên mỗi, mỗi dãy có số máy
không đều nhau vì phụ thuộc vào chiều dài của máy tính và thiết kế trong
phòng còn dành khoảng trống để tủ đựng đồ và nói để ghế, nên trên mỗi
dãy bàn có số lượng máy tính nhất định
+ Dãy 1: là dãy máy tính được kê sát vào phần gần tường gần tủ đồ trên
đó có 9 máy tính và được đánh số như khi chia địa chỉ IP.
+ Dãy 2: là dãy ở giữa gồm 2 dãy bàn máy tính quay lung vào nhau trên 2
dãy bàn này có 20 máy tính .
+ Dãy 3: là dãy đặt sát với tường gần phòng máy 2 gồm 10 máy tính .
Vì sắp xếp như thế để lấy khoảng trống cho đi lại, mỗi máy tính cách
nhau 1m tính từ đầu máy tính này sang đầu máy tính khác khoảng cách
các dãy với nhau là 1,5m
Trong phòng có 1 swith 24 cổng dùng để sử dụng cho các máy tính kết
nối với nhau và kiểm soát các chương trình hay giảng dạy và lấy tài liệu
từ các máy tính khác nhau.

Sau khi chia mạng con từ từ máy chủ Server thì từ các IP con dẫn về các
phòng khác nhau cho từng tầng.
Bảng địa chỉ IP cho phòn g máy 1-Tầng 7:
Địa chỉ IP
139.12.1.5
139.12.1.6
139.12.1.7
139.12.1.8

Tên Máy
PC01 (Máy dành cho giảng Viên)
PC02
PC03
PC04
21


139.12.1.9
139.12.1.10
139.12.1.11
……
139.12.1.34

PC05
PC06
PC07
……
PC39

Hình 3.5: Sơ đồ thiết kế máy cho phòng máy 2-tầng 7


Bảng địa chỉ IP của phòng máy 2:
Bắt đầu từ cổng IP 139.12.1.2 sẽ là đường truyền vào phòng máy 2 này
Địa Chỉ IP
139.12.1.35
139.12.1.36
139.12.1.37
139.12.1.38
139.12.1.39
139.12.1.40
139.12.1.41
…..
139.12.1.45

Tên Máy
PC20(Máy Giảng Viên)
PC21
PC22
PC23
PC24
PC25
PC26
…..
PC30

Phòng máy này có đặc điểm là có 1 cột trụ nằm ở chính giữa phòng và cũng
có các đồ đạc để phục vự học tập và nơi cất đồ nên chiều rộng tương đương
với phòng máy 1 nhưng mà chiều dài của phòng máy bị thu hẹp lại vì có
khoảng hành lang nên phòng máy chỉ có 31 máy tính trong đó có 1 máy dùng
cho thầy cô giảng dạy.

Trong phòng máy trên có 6 dãy bàn và số máy tính đặt trên mỗi dãy này đều
như nhau là 5 máy trên 1 dãy bàn.
22


Hình 3.6: Sơ đồ thiết kế cho phòng máy 3-4 tầng 7
Trên sơ đồ ta có thể thấy phòng máy tính này có số lượng máy tính là 41
máy tính và có 1 máy tính dành riêng ra như các phòng khác và đều có
swith dùng để kết nối mạng LAN của các máy tính trong phòng với nhau.
Các thông số cấu hình máy tầng 7:
Thông tin sản phẩm Máy tính để bàn Dell OPTIPLEX
SKU
Model
Kích thước sản phẩm (D x R x C cm)
Dung lượng ổ cứng (GB)
Bộ nhớ trong (MB)
Graphics memory (MB)
Tốc độ CPU (GHz)
Bộ vi xử lý

DE276ELAUN2HVNAMZ-484047
OPTIPLEX 3020MT
40 x 16 x 39.7
500
4096
2048
3.40

Hệ điều hành
Bảo hành

Đồ họa

FreeDOS
12 tháng bằng Phiếu bảo hành
Intel HD Graphic

Intel Core i3 4130 (3.40 Ghz 3MB )

Các thông số và thiết bị trong phòng:

Thông số về khoảng cách máy tính
Khoảng cách các máy

Từ 80cm-1m
23


×