Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO TRẺ mẫu GIÁO 5 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE dân CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
‫٭٭٭٭٭٭‬

NGUYỄN PHƯƠNG LINH

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE DÂN CA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, năm 2016
LỜI CẢM ƠN

1

1
1


Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý
báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Lê Thu Trang, người đã tận tâm
hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Khoa Giáo Dục Mầm Non, Trường Đại Học
Sư Phạm Hà nội là cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt 4 năm học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường mầm
non Thị Trấn Lâm – Nam Định đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm đề tài.
Xin biết ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc để tôi có được công trình này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017


Tác giả
Nguyễn Phương Linh
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
ĐBBB: Đồng bằng Bắc Bộ
GD
: Giáo dục
GDMN
: Giáo dục mầm non
GVMN
: Giáo viên mầm non
GDAN
: Giáo dục âm nhạc
ĐC
: Đối chứng
TN
: Thực nghiệm
TC
: Tiêu chí
TC1
: Tiêu chí 1
TC2
: Tiêu chí 2
TC3
: Tiêu chí 3
TC4
: Tiêu chí 4
GV
: Giáo viên
MG
: Mẫu giáo

MN
: Mầm non
MGL
: Mẫu giáo lớn
TB
: Trung bình
STT
:Số thứ tự
TV
: Ti vi
2

2
2


SL


3

: Số lượng
: Tổng điểm

3
3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với cuộc sống con người từ lúc
lọt lòng mẹ tới lúc giã từ cõi đời. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế
giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ ở trường mầm non. Với trẻ thơ,
thế giới xung quanh chứa đựng vô vàn điều mới lạ, hấp dẫn. Ngay trong những sự kiện
tưởng như rất bình thường, ở trẻ lại phát hiện ra những điều lí thú. Cuộc sống tinh thần
trong thế giới cái đẹp khơi dậy ở trẻ nhu cầu muốn làm cho mình trở nên đẹp, nhu cầu
khám phá cái đẹp xung quanh.
Hoạt động âm nhạc là một nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt, đối với trẻ mầm
non, những giai điệu mượt mà hay vui tươi của âm nhạc làm cho tâm hồn ngây thơ,
trong trẻo của trẻ được đầy thêm tình yêu với thế giới xung quanh. Qua đó, giúp trẻ
phát triển toàn diện nhân cách. Để giáo dục cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ
thuật cổ truyền trong đó có dân ca là rất quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét
đặc sắc của dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ.Bằng ngôn ngữ đặc thù riêng của
mình là những âm thanh biểu cảm, dân ca không chỉ mang lại những cảm xúc, những
xúc động mạnh mẽ, niềm vui sướng trong đời sống tinh thần của trẻ mà còn giúp trẻ
mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới, về con người.
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca
Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan
họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều
làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu
Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông,
Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng.
Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca
dao khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ
sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng
địa phương, từng vùng đất nước.
Hiện nay ở nước ta, giáo dục âm nhạc trong đó có giáo dục dân ca được chú
trọng trong các trường mầm non. Trẻ được hát một số bài dân ca phù hợp lứa tuổi,
được nghe dân ca và được vận động theo các bài được nghe được hát tuy nhiên mức

độ trẻ được nghe chưa nhiều và trẻ không được hứng thú lắm. Bên cạnh đó, trẻ được
tiếp cận nhiều xu hướng âm nhạc khác nhau như là hip hop, rock… hay các bài hát
tiếng anh cho trẻ hơn nên dân ca rất dễ bị mai một. Vì vậy việc giữ gìn bản sắc dân tộc
là vấn đề rất được quan tâm hiện nay.
Bản thân tôi đang sinh sống và học tập tại thủ đô Hà Nội và tôi rất mong muốn

4

4
4


cho trẻ tiến gần hơn tới âm nhạc dân gian nói chung và dân ca Bắc Bộ nói riêng để giữ
gìn bản sắc dân tộc. Nhiều câu ca dao là những câu nói về quan hệ giữa anh em, bạn
bè; ca ngợi tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động. Ví dụ khi nghe
bài hát “cò lả”, trẻ có thể liên tưởng đến những cánh đồng lúa chín trải dài bất tận,
những cánh cò bay lả rập rờn, bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…
Chính vì vậy, xuất phát từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt
động nghe dân ca”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi trong hoạt động nghe dân ca nhằm góp phần hình thành ở trẻ sự yêu thích nghe
nhạc nói riêng, yêu thích nghe nhạc dân ca nói chung. Từ đó hình thành ở trẻ tình yêu
văn hóa – nghệ thuât của quê hương mình.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc ở trường mầm non.
Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động


3.1.
3.2.

nghe dân ca.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
trong hoạt động nghe dân ca thì sẽ kích thích hứng thú nghe nhạc dân ca cho trẻ, góp phần
nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc, hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ mầm non,
hình thành tình yêu đối với nền văn hoá truyền thống.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
5.1.
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy trẻ MG 5-6 tuổi nghe nhạc.
5.2.
Thực trạng việc dạy nghe dân ca cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non.
5.3.
Xây dựng một số biện pháp kích thích sự hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe dân
ca Bắc Bộ.
Tiến hành các thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp

5.4.

đã đề ra.
6. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1.

6.2.
-

Phương pháp nghiên cứu lí luận

Đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đến đề tài, từ đó nghiên cứu, phân tích, tông
hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Dự giờ một số hoạt động âm nhạc của trẻ MG 5-6 tuổi ở
trường mầm non.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra giáo viên nhằm tìm hiểu cách tổ chức và
mức độ nhận thức của giáo viên trong việc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nghe dân ca miền
5

5
5


Bắc và các phương pháp họ sử dụng.
- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên để thấy được các biện pháp mà giáo
viên thường sử dụng và tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên và trẻ để tìm ra
các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động nghe nhạc cách phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả
thi, tính hiệu quả của các biện pháp.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu.
7. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về thể loại nhạc dân ca sẽ được lựa chọn và sử dụng: Dân ca Bắc Bộ.
- Địa điểm nghiên cứu:
+Trường mầm non xã Yên Ninh
+Trường mầm non Thị Trấn Lâm
+ Trường mầm non Vinschool Nguyễn Chí Thanh
8. Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng về mức độ hứng thú của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
nghe dân ca
Chương 3: Đề xuất một số biện phấp nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt
động nghe dân ca
Phần 3: Kết luận và kiến nghị sư phạm
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

6

6
6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.












1.2.

1.2.1.

Sơ lược vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghe nhạc là một bộ phận quan trọng xuyên xuốt quá trình giáo dục âm nhạc
cho mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ mầm non. Chính vì thế vấn đề dạy trẻ nghe nhạc luôn
được các nhà giáo dục, các nhà khoa học nghiên cứu và quan tâm.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước đề cập đến vai trò của việc cho
trẻ nghe nhạc và đã đi sau vào nghiên cứu dạy trẻ nghe nhạc như thế nào thì mới mang
lại hiệu quả cao:
“ Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non” của tác giả Hoàng Văn Yến.
“ Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mẫu giáo” của trung tâm
nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên mầm non ( hệ trung học) – tác giả Hoàng
Thông.
“ Nghiên cứu âm nhạc dành cho tuổi mẫu giáo” của tác giả Phạm Thị Hòa.
Trong giáo trình “ Giáo dục âm nhạc - Tập 2 ” của tác giả Phạm Thị Hòa đã giới thiệu
và hướng dẫn cho giáo viên các phương pháp để giáo dục âm nhạc ch trẻ ở trường
Mầm non
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp cũng nghiên cứu
về vấn đề nghe nhạc như:
Luận văn tốt nghiệp đại học “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực của trẻ 5-6 tuổi
trong hoạt động múa thông qua âm nhạc dân gian ” của tác giả Nguyễn Thị Vân đã
xây dựng một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tích cực thực hiện một số động tác
múa với âm nhạc dân gian.
“Nâng cao một số biện pháp dạy hát cho trẻ mẫu giáo lớn” của tác giả Thái Thị Hằng.
“Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tác phẩm âm nhạc mang tính
chất hành khúc” của tác giả Lê Tuấn Đức.
Các đề tài trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động nghe
nhạc, thể hiện tác phẩm ở một số thể loại nhạc như hành khúc, nhạc cổ điển…, hay đề
tài của tác giả Nguyễn Thị Vân cũng đã đi vào khai thác âm nhạc dân gian tuy nhiên
chưa đi sâu về vấn đề cho trẻ nghe nhạc.

Tôi nhận thấy âm nhạc dân gian hay là các bài hát dân ca có giá trị tư tưởng,
nhân văn rất lớn nhưng trẻ lại không được tiếp xúc nhiều. Chính vì thế tôi đã mạnh
dạn nghiên cứu và đề xuất “Một sô biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi trong
hoạt động nghe dân ca”.
Một số vấn đề lí luận về dân ca Việt Nam
Dân ca
Để có một khái niệm chuẩn về dân ca thật không đơn giản. Người Đức gọi dân ca
là volkslied (tạm dịch là: bài ca của nhân dân), người Pháp gọi là chanson populaire (tạm
7

7
7


dịch là: bài ca phổ cập trong quần chúng), người Anh gọi dân ca là folk song (tạm dịch là
bài ca mang tính dân tộc). Ngay cả trong các tài liệu Việt Nam về dân ca hay công trình
Nghiên cứu của Gs. TS Vũ Ngọc Khánh “Tiếp cận kho tàng folklore Việt Nam” cũng
không có khái niệm cụ thể hay một định nghĩa công thức về dân ca như các định nghĩa về
những phạm trù khác.
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu,
truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần
sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần như là “đồng
tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai. Một bài
dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được
ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu thích
sẽ được truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca mới
dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca . Các dịp biểu
diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên trong lao
động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và
người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ

khác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của
miền Bắc, miền Trung và miền Nam ( Trích Wikipedia).
Theo GS.TS Trần Quang Hải làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam: “Dân ca là những bài hát, khúc ca được
sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu
tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người từ đời
này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca
được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững với thời gian”.
Để tiện cho việc nghiên cứu, ta có thể hiểu khái niệm về dân ca tạm thời như
sau: Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
1.2.2. Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ là những bài hát cổ truyền do nhân dân miền Bắc sáng tác, được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó, muốn
biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví
dụ như tiếng địa phương, những địa danh. Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra
xuất xứ của một bài dân ca.
Nói chung trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng,
thì, chứ...” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt
nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù

8

8
8











như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ.
1.2.3. Những đặc điểm của dân ca
Dân ca những bài ca, bài hát của dân chúng
Dân chúng ở đây đa số nhân dân lao động, những người có cuộc đời lam lũ, vất
vả với những công việc chân tay, những công việc ngoài đồng áng… Họ là những
người nông dân hay công nhân, họ là những người ít học hay mù chữ. Họ là những
con người nghèo khổ, thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội. Tuy nhiên họ
là những con người có tâm hồn thật sự thoải mái, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên với
nề nếp thôn làng. Do đó, ở mọi nơi mọi chỗ, khi làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, lúc
chung vui cũng như lúc thanh vắng cô đơn, họ đều ca hát. Hát ca là một nhu cầu cần
thiết trong cuộc sống của họ. Họ mượn lời ca tiếng hát để nói lên niềm vui, nỗi buồn
của mình. Do đó, mỗi nơi đều có những bài hát khác nhau, tùy theo hoàn cảnh sống,
tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền. Có những bài hát đơn sơ, dễ hát, dễ
nhớ nên nhiều người thuộc. Có những bài hát lại có những cung điệu cung khó hơn,
hoặc không thích hợp với khả năng, trình độ của đa số quần chúng thì chỉ có nghệ
nhận mới hát được. Vì thế đã nảy sinh ra biết bao nhiêu bài dân ca với đầy đủ mầu sắc.
Và chính đó là kho tằng quý giá của dân tộc mà ta gọi là “dân ca”. Dân ca là lời ca
tiếng hát ở đầu môi chót lưỡi của người dân với nếp sống bình dị, hiền hòa, đơn sơ.
Dân ca là những bài ca giản dị
Đa số những bài dân ca là những bài ca giản dị, hát mà không cần đến nhạc khi
phụ họa hay giữ nhịp một cách khắt khe, đôi khi cón được một nhạc khí đơn sơ cho có
màu mè, chứ không cần đến một dàn nhạc năm bảy thứ nhạc khí hòa đệm như những
loại nhạc chuyên nghiệp nhạc lễ, nhạc sân khấu…. Đây là những bài ca không chuyên,
tùy khả năng của người hát, lại có khi tùy hứng khởi, không cần đến cao độ chính xác.

Dân ca là những bài ca truyền khẩu
Dân ca xuất hiện từ rất sớm, dù không được ghi lại bằng giấy trắng mực đen
nhưng dân ca có thể tự tồn tại vì được khắc ghi vào long người dân, và truyền lại cho
đời sau nhờ “ truyền miệng” rất độc đóa và hữu hiệu.
Những câu hát hay thường được người nghe cố gắng học thuộc long, cố nhớ để
có dịp hát lên cho mọi người nghe hay thưởng thức, tỉ tê một mình theo điệu hát. Và
cứ thế, dân ca đã trải qua biết bao thời, biết bao thế hệ. Đây là con đường sinh tồn duy
nhất của dân ca.
Ngày nay, chúng ta có được những bảo vật quý giá “ bài dân ca được kí âm” là
nhờ những sáng kiến ghi chép những bài hát trong dân chúng của khoa văn minh học,
nhân chủng học và âm nhạc học gợi ra.
Dân ca là những bài hát không rõ tác giả
9

9
9


Những bài hát dân ca hiện có chúng ta khó có thể biết ai là tác giả. Nếu có cũng
chỉ biết được tên người sưu tầm haowcj tên người hát, người ký âm lại mà thôi. Đối
với những bài hát dân ca cải biên thì có tên tác giả của nó. Những bài hát dân ca này
cũng được gọt giũa và ký âm theo cốt cách của những bài dân ca truyền khẩu từ xa
xưa của dân tộc. Điều này cũng không làm cho chúng ta phải ngạc nhiên vì dân ca vốn
có từ rất lâu đời, lại không được ghi chép bằng văn bản để lưu lại hậu thế, thì dù có tên
tác giả, cũng đương nhiên có thể bị thất lạc và quên lãng.
• Dân ca là những bài ca không biết thời gian ra đời
Dân ca là tác phẩm mà người ta không thể phẩm định “tuổi tác” của nó được.
Vì trước hết, người ta không biết ai là người sáng tác nó, sáng tác vào thời nào? Kế đó,
dân ca chỉ là những âm thanh được truyền lại và sự hiện diện của nó rất vô hình khi ẩn
hiện qua bia miệng mà thôi. Dân ca là những đứa con sinh ra trong “ mai danh ẩn tích”

mà cho dù các tài liệu lịch sử có trong lời ca cũng khó có thể chứng minh được tuổi
thọ của nó. Vì đôi khi nhạc và lời ca được sáng tác riêng biệt và không cùng một lúc.
Tuy nhiên, đối với một số bài ca, người ta cũng có thể ước định một cách mơ hồ, thời
gian xuất hiện của nó mà khó có thể định một cách chính xác được.
1.2.4. Chức năng của dân ca trong tác phẩm âm nhạc dành cho trẻ mầm non
• Chức năng giáo dục
Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của
con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho trẻ. Đó là những
điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và
những người xung quanh. Ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát
có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những
cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ
biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn
rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh.
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh
ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con
người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêm
yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt của âm
thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung
phong tục tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hóa của nhau. Sự gắn kết
bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà không cần dùng
đến ngôn ngữ.
• Chức năng lao động
10

10
10


Dân ca là một thể loại ca hát dân gian, chủ yếu bắt nguồn từ môi trường nông

ngư nghiệp ở các vùng nông thôn. Cũng có thể bắt nguồn từ một cá nhân có năng
khiếu dệt nhạc vào một bài ca dao (thơ dân gian). Từ môi trường nông ngư nghiệp đó,
dân ca có nhiều chức năng trong các hoạt động của cuộc sống. Chức năng hỗ trợ các
thao tác lao động trên cạn như: ru em, xay lúa, giã gạo, tát nước, kéo gỗ…, trên sông
nước thì có hò chèo thuyền, kéo lưới… làm bớt đi sự căng thẳng mệt mỏi trong quá trình
lao động, đồng thời khiến cho tinh thần của người lao động hưng phấn hơn, giúp cho quá
trình lao động được năng xuất hơn, đạt kết quả cao hơn.
• Chức năng sinh hoạt
Được sản sinh trong môi trường diễn xướng, qua những buổi lao động sinh hoạt
cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, tính ngẫu hứng
đầy thẩm mỹ của dân ca thực sự chỉ được thể hiện trọn vẹn khi đưa vào môi trường
diễn xướng dân ca. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài lao động người dân còn
tổ chức hội hè đình đám trong, những lúc nông nhàn. Có thể thấy rõ chức năng sinh
hoạt trong các thể loại hát Ví, hát Quan họ, Trống quân, Giặm, hát Lý, hát Đúm…
Ví dụ: hát Trống quân phổ biến ở Bắc bộ thường được tổ chức vào những
tuần tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những
ngày hội. Trong những ngày mùa, người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát
với trai hoặc với gái trong làng hay giữa họ với nhau vào buổi tối lúc nghỉ việc.
Còn những điệu Ví, Giặm chủ yếu là các cuộc hát đối đáp trong các sự kiện
sinh hoạt cộng đồng với quy mô và không gian đa dạng. Hát Giặm có thể kể đầu đuôi
một câu chuyện na ná như vè nhưng chủ yếu là sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
• Chức năng nghi lễ
Dân ca nghi lễ thường gắn liền với lễ hội. Để phục vụ cho nghi thức lễ hội,
nhiều địa phương đã sáng tạo nên những điệu hát múa cho phù hợp như hát Chầu văn,
hát Cửa đình (cửa đền) đây là hình thức hát ca trù phục vụ cho nghi lễ thờ phụng thánh
thần ở các đình hay đền làng sở tại. Có thể nói hát cửa đình là hình thái được ưa
chuộng nhất trong xã hội thời phong kiến do các tập tục tế lễ thánh thần là một nhu
cầu quan trọng không thể thiếu trong đời sống của các cộng đồng cư dân nông nghiệp.
Trải qua thời gian thứ âm nhạc trong nghi thức, nghi lễ đó đã dần nâng tầm nghệ thuật.
Nhà Nghiên cứu âm nhạc dân tộc Bùi Trọng Hiền ở bài Không gian Văn hóa - Các

chức năng văn hóa xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật ca trù - Phần
III có viết “Đứng về mặt chức năng xã hội, các hình thức nghi lễ này mang tính thực
hành xã hội chứ không phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đơn thuần”.
• Chức năng nghệ thuật
Trên thực tế các chức năng đều chứa đựng yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, trải
11

11
11


qua thời gian với sự sàng lọc tinh hoa của dân tộc, một số thể loại dân ca đã phát triển
vượt ra khỏi khuôn khổ đất nước Việt Nam ta như Hò Huế, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh,
thể loại sân khấu Tuồng, Chèo, cải lương để đến với thế giới và được bạn bè quốc tế
yêu thích. Ngoài ra cũng đã có những điệu dân ca đã được UNESCO công nhận là di
sản phi vật thể đại diện của nhân loại như: dân ca Ví giặm của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
Dân ca Quan họ của Bắc Ninh…
Có thể nói, âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi
mới sinh ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi
dưỡng con người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con
người ta thêm yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống. Nhờ ngôn ngữ biểu cảm
đặc biệt của âm thanh mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ,
không chung phong tục tập quán nhưng lại có thể hiểu thêm được văn hóa của nhau.
Sự gắn kết bằng cảm xúc đã trở thành phương tiện giao tiếp hết sức nhạy cảm mà
không cần dùng đến ngôn ngữ.\
1.3 Một số khái niệm cơ bản
1.3.1 Biện pháp
Theo từ điển Tiếng Việt, 1977, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội: “Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục
đích. ”

Theo từ điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điền bách khoa, trang 26: “Biện
pháp là cách tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với đối tượng giáo dục”.
Biện pháp là một trong những thành tố của quá trình giáo dục, có quan hệ mật
thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là với phương pháp học.
Theo từ điển Tiếng Việt – Việt ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (2004) : “ Biện
pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Theo từ điển Tâm lí học: “Biện pháp là cách thức tiến hành, giải quyết một vấn
đề cụ thể”.
Các nhà giáo dục học khẳng định: Biện pháp giáo dục là các tác động riêng biệt
của GV trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể.
Biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân
ca là cách làm, cách giải quyết vấn đề về cho trẻ nghe dân ca. Từ đó đưa ra một số
biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt động nghe dân ca cho trẻ MG
5-6 tuổi.
1.3.2 Nghe nhạc
Khái niệm nghe nhạc (nghe âm nhạc) ở nước ta được đề cập tới trong một số
công trình, tác phẩm.

12

12
12


Nghe các bài hát, bản nhạc (gọi là nghe nhạc) vốn dĩ từ trước đến nay đã được
coi là một hoạt động đọc lấp, là một phần không thể thiếu của một tiết hoạt động giáo
dục âm nhạc Mầm non. Tuy nhiên, để tổ chức một tiết dạy trẻ nghe nhạc là hoạt động
chủ đạo thì lại là khá mới mẻ và khiến không ít giáo viên còn lúng túng khi triển khai
nội dung này
Tiến sĩ Ngô Thị Nam có nhận định: “Nghe nhạc là mức độ phát triển cao của tai

nghe con người. Tai nghe âm nhạc có sự phân biệt rất rõ rệt với tai nghe bình thường.
Người ta có thể nghe rất thính: nghe thấy mọi tiếng động, tiếng nói nhưng chưa chắc
đã nghe được và phân biệt được âm thanh âm nhạc với cùng mức độ. Người có tai
nghe âm nhạc là người có khả năng phân biệt được phẩm chất âm thanh có tính nhạc
như: cao độ, trường đọ, cường độ, âm sắc, các mối quan hệ của các phương tiện diễn
tả ngôn ngữ âm nhạc.” {25, tr.110}
Thông qua trích dẫn trên, chúng tôi xin được đưa ra khái niệm về nghe âm nhạc
như sau:
Nghe âm nhạc (nghe nhạc, nghe hát) là khả năng phân biệt được cao độ,
trường độ, âm sắc, các mối quan hệ của những phương tiện diễn tả âm nhạc. Qua đó,
giúp trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc, có cảm nhận ban đầu về âm thanh, giai điệu,
sắc thái tình cảm, nội dung, tính chất của tác phẩm âm nhạc, nhằm góp phần hình
thành thị hiếu thẩm mỹ âm nhạc.
1.4 Hoạt động nghe nhạc của trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

1.4.1 Các phương pháp dạy trẻ nghe nhạc
Phương pháp dạy trẻ nghe nhạc nằm trong hệ thống giáo dục âm nhạc cho nên
cũng bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và sự chỉ đạo quá
trình giáo dục dạy học. Do vậy, kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục âm nhạc,
cụ thể là dạy trẻ nghe nhạc phụ thuộc trực tiếp vào trình độ sử dụng phương pháp với ý
nghĩa toàn bộ chuyển đổi nội dung tới đối tượng nhằm đạt được mục đích, yêu cầu đã
xác định gồm các biện pháp, thủ thuật dạy theo một chương trình thích hợp.
Dạy trẻ nghe nhạc gồm ba phương pháp chính:
- Phương pháp nghe trực tiếp
Trẻ được nghe cô đàn hát trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. khi
nghe trực tiếp, trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động của cô, trẻ rất thích được “
xem” cô hát. Vì vậy, khi hát cho tất cả các chấu nghe, cô giáo sẽ chú ý sắp xếp để cho
tất cả các cháu được trông rõ cô, “xem cô hát” với các phương tiện trực quan. Nghe
trực tiếp là phương pháp trực quan truyền cảm đòi hỏi giáo viên cần phải hát thật


13

13
13


chính xác, tự nhiên, diễn cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm.
- Phương pháp nghe qua phương tiện
Là giáo viên đàn giai điệu bài hát, nghe đài, băng đĩa, video… Nghe qua phương tiện
sẽ mở rộng phạm vi trực quan cho trẻ: trẻ làm quen với lối trình diễn dàn dựng công
phu, hài hòa giữa hát và nhạc, âm sắc các nhạc cụ và cách hòa tấu. khi nghe qua
phương tiện, giáo viên nên kết hợp cho trẻ xem tranh, các con rối, động tác múa minh
họa nội dung âm nhạc. Biện pháp này giúp trẻ tích lũy các ấn tượng âm nhạc, dễ dàng
ghi nhớ tác phẩm.
Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp gồm hai giai đoạn, đó là nắm chắc nội
dung dạy, xác định yêu cầu cụ thể cần đạt và lựa chọn trình tự cũng như biện pháp, thủ
thuật dạy cụ thể.
1.4.2 Các hình thức dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc
Để việc cho trẻ nghe đạt hiệu quả cao cần giáo dục cho trẻ nghe có hệ thống,
liên tục, có mục đích.
Các hình thức dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc bao gồm:
- Nghe kết hợp được hiểu là loại tiêt học âm nhạc có hát hoặc vận động là trọng
tâm. Nghe ở đây mang tính chất củng cố bài đã được nghe, hoặc giới thiệu bài hát sắp
nghe. Với bài đã nghe, tập cho trẻ nhận biết qua sự diễn tấu của nhạc cụ, trao đổi kĩ
hơn nội dung âm nhạc. Cũng có thể cho trẻ nghe tiết tấu để đoán nhận bài hát đã nghe.
- Nghe là tiết trọng tâm: nghe tác phẩm âm nhạc đòi hỏi sự tích cực của trẻ về
sự chú ý thính giác và tri giác, suy nghĩ và tưởng tượng, gợi lên ở trẻ sự đồng cảm với
hình tượng nghệ thuật, sự phản ánh các ấn tượng thu được vào trong lời nói
1.4.3 Các bước tiến hành dạy trẻ nghe nhạc
Dạy trẻ nghe nhạc gồm ba bước:

Bước 1: Giới thiệu tác phẩm
Tùy vào nội dung, hình thức âm nhạc sẽ cho trẻ nghe có thể lựa chọn các
phương pháp, biện pháp sau:
- Giáo viên dùng lời giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, tác giả, trích đoạn tác phẩm.
- Giáo viên dùng lời hấp dẫn, sinh động để giới thiệu qua về hình tượng âm
nhạc, tính chất hoặc sắc thái tình cảm trong tác phẩm.
- Có thể trò chuyện với trẻ về nội dung tác phẩm dựa trên sự thống nhất giữa
âm nhạc và lời ca trong bài hát trẻ sắp nghe.
- Có thể dùng thơ, dùng tranh, dùng đồ chơi minh họa để dẫn dắt trẻ tới tác phầm.
Bước 2: Cho trẻ nghe nhạc
- Giáo viên cần hát thật diễn cảm. Có thể diễn tả tình cảm kết hợp cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt phù hợp.
14

14
14


- Giáo viên có thể vừa đàn, vừa hát cho trẻ nghe.
- Có thể mời người khác hát cho trẻ nghe ví dụ một cô giáo khác trong trường
hay phụ huynh, người thân của trẻ.
- Có thể cho trẻ nghe tác phẩm qua băng nhạc, xem các video, clip ca sĩ hát
- Có thể cô hát và gõ dụng cụ âm nhạc theo nhịp bài hát và trẻ múa phụ họa.
Bước 3: Củng cố ấn tượng và ghi nhớ tác phẩm.
Để đẩy mạnh khả năng cảm thụ âm nhạc và phát triển tai nghe, trí nhớ âm nhạc
của trẻ, các ấn tượng về âm nhạc mà trẻ nhận ra được trong lúc nghe nhạc cần được
củng cố trong các tiết nghe nhạc tiếp theo cũng như ở mọi thời điểm thích hợp trong
đời sống trẻ.
Để khơi sâu cảm xúc của trẻ với tác phẩm âm nhạc và hiểu rõ hơn những đặc
điểm của tác phẩm đã được nghe cô có thể:

- Tiếp tục cho trẻ nghe lại tác phẩm bằng những hình thức biểu diễn khác nhau:
biểu diễn trên đàn, hát bằng một âm “ la”…
- Trò chuyện với trẻ để cùng ôn lại tên tác giả, tác phẩm, về hình tượng âm
nhạc, tính chất, giai điệu, tiết tấu âm nhạc… của tác gải đã được nghe.
- Dùng biện pháp so sánh, câu hỏi giúp trẻ nhớ lại nội dung âm nhạc, khái niệm
về các phương pháp diễn tả âm nhạc.
- Kiểm tra trí nhớ âm nhạc của trẻ bằng biện pháp sinh động: đố trẻ nhận ra tác
phẩm đã biết chỉ qua phần tiết tấu hoặc riêng phần giai điệu. Cho trẻ nhắc lại một nét
giai điệu hoặc tiết tấu nào đó trong tác phẩm đã được nghe.
Như vậy, với từng tác phẩm khác nhau, nội dung, hình thức nghe nhạc trong từng
tiết học khác nhau cho phù hợp với nhóm trẻ và đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, hiệu quả
của tiết dạy nghe nhạc phụ thuộc không ít vào sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên.
1.5 Vai trò của nghe nhạc đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ 5-6
tuổi
1.5.1 Nghe nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ là giáo dục cho trẻ nhận biết cái đẹp, hiểu được cái
đẹp, cảm thụ được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp. Các bộ môn nghệ thuật trong đó có
âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ.
Được nghe nhạc là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo. Bản thân
âm nhạc có sức truyền cảm rất mạnh mẽ, nó có khả năng tác động đến ọi đối tượng
con người, Với trẻ thơ, âm nhạc là thế giới kỳ điệu đầy màu sắc, thông qua đường nét
giai điệu, tiết tấu, âm sắc, nhịp độ… đã tác động đến tâm hồn ngây thơ trong sáng của
trẻ, mở rộng tầm hiểu biết, làm phong phú kinh nghiệm sống cho trẻ, mang lại cho trẻ
những cảm xúc và sự xúc động do các hiện tượng, sự vật của cuộc sống thực mang lại.
15

15
15



Quan hệ thẩm mỹ với âm nhạc là sự phản ánh âm nhạc trong ý thức của trẻ, sự
hình thành những quan hệ giữa trẻ với âm nhạc. Đó là một tập hợp những mối liên hệ
có lựa chon của riêng trẻ với các tác phẩm âm nhạc và các dạng hoạt động âm nhạc
như hát, nghe, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc. Thường xuyên được tiếp xúc với
âm nhạc trẻ sẽ phát triển được khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, hoạt động độc lập và
sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hoạt động âm nhạc khác nhau.
Để thực hiện được chức năng giáo dục thẩm mỹ trong hoạt động nghe nhạc
trước hết cần phát triển ở trẻ những khả năng về âm nhạc. Đó là khả năng trải nghiệm
những xúc động trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc, trên cơ sở đó trẻ sẽ dần
nảy sinh tình yêu với âm nhạc, hứng thú và nhu cầu hoạt động âm nhạc. Từ sự chăm
chú lắng nghe, trẻ biết so sánh và nhận xét một cách đơn giản các phương tiện diễn tả
cơ bản của âm nhạc. Phương tiện diễn tả cơ bản ở đây là: âm thanh cao thấp, to nhỏ,
âm sắc giọng hát, nhạc cụ, tốc độ nhanh chậm của tiết tấu, nhịp điệu, sự dàn trải ngân
nga, êm dịu hay gấp khúc quãng nhảy của đường nét, giai điệu. Đó chính là cơ sở để
hình thành thị hiếu âm nhạc.

1.5.2 Nghe nhạc là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ
Không chỉ là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, âm nhạc còn là phương tiện giáo
dục tình cảm đạo đức cho trẻ. Đôi khi tác động của các bài hát còn mạnh hơn cả những
lời khuyên hay sự ra lệnh nghiêm khắc.
Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con ngừoi… gợi lên ở trẻ
tình yêu Thủ đô, yêu quê hương, yêu Tổ quốc, biết ơn các anh hùng dân tộc, kính
trọng lãnh tụ, yêu thương cha mẹ,cô giáo, bạn bè…
Những lời ca truyền thống sẽ mang lại cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ về khí thế hào
hùng của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn những người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân
của mình vì độc lập, tự do cho tổ quốc. Trẻ có thể thấy được hình ảnh của chú bộ đội
hiện lên thật giản dị mà cũng thật đẹp qua bài “ Mùa áo chú bộ đội” của nhạc sỹ
Nguyễn Văn Tý, trẻ như cảm nhận được vẻ đẹp thân thương mà rất đỗi gần gũi của các
anh bộ đội cụ Hồ.

Ngoài ra khi cho trẻ làm quen với một số bài hát ru, bài hát dân ca của các dân
tộc không những giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dân tộc mà con giáo dục trẻ thái
độ, tình cảm yêu mến, đoàn kết các dân tộc, thái độ sống khiêm tốn, hòa nhập trong
cộng đồng.
Các tiết học âm nhạc ở trường mầm non bao giờ cũng được tiến hành với từng
nhóm trẻ theo độ tuổi. Trong khi được cùng nhau thưởng thức các tác phẩm âm nhạc
cùng với những cảm xúc sẽ tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin, mạnh dạn hơn trong mọi
hoạt động và hòa nhập với cộng đồng. Giữa trẻ với nhau cũng xuất hiện sự cảm thông,

16

16
16


quan tâm hơn đến nhau. Hơn nữa, hoạt động nghe nhạc còn ảnh hưởng tốt đến hành vi
văn hóa của trẻ: Nội dung các bài hát khác nhau giúp trẻ có hành vi đúng đắn, phù
hợp, sự thay đổi luân phiên các hoạt động ( hát, nghe, vận động) tạo cho trẻ có tính kỷ
luật, chấp hành trật tự nhất định, tính tổ chức… nó đòi hỏi ở trẻ sự chú ý, độ nhanh
nhạy, giáo dục trẻ biết kiềm chế, dần điều khiển vận động cho phù hợp với âm nhạc.
Như vậy, hoạt động nghe nhạc đã tạo ra những điều kiện cần thiết đối với sự
hình thành những phẩm chất đọa đức nhân cách của trẻ, đặt những cơ sở ban đầu cho
văn hóa chung của người công dân tương lai.

1.5.3 Nghe nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ ở trẻ
Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy: cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ
với sự phát triển trí tuệ, nó đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ biết tập trung
nghe nhạc, so sánh các âm thanh tiến hành cao thấp, mạnh nhẹ, nhanh chậm khác
nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các âm thanh, ghi nhớ các đặc điểm, tính
chất các hình tượng âm thanh.

Những thử nghiệm ban đầu thử đánh giá cái đẹp trong âm nhạc đòi hỏi trí tuệ
phải hoạt động tích cực. Đó chính là sự hoạt động của ba hình thức tư duy ( khoa học
tâm lý đã nghiên cứu ở trẻ): tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng
và tư duy trực quan trừu tượng.Cả ba hình thức này có liên quan mật thiết với nhau
giúp trẻ không chỉ nhận biết mà còn phải tìm thấy sự giống và khác nhau giữa các tác
phẩm âm nhạc và trẻ có thể tự sắp xếp chúng thành từng nhóm, từng thể loại qua giai
điệu, tiết tấu của mỗi tác phẩm.
Thông qua những tác phẩm âm nhạc có nội dung phản ánh những hiện tượng
của cuộc sống xung quanh mà trang bị cho trẻ nhận biết về xã hội, thiên nhiên, phong
tục tập quán và truyền thống dân tộc. Hình thành ở trẻ những biểu tượng sáng tạo, làm
thức dậy ước mơ và tưởng tượng của trẻ.
Giông như các hoạt động âm nhạc khác, hoạt động nghe nhạc của trẻ được tổ
chức với yêu cầu ngày một nâng cao và phức tạp hơn, đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy,
tưởng tượng, sáng tạo.

1.5.4 Nghe nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất cho trẻ
Trong quá trình hoàn thiện cơ thể của trẻ, nghe nhạc đóng góp một phần
quan trọng. Trước hết, nghe nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai
nghe nhạc cho trẻ (ear-music). Trong quá trình nghe nhạc, khi trẻ được rèn luyện
chú ý đến âm nhạc, nhận biết sự chuyển động của âm thanh, giai điệu, tiết tấu,
cường động, âm sắc, nhịp độ… trẻ được luyện tập thường xuyên để phân biết được
các chi tiết âm nhạc, xác định những hình thức cấu trúc âm nhạc đơn giản như: tiết
nhạc, câu nhạc, đoạn nhạc, nhận biết thể loại âm nhạc của tác phẩm, hiểu được
17

17
17


phong cách âm nhạc của tác phẩm, tác giả… từ đó mà tai nghe âm nhạc hợi ra

những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu…
Trong tiết học vận động theo nhạc, việc nghe nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối
hợp các động tác, đi lại vững vàng, chạy được nghẹ nhàng theo giai điệu, theo nhịp
của bài hát mà tất cả những vận động của tay, chân, lưng, đầu, vai, toàn thân… cũng là
nhờ có sự phụ họa của âm nhạc, sự chú ý lắng nghe âm nhạc nên vận động mới trở nên
chính xác, nhịp nhàng hơn. Cường độ, nhịp độ của tác phẩm âm nhạc đòi hỏi trẻ phải
tập trung lắng nghe nhận biết sự thay đổi của âm nhạc để thay đổi tốc đọ của vận động,
biên độ của vận động. Sự thay đổi tính chất âm nhạc ở các câu, đoạn cũng kéo theo
mức độ căng thẳng, sự thay đổi hướng và đội hình của vận động. Vận động theo nhạc
tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng.
Như vậy, hoạt động nghe nhạc ở trường mầm non đã tạo điều kiện phát triển
chung cho nhân cách trẻ. Sự nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong những
mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ hưởng ứng với những tình cảm và hành vi tốt đẹp, đẩy
mạnh hoạt động trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi vận động thể chất cho trẻ.

1.5.5 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi có liên quan đến khả năng nghe nhạc
1.5.6 Đặc điểm tâm lý
Các nhà tâm lí học cho rằng, sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển từ rất sớm.
Đây cũng là thời điểm mạnh mẽ tình cảm thẩm mỹ dễ rung động trước cái đẹp. Hướng
phát triển tình cảm của trẻ ngày càng phong phú bền vững và sâu sắc hơn chính vì thế
trẻ cảm nhận âm nhạc cũng sâu sắc hơn.
Nghiên cứu về tri giác của trẻ về âm nhạc cho thấy: Độ tinh về ngôn ngữ thấp hơn
độ tinh về âm nhạc. Nghĩa là trẻ có khả năng phân biệt tốt hơn những khác biệt về cao độ
của âm thanh so với khả năng phân biệt các âm của ngôn ngữ, nó giúp cho trẻ ghi nhớ âm
nhạc tốt hơn, lâu hơn. Do ở trẻ mẫu giáo tính hình tượng phát triển mạnh nên những thuộc
tính cụ thể, cảm tính sinh động của âm thanh có tác động mạnh mẽ lên giác quan và ghi
dấu ấn đậm trong tâm trí trẻ.
Trẻ 5-6 tuổi trí nhớ có chủ định phát triển mạnh mẽ, chỉ cần sử dụng câu hỏi,
gợi ý, hướng dẫn, tổ chức phù hợp là trẻ có thể tiếp thu vấn đề nhanh chóng. Âm nhạc
cũng thông qua các hình thức, phương pháp đó nên trẻ cũng rấ dễ tiếp thu tri thức âm

nhạc. Trẻ không thuộc bái hát, giai điệu một cách máy móc và bắt chước nữa.
Chú ý của trẻ mang màu sắc xúc cảm và có liên quan đến hứng thú, trẻ bộc
lộ trực tiếp rõ ràng qua nét mặt và ánh mắt trước đối tượng mà chúng thích. Nắm
bắt đặc điểm này, chúng ta có thể tổ chức các hoạt động vui vẻ, sôi nổi để gây sự
chú ý và hứng thú cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Trong trò
18

18
18


chơi tự do và sáng tạo, trẻ chú ý lâu hơn, điều này phù hợp với tính chất hoạt động
đặc thù của âm nhạc: vui vẻ thoải mái, tự nhiên bộc lộ cảm xúc…
Những nét tâm lí đặc trưng của tuổi mẫu giáo là tiền đề cho việc tiếp thu, giáo
dục âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âm thanh nhiều màu sắc, gợi
cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện chính bản
thân mình.

1.5.7 Đặc điểm sinh lý
Hoạt động âm nhạc là hoạt động đòi hỏi có sự tham gia tổng hợp của các quá
trình tâm sinh lý, trong đó quá trình sinh lí giữ vai trò khá quan trọng quyết định hiệu
quả của hoạt động âm nhạc.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, các chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể được hoàn
thiện dần đặc biệt là chức năng phối hợp các động tác. Hoạt động âm nhạc thường tổ
chức dưới dạng động nên đồi hỏi sự linh hoạt của các bộ phận trong cơ thể phối hợp
một cách nhịp nhành với nhau thống nhất tong một thể trọn vẹn. Ngay cả khỉ nghe
nhạc trẻ cũng biểu hiện cảm xúc của mình bằng cử chỉ, điệu bộ… cho đến trò chơi âm
nhạc trẻ thực sự được hòa mình vào không khí sôi nổi, vui vẻ, cơ thể được hoạt động
tích cực và nhịp nhàng.
Giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh trong đó có cơ

quan thính giác. Trẻ phản ứng nhanh nhạy với âm thanh. Ngay từ 6-7 tháng, trẻ đã có
khả năng phản ững với âm thanh bằng cách vận động toàn thân. Lúc sơ sinh phản ứng
với âm thanh qua cử động chớp mắt, rùng mình… Trẻ có thể nghe thấy âm thanh mà
người lớn không nghe thấy. Chính điều này giúp trẻ tiếp nhận âm thanh một cách nhẹ
nhàng tự nhiên. Càng lớn, khả năng phẩn ứng với âm thanh càng tăng. Trẻ đi vào cảm
nhận tính chất âm nhạc của tác phẩm, đi sâu vào tìm hiểu tính hình tượng trong các tác
phẩm âm nhạc, nó giúp cho trẻ cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn, tinh tế hơn.
Cùng với sự phát triển của hệ vận động, hệ thần kinh của trẻ cúng phát triển.
Khả năng tập trung chú ý của trẻ tăng lên 15-20 phút. Điều này làm tăng khả năng
nghe nhạc của trẻ, thời gian chú ý nghe dài hơn và liền mạch hơn. Bên cạnh đó việc
phát triển trí tuệ tạo điều kiện cho việc nghe nhạc của trẻ có chiều sâu, có sự tư duy,
phân tích, nâng cao hiệu quả nghe nhạc lên rất nhiều.
Cấu tạo cơ quan phát âm của trẻ có sự khác biệt với người lớn: khe âm thanh và
thanh đới ngắn nên giọng trẻ thường là giọng thanh. Giọng thanh giúp cho trẻ tiếp
nhận các cao độ của âm nhạc dễ dàng hơn. Trẻ không gặp khó khăn khi hát các nốt cao
và sự thay đổi cao độ bất thường của bản nhạc. Tuy nhiên, các bản nhạc sáng tác cho
trẻ thường là các bản nhạc đơn giản phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.

19

19
19


1.6 Khả năng nghe nhạc của trẻ 5-6 tuổi

Sự nhạy cảm và nghe ở trẻ phát triển từ rất sớm và tiếp tục được phát triển trong
suốt quá trình giao tiếp và hoạt động âm nhạc. Dưới sự tác động ngôn ngữ của nhưng
người xung quanh, trai trẻ tinh hơn, trẻ phân biệt được các dấu trong tiếng nói, sắc thái
của âm thanh trong lời nói. Độ nhạy cảm về tai nghe giúp trẻ phân biệt độ cao, thấp của

âm thanh và phát triển mau chóng trong các hoạt động âm nhạc. Trong điều kiện giáo
dục tốt có thể hình thành được tai nghe tuyệt đối – tức là trẻ nhận ra và lặp lại đúng các
độ cao âm thanh từ phím ddanf và cảm giác nhịp điệu. Độ nhạy cảm âm thanh của trẻ có
sự khác biệt lớn giữa cá nhân, có một số trẻ độ nhạy cảm cao, có một số trẻ độ nhạy cảm
thính giác kém rõ rêt. Vì vậy, khi tổ chức hướng dẫn các hoạt động giáo dục cho trẻ, cần
chú ý đến đặc điểm cá biệt để có biện pháp kích ứng và có chế độ rèn luyện riêng. Với
trẻ, thính giác phát triển không đầy đủ, cần tạo điều kiện thuận lợi để nghe như: ngồi
gần người đọc, người kể chuyện và phải luyện tập thính giác cho trẻ.
Khác với các thuộc tính màu sắc và hình dạng, các thuộc tính âm thanh không
thể nào biểu diễn dưới dạng vật cụ thể để có thể tiến hành các hành động chuyển đổi,
áp đặt… Vì vậy, việc tách biệt và so sánh âm thanh ở trẻ trẻ mẫu giáo tương đối khó
khăn. Muốn cảm nhận âm thanh tốt, trẻ phảu được nghe giai điệu âm nhạc hay lời nói
một cách tổng thể, sau đó luyện tập và tái hiện lại rồi mới phân biệt. Chính trong quá
trình trẻ tự mình luyện tập kỹ năng thay đổi các vận động của bộ máy phát âm phù hợp
với đặc điểm các âm đó mà khả năng tách biệt các âm trong từ nảy sinh đến phát triển.
Trẻ mẫu giáo đã nghe hát và kể lại được nội dung bài hát, cảm nahanj được
tính chất thể hiện của bài hát, bản nhạc. trẻ cũng có thể tiếp nhận sự đối lập về đặc
trưng của âm thanh to – nhỏ, cao – thấp, nhanh – chậm, phân biệt được âm thanh
của các nhạc cụ và các cách cảm thụ âm nhạc, mong muốn được nghe nhạc.
Trẻ mẫu giáo lớn có thể hiểu được tác phẩm âm nhạc, phân biệt được tính thể loại
(hành khúc, ngợi ca, nhảy múa…); cảm nhận được sắc thái thể hiện trong âm nhạc, nhận
biết được tác phẩm biểu diễn, phân biệt được âm cao – thấp và âm sắc của nhạc cụ, nhận
xét được giọng hát đúng, giọng hát sai của bạn mình.
1.7 Hệ thống các bài hát dân ca trong chương trình mầm non cho trẻ 5-6 tuổi
Đối với chương trình giáo dục mầm non thì chú trọng cho trẻ làm quen với dân
ca dưới hình thức nghe cô hát. Năm 1993 – 1996 Vụ giáo dục mầm non đã thực hiện
chuyên đề giáo dục âm nhạc. Việc lựa chọn và dạy dân ca cho trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu
giáo còn là vấn đề mới mẻ.
Dưới đây là một số bài hát dân ca trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ
5-6 tuổi:



Ru em – Dân ca Xê Đăng
20

20
20

















Trống cơm – Dân ca quan họ Bắc Ninh
Mưa rơi – Dân ca xá
Lí con sáo Gò Công – Dân ca Nam Bộ
Xe chỉ luồn kim – Dân ca quan họ Bắc Ninh
Cái bống – Lời đồng dao, nhạc Phan Trần Bảng
Bà còng đi chợ trời mưa – Lời đồng dao, nhạc Phạm Tuyên

Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa
Cây trúc xinh - Dân ca quan họ Bắc Ninh
Lí con sáo – Dân ca Nam Bộ
Inh lả ơi – Dân ca Thái
Gà gáy le te – Dân ca Cống Khao
Lí chiều chiều – Dân ca Nam Bộ
Bèo dạt mây trôi - Dân ca quan họ Bắc Ninh
Lí cây bông - Dân ca Nam Bộ
1.8 Ý nghĩa của việc đưa dân ca đến với trẻ


Giáo dục nghệ thuật, bồi dưỡng tình cảm dân tộc cho trẻ

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng. Những nét văn hóa đó chính là
những phong tục tập quán, những truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Trong đó, có dân ca – một báu vật mà bất cứ dân tộc nào cũng
nâng niu, giữ gìn. Từ những điệu hát trữ tình mượt mà ở quê hương Nam Bộ đén những
bài hát giao duyên, các làn điệu dân ca Quan Họ cùng hòa với giai điệu bay bổng ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ, những bài hát chan chứa tình cảm mô tả cuộc sống hạnh phúc, thanh
bình, rồi những điệu hò điệu lý ở miền Nam Trung Bộ vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp
ca ngợi cảnh sắc quê hương đất nước. Vì thế, cho trẻ tiếp xúc và hoạt động với dân ca sẽ
sớm hình thành ở trẻ lòng yêu mến và tự hào dân tộc.
• Hình thành và phát triển nhân cách dân tộc cho trẻ

Âm nhạc như là một món ăn tinh thần đối với trẻ. Những giai điệu trầm bổng,
những tiết tấu nhịp nhàng của dân ca đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách thích thú và
hấp dẫn. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc góp phần quan trọng vào việc
phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ cho trẻ. Mà hầu hết tất cả các nhà giáo dục
trên thế giới đều khẳng định điều đó.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã từng nói dân ca nói chung và hát ru nói riêng là “ Bài

học vỡ long về văn hóa dân tộc”. Thật vậy, các bài hát dân ca không chỉ cung cấp cho trẻ
những tri thức về giai điệu âm nhạc, về lời ca và nhịp điêuh dân tộc mà thông qua các bài
hát trẻ còn nhận ra được sự đùm bọc, che chở, nhận được tình cảm của bà, của mẹ, của
mọi người với niềm tin cậy thật sự để rồi từ đó tạo cho trẻ sự cân bằng, yên ổn về tâm lý,
góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân các một cách toàn diện.

21

21
21




Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ
Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng âm nahcj
cho trẻ. Hát, múa nhuần nhuyễn các bài hát, đặc biệt là những bài hát dân ca.
Trong việc giáo dục long yêu thích âm nhạc cho trẻ thì âm nhạc dân gian đóng vai
trò hết sức quan trọng. Trong đó, không thể kể đến nhạc dân ca. Dân ca thường bắt nguồn
từ tiếng nói chung của dân tộc. Có thể nói những bài hát dân gian của mỗi dân tộc được
sáng tác ra đều dựa trên đặc điểm riêng của từng tiếng nói khác nhau. Dân ca là tiếng nói
tình cảm đằm thắm và hồn nhiên của nhân dân. Những cái hay, cái đẹp của dân tộc từ đời
này sang đời khác theo các làn điệu dân ca đã tác động đến nhiều thế hệ, hun đúc, hình
thành cho các em một tâm hồn Việt.



Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh
Việc cho trẻ tiếp xúc với các bài hát dân ca góp phần rất quan trọng trong việc phát
triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng. Khi tiếp xúc với các bài hát dân

ca, trẻ hiểu được nội dung của bài hát đó, hiểu được những từ ngữ trong bài hát của các
vùng miền khác nhau góp phần làm phong phú vốn từ cho trẻ. Ngoài ra, tiếp xúc với dân
ca, trẻ sẽ mở rộng được vốn hiểu biết của mình về môi trường xung quanh. Qua đó hình
thành ở trẻ thái độ, cách ứng xử phù hợp với mọi tình huống trong cuộc sống hang ngày.

22

22
22


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Có thể nói âm nhạc là một trong những phương tiên giáo dục toàn diện con
người nói chung và trẻ MN nói riêng.
Âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng tác động tới con người từ khi mới sinh
ra với tiếng ru của mẹ cho đến khi từ giã cõi đời. Tuy không trực tiếp nuôi dưỡng con
người như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng âm nhạc lại làm cho con người ta thêm
yêu cuộc sống và nhận thức được cuộc sống.
Thông qua việc nâng cao hứng thú trong hoạt động nghe dân ca, trẻ được tiếp
xúc với những bài dân ca từ những vùng miền khác nhau. Trẻ được đi sâu vào tìm hiểu
thể loại âm nhạc dân gian, đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của bài hát đó. Nghe nhạc và
vận động tự do theo sự cảm nhận âm nhạc của riêng mình. Ngoài ra khi nghe nhạc trẻ
có thể vận động minh họa và múa các điệu múa dân gian tương ứng với từng vùng
miền.
Trẻ 5-6 tuổi trí nhớ có chủ định phát triển mạnh mẽ, chỉ cần sử dụng câu hỏi,
gợi ý, hướng dẫn, tổ chức phù hợp là trẻ có thể tiếp thu vấn đề nhanh chóng. Âm nhạc
cũng thông qua các hình thức, phương pháp đó nên trẻ cũng rấ dễ tiếp thu tri thức âm
nhạc. Trẻ không thuộc bái hát, giai điệu một cách máy móc và bắt chước nữa. Trẻ đã
biết thể hiện, bày tỏ cảm nhận của mình về giai điệu, về nội dung….
Dân ca có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bằng ngôn

ngữ đặc thù riêng của mình là những âm thanh biểu cảm, dân ca không chỉ mang lại
những cảm xúc, những xúc động mạnh mẽ, niềm vui sướng trong đời sống tinh thần
của trẻ mà còn giúp trẻ mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới, về con người.
Việc sử dụng các biện pháp tổ chức nhằm nâng cao hứng thú trong hoạt động
nghe dân ca trong GDAN trên hoạt động học của GV rất quan trọng để thực hiện mục
tiêu và nội dung đã đề ra dưới các hình thức khác nhau. Đây là vấn đề mà tôi quan tâm
và là cơ sở quan trọng để đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi trong hoạt động nghe dân ca.

23

23
23


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG NGHE DÂN CA
2.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng dạy trẻ 5-6 tuổi nghe nhạc dân ca của giáo viên ở một số
trường mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ
trong hoạt động nghe dân ca.
2.2. Nội dung điều tra
- Tìm hiểu chương trình cho trẻ nghe nhạc dân ca ở trường mầm non.
- Những phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức của giáo viên trong hoạt
động nghe dân ca.
- Quan điểm của giáo viên về vai trò của hoạt động nghe nhạc nói chung và
nghe dân ca nói riêng.
- Những thuận lợi và khó khăn về trình độ, cơ sở vật chất trong quá trình dạy
nghe dân ca.

- Quan điểm của giáo viên về mức độ tổ chức các hoạt động: dạy hát, vận động
minh họa, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc.
- Sáng kiến của giáo viên trong hoạt động dạy trẻ nghe dân ca.
2.3. Đối tượng điều tra
- Giáo viên ở một số trường mầm non: Trường mầm non Yên Ninh, Trường
mầm non Thị Trấn Lâm, Trường mầm non Vinschool Nguyễn Chí Thanh.
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của trường mầm non Thị Trấn Lâm.
2.4. Thời gian điều tra
2.5. Phương pháp điều tra
2.5.1 Điều tra bằng phiếu (An-két) với giáo viên
2.5.2 Phương pháp quan sát
2.5.3 Phương pháp đàm thoại
2.5.4 Phương pháp thống kê toán học
2.6. Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động nghe nhạc
2.6.1. Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Trẻ nhớ tên tác phẩm, nhận ra bài hát qua giai điệu ( 2đ)
- Trẻ nhận ra tên bài hát, ngâm nga theo nhạc khi giai điệu vừa bật lên: 2 điểm (Giỏi)
- Trẻ nhận ra tên bài hát khi giai điệu, lời bài hát, giọng hát của cô hoặc ca sĩ cất
lên: 1,5 điểm ( Khá)
- Trẻ nhớ ra tên tác phẩm thông qua sự gợi ý, trợ giúp của cô hoặc các bạn: 1

24

24
24


điểm ( TB)
- Trẻ không nhớ tên bài hát dù đã có sự trợ giúp của cô hoặc các bạn: 0,5 điểm (Yếu)
Tiêu chí 2: Sự tập trung chú ý của trẻ qua quá trình nghe (2đ)

Trong suốt quá trình trẻ nghe nhạc dân ca đòi hỏi trẻ cần phải hứng thú và tích
cực tham gia. Và đây còn được hiểu là đòi hỏi trẻ phải tập trung, chú ý và tích cực hoạt
động trong suốt quá trình thì kết quả của hoạt động mới đạt hiệu quả cao và đạt được
-

tính mục đích đã đề ra.
Trẻ hứng thú trong suốt quá trình: 2 điểm (Giỏi)
Trẻ hứng thú khoảng 1/3 đến 2/3 thời gian hoạt động, đôi khi trẻ mất tập trung :1,5

-

điểm (Khá)
Trẻ hứng thú khoảng 1/3 thời gian hoạt động và mất tập trung nhiều lần: 1 điểm (TB)
Trẻ không hứng thú toàn bộ quá trình và cần có sự động viên, khuyến khích của giáo
viên: 0,5 điểm (Yếu)
Tiêu chí 3: Trẻ bộc lộ cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ( 3đ)
- Trẻ hứng thú, bộc lộ cảm xúc của mình qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ: 3 điểm (Giỏi).
- Trẻ hứng thú nhưng chưa bộc lộ tốt cảm xúc của mình, chưa biết thể hiện cảm
xúc qua cử chi, điệu bộ: 2 điểm (Khá)
- Trẻ chú ý, bộc lộ cảm xúc chưa tốt, chưa thật sự hứng thú: 1điểm (TB)
- Trẻ không hứng thú, không bộc lộ được cảm xúc của mình: 0,5 (Yếu)
Tiêu chí 4: Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm thông qua tính chất âm
nhạc: mạnh - nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc ( 3đ)
- Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm thông qua tính chất âm nhạc: mạnh nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc: 3 điểm (Giỏi)
- Trẻ biết nhận xét và cảm thụ tác phẩm những chưa biết diễn đạt một cách đầy
đủ, trọn vẹn: 2 điểm (Khá)
- Trẻ cảm thụ âm nhạc nhưng chưa biết cách nhận xét, còn cần sự hướng dẫn,
gợi ý của cô: 1,5 điểm (TB)
- Trẻ không cảm thụ được tác phẩm, không biết thế nào là tính chất âm nhạc:
mạnh - nhẹ, nhanh – chậm, âm sắc nhạc cụ, sắc thái của bản nhạc: 0,5 điểm ( Yếu)


25

25
25


×