BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VƯƠNG THỊ TÂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
VƯƠNG THỊ TÂN
CHUYÊN NGÀNH: LL&PPDH
NGHIÊN CỨU DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN MẠNG MÁY TÍNH
NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KHOÁ: 2010 – 2012
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Chuyên sâu: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
Hà Nội - Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
VƯƠNG THỊ TÂN
NGHIÊN CỨU DẠY HỌC TRỰC TUYẾN MÔN MẠNG MÁY TÍNH
NGHỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA, LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI
Chuyên sâu: SƯ PHẠM KỸ THUẬT – QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGƯỜI HƯÓNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Nguyễn Xuân Lạc
Hà Nội – 2012
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Xuân Lạc và Ths Nghiên cứu sinh Nguyễn
Thị Hương Giang. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tác giả
Vương Thị Tân
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Xuân Lạc
Cùng Ths nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hương Giang
Khoa Sư phạm kỹ thuật, Viện đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu, tiến
hành luận văn được hoàn thành đúng thời hạn.
Gia đình và toàn thể anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của mọi người.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tác giả
Vương Thị Tân
4
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Các chữ viết tắt
Từ đầy đủ
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
LMS
Learning Management System
LCMS
Learning Content Management System
LOM
Learning Object Metadata
IMS
Instructional Management System
XML
Extensible Markup Language
HTML
Hyper Text Markup Language
SCORM
Sharable Content Object Reference Model
HTXH
Hộp thoại xuất hiện
VLE
Virtual Learning Environment
QA
Question Ask
Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo.......................................................................18
Bảng 1.2. Ưu nhược điểm của e-learning...........................................................................................................19
Bảng 2.1. Ý nghĩa các đối tượng..........................................................................................................................39
Bảng 2.2. Các loại Event.......................................................................................................................................44
Bảng 2.3 Các loại Action.......................................................................................................................................45
Bảng 2.4. So sánh giữa hai mô hình đào tạo......................................................................................................56
5
Bảng 1. Sự kiện của các đối tượng trong tạo câu hỏi.......................................................................................84
Bảng 2. Thuộc tính của các đối tượng trong tạo câu hỏi.................................................................................85
Bảng 3. Sự kiện của các đối tượng trong tạo đề kiểm tra...............................................................................86
6
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Mô hình chức năng hệ thống E-learning................................Error: Reference source not found
Hình 1.2. Kiến trúc hệ thống e-learning sử dụng công nghệ WEB......Error: Reference source not found
Hình 1.3. Mô hình hệ thống E-learning....................................................Error: Reference source not found
Hình 1.4. Cơ sở hạ tầng phần cứng của hệ thống e-learning................Error: Reference source not found
Hình 1.5. Hạ tầng phần mềm hệ thống E -Learning..............................Error: Reference source not found
Hình 1.6. Kết hợp giữa LCMS và LMS....................................................Error: Reference source not found
Hình 1.7. Mô hình cấu trúc của hệ thống.................................................Error: Reference source not found
Hình 2.1. Mở phần mềm CourseLab........................................................Error: Reference source not found
Hình 2.2. Các bước tạo khóa học mới.......................................................Error: Reference source not found
Hình 2.3. Cửa sổ chính CourseLab...........................................................Error: Reference source not found
Hình 2.4. Trang tiêu đề...............................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.5. Trang chủ.....................................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.6. Trang bình thường.....................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.7. Trình soạn thảo Rich Text........................................................Error: Reference source not found
Hình 2.8. Các thuộc tính trong mục Design.............................................Error: Reference source not found
Hình 2.9. Hiệu ứng.......................................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.10. Các kiểu trích xuất bài giảng..................................................Error: Reference source not found
Hình 2.11. Quá trình đóng gói...................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.12. Các slide bài giảng trên PPT...................................................Error: Reference source not found
Hình 2.13. Tạo file .gif trên GIF Movie Gear..........................................Error: Reference source not found
Hình 2.14. Giao diện Hotpot.......................................................................Error: Reference source not found
Hình 2.15. Cấu hình Hot Potatoes.............................................................Error: Reference source not found
Hình 2.16. Thiết lập thời gian làm bài......................................................Error: Reference source not found
Hình 2.17. Phương pháp học tập trực tuyến..........................................Error: Reference source not found
Hình 2.18. Kỹ năng tổng hợp của giáo viên khi thực hiện e-learning. Error: Reference source not found
Hình 3.1. Trang đầu tiên để đăng nhập....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.2. Khóa học trực tuyến...................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.3. Phần đầu trang Thực hành bấm cáp.......................................Error: Reference source not found
Hình 3.4. Phần cuối trang Thực hành bấm cáp......................................Error: Reference source not found
Hình 3.5. Video lý thuyết............................................................................Error: Reference source not found
Hình 3.6. Bài kiểm tra trắc nghiệm chuẩn T568A..................................Error: Reference source not found
Hình 3.7. Bài kiểm tra trắc nghiệm chuẩn T568B..................................Error: Reference source not found
Hình 3.8. Giao diện đầu tiên bấm cáp.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.9. Video hướng dẫn bấm cáp.......................................................Error: Reference source not found
Hình 3.10. Trắc nghiệm cho từng bước thực hành.................................Error: Reference source not found
7
Mục lục
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................................4
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt...............................................................................................................5
Danh mục các bảng................................................................................................................................................5
Danh mục các hình vẽ, đồ thị................................................................................................................................7
Mục lục.....................................................................................................................................................................8
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING.............................................................................................15
1.1. Định nghĩa E-learning..........................................................................................................................15
1.2. Vai trò của E-learning .........................................................................................................................15
1.3. Đặc trưng của E-learning.....................................................................................................................15
1.4. Đối tượng của e-learning.....................................................................................................................17
1.5. Chương trình đào tạo e-learning..........................................................................................................17
1.6. Ưu nhược điểm của e-learning.............................................................................................................19
1.7. Kiến trúc hệ thống e-learning...............................................................................................................19
1.7.1. Hạ tầng truyền thông và mạng.....................................................................................................23
1.7.2. Hạ tầng phần mềm........................................................................................................................24
1.7.3. Nội dung đào tạo..........................................................................................................................28
1.8. Hoạt động của hệ thống e–Learning....................................................................................................29
CHƯƠNG 2. CÔNG NGHỆ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN .............................................................................32
2.1. Công nghệ.............................................................................................................................................32
2.2. Công nghệ dạy học...............................................................................................................................32
2.3. Công nghệ dạy học trực tuyến..............................................................................................................32
2.4. Phương tiện dạy học trực tuyến............................................................................................................32
2.4.1. Phần mềm CourseLab..................................................................................................................32
8
2.4.1.1. Tạo một khóa học Học tập.............................................................................................33
2.4.1.2. Thiết kế trang tiêu đề (Title)..........................................................................................36
2.4.1.3. Thiết kế trang chủ (Master) ...........................................................................................36
2.4.1.4 Thiết kế trang thường (Normal)......................................................................................37
2. 4.1.5 Trình soạn thảo Rich Text..............................................................................................37
2.4.1.6. Thư viện đối tượng.........................................................................................................38
a. Thiết kế (Design)...............................................................................................................40
.....................................................................................................................................................40
b. Biểu mẫu (Form) ..............................................................................................................40
.....................................................................................................................................................40
c. Danh sách (List).................................................................................................................42
d. Các media được hỗ trợ.......................................................................................................42
e. Câu hỏi (Questions)...........................................................................................................42
2.4.1.7. Hiệu ứng ........................................................................................................................43
2.4.1.8. Hành động (Actions)......................................................................................................44
a. Các loại Event....................................................................................................................44
b. Các loại Action..................................................................................................................44
2.4.1.9. Trình diễn môđun ..........................................................................................................45
2.4.1.10. Trích xuất bài giảng......................................................................................................45
2.4.2. Phần mềm Power Point................................................................................................................47
2.4.3. Phần mềm Paint............................................................................................................................48
2.4.4. Phần mềm GIF Movie Gear.........................................................................................................48
2.4.5. Phần mềm Hot Potatoes...............................................................................................................50
2.4.5.1. Làm việc với Hot Potatoes.............................................................................................50
a. Khởi động và thoát khỏi Hot Potatoes...............................................................................50
b. Giao diện Hot Potatoes......................................................................................................51
2.4.5.2. Các chức năng chung của các môđun ...........................................................................51
a. Các chức năng chung của các môđun................................................................................51
b. Các chức năng cơ bản .......................................................................................................53
2.4.6. Công cụ Moodle ..........................................................................................................................55
2.5. Phương pháp dạy học trực tuyến..........................................................................................................55
2.6. Kỹ năng dạy học trực tuyến..................................................................................................................57
2.6.1. Kỹ năng của giáo viên .................................................................................................................57
2.6.1.1. Kỹ năng sư phạm...........................................................................................................57
2.6.1.2. Kỹ năng quản lý.............................................................................................................58
2.6.1.3. Kỹ năng chuyên môn......................................................................................................59
2.6.2. Kỹ năng của học viên...................................................................................................................59
9
2.6.2.1. Kỹ năng tự học...............................................................................................................59
2.6.2.2. Kỹ năng lập kế hoạch.....................................................................................................59
2.6.2.3. Kỹ năng sử dụng máy tính.............................................................................................59
2.6.2.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá........................................................................................59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN........................................................................................................61
A. KẾT QUẢ.........................................................................................................................................................61
3.1. Sản phẩm..............................................................................................................................................63
3.1.1. Thiết bị dụng cụ............................................................................................................................63
3.1.2. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................................63
3.1.3. Hướng dẫn bấm cáp RJ45............................................................................................................65
3.1.4. Huấn luyện – Luyện tập...............................................................................................................66
3.1.5. Kiểm tra kết thúc bài....................................................................................................................67
3.1.6. Điều tra, lấy ý kiến đóng góp về bài học......................................................................................68
3.2. Về kiến thức..........................................................................................................................................68
3.3. Về kỹ năng ...........................................................................................................................................68
3.4. Về thái độ..............................................................................................................................................68
B. BÀN LUẬN.......................................................................................................................................................68
3.1. Luận văn đã làm được..........................................................................................................................68
3.2. Luận văn chưa làm được......................................................................................................................70
3.3. Kết luận.................................................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................71
Phụ lục 01. Định nghĩa e-learning..........................................................................................................73
Phụ lục 02. Một số hình thức đào tạo e-learning....................................................................................73
Phụ lục 03. Một số nhà cung cấp dịch vụ e-learning.............................................................................74
Phụ lục 04. Chèn Flash video.................................................................................................................76
Phụ lục 05. Tạo Action...........................................................................................................................77
Phụ lục 06. Các dạng câu hỏi.................................................................................................................82
Phụ lục 07. Trắc nghiệm với HotPotatoes..............................................................................................88
Phụ lục 08. PHIẾU ĐIỀU TRA SINH VIÊN.........................................................................................91
Phụ lục 09. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN.....................................................................92
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ.....................................................................................................................93
10
11
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT&TT, đã
tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó có giáo dục và đào
tạo. E-learning được coi là một một công nghệ dạy học mới, mang tính cách mạng
của thế kỷ 21 với những ưu điểm nổi trội mà các phương pháp giáo dục trước đó
chưa có.
Những thành tựu của CNTT&TT đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi
tư duy dạy và học. Việc áp dụng e-learning trong dạy học là một nhu cầu mới và đòi
hỏi trình độ tin học hóa đối với thời đại hiện nay.
E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai elearning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt
Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới.
E-learning là một phương pháp học tập có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với
phương pháp trực diện. Theo Abdelkrim Jebbour Chuyên gia e-learning và công
nghệ giáo dục [1]. Chính vì thế e-learning là một yếu tố tuyệt vời để áp dụng công
nghệ dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến đang hình thành và phát triển tại các trường đại học, cao
đẳng và các cơ sở đào tạo khác, giúp cho học viên có khả năng tự học, tự nâng cao
trình độ. Kiến thức phù hợp, có bài bản, khoa học đặc biệt hơn là học viên có thể tái
sử dụng bài giảng nhằm hiểu kỹ hơn một kiến thức hay nội dung một cách bài bản.
E-learning làm được điều đó rất hiệu quả. .
Với các lý do trên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu dạy học trực tuyến môn
Mạng máy tính cho nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp và cài đặt máy tính tại trường
Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội”.
12
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm giải pháp hiệu quả cho một số vấn đề cơ bản (về lí luận và thực tiễn) đối
với các trường Trung cấp nghề khi xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo trực
tuyến.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công nghệ dạy học trực tuyến e-learning.
- Phạm vi nghiên cứu: dạy học trực tuyến môn Mạng máy tính cho nghề Kỹ
thuật sửa chữa, lắp ráp và cài đặt máy tính tại trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà
Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu e-learning .
- Dạy học trực tuyến môn mạng máy tính
Cơ sở khoa học và thực tiễn
Cơ sở khoa học
- Tổng quan về e-learning
- Vấn đề dạy học trong e-learning
Cơ sở thực tiễn
-
Các môn học của Trường vẫn đang thực hiện phương pháp dạy học truyền
thống chưa đáp ứng hết các nhu cầu phát triển của thời đại CNTT &TT.
-
Cơ sở vật chất nhà trường trang bị đầy đủ đáp ứng được nghề Kỹ thuật sửa
chữa, lắp ráp và cài đặt máy tính để thực hiện dạy học trực tuyến.
-
Hiện nay Trường chưa có nghề nào áp dụng e-learning trong khi đó các
trường Cao đẳng, Đại học hay các doang nghiệp… tại Việt Nam đã và đang thực
hiện dạy học trực tuyến.
-
Phần mềm dạy học trực tuyến dễ sử dụng, có bản dùng thử.
13
Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu lý thuyết (đọc, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, tổng
hợp tài liệu) và nghiên cứu thực nghiệm (dùng phiếu thăm dò hiểu biết của học
viên và thăm dò ý kiến nhận xét của giáo viên, tổng hợp, đánh giá kết quả). Tiến
hành lên lớp có kết hợp e-learning và không kết hợp e-leaarning để so sánh kết
quả học tập.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các danh mục tài liệu tham khảo,
các phụ lục của luận văn, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về E-learning.
Chương 2: Công nghệ dạy học trực tuyến nghề Kỹ thuật thuật sửa chữa, lắp
ráp và cài đặt máy tính.
Chương 3: Kết quả và bàn luận
14
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING
1.1. Định nghĩa E-learning
E-learning (electronic learning: Học điện tử) là sử dụng các công nghệ Web
và Internet trong học tập. Tác giả William Horton [2].
Theo quan điểm hiện đại, e-learning là sự phân phát nội dung học sử dụng
các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng
internet, Intranet…trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD,
băng video, audio…thông qua một máy tính giáo viên và học viên có thể giao tiếp
với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn
đàn (forum), hội thảo video (video conference)…
Một số định nghĩa khác về e-learning (xem phụ lục 01).
1.2. Vai trò của E-learning
- Là phương thức đào tạo thông qua các phương tiện điện tử và sự tiện ích
của CNTT.
- Dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học cùng với việc tích hợp các
bài giảng trên mạng, e-learning đã tạo ra và phổ biến kiến thức trực tiếp đến học
viên ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào.
- Mọi học viên có thể học tập thông qua các trang Web được thiết kế theo
mục đích dạy học.
1.3. Đặc trưng của E-learning
E-learning đang phát triển mạnh mẽ và được coi là phương thức đào tạo cho
tương lai. Về bản chất, e-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa so với đào tạo
truyền thống. Những đặc điểm nổi bật của e-learning so với đào tạo truyền thống:
- E-learning có đặc tính động và cung cấp thông tin chính xác. E-learning có
thể cung cấp các chuyên gia trực tuyến, các tài nguyên học tập tốt nhất và các giải
pháp kịp thời nhất khi cần học viên cần đến. E-learning cung cấp các vật liệu học
tập từ nhiều nguồn, cho phép học viên lựa chọn các định dạng hoặc các phương
15
pháp học tập phù hợp hay nó cho phép học viên tự học mà không phụ thuộc vào sự
hướng dẫn giáp mặt của giáo viên.
- E-learning hoạt động trong thời gian thực, sử dụng các công nghệ tiên tiến
nhất như: công nghệ mạng, công nghệ đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật tính
toán. Đặc trưng này xuất phát từ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần trang bị cho
học viên. Để phát triển được một khóa học, e-learning cần nhiều chuyên viên trong
các lĩnh vực khác nhau tham gia thực hiện. Vì thế e-learning cần kết hợp mọi người
lại với nhau thành một tập thể bao gồm các đồng nghiệp, các chuyên gia và cộng tác
viên, các nhà quản lý dự án, chuyên gia về nội dung (do giáo viên hay nhóm giáo
viên đảm nhiệm), nhà thiết kế thẩm mỹ, nhà thiết kế thông tin, lập trình viên, nhà
quay phim, xử lý âm thanh, nhân viên xử lý dữ liệu, nhà kiểm định sản phẩm (khóa
học)...
- E-learning có tính hấp dẫn. Với sự hỗ trợ của công nghệ đa phương tiện,
những bài giảng tích hợp văn bản, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính
hấp dẫn của bài học. Học viên giờ đây không chỉ được nghe giảng mà còn được
xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí còn có thể tiến hành tương tác với
bài học nên khả năng nắm bắt cũng tăng lên.
- E-learning không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Sự phổ cập rộng
rãi của Internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian trong elearning. Một khóa học e-learning được chuyển tải qua mạng tới máy tính của học
viên cho phép các học viên có thể học bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.
- E-learning có tính linh hoạt. Một khóa học e-learning được phục vụ theo
nhu cầu học viên chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì
thế học viên có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với
hoàn cảnh của mình.
- Dễ tiếp cận và truy cập ngẫu nhiên. Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép
học viên lựa chọn tri thức, tài liệu một cách tùy ý theo trình độ kiến thức và điều
kiện truy cập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kỹ năng học cho riêng mình
với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến.
16
- E-learning có tính thời sự. Nội dung khóa học thường xuyên được cập nhật
và đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp nhất cho học viên.
- E-learning có sự hợp tác, phối hợp trong học tập. Các học viên có thể dễ
dàng trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên qua mạng (Video conference) trong
quá trình học tập. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học
viên.
1.4. Đối tượng của e-learning.
Doang nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức giáo dục và trung tâm đào tạo là
những nơi sử dụng e-learning nhiều nhất.
- Doanh nghiệp: Dùng e-learing để đào tạo nhân viên những kỹ năng mới,
nâng cao sản xuất và nâng cao tính chuyên môn.
- Cơ quan nhà nước: Sử dụng e-learning để giữ được năng suất làm việc
cao và chi phí đào tạo thấp.
- Tổ chức giáo dục: E-learning giúp cho học viên của các trường đại học, cao
đẳng đạt được mục đích học tập. Nâng cao năng lực cho các giáo viên từ mức độ
phổ thông lên bậc đại học.
- Trung tâm đào tạo: Dùng e-learning để nâng cao và mở rộng chương trình
đào tạo cho các lớp học hiện đại.
Một số nhà cung cấp giải pháp e-learning (xem phụ lục 03).
1.5. Chương trình đào tạo e-learning
Chương trình đào tạo e-learning được chia thành 5 cấp. Mỗi cấp đều có yêu
cầu đối với người tạo chương trình, phân phối quản lý nội dung, phương thức học
viên truy cập cũng như công cụ tạo và quản lý riêng biệt.
Bảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo:
17
Phân phối và
Phương thức
Công cụ tạo
quản lý nội dung
Nội dung phải thể
hiện mối quan hệ
logic giữa các
khoá học mà học
viên hoàn thành
hay đang học.
Theo dõi được
quá trình học của
học viên (khoá
học nào học viên
đã hoàn thành,
khoá nào chưa)
Đưa các bài học
lên đòi hỏi khả
năng biểu diễn
nhiều trang hay
các thành phần
khác như một thể
thống nhất
truy cập
và quản lý
Học viên phải
đăng ký truy cập.
LMS
Truy cập vào
khoá học, học Course
viên có thể mở Authoring
để xem và chọn Tool
khoá học cho
mình
Trang
Tạo trang phải đưa
Cung cấp các
được text vào và
trang cho học
tích hợp nó với
viên theo yêu cầu
các media khác
Phải có một cách
Website
để yêu cầu một
authoring
trang và thể hiện
Tools
nó khi nhận được
Media
Truy cập media
Tạo các ảnh, hình Đòi hỏi phải lưu đòi hỏi khả năng
ảnh động, âm trữ nó hiệu quả và thể hiện, trình Media Editor
thanh, video.
tiết kiệm
diễn được từng
media đơn lẻ.
Cấp
Yêu cầu
Chươn
g trình
Chương trình học
phải tích hợp các
khoá học một cách
chặt chẽ.
Khoá
học
Tạo khoá học yêu
cầu kết hợp với
các trang nội
dung, các cơ chế
duyệt (mục lục)
Tạo bài học bảo
đảm bảo các yêu
cầu chọn và kết
Bài học nối các trang, đối
tượng khác thành
một cấu trúc duyệt
chặt chẽ, logic.
Truy cập bài học
đòi hỏi học viên
chọn một trong
các trang của bài
học
Course
authoring và
Web site
authoring
Tools
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các cấp trong chương trình đào tạo.
18
1.6. Ưu nhược điểm của e-learning
Ưu điểm
Nhược điểm
Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu. Kỹ thuật phức tạp. Trước khi có
thể bắt đầu khoá học, họ phải
thông thạo các kỹ năng mới.
Không phải đi lại nhiều và không phải nghỉ Chi phí kỹ thuật cao. Học viên chỉ
việc. Học viên có thể tiết kiệm chi phí đi lại. tốn chi phí cho việc đăng ký
Dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với khoá học và cho Internet..
thời gian làm việc.
Có thể tự quyết định việc học. Học viên chỉ Việc học có thể buồn tẻ. Một số
học những gì mà họ cần.
học viên sẽ cảm thấy thiếu quan
hệ bạn bè và sự tiếp xúc trên lớp.
Khả năng truy cập được nâng cao. Việc tiếp Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn:
Việc học qua mạng yêu cầu bản
cận những khoá học trên mạng được thiết kế
thân học viên phải có trách nhiệm
hợp lý sẽ dễ dàng hơn đối với những người hơn đối với việc học của mình.
Một số người sẽ cảm thấy khó
không có khả năng đi lại, những người học
khăn trong việc tạo ra cho mình
ngoại ngữ hai.
một lịch học cố định.
Các bài học hoàn chỉnh và tái sử dụng.
Không kích thích môi trường
học tích cực chủ động
Những người có khả năng giảng
Tương thích với nhiều hệ điều hành
dạy tốt trên lớp chưa chắc đã có
trình độ thiết kế khóa học trên
mạng.
Bảng 1.2. Ưu nhược điểm của e-learning
1.7. Kiến trúc hệ thống e-learning
Nền tảng của hệ thống đào tạo trực tuyến chính là phân phối nội dung khóa
19
học từ giáo viên đến học viên và phản hồi những ghi nhận về quá trình tham gia của
học viên về hệ thống.
Nó có thể được phân chia thành 2 phần, Quản lý đào tạo LMS và Quản lý nội dung
học LCMS.
- Quản lý đào tạo (LMS): Quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các
chương trình có sự hướng dẫn của giáo viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang
tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS
cũng giúp các nhà quản lý và giáo viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát,
thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.
- Quản lý nội dung học (LCMS): Quản lý cách thức cập nhật, quản lý và phân phối
khóa học một cách linh hoạt. Người thiết kế nội dung chương trình học có thể sử
dụng LCMS để sắp xếp, chỉnh sửa và đưa lên các khóa học/chương trình. Hệ thống
LCMS sử dụng cơ chế chia sẻ nội dung khóa học trong môi trường học tập chung,
cho phép nhiều người sử dụng có thể truy cập đến các khóa học và tránh được sự
trùng lặp trong việc phân bổ các khóa học và tiết kiệm được không gian lưu trữ.
Cùng với sự ra đời của truyền thông đa phương tiện, LCMS cũng hỗ trợ các dịch vụ
liên quan âm thanh và hình ảnh, đưa các nội dung giàu hình ảnh và âm thanh vào
môi trường học tập.
20
Hình 1.1. Mô hình chức năng hệ thống e-learning
LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của
người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin
về các hoạt động của học viên từ LCMS.
Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác.
Hình 1.2 mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống e-learning sử dụng công nghệ
Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ
thống khác.
21
Hình 1.2. Kiến trúc hệ thống e-learning sử dụng công nghệ WEB
Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có
khả năng tối ưu để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống e-learning bởi các
lý do sau:
- Thông tin trao đổi giữa các hệ thống e-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân
thủ tiêu chuẩn XML.
- Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với e-learning Thông
tin trao đổi giữa các hệ thống e-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu
chuẩn XML.
22
Mô hình hệ thống
Một cách tổng thể một hệ thống e-learning bao gồm 3 phần chính (hình 1.3):
- Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học
viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông...
- Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (MarcoMedia, Aurthorware,
Toolbook...)
- Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của e-learning là nội dung
các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware.
Hình 1.3. Mô hình hệ thống e-learning
1.7.1. Hạ tầng truyền thông và mạng
Mô hình hạ tầng phần cứng cho mạng trung tâm của một hệ thống elearning điển hình được minh hoạ trên hình 1.4.
23
Hình 1.4. Cơ sở hạ tầng phần cứng của hệ thống e-learning
1.7.2. Hạ tầng phần mềm
Hạ tầng phần mềm gồm hai loại phần mềm, thứ nhất là phần mềm hệ thống
quản lý các quá trình học LMS và thứ hai là phần mềm hệ thống quản lý nội dung
các khóa học LCMS.
24
Hình 1.5. Hạ tầng phần mềm hệ thống e -Learning
a. Phần mềm hệ thống quản lý các quá trình học
Quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia các chương trình có
sự hướng dẫn của giáo viên, tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác
trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn nữa, LMS cũng giúp các nhà
quản lý và giáo viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học
tập và báo cáo của học viên, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Một hệ thống quản lý quá trình học đầy đủ phải gồm có các tính năng sau đây:
• Quản lý hồ sơ học viên
25